You are on page 1of 5

*Đề 1:

Câu 1. Bài làm

Có thể nói, văn học như một đứa con tinh thần của mọi nhà văn. Các nhà văn luôn nâng niu, chắt chiu
đứa con của mình trên mọi chi tiết, từ việc chắt lọc ngôn ngữ hay xây dựng hình ảnh đều do cái tâm của
người cha mà đi ra.Không những thế, đứa con ấy còn như một chiếc gương phản chiếu về sự thật của
cuộc sống.Đừng nhầm rằng chúng chỉ có thể phản chiếu về những ánh màu hồng trong cuộc sống mà
hơn hết, chúng chính là ngòi bút tô đậm nét tàn ác , hiểm khóc lắm đau thương trong xã hội phong kiến
lúc bấy giờ. Một tác phẩm văn học chẳng cần tính đến số lượng, mà quan trọng hơn chính là chất lượng
được tạo ra bởi những chi tiết nghệ thuật có trong chúng. Cái chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng
chính nó đã tạo ra sự thành công trong một tác phẩm văn học. Bởi vậy, không ít người đã cho rằng” chi
tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Và chi tiết cái bóng của” Chuyện người con gái nam xương”- Nguyễn dữ
là một minh chứng cho điều đó.

Mộ t tá c phẩm vă n họ c thà nh cô ng là mộ t tá c phẩ m phải có chi tiết nghệ thuậ t, chi tiết ở đâ y đượ c
hiểu là mộ t trong nhữ ng yếu tố quan trọ ng nhấ t đượ c tá c giả đưa và o đưa con tinh thầ n củ a mình.
Cò n nghệ thuậ t là mộ t lĩnh vự c đặc thù , tầ m vó c củ a ngườ i nghệ sĩ có thể là m nên từ nhữ ng yếu tố
nhỏ nhấ t. Từ đấ y, ta dễ dà ng khẳ ng định rằ ng” chi tiết nhỏ làm nên nhà vă n lớ n” bở i chú ng có khả
nă ng thể hiện, giả i thích và làm xác minh cấ u tứ nghệ thuậ t củ a nhà vă n, trở thà nh tiêu điểm tư
tưởng của người cha trong tác phẩm nghệ thuật của mình .

Trong truyện ngắn, nhờ chi tiết mà cốt truyện được đầy đặn . Nhiều chi tiết trở thành điểm sáng thẩm
mỹ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền trong cuộc đời hay
số phận của nhân vật.Có thể nói đến qua chi tiết cái bóng của của “truyện người con gái nam xương”, số
phận bi thảm của vũ nương cũng xuất phát từ đây. Nó chính là nút thắt, nút mở và được xuất hiện tận
ba lần trong câu truyện.

Trước hết, cái bóng xuất hiện ngay trong lời nói ngây thơ của bé Đản khi cha vừa đánh trận trở về “ thế
ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít”. “ Có một
người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chảng bao giờ bế
Đản cả”. Có lẽ, vừa đi lính về, trên chiến trường đầy mệt mỏi, lại vừa hay tin mẹ mất, Trương Sinh đã
không giữ được bình tĩnh mà làm những điều không thể chấp nhận được. Chàng chẳng thèm nghe vợ
nói, cũng không quan tâm lòng thương nhớ của nàng như thế nào , hạnh phúc gia đình đáng được
ngưỡng mộ mà cũng tan nát từ đây. Chàng không ngần ngại đẩy nàng một mạch đến bờ vực thẳm: tự
trẫm .Ở đây, cái bóng chỉ xuất hiện thoáng qua những nó lại chính là đầu mối cho câu chuyện bi thảm,
đẩy mâu thuẩn lên tới đỉnh điểm.

Lại vào một đêm khuya thanh vắng, chỉ còn lại hai cha con, Đản bỗng chỉ tay trên vách mà nói rằng” cha
Đản lại đến kìa”, thật bất ngờ, cũng là lời nói của bé Đản, nhưng ở đây lại là một hoàn cảnh hoàn toàn
khác. Chiếc bóng xuất hiện chiếm bao nước mắt của đọc giả cũng như Trương Sinh- người đẩy vợ mình
vào mức đường cùng. Đến đây, chàng đã thấu hiểu rõ nỗi oan tình của vợ , mâu thuẫn đã được giải
quyết nhưng hạnh phúc gia đình thì con đâu. Cũng vì một phút lầm lỡ đã khiến chàng hối hận đến suốt
cuộc đời. Cái bóng như tô đậm thêm nét đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa song thể hiện số
phận đáng thương, bi thảm của họ. Chính cái bóng ấy đã tạo nên sự hoàn chỉnh, chặt chẽ của cốt truyện,
một mâu thuẫn bất ngờ nhưng lại hợp lí.
Ở cuối tác phẩm, chiếc bóng lại xuất hiện một lần nữa với vai trò thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ so
với chuyện Vợ chồng chàng Trương,” rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến
mất đi”, qua đây, ông đã xây dựng nên một vẻ đẹp huyền ảo cho tác phẩm, đồng thời thành công tạo
nên một kết thúc có hậu lại vừa không có hậu. Vũ Nương đã được trở về, nhưng chỉ trong chốc lát, rồi lại
biến mất đi. Việc lập đàn giải chỉ là một cách an ủi đối với con người bạc mệnh như Vũ Nương, chứ
không bao giờ có thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ được. Xót xa làm sao cái tiếng nói vọng vào của nàng
giữa dòng sông mênh mông, vừa là một lời nhắn gửi đến chồng con, vừa là lời kết tội đanh thép của xã
hội phong kiến lúc bây giờ, những người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, dường như không có quyền lên tiếng
trong chính cuộc sống của mình. Và như thế, chiếc bó ng đã mang cho mình mộ t ý nghĩa sâ u sắ c về bà i
họ c trong cuộ c đờ i: mộ t khi đã đá nh mấ t niềm tin thì chỉ cò n lại mộ t chiếc bó ng hư ả o, đã yêu
thương thì phả i tin tưở ng ở nhau, gâ y dự ng hạ nh ohucs đã khó nhưng có giữ cho nó đượ c bền lâ u
hay khô ng lại khó hơn đến bộ i lầ n. Từ đó phê phá n nhữ ng ngườ i đà n ô ng hay ghen tuô ng mù quá ng,
họ chính là hình ả nh tiểu biểu cho xã hộ i phong kiến lú c bấ y giờ
Qua cá i bó ng, ta khô ng khó để có thể phủ nhậ n tầ m quang trọ ng củ a nhữ ng chi tiết nhỏ nhoi mang
đầ y tính nghệ thuậ t. Nếu cắ t bỏ nó đi thì cố t truyện sẽ chẳ ng cò n ý nghĩa nà o cả. Nhà vă n chính là
ngườ i cha củ a nhữ ng cái hay ấ y , họ phải biết cách sá ng tạ o , xâ y dự ng nên thì mớ i có thể thà nh cô ng
tạ o ra nhữ ng đứ a con tinh thầ n củ a mình. Cò n đọ c giả sẽ chính là ngườ i mở ra cách cử a đầu tiên đi
và o cái thế giớ i nghệ thuậ t ấ y. Nếu khô ng có nhữ ng chi tiết ấ y thì liệu ngườ i đọ c có cả m nhậ n đượ c
sự đá ng thương ấ y hay khô ng? Bở i thế ta mớ i khẳ ng định rằ ng” Chi tiết nhỏ tạ o nên nhà vă n lớ n”,
thậ t lặ ng lẽ , nó đã mạ ng đến cho tá c phẩ m mộ t chiều sâ u về giá trị nhâ n đạ o và giá trị nghệ thuậ t
khó so sá nh đượ c.

Câu 2. Bài làm


Một nhà triết học đã từng nói” con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.Họ
sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác”. Thật vậy, mỗi chúng ta đã và đang được
sống thì phải biết sống hết mình, biết tự tìm ra giá trị cao cả cho bản thân và tận hưởng cái mà tạo má
đã ban cho mình. Vậy “ hạt cát vô danh” ở đây nghĩa là gì? Có thể hiểu rằng ý nó là nói về sự nhỏ bé ,
mờ nhạt giữa một sa mạc rộng lớn.Sâu xa hơn thì là con người chỉ giống” hạt cát vô danh” khi họ sống
một cuộc đời nhạt nhòa, vô ích và không dám tự khẳng định giá trị của bản thân mình.Còn” họ sinh
ra...tim người khác” chính là những con người sống có ích và biết được giá trị bản thân mình trong xã
hội. Như vậy, câu nói trên như một lời khuyên rằng mỗi chúng ta phải biết trân trọng và nâng cao giá trị
bản thân mình trong xã hội.Tuy nhỏ bé nhưng không vô danh, để lại ấn tượng tốt đẹp trong xã hội.Mỗi
chúng ta khi sinh ra đã có riêng giá trị của bản thân mình, không ai giống ai, nhưng chính việc tự phát
triển và nâng cao cái giá trị ấy mới làm ta hơn người. Thế giới tuy rộng lớn nhưng nếu ta không vô danh
tầm thường, nó sẽ không nhằm nhò gì. Chỉ khi làm được điều đó, ta mới để lại ấn tượng đẹp cho đời.
Không khó để ta có thể nhìn thấy những con người minh chứng cho điều đó, phải kể đến như tổng thống
Obama, hay Newton- người đã từng thất bại hơn 10.000 lần để trở thành một nhà bác học vĩ đại,..và
cũng không đâu xa lạ, đó chính là Hồ Chí Minh- người cha già vĩ đại của dâ tộc ta. Thật đáng ngưỡng
mộ.Từ đấy, mỗi chúng ta cũng rút ta được bài học là phải luôn biết cỗ gắng, nỗ lực, biết và phát triển cái
giá trị của bản thân mình, đừng như con ốc sên chỉ biết sống mãi trong cái vỏ bọc của mình đến khi mất
cũng không mang theo được. Nên nhớ rằng, ta tồn tại trên thế giới này bao lâu không quan trọng, quan
trọng ta đã làm được gì trong khoảng thời gian ta tồn tại ấy.
Câu 3. Bài làm
Như ta đã biết, xã hội phong kiến xưa đã tàn ác và bất công đến nhường nào- cái nơi mà người phụ nữ
bi thảm, khốn khổ và đáng thương nhất. Một xã hội coi người phụ nữ không bằng một con vật, họ sẵn
sàng làm mọi cách để dồn con người ta vào mức đường cùng, song họ vẫn luôn mang cho mình nét đẹp
nhân hậu, giàu lòng vị thương và vô cùng nết na. Trong thời bình hiện nay, không khó để ta bắt gặp lại
hình ảnh những con người đang thương ấy, từ báo chí , các videoo..hay hơn hết là trong các tác phẩm
văn học- nơi lưu giữ những hình ảnh sâu đậm và ấn tượng nhất về số phận của họ trong xã hội phong
kiến xưa. Dễ dàng nhìn thấy, những số phận ấy trong văn học xưa lại vô cùng xinh đẹp, đẹp từ “gỗ” cho
đến”nước sơn”.Mỗi người đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, không ai lẫn ai.Có lẽ, họ chính là đề tài tiêu
biểu và sâu rộng nhất để các thi nghệ sĩ lấn sâu ngòi bút của mình vào mà khai thác, phải kể đến như:
Bánh Trôi Nước( Hồ Xuân Hương ), Truyện Kiều ( Nguyễn Du) hay Chuyện Người Con Gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ,...Và trong bài hôm nay, ta cùng nhau đi phân tích số phận qua ba tác phẩm này nhé.

Trước hết ta đến với thơ của bà chúa thơ Nôm- Hồ Xuân Hương . Nếu trong lời thơ của Huyện Thanh
Quan là một nét gì đấy trang nhã, nhẹ nhàng gợi lên những nỗi buồn man mác thì Hồ Xuân Hương lại
ngược lại- một giọng điệu rắn chắc, mạnh mẽ nhưng lại vô cùng thâm thúy, chua cay chứa bao nỗi phẩn
khuất của người phụ nữ trong xã hội đương thời lúc bấy giờ. Và “bánh trôi nước” là một điển hình cho
điều đó. Hồ Xuân Hương đã xuất sắc mượn hình ảnh bánh trôi nước để thể hiện phẩm chất và số phận
người phụ nữ của mình.Nhờ khả năng quan sát và liên tưởng độc đáo, nhà thơ đã phát hiện vô số những
điểm tương đồng giữa bánh trôi và người phụ nữ. Ngay câu thơ đầu tiên, bà đã miêu tả màu sắc, hình
dáng của chiếc bánh trôi để từ đó gợi lên vẻ đẹp của người phụ nữ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
Bằng một cách tinh tế và nhẹ nhàng, tác giả đã cho ta liên tưởng được làn da trắng nõn nà, thân hình
đầy đặn, tròn trịa và phúc hậu của người phụ nữ.Tài năng của bà ở đây là bà chọn chi tiết không nhiều
nhưng được chọn rất kĩ để miêu tả hoàn chỉnh một chiếc bánh , “thân em” – lời xưng hô với cái bánh
được nhân hoa đồng thời là tiếng nói giới thiệu của người phụ nữ. Song, cặp quan hệ từ vừa..lại vừa thể
hiện một nét gì đó rất kiêu hãnh và ý thức của “em”. Thế nhưng sang câu thứ 2 bà lại đột ngột chuyển
giọng, từ hài lòng đi đến than vãn. Khi đảo thành ngữ “ ba chìm bảy nổi “ như thế, Hồ Xuân Hương càng
phần nào tô đậm thêm nỗi bất hạnh chênh vênh của họ, đáng lẽ họ phải sống một cuộc sống tốt đẹp
hơn.Hình ảnh nước non đi kèm với “bảy nổi ba chìm” như một lời oán trách: Tại sao xã hội lại bất công
đến như vậy?Cách nói mới mẻ này không chỉ kết thúc ở “nổi” mà còn ở”chìm” càng nhấn mạnh thêm số
phận bi thương của họ. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”- đến mức đường cùng, họ chẳng còn có thể than
vãn , mà chỉ dám ngậm ngùi đắng cay.Như ta đã biết, xã hội đương thời bấy giờ người phụ nữ chỉ biết
cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó, hay luôn phải công dung ngôn hạnh,.. tự hỏi họ đã bao giờ làm chủ được
cuộc đời mình chưa?Tuy là thế, nhưng họ lại sáng ngời lên với phẩm chất tốt đẹp của mình” mà em vẫn
giữ tấm lòng son”. Đột ngột chuyển ý, tác giả ở đây muốn sự đối lập được khai thác triệt để. Luôn ngậm
mùi đắng cay thế thôi nhưng những người phụ nữ ấy luôn kiên quyết bảo vệ tấm lòng son của mình. Họ
luôn có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định vô cùng đáng kính của
phụ nữ.Bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu, nhưng dưới ngòi bút thần diệu của Hồ Xuân Hương, nó đã tạo nên
một sức hút và ấn tượng khó phai nhòa. “Bánh trôi nước” chứa đựng một luồng ánh sáng tự nhiên về ý
thức của xã hội đương thời lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định thêm tấm lòng son sắt thủy chung của
người phụ nữ trong bất kì hoàn cảnh nào.

Đến với “ chuyện người con gái nam xương”, ta vẫn sẽ bắt gặp hình ảnh số phận bi thảm ấy nhưng lại ở
một hoàn cảnh khác- vu oan. Ngay từ đầu thiên truyện, Vũ Nương đã được giới thiệu là một người phụ
nữ đẹp người đẹp nết” thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Như đã biết, trong xã hội xưa, người
phụ nữ đẹp là phải hội tụ đủ các yếu tố như “ tam tòng tứ đức , công dung ngôn hạnh”, và cũng vì cảm
kính vẻ bề ngoài của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về. Chi tiết ấy đã phần
nào tô đậm thêm vẻ đẹp và phẩm chất của Vũ Nương. Đồng thời, nàng được Nguyễn Dữ khắc họa với
những nét chân dung mang vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ xưa . Trước hết, nàng là một người phụ
nữ hết sức đảm đang , là một người mẹ thương con vô bờ bến , Thiếu vắng chồng , nàng một mình sinh
con và nuôi dạy con khôn lớn. Vũ nương vô cùng khôn khéo, nàng vừa là một người mẹ, một người cha ,
lo cho con về vật chất lẫn tinh thần. Hơn hết, nàng đã sớm định hình cho con về một mái ấm gia đình
hoàn chỉnh khi trỏ bóng trên vách bảo đó là cha của Đản.Không những thế, Vũ nương còn là một người
con dâu hết sức hiếu thảo . Nàng hết lòng yêu thương, chăm sóc khi mẹ chồng ốm như lo liệu đối với mẹ
đẻ của mình. Tình thương ấy được thể hiện qua câu nói của cụ khi sắp mất”sau này, trời xét lòng
lành...như con đã chẳng phụ mẹ”. Hơn hết, nàng là một người vợ vô cùng thủy chung. Biết chồng có tính
đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá sức nên nàng luôn khôn khéo trong cử chỉ lẫn hành động, Đến
khi chàng phải đi lính, nàng da diết mà căn dặn” chỉ xinn ngày...là đủ rồi”. Từ đấy, nỗi nhớ chồng cứ da
diết đi theo Vũ nương , nằm mơ cũng nhớ chồng, hay đến việc nhìn “bướm lượn đầy...kín núi” cũng đủ
làm nàng thổn thức. Nhưng cuộc đời đâu ai hiểu được chữ “ngờ”. Vừa đi lính về, chẳng biết vì lí do gì,
chàng lại ghen tuông nóng giận, mặc nàng có giải thích đến nhường nào cũng không tin. Mặc nàng nhỏ
nhẹ giải bày hay tha thiết cầu xin chàng vẫn không tin, một mực đuổi nầng ra khỏi nhà. Bị dồn đến mức
đường cùng, nàng đã không còn gì để mất, đành ngậm mùi tìm đường giải thoát cho bản thân: tự trẫm.
Thế đấy, Nguyễn Dữ đã xuất sắc xây dựng một số phận và phẩm chất đại diện cho người phụ nữ nữ.
Đồng thời lên án xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó là những giá trị nhân đạo sâu sắc nhất mà tác giả uốn
truyền đến chúng ta qua câu truyện này.

Khác với Vũ Nương một chút, Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Truyện Kiều lại sống trong một gia
đình nề nếp , trướng rủ màn che kín đáo mặc cho tường đông ong bướm đi về mặc ai . Hai chị em đều
có nhan sắc tuyệt trần. Đặc biệt , Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh vốn sẵn tính
trời, một thư chất thiên bẩm không mấy người có được. Nhưng tiếc thay , họ lại phải sống trong một xã
hội phong kiến thối nát- nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng kiều xinh đẹp.Như một quy
luật khắc nghiệt lúc bấy giờ” hồng nhan bạc phận”.Để chuộc cha , nàng phải bán mình cho Mã Giám
Sinh- một kẻ gian ác buôn thịt bán người.Từ đấy, nàng bỗng trở thành một món đồ chơi của chúng, để
chúng cân đo , đong đếm hay trả giá... lại chẳng may thay nàng lại rơi vào tay tú bà- môt mụ chỉ nổi tiếng
của thanh lâu. Là một người phụ nữ xinh đẹp , tài năng, được sinh ra trong một gia đình có dòng dõi cao
quý, nàng không thể chịu được việc làm gái lầu xanh, đành tìm đến cái chết nhưng chẳng may lại bị tú bà
bắt gặp, cũng từ ngày ấy, nàng phải chịu bao nhiêu trận đòn đớn từ mụ già độc ác kia.Sau đấy, bà ta còn
thuê sở khanh lừa nàng để nàng trở thành gái lầu xanh thực thụ. Vì ba, vì gia đình nên nàng đã chấp
nhận sống trong nỗi ô nhục ngày này qua tháng nọ, mãu đến 15 năm sau, nàng mới được giải thoát .Đau
đớn thay, từ một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn,trong trắng và đức hạnh như Thúy Kiều cũng trở thành
một món đồ chơi cho bọn tàn ác kia. Nàng chính là hiện thân cho xã hội đồng tiền hôi tanh đen bạc xưa

Qua Bánh trôi nước, vũ nương , truyện kiều hay vô vàn các tác phẩm khác, ta có thể cảm nhận rõ được
số phận của người phụ nữ xưa bi thảm đến nhường nào, Họ dường như không được hưởng bất cứ
quyền lợi nào , hay nói chính xác hơn là họ không có quyền lên tiếng cho chính cuộc sống của mình. Cái
xã hội thối nát ấy đã đẩy bao nhiêu người phụ nữ đến mức đường cùng . Số phận của họ khó mà qua
khỏi những cái móng vuốt sắc bén ấy. Tuy vậy, họ vẫn sáng ngời lên với vẻ đẹp đáng được trân trọng,
một vẻ đẹp từ trong ra ngoài, vô cùng trong sáng và son sắt
Trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của người ohuj nữ chỉ là một mãnh treo chuông, không ai
đảm bảo cho họ để họ có thể tiếp tục tồn tại. Cuộc sống của họ chỉ được ví như những chú chim trong
lồng hay những chú cá trong chậu. Khát khao lớn nhất của họ là được tự do, được làm chủ chính bản
thân mình thôi nhưng lại sao khó khăn đến vậy?Một ước mơ quá đỗi bình dị và tầm thường, nhưng mãi
họ vẫn không thực hiện được, vì sao vậy?Vâng, chính là do tạo hóa trớ trêu mà thôi, xã hội cứ thích đùa
giỡn với số phận mong manh của người phụ nữ vậy, mặc cho họ có khốn khổ hay bi thương đến nhường
nào. Và cũng thật biết ơn các thi nghệ sĩ, họ đã góp công không ít vào sự nghiệp giải phóng cho người
phụ nữ lúc bấy giờ.

You might also like