You are on page 1of 40

Chương 1

NHIÊN LIỆU VÀ QUÁ TRÌNH CHÁY

1.1. NHIÊN LIỆU


1.1.1. Khái niệm về nhiên liệu
Nhiên liệu là những vật chất khi cháy phát ra ánh sáng và nhiệt năng. Trong công
nghiệp thì nhiên liệu phải đạt các yêu cầu sau:
- Có nhiều trong thiên nhiên, trữ lượng lớn, dễ khai thác, giá thành thấp.
- Khi cháy không sinh ra các chất gây nguy hiểm.
Nhiên liệu có thể phân thành hai loại chính: nhiên liệu hữu cơ và nhiên liệu vô cơ.
1.1.1.1. Nhiên liệu hữu cơ:
Nhiên liệu hữu cơ là nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên do quá trình phân hủy hữu
cơ tạo thành. Nhiên liệu hữu cơ dùng trong ngành năng lượng có 3 loại:
+ Khí thiên nhiên.
+ Nhiên liệu lỏng: dầu Diezen, dầu nặng (FO).
+ Nhiên liệu rắn: theo tuổi hình thành nhiên liệu ta có gỗ, than bùn, than nâu, than
mỡ, than đá, nửa antraxit và antraxit (cám).
1.1.1.2. Nhiên liệu vô cơ:
Nhiên liệu vô cơ là nhiên liệu hạt nhân, nó sinh nhiệt do phản ứng phân hủy hạt
nhân của một số đồng vị các nguyên tố nặng như: đồng vị của uran U235 ; đồng vị của uran
U238 tạo ra proton. Khả năng toả nhiệt của nhiên liệu hạt nhân rất lơn, có thể đạt
8.1010kJ/kg.
1.1.2. Thành phần và đặc tính công nghệ của nhiên liệu
Nhiên liệu bao gồm những chất có khả năng bị oxy hoá gọi là chất cháy và những
chất không thể bị oxy hoá gọi là chất trơ.
Nhiên liệu thường được phân tích theo thành phần các chất tạo nên chúng. Thành
phần của một chất nào đó trong nhiên liệu là tỷ số giữa khối lượng hoặc thể tích của chất
đó với tổng khối lượng hoặc thể tích nhiên liệu ta đang khảo sát.
Thành phần của tất cả các loại nhiên liệu bao gồm: Cacbon (C), hydro (H2), lưu
huỳnh (S), hydrocacbon (CmHn), nitơ (N2), oxy (O2), độ tro (A), độ ẩm (W).
Tuỳ thuộc loại nhiên liệu và tuổi hình thành mà tỷ lệ các thành phần của nhiên liệu
sẽ khác nhau.
1.1.2.1. Thành phần của nhiên liệu khí:
Nhiên liệu khí là hỗn hợp của các khí cháy và không cháy. Thành phần chủ yếu của
nhiên liệu khí bao gồm: hydro H2, metan CH4, hydrocacbon CnHm, sunphua hydro H2S,

5
oxyt cacbon CO, lưu huỳnh S, … Nhiên liệu khí có nhiều ưu điểm như: dễ vận chuyển, dễ
đốt, dễ điều chỉnh quá trình cháy, gần như không có tro nên sạch, không mài mòn, không
bám bẩn vv.
Khí hay hỗn hợp khí có thể sử dụng để đốt với mức độ lớn trong công nghiệp được
gọi là khí đốt (không kể các khí để sinh nhiệt cho những mục đích đặc biệt như để hàn
axetylenhydro, ...). Tuỳ theo hàm lượng tương đối của các thành phần khí mà các khí có
nhiệt trị và những tính chất khác nhau.
Hydrocacbon là thành phần chủ yếu của khí dầu, có công thức tổng quát là CnH2n+2,
với n là số nguyên tử có trong mạch. Các hydrocacbon này là loại hydrocacbon no và tên
gọi tận cùng bằng -an: metan CH4, etan C2H6, propan C3H8, butan C4H10, hexan C6H14,
heptan C7H16,.. các hydrocacbon parafin ở thể khí.
Bảng 1.1 và 1.2 cho thành phần của một số khí đốt.
Bảng 1.1 Thành phần khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Khí đồng hành tiêu biểu Khí thiên nhiên tiêu biểu
Thành phần % thể tích % khối % thể tích % khối lượng
lượng
Metan CH4 51,06 35,7 92,34 89,4
Etan C2H6 18,52 24,3 1,92 3,5
Propan C3H8 11,53 22,2 0,58 1,4
Butan C4H10 4,37 11,1 0,30 1,1
Pentan C5H12 2,14 6,7 1,05 4,6
Phi hydrocacbon 12,38 6,7 3,85 4,6

Bảng 1.2. Thành phần [% thể tích] một số loại khí đốt
Loại khí CO H2 CH4 C2H6 CmH CO2 N2 O2 Qt,
n kJ/m3
Khí lò cao 22,2 0,2 - - 28,6 49,2 - - 3,5
Khí lò sinh khí 29,1 1,0 0,12 - - 10,2 59,6 - 4,8
Khí nước 70,4 6,4 0,6 - 1,2 13,9 7,6 - 11,0
Khí lò cốc 13,8 10,4 35,7 - 6,4 8,8 23,7 1,1 17,0
Khí ngưỡng 6,2 1,1 45,6 - 3,8 21,9 5,6 - 29,0
Khí sáng 14,8 8,5 26,5 - 19,9 6,3 21,8 1,7 19,5
Khí thiên nhiên 92,3 6,0 - 0,53 1,17 - 36,5

6
1.1.2.2. Thành phần của nhiên liệu lỏng
Các nguyên tố cơ bản chứa trong dầu phần lớn là C và H (C = 82-87%; H = 11-
14%). Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như: S = 0,17%; N = 0,001-1,8%; O = 0,05-
1,0%; và một lượng rất nhỏ tính bằng ppm các nguyên tố như halogen (clo, iod), các kim
loại (vanadi, niken, volfram,...)
* Đặc điểm dầu thô Việt Nam (đại diện là mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng):

Dầu thô Việt Nam thuộc loại nhẹ vừa phải, có tỷ trọng khoảng 0,83  0,85, trong
đó: dầu ở mỏ Bạch hổ là 0,8319 (36,60API); ở mỏ Đại Hùng là 0,8403 (36,90API), trong
khi đó dầu thô Angieri d = 0,830; Venezuela d = 0,948).
Dầu thô Việt nam là loại dầu sạch, chứa ít các chất độc tố, rất ít lưu huỳnh, nitơ và
kim loại nặng.
1.1.2.3. Thành phần của nhiên liệu rắn
Trong nhiên liệu rắn có các nguyên tố: Cacbon(C), hydro (H), oxi (O), nitơ (N), lưu
huỳnh (S) và độ tro (A), độ ẩm (W). Các nguyên tố hoá học trong nhiên liệu đều ở dạng
liên kết các phân tử hữu cơ rất phức tạp nên khó cháy và không thể thể hiện đầy đủ các tính
chất của nhiên liệu.
* Cacbon: Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn, có thể chiếm
tới 95% khối lượng nhiên liệu. Khi cháy, 1kg cacbon tỏa ra một nhiệt lượng khá lớn,
khoảng 34150 kJ/kg, gọi là nhiệt trị của cacbon , do vậy nhiên liệu càng nhiều cacbon thì
nhiệt trị càng cao. Tuổi hình thành than càng cao thì lượng cacbon chứa ở than càng nhiều
nghĩa là nhiệt trị càng cao.
* Hydro: Hydro là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn. Tuy lượng hydro
trong nhiên liệu rất it, tối đa chỉ đến 10% khối lượng nhiên liệu, nhưng nhiệt trị của Hydro
rất lớn. Khi cháy, 1kg hydro tỏa ra một nhiệt lượng khoảng 144500kJ/kg .
* Lưu huỳnh: Tuy là một thành phần cháy, nhưng lưu huỳnh là một chất có hại
trong nhiên liệu vì khi cháy tạo thành SO2 thải ra môi trường rất độc và SO3 gây ăn mòn
kim loại rất mạnh, đặc biệt SO3 tác dụng với nước tạo thành axít H2SO4.
Lưu huỳnh tồn tại dưới 3 dạng: liên kết hữu cơ Shc, khoáng chất Sk và liên kết
sunfat SSP.
S = Shc + Sk + Ssp (1-1)
Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia quá trình cháy gọi là lưu huỳnh
cháy, còn lưu huỳnh sunfat thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4...không tham gia quá
trình cháy mà tạo thành tro của nhiên liệu.
* Oxi và nitơ: Oxi và nitơ là những thành phần vô ích trong nhiên liệu vì sự có mặt
của nó trong nhiên liệu sẽ làm giảm các thành phần cháy được của nhiên liệu, do đó làm
giảm nhiệt trị chung của nhiên liệu. Nhiên liệu càng non thì lượng oxy càng nhiều.
1.1.2.4. Cách biểu thị thành phần nhiên liệu
* Đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng:

7
Trong thực tế, người ta thường phân tích nhiên liệu theo thành phần khối lượng ở
các dạng mẫu khác nhau như: mẫu làm việc, mẫu khô, mẫu cháy, dựa vào đó có thể đánh
giá ảnh hưởng của các quá trình khai thác, vận chuyển và bảo quản đến thành phần nhiên
liệu.
Đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng, thành phần nhiên liệu được xác định theo phần
trăm khối lượng, có thể biểu thị theo các loại mẫu nhiên liệu sau:
+ Mẫu làm việc: là mẫu ở trạng thái thực tế, lấy tại bãi chứa nhiên liệu trước khi
cấp vào lò, ở mẫu này có mặt tất cả các thành phần của nhiên liệu:
Clv + Hlv + Sclv + Nlv + Olv + Alv + Wlv = 100% (1-2)
+ Mẫu phân tích: Mẫu than được đặt trong phòng thí nghiệm (không khí có nhiệt
độ 25 C, độ ẩm 60%) thì phần độ ẩm ngoài (một phần độ ẩm) sẽ tách khỏi nhiên liệu, khi
0

đó ta có mẫu nhiên phân tích:


Cpt + Hpt + Scpt + Npt + Opt + Apt + Wpt = 100% (1-3)
+ Mẫu khô: Sấy mẫu nhiên liệu ở nhiệt độ 1050C, thành phần ẩm sẽ tách khỏi
nhiên liệu (W= 0), khi đó ta có mẫu nhiên liệu khô:
Ck + Hk + Sck + Nk + Ok + Ak = 100% (1-4)
+ Mẫu cháy: là mẫu trong đó chỉ có mặt các thành phần cháy được của nhiên liệu:
Cch + Hch + Sc + Nch + Och = 100% (1-5)
Bảng 2.1. Bảng tính đổi các mẫu nhiên liệu
Mẫu Mẫu cần tìm
đã biết Làm việc Phân tích Khô Cháy
Làm việc 1 100  W pt 100 100
100  W lv 100  W lv 100  A lv  W lv

Phân tích 100  W lv 1 100 100


100  W pt 100  W pt 100  A pt  W pt

Khô 100  W lv 100  W pt 1 100


100 100 100  A k

Cháy 100  A lv  W lv 100  W pt  A pt 100  A k


100 100 100
1

Cần tìm mẫu nào thì ta nhân mẫu đã cho với hệ số tính đổi mẫu cần tìm được cho
trong bảng 2.1.

Khi chuyển đổi mẫu làm việc có độ ẩm W1lv ra mẫu có độ ẩm W2lv, ta nhân các
100  W2lv
thành phần của mẫu đã cho với hệ số ; tương tự như vậy, khi thay đổi mẫu có
100  W1lv

8
100  A 2lv
độ tro từ A1lv ra mẫu có độ tro A2lv, ta nhân với hệ số . Khi thay đổi cả độ ẩm và
100  A1lv
100  W2lv  A 2lv
độ tro thì ta nhân với hệ số tính đổi
100  W1lv  A1lv

Ví dụ: Thành phần được tính đổi giữa các mẫu nhiên liệu
Thành phần, %
Mẫu nhiên liệu C H O N S A W 

Làm việc 50,6 3,7 8,0 1,1 4,0 19,6 13,0 100
Phân tích 55,3 4,0 8,7 1,2 4,4 21,4 5,0 100
Khô 58,1 4,25 9,2 1,25 4,6 22,6 - 100
Cháy 75,3 5,5 11,7 1,6 5,9 - - 100

* Đối với nhiên liệu khí:


Đối với nhiên liệu khí, thành phần nhiên liệu được xác định theo phần trăm thể tích
của từng chất khí thành phần, được biểu diễn như sau:
[CO] + [H2] + [CmHn] + [CO2] + [N2] + [O2] = 100% (1-6)
Cần chú ý rằng hàm lượng hơi nước trong khí đốt không được đưa ra dưới dạng
thành phần thể tích mà được biểu thị qua độ ẩm tương đối như đối với không khí ẩm,
  ph / p h. max .
Ví dụ 1.1 Trong phòng thí nghiệm, Thành phần nguyên tố của than mác CC theo mẫu
cháy: Cch = 84%; Hch = 4,5%; Nch = 2%; Och = 9%; Sch = 0,5%. Độ ẩm và độ tro theo mẫu
làm việc bằng Wlv = 12%; Alv = 11,4%. Hãy xác định thành phần mẫu làm việc của nhiên
liệu.
Giải ví dụ 1.1: Hệ số tính đổi từ thành phần mẫu cháy sang thành phần mẫu làm việc là:
100  A lv  W lv 100  11, 4  12,0
k   0,766
100 100
Khi đó: Clv = k.Cch = 0,766.84 = 64,34%
Hlv = k.Hch = 0,766.4,5 = 3,45%
Nlv = k.Nch = 0,766.2,0 = 1,53%
Olv = k.Och = 0,766.9,0 = 6,9%
Slv = k.Sch = 0,766.0,5 = 0,38%
Kiểm tra tổng thành phần các nguyên tố:
Clv + Hlv + Sclv + Nlv + Olv + Alv + Wlv =
= 64,34+3,45+1,53+6,9+0,38+12,0+11,4=100%

9
Ví dụ 1.2 Cho thành phần nguyên tố của than theo mẫu cháy là: Cch = 80,2%; Hch = 3,3%;
Nch = 2,1%; Och = 14%; Sch = 0,4%. Biết độ tro thành phần theo mẫu khô bằng Ak =
22,12%. Hãy xác định thành phần theo mẫu làm việc của nhiên liệu ở độ ẩm Wlv = 15%;
Giải ví dụ 1.2: Hệ số tính đổi từ thành phần theo mẫu cháy sang thành phần theo mẫu làm
100  A lv  W lv
việc là: , trong đó độ tro theo mẫu làm việc ta chưa biết, vậy cần tính độ
100
tro theo mẫu làm việc ở độ ẩm 15% là:
100  W lv 100  15
A lv  A k  22,12  18,8% ,
100 100
100  A lv  W lv 100  15,0  18,8
Khi đó k    0,662
100 100
Vậy các thành phần nguyên tố theo mẫu làm việc là:
Khi đó: Clv = KCch = 0,662.80,2 = 53,09%
Hlv = kHch = 0,662.3,3 = 2,18%
Nlv = kNch = 0,662.2,1 = 1,39%
Olv = kOch = 0,662.14 = 9,27%
Slv = kSch = 0,662.0,662 = 0,27%
Tổng thành phần theo mẫu làm việc của nhiên liệu là:
Clv + Hlv + Sclv + Nlv + Olv + Alv + Wlv =
= 53,09 + 2,18 + 1,39 + 9,27 + 0,27 + 15 + 18,8 = 100%.

1.1.2.5. Đặc tính công nghệ của nhiên liệu


Việc lựa chọn phương pháp đốt và sử dụng nhiệt lượng giải phóng từ quá trình
cháy nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào các đặc tính công nghệ của nhiên liệu. Trong công
nghiệp, người ta coi các đặc tính sau đây là đặc tính công nghệ của nhiên liệu: độ ẩm, chất
bốc, cốc, tro và nhiệt trị.
* Độ ẩm:
Độ ẩm ký hiệu là W, là lượng nước chứa trong nhiên liệu, vì lượng nước này nên
nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Mặt khác khi nhiên liệu cháy sẽ tiêu tốn một lượng
nhiệt để bốc ẩm thành hơi nước, làm tăng nhiệt độ đọng sương của khói, tuy nhiên có một
ít hơi nước ở nhiệt độ cao sẽ có tác dụng khí hóa bề mặt hạt than nên làm tăng tốc độ quá
trình cháy.
Độ ẩm của nhiên liệu được chia ra 2 loại: Độ ẩm trong và độ ẩm ngoài.
Độ ẩm trong được hình thành trong quá trình hình thành nhiên liệu, thường ở dạng
tinh thể ngậm nước và chỉ tách ra khỏi nhiên liệu khi nung nhiên liệu ở nhiệt độ khoảng
8000C.
Độ ẩm ngoài xuất hiện trong quá trình khai thác, vận chuyển và bảo quản nhiên liệu
(bị ướt). Độ ẩm ngoài tách ra khỏi nhiên liệu khi sấy ở nhiệt độ khoảng 1050C.

10
* Chất bốc và cốc:
Chất bốc ký hiệu là V. Khi đốt nóng nhiên liệu trong điều kiện không có oxi, bắt
đầu từ nhiệt độ 1050C đến 800-8500C thì có chất khí thoát ra gọi là chất bốc, đó là kết quả
của sự phân hủy nhiệt các liên kết hữu cơ của nhiên liệu. Nó là thành phần cháy ở thể khí
gồm: Hydro, hydrocacbon, cacbon, oxitcacbon, cacbonic, oxi và nitơ . . . Nhiên liệu càng
già thì lượng chất bốc càng ít, nhưng nhiệt trị của chất bốc càng cao, lượng chất bốc của
nhiên liệu thay đổi trong phạm vi: than antraxit 2-8%, than đá 10-45%, than bùn 70%, gỗ
80%. Nhiên liệu càng nhiều chất bốc càng dễ cháy.
Sau khi chất bốc bốc ra, phần rắn còn lại của nhiên liệu có thể tham gia quá trình
cháy gọi là cốc. Nhiên liệu càng nhiều chất bốc thì cốc càng xốp, nhiên liệu càng có khả
năng phản ứng cao. Khi đốt nhiên liệu ít chất bốc như than antraxit, cần thiết phải duy trì
nhiệt độ ở vùng bốc cháy cao, đồng thời phải tăng chiều dài buồng lửa để đảm bảo cho cốc
cháy hết trước khi ra khỏi buồng lửa.
* Độ tro:
Độ tro ký hiệu là A. Tro của nhiên liệu là phần rắn ở dạng chất khoáng còn lại sau
khi nhiên liệu cháy. Thành phần của nó gồm một số hỗn hợp khoáng như đất sét, cát, pyrit
sắt, oxit sắt, ... Sự có mặt của nó làm giảm thành phần cháy được của nhiên liệu, do đó
giảm nhiệt trị của nhiên liệu. Trong quá trình cháy, dưới tác dụng của nhiệt độ cao một
phần bị biến đổi cấu trúc, một phần bị phân hủy nhiệt, bị oxy hoá nhưng chủ yếu biến
thành tro.
Độ tro của một số loại nhiên liệu trong khoảng: Than 15-30%, gỗ 0,5 đến 1,0%,
mazut 0,2 đến 0,3%, khí 0%, được xác định bằng cách đốt nhiên liệu ở nhiệt độ 8500C với
nhiên liệu rắn, đến 5000C với nhiên liệu lỏng cho đến khi khối lượng còn lại hoàn toàn
không thay đổi.
Tác hại của tro: sự có mặt của tro trong nhiên liệu làm giảm nhiệt trị của nhiên liệu,
cản trở quá trình cháy. Khi bay theo khói tro sẽ mài mòn các bề mặt đốt của lò hơi. Một
trong những đặc tính quan trọng của tro ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của lò là nhiệt
độ nóng chảy của tro. Nhiệt độ nóng chảy của tro trong khoảng từ 12000C đến 14250C. Tro
có nhiệt độ chảy thấp thì có nhiều khả năng tạo xỉ bám lên các bề mặt ống, ngăn cản sự
trao đổi nhiệt giữa khói với môi chất trong ống và làm tăng nhiệt độ vách ống gây nguy
hiểm cho ống.
Nhiệt độ nóng chảy của tro được xác
định trong phòng thí nghiệm bằng cách nung
mẫu tro được ép thành hình tháp cao 20mm,
có đáy vuông mỗi cạnh đáy bằng 7mm. Nhiệt
độ mà tháp bắt đầu biến dạng gọi là nhiệt độ
Hình 1.1. Đặc tính chảy của tro. bắt đầu biến dạng t1. Khi tháp tro bắt đầu
mềm gọi là nhiệt độ bắt đầu mềm t2. Khi tháp
1. Bắt đầu biến dạng; 2. Bắt đầu mềm; 3. tro bắt đầu chảy thành lỏng gọi là nhiệt độ bắt
Bắt đầu chảy. đầu chảy lỏng t3.
Khi nhiệt độ bắt đầu chảy t3 < 12000C là tro dễ chảy,

11
12000C < t3 < 14250C là tro có độ chảy trung bình,
t3 > 14250C là tro khó chảy.
1.1.3. Phân loại nhiên liệu
1.1.3.1. Phân loại nhiên liệu khí
Có thể phân loại nhiên liệu khí theo những cách khác nhau: theo nguồn gốc, theo
nhiệt trị, theo mục đích sử dụng . . . .
* Phân loại theo nguồn gốc, ta có:
a) Khí thiên nhiên: Khí thiên nhiên tạo thành từ mỏ ở trong lòng đất, thành phần chủ
yếu của khí thiên nhiên là khí metan CH4 (93 99%), còn lại là các khí khác như
etan (C2H6), propan (C3H8), butan (C4H10); Qt = 35- 45MJ/m3.
b) Khí dầu mỏ: Gồm khí đồng hành và khí ngưng tụ:
+ Khí đồng hành còn gọi là khí lọc dầu: là khí lẫn trong dầu mỏ, được hình thành
cùng với dầu, thu được khi khai thác dầu, thành phần chủ yếu là các khí nặng như:
propan (C3H8), butan (C4H10), pentan(C5H12) . . . . còn được gọi là khí dầu mỏ.
+ Khí ngưng tụ (condensate): thực chất là dạng trung gian giữa dầu mỏ và khí
(phần cuối của khí và phần đầu của dầu), bao gồm các hydrocacbon như propan, butan
và một số hydrocacbon lỏng khác như pentan, hexan, thậm chí hydrocacbon naphtenic
và aromic đơn giản. Ở điều kiện thường khí ngưng tụ ở dạng lỏng. Khí ngưng tụ là
nguyên liệu quý để sản xuất LPG và sử dụng trong tổng hợp hoá dầu. Khi hoá lỏng, thể
tích của các hydrocacbon giảm. Ví dụ 1 lít propan lỏng cho 270 lít hơi ở 1at, 1 lít butan
lỏng cho 238 lít hơi ở 1at.
c) Khí nhân tạo gồm các khí sau đây:
+ Khí của lò cao, Qt = 3,5MJ/m3, hình thành trong quá trình sản xuất gang trong lò
cao.
+ Khí lò sinh khí: Qt = 5,0MJ/m3, là khí thu được hoặc bằng cách khí hoá than nâu
trong lò ghi quay. Khi khí hoá chỉ cấp một phần oxy dưới áp suất cao, hoặc khí được
sản xuất trong xưởng chế biến khí từ than đen.
+ Khí nước: Sản xuất bằng cách phun hơi nước và không khí vào lớp cốc bị nung
đá sẽ tạo thành H2 và CO; Qt = 11MJ/m3
+ Khí lò cốc: là sản phẩm phụ sinh ra khi sản xuất cốc từ than Qt = 17MJ/m3.
+ Khí ngưỡng: là khí thu được bằng cách khí hoá một phần (khí hoá có ngưỡng)
than đá hoặc than nâu ở 4000C, (Qt = 29,0MJ/m3 từ than đá, Qt = 13,5MJ/m3 từ than
nâu). 1 tấn than có thể thu được 130m3 khí ngưỡng.
+ Khí sáng: hay còn gọi là khí đô thị, là một hỗn hợp khí lò cốc và khí ngưỡng, Qt
= 19,5MJ/m3.
* Phân loại theo nhiệt trị:
Nhiên liệu khí được phân thành bốn nhóm:

12
Khí nhiệt trị thấp ( Qt < 9MJ/m3).
Khí nhiệt trung bình (Qt = 9  15MJ/m3).

Khí nhiệt trị cao (Qt = 15  23MJ/m3)


Khí nguyên chất (Qt > 23MJ/m3).
Trong giao dịch thương mại người ta thường sử dụng các ký hiệu sau đây:
SNG - Substitute (hay Synthetic) Natural Gas - tức là khí tổng hợp có tính
chất của khí thiên nhiên.
LNG - Liquified Natural Gas - khí thiên nhiên dạng lỏng
LPG - Liquified Petrolium Gas - khí hoá lỏng như propan hay butan.
1.1.3.2. Phân loại nhiên liệu lỏng
Nhiên liệu lỏng gồm: Xăng và dầu. Xăng dùng cho các động cơ trong ngành giao
thông vận tải như xe máy, ôto, máy bay . . ., còn dầu dùng chủ yếu trong sản xuất công
nghiệp và năng lượng.
Dầu có thể khai thác từ 3 nguồn sau đây:
- Dầu khoáng chất (từ nguyên liệu dầu mỏ)
- Dầu tổng hợp (chế biến từ than đá hoặc than nâu)
- Dầu đá (từ các vỉa đá dầu)
* Dầu khoáng: Dầu khoáng có thành phần hoá học khác nhau. Tuỳ thuộc vào nguồn
gốc, khối lượng riêng của chúng trong khoảng 840  1000kg/m3.
Theo khối lượng riêng và độ nhớt, dầu khoáng được chia thành 5 loại:
- Dầu EL (đặc biệt nhẹ), còn gọi là dầu DO.
- Dầu L (nhẹ)
- Dầu M (nhẹ trung bình)
- Dầu S (nặng) hay còn gọi là dầu FO
- Dầu ES (đặc biệt nặng).
Bảng 1.3. Tính chất của hai loại dầu quan trọng nhất.
Tính chất Dầu EL (DO) Dầu S (FO)
Khối lượng riêng ở 150C [kg/m3] 860  940
Điểm lửa [0C] 55 65
Độ nhớt động học, max [mm2/s] ở:
200C 6 -
500C - 450

13
1000C - 40
Hàm lượng lưu huỳnh, max [%] 0,8 2,8
Hàm lượng nước, max [%] 0,1 0,5
Chất không hoà tan, max [%] 0,05 0,5
Nhiệt trị thấp Qt [MJ/kg]  41,868  39,775
Độ tro, max [%] 0,01 0,15
Bảng 1.3 trình bày tính chất của hai loại dầu khoáng quan trọng nhất. Các giá trị ở
đây là yêu cầu tối thiểu, trong thực tế chúng thường có tính chất tốt hơn.
* Dầu tổng hợp: Dầu tổng hợp còn gọi là dầu hắc ín, là sản phẩm của quá trình chế
biến than. Khác với dầu khoáng, loại dầu này không có khẳ năng bôi trơn và có khối lượng
riêng trên 1000kg/m3, thường là 1050kg/m3.

1.1.3.3. Phân loại nhiên liệu rắn


Phân loại nhiên liệu rắn
Theo tuổi hình thành từ thấp lên cao ta có các loại nhiên liệu rắn theo thứ tự sau:
Gỗ, than bùn, than nâu, than đá, than nửa antraxit và antraxit.
Nhiên liệu càng non thì càng nhiều chất bốc, có khả năng phản ứng cao, càng dễ
cháy, cốc càng xốp, nhưng lượng cácbon ít nên nhiệt trị thấp.
Nhiên liệu càng già (tuổi hình thành than càng cao) thì lượng chất bốc càng ít, càng
khó cháy, nhưng lượng cacbon càng nhiều nghĩa là nhiệt trị càng cao.
* Gỗ và các phụ phẩm của nông lâm sản: Đây là loại nhiên liệu có tuổi ít nhất.
Lượng chất bốc cao, khoảng 80 đến 85% nên dễ cháy. Thành phần khá ổn định gồm: 50%
Cc, 43% Oc, 6% Hc, khoảng 0,5 đến 1% Nc . Trong gỗ gần như không có S, độ tro rất nhỏ,
thường Ac chiếm khoảng 0,5 đến 2% còn độ ẩm đối với gỗ khô khoảng 20-30%, đối với gỗ
tươi thì khoảng 50 đến 60%. Nhiệt trị thấp đối với gỗ khô khoảng 19000kJ/kg, đối với gỗ
tươi không quá 12000kJ/kg.
Bã mía, thường được đốt trong nhà máy đường cũng có thành phần tương tự.
Thành phần của bã mía là: Ck = 44-49%; Hk = 6-7,5%; Ok = 42-48%; Alv = 1-2,7%; Wlv =
45-50%. Bã mía dễ cháy, ít tro, khối lượngriêng nhỏ (nén chặt ρ = 240kg/m3, chất đống ρ
= 200kg/m3, để rời ρ = 120kg/m3) nên dễ bay theo khói bám bẩn các bề mặt đốt, khó tách
ra bằng các thiết bị khử bụi kiểu cơ khí thông thường nên dễ làm ô nhiễm môi trường.
Nhiệt trị thấp của bã khô có Qtk = 17790kJ/kg, bã tươi có Qtk = 17690 – 203Wlv,kJ/kg.
* Than bùn: Than bùn có độ ẩm rất cao, Wlv có thể tới 90%, độ tro Alv khoảng 7-
15%, là loại nhiên liệu dễ cháy vì chất bốc Vc tới 70%, nhưng nhiệt trị không cao, thường
Qtlv khoảng từ 8.500 đến 12.000kJ/kg nên ít được dùng trong công nghiệp.
* Than nâu: Than nâu có độ ẩm Wlv từ khoảng 18 đến 60%, độ tro khoảng Alv
khoảng 10-50%, chất bốc Vc khoảng 30 đến 50%, cũng là loại nhiên liệu dễ cháy nhưng

14
nhiệt trị không cao vì lượng carbon thấp, thường Qtlv khoảng từ 8500 đến 12000kJ/kg nên
được xếp vào loại nhiên liệu địa phương.
* Than đá: có tuổi hình thành tương đối cao, lượng carbon tương đối lớn, độ ẩm
thấp, còn lượng chất bốc thì thay đổi trong phạm vi rộng từ 9 đến 50%, nhiệt trị Qtlv thay
đổi trong phạm vi từ 33000 đến 38000kJ/kg. Có thể chia thành 4 loại như sau:
- Than có lượng chất bốc Vc trên 42% với ngọn lửa dài và xanh;
- Than khí (gas) có lượng chất bốc Vc từ 35 đến 42% dễ cháy và cháy nhanh;
- Than mỡ (luyện cốc) có lượng chất bốc Vc từ 18 đến 28% có ngọn lửa ngắn và
sáng, thường dùng để luyện cốc;
- Than gầy có lượng chất bốc Vc dưới 17%, có ngọn lửa ngắn và vàng;
* Than antraxit: là than có tuổi hình thành cao nhất, nhiều carbon nhất Clv có thể
tới 95% và chất bốc ít nhất Vc khoảng 7 đến 8%. Tuy chứa lượng cacbon cao nhưng lượng
hydro trong nó thấp hơn trong than đá nên nhiệt trị thấp hơn than đá. Vì lượng chất bốc ít
nên nhiệt độ bắt lửa cao và khó cháy. Khi cháy có ngọn lửa xanh và không khói nên gọi là
than không khói. Than của Việt Nam chủ yếu là loại này.
1.1.4. Nhiệt trị của nhiên liệu.
Đặc tính quan trọng nhất của mỗi loại nhiên liệu là nhiệt trị.
Nhiệt trị của nhiên liệu là lượng nhiệt sinh ra khi cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu rắn
hoặc lỏng hay 1m3 tiêu chuẩn nhiên liệu khí (kJ/kg, kJ/m3tc).
Người ta phân biệt nhiệt trị của nhiên liệu thành nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
Để so sánh các loại nhiên liệu với nhau, người ta thường dùng khái niệm nhiên liệu
tiêu chuẩn, là nhiên liệu có nhiệt trị Qt =7000kcal/kg (29330kJ/kg).
1.1.4.1. Nhiệt trị cao QClv [kJ/kg hay kJ/m3],
Nhiệt trị cao là lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị nhiên liệu (1kg
nhiên liệu rắn hay lỏng hoặc 1m3 nhiên liệu khí) trong điều kiện đẳng áp và làm nguội sản
phẩm cháy tới nhiệt độ gốc (H2O ở dạng nước ngưng). Nhiệt độ gốc hay còn gọi là nhiệt
độ cân bằng, là nhiệt độ môi trường, qui ước có giá trị từ 00C đến 300C (thông thường là
250C).
Thông thường trong nhiên liệu có hơi nước, nếu hơi nước đó ngưng tụ thành nước
sẽ tỏa ra một lượng nhiệt. Khi xác định nhiệt trị cao, người ta đã tính đến nhiệt lượng
ngưng tụ của toàn bộ lượng hơi nước có nguồn gốc từ nhiên liệu có trong sản phẩm cháy,
vì ở nhiệt độ gốc, phần lớn lượng nước này đã ngưng tụ.
Nhiệt trị cao được dùng khi tính toán trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.1.4.2. Nhiệt trị thấp Qtlv [kJ/kg hay kJ/m3]
Nhiệt trị thấp là nhiệt trị không kể đến lượng nhiệt ngưng tụ hơi nước trong sản
phẩm cháy.

15
Trong các buồng lửa thực tế thông thường nhiệt độ của khói ra khỏi lò cao hơn
nhiệt độ ngưng tụ hơi nước, vì không cho phép làm nguội sản phẩm cháy xuống nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ đọng sương để tránh hiện tượng ăn mòn thiết bị ở nhiệt độ thấp, tức là
trong các thiết bị công nghiệp không có quá trình ngưng tụ hơi nước trong khói. Nghĩa là
nhiệt trị của nhiên liệu khi cháy trong thiết bị thực tế là nhiệt trị thấp.
Nhiệt trị thấp chỉ khác nhiệt trị cao ở chỗ là khi xác định nó, người ta không tính
đến nhiệt ngưng tụ của hơi nước trong sản phẩm cháy, mặc dự có thể được làm nguội tới
nhiệt độ gốc nhưng vẫn giả thiết là trong sản phẩm cháy không xảy ra quá trình ngưng tụ
hơi nước.

Nếu gọi lượng nước được hình thành khi cháy 1kg nhiên liệu là m H2O và nhiệt ẩn
hoá hơi của nước ở 250C là r = 2510kJ/kg, thì quan hệ giữa Qt và Qc có dạng:
lv lv
H lv W lv
Qc = Qt + 2510(9 + ), kJ/kg; (1-7a)
100 100
Hoặc: Qclv = Qtlv + rmH20 hay Qclv = Qtlv + 2510mH20,kJ/kg; (1-7b)

ch
H ch
Qc = Qtch + 22600 , kJ/kg; (1-8)
100

k k
Hk
Qc = Qt + 22600 , kJ/kg; (1-9)
100

lv
100Wlv
k
W lv
Qt = Qt - 2510 , kJ/kg; (1-10)
100 100

100  A lv  W lv W lv
Q lvt  Q ch
t  2510 , kJ/kg; (1-11)
100 100

1.1.4.3. Xác định nhiệt trị của nhiên liệu


Có thể xác định nhiệt trị theo thực nghiệm hoặc tính toán.
Khi xác định bằng thực nghiệm, người ta đo trực tiếp lượng nhiệt toả ra khi cháy
nhiên liệu trong nhiệt lượng kế (calorimet). Hình 1.2 trình bày cấu tạo nhiệt lượng kế
(calorimet).
Một lượng nhiên liệu xác định hay một dòng nhiên liệu có lưu lượng ổn định được
đốt cháy hoàn toàn bằng O2 ở áp suất từ 2,5 đến 3,0Mpa trong bình bằng thép gọi là “bom
nhiệt lượng kế”. Bom được đặt trong thùng nhiệt lượng kế chứa đầy nước (ngập bom). Để
giảm khả năng toả nhiệt ra môi trường xung quanh, thùng nhiệt lượng kế được đặt trong
một bình cách nhiệt hai vỏ (nhiệt lượng kế). Sản phẩm cháy được làm nguội tới nhiệt độ
gốc nên lượng hơi nước trong sản phẩm cháy cũng ngưng tụ và toả nhiệt. Nhiệt lượng toả
ra khi nhiên liệu cháy bằng nhiệt lượng nung nóng thiết bị và nước trong đó.
Khi xác định lượng nước làm mát và độ chênh nhiệt độ của nước trước và sau khi
nhiên liệu cháy ta dễ dàng xác định được nhiệt trị cao Qc. Nhiệt trị thấp Qt được tính theo
(1-7b) khi đo lượng nước ngưng tụ từ sản phẩm cháy hoặc (1-7a) khi tính theo thành phần
nhiên liệu.

16
b)
a)
Hình 1.2. Cấu tạo nhiệt lượng kế.
a) nhiệt lượng kế; b) bom nhiệt lượng kế; 1- bom nhiệt lượng kế; 2- thùng nhiệt
lượng kế; 3- nhiệt kế; 4- que khuấy; 5- cơ cấu truyền động; 6- thùng hai vỏ;
Cần lưu ý rằng: do nhiên liệu cháy trong bom chứa Oxy có áp suất cao nên lưu
huỳnh và nitơ đều tham gia quá trình cháy tạo nên SO3 và NO2, những chất này tác dụng
với hơi nước tạo ra H2SO4 và HNO3, đây là phản ứng tỏa nhiệt, vì vậy khi tính cần phải trừ
bớt 94Sch hiệu chỉnh ảnh hưởng khi cháy lưu huỳnh tạo thành H2SO4 và 0,0015Qcb hiệu
chỉnh ảnh hưởng khi cháy N2 và tạo thành HNO3:
Qchc = Qchb – 94Sch – 0,0015Qcb, kJ/kg (1-12)
Qcht = Qchc – 226Hch, kJ/kg, (1-13)

100  A lv  W lv
Q lvt  Q ch
t  25,1W lv kJ / kg . (1-14)
100
Khi độ ẩm thay đổi từ W1lv đến W2lv hoặc độ tro từ A1lv đến A2lv thì nhiệt trị được
tính theo công thức:
100W2lv
lv
lv
Qt2 = (Qt1 lv
+ 25,1 W ) - 25,1 W2lv , kJ/kg; (1-15)
100W1lv
1

100A2lv
lv lv
Qt2 = Qt1 , kJ/kg; (1-16)
100A1lv
Khi thay đổi cả độ ẩm và độ tro thì:
100  W2lv  A 2lv
lv
lv
Qt2 = (Qt1 lv
+ 25,1 W ) - 25,1 W2lv , kJ/kg; (1-17)
100  W1  A1
1 lv lv

Chúng ta biết quá trình cháy nhiên liệu là cháy các thành phần có thể cháy được
của nhiên liệu, nghĩa là nhiệt lượng toả ra sẽ phụ thuộc vào thành phần nhiên liệu. Hay nói
cách khác, nhiệt trị nhiên liệu phụ thuộc vào nhiệt trị và tỷ lệ thành phần các chất cấu thành

17
nhiên liệu. Bởi vậy trong trường hợp không có điều kiện xác định bằng thực nghiệm các
loại nhiệt trị của nhiên liệu, có thể sử dụng các công thức kinh nghiệm - Công thức
Mendelev sau đây để tính toán:
* Nhiên liệu rắn và lỏng, [kJ/kg]
Qc = 418,6[81,3C + 297H + 15N + 45,6S - 23,5O] (1-18a)
Qt = 418,6[81,3C + 243H + 15N + 45,6S - 23,5O – 6W] (1-18b)
* Nhiên liệu khí, [kJ/m3]
Qc = 418,630,2[CO] + 30,5[H2] + 95[CH4] + 166[C2H6] + 237[C3H8] +
+ 307[C4H10] + 377[C5H12] + 150[C2H4] + 220[C3H6] + 290[C4H8] +
+ 360[C5H10] + 350[C6H6] + 61[H2S] (1-19a)

Qt = 418,630,2[CO] + 25,8[H2] + 85,5[CH4] + 155[C2H6] + 218[C3H8] +


+ 283[C4H10] + 349[C5H12] + 141[C2H4] + 205[C3H6] + 271[C4H8] +
+ 337[C5H10] + 335[C6H6] + 56[H2S]. (1-19b)
1.1.4.4. Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu:
* Khi đốt hỗn hợp các loại nhiên liệu rắn với rắn hay rắn với lỏng, nhiệt trị hỗn hợp
nhiên liệu được tính:
Qtlv = g’Qtlv’ + (1 – g’)Qtlv’’, kJ/kg; (1-20)
trong đó g’ là phân khối lượng của nhiên liệu thứ nhất (có Qtlv’). Qtlv’’ là nhiệt trị thấp làm
việc của loại nhiên liệu thứ hai.
* Nếu hỗn hợp cho dưới dạng các phần nhiệt lượng tỏa ra của mỗi loại nhiên liệu
(q’ là phần nhiệt lượng tỏa ra của nhiên liệu có nhiệt trị Qtlv’) thì ta có:
q' g 'Q lvt '

(1  q ') (1  g ')Q lvt ''
Từ đó suy ra phân khối lượng của mỗi loại nhiên liệu là:
q 'Qlvt ''
g'  (1-21)
q 'Qlvt '' (1  q ')Q lvt '
và g’’ = 1- g’
* Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu rắn hoặc lỏng với nhiên liệu khí, thường tính cho 1kg
nhiên liệu rắn hay lỏng và có tính đến nhiệt lượng do x(m3) nhiên liệu khí đốt kèm với 1kg
nhiên liệu rắn hay lỏng đó:
Qtlv = Qtlv’+ xQtlv’’, kJ/kg; (1-22)
Qtlv là nhiệt trị qui ước của hỗn hợp nhiên liệu, kJ/kg,
Qtlv’ là nhiệt trị thấp của nhiên liệu rắn hay lỏng, kJ/kg,
Qtlv’’ là nhiệt trị thấp của nhiên liệu khí, kJ/m3,
x là lượng khí đốt kèm 1kg nhiên liệu rắn, m3/kg.

18
* Nếu cho hỗn hợp theo phần nhiệt tỏa ra q’, thì lượng khí x(m3) đốt kèm có thể
tính được như sau:
Qlvt  Q t lv ’ Qlvt  Q t lv ’ Q t lv ’
x 
Q t lv ’’ Q t lv ’ Q t lv ’’
Hay
1  q ' Q t lv ’ q '' Q t lv ’
x  (1-23)
q ' Q t lv ’’ 1  q '' Q t lv ’’
Hoặc có thể tính nhiệt trị của hỗn hợp theo nhiên liệu ban đầu:
Q t lv ’
Qlvt 
q'
Ví dụ 1.3. Thành phần nguyên tố của than mác CC theo mẫu cháy: Cch = 84%; Hch =
4,5%; Nch = 2%; Och = 9%; Sch = 0,5%; Wlv = 12%; Alv = 11,4%. Hãy xác định Qkt, Qcht,
Qlvc nếu biết nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu là Qlvt = 23990kJ/kg.
Giải ví dụ 1.3:
100  Ak
Hk = Hch
100
100 100
A k  A lv  11, 4  12,95%
100  W lv
100  12

Hk = 4,5 H k  4,5 100  12,95  3,92


100
100  W lv  A lv 100  12  11, 4
H lv  Hch  4,5  3, 45
100 100

lv lv
W lv H lv
Qc = Qt +2510( +9 ) = 23990+ 2510(0,12+9.0,0345) = 25070,6kJ/kg;
100 100

k k
Hk lv
W lv 100 Hk
Qt = Qc - 22550 = (Qt +2510 ) -22550 ;
100 100 100Wlv 100
12 100 3,92
Qtk = (23990 +2510 ) -22550 = 26734,4kJ/kg;
100 100 12 100
H ch W lv 100 Hk
Qtch = Qcch -22550 = (Qtlv +2510 ) -22550
100 100 100  W lv  A lv 100
12 100 4,5
Qtch = (23990 +2510 ) -22550 = 30712kJ/kg;
100 100  12  11, 4 100

Ví dụ 1.4. Tính nhiệt trị làm việc thấp và cao của bột than mác C khi chuyển từ sơ đồ sấy
kín sang sấy hở, độ ẩm cuối cùng của bột than Wlv = 10%. Biết thành phần làm việc của
nhiên liệu (phụ lục 1, nhiên liệu số 9): Clv = 37,6%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,4%; Nlv = 0,4%;
Olv = 12,7%; Wlv = 39%; Alv = 7,3% và nhiệt trị thấp làm việc ban đầu của nhiên liệu là
Qlvt = 13020kJ/kg.

19
Giải ví dụ 1.4: Nhiệt trị thấp của bột than sau khi sấy xác định theo (1-15):

W1lv 100W2
lv
lv lv
W2lv
Qt2 = (Qt1 + 2510 ) lv - 2510 , kJ/kg;
100 100W1 100
100 10
Qtk = (13020+2510.0,39) -2510.0,10= 20371kJ/kg;
100  39
Nhiệt trị cao ban đầu của bột than tính theo (1-7):

lv lv
W lv H lv
Qc = Qt +2510( +9 ) = 13020+ 2510(0,39+9.0,026) = 14540kJ/kg;
100 100
Nhiệt trị cao của bột than sau khi sấy tính theo (1-18):
100W2lv 100 10
lv lv
Qc2 = Qc1 lv = 14540 =21520, kJ/kg;
100W1 100  39
Hoặc có thể tính từ Qt2lv theo (1-18) cũng có kết quả tương tự.

Ví dụ 1.5. Hãy xác định nhiệt trị làm việc của nhiên liệu khí có thành phần:
[CH4] = 94,0%; [C2H6] = 2,8%; [C3H8] = 0,4%; [C4H10] = 0,3%; [C5H12] = 0,1%; [CO2] =
0,4%; [N2] = 2,0%.
Giải ví dụ 1.5: Nhiệt trị thấp của khí được xác định theo (1-19b):
Qt = 418,6. 85,5[0,94] + 155[0,028] + 218[0,004] +
3
+ 283[0,003] + 349[0,001] .
Ví dụ 1.6. Ở phụ tải thấp, người ta đốt hỗn hợp nhiên liệu gồm 25T/h nhiên liệu rắn có
nhiệt trị Qtlv = 20934kJ/kg và 15m3/h nhiên liệu khí có Qtlv” = 40.103kJ/m3. Hãy xác định
nhiệt trị cháy qui ước của hỗn hợp nhiên liệu.
Giải ví dụ 1.6: Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu rắn với nhiên liệu khí, thường tính nhiệt trị cháy
qui ước của 1kg nhiên liệu rắn hay lỏng có kèm theo xm3 khí đốt theo công thức (1-22):
Qtlv = Qtlv’ + xQtlv’’, kJ/kg;
15.103
Trong đó hệ số x =  0, 6 m3/kg
25.103
Qtlv = 20934 + 0,6.40.103 =44934, kJ/kg;

1.1.4.5. Các đặc tính qui dẫn của nhiên liệu:


Để xác định các chất sinh ra trong lò như độ tro, ẩm hoặc lưu huỳnh khi toả ra cùng
một lượng nhiệt, người ta dùng đặc tính qui dẫn sau:

A lv
Độ tro qui dẫn Aqd = 104 , g/MJ;
Q lvt

W lv
Độ ẩm qui dẫn Wqd = 104 , g/MJ;
Q lvt

20
S lv
Độ lưu huỳnh qui dẫn Sqd = 104 , g/MJ;
Q lvt

Hệ số tính đổi từ than bất kỳ sang than tiêu chuẩn sẽ là:

Q lvt
E= , (1-24)
29310
Trong đó: Alv, %; Qtlv, kJ/kg.

1.2. QUÁ TRÌNH CHÁY NHIÊN LIỆU


1.2.1. Khái niệm về quá trình cháy
Quá trình cháy là quá trình phản ứng hoá học xẩy ra mãnh liệt, phát ra ánh sáng và
toả ra lượng nhiệt rất lớn, đồng thời kèm theo một loạt các biến hoá vật chất khác, đó là
tổng hợp các hiện tượng của quá trình giải phóng năng lượng, truyền nhiệt và chuyển hoá
năng lượng.
Nghiên cứu quá trình cháy tức là nghiên cứu bản chất các hiện tượng trên, tìm ra
được các mối liên hệ và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, mà trung tâm là nghiên cứu quá
trình động học của phản ứng cháy.
Quá trình cháy nhiên liệu là quá trình phản ứng hoá học giữa các nguyên tố hoá học
của nhiên liệu với oxi và sinh ra nhiệt, quá trình cháy là quá trình oxi hoá.
Chất oxi hoá chính là oxi của không khí cấp vào cho quá trình cháy, chất bị oxy
hoá là các nguyên tố cháy được của nhiên liệu. Sản phẩm tạo thành sau quá trình cháy gọi
là sản phẩm cháy (khói). Quá trình cháy có thể xẩy ra hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Quá trình cháy hoàn toàn: Quá trình cháy hoàn toàn là quá trình cháy trong đó
các thành phần cháy được của nhiên liệu đều được oxi hoá hoàn toàn và sản phẩm cháy
của nó gồm các khí CO2, SO2, H2O, N2, và O2.
- Quá trình cháy không hoàn toàn: Quá trình cháy không hoàn toàn là quá trình
cháy trong đó còn những chất có thể cháy được chưa được oxi hoá hoàn toàn. Khi cháy
không hoàn toàn, ngoài những sản phẩm của quá trình cháy hoàn toàn trong khói còn có
những sản phẩm khác: CO, H2, CH4. . . .
Nguyên nhân của quá trình cháy không hoàn toàn có thể là do:
- Không đủ không khí,
- Đủ nhưng phân bố không khí không đều,
- Thành phần chưa cháy bị giảm nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ bắt lửa.
Trong các thiết bị gia nhiệt khi cháy không hoàn toàn sẽ làm giảm năng suất toả
nhiệt và do đó làm giảm hiệu suất buồng lửa.
Quá trình cháy là một tổ hợp các hiện tượng vật lý và hoá học, quá trình cháy có
thể chia thành cháy động học và cháy khuếch tán.

21
- Quá trình cháy động học: Quá trình cháy động học là quá trình đốt cháy hỗn hợp
nhiên liệu - không khí đã được pha trộn trước, khi đó quá trình cháy bị giới hạn bởi vận tốc
phản ứng hoá học.
- Quá trình cháy khuyếch tán: Quá trình cháy khuyếch tán là quá trình cháy xẩy ra
đồng thời với quá trình pha trộn để tạo thành hỗn hợp cháy, nghĩa là nhiên liệu và không
khí chưa được pha trộn trước. Trong trường hợp này quá trình cháy được quyết định bởi
quá trình vật lý đảm bảo sự tiếp xúc của các thành phần nhiên liệu với oxy (quá trình
khuyết tán).

1.2.2. Nội dung tính toán quá trình cháy nhiên liệu
1.2.2.1. Mục đích và nội dung tính toán
Tính toán quá trình cháy nhằm mục đích cung cấp các số liệu cần thiết cho việc
thiết kế, vận hành, nghiên cứu và kiểm tra buồng lửa. Các đại lượng cần xác định bao gồm:
- Thể tích không khí lý thuyết và thực tế cho một đơn vị nhiên liệu (1kg hay 1m3).
- Thể tích sản phẩm chảy (khô, ẩm, lý thuyết, thực tế) sinh ra khi đốt cháy một đơn
vị nhiên liệu.
- Thành phần sản phẩm cháy (khô, ẩm)
- Nhiệt độ cháy lý thuyết tlt
- Nhiệt độ đọng sương của sản phẩm cháy.
Việc tính toán quá trình cháy dựa trên định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng.
Để tính toán quá trình cháy, căn cứ vào thành phần của nhiên liệu ta viết được các phương
trình phản ứng cháy các nguyên tố cháy được có mặt trong nhiên liệu, đây chính là các
phương trình cân bằng nhiệt và cân bằng chất của quá trình cháy, từ đó có thể xác định các
đại lượng nói trên. Vì vậy tính toán quá trình cháy còn được gọi là cân bằng vật chất của
quá trình cháy.
1.2.2.2. Các giả thiết khi tính toán
Để đơn giản trong tính toán ta giả thiết:
- Quá trình cháy là đẳng áp.
- Quá trình cháy xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm cháy chỉ bao gồm: CO2, SO2, N2, H2O,
O2 (nếu  >1) và tro.
- Chất oxy hoá là oxy của không khí có thành phần thể tích: 21% O2 và 79% N2.
- Các chất khí và hơi tham gia và xuất hiện trong quá trình cháy đều được xem là
khí lý tưởng, ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích một kmol của chúng bằng 22,4m3/kmol.
1.2.2.3. Khái niệm về thể tích không khí lý thuyết, thực tế và hệ số không khí thừa
Thể tích không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy là lượng không khí tương
ứng với lượng O2 tối thiểu cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng hay
1 m3tc tiêu chuẩn nhiên liệu khí.

22
Thể tích không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy được xác định theo các
phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi cháy các nguyên tố cháy được của nhiên liệu.
Nghĩa là được tính toán với điều kiện lý tưởng, trong đó từng phân tử các chất oxi hoá và
bị oxi hoá tiếp xúc và phản ứng với nhau. Trong thực tế không khí và nhiên liệu không thể
tiếp xúc lý tưởng với nhau được như vậy. Do đó để quá trình cháy có thể xẩy ra hoàn toàn
thì lượng không khí thực tế cần phải cung cấp vào bao giờ cũng lớn hơn lượng không khí
lý thuyết cần cấp cho quá trình cháy. Việc tăng lượng không khí thực tế nhằm:
- Tăng nhanh quá trình cháy
- Đề phòng trường hợp thiếu không khí do biến động dòng, do thay đổi tính chất
của nhiên liệu và của không khí (thay đổi nhiệt trị, khối lượng riêng, độ ẩm).
- Tránh thiếu không khí cục bộ và tức thời trong buồng lửa do trở lực dòng lẫn
thành phần hoá học của nhiên liệu thay đổi theo vị trí và thời gian.
Tỉ số giữa lượng không khí thực tế cấp vào Vkk với lượng không khí lý thuyết tính
toán được V0kk gọi là hệ số không khí thừa, ký hiệu là :

Vkk
α= >1 (1-25)
0
Vkk

Lò hơi không thể kín tuyệt đối được vì có các chỗ ghép nối tường lò, trên tường lò
phải có cửa vệ sinh, cửa quan sát, cửa phòng nổ. Khi lò làm việc, áp suất đường khói luôn
thấp hơn áp suất khí quyển và áp suất khói giảm dần theo chiều khói đi, do đó không khí
lạnh từ ngoài sẽ lọt vào đường khói làm tăng dần hệ số không khí thừa trong đường khói
theo chiều đi của khói. Mặt khác nếu hệ số không khí thừa  quá lớn thì nhiệt độ buồng lửa
giảm xuống sẽ làm tăng nhiệt độ khói thải và do đó làm tăng tổn thất nhiệt do khói thải ra
khỏi lò (q2), hiệu suất lò giảm xuống và tăng tiêu hao điện năng cho các loại quạt. Vì vậy,
khi vận hành cần phải phấn đấu giữ cho  ở giá trị tối thiểu.
Bảng 1.4. Các giá trị tối ưu của hệ số không khí thừa
Nhiên liệu 
Khí thiên nhiên, khí lò cao, lò cốc 1,02 - 1,05
Dầu 1,05 - 1,15
Bột than 1,1 - 1,3
Than, ghi cơ khí 1,3 - 1,5
Than, ghi thủ công 1,5 - 2,0

1.2.3. Tính toán quá trình cháy nhiên liệu rắn và lỏng.
1.2.3.1. Các phương trình phản ứng cháy nhiên liệu lỏng hoặc rắn
+ Phản ứng của quá trình cháy hoàn toàn:
- Cháy cacbon:

23
C + O2 = CO2 (1-26a)
12kg C + 32kg O2 = 44kg CO2
1kg C + 2,67 O2 = 3,67kg CO2. (1-26b)
Khi thay khối lượng riêng của oxi o2 = 1,428kg/m3tc và cacbonnic

CO2 = 1,964kg/m3tc vào (1-26b), ta được:


1kg C + 1,866m3tc O2 = 1,866m3tc CO2. (1-26c)
Tương tự, có thể tính lượng không khí cần thiết để đốt cháy các thành phần khác.
- Cháy hydro:
2H2 + O2 = 2H2O (1-27a)
3
1kg H2 + 5,6m tc O2 = 11,2m3tc H2O (1-27b)
- Cháy lưu huỳnh:
S + O2 = SO2 (1-28a)
1kg S + 0,7m3tc O2 = 0,7m3tc SO2 (1-28b)
1.2.3.2. Thể tích không khí cần thiết cấp cho quá trình cháy
* Thể tích không khí lý thuyết:
Trong nhiên liệu rắn, các thành phần C, H, S có thể cháy được và sinh nhiệt.
Lượng oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu bằng tổng lượng oxi cần thiết để
đốt cháy hoàn toàn lượng C, H, S có trong 1kg nhiên liệu. Vậy có thể tính lượng oxi cần
thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu theo các phương trình phản ứng (1-26), (1-27)
và (1-28) trừ đi lượng oxy có sẵn trong nhiên liệu:

VO02  1,866Clv  5, 6Hlv  0, 7Slv - 0, 7Olv (1-29)

Oxi cấp cho quá trình cháy trong lò hơi lấy từ không khí, mà trong không khí oxi
chiếm 21%, do đó có thể tính được lượng không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy
hoàn toàn 1kg nhiên liệu:

VO0
V 0
kk
2

0,21

VO02
V  0
kk  8,89Clv  26, 67Hlv  3,33Slv - 3,33Olv (1-30)
0, 21

Từ phương trình (1-30) ta thấy: lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy 1kg
nhiên liệu chỉ phụ thuộc vào thành phần nhiên liệu nghĩa là lượng không khí lý thuyết và
nhiệt trị có liên quan với nhau và có quan hệ:

aQlvt  25W lv
Vkk0  (1-31)
1000
trong đó: a là hệ số phụ thuộcvào loại nhiên liệu.

24
Gỗ a = 0,251
Than bùn a = 0,260
Than đá, gầy, antraxit a = 0,262
Mat zut a = 0,265
* Thể tích không khí thực tế:

Vkk  Vkk0 (1-32)

1.2.3.3. Thể tích sản phẩm cháy tạo thành


Sản phẩm cháy (gọi là khói thực) gồm có khói khô và hơi nước. Tùy thuộc vào điều
kiện cháy hoàn toàn hay không hoàn toàn các nguyên tố cháy của nhiên liệu mà tỷ lệ thành
phần các chất sinh ra trong sản phẩm cháy khác nhau. Ở trạng thái lý thuyết, khi cháy hoàn
toàn (với  = 1) sẽ tạo thành trong khói các chất: CO2, SO2, N2 và H2O. Thể tích khói
bằng:
V0khoi = VCO2 + VSO2 + V0N2 + V0H2O, m3tc/kg; (1-33a)
V0khoi = V0khoikho + V0H2O , m3tc/kg; (1-33b)
trong đó thể tích khói khô:
V0khoikho = VCO2 + VSO2 + V0N2 . (1-34)
Trong thực tế, khi phân tích khói người ta thường xác định chung giá trị thể tích
của khí 3 nguyên tử có trong khói CO2 và SO2, ký hiệu là VRO2 = VCO2 + VSO2.
Theo các phương trình từ (1-11) đến (1-13) ta tính được thể tích RO2:
VRO2 = 1,866Clv + 0,7Slv, m3tc/kg; (1-35)
Nitơ có mặt trong khói xuất phát từ 2 nguồn: do nitơ có sẵn trong nhiên liệu được
chuyển vào trong khói dưới dạng tự do khi nhiên liệu cháy và nitơ do không khí mang vào.
Thể tích nitơ lý thuyết trong khói:
V0N2 = 0,8Nlv + 0,79V0kk, m3tc/kg; (1-36a)
Thông thường lượng nitơ có trong nhiên liệu rất ít nên cố thể bỏ qua, khi đó lượng
nitơ được tính:
V0N2 = 0,79V0kk, m3tc/kg. (1-36b)
Vậy thể tích khói khô lý thuyết là:
V0khoikho = 1,866Clv + 0,7Slv + 0,79V0kk, m3tc/kg, (1-37)
Lượng nước có trong khói do các nguồn sau đây:
1. Do oxy hoá Hydro của nhiên liệu: VH2H2O = 11,2Hlv, m3tc/kg.
1 1
2. Do độ ẩm của nhiên liệu:VWH2O= W lv  W lv  1,24Wlv, m3tc/kg.
 H 2O 0,804

25
 kk d
3. Do độ ẩm của không khí đưa vào: VkkH2O = Vkk0 ,
 H 2O 1000

trong đó d là độ chứa hơi của không khí, thường lấy d/1000 = 0,01kg/kg kk (10g/kg
không khí),
1, 293 10
vậy: VH2O
kk
 Vkk0  0, 0161Vkk0 , m3tc / kg .
0,804 1000

4. Do hơi nước phun dầu madut khi đốt dầu: VphH2O = 1,24Gph, m3tc/kg.
Trong đó Gph là lưu lượng hơi nước để phun madut thành sương, thường lấy bằng
0,3-0,35kg hơi/kg dầu.
Vậy thể tích lý thuyết hơi nước là:
V0H2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,611dV0kk + 1,24Gph, m3tc/kg, (1-38)
Thực tế hệ số không khí thừa luôn lớn hơn 1 nên thể tích khói thực tế lớn hơn thể
tích khói lý thuyết do lượng nitơ và hơi nước trong không khí tăng lên theo lượng không
khí thừa.
Thể tích nitơ thực tế:
VN2 = V0N2 + 0,79(-1)V0kk = 0,79V0kk, m3tc/kg; (1-39)
Thể tích hơi nước thực tế:
VH2O = V0H2O + 0,01611(-1)V0kk,

VH2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,24Gph + 0,01611V0kk, m3tc/kg. (1-40)


Thể tích khói thực là:
Vkhoi = Vkhoik + VH2O = VRO2 + VN2 + VH2O, m3tc/kg; (1-41)
Ví dụ 1.7.
Tính lượng không khí cấp cho quá trình cháy, thành phần, thể tích (khô và ẩm) và
khối lượng riêng của sản phẩm cháy khi đốt cháy hoàn toàn với hệ số không khí thừa  =
1,5; nhiên liệu có thành phần: C = 0,74; H = 0,046; O = 0,09; N = 0,01; S = 0,01; A =
0,066; W = 0,038.
Giải ví dụ 1.7:
Lượng không khí lý thuyết tính theo (2-30):

Vkk0  8,89Clv  26,67Hlv  3,33Slv -3,33Olv , m3tc/kg;

Vkk0 = 8,89.0,74 + 26,67.0,046+3,33.0,01-3,33.0,09 = 7,583m3tc/kg;

Lượng không khí khô thực tế:

Vkk =  Vkk0 = 1,5.7,583 = 11,307m3tc/kg;

Thể tích các thành phần sản phẩm cháy được tính:

26
CO2: 1,866.0,74 = 1,382m3tc/kg;
SO2: 0,7.0,01 = 0,007m3tc/kg;
H2O: 11,2.0,046 + 1,244.0,038 + 1,611.0,01.11,307 = 0,7447m3tc/kg;
N2: 0,8.0,01 + 0,79.11,307 = 8,941 m3tc/kg;
O2: 0,21.(1,5-1).7,538 = 0,791 m3tc/kg;
Thể tích sản phẩm cháy:
Vkhoi = Vkhoik + VH2O = VRO2 + VN2 + VH2O + VO2,

= 1,382+0,007+0,726+8,941+0,791 = 11,847 m3tc/kg.


Ví dụ 1.8. Hãy xác định thể tích sản phẩm cháy của than mác CC: Clv = 64,34%;
Hlv = 3,45%; Nlv = 1,53%; Olv = 6,9%; Slv = 0,38%; Wlv = 12%; Alv = 11,4%.
Giải ví dụ 1.8: Thành phần các sản phẩm cháy được xác định theo (1-33) đến (1-41):
* Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu rắn tính theo (1-30)
0
VO2
0
Vkk   4, 672VO2
0
 8,89Clv  26, 67H lv  3, 33Slv  3, 33Olv
0, 21
V0kk = (8,89.64,34+26,67.3,45+3,33.0,38-3,33.6,9)/100=6,42m3/kg
* Thể tích khí 3 nguyên tử VRO2 = VCO2 + VSO2.
VRO2 = 1,866Clv + 0,7Slv = 1,866.0,6434 + 0,7.0,0038 = 1,2m3tc/kg;
* Thể tích nitơ lý thuyết trong khói theo (1-36):
V0N2 = 0,8Nlv + 0,79V0KK = 0,8.0,0153+0,79.6,42 = 5,08m3tc/kg;
* Thể tích hơi nước lý thuyết theo (1-38):
V0H2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,611dV0KK + 1,24Gph, m3tc/kg,
V0H2O = 11,2.0,0345+1,24.0,12+0,0161.6,42 = 0,64 m3tc/kg;
Thể tích khói lý thuyết:
VKhoi = VKhoi.K + V0H2O = VRO2 + V0N2 + V0H2O
Thể tích khói thực tế theo (1-41):
VKhoi = VKhoi.K + VH2O = VRO2 + VN2 + VH2O
V0khoi = 1,2 + 5,08 + 0,64 = 6,92 m3tc/kg.

Ví dụ 1.9. Hãy xác định thể tích, các phân thể tích của khí ba nguyên tử và hơi nước trong
sản phẩm cháy khi đốt than nâu có đặc tính: Clv = 26%; Hlv = 2,1%; Nlv = 0,4%; Olv =
8,2%; Slv = 2,7%; Wlv = 32%; Alv = 28,6% với hệ số không khí thừa α = 1,2, nếu độ ẩm
của nó tăng tới 40%.
Giải ví dụ 1.9:
Thể tích không khí và sản phẩm cháy với nhiên liệu ban đầu:
* Thể tích không khí lý thuyết tính theo (1-30):

27
0
VO2
0
Vkk   4, 672VO2
0
 8,89Clv  26, 67Hlv  3, 33Slv - 3, 33Olv
0, 21
V0kk = (8,89.26 + 26,67.2,1 + 3,33.2,7 - 3,33.8,2)/100 = 2,68m3/kg
* Thể tích khí 3 nguyên tử VRO2 = VCO2 + VSO2.
VRO2 = 1,866Clv + 0,7Slv = 1,866.0,26 + 0,7.0,027 = 0,5m3tc/kg;
* Thể tích nitơ lý thuyết trong khói:
V0N2 = 0,8Nlv + 0,79V0KK = 0,8.0,004 +0,79.2,68 = 2,12m3tc/kg;
* Thể tích hơi nước lý thuyết:
V0H2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,611dV0KK + 1,24Gph, m3tc/kg,
V0H2O = 11,2.0,021+1,24.0,32 + 0,0161.2,68 = 0,69 m3tc/kg;
* Thể tích khói lý thuyết:
V0khoi = VRO2 + V0N2 + V0H2O = 0,5 + 2,12 + 0,69 = 3,31 m3tc/kg
với hệ số không khí thừa α = 1,2 thể tích khói sẽ là:
Vkhoi = V0khoi + ( -1)V0kk = 3,31 + (1,2 – 1).2,68 = 3,85m3/m3
Thể tích hơi nước thực tính theo thể tích hơi nước lý thuyết:
VH2O  VH0 2O  0, 0161(  1)Vkk0  0,69 + 0,0161(1,2-1).2,68 = 0,7 m3tc/kg.
Phân thể tích các khí 3 nguyên tử và hơi nước sẽ là:
rRO2 = VRO2/Vk = 0,5/3,85 = 0,13; rH2O = VH2O/Vk = 0,7/3,85 = 0,182.
Khi độ ẩm tăng lên tới 40% thì đặc tính của than cũng thay đổi theo hệ số tính đổi
là:
100  W2 lv 100  40
k   0,882
100  W1lv 100  32
và các thành phần nguyên tố của than tương ứng sẽ là: C2lv = kC1lv = 0,882.26 = 22,94%;
Hlv = 0,882.2,1 = 1,85%; Nlv = 0,882.0,4 = 0,35%; Olv = 0,882.8,2 = 7,24%; Slv = 0,882.2,7
= 2,38%; Wlv = 40%; Alv = 0,882.28,6 = 25,24%.
Kiểm tra thành phần nguyên tố:
22,94 + 1,85 + 0,35 + 7,24 + 2,38 + 40 + 25,24 = 100%.
* Thể tích không khí lý thuyết tính theo (1-30)
0
VO2
0
Vkk   4, 672VO2
0
 8,89Clv  26, 67Hlv  3, 33Slv - 3, 33Olv
0, 21
V0kk = (8,89.22,94 + 26,67.1,85 + 3,33.2,38 - 3,33.7,24)/100 = 2,37m3/kg
* Thể tích khí 3 nguyên tử VRO2 = VCO2 + VSO2.
VRO2 = 1,866Clv + 0,7Slv = 1,866.0,2294 + 0,7.0,0238 = 0,44m3tc/kg;
* Thể tích nitơ lý thuyết trong khói:
V0N2 = 0,8Nlv + 0,79V0KK = 0,8.0,0035 +0,79.2,37 = 1,88m3tc/kg;
* Thể tích hơi nước lý thuyết:

28
V0H2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,611dV0KK + 1,24Gph, m3tc/kg,
V0H2O = 11,2.0,0185+1,24.0,4 + 0,0161.2,37 = 0,74 m3tc/kg;
* Thể tích khói lý thuyết:
V0khoi = VRO2 + V0N2 + V0H2O = 0,44 + 1,88 + 0,74 = 3,06m3tc/kg
Với hệ số không khí thừa α = 1,2, thể tích khói được tính:
Vkhoi = V0khoi + ( -1)V0kk = 3,06 + (1,2 – 1).2,37 = 3,54m3/kg
Thể tích hơi nước thực tế được tính:
VH2O  VH0 2O  0, 0161(  1)Vkk0  0,74 + 0,0161(1,2-1).2,37 = 0,75m3tc/kg.
Phân thể tích các khí 3 nguyên tử và hơi nước được xác định:
rRO2 = VRO2/Vk = 0,44/3,54 = 0,124; rH2O = VH2O/Vk = 0,75/3,54 = 0,212.
Vậy, do giảm nhiệt trị cháy khi tăng độ ẩm, thể tích toàn phần của các khí và phân
thể tích các khí ba nguyên tử sẽ giảm còn của hơi nước sẽ tăng.
Ví dụ 1.10.
Tính lượng không khí cấp cho quá trình cháy, thành phần, thể tích (khô và ẩm) và

1,5; nhiên liệu có thành phần: C = 0,74; H = 0,046; O = 0,09; N = 0,01; S = 0,01; A =
0,066; W = 0,038.
Giải ví dụ 1.10:
Lượng không khí lý thuyết tính theo (1-30):
Vkk0 = 8,89Clv + 26,67Hlv +3,33Slv -3,33Nlv, m3tc/kg;

Vkk0 = 8,89.0,74 + 26,67.0,046+3,33.0,01-3,33.0,09 = 7,583, m3tc/kg;

Lượng không khí khô thực tế:


Vkk = V0kk = 1,5.7,583 = 11,307, m3tc/kg;
Thể tích các thành phàn sản phẩm cháy được tính:
CO2: 1,866. 0,74 = 1,382 , m3tc/kg;
SO2: 0,7. 0,01 = 0,007, m3tc/kg;
H2O: 11,2.0,046 + 1,244.0,038 + 1,611.0,01.11,307 = 0,7447, m3tc/kg;
N2: 0,8.0,01 + 0,79.11,307 = 8,941, m3tc/kg;
O2: 0,21.(1,5-1).7,538 = 0,791, m3tc/kg;
Thể tích sản phẩm cháy:
VKhoi = VKhoi.K + VH2O = VRO2 + VN2 + VH2O,
= 1,382+0,007+0,726+8,941+0,791 = 11,847, m3tc/kg.
Ví dụ 1.11. Hãy xác định lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy 1kg nhiên liệu có
thành phần sau: Clv =37,2%; Hlv =2,6%; Slv =0,6%; Nlv =0,4%; Olv =12,0%; Wlv =40,0%;
Alv =7,2%, đồng thời xác định thể tích sản phẩm cháy khi hệ số không khí thừa α=1,2.

29
Giải ví dụ 1.11.
Thể tích không khí lý thuyết tính theo (1-30)
0
VO2
0
Vkk   4, 672VO2
0
 8,89Clv  26, 67Hlv  3, 33Slv - 3, 33Olv
0, 21

V0kk = (8,89.37,2 + 26,67.2,6 - 3,33.(1,2 – 0,6)/100 = 3,613m3/kg


* Thể tích sản phẩm cháy:
VRO2 = 1,866Clv + 0,7Slv = 1,866.37,2 + 0,7.0,6 = 0,698m3tc/kg;
V0N2 = 0,8Nlv + 0,79V0KK = 0,8.0,004 +0,79.3,613 = 2,857m3tc/kg;
V0H2O = 11,2Hlv + 1,24Wlv + 1,611dV0KK + 1,24Gph =
= 11,2.0,026 + 1,24.0,4+1,611.0,01.3,613= 0,845 m3tc/kg,
* Thể tích khói lý thuyết:
V0khoi = VRO2 + V0N2 + V0H2O = 0,698 + 2,857 + 0,845 = 4,4m3tc/kg
Với hệ số không khí thừa α = 1,2 thể tích khói được tính:
Vkhoi = V0khoi + ( -1)V0kk = 4,4 + (1,2 – 1).3,613 = 5,133m3/kg.

1.2.4. Tính toán quá trình cháy nhiên liệu khí


Tính toán quá trình cháy nhiên liệu khí đơn giản so với tính cháy nhiên liệu rắn và
lỏng do tất cả các thành phần tham gia phản ứng đều ở pha khí.
Các phương trình phản ứng cháy gồm:
2H2 + O2 = 2H2O (1-42a)
22,4m3 H2 + 11,2m3 O2 = 22,4m3 H2O
1m3 H2 + 0,5m3 O2 = 1m3 H2O (1-42b)
tương tự:
2CO + O2 = 2CO2 (1-43a)
1m3 CO + 0,5m3 O2 = 1m3 CO2 (1-43b)
CmHn + (m + n/4)O2 = mCO2 + (n/2) H2O, (1-44a)
1m3 CmHn + (m + n/4)m3 O2 = mm3 CO2 + (n/2)m3 H2O, (1-44b)
H2S + 3/2 O2 = SO2 + H2O, (1-45a)
1m3 H2S + 1,5m3 O2 = 1m3 SO2 + 1m3 H2O, (1-45b)
Dựa vào các phương trình phản ứng này có thể tính các thể tích oxy, sản phẩm cháy
lý thuyết và thực tế khi đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí
1.2.4.1. Thể tích oxy lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy
Tổng tất cả lượng oxy được tính toán theo các phản ứng cháy trừ đi lượng oxy có
sẵn trong nhiên liệu chính là lượng oxy lý thuyết cần cung cấp cho quá trình cháy:

30
VO0 2 = 0,5CO + 0,5H2 + (m + n/4) CmHn + 1,5H2S- O2, m3/m3;(1-46)

Trong đó: CO, H2, CmHn, H2S, S và O2 là nồng độ các khí có trong nhiên
liệu khí, đo bằng % thể tích.
1.2.4.2. Thể tích không khí lý thuyết cần thiết cho quá trình cháy
* Không khí khô lý thuyết:

Vkk0 = (100/21) VO0 2 = 4,762 VO0 2 , m3/m3 (1-47)

Vkk0 = 4,762{0,5CO + 0,5H2 + (m + n/4) CmHn + 1,5H2S- O2},m3/m3;

* Không khí ẩm:


Khối lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô chính là độ chứa hơi d:
ps
d  0, 622 , kg/kg (1-48a)
p  ps

nên lượng hơi nước d’m3 chứa trong 1m3 không khí khô được tính theo:
d’ = (29/18)d = 1,611d, m3/m3 (1-48b)
Trong đó:
 - độ ẩm tương đối của không khí
ps - áp suất bão hoà của hơi nước (Pa) ở nhiệt độ t của không khí (0C), tra
theo bảng hơi nước hoặc tính theo phương trình:
3978, 205
ps = exp(23, 462 - ) (1-49)
233,394 + t s

Trong đó: ps - áp suất tuyệt đối của không khí ẩm, Pa.
Tiêu hao không khí ẩm lý thuyết:
0
Vkka = (1 + 1,611d) Vkk0 , m3/m3 (1-50)

1.2.4.3. Thành phần và thể tích sản phẩm cháy ở điều kiện tiêu chuẩn
Thể tích từng thành phần của sản phẩm cháy được đưa ra trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Thành phần của sản phẩm cháy nhiên liệu khí với   1

Thành phần vi m3/m3 nl Nguồn gốc từ

CO Cháy CO
CO2 CO2 Nhiên liệu

mCmHn Cháy hydrocacbon

H2 Cháy hydro

H2O (n/2)CmHn Cháy hydrocacbon

31
H2S Cháy H2S

1,611d Vkk0 Không khí

SO2 Nhiên liệu


SO2
H2S Cháy H2S

N2 Nhiên liệu


N2
0,79 Vkk0 Không khí

O2 0,21(-1) Vkk0 Không khí thừa

+ Thể tích sản phẩm cháy lý thuyết (khói lý thuyết) được tính:
0
Vkhoi = CO+H2+(m+n/2)CmHn+CO2+H2S+ VN0 2 , m3/m3, (1-51)

ở đây CO, H2, (m+n/2)CmHn, CO2, H2S là thể tích sản phẩm cháy tạo thành khi
cháy các khí này, còn VN0 2 là thành phần của nitơ trong nhiên liệu và không khí.
0
Vkhoi = CO+H2+(m+n/2)CmHn+CO2+H2S+N2+0,79 Vkk0 , (1-51a)

+ Thể tích sản phẩm cháy thực tế (khói thực tế):

Vkhoi  Vkhoi
0
 ( 1)Vkk0 , m3 / m3 (1-52)

+ Thể tích sản phẩm khô (khói khô):


0
Vkhoikho = CO+mCmHn+CO2+H2S+N2+0,79 Vkk0 , m3/m3, (1-53)

1.2.4.4. Khối lượng riêng của sản phẩm cháy


μ 1
 
22,4 22,4
 ri μ i , kg/m3 (1-54)

Ví dụ 1.12. Hãy xác định lượng không khí cấp cho quá trình cháy khi đốt cháy hoàn toàn
nhiên liệu khí có thành phần: CH4 = 94,9%; C2H6 = 3,2%; C3H8 = 0,4%;
C4H10 = 0,1%; C5H12 = 0,1%; CO2 = 0,4%; N2 = 0,9%; Qtlv” = 36720kJ/m3.
Giải ví dụ 1.12: Lượng không khí khô để đốt cháy 1m3 nhiên liệu khí tính theo (1-47)
V0kk = 0,04762[0,5 CO + 0,5 H2 + (m + n/4) CmHn + 1,5 H2S - O2
m3/m3 ;
V0kk = 0,04762[(1+4/4)94,9+(2+6/4)3,2+(3+8/4)0,4+ (4+10/4)0,1+(5+12/4)0,1
= 9,73, m3/m3 .

Ví dụ 1.l3: Tính toán quá trình cháy khí thiên nhiên (với  = 1,1) khi bỏ qua ảnh hưởng
của độ ẩm trong không khí có thành phần thể tích:
CH4 = 0,84; C2H4 = 0,015; C2H6 = 0,005; CO2 = 0,020; N2 = 0,12.

32
Giải Ví dụ 1.l3: Lượng oxy lý thuyết theo (1-46): VO0 2 = (m+n/4)CmHn, m3/m3

VO0 2 = (1+1)CH4 + (2+1)C2H4+(2+1,5)C2H6

VO0 2 = 2. 0,84 + 3.0,015 + 3,5.0,005 = 1,743m3/m3

Lượng không khí lý thuyết: Vkk0 = 4,76 VO0 2 = 4,76.1,743 = 8,297m3/m3

Lượng khói lý thuyết theo (1-51):


0
Vkhoi = (m+n/2)CmHn + CO2 + N2 + 0,79 Vkk0 , m3/m3
0
Vkhoi = (1+4/2)CH4+(2+4/2)C2H4+(2+6/2)C2H6+CO2+N2+0,79 Vkk0 ,m3/m3
0
Vkhoi = 3.0,84 + 4.0,015 + 5.0,005 +0,02 + 0,12 + 0,79.8,297 = 9,2996 m3/m3
Lượng khói khô thực tế theo (1-52):
0
Vkhoi = Vkhoi + (-1) Vkk0 , m3/m3

Vkhoi = 9,2996 + 0,1.8,297 = 10,129 m3/m3

Thể tích sản phẩm cháy của các khí thành phần có thể tính được theo các công thức
từ (1-42) đến (1-45) và biểu diễn trên bảng 1.6 và 1.7.
Bảng 1.6. Thể tích sản phẩm cháy của các khí thành phần.
Từ n
VCO2 = mCmHn VH 2 O = [C m H n ] vN2 v O2
2
(m3) (m3) (m3)
(m3)

CH4 = 0,840 1.0,84 = 0,84 2.0,84 = 1,68 0 0

C2H4 = 0,015 2.0,015 = 0,03 2.0,015 = 0,03 0 0

C2H6 = 0,005 2.0,005 = 0,01 3.0,005 = 0,015 0 0

CO2 = 0,020 0,02 0 0 0

N2 = 0,12 0 0 0,12 0

Không khí 0 0 0,79 Vkk0 (-1) VO0 2

= 0,9 1,725 7,210 0,174

Bảng 1.7. Thành phần thể tích sản phẩm cháy của ví dụ 1-1
Thành phần Trạng thái khô, % Trạng thái ẩm. %
CO2 0,1071 0,0889
H2O 0 0,1703
N2 0,8722 0,7237

33
O2 0,0207 0,0172

1.2.5. Tính toán quá trình cháy khi đốt hỗn hợp nhiên liệu:
+ Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu cùng loại thì thể tích không khí được xác định:
V0 = g’V0’+ (1 – g’)V0’’, m3/kg; (1-55)
trong đó g’ là phân khối lượng hay phân thể tích của nhiên liệu thứ nhất của hỗn hợp.
+ Khi đốt hỗn hợp nhiên liệu rắn hoặc lỏng với nhiên liệu khí:
V0 = V0’ + x V0’’, m3/kg; (1-56)
Trong đó x(m3/kg) là lượng nhiên liệu khí đốt kèm với 1kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng.
+ Khi đốt đá phiến: Khi đốt đá phiến thì thể tích sản phẩm cháy cần được tính thêm
hệ số hiệu chỉnh k kể đến ảnh hưởng của sự phân hủy carbonat.
- Hàm lượng tro tính theo phần trăm có tính đến phần cacbonat bị phân hủy:
lv
Vph  Alv  (1  k)(CO2 )lv
ph
;

- Thể tích khí 3 nguyên tử (m3/kg):


VRO2.ph  VRO2  0, 0059(CO2 )lv
ph
;

- Thể tích khói (m3/kg):


Vkh.ph  Vkh  0, 0059(CO2 )lv
ph
;

Trong đó VRO2 được tính theo (1-35) và Vkh được tính theo (1-41)
Ví dụ 1.14. Hãy xác định lượng không khí cấp cho quá trình cháy khi đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp nhiên liệu rắn và khí có thành phần: Clv = 64,34%; Hlv = 3,45%; Nlv = 1,53%; Olv
= 6,9%; Slv = 0,38%; Wlv = 12%; Alv = 11,4%; Qtlv’ = 27420kJ/kg và khí tự nhiên có thành
phần: CH4 = 94,9%; C2H6 = 3,2%; C3H8 = 0,4%; C4H10 = 0,1%; C5H12
= 0,1%; CO2 = 0,4%; N2 = 0,9%; Qtlv” = 36720kJ/m3. Phần nhiệt do nhiên liệu khí
tỏa ra q” = 0,4.
Giải ví dụ 1.14: Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu rắn tính theo (1-30)
0
VO2
0
Vkk   4, 672VO2
0
 8,89Clv  26, 67Hlv  3, 33Slv - 3, 33Olv
0, 21
V0’kk = (8,89.64,34+26,67.3,45+3,33.0,38-3,33.6,9)/100=6,42m3/kg
Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1m3 nhiên liệu khí tính theo (1-47)
V0kk = 0,04762{0,5 CO + 0,5 H2 + (m + n/4) CmHn + 1,5 H2S - O2
m3/m3 ;
V0”kk = 0,04762{(1+4/4)94,9+(2+6/4)3,2+(3+8/4)0,4+ (4+10/4)0,1+(5+12/4)0,1}
= 9,73; m3/m3 .
Phần nhiệt do nhiên liệu rắn tỏa ra: q’ = 1- q” = 1-0,4 = 0,6
Nếu cho hỗn hợp theo phần nhiệt tỏa ra q’, thì lượng khí đốt kèm (x) có thể tính được theo
(1-23): Lượng khí để đốt cùng với 1kg nhiên liệu rắn là:

34
1  q ' Qlvt ' 1  0, 6 27420
x   0, 498
q ' Qlvt '' 0, 6 36720
Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy hỗn hợp ứng với 1kg nhiên liệu rắn tính
theo (1-30) và (1-47) là:
V0 = V0’ + xV0’’ = 6,42 + 0,498.9,73 = 11,26m3/kg;

1.2.6. Xác định hệ số không khí thừa


Trong quá trình vận hành lò hơi, thường phải kiểm tra các mẫu khói định kỳ để
phát hiện trong khói có thành phần CO không. Nếu có CO chứng tỏ quá trình cháy xẩy ra
không hoàn toàn, nhiên liệu chưa bị oxi hoá hoàn toàn, cần thiết phải tìm nguyên nhân để
khắc phục và điều chỉnh quá trình cháy. Đồng thời việc phân tích khói còn cho phép xác
định hệ số không khí thừa xem có đúng tiêu chuẩn không. Nếu  nhỏ hơn tiêu chuẩn thì
quá trình cháy sẽ thiếu O2 cháy không hết nhiên liệu. Nếu  lớn thì tổn thất nhiệt q2 tăng,
hiệu suất của lò giảm xuống.
Trong thực tế vận hành hệ số không khí thừa được xác định bằng việc phân tích
khói, từ định nghĩa:

Vkk
 (1-57)
Vkk0

ta có:
VN 2
0, 79Vkk VN 2 V N
α  0  khoikho
0
 02 (1-58)
0, 79Vkk0 VN2 VN 2 N2
Vkhoikho

Lượng nitơ thực tế bao gồm lượng nitơ lý thuyết và nitơ thừa:

N 2  N 02  N 2

trong đó N2 là tỷ lệ phần trăm thể tích nitơ thừa so với thể tích khói khô. Vậy:

N2
α (1-59)
N 2  N 2

Lượng oxy và nitơ thừa trong khói do chính không khí thừa mang vào nên chúng sẽ
tỷ lệ với nhau, nghĩa là:

O2 21
=
N α2 79

Thay vào công thức (1-59) ta có:

35
N2 1
  (1-60)
79 79 O 2
N 2  O2 1 
21 21 N 2

1.2.5.1. Khi cháy hoàn toàn:


Khi cháy hàon toàn trong khói chỉ còn: RO2, N2, O2 nên với khói khô ta có:
RO2 + N2 + O2 = 100%,
và N2 = 100 - (RO2 + O2) ,%,
Từ đó ta có:
1
α (1-61)
79 O2
1
21 100  (RO 2  O 2 )

1.2.5.2. Khi cháy không hoàn toàn:


Khi cháy không hoàn toàn, ngoài 3 thành phần trên trong khói còn có cả những
chất còn có thể cháy được như: CO, H2, CH4 . . . , khi đó khói khô gồm:
RO2 + N2 + O2 + CO + H2 + CH4 + . . . = 100%,
và N2 = 100 - (RO2 + O2 + CO + H2 + CH4 + . . . ),%, (1-62)
Khi trong khói chứa các khí chưa cháy hoàn toàn thì nó có thể tiếp tục cháy nữa
nên lượng oxy trong (1-62) không phải là lượng oxy thừa trong khói do không khí thừa
mang vào mà phải trừ đi lượng oxy còn lại do chưa cháy hết CO, H2, CH4, . . . nghĩa là:
O’2 = O2 - (0,5CO + 0,5H2 + 2CH4 + . . . )
Vì vậy trường hợp tổng quát ta có:
1
α (1-63)
79 O 2  (0,5CO  0,5H 2  2CH 4  ....)
1
21 100  (RO 2  O 2  CO  H 2  CH 4  ...)

Đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng ta có:

1
α (1-64)
79 O 2 - 0,5CO
1 .
21 100 - (RO 2  O 2  CO )

1.2.7. Phương trình đặc trưng cho quá trình cháy


Theo thành phần phân tích mẫu khói, nếu trong khói có CO thì quá trình cháy là
không hoàn toàn, khi đó:
Vkhoikho = VRO2 + VCO + VN2 + VO2, m3tc/kg; (1-65)
79 dv
Vì: VN 2 = VO (1-66)
21 2
Trong đó:

36
Olv2
VOdv2  VORO 2
 VOCO  VOH22O  VO2 
2 2
100O2

ở đây: VORO
2
2
, VOCO
2
, VOH 2 O , VO là thể tích oxy cần thiết để cháy cacbon, hydro, lưu huỳnh và
2 2

thể tích oxy thừa.

VORO2 = VRO2 , VOCO


2
= 0,5VCO , VOH 2 O = 5,6 H lv ,
2 2

nên : VOdv  VRO  0,5VCO  VO  5,6H lv  0,7O lv


2 2 2

thay vào (1-66) ta có:


79
VN 2  (VRO2  0,5VCO  VO 2  5,6H lv  0,7O lv ) (1-67)
21
Thể tích khói khô:
79
Vkhoikho  VRO2  VCO  VO 2  (VRO2  0,5VCO  VO2  5, 6H lv  0, 7O lv ) , (1-68)
21
Giải đồng thời hai phương trình (1-66) và (1-68) và qua một số biến đổi trung gian ta được
phương trình đặc trưng của quá trình cháy:

RO2(1+) + CO(+0,605) + O2 = 21% (1-69)

Trong đó  là hệ số đặc tính nhiên liệu.


Đối với nhiên liệu rắn và lỏng:

H lv - 0,125O lv
β  2,37 (1-70a)
C lv  0,375S lv

Đối với nhiên liệu khí:

0, 01N 2  0, 79Vkk0
  0, 21  0, 79 , (1-70b)
VRO2

Từ đó ta thấy hệ số đặc tính  chỉ phụ thuộc vào các thành phần cháy được của nhiên liệu.
Đối với nhiên liệu rắn, lỏng và khí thiên nhiên thì  luôn có giá trị 01, còn đối với
nhiên liệu khí nhân tạo thành phần RO2 lớn nên  có thể có giá trị âm:

Nhiên liệu rắn  = 0,035 - 0,15;

Nhiên liệu lỏng  = 0,2 - 0,35;

Nhiên liệu khí  = 0,7 - 0,8;

Khí lò cao  thường có giá trị âm.


Hàm lượng CO có trong khói tính theo phương trình (1-69) là:
(21   RO 2 )  (RO 2  O 2 )
CO  (1-71)
0,605  

37
Khi cháy hoàn toàn thì CO = 0, từ (1-69) ta có phương trình đặc trưng cho quá trình
cháy hoàn toàn:
21 - RO2 - (RO2 + O2) = 0 (1-72)
từ đó ta có:

21  O 2
RO 2  (1-73)
1 

Như vậy khi cháy hoàn toàn và không có không khí thừa (O2 = 0) thì trị số RO2 sẽ
đạt giá trị cực đại:
21
RO 2max = (1-74)
1+β

Trị số RO2max chỉ phụ thuộc vào  tức vào đặc tính nhiên liệu, do đó với mỗi loại
nhiên liệu ta có được trị số RO2max . Khi vận hành với   1 thì sẽ có O2 thừa nên lượng
RO2 trong khói sẽ nhỏ hơn trị số RO2max do đó phải phấn đấu điều chỉnh sao cho RO2 tiến
tới RO2max nhằm cho  đạt giá trị nhỏ nhất.

Từ công thức (1-60) ta có hệ số không khí thừa:


1 1
 
79 O 2 79 O2
1 1
21 N 2 21 100   RO 2  O 2  

mà theo (1-72) thì: RO2 + O2 = 21 - RO2, do đó:


21 21
 
79O2 79O2
21  21 
100   21  RO2  79  RO2

coi gần đúng: 79 + RO2 = 79, ta có:


21

21  O 2

thay trị số 21 - O2 bởi RO2(1+ ), ta được:

21 RO max
  2
(1-75)
1  RO 2 RO 2

1.2.8. Công thức thực nghiệm tính toán quá trình cháy
Khi không biết thành phần của nhiên liệu có thể tính gần đúng lượng không khí và
lượng sản phẩm cháy lý thuyết qua nhiệt trị Qt theo các công thức thống kê của Rosin và
Fehling cho trong bảng 1.8.

38
Đối với nhiên liệu có nhiệt trị Qt nằm trong khoảng (13  17)MJ/m3 không thể sử
dụng các công thức gần đúng này. Khi đó có thể tính tương đối theo tỷ lệ cứ mỗi 1MJ cần
1m3 không khí. Trong thực tế có ít loại khí đốt nằm trong khoảng này.
Bảng 1.8. Công thức gần đúng của Rosin và Fehling
Loại nhiên liệu V0kk V0ka Đơn vị
Rắn 0,2416Qt + 0,5 0,2129Qt + 1,65 m3/kg
Lỏng O,2033Qt + 2,0 0,2656Qt m3/kg
Khí nhiệt trị thấp Qt < 13MJ/m3 0,2093Qt 0,1734Qt + 1,0 m3/m3
Khí nhiệt trị cao Qt > 17MJ/m3 0,2608Qt – 0,25 0,2727Qt + 0,25 m3/m3
Qt được tính bằng MJ/kg đối với nhiên liệu rắn và lỏng, MJ/m3 đối với nhiên liệu khí.
1.2.9. Nhiệt độ đọng sương
Nhiệt độ đọng sương của một khí thành phần nào đó là nhiệt độ bão hoà ứng với
phân áp suất của nó trong hỗn hợp khí.
Trong sản phẩm cháy của các thiết bị thực tế có hai loại hơi có thể ngưng tụ đó là
hơi nước và hơi H2SO4, khi ngưng tụ chúng đều làm tăng khả năng ăn mòn được gọi là
hiện tượng ăn mòn ở nhiệt độ thấp. Để tránh hiện tượng này, nhiệt độ của sản phẩm cháy
(trên vách thiết bị) cần phải cao hơn nhiệt độ đọng sương.
Nhiệt độ đọng sương của từng loại hơi trong khói phụ thuộc vào hàm lượng (phân
áp suất) tức thời của các loại hơi đó trong hỗn hợp; phân áp của chúng càng lớn thì nhiệt
độ đọng sương càng cao, tức là nguy cơ ngưng tụ càng lớn, càng dễ gây hiện tượng ăn mòn
ở nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ đọng sương hơi nước: Nhiệt độ đọng sương hơi nước có thể tính theo
phân áp suất của hơi nước trong sản phẩm cháy:
3978, 205
ts   233,394, 0 C (1-76)
23, 462  ln(p h )

Trong đó: ph là phân áp suất của hơi nước trong sản phẩm cháy, Pa.
1.2.10. Nhiệt độ cháy lý thuyết
Nhiệt độ cháy lí thuyết là nhiệt độ cực đại mà sản phẩm cháy có thể đạt được khi
cháy hoàn toàn và đoạn nhiệt (toàn bộ hoá năng, nhiệt vật lí của nhiên liệu và của không
khí đều được tập trung cho việc nâng cao nhiệt độ của sản phẩm cháy). Khi tính nhiệt độ
cháy lí thuyết cần bảo đảm hai điều kiện: cháy hoàn toàn và đoạn nhiệt, những điều kiện
khác như hệ số không khí thừa, nhiệt độ của nhiên liệu và không khí khi đưa vào buồng lửa
hoàn toàn tuỳ thuộc vào điều kiện tính toán cụ thể.
Nếu tính cho một đơn vị nhiên liệu thì phương trình cân bằng có dạng:
Vkkikk + inl + Qt = Vkhoii

39
Trong đó ikk, inl, i lần lượt là entanpy của không khí, nhiên liệu và sản phẩm cháy
được tính theo công thức quen thuộc: i = Cp.t. Đơn vị của i và Cp phụ thuộc vào đơn vị
lượng vật chất.
Ở nhiệt độ dưới 15000C, entanpi của sản phẩm cháy được tính theo nhiệt dung
riêng trung bình:
Qt V i i
 kk kk  nl   ri C pi t ; kJ/m3;
t
i (1-77)
Vkhoi Vkhoi VKhoi 0

Ở nhiệt độ trên 1500 0C sẽ xuất hiện các hiện tượng phân huỷ một số các thành
phần sản phẩm cháy như CO2 và H2O. Khi đó thành phần, thể tích và entanpi sản phẩm
cháy đều thay đổi. Lượng nhiệt tiêu tốn cho quá trình phân huỷ là qph. Khi đó entanpi của
sản phẩm cháy được tính:
Qt  Vkk i kk  i nl  q ph
  ri Cpi t lt ; kJ/m3;
t
i ph  (1-78)
Vkhoi.ph 0

Thực tế cho thấy, khi hệ số không khí thừa  = 1, thì nhiệt dung riêng của sản phẩm cháy
khi đốt các loại nhiên liệu khác nhau đều gần như nhau, do đó có thể tính được nhiệt độ
cháy lý thuyết theo nhiệt dung riêng của sản phẩm cháy:
i ph
t lt  t
, (1-79).
CpSPC
0

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1.1. Khái niệm về nhiệt trị thấp và nhiệt trị cao của nhiên liệu?
1.2. Cách xác định hệ số không khí thừa?
1.3. Phương trình đặc trưng cho quá trình cháy?
1.4. Khái niệm về nhiệt độ đọng sương và ảnh hưởng của nó?

BÀI TẬP
Bài 1.1. Than có thành phần theo mẫu làm việc là Clv = 44,3%; Hlv = 3,0%; Slv = 0,2%; Nlv
= 0,4%; Olv = 14,4%; Wlv = 33,0%; Alv = 4,7%, được sấy nóng theo sơ đồ hở. Hãy xác
định thành phần nhiên liệu theo mẫu làm việc của khi được sấy đến độ ẩm Wlv = 10%.
Bài 1.2. Thành phần cacbon theo mẫu làm việc của than là Clv = 47,4% ở độ ẩm Wlv =
7,0% và độ tro Alv = 32%. Hãy xác định thành phần cacbon theo mẫu khô khi tăng độ tro
làm việc của nhiên liệu tới Alv = 40%.
Bài 1.3. Hãy xác định thành phần nhiên liệu theo mẫu cháy, nếu biết thành phần theo mẫu
làm việc của nó là Clv = 66,1%; Hlv = 3,3%; Slv = 0,2%; Nlv = 0,7%; Olv = 7,5%; Wlv =
9,5%; Alv = 12,7%.
Bài 1.4. Thành phần cacbon và lưu huỳnh theo mẫu làm việc của than là Clv = 43,4% và Slv
= 0,5% ở độ ẩm Wlv = 7,0% và độ tro Alv = 38,1%. Hãy xác định thành phần cacbon và
lưu huỳnh theo mẫu khô khi độ tro làm việc của nhiên liệu tăng tới Alv = 45%.

40
Bài 1.5. Thành phần cacbon và hydro theo mẫu làm việc của than là Clv = 60% và Hlv =
3,1% ở độ ẩm Wlv = 10% và độ tro Alv = 19,8%. Hãy xác định thành phần cacbon và hydro
theo mẫu cháy của nhiên liệu khi tăng độ tro theo mẫu làm việc của nhiên liệu tới Alv =
27%.
Bài 1.6. Thành phần cacbon và hydro theo mẫu làm việc của than là Clv = 60% và Hlv =
3,1% ở độ ẩm Wlv = 10% và độ tro Alv = 19,8%. Hãy xác định thành phần cacbon và hydro
theo mẫu cháy của nhiên liệu khi tăng độ tro và độ ẩm theo mẫu làm việc của nhiên liệu tới
Alv = 22% và Wlv = 15%.

Bài 1.7. Hãy xác định nhiệt trị của hỗn hợp nhiên liệu rắn có nhiệt trị thấp làm việc Qtlv =
13020kJ/kg với mazut có nhiệt trị Qtlv = 38870kJ/kg nếu tỷ lệ nhiệt tỏa ra của nhiên liệu
rắn trong hỗn hợp là q’ = 0,3.
Bài 1.8. Do khai thác lộ thiên nên độ tro làm việc của than tăng từ 38,1 lên 48% và độ ẩm
tăng từ 7 lên 11%. Xác định nhiệt trị của than sau khi khai thác, biết nhiệt trị ban đầu của
nó bằng Qtlv = 16747kJ/kg.
Bài 1.9. Hãy kiểm tra độ chính xác khi xác định thành phần của nhiên liệu nếu biết thành
phần làm việc của nhiên liệu theo kết quả đo trong phòng thí nghiệm là: Clv = 62,17%; Hlv
= 4,1%; Slv = 3,27%; Nlv = 1,29%; Olv = 5,17%; Wlv = 7,9%; Alv = 22,1%; Qtlv =
22776kJ/kg.
Bài 1.10. Trong trung tâm nhiệt điện đốt khí và mazut, tỷ lệ phần nhiệt tỏa ra của nhiên
liệu khí trong hỗn hợp là q” = 0,6. Hãy xác định lượng khí tính cho 1kg mazut và nhiệt trị
của hỗn hợp tính cho 1kg mazut, biết nhiệt trị của mazut là Qtlv = 38870kJ/kg và của khí là
Qtlv = 37100kJ/m3.

Bài 1.11. Than nâu có các đặc tính: Clv = 37,6%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,4%; Nlv = 0,4%; Olv
= 12,7%; Wlv = 39%; Alv = 7,3%. Hãy xác định thể tích không khí lý thuyết khi đốt cháy
dưới dạng bột than có độ khô Wlv = 10%.
Bài 1.12. Hãy xác định thể tích không khí lý thuyết nếu độ tro của than tăng lên đến Alv =
35%, biết các thành phần ban đầu của nhiên liệu: Clv = 66,1%; Hlv = 3,3%; Slv = 0,2%; Nlv
= 0,7%; Olv = 7,5%; Wlv = 9,5%; Alv = 12,7%.
Bài 1.13. Cho nhiên liệu rắn có thành phần: Clv = 47,3%; Hlv = 3,3%; Slv = 3,5%; Nlv =
0,9%; Olv = 5,5%; Wlv = 11%; Alv = 28,5%; Qlvt’ = 19361kJ/kg và nhiên liệu khí có: CH4
= 94,9%; C2H6 = 3,2%; C3H8 = 0,4%; C4H10 = 0,1%; C5H12 = 0,1%; N2 = 0,9%; CO2 =
0,4%; Qlvt’’ = 36720kJ/m3. Hãy xác định thể tích không khí lý thuyết cấp cho quá trình
cháy nhiên liệu nếu phần nhiệt do nhiên liệu khí tỏa ra tăng lên đến q” = 0,6.
Bài 1.14. Cho than có thành phần nguyên tố theo mẫu cháy là: Cch = 80,2%; Hch = 3,3%;
Nch = 2,1%; Och = 14%; Sch = 0,4%. Biết độ tro thành phần khô bằng Ak = 22,12%. Hãy
xác định thành phần làm việc của nhiên liệu ở độ ẩm Wlv = 15% và thể tích không khí lý
thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu.
Bài 1.15. Than có thành phần làm việc là Clv =44,3%; Hlv =3,0%; Slv =0,2%; Nlv =0,4%;
Olv =14,4%; Wlv =33,0%; Alv =4,7%, được sấy nóng theo sơ đồ hở (thải ẩm ra ngoài). Xác

41
định thể tích không khí lý thuyết cho mẫu làm việc ban đầu, thành phần làm việc của nhiên
liệu khi được sấy đến độ ẩm Wlv =10%.

1.16. Hãy xác định thành phần và nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu khi độ ẩm thực tế tăng lên
đến W2lv = 16%, nếu biết các thành phần làm việc ban đầu của nhiên liệu là: Clv = 38,6%; Hlv =
2,6%; Slv = 3,8%; Nlv = 0,8%; Olv = 3,1%; Wlv = 11,0%; Alv = 40,1%.
1.17. Hãy xác định nhiệt trị thấp làm việc, thể tích sản phẩm cháy lý thuyết và lượng không khí lý
thuyết cần thiết để đốt cháy hỗn hợp 40% than với thành phần khối lượng Clv = 62,1%; Hlv = 4,2%;
Slv = 3,3%; Nlv = 1,2%; Olv = 6,4%; Wlv = 7%; Alv = 15,8% và 60% than có thành phần khối lượng
Clv = 38,6%; Hlv = 2,6%; Slv = 3,8%; Nlv = 0,8%; Olv = 3,1%; Wlv = 11%; Alv = 40,1%.
1.18. Biết thành phần cháy của nhiên liệu là: Cch = 85%; Hch = 6%; Och = 5%; Sch = 4%; biết Wlv =
18,6% và độ tro thành phần khô Ak = 30%. Hãy xác định thành phần của nhiên liệu theo mẫu làm
việc, nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu.
1.19. Hãy xác định thành phần sản phẩm cháy khi đốt hỗn hợp nhiên liệu: 40kg than có thành phần
Clv = 47,4%; Hlv = 3,2%; Slv = 2,5%; Nlv = 1,3%; Olv = 9,7%; Wlv = 11%; Alv = 24,9% và 60m3 khí
lò có thành phần: H2S = 1,2%; CO2 = 6,5%; CO = 25%; H2 = 14%; CH4=2,2%; C2H6 = 0,3%; O2 =
0,2%; N2 = 50,6%.
1.20. Hãy xác định nhiệt trị thấp làm việc của hỗn hợp các khí, tính thể tích sản phẩm cháy với α =
1,05. Hỗn hợp bao gồm 60% khí tự nhiên có thành phần CO2 = 0,1%; CH4 = 98%; C2H6 = 0,4%;
C3H8 = 0,2%; N2 =1,3% và 40% khí lò luyện cốc có thành phần: CH4 = 57%; H2S= 0,4%; CO2 =
2,3%; CO = 6,8%; H2 = 22,3%; C2H6 = 0,8%; C3H8 = 1,9%; O2 = 0,8%; N2 = 7,7%.
1.21. Hãy xác định thể tích không khí lý thuyết và thể tích sản phẩm cháy của hỗn hợp mazut và
khí, biết rằng hỗn hợp cháy gồm 8,33kg/s mazut với thành phần khối lượng làm việc Clv = 83,4%;
Hlv = 10%; Slv = 2,9%; Nlv = 0,3%; Olv = 0,1%; Wlv = 3%; Alv = 0,3% và 2,78m3/s khí tự nhiên với
thành phần CO2 = 3%; CH4 = 88%; C2H6 = 1,2%; C3H8 = 0,5%; N2 = 7,3%.
1.22. Hãy xác định thể tích không khí lý thuyết, tính thể tích sản phẩm cháy hỗn hợp bao gồm 30%
than có thành phần Cch = 85%; Hch = 4%; Och = 6%; Sch = 5%; biết Wlv = 30% và độ tro khối lượng
khô Akh = 16% và 70% than có thành phần Clv = 29,1%; Hlv = 2,2%; Slv = 2,9%; Nlv = 0,6%; Olv =
8,7%; Wlv = 33%; Alv = 23,5%.
1.23. Cho than có thành phần theo theo mẫu cháy là: Cch = 80,2%; Hch = 3,3%; Nch = 2,1%;
Och = 14%; Sch = 0,4%. Biết độ tro thành phần theo mẫu khô bằng Ak = 22,12%. Hãy xác
định thành phần mẫu khô của nhiên liệu và thể tích không khí lý thuyết khi độ ẩm tăng lên
đến Wlv = 15%.
1.24. Cho nhiên liệu có thành phần theo mẫu cháy: Cch = 80,2%; Hch = 3,3%; Nch = 2,1%;
Och = 14%; Sch = 0,4%; biết Wlv = 15%; Alv = 18,8%. Hãy xác định Qlvt, Qcht, Qlvc và lượng
khí CO2 tạo ra khi cháy.
1.25. Hãy xác định Qcht, Qlvc và lượng khí 3 nguyên tử tạo ta trong quá trình cháy nếu biết
thành phần nguyên tố theo mẫu cháy: Cch = 84%; Hch = 4,5%; Nch = 2%; Och = 9%;
Sch = 0,5%; Wlv = 12%; Alv = 11,4% và nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu là Q lvt =
23990kJ/kg.
1.26. Hãy xác định Qkt, Qtlv và thể tích hơi nước lý thuyết trong sản phẩm cháy (khi
Qph=0) nếu cho than có thành phần theo mẫu cháy: Cch = 84%; Hch = 4,5%; Nch = 2%;
Och = 9%; Sch = 0,5% và Wlv = 12%; Alv = 11,4%; Ak = 12,96%.

42
1.27. Hãy xác định thành phần theo mẫu cháy của nhiên liệu, nếu biết thành phần theo mẫu
làm việc của nó là Clv = 66,1%; Hlv = 3,3%; Slv = 0,2%; Nlv = 0,7%; Olv = 7,5%; Wlv =
9,5%; Alv = 12,7%. Xác định thể tích không khí lý thuyết, thể tích khí CO2 tạo ra trong quá
trình cháy.
1.28. Cho nhiên liệu có thành phần nguyên tố theo mẫu cháy: C lv = 66,1%; Hlv = 3,3%;
Slv = 0,2%; Nlv = 0,7%; Olv = 7,5%; Wlv = 9,5%; Alv = 12,7%. Hãy xác định Qlvt , Qkt, Qlvc
và thể tích sản phẩm cháy.
1.29. Than có thành phần làm việc là Clv = 44,3%; Hlv = 3,0%; Slv = 0,2%; Nlv = 0,4%;
Olv = 14,4%; Wlv = 33,0%; Alv = 4,7%, được sấy nóng theo sơ đồ hở (thải ẩm). Hãy xác
định thành phần làm việc của nhiên liệu và thể tích khói thải sinh ra khi cháy nếu được sấy
đến độ ẩm Wlv = 15%.
1.39. Hãy xác định thành phần sản phẩm cháy trong khói thải (VRO2; V0N2; V0HO2; V0khoi;
Vkhoi) khi đốt than đá có thành phần: Clv= 37,6%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,4%; Nlv = 0,4%; Olv
= 12,7%; Wlv = 39%; Alv = 7,3% ở α =1 và hệ số không khí thừa trong khói thải αth=1,35.
1.31. Thành phần sản phẩm cháy thay đổi thế nào trong khói thải nếu mẫu làm việc ban
đầu có thông số: Clv= 62,1%; Hlv = 4%; Slv = 2,6%; Nlv = 1,1%; Olv = 5,9%; Wlv = 13%;
Alv = 11,3%; (α = 1,2), khi thay đổi Wlv từ 13 đến 18 và 23%?

1.32. Tỷ số các thể tích không khí qua vòi đốt và sản phẩm cháy sau bộ quá nhiệt đối với
các điều kiện bài 1.30 khi lò hơi làm việc ở áp suất dương?
1.33. Hãy xác định thể tích lý thuyết của không khí và sản phẩm cháy đốt than sau khi sấy
ở sơ đồ sấy hở than nâu có Clv= 37,6%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,4%; Nlv = 0,4%; Olv = 12,7%;
Wlv = 39%; Alv = 7,3% lấy độ ẩm bột than 15,0%.
1.34. Hãy xác định tiết diện đường ống không khí nóng cần thiết ở nhiệt độ 300 0C, áp suất
dư trong đường khói 3000Pa đối với lò hơi đốt than có thành phần (Clv= 60%; Hlv = 3,1%;
Slv = 0,2%; Nlv = 0,6%; Olv = 6,3%; Wlv = 10%; Alv = 19,8%) ở lưu lượng 23,8kg/s. Khi
giải bài toán lấy tốc độ không khí 15m/s, số lượng đường khói là 2, hình dạng tròn
(phương án 1) và hình chữ nhật với tỷ lệ các cạnh 2:1 (phương án 2); lấy tỷ số thể tích
không khí so với lượng lý thuyết cần thiết β = 1,16 và áp suất khí quyển 750mmHg
(99990Pa).
1.35. Hãy xác định thể tích không khí cần cho sự cháy và thể tích sản phẩm cháy trong
buồng đốt khi đốt đá phiến có thành phần (Clv= 24,7%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,1%; Nlv =
1,1%; Olv = 15,2%; Wlv = 50%; Alv = 6,3%). Hệ số dư không khí trong buồng đốt lấy α
=1,3; phương pháp đốt cháy trong không gian (bột).
1.36. Thể tích và phân thể tích của khí ba nguyên tử và hơi nước thay đổi thế nào, nếu khi
đốt than có thành phần (Clv= 35,9%; Hlv = 2,6%; Slv = 0,9%; Nlv = 1,0%; Olv = 10,2%; Wlv
= 17%; Alv = 32,4%) với hệ số không khí thừa tăng từ 1,2 tới 1,3?.

1.37. Biết thành phần cháy của nhiên liệu là: Cch = 85%; Hch = 6%; Och = 5%; Sch = 4%;
biết Wlv = 18,6% và độ tro thành phần khô Ak = 30%. Hãy xác định thành phần của nhiên

43
liệu theo mẫu làm việc, nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu; nhiệt độ cháy lý thuyết ở tkk
= 3000C với hệ số không khí thừa α = 1,25.
1.38. Hãy xác định nhiệt trị thấp làm việc của hỗn hợp các khí, tính thể tích sản phẩm cháy
và nhiệt độ cháy lý thuyết ở tkk = 2700C với α = 1,05. Hỗn hợp bao gồm 60% khí tự nhiên
có thành phần CO2 = 0,1%; CH4 = 98%; C2H6 = 0,4%; C3H8 = 0,2%; N2 =1,3% và 40% khí
lò luyện cốc có thành phần: CH4 = 57%; H2S= 0,4%; CO2 = 2,3%; CO = 6,8%; H2 =
22,3%; C2H6 = 0,8%; C3H8 = 1,9%; O2 = 0,8%; N2 = 7,7%.
1.39. Hãy xác định thể tích sản phẩm cháy và nhiệt độ cháy lý thuyết ở tkk = 2700C và α =
1,05. Hỗn hợp bao gồm 30% than có thành phần Cch = 85%; Hch = 4%; Och = 6%; Sch =
5%; biết Wlv = 30% và độ tro khối lượng khô Akh = 16% và 70% than có thành phần Clv =
29,1%; Hlv = 2,2%; Slv = 2,9%; Nlv = 0,6%; Olv = 8,7%; Wlv = 33%; Alv = 23,5%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Sĩ Mão. Lý thuyết và thiết bị cháy. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
2. Nguyễn Thế Dân. Lý thuyết và các quá trình cháy. Hà Nội: NXB Đại học Bách khoa Hà
Nội, 1998.
3. Hoàng Ngọc Đồng, Đào Ngọc Chân. Lò hơi và thiết bị đốt. Hà Nội: NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 2008.
4. Trương Duy Nghĩa, Nguyễn Sĩ Mão. Thiết bị lò hơi, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ
thuật,1985.
5. V. Černý a kol. Parní kotle a spalovací zařízení. SNTL, Praha, Česko, 1990.
6. Чепель В.М., Шур И.А. Сжигание газов в топках котлов и печей и обслуживание
газового хозяйства предприятий. Ленинград: Недра, 1980.
7. Фокин В.М. Теплогенерирующие установки систем теплоснабжения. Москва:
Машиностроение-1, 2006
8. Сидельковский Л. Н., Юренев В. Н. Котельные установки промышленных
предприятий - Изд. 4-е, репр. Москва: Бастет, 2009.

44

You might also like