You are on page 1of 9

1/5/2022

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING


KHOA MARKETING

4 January 2022
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP

BIÊN SOẠN: TS. TRẦN VĂN THI – KHOA MARKETING

1 Một số vấn đề chung về đạo đức kinh doanh

2 Các nhân tố và phương pháp phân tích hành vi ĐĐKD

3 X Văn hóa doanh nghiệp

4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5 Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

6 Thiết lập hệ thống triển khai đạo đức kinh doanh và văn
hóa doanh nghiệp

4 January 2022

Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo đức kinh doanh


Đạo đức
kinh doanh

Vai trò của


Các khái niệm đạo đức
kinh doanh
Các khía trong doanh
Các triết nghiệp
cạnh thể
lý đạo
hiện đạo
đức trong
đức kinh
kinh
doanh
doanh 1
4 January 2022

4
1/5/2022

1.1 Các khái niệm


 Khái niệm đạo đức
Là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, và trong quan hệ với
người khác, với xã hội.
“Đạo đức là một môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái
đúng – cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý
về cái đúng – cái sai , quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các
thành viên của một nghề nghiệp” (Từ điển điện tử American Heritage
Dictionary)
 Đặc điểm:
- Tính giai cấp
- Tính địa phương
- Điều kiện lịch sử

4 January 2022

1.1 Các khái niệm


 Các biểu hiện trong đạo đức (xã hội)

“Muốn mọi người đối xử tốt với mình như thế nào thì hãy đối xử với họ như vậy”
(CÁC MÁC)

“ Có tài mà không có đức là người vô dụng


Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
(Bác Hồ)
4 January 2022

1.1 Các khái niệm


“Cung kính thì không bị khinh nhờn
Khoan dung thì được lòng người
Trung tín được tin yêu
Cần mẫn thì thành công
Huệ ái thì sử dụng được người”

(Khổng Tử)

“Gieo tư tưởng - Gặt hành vi


Gieo hành vi - Gặt thói quen
Gieo thói quen - Gặt tư cách
2
Gieo tư cách - Gặt số phận ”
4 January 2022

7
1/5/2022

1.1 Các khái niệm


 NHÂN – NGHĨA – LỄ - TRÍ - DŨNG

Nhân: Là biết yêu thương, giúp đở người khác và lấy đó làm


phương châm rèn luyện và hành động của bản thân

Nghĩa Là thấy việc gì đáng làm thì làm không mưu lợi cá nhân
Nghĩa:
(Do the right things)

Lễ: Là hình thức của nhân, là hành động của nhân

Trí: Là có trí tuệ, kiến thức, biết người

Dũng: Thể hiện sự kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn
để vươn tới mục đích
4 January 2022

1.1 Các khái niệm


 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu
quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện
cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành
động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.

Các nguyên tắc và các chuẩn mực


•Tính trung thực
• Tôn trọng con người
• Gắn lợi ích doanh nghiệp – khách hàng – xã hội
• Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Chủ thể
• Tất cả mọi người trong tổ chức kinh doanh
• Khách hàng và những người hữu quan
4 January 2022

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH GẮN LIỀN VỚI LỢI NHUẬN


Khi nhắc tới khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đó là một
yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế. Nhưng thực tế lại cho thấy mức độ phát triển
bền vững của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức kinh doanh, sự tăng trưởng về lợi
nhuận gắn liền với việc nghiêm túc tuân thủ đạo đức kinh doanh
Vài trò to lớn của đạo đức trong kinh doanh : Đạo đức kinh doanh chính là yếu tố
nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tăng cường sự trung
thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh doanh
nghiệp và từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đạt được thành
công bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho
doanh nghiệp mình.
Ở Việt Nam, bài toán đạo đức kinh doanh còn bỏ ngỏ…
Đứng trên giác độ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp dường như
vẫn chưa chú ý đến sự cần thiết và tất yếu của đạo đức kinh doanh. Với mong muốn đạt
được lợi nhuận trong thời gian càng sớm càng tốt, không ít doanh nghiệp coi vấn đề đạo
đức như là yếu tố phụ, vậy nên khó tránh khỏi tình trạng làm ăn theo kiểu “chộp giật”,
hay mang tính “ăn xổi”, điều này dẫn tới hiện tượng làm hàng giả khá phổ biến trên thị 3
trường.
4 January 2022

10
1/5/2022

4 January 2022

11

1.1 Các khái niệm


 Tám quyền lực của người tiêu dùng
Quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản

Quyền được an toàn

Quyền được thông tin

Quyền được lựa chọn

Quyền được lắng nghe

Quyền được bồi thường

Quyền được giáo dục về tiêu dùng

Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững

4 January 2022

12

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.1 Khái quát triết lý đạo đức
 Khái niệm
Triết lý đạo đức hay đạo lý là những nguyên tắc, quy tắc con
người sử dụng để xác định thế nào là đúng, thế nào là sai. Triết
lý đạo đức hướng dẫn con người trong việc xác định cách thức
giải quyết mâu thuẩn và đạt được lợi ích chung cao nhất khi
con người sống trong một tập thể , một xã hội
Tính đặc thù của triết lý đạo đức tùy thuộc:
* Hoàn cảnh kinh tế
* Đặc điểm truyền thống
* Quá trình trưởng thành và phát triển của từng cá nhân,
từng nhóm xã hội 4
4 January 2022

14
1/5/2022

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.1 Khái quát triết lý đạo đức
 Xu thế phát triển trong triết lý đạo đức
Mỗi triết lý là một lý thuyết phức tạp được xây dựng trên
cơ sở những quan điểm về quy tắc chi phối hành vi của con
người về mặt đạo đức.
Có 3 nhóm triết lý đạo đức cơ bản vận dụng trong kinh doanh:
- Các triết lý dựa trên quan điểm vị lợi
- Các triết lý dựa trên quan điểm pháp lý
- Các triết lý dựa trên quan điểm đạo lý

4 January 2022

15

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.2 Các triết lý đạo đức chủ yếu
 Các triết lý theo quan điểm vị lợi (teleotology)
Nhóm này gồm các triết lý theo Thuyết mục đích (teleology)
hay còn gọi là Chủ nghĩa trọng hệ quả (consequentialism), tiếp
cận với các vấn đề đạo đức qua việc đánh giá hệ quả của hành
động, thể hiện qua các phương pháp:
- Phương pháp Quản lý theo mục tiêu (MBO – Management
By Objectives)
- Phương pháp Phân tích lợi ích – chi phí (Cost Benefit
Analysis)
Đại diện quan trọng của các triết lý theo quan điểm vị lợi:
- Chủ nghĩa vị kỷ (egoism)
- Chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism)
4 January 2022

16

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


Quan điểm vị lợi
Egoism (chủ nghĩa vị kỷ)
Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được
là những hành vi có thể mang lại tối đa lợi ích cho một cá
nhân, con người cụ thể mà người đó mong muốn

Utilitarianism (chủ nghĩa vị lợi)


Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được
là những hành vi có thể mang lại tối đa tổng lợi ích hay
nhiều điều tốt nhất cho một số lượng người lớn nhất

5
4 January 2022

17
1/5/2022

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.2 Các triết lý đạo đức chủ yếu
 Các triết lý theo quan điểm pháp lý
Nhóm này gồm các triết lý theo Thuyết đạo đức hành vi (deontology),
Chủ nghĩa đạo đức tương đối (relativism), Thuyết đạo đức công lý (justice).
-Thuyết đạo đức hành vi: Quan điểm của thuyết này cho rằng có những
điều con người không nên làm, ngay cả khi lợi ích đạt được là lớn nhất.
Triết lý của thuyết này chú trọng đến cách thức thực hiện hành vi, chứ
không phải là kết quả đạt được của hành vi.
- Chủ nghĩa đạo đức tương đối: Triết lý của thuyết này là lấy kinh nghiệm
của bản thân mình hay của một nhóm người xung quanh làm căn cứ để xác
định chuẩn mực hành vi đạo đức.
- Thuyết đạo đức công lý: Coi trọng sự công bằng, và quan tâm đến những
nghĩa vụ phải thực hiện trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ, bao
gồm: công lỳ trong phân phối, công lý trong quan hệ, công lý trong trật
tự. 4 January 2022

18

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh

Quan điểm pháp lý


Deontology (thuyết đạo đức hành vi)
Chủ trọng đến việc bảo vệ quyền của cá nhân và quan tâm
đến việc xét từng hành vi cụ thể và cách thức chúng được
tiến hành, chứ không chú trọng vào kết quả
Relativism (chủ nghĩa đạo đức tương đối)
Coi trọng việc đánh giá tính chất đạo đức của hành vi dựa
vào kinh nghiệm chủ quan của mỗi người hay nhóm người
Justice (thuyết đạo đức công lý)
Đánh giá tính chất đạo đức trên cơ sở sự công bằng: cùng
chia sẻ, có trật tự và tương thân tương ái

4 January 2022

19

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


1.2.2 Các triết lý đạo đức chủ yếu
 Triết lý theo quan điểm đạo lý
Nhóm này gồm có Thuyết đạo đức nhân cách (virtue
ethics).
Thuyết đạo đức nhân cách nhấn mạnh đến vai trò của các
“nhân cách then chốt” ảnh hưởng đến sự sống còn, an nguy
của một tổ chức, một hệ thống ở mọi cấp độ và quy mô.
Thuyết đạo đức nhân cách coi những quy tắc đạo đức xã
hội hiện hành chỉ là những yêu cầu tối thiểu về mặt đạo
đức cần thỏa mãn để hình thành nhân cách. Đạo đức nhân
cách phải vượt lên trên những quy tắc đạo đức thông
thường để trở thành đặc trưng điển hình cho nhiều người
khác thông qua nhân cách của một người. 6
4 January 2022

20
1/5/2022

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh

Quan điểm đạo lý


Virtue ethics (thuyết đạo đức nhân cách)
Cho rằng đạo đức trong từng hoàn cảnh không
chỉ được quyết định bởi những yêu cầu đạo đức
phổ biến, mà còn được quyết định bởi những
nhân cách trưởng thành có đạo đức.

4 January 2022

21

1.2 Các triết lý đạo đức trong kinh doanh


Quan điểm vị lợi Quan điểm pháp lý Quan điểm đạo lý
Egoism (chủ nghĩa vị kỷ) Deontology (thuyết đạo đức Virtue ethics (thuyết đạo
Định nghĩa hành vi đúng đắn hay hành vi) đức nhân cách)
có thể chấp nhận được là những Chú trọng đến việc bảo vệ quyền Cho rằng đạo đức trong từng hoàn
hành vi có thể mang lại tối đa lợi của cá nhân và quan tâm đến việc cảnh không chỉ được quyết định
ích cho một cá nhân, con người cụ xét từng hành vi cụ thể và cách bởi những yêu cầu đạo đức phổ
thể mà người đó mong muốn thức chúng được tiến hành, chứ biến, mà còn được quyết định bởi
không chú trọng vào kết quả những nhân cách trưởng thành có
đạo đức

Utilitarianism (chủ nghĩa vị Relativism (chủ nghĩa đạo


lợi) đức tương đối)
Định nghĩa hành vi đúng đắn hay Coi trọng việc đánh giá tính chất
có thể chấp nhận được là những đạo đức của hành vi dựa vào kinh
hành vi có thể mang lại tối đa tổng nghiệm chủ quan của mỗi người
lợi ích hay nhiều điều tốt nhất cho hay nhóm người
một số lượng người lớn nhất
Justice (thuyết đạo đức công
lý)
Đánh giá tính chất đạo đức trên cơ
sở sự công bằng: cùng chia sẻ, có
4 January 2022 trật tự và tương thân tương ái

22

1.3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh

Triết lý, quyền lực, cơ


chế phối hợp, lợi ích

Bên trong Bên ngoài


Các khía cạnh thể
Chủ sở hữu, người hiện đạo đức kinh Khách hàng, đối tác,
quản lý (đại diện công đối thủ, cộng đồng,
ty), người lao động doanh xã hội, chính phủ

Lĩnh vực
Marketing, công nghệ,
nhân lực, tài chính, quản lý 7
4 January 2022

23
1/5/2022

1.3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh

 1.3.1 Triết lý, quyền lực, cơ chế phối hợp, lợi ích
 Triết lý
Triết lý đạo đức của mỗi người thể hiện quan điểm, nguyên tắc hành động, chuẩn mực
đạo đức, quan niệm giá trị và niềm tin, sự trung thực, công bằng thông qua các
quyết định hành động.
 Quyền lực
Quyền lực ở mỗi vị trí khác nhau (bên trong hay bên ngoài của một tổ chức) thể hiện
thông qua các hình thức điều hành và thông tin với các đối tượng hữu quan bên
trong hoặc bên ngoài của tổ chức.
 Cơ chế phối hợp
Sự phối hợp thể hiện đạo đức trong mối quan hệ giữa con người trong một tổ chức, tạo
nên yếu tố quyết định đến hiệu quả và sức mạnh của một tổ chức.
 Lợi ích
Đạo đức về lợi ích sẽ thể hiện khi một người rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn hoặc
lợi ích bản thân, hoặc lợi ích của những người khác hay lợi ích tổ chức.

4 January 2022

24

1.3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
 1.3.2 Lĩnh vực marketing, công nghệ, nhân lực, tài chính,
quản lý
 Marketing
Đạo đức thể hiện qua những hoạt động marketing như: quảng cáo, thu thập và sử dụng
thông tin khách hàng, an toàn sản phẩm, định giá sản phẩm, phân phối sản phẩm.
 Công nghệ
Kỹ thuật công nghệ được vận dụng trong các hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ
sản phẩm sẽ bị chi phối bởi đạo đức của các cá nhân trong quá trình vận hành
 Nhân lực
Đạo đức trong nhân lực thể hiện qua các hoạt động cụ thể như: xác định công việc,
tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm tra, đánh giá người lao động, bầu không khí tổ chức.
 Kế toán, tài chính
Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính thể hiện qua việc xử lý các số liệu, đưa ra
những dữ liệu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và hoạch định chiến lược.
 Quản lý
Đạo đức trong quản lý thể hiện trong quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến
lợi ích giữa người quản lý với chủ sở hữu hoặc người lao động.
4 January 2022

25

1.3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
 1.3.3 Đối tượng hữu quan bên trong: chủ sở hữu, người
lao động
 Chủ sở hữu
Chủ sở hữu có thể là người trực tiếp tham gia điều hành (hoặc giao quyền
điều hành cho người quản lý chuyên nghiệp), nhằm thực thi quyền lực
kiểm soát và đảm bảo quyền lợi gắn với giá trị tài sản đóng góp. Chính vì
vậy, đạo đức kinh doanh được thể hiện qua các quyết định của họ nhằm
đảm bảo cho lợi ích của họ được bảo toàn và phát triển.
 Người lao động
Nhận thức và năng lực của người lao động, quan điểm đạo đức của họ đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp thể hiện cụ thể qua các
mặt: quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại, cáo giác, điều kiện và môi trường
lao động, lạm dụng của công

8
4 January 2022

26
1/5/2022

1.3 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh
 1.3.4 Đối tượng hữu quan bên ngoài: khách hàng, đối tác,
đối thủ, cộng đồng, xã hội, chính phủ
 Khách hàng
Vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng là sự an toàn của sản phẩm, sự không cân
đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài.
 Đối tác, đối thủ
Đạo đức kinh doanh thể hiện qua việc mưu cầu lợi ích của doanh nghiệp trong việc
liên kết và cạnh tranh; giữa lợi nhuận , thị phần và sự phát triển lâu dài
 Cộng đồng, xã hội
Hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, văn hóa,
xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động và môi trường sống của họ. Mối
quan tâm của cộng đồng, xã hội thường gắn liền với việc khai thác và sử dụng tài
nguyên, sự thay đổi của môi trường sống, giá trị truyền thống.
 Chính phủ
Sự can thiệp và điều hành của chính phủ đối với doanh nghiệp được xem xét trên các
khía cạnh: bình đẳng, trung thực, công bằng, công lý, và sự phát triển bền vững
của môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội – tự nhiên.
4 January 2022

27

1.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

 Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
 Góp phần vào chất lượng kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp
 Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
 Góp phần làm hài lòng khách hàng
 Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
 Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

4 January 2022

28

TẠI SAO PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Luật : ngăn chặn, trừng phạt.


Tôn giáo : thiên đàng, địa ngục.
Xã hội : hình phạt nghiêm khắt, khen thưởng
Cá nhân : cảm xúc của con người, linh hồn.

9
4 January 2022

29

You might also like