You are on page 1of 57

I/ Khái niệm - phân loại bệnh thấp khớp:

- Bệnh thấp khớp (Arthritis) là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn
cầu, với 350 triệu người hiện đang bị ảnh hưởng. [1]
- Bệnh thấp khớp (Arthritis) là một thuật ngữ nhằm chỉ nhiều loại bệnh liên quan
đến xương khớp, bao gồm: [1]
+ Bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA)
+ Bệnh viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)
+ Bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis-OA)
+ Bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên (juvenile idiopathic arthritis)
+ Bệnh viêm khớp vẩy nến (psoriatic arthritis)
+ Bệnh Gout
+Bệnh viêm khớp nhiễm trùng (septic arthritis)
+ Bệnh lupus ban đỏ (lupus arthritis) [2]

Hình 1: Các loại bệnh thấp khớp (Arthritis) [1]


II/ Viêm khớp dạng thấp (RA) :
1/ Khái niệm viêm khớp dạng thấp (RA) : [3] [4] [5] [6]
- Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch thường gặp đặc trưng bởi quá trình
viêm mạn tính các khớp.
- Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tổn thương
sụn khớp, hủy xương gây dính và biến dạng khớp. VKDT diễn biến phức tạp, ngoài
các biểu hiện tại khớp còn có các biểu hiện ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức
độ khác nhau

Hình 2: Vị trí tổn thương [6]


2/ Nguyên nhân :
- cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, viêm khớp dạng thấp
được coi là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn
hoặc di truyền . Các yếu tố nhiễm khuẩn như virus hay vi khuẩn đã được
đề cập đến. [3] [7]
- viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện hoặc nặng hơn ở thời kỳ sau sinh đẻ, sau
mãn kinh, chứng tỏ có vai trò của hormon giới tính [7]

Hình 3: Bệnh viêm thấp khớp do môi trường, yếu tố gene, biến đổi Epigenetic,
từ protein PTMa [8]
3/ Cơ chế sinh bệnh : [5] [9] [10] [11] [12] [8]
- Kháng nguyên là tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây khởi phát một
chuỗi các phản ứng miễn dịch trong đó các tế bào lympho T đóng vai trò then
chốt.
- Các tế bào lympho T sau khi tiếp xúc với kháng nguyên được hoạt hoá (chủ yếu
là TCD4) tiết ra các. Các cytokin do tế bào T tiết ra tác động lên các tế bào khác,
trong đó có 3 loại tế bào chủ yếu: lympho B, đại thực bào và tế bào nội mô mạch
máu màng hoạt dịch .
+ Các cytokin do tế bào T tiết ra hoạt hoá tế bào B tiết ra các cytokin gây viêm có
bản chất là immunoglobulin , từ đó tạo ra các phức hợp miễn dịch lắng đọng tại
khớp và gây tổn thương khớp , từ đó gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây chính là
cơ sở cho việc điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm đích tế bào B
+ Một số cytokin gây viêm như Interleukin 1 (IL - 1), Interleukin 6 (IL - 6),
TNFα…
Hình 4: Cơ chế sinh bệnh viêm thấp khớp [8]
Hình 5: Tăng sinh mô hoạt dịch hình thành pannus ( mô viêm hạt ) gây bệnh
viêm thấp khớp [8]
4/ Chuẩn đoán : [5] [7] [13]
- Hội thấp khớp học Mỹ (American college of Rheumatology - ACR) năm 1987,
Hội đã thống nhất và đưa ra 7 tiêu chuẩn chẩn đoán (ACR 1987). Tiêu chuẩn này
như sau:
1. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
2. Viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay,
khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên).
3. Trong đó có ít nhất 1 khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần, bàn ngón tay,
cổ tay.
4. Có tính chất đối xứng.
5. Hạt dưới da.
6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính.
7. X quang điển hình (hình bào mòn, mất chất khoáng thành dải)
- Thời gian diễn biến của bệnh ít nhất phải 6 tuần
- Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/7 tiêu chuẩn
Hình 6: Viêm khớp ngón gần, nguồn wikipedia
5/ Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp:
+ Các thuốc kháng TNFα: TNFα là một cytokin viêm đóng vai trò
quan trọng trong cơ chế bệnh sinh bệnh VKDT. Các thuốc kháng TNFα được
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (U.S. Food and Drug Administration
- FDA) cấp phép bao gồm: Etanercept (Enbrel), Infliximab (Remicade),
Adalimumad (Humira) [14]
+ Thuốc ức chế lympho bào B: Tế bào lympho B được chứng minh là
một tế bào trình diện kháng nguyên quan trọng đối với các tế bào lympho T, là
nơi sản xuất ra các cytokin gây viêm [3] [15]
+ Thuốc ức chế tế bào T: Các thuốc ức chế tế bào T được chỉ định cho
nhân VKDT với những trường hợp bệnh nhân kháng với TNFα. [16]

+ Thuốc ức chế IL - 1 (Anakinra): Đây là một kháng thể đơn dòng kháng lại thụ thể
của IL - 1, có tác dụng chống viêm vừa phải trong VKDT và cũng có tác dụng làm
thay đổi bệnh. [17]
+ Thuốc ức chế IL - 6: IL - 6 là một cytokin đóng vai trò kích thích hoạt động của
lympho bào B trong việc sản sinh ra các kháng thể và tham gia vào quá trình biệt
hóa của tế bào lympho T. [7]
6/ Dinh dưỡng cho bệnh viêm khớp dạng thấp : [8] [18] [19]

Hình 7: các cytokines gây viêm (cán cân trái) gây viêm khớp dạng thấp kéo dài
và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các các cytokines chống viêm (cán cân phải)
giảm đau và cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp [8]
- Trong lịch sử, liệu pháp dinh dưỡng cho bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) đã được
giới y học đánh giá rất cao để trả lời các câu hỏi của bệnh nhân về những gì họ
nên ăn trong một nỗ lực để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp và rối loạn cơ
xương là một trong những bệnh rối loạn y tế thông thường.
- Mục đích can thiệp dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng
thấp là làm giảm các cytokin gây viêm(IL-1,IL-6,IL-17,…) và tăng các cytokin chống
viêm(IL-10,IL-18,…) và đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh nhân.

1.Thực phẩm giàu luteolin: [20]


- Luteolin, một trong những flavonoid phổ biến rộng rãi, thu được từ thực vật,
chẳng hạn như ngò tây (Petroselinum crispum), ớt (Capsicum annuum L. var) đã
được chứng minh là có hoạt tính chống oxy hóa, bằng cách ngăn ngừa tổn thương
tế bào và viêm gây ra bởi stress oxy hóa.
Hình 8: Ngò tây ( mùi tây)

Hình 9: ớt
2. Thực phẩm giàu genistein: [20]
- Genistein một trong những thành phần tích cực của đậu tương, là một
isoflavone phytosterol, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng sinh và
điều hòa miễn dịch.
- Tác dụng điều hòa miễn dịch của nó thông qua duy trì sự cân bằng giữa Th1 và
Th2 bằng cách ức chế tiết interferon-γ và tăng sản xuất IL-4 và đồng thời ức chế
các cytokins gây viêm như IL-1β, IL-6, IL-8 bằng cách ức chế con đường ROS / Akt /
NF-kB. Do đó, ngăn ngừa tổn thương mô và viêm khớp của bệnh viêm khớp dạng
thấp
3. Thực phẩm giàu apigenin:
- [20] Apigenin (4, 5, 7-trihydroxy flavone) là một flavonoid thường được tìm thấy
trong mùi tây, cần tây, trà hoa cúc, và rễ cây cúc tần, v.v.
- [20] Apigenin đã được được chứng minh là sở hữu các hoạt động góp phần điều
trị viêm khớp dạng thấp

Hinh 10: Các thực phẩm chính có chứa apigenin theo dữ liệu phenol-explorer và
USDA [21]
Hình 11: Ngò tây ( mùi tây)

Hình 12: Cần tây


Hình 13: Trà hoa cúc
4. Thực phẩm giàu resveratrol: [20]
- Resveratrol là một polyphenol stilbenoid, thường được tìm thấy trong nho, đậu
phộng, v.v. giúp làm giảm IL-1 và ngăn chặn sự sản sinh ROS và NF-kB.

Hình 14: Nho


Hình 15: Đậu phộng

5. Dầu mè và dầu cám gạo: [20]


- dầu cám gạo và dầu mè giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh thông qua
giảm viêm và stress oxy hóa bằng cách điều chỉnh giảm các cytokine TNF-α, IL-1β,
IL-6.
Hình 16: Dầu mè

Hình 17: Dầu cám gạo


6. Probiotic: [20]
- Trong các bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, hệ vi sinh đường ruột bị
thay đổi. Để bình thường hóa hệ vi sinh vật đường ruột, bổ sung với men vi sinh là
một chiến lược hiệu quả.

Hình 18: ăn nhiều chất xơ làm tăng hoạt hóa tế bào lympho T giúp đỡ trinh nữ
thành tế bào T điều hòa(T reg), làm tăng cytokin IL-10 chống viêm khớp dạng
thấp và chống viêm đường ruột [18]
7. Quercetin:

- [20] Quercetin, một flavonoid tự nhiên, được tìm thấy trong trái cây, rau và các
loại thảo mộc như táo, hành tây, trà và bông cải xanh, làm giảm viêm bằng cách
điều chỉnh sự kích hoạt của con đường tín hiệu NF-kB và ức chế sự phiên mã của
các yếu tố gây viêm TNF-α, IL-6, chemokine, IL-1β, và oxit nitric ở các khớp hoạt
dịch.
Hình 19: Nguồn thực phẩm giàu quercetin và kaempferol [22]
8. Kaempferol:
- Kaempferol flavonoid thường được tìm thấy trong Kaempferia rotunda L, trà
xanh, bưởi và keo ong được cho là có tác dụng chống viêm và đặc tính chống oxy
hóa. Nó làm giảm bớt bệnh viêm khớp dạng thấp. [20]
Hình 20: Thực phẩm và đồ uống có chứa kaempferol theo dữ liệu phenol-
explorer và USDA [21]
9.Carotenoid:
- Các carotenoid có trong trái cây và rau quả như khoai lang, cà rốt, ớt đỏ, bí đao,
bơ , dưa hấu,… [20]
- Carotenoid như β-cryptoxanthin, lycopene, β-carotene, α- carotene, zeaxanthin
và lutein được cho là có chất chống oxy hóa (ROS) .Do đó, carotenoid có khả năng
bảo vệ chống lại chứng viêm liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp . [20]

Hình 21: Hàm lượng Carotenoid (mg/100g) trong các loại rau và trái cây [23]
10. Acid Chlorogenic:
- Acid Chlorogenic có trong thực phẩm như: đào, mận khô, cà tím, bắp cải, rau
diếp xoăn, cà chua,… [20] [24]

Hình 22: Các loại thực phẩm giàu Acid Chlorogenic [24]
III/ Bệnh lupus ban đỏ :
1. Dịch tễ học [25] [26]
- Tỉ lệ mắc bệnh lupus vào khoảng 40 ca trên 100.000 dân ở Bắc Âu và khoảng
200 ca trên 100.000 dân ở những người da đen và người châu Á. Ở Mỹ số người
mắc bệnh lupus khoảng 250.000 ca, tại Pháp khoảng 20.000 đến 40.000 ca
2. Khái niệm [25]
- Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng,
đặc trưng bởi sự sinh ra các tự kháng nguyên gây ra các rối loạn điều hòa của hệ
thống miễn dịch
3. Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
- Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế chính xác của SLE hiện vẫn chưa rõ ràng. [25]
* Yếu tố gia đình: [25]
- Bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình, tỉ lệ mắc bệnh tương ứng ở những người
sinh đôi cùng trứng vào khoảng 25 - 30% và ở những người sinh đôi khác trứng là
5%.
* Bệnh về gen: [27]
- Các nghiên cứu về gen cho thấy người có HLA-DR2, HLA-DR3 tăng nguy cơ mắc
bệnh lupus ban đỏ hệ thống gấp 3 lần
* Giới tính, hormon: [28]
- Khoảng 90% bệnh nhân lupus là nữ nên vấn đề hormon sinh dục nữ được cho là
có liên quan đến bệnh.
- Phụ nữ khi mang thai sẽ làm trầm trọng thêm bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy
vậy vai trò của hormon đối với bệnh lupus vẫn còn chưa rõ ràng
* Các yếu tố môi trường: [29]
- Một vài loại thuốc có thể gây ra bệnh lupus như procainamide, hydralazine,
quinidine
4/ Cơ chế gây bệnh lupus ban đỏ [30]
- Bệnh tự miễn gồm 4 loại : type I,II,III,IV
- Bệnh Lupus ban đỏ đặc trưng cho bệnh tự miễn loại III : Các phức hợp Kháng
nguyên-kháng thể được lắng đọng trong các mô như da, thận hoặc khớp, kích
hoạt đáp ứng miễn dịch bằng cách kích hoạt bổ thể.

Hình 23: Các loại tương tác tự miễn [30]


Hình 24 : Các bệnh tự miễn
https://rumorsweretrue.wordpress.com/2007/01/14/errors-in-first-aid-for-the-
usmle-2007-immunology/

Hình 25 : Loại III, Lắng đọng phức hợp kháng nguyên-kháng thể gây ra bệnh rối
loạn tự miễn dịch (tự kháng nguyên), gây bệnh Lupus toàn thân đồng thời gây
bệnh viêm khớp dạng thấp https://fclinicglobal.com/tu-khoa/benh-tu-mien/
Hình 26: Lắng đọng phức hợp kháng nguyên-kháng thể cùng với hệ thống bổ thể
gây bệnh Lupus toàn thân
5/ Các biểu hiện bệnh Lupus ban đỏ
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan.
- Biểu hiện chung thường không đặc hiệu hay gặp như: sốt, mệt mỏi, khó chịu,
chán ăn, sụt cân…Tuỳ vào mức độ tổn thương của các cơ quan mà bệnh ở đó thể
hiện nổi trội hơn.
a. Biểu hiện ở hệ cơ – xương- khớp
- Chiếm 95% các trường hợp, đau nhiều khớp hoặc viêm khớp là biểu hiện thường
gặp. [31]
- bệnh nhân bệnh lupus ban đỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương. Loãng
xương làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế trên mọi đối tượng vì loãng xương làm
tăng nguy cơ chính của gãy xương [32]

- Lupus được xem là một trong số những bệnh lý cơ xương khớp gây ảnh hưởng
lên mật độ xương và làm tăng tỷ lệ loãng xương ngoài viêm khớp dạng thấp và
viêm cột sống dính khớp [32]
b. Biểu hiện ở da – niêm mạc
- Tổn thương da ở bệnh nhân lupus gặp 80% các trường hợp. [25]
- Các tổn thương loét niêm mạc miệng, vòm hầu và mũi. Da nhạy cảm ánh sáng.
Ngoài ra có thể gặp tổn thương da dạng đĩa, rụng tóc... [33] [34]
c. Tổn thương hệ hô hấp
- Tổn thương hệ hô hấp ở bệnh nhân bệnh Lupus ban đỏ rất đa dạng từ tổn
thương tràn dịch màng phổi (gặp 50%) cho đến các tổn thương viêm phổi do bệnh
Lupus ban đỏ với nhiều mức độ khác nhau tùy theo tiến triển của bệnh . [35]
- Viêm phổi mô kẽ lâu dài đưa đến xơ hoá phổi, tăng áp động mạch phổi [33]
- Biểu hiện tổn thương nặng trong tổn thương phổi là xuất huyết phế nang. Biểu
hiện của xuất huyết phế nang là bệnh nhân ho khạc ra máu và nhanh chóng đưa
đến suy hô hấp cấp. [35]
d. Tổn thương mạch máu
- Có thể gặp các biểu hiện như hiện tượng Raynaud, loét hoại tử đầu chi, tăng
huyết áp, tắc mạch nhất là khi bệnh đi kèm với hội chứng kháng phospholipid,
viêm mạch hệ thống... [33] [36]
e. Tổn thương tim
- Viêm màng ngoài tim (khoảng 30%), tổn thương van tim, viêm cơ tim, rối loạn
nhịp, suy tim, viêm nội tâm mạc Libman Sack gặp ở bệnh Lupus ban đỏ có hội
chứng kháng phospholipid [37]

- Biểu hiện nặng trong lupus đợt tiến triển nặng là viêm cơ tim cấp đưa đến suy
tim cấp và phù phổi cấp. [38]
f. Tổn thương thận
- Gặp 30 đến 50% các trường hợp, tổn thương thận thường xuất hiện sau tổn
thương khớp, da, phổi hoặc tim. Thường gặp là hội chứng viêm cầu thận cấp, hội
chứng thận hư và suy thận [33]
g. Tổn thương huyết học
- Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. [39]
h.Tổn thương thần kinh – tâm thần [40]
- Biểu hiện rất đa dạng gồm: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, động kinh,
vận động bất thường, liệt do tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên.
- Một số biểu hiện khác hiếm gặp như mê sảng, hội chứng Guillain-Barré, viêm
màng não vô khuẩn, các bệnh thần kinh tự miễn, hội chứng thoái hóa myelin,
bệnh một dây thần kinh, múa giật, nhược cơ, bệnh tủy sống, bệnh dây thần kinh
sọ và tổn thương đám rối thần kinh
i.Tổn thương hệ tiêu hóa
- Tổn thương hệ tiêu hóa rất đa dạng có thể gặp trong đợt tiến triển của bệnh
lupus ban đỏ hệ thống như: viêm gan, viêm tụy, viêm ruột, viêm phúc mạc, có thể
có gan to và/hoặc lách to.
j. Tổn thương mắt [41] [42]
- Viêm các mao mạch võng mạc, viêm kết mạc, viêm thần kinh võng mạc, khô mắt.
Biểu hiện viêm và xuất huyết võng mạc do viêm mạch được xem là biểu hiện nặng
cần phải điểu trị bằng các biện pháp ức chế miễn dịch mạnh nhằm hạn chế di
chứng mù lòa về sau
6/ Dinh dưỡng cho người bệnh Lupus ban đỏ
- [43] Bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ từ sự mất cân bằng hệ thống miễn dịch . Có
nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ Th17 / T reg góp phần vào hoạt động của bệnh và
sự tiến triển của bệnh. Bệnh đã được chứng minh rằng những bệnh nhân bị bệnh
Lupus ban đỏ có số lượng tế bào T reg giảm, số lượng Th17 tăng cao
- Mục đích can thiệp dinh dưỡng nhằm giải quyết sự mất cân bằng hệ thống miễn
dịch bao gồm tỷ lệ Th17 / T reg trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Hình 27 : Mô tả minh họa về sự cân bằng Th17/Treg [43]


(a) các biến chứng thai kỳ (URPL: sẩy thai tái phát không mong muốn, PE: tiền sản
giật, PTB: sinh non) và các bệnh tự miễn (SLE: lupus ban đỏ, RA: viêm khớp dạng
thấp, MS, đa xơ cứng)
(b): thai kỳ khỏe mạnh , khoan dung miễn dịch (dung nạp miễn dịch)
A.Vai trò vitamin D:

Hình 28 : Lợi ích vitamin D trong việc ngăn ngừa bệnh Lupus ban đỏ, các mầm
bệnh và bão cytokins đối với bệnh nhân mắc COVID-19 [44]
B. Vai trò chất xơ:

Hình 29 : Probiotic ảnh hưởng hệ thống sinh lý học (I) và hệ thống miễn dịch(II)
trong việc giảm cytokins gây viêm (IL-4,IL-5,IL-13,…) [45]

C. Lipids và vitamins cho bệnh Lupus ban đỏ: [46]

Lipids
PUFA Dầu cá
DHA Dầu cá
Vitamins
Vitamin A Cà rốt, khoai lang, cá, rau bina, gan,
trái cây nhiệt đới

Vitmin B 6 Cá, thịt bò, gan, khoai tây, trái cây, ngũ
cốc
Vitamin C Trái cây, bông cải xanh, cà chua

Vitamin D Thực phẩm có nguồn gốc động vật,


dầu cá, nấm

Vitamins
Vitamin E Hạt hướng dương, hạnh nhân, lạc, ngũ
cốc, rau bina, măng tây, bơ

Bảng: Các loại thực phẩm đối với bệnh lupus ban đỏ [46]
D. Các hợp chất polyphenols : [46]
Hình 30: Các loại thực phẩm giàu hợp chất polyphenols đối với bệnh Lupus ban
đỏ [46]
IV/ Bệnh Gout :
1/ Khái niệm:
- Bệnh gút (Gout) là một bệnh do rối loại chuyển hóa các nhân purin có đặc điểm
chính là tăng acid uric máu [47], và là một trong những bệnh được biết đến rất
sớm, từ năm 2600 trước công nguyên [48]. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa và
là bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở nam giới [49].
2/ Dịch tể học:
- Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng bệnh gút ngày càng phổ biến, ở các
nước tiên tiến tỉ lệ gia tăng nhanh chóng. Ở Châu Mỹ tỉ lệ mắc bệnh tại các nước
được thống kê lần lượt là: Hoa kỳ (3,9% năm 2008) [50], Canada (3,8% năm 2012)
[51] , Mexico (0,3% năm 2011) [52].
3/ Nguyên nhân:
- Các nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng tăng acid uric máu và bệnh gút có mối
liên quan chặt chẽ [5] [49] [53] . Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh, bệnh gút
được phân thành gút nguyên phát, gút thứ phát và gút do các bất thường về
enzym.
* Gút nguyên phát:
- [53] chiếm tỉ lệ > 95% trường hợp tăng acid uric máu và gút, nguyên nhân còn
chưa rõ, có thể do nhiều yếu tố như: dinh dưỡng (ăn nhiều đạm [53] , uống nhiều
rượu bia [54]…), [53] gen và di truyền (1/3 bệnh nhân gút có cha mẹ bị bệnh gút ).
* Gút thứ phát:
- [53] chiếm tỉ lệ 2 – 5% các trường hợp gút. Hai nguyên nhân chính là suy thận
mạn tính và sử dụng các thuốc lợi tiểu. Gút do bất thường về enzym là bệnh di
truyền hiếm gặp do thiếu hụt toàn bộ hoặc một phần enzym Hypoxanthine-
guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc tăng hoạt tính của enzym
Phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP)
4/ Các bệnh lý khác liên quan với bệnh Gout: [55]
a.Bệnh béo phì
- Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric trong máu . Tỉ lệ
bệnh nhân bị Gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể cao hơn mức
bình thường 10%.
- Béo phì làm tăng acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp cả 2
nguyên nhân trên làm tăng acid uric máu
b.Tăng mỡ máu
- Sự liên kết giữa tăng mỡ máu và bệnh Gout đã được xác định chắc chắn.
-Tăng acid uric kết hợp với béo phì vùng bụng là nguy cơ cao của bệnh tim mạch
và liên quan đến kháng insulin.
c.Huyết áp cao
- Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22-38% bệnh nhân huyết áp cao không
được điều trị.
- Có 25-50% bệnh nhân Gout có kèm theo huyết áp cao, chủ yếu ở các bệnh nhân
béo phì
d. Xơ vữa động mạch
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ mối liên quan giữa Gout và xơ vữa động mạch
- Ở bệnh nhân bị Gout các yếu tố của bệnh mạch vành như: cao huyết áp, béo phì,
kháng insulin,tăng mỡ máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu vả
xơ vữa động mạch
5/ Cơ chế:
- [56] [57] Bệnh gút là sự tích lũy ,lắng đọng acid uric hình thành các vi tinh thể
monosodium urat (MSU) cạnh nhọn, các vi tinh thể trong màng hoạt dịch, trong
mô sụn và mô xương, gây tổn thương các mô quanh khớp sẽ dẫn đến bệnh
xương khớp mãn tính do gút
- [56] [57] Các tế bào miễn dịch bẩm sinh (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế
bào mast, bạch cầu trung tính) và các tế bào NK (natural killer) liên quan đến sinh
bệnh học của viêm gút cấp tính. Sự tương tác giữa các tinh thể MSU và các tế bào
miễn dịch bẩm sinh như các đại thực bào, các tế bào NK, bạch cầu trung tính và
các tế bào mast cũng tiết ra nhiều cytokine như IL-6, IL-8, TNF -α,…

Hình 31: Cơ chế bệnh sinh bệnh gút [56]


Hình 32: Các cytokins gây viêm ở bệnh Gout bởi hệ miễn dịch [57]
- [53] [58] Acid uric niệu tăng và sự toan hóa (kiềm hóa) nước tiểu dẫn đến sỏi tiết
niệu trong bệnh gút

Hình 33: Công thức cấu tạo của axit uric và muối urat [58]

6/ Dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout:


- [58] Acid uric được tổng hợp từ nhân purine bằng nhiều con đường trao đổi chất
khác nhau ở các mô và tế bào khác nhau.

Hình 34: Nhân purine


Hình 35: Con đường tổng hợp acid uric từ các hợp chất có nhân purine [58]
- [59] [55]Bệnh xảy ra do nồng độ acid uric tăng cao, tạo thành các tinh thể lắng
đọng trong khớp , hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin như:
+ Các loại thịt đỏ: thịt chó, thịt bò,…
+ Tạng động vật: gan,tim,thận,…
+ Một số cá: cá mòi, cá hồi, cá trích,…
+ Các loại hải sản: tôm,cua,ốc,…
- Tăng cường sử dụng thực phẩm rau,củ,quả (hàm lượng purine <100 mg/100g)
Hình 36 : Thực phẩm được nhóm thành ba loại theo hàm lượng purin (mg) trên
100 g phần ăn [59]
* Vitamin C:
- Vitamin C được chứng minh góp phần giảm viêm đối với bệnh Gout thông qua
việc ức chế con đường truyền tín hiệu yếu tố nhân kappa B ( NF-kB signaling
pathway) [60]
Hình 37: Vitamin C ức chế con đường truyền tín hiệu NF-kB [60]
V/ Bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis):
1/Khái niệm: [61]
- Bệnh viêm xương khớp là bệnh về sự thái hóa chức năng của khớp
- Thái hóa khớp biến đổi sớm nhất ở sụn khớp, sau đó biến đổi ở bề mặt khớp và
hình thành các gai xương (Osteophyte) , cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.
- Viêm màng hoạt dịch ở mức độ nhẹ là biểu hiện thứ phát do sự thay đổi của sụn
khớp
2/ Giải phẫu : [61]
* Cấu trúc sụn bình thường:
- thành phần cấu tạo sụn bao gồm: nước, proteoglycan, sợi collagen.
+ Proteoglycan chứa lõi protein và các chuỗi glycosaminoglycan ở bên cạnh và chủ
yếu là chondroitin sulfate và keratan sulfate. Các thể proteoglycan kết nối với acid
hyaluronic, các glycosaminoglycan khác và các protein liên kết với cấu trúc này
đảm tính ổn định và bền vững của sụn
+ Các sợi collagen là thành phần cấu trúc và chức năng quan trọng của sụn, đặc
biệt là sụn trong, các sợi collagen ở sụn khớp thuộc type II, ngoài ra còn có các sợi
collagen thuộc type I,IX,XI.
* Cấu trúc sụn không bình thường:
- Mặt sụn không trơn nhẵn, mất bóng, có các vết nứt, các vết loét trên bề mặt
sụn, làm lộ phần xương dưới sụn, dày lớp xương dưới sụn và có các gai xương ở
phần rìa sụn khớp.
3/ Dịch tể học: [61]
- Thái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp ở những người lớn
tuổi, cả nam lẫn nữ.

- Nghề nghiệp có liên quan đến bệnh thái hóa khớp, những công việc nặng như
khuân vác, thợ mỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người làm công việc
nhẹ.
- Từ 45-55 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau , sau 55 tuổi thì bệnh
ở phụ nữ cao hơn nam giới
4/ Nguyên nhân: [61]
- Chấn thương và vi chấn thương: có vai trò quan trọng làm thay đổi bề mặt sụn,
những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc
phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp
- Yếu tố nội tiết và chuyển hóa: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ
sau mãn kinh.
- Các dị tật bẩm sinh, khớp lỏng lẻo
- viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính (viêm mủ khớp, lao khớp,…)
- viêm khớp do các bệnh khớp mãn tính (viêm khớp dạng thấp,…)
- Thiếu máu, hoại tử xương
- Bệnh rối loạn đông chảy máu (hemophylia), u máu
5/ Cơ chế bệnh viêm xương khớp : [61]
- Nhiều thuyết giải thích sự thái hóa sụn trong bệnh viêm xương khớp, nhưng chủ
yếu là thuyết cơ học: khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hóa của các tế
bào sụn, hình thành các men proteolytic gây phá vỡ các chất căn bản của sụn.
- Ở giai đoạn sớm, các tế bào sụn có biểu hiện phì đại, tăng tiết các cyctokins như:
IL-1, TNF-α gây viêm xương khớp
6/ Điều trị: [61]
* Điều trị không dùng thuốc:
+ Điều trị bằng vật lý trị liệu
+ Tập thể dục
+ Giảm cân
* Điều trị dùng thuốc:
- Thuốc chủ yếu dùng trong điều trị bệnh viêm xương khớp là thuốc giảm đau:
+ thuốc giảm đau acetaminophen
+ thuốc chống viêm không steroid: tác dụng giảm đau và chống viêm
+ tiêm corticoid vào ổ khớp
* Điều trị bằng phẫu thuật:
- Biến chứng sau phẫu thuật bao gồm: tắc mạch,nhiễm trùng (5% trường hợp),
lỏng khớp,…
7/ Dinh dưỡng cho người bệnh viêm xương khớp: [62]
- Mục đích can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh viêm xương khớp nhằm làm
giảm tình trạng gây viêm gây ra bởi các cytokins gây viêm như: IL-1, IL-6, IL-8,
TNF-α,…
- Ức chế các cytokins gây viêm bằng cách ức chế con đường truyền tín hiệu yếu tố
nhân-kappa B bao gồm các loại thực phẩm như: vitamin C, vitamin E, curcumin,
polyphenols, flavonoids, lactacystin, thalidomide, leflunomide, pyrrolidine
dithiocarbamate, glucosamine ,diacehrein,…
Hình 38: Con đường truyền tín hiệu yếu tố nhân kappa-B ( NF-kB signaling
pathway)
- Ức chế các cytokins gây viêm bằng cách ức chế con đường truyền tín hiệu yếu tố
nhân-kappa B phòng tránh và ngăn ngừa sự tiến triển của một số loại bệnh bao
gồm:
* Các bệnh về xương :
+ Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
+ Bệnh viêm xương khớp (OA)
+ Bệnh Lupus ban đỏ (SLE)
+ Bệnh viêm đốt sống (SpA)
+ viêm khớp vảy nến

Hình 39 : Các bệnh rối loạn thấp khớp (Rheumatic) liên quan đến kích hoạt NF-
kB [62]
* Các bệnh truyền nhiễm:
+ AIDS
+ Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm dạ dày
* Các bệnh ung thư:
+ Ung thư vú
+ Ung thư đại tràng
+ Ung thư gan
+ Ung thư phổi,…
* Các bệnh nội tiết tố:
+ Bệnh đái tháo đường type II
+ Hội chứng bệnh bình giáp (euthyroid sick syndrome)
* Các bệnh khác:
+ Bệnh suy tim mãn tính
+ Bệnh Alzheimer
+ Bệnh hội chứng suy kiệt (Cachexia)
+ Bệnh đau thần kinh

Hình 40: Danh sách các bệnh liên quan đến kích hoạt NF-kB [62]
A.Thực phẩm giàu polyphenol:
1. Trà: [63]
- Lá trà rất giàu catechin, và liên quan nhất là epigallocatechin-3-gallate (ECGC),
tương ứng với 30-60%. Epicatechin, epigallocatechin, và epicatechin-3-gallate
tương ứng với 6%, 18–28% và 8–12%, tương ứng.

- Những lợi ích bao gồm tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tiểu đường,
chống béo phì, chống ung thư và bảo vệ thần kinh. Thật vậy, các tác giả đã chỉ ra
rằng EGCG mạnh hơn 25-100 lần so với vitamin C và vitamin E như một chất
chống oxy hóa
- Tác dụng chống oxy hóa của polyphenol trong lá trà đóng vai trò quan trọng
trong việc ức chế một số con đường tín hiệu yếu tố nhân-kappa B (NF-kB signaling
pathway) liên quan đến các quá trình viêm. Sự ức chế có thể ảnh hưởng đến IL-1,
IL-6, IL-8, yếu tố nhân-kappa B

Hình 41: Các hợp chất polyphenols giảm tình trạng gây viêm của bệnh viêm
xương khớp [63]
2. Nghệ: [64]
- Curcumin là thành phần hoạt chất chính của nghệ (Curcuma longa L.) và đã được
được báo cáo là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, điều chỉnh lipid, kháng
virus, chống nhiễm trùng, tác dụng chống u bướu, chống đông máu, chống xơ hóa
gan, chống xơ vữa động mạch.

- Nó cũng thể hiện hoạt động chống xơ gan, độc tính thấp và hạn chế các phản
ứng có hại.
- Nhiều nghiên cứu trước đây đã báo cáo về tác dụng của curcumin đối với bệnh
viêm xương khớp do uống curcumin làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm
mức độ phiên mã NF-kB hình thành các cytokins gây viêm
3. Dầu oliu: [65]
- Dầu ô liu là một nguồn giàu polyphenol và được sử dụng rộng rãi trong chế độ
ăn Địa Trung Hải.
- Dầu đã được báo cáo cải thiện sức khỏe bệnh viêm xương khớp có tác dụng
chống viêm và ức chế IL-6
- một số polyphenol khác đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn quá trình
oxy hóa.
B. Thực phẩm giàu Apigenin: [64]
- là một flavonoid có nhiều trong :
+ mùi tây
+ cần tây
+ húng quế
+ rau kinh giới
- Apigenin được báo cáo để phát huy tác dụng chống oxy hóa, chống viêm , chống
nhiễm trùng , ngăn chặn ung thư , đái tháo đường .
- Apigenin có tác dụng tích cực đối với bệnh viêm xương khớp, apigenin làm giảm
xói mòn sụn, mất xương, và các yếu tố dị hóa và làm giảm các cytokins gây viêm
Hình 43: Cơ chế hoạt động của apigenin, cirsimaritin và cirsimaritin làm giảm
triệu chứng bệnh viêm xương khớp [64]
C. Thực phẩm giàu quercetin:
- [64] Quercetin hiện diện rộng rãi trong hoa, lá và quả của cây. Tác dụng dược lý
của nó đã được nghiên cứu rộng rãi, bao gồm cả chất chống oxy hóa của nó, các
hoạt động chống ung thư, chống viêm, kháng khuẩn, và kháng vi rút
- [64] Quercetin có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm, chẳng hạn
như IL-1β, TNF-α, IL-6, và các cytokine khác chống lại bệnh viêm xương khớp
Hình 44: isoflavones bao gồm Daidzein, Genistein và Isoflavone trong đậu nành
và sản phẩm đậu nành [66]

D. Thực phẩm giàu Acid ursolic:


- [67] Các thực phẩm giàu acid ursolic bao gồm: táo, cây nham lê (bilberry), Hương
nhu tía (holy basil), bạc hà, rau kinh giới, mận khô
Hình 45: Thực phẩm tiêu biểu chứa acid ursolic [67]
- Các thực phẩm giàu acid ursolic có tác dụng chống viêm thông qua quá trình ức
chế con đường truyền tín hiệu NF-kB đối với bệnh viêm xương khớp

Hình 46: Acid ursolic ức chế quá trình truyền tín hiệu NF-kB [68]
E. Thực phẩm giàu Acid ellagic:
- [69] Thực
phẩm giàu Acid ellagic như: táo, cherry, blackberry, kiwi, strawberry,
quả hạch, các loại hạt,…
Hình 47: Danh sách các loại thực phẩm giàu Acid ellagic [69]
- [70] Urolithin A là sản phẩm lên men từ vi khuẩn đường ruột có nguồn gốc từ
các thực phẩm giàu Acid ellagic

Hình 48: Thực phẩm giàu Acid ellagic và các sản phẩm lên men vi khuẩn đường
ruột [70]
- [71] Urolithin A đã được chứng minh làm giảm các cytokins gây viêm thông qua
việc ức chế con đường truyền tín hiệu NF-kB và MAPK, giúp làm giảm cơn đau đối
với bệnh viêm xương khớp

Hình 49: Urolithin A ức chế con đường truyền tín hiệu NF-kB và MAPK [71]
Tài liệu tham khảo:
[1] Shweta Jain, Ankur Vaidya, Pawan Kumar Gupta, Jessica M. Rosenholm, and Kuldeep K. Bansal,
"Antiarthritic Activities of Herbal Isolates: A Comprehensive Review," Coatings, vol. 11, no. 11, p.
1329, 2021, doi: 10.3390/COATINGS11111329.

[2] Jennifer M. Grossman, "Lupus arthritis," Best practice & research. Clinical rheumatology, vol. 23,
no. 4, pp. 495-506, 2009, doi: 10.1016/J.BERH.2009.04.003.

[3] Trần Ngọc Ân and Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp
thường gặp.: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2013, pp. 9 - 20.

[4] Nguyễn Quốc Anh and Ngô Quý Châu, Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa., 2011, pp.
609 - 613.

[5] Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa.: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2012, pp. 9 - 35.

[6] Maxine A. Papadakis and Stephen J. McPhee, "Current medical Diagnosis and treatment," Mc
Graw Hill, pp. 826 - 831, 2013.

[7] Maxine A. Papadakis and Stephen J. McPhee, "Current medical Diagnosis and treatment," Mc
Graw Hill, pp. 816 - 819, 2015.

[8] Qinghua Fang, Chun Zhou, and Kutty Selva Nandakumar, "Molecular and cellular pathways
contributing to joint damage in rheumatoid arthritis," Mediators of Inflammation, vol. 2020, 2020,
doi: 10.1155/2020/3830212.

[9] Ngô Quý Châu, Bệnh học nội khoa tập 2.: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2012, pp. 105 - 120.

[10] W. V Epstein, "Expectation bias in rheumatoid arthritis clinical trials. The anti-CD4 monoclonal
antibody experience," Arthritis and rheumatism, vol. 39, no. 11, pp. 1773-1780, 1996.

[11] Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Đăng Dũng, and Đoàn Văn Đệ, "Sự thay đổi số lượng tế bào miễn dịch
ở trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp," Tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y Dược học Việt Nam,
vol. 318, no. 1, pp. 14 - 22, 2006.

[12] Daniel E. Furst and Paul Emery, "Rheumatoid arthritis pathophysiology: update on emerging
cytokine and cytokine-associated cell targets," Rheumatology (Oxford, England), vol. 53, no. 9, pp.
1560- 1569, 2014, doi: 10.1093/rheumatology/ket414.

[13] Frank C. Arnett, Steven M. Edworthy, Daniel A. Bloch, Dennis J. Mcshane, and James F. Fries, "The
American Rheumatism Association 1987 revised criteria for the classification of rheumatoid
arthritis," Arthritis and rheumatism, vol. 31, no. 3, pp. 315 - 324, 1988, doi:
10.1002/ART.1780310302.
[14] Klaus Bendtzen, Morten B. Hansen, Christian Ross, Lars K. Poulsen, and Morten Svenson,
"Cytokines and autoantibodies to cytokines," Stem Cells, vol. 13, no. 3, pp. 206-222, 1995, doi:
10.1002/STEM.5530130303.

[15] Jonathan C.W. Edwards et al., "Efficacy of B-Cell–Targeted Therapy with Rituximab in Patients with
Rheumatoid Arthritis," New England Journal of Medicine, vol. 350, no. 25, pp. 2572-2581, 2004,
doi: 10.1056/NEJMOA032534.

[16] Edward M. Vital and Paul Emery, "Abatacept in the treatment of rheumatoid arthritis,"
Therapeutics and Clinical Risk Management, vol. 2, no. 4, p. 365, 2006, doi:
10.2147/TCRM.2006.2.4.365.

[17] W. P. Arend, "Interleukin 1 receptor antagonist. A new member of the interleukin 1 family.,"
Journal of Clinical Investigation, vol. 88, no. 5, p. 1445, 1991, doi: 10.1172/JCI115453.

[18] Ammar Hassanzadeh Keshteli, Karen L. Madsen, and Levinus A. Dieleman, "Diet in the
pathogenesis and management of ulcerative colitis; A review of randomized controlled dietary
interventions," Nutrients, vol. 11, no. 7, 2019, doi: 10.3390/NU11071498.

[19] Gustavo Duarte Pimentel and Juliane Costa Silva Zemdegs, "What is the importance of nutrition in
rheumatoid arthritis?," Reumatología Clínica (English Edition), vol. 6, no. 3, pp. 183-184, 2010, doi:
10.1016/J.REUMA.2009.06.003.

[20] Dhvani Sharma, Pramila Chaubey, and Vasanti Suvarna, "Role of natural products in alleviation of
rheumatoid arthritis—A review," Journal of Food Biochemistry, vol. 45, no. 4, p. e13673, 2021, doi:
10.1111/JFBC.13673.

[21] Roberto Cannataro, Alessia Fazio, Chiara La Torre, Maria Cristina Caroleo, and Erika Cione,
"Polyphenols in the mediterranean diet: From dietary sources to microrna modulation,"
Antioxidants, vol. 10, no. 2, pp. 1-24, 2021, doi: 10.3390/ANTIOX10020328.

[22] Wijdan M. Dabeek and Melissa Ventura Marra, "Dietary quercetin and kaempferol: Bioavailability
and potential cardiovascular-related bioactivity in humans," Nutrients, vol. 11, no. 10, p. 2288,
2019, doi: 10.3390/NU11102288.

[23] M. Chopra et al., "Influence of increased fruit and vegetable intake on plasma and lipoprotein
carotenoids and LDL oxidation in smokers and nonsmokers," Clinical Chemistry, vol. 46, no. 11, pp.
1818-1829, 2000, doi: 10.1093/CLINCHEM/46.11.1818.

[24] Prashant Kaushik et al., "Breeding vegetables with increased content in bioactive phenolic acids,"
Molecules, vol. 20, no. 10, pp. 18464-18481, 2015, doi: 10.3390/MOLECULES201018464.

[25] C. C. Mok and C. S. Lau, "Pathogenesis of systemic lupus erythematosus," Journal of clinical
pathology, vol. 56, no. 7, pp. 481-490, 2003, doi: 10.1136/JCP.56.7.481.
[26] Natalya Danchenko, J. A. Satia, and M. S. Anthony, "Epidemiology of systemic lupus
erythematosus: A comparison of worldwide disease burden," Lupus, vol. 15, no. 5, pp. 308-318,
2006, doi: 10.1191/0961203306LU2305XX.

[27] Chandra Mohan, Elizabeth Alas, Laurence Morel, Ping Yang, and Edward K. Wakeland, "Genetic
dissection of SLE pathogenesis. Sle1 on murine chromosome 1 leads to a selective loss of tolerance
to H2A/H2B/DNA subnucleosomes.," Journal of Clinical Investigation, vol. 101, no. 6, p. 1362,
1998, doi:10.1172/JCI728.

[28] Michelle Petri, "Sex hormones and systemic lupus erythematosus," Lupus, vol. 17, no. 5, pp. 412-
415, 2008, doi: 10.1177/0961203308090026.

[29] José C. Crispín et al., "Pathogenesis of human systemic lupus erythematosus: recent advances,"
Trends in Molecular Medicine, vol. 16, no. 2, pp. 47-57, 2010, doi:
10.1016/J.MOLMED.2009.12.005.

[30] Jonathan B Albilia, David K Lam, Cameron M L Clokie, and George K B Sándor, "Systemic lupus
erythematosus: a review for dentists.," Clinical Medicine, vol. 73, no. 9, pp. 823-828, 2007.

[31] B. Livingston, A. Bonner, and J. Pope, "Differences in clinical manifestations between childhood-
onset lupus and adult-onset lupus: a meta-analysis," Lupus, vol. 20, no. 13, pp. 1345-1355, 2011,
doi:10.1177/0961203311416694.

[32] Trần Ngọc Hữu Đức, Nguyễn Đình Khoa, and Đặng Vạn Phước, "khảo soát đặc điểm loãng xương ở
bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có điều trị glucocorticoid," Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol. 17, no. 1,
pp. 161-169, 2013.

[33] Ricard M.D. Cervera et al., "Systemic lupus erythematosus: clinical and immunologic patterns of
disease expression in a cohort of 1,000 patients. The European Working Party on Systemic Lupus
Erythematosus," Medicine, vol. 72, no. 2, pp. 113-124, 1993.

[34] Lê Hữu Doanh and Nguyễn Thị Hà Vinh, "Mối liên quan giữa kháng thể kháng ro/ssa và đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.," Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học , vol. 99,
no. 1, 2016.

[35] Michael P. Keane and Joseph P. Lynch, "Pleuropulmonary manifestations of systemic lupus
erythematosus," Thorax, vol. 55, no. 2, pp. 159-166, 2000, doi: 10.1136/THORAX.55.2.159.

[36] Orrin Devinsky, Carol K. Petito, and Daniel R. Alonso, "Clinical and neuropathological findings in
systemic lupus erythematosus: The role of vasculitis, heart emboli, and thrombotic
thrombocytopenic purpura," Annals of Neurology, vol. 23, no. 4, pp. 380-384, 1988, doi:
10.1002/ANA.410230411.

[37] Elias Badui et al., "Cardiovascular Manifestations in Systemic Lupus Erythematosus. Prospective
Study of 100 Patients," Angiology, vol. 36, no. 7, pp. 431-441, 1985, doi:
10.1177/000331978503600705.
[38] Mevan Wijetunga and Stanley Rockson, "Myocarditis in systemic lupus erythematosus," The
American journal of medicine, vol. 113, no. 5, pp. 419-423, 2002, doi: 10.1016/s0002-
9343(02)01223-8.

[39] Styliani I.G. Kokori, John P.A. Ioannidis, Michalis Voulgarelis, and Athanasios G.Moutsopoulos,
Haralampos M. Tzioufas, "Autoimmune hemolytic anemia in patients with systemic lupus
erythematosus," The American journal of medicine, vol. 108, no. 3, pp. 198-204, 2000, doi:
10.1016/S0002-9343(99)00413-1.

[40] Gono et al., "Neuropsychiatric systemic lupus erythematosus:pathophysiology and the future of
treatment," International Journal of Clinical Rheumatology, vol. 8, no. 5, pp. 585–595, 2013, doi:
10.2217/IJR.13.48.

[41] C. S. Yee et al., "Association of damage with autoantibody profile, age, race, sex and disease
duration in systemic lupus erythematosus," Rheumatology, vol. 42, no. 2, pp. 276-279, 2003, doi:
10.1093/RHEUMATOLOGY/KEG078.

[42] V Peponis, V.C Kyttaris, C Tyradellis, I Vergados, and N M Sitaras, "Ocular manifestations of
systemic lupus erythematosus: a clinical review," Lupus, vol. 15, no. 1, pp. 3-12, 2006, doi:
10.1191/0961203306lu2250rr.

[43] Ana Sofia Figueiredo and Anne Schumacher, "The T helper type 17/regulatory T cell paradigm in
pregnancy," Immunology, vol. 148, no. 1, pp. 13-21, 2016, doi:10.1111/IMM.12595.

[44] Yi Xu et al., "The importance of vitamin d metabolism as a potential prophylactic,


immunoregulatory and neuroprotective treatment for COVID-19," Journal of translational
medicine, vol. 18, no. 1, 2020, doi: 10.1186/S12967-020-02488-5.

[45] M Eslami et al., "Probiotics function and modulation of the immune system in allergic diseases,"
Allergologia et immunopathologia, vol. 48, no. 6, pp. 771-788, 2020,
doi:10.1016/j.aller.2020.04.005.

[46] Marina Aparicio-Soto, Marina Sánchez-Hidalgo, and Catalina Alarcón-De-La-Lastra, "An update on
diet and nutritional factors in systemic lupus erythematosus management," Nutrition Research
Reviews, vol. 30, no. 1, pp. 118-137, 2017, doi: 10.1017/S0954422417000026.

[47] Bộ Y Tế,.: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2011, p. 189.

[48] David Martin et al., "An unusual location of gouty panniculitis: A case report," Medicine, vol. 96,
no. 16, p. e6733, 2017, doi: 10.1097/MD.0000000000006733.

[49] Edward Roddy and Hyon K Choi, "Epidemiology of gout," Rheum Dis Clin North Am, vol. 40, no. 2,
pp. 155-175, 2014, doi: 10.1016/j.rdc.2014.01.001.
[50] Yanyan Zhu, Bhavik J Pandya, and Hyon K Choi, "Prevalence of gout and hyperuricemia in the US
general population: the National Health and Nutrition Examination Survey 2007-2008," Arthritis
and rheumatism, vol. 63, no. 10, pp. 3136-3141, 2011, doi: 10.1002/ART.30520.

[51] Sharan K Rai et al., "The rising prevalence and incidence of gout in British Columbia, Canada:
Population-based trends from 2000 to 2012," Semin Arthritis Rheum, vol. 46, no. 4, pp. 451-456,
2017, doi: 10.1016/j.semarthrit.2016.08.006.

[52] Jacqueline Rodriguez-Amado et al., "Epidemiology of rheumatic diseases. A community-based


study in urban and rural populations in the state of Nuevo Leon, Mexico," Rheumatology, vol. 38,
no. 86, pp. 9-14, 2011, doi: 10.3899/jrheum.100952.

[53] Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh, and Phạm Quang Vinh, Bệnh học nội khoa tập 2.: Nhà xuất bản
y học Hà Nội , 2015.

[54] Hung-Pin Tu et al., "Alcohol-related diseases and alcohol dependence syndrome is associated with
increased gout risk: A nationwide population-based cohort study," Joint, Bone, Spine: revue du, vol.
84, no. 2, pp. 189-196, 2017, doi: 10.1016/j.jbspin.2016.02.024.

[55] Hương Giang, Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh Gout.: Nhà xuất bản văn hóa-thông tin, 2008.

[56] Kenneth L Rock, Hiroshi Kataoka, and Jiann-Jyh Lai, "Uric acid as a danger signal in gout and its
comorbidities," Nat Rev Rheumatol, vol. 9, no. 1, pp. 13-23, 2013, doi: 10.1038/nrrheum.2012.143.

[57] Alexander K. So and Fabio Martinon, "Inflammation in gout: mechanisms and therapeutic targets,"
Nature Reviews Rheumatology, vol. 13, no. 11, pp. 639–647, 2017, doi:
10.1038/nrrheum.2017.155.

[58] Caroline L Benn et al., "Physiology of Hyperuricemia and Urate-Lowering Treatments," Frontiers in
medicine, vol. 5, no. 160, pp. 1-28, 2018, doi: 10.3389/fmed.2018.00160.

[59] Claudia D’Alessandro et al., "Which Diet for Calcium Stone Patients: A Real-World Approach to
Preventive Care," Nutrients, vol. 11, no. 5, p. 1182, 2019, doi:10.3390/NU11051182.

[60] Olga Brzezińska, Filip Styrzyński, Joanna Makowska, and Konrad Walczak, "Role of Vitamin C in
Prophylaxis and Treatment of Gout—A Literature Review," Nutrients, vol. 13, no. 2, p. 701, 2021,
doi: 10.3390/NU13020701.

[61] Nguyễn Phú Kháng et al., Bệnh nội khoa tâp 2: Bệnh xương khớp- nội tiết (giáo trình giảng dạy đại
học và sau đại học).: Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2003.

[62] J A Roman-Blas and S A Jimenez, "NF-kappaB as a potential therapeutic target in osteoarthritis and
rheumatoid arthritis," Osteoarthritis and cartilage, vol. 14, no. 9, pp. 839-848, 2006, doi:
10.1016/J.JOCA.2006.04.008.
[63] Sandra Maria Barbalho, Ricardo de Alvares Goulart, Daiene Santos Buglio, Adriano Cressoni Araujo,
and Elen Landgraf Guiguer, "The possible role of green tea on osteoarthritis: a narrative report,"
Longhua Chinese Medicine, vol. 3, p. 11, 2020, doi: 10.21037/LCM-20-32.

[64] Hyemi Lee, Xiangyu Zhao, Young-Ok Son, and Siyoung Yang, "Therapeutic Single Compounds for
Osteoarthritis Treatment," Pharmaceuticals, vol. 14, no. 2, p. 131, 2021, doi:
10.3390/PH14020131.

[65] Mohammad Yunus Ansari, Nashrah Ahmad, and Tariq M. Haqqi, "Oxidative stress and
inflammation in osteoarthritis pathogenesis: Role of polyphenols," Biomedicine and
Pharmacotherapy, vol. 129, no. 10182, p. 110452, 2020, doi: 10.1016/J.BIOPHA.2020.110452.

[66] Min-June Lee and Jung-Hyun Kim, "Estimated dietary isoflavone intake among Korean adults,"
Nutrition Research and Practice, vol. 1, no. 3, pp. 206-211, 2007, doi: 10.4162/NRP.2007.1.3.206.

[67] Md Sadikuj Jaman and Md Abu Sayeed, "Ellagic acid, sulforaphane, and ursolic acid in the
prevention and therapy of breast cancer: current evidence and future perspectives," Breast
Cancer, vol. 25, no. 5, pp. 517-528, 2018, doi: 10.1007/s12282-018-0866-4.

[68] Chunli Wang et al., "Ursolic acid protects chondrocytes, exhibits anti-inflammatory properties via
regulation of the NF-κB/NLRP3 inflammasome pathway and ameliorates osteoarthritis,"
Biomedicine & Pharmacotherapy, vol. 130, p. 110568, 2020, doi: 10.1016/J.BIOPHA.2020.110568.

[69] J. M. Landete, "Ellagitannins, ellagic acid and their derived metabolites: A review about source,
metabolism, functions and health," Food Research International, vol. 44, no. 5, pp. 1150-1160,
2011, doi: 10.1016/J.FOODRES.2011.04.027.

[70] Ana F. Raimundo, Sofia Ferreira, Francisco A. Tomás-Barberán, Claudia N. Santos, and Regina
Menezes, "Urolithins: Diet-derived bioavailable metabolites to tackle diabetes," Nutrients, vol. 13,
no. 12, 2021, doi: 10.3390/NU13124285.

[71] Sheng-long Ding et al., "Urolithin a attenuates IL-1β-induced inflammatory responses and cartilage
degradation via inhibiting the MAPK/NF-κB signaling pathways in rat articular chondrocytes,"
Journal of Inflammation (United Kingdom), vol. 17, no. 1, pp. 1-13, 2020, doi: 10.1186/S12950-020-
00242-8/FIGURES/7.

You might also like