You are on page 1of 3

Trần Dũng Tâm

1953030058
Dược K45
Bài tập tự học: Trình bày hoạt động của hệ RAA, tác động của Angiotensin II lên
huyết áp (theo đường Renin).
Hệ thống Renin–Angiotensin–Aldosterone (RAAS) là một hệ thống nội tiết cổ
điển giúp điều chỉnh huyết áp lâu dài và dịch ngoại bào trong cơ thể thông qua cơ
chế thể dịch.
Hệ thống bắt đầu với việc giải phóng Angiotensinogen vào tuần hoàn bởi gan, đây
là đáp ứng xảy ra khi huyết áp cơ thể bị hạ và những thay đổi bất lợi về nồng độ
natri

Tiếp đó, một enzyme Renin sẽ được tiết ra để phân cắt Angiotensinogen thành
decapeptide không có hoạt tính Angiotensin I.

Quá trình chuyển hóa Angiotensin được thực hiện bởi men chuyển Angiotensin
hoặc ACE. ACE chủ yếu được tìm thấy trong tuần hoàn phổi. Tuy nhiên, ACE
cũng được tạo ra trong nội mô mạch máu của nhiều mô bao gồm thận, tuyến
thượng thận, não và tim.

Enzyme chuyển đổi Angiotensin giúp chuyển Angiotensin I không hoạt tính thành
Angiotensin II có tác dụng vận mạch. Ngoài ra còn tồn tại các con đường hoạt hóa
khác mà không cần sự có mặt của Renin hay ACE. Trong các con đường này, các
enzyme như: Tonin và Cathepsin D có khả năng giải phóng Angiotensin I từ
Angiotensinogen hay chất hoạt hóa plasminogen của mô (gọi tắt là tPA) có thể
chuyển trực tiếp Angiotensinogen thành Angiotensin II mà không cần qua bước
trung gian Angiotensin và enzyme Chymase có khả năng chuyển Angiotensin I
thành Angiotensin II mà không cần sự có mặt của ACE.

Enzyme chuyển đổi Angiotensin cũng phân giải Bradykinin đây là một chất cần
thiết cho sự tổng hợp chất gây giãn mạch chủ yếu nitric oxit.
Angiotensin II gắn vào thụ thể AT1 trên bề mặt nội mạc mạch máu và làm giảm
tổng hợp nitric oxit. Cũng như làm nitric oxit giảm khả năng gắn vào và kích thích
thụ thể AT1 trên tế bào cơ trơn để từ đó gây co mạch.
Ngoài tác dụng co mạch, sự kích thích thụ thể AT 1 còn làm tuyến thượng thận giải
phóng hormon Aldosterone gây giữ natri kết hợp với tác dụng co mạch kết quả làm
tăng huyết áp tại giai đoạn cuối của hệ RAAS khi đó thận sẽ giảm tiết Renin.

Hầu hết các cơ chế đã biết của Angiotensin II thể hiện qua trung gian thụ thể AT 1 ở
thận, tim, cơ trơn mạch máu, não, tuyến thượng thận, tiểu cầu, mô mỡ và nhau thai.
Thụ thể Angiotensin loại II (AT2 receptor) được tìm thấy với nồng độ thấp chủ yếu
ở tử cung, tuyến thượng thận, hệ TKTW, tim và thận. Thụ thể AT 2 xuất hiện để
chống lại tác dụng khi kích thích thụ thể AT1.
Một loại thụ thể Angiotensin II khác là thụ thể AT 4, khi kích thích thụ thể này có
thể làm tăng tổng hợp chất ức chế tự nhiên của tPA (gọi tắt là PAI-1) do đó sẽ làm
giảm tác dụng tiêu sợi huyết. Việc xuất hiện những kích thích thụ thể AT 4 cũng
làm thúc đẩy sự tăng trưởng và tăng sinh của tế bào.

You might also like