You are on page 1of 4

Họ và tên : Vũ Tuấn Dũng

Lớp : DDH10MK7
Mã sv : 20111204145
Môn: Quản trị kinh doanh

Giải
Bài 1
Năm 2018 2019 2020

Chỉ tiêu mức 𝜋 𝐵𝑄 2018 𝜋 𝐵𝑄 2019 𝜋 𝐵𝑄 2020


sinh lời bình 12140 18389 21155
quân của lao = = =
530 573 575
động = 22.90 = 32.09 = 36.7
Công thức :
𝜋𝑟
𝜋 𝐵𝑄 =
L
Nhận xét Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động
của công ty B trong thời kì 2018-2020 đang có
sự phát triển cụ thể là năm 2019 tăng mạnh với
9.19 (trđ/lao động) so với năm 2018 và năm
2020 tăng 4.61(trđ/lao động) so với năm 2019.
Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự tiến bộ
rõ rệt về sử dụng lao động qua các năm. Để có
được thành công như vậy, công ty đã có những
đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng đào tạo tay
ngh khi tiếp nhận lao động vào làm việc.
Năng suất lao 𝑁𝑆𝐿𝐷𝐵𝑄 2018 𝑁𝑆𝐿𝐷𝐵𝑄 2019 𝑁𝑆𝐿𝐷𝐵𝑄 2020
động bình 3250 3781 4026
quân = = =
530 573 575
Công thức : = 6.13 = 6.59 = 7.0
𝐵𝑄
𝑁𝑆𝐿𝐷 =
𝑄𝐻𝑉
AL
Nhận xét Năng suất lao động bình quân của công ty B
trong thời kì 2018-2020 có xu hướng tăng chứng
tỏ chất lượng lao động tăng qua từng năm đã
mang đến năng suất lao động bình quân lớn hơn
và hiệu quả sử dụng lao động của công ty phát
triển rõ ràng và nếu năng suất lao động bình
quân của các doanh nghiệp trong toàn ngành là 5
(tấn/lao động) thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao
động của doanh nghiệp B đã phát triển một cách
vượt trột so với toàn ngành.
Chỉ tiêu hiệu 𝐻𝑉 2018 𝐻𝑉 2019 𝐻𝑉 2020
suất tiền 12140 18389 21155
= = =
lương:𝐻𝑉 = 8125 9359 9647
𝜋𝑟 = 1.49 = 1.96 = 2.19
TL

Nhận xét Do năng xuất và chỉ tiêu mức sinh lời bình quân
của lao động tăng dẫn đến chỉ tiêu hiệu suất tiền
lương cũng tăng.

Bài 2
Khái niệm: Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã
hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng
tăng giữa các quốc gia, các tố chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá kinh tế v.v
trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như
được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương
mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy
các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại kĩ
thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế:
1. Sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa
sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước.
2. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy
vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông
tin.
3. Nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động.
4. Sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia,
đặc biệt là các nước thứ ba.
5. Sự phát triến và phố cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.
6. Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương
mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tạo ra
khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ.
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Một trong những đóng góp thiết thực nhất của
toàn cầu hóa đối với việc cải thiện đời sống con người là trong vấn đề thương
mại về vắc-xin. Từ năm 1998 đến năm 2015, các thuế quan đối với vắc-xin đã
giảm và tốc độ tăng trưởng của thương mại về vắc-xin đạt mức trung bình 24%
mỗi năm. Trao đổi thương mại đã giúp phổ biến các loại vắc-xin có thể giúp cứu
sống con người, tạo thuận lợi cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước,
giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và xóa bỏ hầu như hoàn toàn các
bệnh làm suy yếu con người, trong đó có bệnh bại liệt. Tuy nhiên, toàn cầu hóa
đã không mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Thương mại đã góp phần làm
tăng thịnh vượng chung cũng như tạo thêm các cơ hội việc làm ở các nền kinh
tế mở cửa. Tuy nhiên, việc mở cửa cũng tạo ra thất nghiệp mang tính cơ cấu do
các doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế sẽ phải đóng cửa và sa thải người lao động.
Một số giải pháp:
- Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp,...
cho các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động trong doanh
nghiệp, trong đó chú trọng đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đạo đức
trong kinh doanh thể hiện ở sự làm giàu hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh, ứng
xử của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, trách nhiệm doanh nghiệp với xã
hội để hướng tới phát triển bền vững.Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính
năng động sáng tạo là những giá trị xã hội mà mỗi doanh nhân, mỗi doanh
nghiệp cần phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra môi trường
văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực thúc đẩy sự sáng tạo và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp
- Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý trong
các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Trong mọi điều
kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần
thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ
năng quản lý sự biển đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp,
kỹ năng dự báo và định hướng chiến lược phát triển v.v...) để có đủ sức cạnh
tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Để cạnh tranh với các doanh nghiệp và thị trường nước ngoài, cần phải thực
hiện phương châm liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và
hợp tác sẽ tạo ra sức mạnh bội phần cho các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn
kinh tế cũng sản xuất, kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và
cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản
phẩm trên thị trường.
- Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường sự hỗ trợ về vốn,
cơ chế chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về
thiết bị công nghệ hiện đại.... cho các doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các
câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển
của các doanh nghiệp.

----------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------------

You might also like