You are on page 1of 5

ÔN TẬP TỔNG HỢP CUỐI KÌ – LÍ THUYẾT NGỮ PHÁP

1. TRỢ TỪ (gắn sau danh từ)


2. N-은/는:
 Gắn với chủ đề (còn hay được gọi là chủ ngữ thứ nhất) trong câu.
 Thường đứng ở đầu câu.
 Dùng để nhấn mạnh.
 Cách kết hợp

N có 받침 N은
N không có 받침 N는
VD: 한국은 호주는

3. N-이/가
 Gắn với chủ ngữ (còn hay được gọi là chủ ngữ thứ hai) trong câu, tức chủ thể của hành
động / trạng thái.
 Thường kết hợp tro0ng cấu trúc N 이/가 아니다 (không là N).
 Cách kết hợp

N có 받침 N이
N không có 받침 N가
VD: 책상이 의자가

Lưu ý: Xem lại bài 2 cách phân biệt 은/는 và 이/가

4. N-을/를
 Gắn với tân ngữ (bổ ngữ trực tiếp) của động từ chỉ hành động trong câu.
 Cách kết hợp

N có 받침 N을
N không có 받침 N를
VD: 텔레비전을 영화를

5. [N chỉ nơi chốn]-에서 / [N chỉ nơi chốn]-에: ở, tại N


 Gắn với trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
 Phân biệt

N-에 N-에서
- Dùng với ĐT chỉ sự di chuyển (가다, - Dùng với ĐT chỉ hành động
오다, 다니다, 도착하다, 나가다,
내려가다, v.v)
- Dùng với ĐT chỉ sự tồn tại (있다, 없다)
- Thường dùng với ĐT 살다 (sống, sinh
hoạt)
- Chỉ đích đến khi dùng với động từ di - Chỉ nơi xuất phát khi dùng với động từ di
chuyển chuyển
VD: 하노이에 갑니다. Đi đến Hà VD: 하노이에서 출발합니다. Xuất
Nội. phát từ Hà Nội.
VD: 한국은 호주는

6. [N chỉ thời gian, thời điểm]-에: vào lúc, vào khi


 Gắn với trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
 N 에도: bổ sung một sự kiện có sự tương đồng với sự kiện trong thời điểm khác
 N 에는: nhấn mạnh nội dung phía sau

7. N-도: cũng
 Gắn với chủ ngữ hoặc tân ngữ hoặc trạng từ trong câu.
 Lưu ý cách kết hợp
o Đối với chủ ngữ hoặc tân ngữ: thay thế trợ từ chủ ngữ và tân ngữ
VD: 저도 사과도 먹습니다
o Đối với trạng ngữ: kết hợp sau trợ từ của trạng ngữ
VD: 도서관에도 우리 집에서도 월요일에도
 Thể hiện sự bổ sung hoặc bao gồm cái khác vào cái nào đó đã có sẵn; thể hiện sự liệt kê hai
thứ trở lên.

8. N-와/과: và
 Liên kết 2 danh từ / đại từ đẳng lập với nhau
 Cách kết hợp

N có 받침 N과
N không có 받침 N와

 Từ đồng nghĩa: N 하고
 Có thể dùng với N 와/과 같이 – cùng với N

9. VĨ TỐ (thành phần gắn sau động từ hoặc tính từ biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp)
1. Động từ / Tính từ nguyên mẫu
 V/A nguyên mẫu trong tiếng Hàn có dạng như sau:

Gốc V / A (có từ 1 âm tiết trở lên) -다


 Cách kết hợp V/A với vĩ tố phía sau:
o B1: Loại bỏ đuôi -다
o B2: Xét âm tiết cuối cùng trong gốc V/A có 받침 (phụ âm cuối) hay không để chọn
cách kết hợp với vĩ tố phù hợp

2. Dạng kính ngữ của ĐT và TT –(으)시다


 Dùng với chủ ngữ là người có địa vị cao hơn người nói, thể hiện sự kính trọng
 Cách kết hợp:

V/A có 받침 V/A-으시다
V/A không có 받침 V/A-시다
VD: 적다  적으시다

하다  하시다

 Một số ngoại lệ:

Dạng kính ngữ Dạng kính ngữ


먹다: ăn 드시다 죽다 돌아가시다
마시다: uống 잡수
있다: ở (vị trí nào đó) 계시다 없다: không ở (vị trí 안 계시다
nào đó)
아프다 (a): đau, bênh 편찮으시다

3. Vĩ tố kết thúc câu


4. V/A -ㅂ니다/-습니다
 Đuôi câu trần thuật mang tính trang trọng
 Cách kết hợp:

V/A có 받침 V/A-습니다
V/A không có 받침 V/A-ㅂ니다

5. V/A -ㅂ니까/-습니까
 Đuôi câu nghi vấn mang tính trang trọng
 Cách kết hợp:
V/A có 받침 V/A-습니까?
V/A không có 받침 V/A-ㅂ니다?

6. Vĩ tố liên kết
V/A -고

 Liên kết 2 V/A có cùng chủ ngữ hoặc 2 mệnh đề chủ-vị có 2 chủ ngữ khác nhau.

VD: 날씨가 시원하고 좋습니다.

저는 집에서 밥을 먹고 잡니다.

저는 대학생이고 민하 씨는 간호사입니다.

7. DẠNG PHỦ ĐỊNH


1. Dạng phủ định của ĐT 이다 (là)
N 이다: là N >< N 이/가 아니다: không phải là N
VD: 노트북입니다. >< 노트복이 아닙니다.

2. Dạng phủ định của ĐT/TT khác


V/A-다 >< V/A-지 않다

VD: 떡볶이를 먹습니다. >< 떡볶이를 먹지 않습니다.

3. CÁC TỪ DÙNG ĐỂ HỎI


1. 무엇 (đại từ): cái gì
 Hỏi một đối tượng là sự vật hay hiện tượng gì
 Trả lời bằng tên sự vật/ hiện tương

VD: 가: 이것은 무엇입니까?

나: 그것은 책입니다.

2. 무슨 (định từ): cái gì, cái nào


 Hỏi loại hoặc tên gọi cụ thể của đối tượng mà người hỏi chưa biết rõ, hoặc chưa hình dung
được phạm vi câu trả lời.
 Định từ => Kết hợp với danh từ: 무슨 N
 Phân biệt với 어느: cũng là “cái nào”, nhưng có giới hạn phạm vi câu trả lời, người được hỏi phải
lựa chọn một trong số các câu trả lời nhất định.

3. 어떻다 (a)  어떻습니까?: như thế nào?


 Hỏi về tính chất, trạng thái của đối tượng
 Câu trả lời thường chứa tính từ hoặc những từ ngữ dùng để miêu tả nói chung

You might also like