You are on page 1of 27

BÀI 5: SỞ THÍCH TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG BÀNG QUAN

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


1. Hiểu và nhớ một số khái niệm về lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận
biên. Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên với tổng lợi ích, lợi ích cận
biên với đường cầu. Thặng dư tiêu dùng và đường bàng quan.
2. Giải thích, vận dụng lý thuyết phân tích lợi ích, sự hài lòng của
người tiêu dùng khi tham gia vào thị trường.
3. Khách quan khi đánh giá hành vi của người tiêu dùng tham gia vào
thị trường.

5.1. MỘT SỐ GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN VỀ SỞ THÍCH

Để mô hình hóa sở thích của người tiêu dùng chúng ta bắt đầu với ba
giả định cơ bản về sở thích tiêu dùng đối với rổ hàng hóa này so với rổ hàng
hóa khác, sau đây là trung tâm của lý thuyết này.
Trước khi tìm hiểu ba giả định, để đơn giản hóa vấn đề khi xây dựng lý
thuyết tiêu dùng, chúng ta giả định rằng chỉ có hai giỏ hàng hóa X và Y.
Trong đó X là một hàng hóa cụ thể, Y là gộp của tất cả các hàng hóa còn lại.
(i). Sở thích hoàn chỉnh
Giả định này nói lên rằng: Người tiêu dùng có thể so sánh và sắp xếp
mức thỏa mãn của từng loại hàng hóa mang lại.
Như vậy: Nếu có hai giỏ hàng hóa X và Y thì người tiêu dùng sẽ có 1
trong 3 phản ứng sau đây:
- Người tiêu dùng thích hàng hoá X hơn là hàng hoá Y
- Người tiêu dùng thích hàng hoá Y hơn là hàng hoá X

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


1
- Người tiêu dùng thích hàng hoá X và Y là như nhau.
Trong trường hợp người tiêu dùng thích hai giỏ hàng hóa bằng nhau,
người tiêu dùng sẽ có thái độ bàng quan, hay thờ ơ giữa hai giỏ hàng hóa.
Vì dù tiêu dùng giỏ này hay giỏ kia thì cũng chỉ mang lại cho họ cùng một
mức độ thỏa mãn.
(ii) Sở thích có tính chất bắc cầu
Giả định này nói lên rằng: Sự so sánh giữa các giỏ hàng hóa của người
tiêu dùng là nhất quán.
Như vậy, khi có 3 loại hàng hóa A, B và C thì: Nếu người tiêu dùng thích
hàng hóa A hơn hàng hóa B, và thích hàng hóa B hơn là hàng hóa C thì có
thể kết luận rằng người tiêu dùng sẽ thích hàng hóa A hơn là hàng hóa C.
(iii) Người tiêu dùng thích nhiều hơn là ít hàng hóa, dịch vụ
Giả định này có nghĩa là:
- Tất cả những hàng hóa này đều có ích chứ không có hại.
- Người tiêu dùng luôn theo đuổi lợi ích cá nhân.
- Người tiêu dùng chưa thỏa mãn hoàn toàn.
Ba giả định trên đây là cơ sở để mô hình hóa hành vi của người tiêu dùng.

5.2. SỞ THÍCH TIÊU DÙNG

Tiêu dùng là hành vi rất quan trọng của con người, nó chính là hành
động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng và các nhu cầu
về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua
việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng sản phẩm đó.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


2
Mục tiêu của người tiêu dùng: Khi sử dụng ngân sách của mình để mua
sắm hàng hóa và dịch vụ bất kỳ, người tiêu dùng nào cũng hướng tới lợi ích
thu được và lợi ích thu được càng nhiều càng tốt. Với mỗi hàng hóa tiêu
dùng, nếu còn làm cho lợi ích tăng thêm thì người tiêu dùng còn tăng tiêu
dùng và lợi ích tiêu dùng sẽ hướng tới giá trị lớn nhất.
5.2.1 Một số khái niệm về lợi ích
Sở thích tiêu dùng (T)
Là khái niệm đề cập đến các tập hợp hàng hóa và dịch vụ được người
tiêu dùng ưa thích và đưa ra cách giải thích tại sao một tập hợp hàng hóa
dịch vụ này lại được ưa thích hơn một tập hợp hàng hóa, dịch vụ khác.
Thích là một cảm xúc của con người. Nguyên nhân dẫn tới thích thì có
vô vàn mà chẳng có tiêu chuẩn cố định nào cả. Mà nhiều khi tiêu chuẩn thích
của chính bản thân là gì ta cũng không định nghĩa nổi.
Có thể nói động cơ đầu
tiên khiến người tiêu dùng
mua sắm hàng hóa hoặc
dịch vụ đó là sở thích về
hàng hóa dịch vụ đó. Chính
vì vậy các nhà kinh tế
nghiên cứu sở thích ảnh
hưởng đến tiêu dùng chứ
không quan tâm đến nguồn
gốc của sở thích.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


3
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Lý thuyết về sở thích bộc lộ giả định:

A. Hàng hóa được mua bộc lộ sở thích

B. Sự lựa chọn của người tiêu dùng là nhất quán

C. Người tiêu dùng là hợp lý

D. Tất cả các giả định trên

2. Động cơ đầu tiên của người tiêu dùng khi tiêu dùng là:

A. Văn hóa

B. Tôn giáo

C. Sở thích

D. Theo tâm lý đám đông

Lợi ích (U)


Khi tiêu dùng một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng có thể rơi vào các
trạng thái khác nhau: Hài lòng hoặc không hài lòng. Hàng hóa nào mang lại
sự hài lòng có nghĩa là mang lại lợi ích và ngược lại.
“Lợi ích được hiểu là sự như ý, sự hài lòng, sự thỏa mãn do việc tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ mang lại”.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


4
Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được rất khó có thể đo đếm một cách
chính xác. Anh A uống cốc bia sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn anh B uống cốc
bia, mặc dù đều là cốc bia đầu tiên, sự khác biệt này là do:
– Sở thích của mỗi người khác nhau. Cấp độ thích của mỗi người về một thứ
nào đó là khác nhau, chẳng ai giống ai hoàn toàn.
– Hoàn cảnh khi uống có thể ảnh hưởng tới lợi ích nhận được. Một số người
thích khung cảnh ồn ào, một số lại thích yên tĩnh, số khác lại thích phải ngồi
một mình mới khoái, số khác lại phải uống với nhiều người mới thích.
– Tâm trạng lúc uống: lo nghĩ hay thoải mái, buồn hay vui, …
– Mức độ khó khăn để có được cốc bia mà uống: người nghèo gom góp mãi
mới mua được cốc bia uống sẽ khác với người giàu bỏ tiền ra mua cốc bia
mà không phải nghĩ.
– Tần suất uống: Một tháng uống một lần chắc khác với ngày nào cũng uống.
Một người giàu mua một cái ô tô chưa chắc đã sướng bằng một người ngèo
mua một cái xe máy. Một đứa trẻ luôn luôn có được cái nó muốn không thể
đạt lợi ích bằng một đứa trẻ phải nỗ lực rất nhiều để có được cái nó muốn.
Vì vậy chi phí bỏ ra để mua hàng hóa, dịch vụ nhằm đạt được lợi ích
không tỷ lệ thuận với tổng lợi ích đạt được. Không phải những thứ đắt tiền
sẽ mang lại lợi ích cao hơn những thứ rẻ tiền và ngược lại.
Bạn làm việc chăm chỉ, vất vả để kiếm tiền; khi có nhiều tiền bạn đạt
được cái bạn muốn khá dễ dàng vì tiêu mà không phải nghĩ. Một người khác
làm vừa đủ vì vậy tiền ít, tiền ít nên cố gắng mua được một thứ gì đó là rất
khó khăn. Vì khó khăn mới có được nên lợi ích nhận được (về mặt cảm xúc)
cao hơn.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


5
Đương nhiên chúng ta không đo lường được lợi ích bằng các đơn vị đo
lường vật lý như trọng lượng, chiều dài… và bản thân người tiêu dùng cũng
không đo lường được lợi ích của họ khi tiêu dùng một hàng hóa hay một
dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể biết được mình thích hàng hóa
nào hơn. Với cơ sở đó lợi ích khi tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ được
các nhà kinh tế biểu thị bằng những con số. Nếu mức độ thỏa mãn hay hài
lòng càng lớn thì lợi ích được biểu thị bằng những con số càng lớn, những
con số đó có thể là số tiền sẵn sàng chi trả.

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


3. Lợi ích được hiểu là:
A. Thuộc tính của hàng hóa, dịch vụ
B. Công dụng của hàng hóa, dịch vụ khi mua
C. Biểu hiện của sự thỏa mãn thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm
D. Tất cả các phương án trên

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


6
Ví dụ 3.1: Mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng Hà Nội đối với
sản phẩm rau an toàn.
Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất trong nông nghiệp để
lại dư lượng hóa chất độc hại trên các loại rau quả là tất yếu. Điều này
khiến người dân hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của mình và gia
đình mỗi khi đi mua rau quả. Nhiều người đã nghĩ ra đủ mọi cách để có
được rau quả an toàn, thậm chí sẵn sàng chấp nhận trả giá cao để có
được rau quả an toàn thực sự an toàn.

Giá rau quả Giá rau quả Chênh lệch giá rau
Loại rau quả thông thường an toàn quả an toàn và giá rau
(Đồng/kg) (Đồng/kg) thông thường (%)

Rau muống 8.000 15.000 87,5


Dưa leo 9.000 24.000 166,7
Cà chua 10.000 21.000 110,0
Bắp cải 7.000 16.000 128,6
Hoa lơ xanh 14.000 30.000 114,3
Cà rốt 21.000 40.000 90,5
Đậu Hà Lan 65.000 125.000 92,3
Đậu cove 11.000 40.000 263,6
Khoai tây 11.000 25.000 127,3
Xà lách xoong 10.000 27.000 170,0

Nguồn: Tác giả, 04/2016

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


7
Tổng lợi ích (TU)
Bỏ tiền ra mua hàng hóa để làm gì? Bản chất mỗi hàng hóa hay dịch vụ
đều nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của chúng ta. Thức ăn giúp giải
quyết vấn đề đói, phim ảnh giải quyết nhu cầu giải trí, còn phương tiện đi
lại giúp chúng ta di chuyển, tủ lạnh giúp chúng ta giữ đồ ăn để không phải
đi chợ nhiều….
Như vậy, khi tiêu dùng một hàng hóa dịch vụ nào đó thì ta thu được
một lợi ích nào đó. Ví dụ khi uống một cốc bia sẽ thu được lợi ích của một
cốc bia. Uống 5 cốc bia thì tổng lợi ích nhận được = Lợi ích nhận được của
cốc thứ 1 + Lợi ích nhận được của cốc thứ 2 +…+ Lợi ích nhận được của cốc
thứ 5.
“Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, sự thỏa mãn do người tiêu dùng tiêu
dùng một số lượng nhất định hàng hóa và dịch vụ mang lại”.
𝐓𝐔𝟏 = 𝐔𝟏 + 𝐔𝟐 + 𝐔𝟑 + ⋯ + 𝐔𝐧
Khi tiêu dùng càng nhiều hàng hóa và dịch vụ thì tổng lợi ích mang lại
cho người tiêu dùng càng lớn. Nhưng ở một mức độ nào đó, tổng lợi ích sẽ
đạt đến mức tối đa cho dù người tiêu dùng có tiêu dùng nhiều hơn nữa. Đó
là điểm bão hòa của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Vượt qua điểm
đó, tổng lợi ích sẽ giảm.
Tuy nhiên trên thực tế, rất hiếm khi người tiêu dùng lại tiêu dùng quá
mức một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Bởi lẽ, khi không còn cảm giác
hài lòng hay thỏa mãn nữa thì có nghĩa là không còn sở thích đối với hàng
hóa hay dịch vụ đó, khi ấy người tiêu dùng sẽ không tiếp tục tiêu dùng. Mặt

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


8
khác, do sự hạn chế tiền bạc nên người tiêu dùng luôn có xu hướng dành sự
chi tiêu cho hàng hóa hay dịch vụ khác có cảm giác hài lòng.
Do vậy, khi nghiên cứu về lợi ích chúng ta chỉ nghiên cứu trong số lượng
hàng hóa còn mang lại cảm giác thích thú cho người tiêu dùng. Tức là chỉ
xem xét tổng lợi ích luôn tăng khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng.

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


4. Tổng lợi ích là:
Tổng lợi ích là:

A. Tổng hàng hóa mà người tiêu dùng mua

B. Tổng chi tiêu

C. Tổng sự hài lòng, thỏa mãn khi tiêu dùng


5.2.2. Lợi ích cận biên (MU)
D. Tổng số tiền được triết khấu khi mua hàng

5.2.2 Lợi ích cận biên


“Lợi ích cận biên (MU) là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của
số lượng hàng hóa được tiêu dùng (tức là phản ánh mức độ hài lòng, lợi ích tăng
thêm do việc tiêu dùng một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ cuối cùng mang
lại)”.
∆𝑻𝑼
𝑴𝑼 = = 𝑻𝑼′(𝑸)
∆𝑸
Trong đó:
MU: Lợi ích cận biên

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


9
∆TU: Sự gia tăng về tổng lợi ích
∆Q: Sự gia tăng về lượng hàng hóa tiêu dùng
Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là
5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.
Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:
MU = (8 - 5)/(2-1) = 3

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


5. Lợi ích cận biên của một hàng hóa chỉ ra:

A. Tính hữu ích của hàng hóa là có hạn


B. Sự sẵn sàng thanh toán cho một hàng hóa bổ sung
C. Hàng hóa đó là khan hiếm
D. Không đáp án nào đúng
6. Lợi ích cận biên sẽ tăng dần theo mức độ tiêu dùng.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần


Ví dụ: Giả sử lợi ích của người tiêu dùng có thể đo được, ta có bảng
minh họa lợi ích của việc uống bia của anh Bình trong một khoảng thời gian
nhất định như sau:
 Lợi ích khi tiêu dùng 1 cốc bia là: 10;
 Tổng lợi ích khi tiêu dùng 2 cốc bia là 16;
 Tổng lợi ích khi tiêu dùng 3 cốc bia là 19.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


10
Lợi ích cận biên của khi uống cốc bia thứ nhất là 10 đơn vị lợi ích, của
cốc bia thứ hai là 6 đơn vị lợi ích, của cốc bia thứ 3 là 3 đơn vị lợi ích….

Số lượng (cốc) 1 2 3 4 5 6 7
Tổng lợi ích (TU) 10 16 19 21 22 20 15
Lợi ích cận biên
10 6 3 2 1 -2 -5
(MU)

Lợi ích

TUmax = 22

TU

0 Q=5 Q

Hình 5. 1: Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Không tính đến ảnh hưởng của yếu tố giá cả (coi P = 0) ta thấy:
MU > 0: Anh Bình sẽ uống thêm bia và tổng lợi ích của anh Bình có được
từ việc uống bia tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm dần.
MU = 0: Anh Bình dừng quá trình tiêu dùng của mình lại, và số lượng
6 cốc bia tiêu dùng tại thời điểm này là tối ưu thì TUmax = 22.
MU < 0: Anh Bình sẽ không uống thêm cốc bia thứ 6 nữa dù được miễn
phí vì cốc thứ 7 đem lại lợi ích là -5 và tổng lợi ích giảm.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


11
Lợi ích cận biên

MUmax = 10

0 Q=2 Q=4 Q

MU

Hình 5. 2: Đường lợi ích cận biên


Đồ thị 5.2, ta cần hiểu rằng Q = 0 thì lợi ích bằng 0. Vì vậy, điểm bắt đầu
của đồ thị không phải nằm trên trục tung mà là bắt đầu từ đơn vị hàng hóa
đầu tiên được tiêu thụ. Càng về sau lợi ích nhận được càng ít đi vì thế đường
lợi ích cận biên dốc xuống.
Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao chúng ta lại
tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ cũng như vì sao chúng ta lại thôi tiêu
dùng chúng vào một thời điểm nào đó. Cốc bia thứ nhất anh Bình cảm thấy
vô cùng hứng thú, nhưng đến cốc bia thứ 2 lại cảm thấy không ngon bằng
cốc bia thứ nhất… và đến cốc bia thứ 6, thứ 7 anh Bình có cảm giác không
còn hứng thú. Điều này có nghĩa là tiêu dùng với số lượng càng lớn thì lợi
ích cận biên càng nhỏ. Hiện tượng này được các nhà kinh tế khái quát thành
quy luật lợi ích cận biên giảm dần.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


12
“Lợi ích cận biên của một hàng hoá hay dịch vụ nào đó có xu hướng ngày càng
giảm đi khi lượng hàng hoá hay dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Nếu MU > 0: Tiếp tục tiêu dùng sản phẩm
Nếu MU = 0: Dừng tiêu dùng sản phẩm
Nếu MU < 0: Không tiêu thụ thêm sản phẩm.

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

7. Có một thực tế rằng cốc nước cam thứ ba không mang lại sự thỏa mãn
nhiều như cốc nước cam thứ hai, đây là ví dụ về:

A. Phần mất không

B. Nghịch lý về giá trị

C. Thặng dư tiêu dùng

D. Lợi ích cận biên giảm dần

Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích
MU >0 thì TU tăng
MU <0 thì TU giảm
MU = 0 thì TU cực đại
Minh họa bằng đồ thị:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


13
Lợi ích

TUmax = 22

1 2 3 4 5 6 7 Q

Hình 5.3: Mối quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích

KIỂM TRA NGẮN

Kiểm tra nhanh: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

8. Khi số lượng hàng hóa tiêu dùng tăng lên


A. Tổng lợi ích giảm dần
B. Lợi ích cận biên không đổi
C. Lợi ích cận biên giảm xuống
D. Lợi ích cận biên tăng lên
9. Mối quan hệ giữa TU và MU cho biết MU > 0 thì TU giảm.

Nhận xét:
- Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do sự thỏa mãn, thích thú của
người tiêu dùng đối với một hàng hóa ngày càng giảm đi do tiêu dùng thêm
cùng một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ trong một thời kỳ nhất
định. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho ta biết khi ta tiêu dùng với số

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


14
lượng ngày càng nhiều hơn một hàng hóa nào đó thì tổng lợi ích tăng lên
nhưng với tốc độ chậm dần.
- Tổng lợi ích sẽ tăng chậm khi lợi ích cận biên dương và giảm khi lợi
ích cận biên âm. Đạt giá trị cực đại khi lợi ích cận biên bằng 0. Quy luật lợi
ích cận biên giảm dần chỉ đúng khi tiêu dùng một số lượng nào đó của cùng
một loại hàng hóa hay dịch vụ trong cùng một thời điểm. Nếu tiêu dùng
đồng thời nhiều loại hàng hóa khác nhau thì chúng ta không có quy luật này.
Lợi ích cận biên và đường cầu
Giữa lợi ích cận biên và giá cả có một mối liên hệ mật thiết. Lợi ích cận
biên của việc tiêu dùng hàng hóa càng lớn nghĩa là mức độ thỏa mãn đem
lại cho người tiêu dùng càng lớn, lúc này người tiêu dùng càng sẵn sàng trả
giá cao hơn và ngược lại. Như vậy, chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích
cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa.
- Lý thuyết về lợi ích với quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí
do vì sao đường cầu dốc xuống. Như vậy, chúng ta thấy mối quan hệ giữa
MU và giá hàng hóa.

P (Giá)

Đường cầu
D = MU

Q (sản lượng)

Hình 5.4: Lợi ích cận biên và đường cầu

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


15
- Khi MU càng lớn thì số lượng tiêu dùng càng ít, người tiêu dùng trả
giá càng cao và ngược lại. Khi MU càng nhỏ thì số lượng càng nhiều, người
tiêu dùng trả giá càng thấp. Khi MU bằng 0, người tiêu dùng không mua
thêm một đơn vị hàng hóa nào nữa, đường cầu D phản ánh quy luật MU
giảm dần: MU trùng với D.
- Khi MU > P: Tổng lợi ích tăng thêm nhưng lại tăng với tốc độ giảm
dần, người tiêu dùng sẽ tiếp tục tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
- Khi MU < P: Tổng lợi ích giảm, người tiêu dùng dừng tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ.
Nếu so sánh ta thấy có sự tương tự về dạng của đường cầu và dạng của
đường lợi ích cận biên. Nó thể hiện một điều là đằng sau đường cầu của
người tiêu dùng chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người đó, hay do
quy luật lợi ích cận biên giảm dần mà đường cầu dốc xuống. Nói cách khác,
đường biểu diễn về lợi ích cận biên chính là đường cầu cá nhân của người
đó.
5.2.3. Thặng dư tiêu dùng (CS)
Thặng dư tiêu dùng phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó (MU) với chi phí thực tế để
thu được lợi ích đó (MC).
Nếu người tiêu dùng tiêu dùng một hàng hóa và dịch vụ nào đó. Phần
thu mà người tiêu dùng nhận được là lợi ích cận biên, phần chi là khoản tiền
phải trả để tiêu dùng hàng hóa đó và được tính theo giá thị trường:
𝐶𝑆 = 𝑀𝑈 − 𝑃

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


16
Nếu người tiêu dùng tiêu dùng hai hàng hóa và dịch vụ trở lên thặng
dư tiêu dùng trên toàn bộ sản phẩm phản ánh sự chênh lệch giữa phần thu
về của người tiêu dùng (tức là tổng lợi ích thu được của tất cả các sản phẩm
mà người đó đã tiêu dùng) và phần chi ra là tổng chi tiêu.
𝐶𝑆 = (𝑇𝑈 − 𝑃. 𝑄)
𝐶𝑆𝑚𝑎𝑥 ↔ 𝐶𝑆 ′ = 0 → 𝑀𝑈 = 𝑃
Nhận xét: Khi MU > P; CS < 0 thì người tiêu dùng quyết định tăng lượng
tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên lại giảm dần
làm cho tổng lợi ích tăng theo chiều hướng chậm dần cho đến khi thặng dư
tiêu dùng của đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng 0, tức là MU = P. TUmax thì
người tiêu dùng sẽ dừng quá trình tiêu dùng lại.
Như vậy: Lợi ích cận biên giảm dần chính là nội dung kinh tế của luật
cầu nên MU = D. Như vậy, thặng dư tiêu dùng có thể tính bằng cách sử dụng
đường cầu.
Ví dụ: Xét việc tiêu dùng bia của một cá nhân.
P

12000

11000

10000 CS
Giá thị trường
9000

8000

0 1 2 3 4 5 6
Số lượng cốc bia

Hình 5. 5: Lợi ích cận biên giảm dần

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


17
Qua đồ thị trên ta thấy:
- Giá thị trường của một cốc bia là 8.000 đồng, được phản ánh bằng
đường ngang BE (nó phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng).
- Trong tình huống rất khát, rất muốn uống bia, người tiêu dùng sẵn
sàng trả giá 12.000 đồng cho cốc bia đầu tiên. Khi đó 12.000 đồng phản ánh
lợi ích cận biên của cốc bia đầu tiên. Tuy nhiên trong thực tế họ chỉ phải trả
8.000 đồng. Như vậy, đối với người tiêu dùng họ được lợi hay được hưởng
một khoản thặng dư là 5.000 đồng.
- Người tiêu dùng muốn tối đa hóa lợi ích nên họ sẽ uống bia đến khi:
Lợi ích cận biên của cốc bia cuối cùng bằng với chi phí cận biên (giá thị
trường). Cụ thể họ sẽ uống đến cốc bia thứ 5 tại đó MU = MC = Giá thị
trường.
- Người tiêu dùng sẽ không uống đến cốc bia thứ 6 vì khi đó lợi ích cận
biên của họ nhỏ hơn chi phí cận biên (MU < MC = Giá thị trường). Đối với
người tiêu dùng thì cốc bia thứ 6 chỉ đáng 7.000 đồng.
- Trên đồ thị chúng ta nhận thấy tổng thặng dư tiêu dùng được thể hiện
bằng phần tô đậm CS.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


18
KIỂM TRA NGẮN

Kiểm tra nhanh: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

10. Cung một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi

A. Thặng dư tiêu dùng tăng lên

B. Thặng dư tiêu dùng giảm xuống

C. Thặng dư tiêu dùng không đổi

D. Có ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng nhưng không xác


định

5.3. SỞ THÍCH TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG BÀNG QUAN

Các phân tích về đường cầu đã giải thích về quyết định tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ của người tiêu dùng dựa trên giả định mua hàng hóa riêng lẻ
với những số lượng khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, khi quyết định tiêu
dùng người tiêu dùng phải giải quyết vấn đề lựa chọn và sẽ mua hàng hóa
nào trong nhiều hàng hóa với số tiền chi tiêu hạn chế mà vẫn cho phép họ
có được sự thỏa mãn tối đa. Vấn đề này được xem xét thông qua mô hình
đường giới hạn ngân sách và đường bàng quan.
5.3.1. Đường bàng quan
“Đường bàng quan (IC) biểu thị những kết hợp hàng hóa khác nhau đem lại
cho người tiêu dùng cùng một mức độ thỏa mãn. Đường bàng quan còn được gọi
là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa dụng”.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


19
QY (Hàng hóa Y)
C

B
Vùng được ưa thích hơn A
A
Vùng không IC3
được ưa IC2
thích bằng A IC
1

QX (Hàng hóa X)
Hình 5.6: Đường bàng quan
Bằng việc biểu thị một hàng hóa trên trục hoành và một hàng hóa trên
trục tung, chúng ta có thể mô tả các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng bàng
quan trong việc lựa chọn. Nối tất cả các giỏ hàng hóa mang lại cho người tiêu
dùng cùng một mức thỏa mãn chúng ta có một đường gọi là đường bàng
quan.
5.3.2. Đặc điểm
<i>. Đường bàng quan dốc xuống về phía bên tay phải và có độ dốc âm.

QY (Hàng hóa
C
YY)

Y A

IC2

X X QX (Hàng hóa X)
Hình 5. 7: Đường bàng quan dốc xuống về phía bên phải

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


20
Hình 5.7, cho thấy tất cả các điểm cùng nằm trên đường bàng quan IC2
đều có độ thỏa dụng như nhau. Tại điểm C, mức sản lượng tiêu dùng cho
hai hàng hóa là (XC; YC), với mức tiêu dùng mang lại tổng lợi ích cho người
tiêu dùng TU2; Ngoài sự kết hợp tiêu dùng tại điểm C, người tiêu dùng có
thể sử dụng mức tiêu dùng tại điểm A (XA; YA) nhưng cũng mang lại tổng
lợi ích cho người tiêu dùng TU2 như tại điểm C. Mức tiêu cho chúng ta thấy
tại điểm C người tiêu dùng sử dụng hàng hóa Y nhiều hơn hàng hóa X.
Nhưng khi thay đổi phương án tiêu dùng sang điểm A, người tiêu dùng
phải giảm sản lượng tiêu dùng Y để tăng sản lượng tiêu dùng X. Bởi vì người
tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa cho nên đường bàng quan
phải dốc xuống. Độ dốc của đường bàng quan dần trở nên phẳng hơn khi
chúng ta dịch chuyển về phía bên phải.
<ii>. Đường bàng quan càng cao thì càng được người tiêu dùng yêu thích
hơn.
Theo giả thiết ban đầu, tất cả những hàng hóa này đều có ích chứ không
có hại. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ không tiêu dùng
khi hàng hóa đó không đem lại lợi ích. Do đó, khi tăng thêm quy mô tiêu
dùng thì mức thỏa mãn hay tổng lợi ích của người tiêu dùng tăng lên (hay
nói cách khác, khi đường bàng quan vận động trên càng xa gốc tọa độ hơn
(Phù hợp với giả định 3: Người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa dịch vụ
hơn là ít hàng hóa dịch vụ).
<iii>. Các đường bàng quan trong cùng một họ không bao giờ cắt nhau.
Nếu các đường bàng quan cắt nhau sẽ dẫn đến những trường hợp, các
giỏ hàng hóa có cùng một lượng hàng hóa X (hoặc Y), khác lượng hàng hóa

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


21
Y (hoặc X) nhưng cùng đem lại tổng lợi ích bằng nhau. Điều này vi phạm
nguyên tắc người tiêu dùng thích số lượng nhiều hơn là ít.
QY (hàng hóa
Y)

A
B
IC2

C IC1

QX (hàng hóa X)

Hình 5. 8: Đường bàng quan trong cùng một họ không bao giờ cắt nhau
Chứng minh:
+ Với IC1 người tiêu dùng thích A bằng C;
+ Với IC2 người tiêu dùng thích A bằng B.
Khi đó theo tính chất bắc cầu chúng ta sẽ có kết luận: người tiêu dùng
thích A = B = C. Điều này là hoàn toàn vô lý vì: Giỏ C chứa ít hơn cả hai loại
hàng hóa so với giỏ B và người tiêu dùng sẽ thích B hơn C (giả định 3).
Kết luận: Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau.
<iiii>. Các đường bàng quan là những đường cong lồi so với gốc tọa độ
Với một giả định đó là tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần dọc theo đường
bàng quan. Tất nhiên với những sở thích khác nhau về các loại hàng hóa hay
dịch vụ thì hình dáng của các đường bàng quan cũng khác nhau. Hình dáng
của các đường bàng quan chỉ ra mức độ khác nhau của sự mong muốn thay
thế hàng hóa này bằng hàng hóa khác.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


22
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


11. Tìm câu sai trong các câu dưới đây:
A. Đường cong bàng quan thể hiện các phối hợp khác nhau về 2 loại
hàng hoá cùng mang lại một mức thoả mãn cho người tiêu dùng
B. Các đường bàng quan thường lồi về phía gốc O
C. Đường bàng quan luôn có độ dốc bằng tỷ giá của 2 hàng hoá
D. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 sản phẩm sao cho tổng
mức thoả mãn không đổi
12. Đường bàng quan là đường cong hướng bề lõm lên trên.

5.3.3. Tỷ lệ thay thế cận biên


Tỷ lệ thay thế cận biên là khái niệm được sử dụng để nghiên cứu sự
đánh đổi về sở thích khi vận động dọc theo đường bàng quan.
“Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y được hiểu là lượng
tối đa hàng hóa Y người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có được thêm một đơn vị
hàng hóa X”.
Công thức
∆𝒀 𝑴𝑼𝑿
𝑴𝑹𝑺𝑿/𝒀) = − =
∆𝑿 𝑴𝑼𝒀
(MRS chính là độ dốc của đường bàng quan ứng với từng phương án tiêu
dùng).

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


23
Khi di chuyển từ trên xuống dưới trên cùng một đường bàng quan thì
độ dốc của đường bàng quan giảm dần, do vậy tỷ lệ thay thế cận biên MRS
cũng giảm dần. Đây chính là một đặc điểm quan trọng về sở thích của người
tiêu dùng.
Chú ý :
- Với những thay đổi vô cùng nhỏ, về mặt hình học biểu thức ΔY/ΔX
chính là độ dốc của đường bàng quan, nó là một số âm (biểu thị sự đánh đổi).
- MRS chính là độ dốc của đường bàng quan ứng với tổng phương án
tiêu dùng. Với những thay đổi vô cùng nhỏ độ dốc của đường bàng quan
biểu thị tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y. Biểu thị sự
đánh đổi về sở thích khi vận động dọc theo đường bàng quan.
Chúng ta biết rằng: Đường bàng quan cho biết mức độ sẵn sàng thay
thế một hàng hóa này cho một hàng hóa khác của người tiêu dùng để giữ
nguyên mức độ thỏa mãn. Và đối với hàng hóa thông thường thì đường
bàng quan có dạng lồi còn trong những trường hợp đặc biệt thì sao? Chúng
ta xem một số trường hợp đặc biệt sau đây.
Trường hợp 1: Hai hàng hóa thay thế hoàn hảo
- Đặc điểm : Đối với hai hàng hóa là thay thế hoàn hảo thì nghĩa là người
tiêu dùng luôn sẵn sàng thay thế chúng ở một tỷ lệ không đổi. Khi đó đường
bàng quan là đường thẳng có độ dốc xuống dưới.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


24
QY

2
IC3
1
IC2
IC1

2 4 QX
Hình 5.9: Đường bàng quan của hai hàng hóa thay thế hoàn hảo
Trường hợp 2: Hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo
- Đặc điểm: Đối với hai hàng hóa là bổ sung hoàn hảo nghĩa là người
tiêu dùng luôn tiêu dùng chúng ở một tỷ lệ cố định. Khi đó đường bàng quan
có hình dạng chữ L thể hiện mỗi một mức lợi ích chỉ có một phương án kết
hợp tối ưu duy nhất. Không có phương án thay thế khác.

QY

IC3

IC2
IC

QX

Hình 5. 10: Đường bàng quan của hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


25
Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

13. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSx/y) thể hiện:
A. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng lợi ích không
đổi
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường
C. Tỷ gía giữa 2 sản phẩm
D. Độ dốc của đường ngân sách
14. Độ dốc của đường bàng quan được gọi là:
A. Xu hướng cận biên trong tiêu dùng
B. Tỷ lệ chuyển đổi cận biên
C. Tỷ lệ thay thế cận biên
D. Xu hướng cận biên trong sản xuất

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Giả sử Phương và Dũng đều quyết định chi tiêu 500 (nghìn
đồng/tháng) cho việc tiêu dùng đồ uống. Phương thích đồ uống có cồn hơn
không có cồn trong khi sở thích của Dũng ngược lại.
Yêu cầu :
1. Hãy biểu diễn tập hợp các đường bàng quan của Phương và Dũng?
2. Giải thích tại sao tập hợp các đường bàng quan của hai người tiêu dùng
trên lại khác nhau?

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


26
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Sở thích tiêu dùng (T): Là khái niệm đề cập đến các tập hợp hàng hóa và dịch vụ
được người tiêu dùng ưa thích và đưa ra cách giải thích tại sao một tập hợp hàng
hóa dịch vụ này lại được ưa thích hơn một tập hợp hàng hóa, dịch vụ khác.
Lợi ích (U): Là sự như ý, sự hài lòng, sự thỏa mãn do việc tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ mang lại
Tổng lợi ích (TU): Là tổng thể sự hài lòng, sự thỏa mãn do người tiêu dùng tiêu
dùng một số lượng nhất định hàng hóa và dịch vụ mang lại.
Lợi ích cận biên (MU): Sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng
hàng hóa được tiêu dùng (tức là phản ánh mức độ hài lòng, lợi ích tăng thêm do
việc tiêu dùng một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ cuối cùng mang lại).
Đường bàng quan: Biểu thị những kết hợp hàng hóa khác nhau đem lại cho người
tiêu dùng cùng một mức độ thỏa mãn. Đường bàng quan còn được gọi là đường
đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa dụng.
Đặc điểm của đường bàng quan: (i) Đường bàng quan dốc xuống về phía bên tay
phải và có độ dốc âm; (ii) Các đường bàng quan cho biết người tiêu dùng thích tập
hợp hàng hóa dịch vụ này hơn tập hợp hàng hóa dịch vụ khác; (iii) Các đường
bàng quan trong cùng một họ không bao giờ cắt nhau; (iv) Các đường bàng quan
là những đường cong lồi so với gốc tọa độ.
Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS): Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng
hóa Y là lượng tối đa hàng hóa Y người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có được thêm
một đơn vị hàng hóa X.
∆𝒀 𝑴𝑼𝑿
𝑴𝑹𝑺𝑿/𝒀) = − =
∆𝑿 𝑴𝑼𝒀

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


27

You might also like