You are on page 1of 5

Thuật ngữ "marketing" đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau vì người ta nghĩ

rằng khi các tình huống thay đổi, thuật ngữ này cũng phải thay đổi sao cho  phù hợp
theo thời gian. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các khái niệm về
“marketing" đã xuất hiện.
Trong bài báo này, saga.vn chỉ quan tâm đến CÁC KHÁI NIỆM CỐT LÕI chứ không  đề
cập tất cả. Khái niệm cốt lõi là khái niệm có sự rút gọn rõ ràng, được xác định, được
chấp nhận rộng rãi, có liên quan và có thể xác minh được để hiểu rõ quá trình marketing
nhằm hướng các luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến khách hàng.
Những khái niệm cốt lõi này là:
i. Nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả
ii. Sản phẩm
iii. Giá trị và sự hài lòng
iv. Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ
v. Thị trường
vi. Marketer là khách hàng tiềm năng

1. NHU CẦU, MONG MUỐN VÀ NHU CẦU CÓ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

NHU CẦU
Nhu cầu là khao khát hoặc ước muốn về sinh lý, tâm lý, an toàn, lòng tự trọng và được thể hiện
mình. Nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản ở con người như thực phẩm, nơi ở, quần áo, tình dục;
nhu cầu an toàn phát sinh khi cuộc sống của con người phải chịu những sự bất an cả trong tự
nhiên và nhân tạo. Họ muốn được bảo vệ khỏi những tổn thất này khi họ thích sống tự do. Nhu
cầu được tôn trọng là kết quả của sự cạnh tranh và đố kị.
Đương nhiên, mỗi người đều muốn nổi trội hơn người khác trong cuộc sống. Nếu người ta ăn
cơm bình dân, người khác sẽ nghĩ đến cơm Dehradoon Basmati (một loại thực phẩm của
người Ấn Độ); nếu một người có Maruti 800, thì người khác lại có Skoda; nếu người ta có đồ
trang trí bằng vàng, người kia đang nghĩ đến bạch kim; nếu một người đi bằng xe hai bánh
hoặc bốn bánh, người khác lại đi bằng máy bay và v.v. Cuối cùng, cũng là điều quan trọng
nhất, có một số nhu cầu được gọi là nhu cầu được thể hiện mình.
Nhu cầu được thể hiện mình là những nhu cầu mang lại cho họ một vị thế độc nhất, hiếm có,
chỉ vài người mới có được. Vì vậy, tất cả mọi người không thể đều là Ambanis, Jindal hay
Mittals - những người có thành tích lớn lao và hiếm có. Đa số mọi người đều chiến đấu cho nhu
cầu sinh lý, tiếp đó là nhu cầu an toàn, thấp hơn là nhu cầu được tôn trọng và thấp nhất là nhu
cầu được thể hiện mình.

MONG MUỐN
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn
đó. Trong thuật ngữ marketing, mong muốn nghĩa là nhu cầu cộng với khả năng chi trả. Nghĩa
là nhu cầu là vô kể, còn mong muốn là có hạn. Ví dụ, nếu bạn hỏi một người là  "anh có muốn
ăn xoài không? Nếu chúng có sẵn, anh ta sẽ nói hãy dành hai quả cho tôi và ba quả cho cha tôi
trên thiên đường”
Mong muốn là cái gì đó được chọn từ nhu cầu. Nếu đó là câu hỏi về ‘nhu cầu’, mọi người sẽ
nói “Tôi cần cái này và cái kia; nếu đó là mong muốn; anh ấy nói tôi muốn điều này. Bằng cách
đó, cả nhu cầu và mong muốn đều có rất nhiều; tuy nhiên, mức độ mong muốn ít hơn so với
mức độ nhu cầu.
Tuy nhiên, khi chúng ta nói mãi về những mong muốn thay vì nhu cầu, những mong muốn đang
trở nên đa dạng hơn để lựa chọn vì sự lựa chọn không chỉ là ước muốn. Vì vậy, nhu cầu có thể
là thực phẩm, nơi ở và quần áo.
Trong trường hợp những nhu cầu này được chuyển đổi thành mong muốn - hãy đa dạng hóa
nó. Thức ăn có thể là roti, chapatti, bánh mì, Nan, burgers, cutlets, pizza, idli, dosa, trứng tráng,
nhiều loại như thịt gà, thịt cừu, thịt, thịt xông khói, xúc xích, thạch và nhiều thứ khác. Trong
trường hợp là nơi ở, nó có thể túp lều, nhà tranh, nhà gỗ 1 tầng, trang trại, tòa nhà và những
thứ khác. Với quần áo, nó có thể là áo sơ mi, quần, cà vạt, quần đùi, đồ lót, saris, váy, váy dài
maxi, medies, minies, hot pants, quần sooc lửng, v.v.

NHU CẦU CÓ KHẢ NĂNG CHI TRẢ


Khi nhu cầu phát sinh, mong muốn hiện lên, thì yêu cầu cũng được sinh ra.Nhu cầu có khả
năng thanh toán là khi một người sẵn sàng mua một sản phẩm và có khả năng trả tiền cho nó.
Nhu cầu có khả năng chi trả là biểu hiện của nhu cầu được hỗ trợ bởi sức mua của họ. Do đó,
có sự khác biệt giữa nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả.
Nhu cầu là một ước muốn đơn giản, mong muốn là một nhu cầu được lựa chọn khi họ thực sự
quan tâm và nhu cầu có khả năng chi trả là một cam kết rõ ràng. Với mỗi món hàng, nó có thể
là nhu cầu của người này, mong muốn của người kia và nhu cầu có khả năng chi trả của một
người khác nữa.
Vì vậy, một người đàn ông giàu có nhu cầu có khả năng chi trả là một chiếc xe Mersedes sang
trọng nhưng nó chỉ là một mong muốn cho người trung lưu và chỉ là nhu cầu của một người
nghèo. Ví dụ này minh họa cho câu nói. “Nếu, ước muốn là những chú ngựa, mọi người sẽ
không ngại mà cưỡi chúng.”
Tiền không được trồng trên cây mặc dù nó được gọi là cây tiền. Nơi mà mọi người sẽ lấy tiền
và mua bất cứ thứ gì họ muốn.

2. SẢN PHẨM (MARKETING OFFER)


‘Sản phẩm’ (Marketing Offer) là thứ mà tổ chức marketing hoặc những nhà marketer thực hiện
theo yêu cầu của người tiêu dùng. Đây là viết tắt của một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng về chất lượng, số lượng, thời gian, giá cả, tính đồng đều, v.v. Sản phẩm có thể
là "hữu hình" hoặc "vô hình".
'Sản phẩm hữu hình' là một sản phẩm có thể nhìn thấy, hữu hình, được thử nghiệm, nếm thử
bởi các giác quan. Sản phẩm vô hình là một dịch vụ không nhìn thấy, vô hình, không di động,
có sự hiện diện thực tế tại một thời điểm và địa điểm. Các sản phẩm có thể được phân loại
thành hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa tư liệu sản xuất.
Với hàng hóa tư liệu sản xuất, con người và công nghệ đóng vai trò mạnh mẽ. Một lần nữa,
những hàng hóa tư liệu sản xuất này có thể là hàng tiêu dùng bền vững và hàng tiêu dùng
không bền vững, hay còn được gọi là để tiêu thụ cuối cùng. Vì vậy, quạt, tủ lạnh, điện thoại, tủ
đựng cốc là bền vững và bánh quy, pizza, kem đánh răng, kem tóc, dầu, đánh bóng vàv.v.. là
hàng tiêu dùng không bền vững.
Với hàng hóa tiêu dùng, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng hơn cả mặc dù công nghệ cũng rất
quan trọng. Đó là những sản phẩm nông nghiệp như:  sữa, trứng, rau, trái cây, bơ, thị gà, thịt
cừu, thịt xông khói, thịt bò, mật ong, v.v…
Nhắc lại thêm, hàng hóa tư liệu sản xuất có thể là "công nghiệp" trái ngược với tiêu dùng. Hàng
hóa công nghiệp là các mặt hàng lắp đặt và thiết bị, dụng cụ cầm tay, cung cấp cả dịch vụ văn
phòng và nhà máy và dịch vụ bảo trì.
Mỗi công ty có thị trường bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc dòng sản phẩm hoặc dịch vụ
mà khách hàng chọn từ dòng sản phẩm. Các dòng sản phẩm tạo danh mục sản phẩm của công
ty mà toàn bộ công ty có sẵn để cung cấp cho người tiêu dùng hoặc các lớp người tiêu dùng.
Việc tung ra sản phẩm thị trường phải đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng là một giá trị thực
sự cho lợi ích chi phí tối đa với mức giá hợp lý.

3. GIÁ TRỊ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG


Giá trị được nhìn từ góc độ của khách hàng, là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà từ
đó người tiêu dùng có được mức độ hài lòng nhất định.
Một giá trị được đánh giá bởi mức độ hài lòng. Do đó, nếu mức độ hài lòng thấp, điều đó có
nghĩa là sản phẩm có giá trị thấp đối với người tiêu dùng và ngược lại.
Sự hài lòng là một trạng thái tâm lý và không thể đo lường vì nó không định lượng được. Ở
đây, khái niệm về chi phí rất phù hợp. Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều quan tâm đến
chi phí.
Ví dụ, một mặt hàng được cung cấp miễn phí hoặc mặt hàng đó rất dễ mua, giá cả phải chăng
thì mọi người sẽ chớp lấy cơ hội mua ngay mà nếu không thì sẽ do dự khi mua nó nếu giá trở
nên không thể chấp nhận hoặc cắt cổ.
Ở đây, người ta có thể xác định 'chi phí' cho người tiêu dùng là giá trị bằng tiền của những gì
được mua. Trong thực tế, nó là một vấn đề lớn đang được xem xét trong marketing bởi vì nó có
nghĩa là một sự hy sinh của một số sự thay thế hoặc những phần khác của người tiêu dùng.
Lấy ột ví dụ khi người cha đang có ý định mua một chiếc xe hơi.
Trong khi người con trai nghĩ đến việc tham gia một khóa học thạc sĩ về quản lý thanh toán. Cả
xe hơi và khóa học đều tốn kém, nhưng chi phí của người cha chỉ cho phép xe hơi hoặc khóa
học.
Trong trường hợp này, người cha phải bỏ ý tưởng mua hàng của mình để hỗ trợ giáo dục đại
học cho con trai có bảo đảm việc làm với mức lương cao. Cuối cùng, nhưng không kém phần
quan trọng, sự hài lòng được đo lường theo Nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi
trả của người tiêu dùng.

4. TRAO ĐỔI, GIAO DỊCH VÀ MỐI QUAN HỆ

TRAO ĐỔI
Trao đổi là cơ sở rất cơ bản của marketing. Trong thực tế, một cái tên khác để gọi thuật ngữ
“trao đổi” là marketing. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu sản xuất đang cung cấp tất
cả các loại hàng hóa cần thiết cho xã hội theo độ tuổi theo trọng lượng đến chất lượng, giá cả,
địa điểm, thời gian, tính đồng đều và v.v.
Trừ khi, chúng được trao đổi thành tiền hoặc giá trị của tiền bạc, thì điều đó không có nghĩa gì
cả. Nếu trao đổi không diễn ra, sự chồng chất hàng tồn kho sẽ diễn ra,  ảnh hưởng xấu đến
toàn bộ cơ chế sản xuất và phân phối vì nó không phù hợp với tiêu thụ.
Nếu Công ty ô tô Toyota sản xuất 2.000 xe hơi mỗi ngày và không được trao đổi hoặc bán,
Công ty Toyota phải hài lòng với việc tích trữ sẵn. May mắn thay, 2.000 xe hơi, tiêu thụ 700
chiếc xe mỗi ngày trên đất Mỹ và 1.300 chiếc còn lại trên toàn thế giới. Do đó trao đổi là một
quá trình diễn ra sự cung cấp và thực hiện kiểm soát giá cả.
Nếu nhà sản xuất tặng quà miễn phí, quyên góp, từ thiện, nó không còn được gọi là trao đổi.
Thêm nữa, nếu người ta lấy những thứ từ nhà máy riêng, trang trại riêng, khu vườn riêng, nó
cũng không tạo ra sự trao đổi. Nếu một người đàn ông kinh doanh dự trữ hàng hóa để bán ở
một mức giá, không được xem là trao đổi nếu anh ta cung cấp hàng hóa cho các thành viên gia
đình và bạn bè của mình miễn phí.

GIAO DỊCH
Giao dịch là sự thỏa thuận diễn ra giữa các bên của sàn giao dịch là người mua và người bán.
Người bán đã sẵn sàng với lượng hàng hóa để cung cấp và người mua đã sẵn sàng với số tiền
cần thanh toán. Các thỏa thuận hoặc giao dịch này có thể là tiền mặt hoặc tín dụng. Trong
những sự cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các giao dịch tiền mặt tạo thành một phần nhỏ trong
tổng số giao dịch.
Một số công ty bán hàng hóa với tổng tiền trả bằng tín dụng lên mức 90%, trong khi tiền mặt chỉ
chiếm 10%.
Ngày nay, kinh doanh càng được mở rộng, càng nhiều người mua hàng hóa và dịch vụ bằng
thẻ tín dụng. Quy tắc không phải là "tiền trao cháo múc", mà là "mua trước trả sau". Vì vậy,
mua một chiếc xe hơi, căn hộ hoặc nhà, hay học phí hoàn toàn nằm trong tầm với của tầng lớp
trung lưu và cả tầng lớp thấp hơn. Khái niệm “EMI” đã giúp tất cả mọi người có thể thực hiện
mọi điều ngay bây giờ và trả tiền sau.

CÁC MỐI QUAN HỆ


Các mối quan hệ là mối quan hệ kinh doanh liên kết và lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
giữa tổ chức marketing và  đặc biệt là khách hàng lâu dài. Trong thực tế, vấn đề về sự thu hút
và chăm sóc khác hàng dài lâu không hề đơn giản. Luôn nhớ một câu sau:” Khách hàng là
thượng đế”
Khách hàng luôn được đảm bảo hạnh phúc nhờ sự hài lòng về mặt chất lượng, giá cả, thời
gian, số lượng, lượng cung thường xuyên.
Một khi khách hàng hiểu được rằng nhà marketer luôn quan tâm đến mình trong mọi hoàn
cảnh, anh ấy xây dựng thiện chí với công ty; giới thiệu với bạn bè và người thân của mình, từ
đó góp phần tăng trưởng khách hàng cho công ty.
Trong trường hợp khách hàng không hài lòng, nó giống như một quả xoài hỏng, anh ta làm cho
các loại xoài khác cũng bị hỏng theo. Đó là lý do tại sao mối quan hệ marketing đã trở thành
một khía cạnh chuyên biệt của marketing hiện đại, tin tưởng vào việc xây dựng quan hệ đối tác
lâu dài với khách hàng cho lòng trung thành lâu dài hơn.

5. THỊ TRƯỜNG
Như đã đề cập trước đó, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm. Thị trường gồm
người mua và người bán gặp trực tiếp hoặc họ liên lạc với nhau để có thông tin chi tiết về
những gì người bán phải cung cấp và những gì người mua sẵn sàng mua. Nó là một cơ chế
tạo điều kiện cho việc định giá một cách dễ dàng và nhanh chóng vì lợi ích chung của người
mua và người bán, sự hiện diện vật chất của hàng hóa và con người tại một thời điểm không
phải là thị trường.
Các lực lượng trao đổi và kiểm soát giá diễn ra dễ dàng và nhanh chóng đại diện cho thị
trường. Thị trường ’là điểm khởi đầu bởi vì marketing theo sau nó. Đó là lưu lượng hàng hóa từ
người bán đến người mua và tiền hoặc giá trị của tiền theo người mua giúp tiếp cận người bán
để hoàn tất việc trao đổi.
Thị trường được phân loại theo một số cách đã được đề cập ở đầu chương.

6. MARKETER VÀ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

MARKETER
Marketer là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc cung cấp hàng hóa; họ có danh mục đầu
tư của riêng mình trong phạm vi các sản phẩm họ có thể cung cấp cho những người mua quan
tâm. Marketer chỉ tạo ra địa điểm, thời gian sở hữu và tiện ích nhận thức.
Họ không sản xuất nhưng mua từ các nhà sản xuất  hàng tiêu dùng và vật liệu công nghiệp và
bán cho người mua hoặc để tiêu thụ cuối cùng hoặc để chế biến và bán tiếp.

KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG


Người cộng sự của thị trường và marketing là khách hàng tiềm năng. Nếu chỉ có các marketer
(người bán) hoặc chỉ có khách hàng tiềm năng, thì nó sẽ không thể tạo thành một thị trường
được. Marketer ở đó vì có khách hàng tiềm năng. Nếu không thì không có ai để mua hàng hóa
và dịch vụ.
Marketer sẽ làm gì? Đó là lý do tại sao khách hàng tiềm năng là người tiêu dùng và họ đang ở
vị trí của thượng đế hoặc ở một hệ thống marketing. Khách hàng tiềm năng là người hoặc tổ
chức sẵn sàng mua và thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Khách hàng không hủy hoại các
marketer bởi vì chúng ta hiểu rằng không thể ”vỗ tay chỉ với một bàn tay.”

You might also like