You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


KHỞI NGHIỆP (START-UP)

1. Thông tin về giảng viên


* Họ và tên: Đào Thanh Trường
Chức danh: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa Khoa học quản lý
Địa chỉ liên hệ: Phòng 109 Nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0913016429
truongkhql@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu chính sách và quản lý, Chính sách
và quản lý khoa học và công nghệ (Di động
xã hội của nhân lực KH&CN; Chính sách
khởi nghiệp sáng tạo; Hệ thống khoa học,
công nghệ và đổi mới; Ươm tạo doanh nghiệp
KH&CN; Quản lý tổ chức KH&CN; Đánh giá
năng lực công nghệ và đổi mới của tổ chức
KH&CN)

* Họ và tên: Vũ Thị Cẩm Thanh


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: P110, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0914755553
vucamthanh@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học quản lý, Văn hóa tổ chức, văn hóa
và đạo đức quản lý, Quản lý khoa học và công
nghệ.

* Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: P110, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0983268135
yenvict@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng, quản lý
khoa học và công nghệ, chính sách công

* Họ và tên: Vũ Hải Trang


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ

1
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: P110, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0702086139
Vuhaitrang10386@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản lý khoa học và công nghệ, di động xã
hội,

* Họ và tên: Trương Thu Hà


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: P110, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0339805017
truongthuhafms@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản lý nguồn nhân lực, quản lý dự án, đổi
mới và khởi nghiệp, doanh nghiệp xã hội

* Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: Viện Chính sách và quản lý
Tầng 2 nhà D, trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0968369690
ngocanhcepsta@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản lý khoa học và công nghệ

* Họ và tên: Nguyễn Quốc Anh


Chức danh: Giảng viên, Thạc sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Theo lịch cụ thể của Khoa
Địa chỉ liên hệ: P110, nhà B, Trường ĐHKHXH&NV
Điện thoại, email: 0945626576
Anh_nq@vnu.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu phát triển, Kinh tế phát triển, Đổi
mới và khởi nghiệp

2. Thông tin chung về học phần


-Tên học phần: Khởi nghiệp (Start-up)
-Mã học phần: MNS1054
-Số tín chỉ: 03
-Học phần: Bắt buộc
-Các học phần tiên quyết:
-Số giờ tín chỉ: Lý thuyết: 30
Thực hành: 15
-Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Lý luận và Phương pháp quản lý,
Khoa Khoa học quản lý, Trường
ĐHKHXH&NV.
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:
3.1. Mục tiêu chung:
Học phần khởi nghiệp nhằm mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức và
kỹ năng cơ bản về khởi nghiệp. Qua đó, người học có thể hiểu, tự xây dựng và triển khai
các kế hoạch khởi nghiệp mà bản thân theo đuổi.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần:
* Về kiến thức: Học phần cung cấp những kiến thức giúp người học có thể:
Áp dụng:
- Sử dụng được các phương pháp Design Thinking và Service Design Doing vào việc
đưa ra các ý tưởng khởi nghiệp
- Sử dụng được một số công cụ dự án khởi nghiệp để lập ra một bản dự án khởi
nghiệp
- Thực hành được các phương pháp tạo lập nhóm khởi nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm
khởi nghiệp, kỹ năng làm việc với người hướng dẫn và các bên liên quan.
- Thực hành được pitching gọi vốn cho kế hoạch khởi nghiệp
Phân tích:
- Phân loại được loại hình khởi nghiệp trong thực tiễn
- Đối chiếu với các tình huống khởi nghiệp trong thực tế và phân biệt được các giai
đoạn khác nhau trong quy trình khởi nghiệp.
- Phân tích được các yếu tố tác động và mức độ tác động tới các tình huống khởi
nghiệp.
- Phân tích các bên liên quan để xây dựng chiến lược làm việc với các bên liên quan.
- Phân tích được các trách nhiệm xã hội và pháp lý, các rủi ro mà người khởi nghiệp
có thể gặp
Đánh giá:
- Bình luận được về một ý tưởng hoặc một dự án khởi nghiệp.
Sáng tạo:
- Xây dựng và phát triển một ý tưởng khởi nghiệp
- Đề xuất được những giải pháp cho quá trình khởi nghiệp: tiếp cận và sử dụng các
nguồn lực; xây dựng, phát triển đội nhóm làm việc hiệu quả, …
* Về kỹ năng: Học phần tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kỹ năng sau:
o Tư duy sáng tạo
o Tư duy phản biện
o Xây dựng và phát triển nhóm làm việc hiệu quả
o Làm việc với người hướng dẫn
o Làm việc với những bên liên quan
o Kỹ năng đàm phán
o Kỹ năng thuyết trình gọi vốn
o Quản trị rủi ro trong khởi nghiệp
* Về thái độ:
o Có tinh thần khởi nghiệp
o Có sự chủ động và sáng tạo
o Dám nghĩ, dám làm và học hỏi từ thất bại
o Tôn trọng và thực hiện trách nhiệm xã hội.
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về khởi nghiệp bao
gồm: khái niệm và bản chất của khởi nghiệp, các loại hình khởi nghiệp, các lý thuyết về
khởi nghiệp, lộ trình khởi nghiệp và các nguồn lực cho khởi nghiệp, các phương pháp kích
hoạt ý tưởng và lưu ý khi lựa chọn các ý tưởng để hiện thực hóa, nội dung của dự án khởi
nghiệp, quy trình và các công cụ trong lập dự án khởi nghiệp, một số kỹ năng cần thiết cho
hoạt động khởi nghiệp như kỹ năng tạo lập nhóm khởi nghiệp, kỹ năng làm việc với người
hướng dẫn và các bên liên quan, các trách nhiệm và rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
Đồng thời, học phần cũng cung cấp cho người học những nghiên cứu tình huống điển hình
về khởi nghiệp.

5. Nội dung chi tiết học phần:


CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN VỀ KHỞI NGHIỆP
1.1. Khái niệm khởi nghiệp
1.1.1. Định nghĩa khởi nghiệp
1.1.2. Đặc điểm của khởi nghiệp
1.1.3. Phân biệt khởi nghiệp với một số thuật ngữ có liên quan (khởi sự kinh
doanh, spin-offs, …)
1.1.4. Các khái niệm công cụ trong khởi nghiệp (Doanh nghiệp tăng tốc,
(Accelerator), Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator), Người hướng dẫn (Mentor),
Gọi vốn (Pitching), Tự thân vận động (Bootstraping), Vốn mồi (Seed funding), Vốn
đầu tư mạo hiểm (Venture Capital), Vốn đầu tư thiên thần (Angel Capital), Gọi vốn
từ cộng đồng (Crowdfunding), IPO,…)
1.1.5. Vai trò của khởi nghiệp
1.2. Các loại hình khởi nghiệp
1.2.1. Theo lĩnh vực (công nghệ, giáo dục, du lịch, xã hội,…)
1.2.2. Theo mô hình kinh doanh (B2C, B2B)
1.2.3. Theo sản phẩm đầu ra
1.2.4. Theo vấn đề/nhu cầu được giải quyết
1.3. Các lý thuyết về khởi nghiệp
CHƯƠNG 2. LỘ TRÌNH VÀ CÁC NGUỒN LỰC CHO KHỞI NGHIỆP
2.1. Lộ trình khởi nghiệp
2.1.1. Giai đoạn 1: Giải quyết vấn đề (Problem/Solution Fit)
2.1.2. Giai đoạn 2: Thâm nhập thị trường (Product/Market Fit)
2.1.3. Giai đoạn 3: Mở rộng/Phát triển (Scale-up)
2.2. Các nguồn lực cho khởi nghiệp
2.2.1. Trí lực (ý tưởng sáng tạo, tài sản trí tuệ)
2.2.2. Nhân lực (Tố chất và tinh thần người khởi nghiệp: Tư duy người dẫn đầu, tư
duy đổi mới, tinh thần kinh thương, trách nhiệm xã hội)
2.2.3. Tài lực (các nguồn tài chính phục vụ khởi nghiệp: Tự thân vận động
(Bootstraping), Vốn mồi (Seed funding), Vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital),
Vốn đầu tư thiên thần (Angel Capital), Gọi vốn từ cộng đồng (Crowdfunding),…)
2.2.4. Tin lực (các nguồn thông tin phục vụ khởi nghiệp: thông tin thị trường,
thông tin KH&CN,…)
2.2.5. Hệ sinh thái khởi nghiệp (Startup Ecosystem)
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
3.1. Hình thành ý tưởng khởi nghiệp
3.1.1. Dẫn nhập về ý tưởng khởi nghiệp
3.1.2. Các phương pháp tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp (Phương pháp “Design
thingking” và Phương pháp “Design doing”
3.1.3. Những lưu ý/nguyên tắc trong thiết kế ý tưởng khởi nghiệp (các khía cạnh
sở hữu trí tuệ trong bảo hộ ý tưởng khởi nghiệp,…)
3.2. Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
3.2.1. Từ ý tưởng đến cơ hội kinh doanh
3.2.2. Các phương pháp lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp (Phân tích SWOT,…)
3.2.3. Những lưu ý/nguyên tắc trong lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
3.3. Lập dự án khởi nghiệp
3.3.1. Khái niệm và nội dung của dự án khởi nghiệp
3.3.2. Các nội dung cơ bản của lập dự án khởi nghiệp (Phân tích kết quả nghiên
cứu thị trường, Phân tích nguồn lực, Lựa chọn hình thức khởi nghiệp, Lựa chọn kỹ
thuật và công nghệ, Dự toán vốn đầu tư, Kế hoạch tổ chức vận hành)
3.3.3. Một số công cụ lập dự án khởi nghiệp (Mô hình Kinh doanh Canvas:
Business model canvas và Social Business Model Canvas, Khởi nghiệp tinh gọn:
Lean model và Social Lean Canvas, Pitch deck)
3.4. Gọi vốn cho dự án khởi nghiệp (Pitching)
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG KHỞI NGHIỆP
4.1. Kỹ năng tạo lập và làm việc nhóm khởi nghiệp
4.2. Kỹ năng làm việc với người hướng dẫn
4.3. Kỹ năng làm việc với các bên liên quan
4.3. Kỹ năng đàm phán
4.4. Kỹ năng thuyết trình gọi vốn
CHƯƠNG 5. KHỞI NGHIỆP ỨNG DỤNG
5.1. Các mô hình khởi nghiệp ứng dụng
5.1.1. Mô hình khởi nghiệp dựa trên công nghệ
5.1.2. Mô hình khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội
5.1.3. Mô hình khởi nghiệp từ spin – off
5.1.4. Mô hình kinh doanh sáng tạo
5.1.5. Mô hình khởi nghiệp từ spin – out
5.2. Các casestudy khởi nghiệp điển hình trong lĩnh vực xã hội - nhân văn
CHƯƠNG 6. TRÁCH NHIỆM VÀ RỦI RO CỦA NGƯỜI KHỞI NGHIỆP
6.1. Trách nhiệm pháp lý và xã hội của người khởi nghiệp
6.1.1. Trách nhiệm pháp lý của người khởi nghiệp (Luật sở hữu trí tuệ, Luật
doanh nghiệp, Luật đầu tư, Các luật liên quan khác)
6.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khởi nghiệp
6.2. Rủi ro trong hoạt động khởi nghiệp
6.2.1. Rủi ro về công nghệ
6.2.2. Rủi ro về nhân sự
6.2.3. Rủi ro về tài chính
6.2.4. Rủi ro về thị trường
6.2.5. Quản trị rủi ro và thất bại (fail smart)

6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc:
1. Bài giảng điện tử Học phần Khởi nghiệp, Thư viện Khoa Khoa học Quản lý,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2020
2. Bài giảng Khởi nghiệp, Thư viện Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn (đang xây dựng)
6.2. Học liệu tự chọn
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Những kiến thức cơ bản về đổi mới, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, 2012.
4. Allan Afual, Quản trị quá trình đổi mới và sáng tạo, Nxb Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2012
5. Eric Ries, Khởi nghiệp tinh gọn, Dương Hiếu, Kim Phượng & Hiếu Trung dịch,
NXB Thời Đại, 2018
6. Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Tư duy và công cụ,
NXB Phụ nữ, 2017
7. Nguyễn Ngọc Huyền, Khởi sự kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp, NXB đại học
kinh tế quốc dân, 2012
8. Donald F. Kuratko, Entrepreneurship: Theory, Process, and Practice, Cengage
Learning, 2016.
9. Clayton M. Christensen, The Innovator's Dilemma: When New Technologies Cause
Great Firms to Fail (Management of Innovation and Change) Paperback, 2016
10. Steve Blank và Bob Dorf, The Startup Owner's Manual: The Step-By-Step Guide
for Building a Great Company Hardcover, 2012

7. Lịch trình tổ chứ c dạ y họ c:


Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần đọc Ghi chú
1 Giới thiệu học phần Học liệu số 1
CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN VỀ KHỞI Học liệu số 2
NGHIỆP Học liệu số 5
Khái niệm và vai trò của khởi nghiệp
2 CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN VỀ KHỞI Học liệu số 1
NGHIỆP (tiếp) Học liệu số 7
Bản chất của khởi nghiệp
Các loại hình khởi nghiệp
3 CHƯƠNG 2. LỘ TRÌNH VÀ CÁC Học liệu số 1
NGUỒN LỰC CHO KHỞI NGHIỆP Học liệu số 3
Lộ trình khởi nghiệp
4 CHƯƠNG 2. LỘ TRÌNH VÀ CÁC Học liệu số 1
NGUỒN LỰC CHO KHỞI NGHIỆP Học liệu số 2
(tiếp) Học liệu số 3
Các nguồn lực cho khởi nghiệp
5 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN Học liệu số 1
KHỞI NGHIỆP Học liệu số 5
Hình thành ý tưởng khởi nghiệp
Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
Công cụ: Design Thinking
6 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN Học liệu số 1
KHỞI NGHIỆP (Tiếp) Học liệu số 9
Hình thành ý tưởng khởi nghiệp
Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
Công cụ: Service Design Doing
7 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN
KHỞI NGHIỆP (Tiếp)
Thực hành Design Thinking và Service
Design Doing
8 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN Học liệu số 1
KHỞI NGHIỆP (tiếp) Học liệu số 4
Lập dự án khởi nghiệp Học liệu số 6
Mô hình Business Model Canva Học liệu số 9
Và các công cụ khác
9 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỰ ÁN
KHỞI NGHIỆP (tiếp)
Thực hành Business Model Canva
10 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN Học liệu số 1
THIẾT TRONG KHỞI NGHIỆP Học liệu số 9
Kỹ năng tạo lập và làm việc nhóm khởi
nghiệp
Kỹ năng làm việc với người hướng dẫn
11 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN Học liệu số 1
THIẾT TRONG KHỞI NGHIỆP Học liệu số 5
Kỹ năng làm việc với các bên liên quan
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng thuyết trình gọi vốn
12 CHƯƠNG 5. KHỞI NGHIỆP ỨNG Học liệu số 1
DỤNG
Các mô hình khởi nghiệp ứng dụng
TALKSERIES: Casestudy khởi nghiệp
điển hình trong lĩnh vực xã hội - nhân văn
13 CHƯƠNG 6. TRÁCH NHIỆM VÀ RỦI Học liệu số 1
RO CỦA NGƯỜI KHỞI NGHIỆP Học liệu số 8
14 SHARKTANK: Các nhóm thuyết trình dự
án khởi nghiệp
15 SHARKTANK: Các nhóm thuyết trình dự
án khởi nghiệp
TỔNG KẾT

8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên:
- Yêu cầu về cách thức đánh giá, tính chuyên cần:
+ Thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo.
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ (những sinh viên nghỉ quá 20% tổng số giờ của học phần
sẽ không được dự thi và phải học lại môn học).
+ Có đầy đủ các bài kiểm tra-đánh giá
+ Thưởng điểm: Tích cực trong chuẩn bị bài tập, phát biểu xây dựng bài, thảo luận
nhóm, chia sẻ nội dung tìm đọc thêm về học phần.
+ Trừ điểm: Không thực hiện đúng các yêu cầu của giảng viên; không tích cực
trong học tập và xây dựng bài, làm việc nhóm.
- Các yêu cầu về tự học: Hoàn thành các yêu cầu về tự học của giảng viên.
- Các yêu cầu về sử dụng website học phần: Theo hướng dẫn của Nhà trường
- Các yêu cầu về kiểm tra – đánh giá thường xuyên: sinh viên cần thực hiện đầy đủ,
chất lượng các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thuyết trình theo nội dung bài học của
từng tuần theo yêu cầu của giảng viên.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần:
9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
- Trọng số: 10%
- Mục đích: Đánh giá tinh thần tham gia các hoạt động trên lớp, khả năng nhớ và
liên hệ giữa các nội dung trong học phần.
- Hình thức: Bài tập thực hành, bài tập tình huống và thảo luận nhóm trên lớp.
- Nội dung: Các vấn đề lý thuyết và vận dụng.
9.2. Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ
- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ:
+ Trọng số: 30%
+ Mục đích: Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng pitching gọi vốn.
+ Hình thức: Hoạt động nhóm và pitching gọi vốn.
+ Nội dung: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong Học phần để hình thành ý
tưởng khởi nghiệp và thực hành huy động vốn cho ý tưởng.
- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Tiểu luận
+ Trọng số: 60%
+ Mục đích: Đánh giá khả năng tổng hợp, kỹ năng ứng dụng lý luận vào thực tiễn
để hoàn thiện kế hoạch khởi nghiệp.
+ Hình thức: Tiểu luận
+ Nội dung: Bản thu hoạch về kế hoạch khởi nghiệp hoặc một nội dung của khởi
nghiệp.

KHOA BỘ MÔN GIẢNG VIÊN

ThS Vũ Thị Cẩm Thanh

You might also like