You are on page 1of 7

BẠN CÓ THỂ NHẬN BIẾT NHU CẦU KHÔNG?

Mỗi tình huống sau đây tương ứng với sự thiếu hụt trong 4 nhu cầu : (1) An Toàn, (2) Quan Hệ Xã Hội, (3) Được Trân Trọng, (4) Thể Hiện Bản Thân. Sau mỗi tình huống hãy điền số của nhu

cầu bị thiếu hụt với mỗi tình huống.

1. Tin buồn có sự sa thải lan khắp công ty và mọi nhân viên đều buồn ________

2. Một nhân viên mới cảm thấy bị “bỏ rơi” khi cô ta không được các bạn đồng nghiệp rủ đi uống cà phê. ________

3. Một cô công nhân điều khiển máy đã tìm được cách tiết kiệm thời gian trong sản xuất. Cán bộ giám sát của cô công nhân đó ________

đã mang phương pháp này đi phổ biến cho những công nhân điều khiển những chiếc máy tương tự mà không có sự công

nhận gì đối với sáng kiến của cô và cô cảm thấy tức giận.

4. Một người đàn ông làm việc rất tích cực và được hứa sẽ được bầu chọn làm quản lý một nhà hàng. Trong một cuộc bầu cử ________

gần đây, anh ta đã không được chỉ định và anh ta cảm thấy thất vọng bởi những người bạn của mình.

5. Một người công nhân đã nhận thừa ra 15USD trong phiếu lương tuần của mình. Anh ta cảm thấy xấu hổ vì đã không báo cáo ________

việc này.

6. Một nhóm nhân viên đi uống cà phê cùng nhau. Ông chủ đã chia họ thành hai nhóm và buộc họ phải đi vào những thời gian ________

khác nhau. Những nhân viên này không hài lòng về nguyên tắc này.

7. Một nhân viên cảm thấy không thể làm việc yên ổn với những người khác và muốn theo học một khóa học về nhân sự. Khóa ________

học này yêu cầu anh ta phải về sớm 15 phút, một lần trong tuần, và anh ta đã đề nghị được đền bù bằng cách đến sớm 15’

vào những ngày anh ta phải về sớm. Người quản đốc đã từ chối đề nghị này, do vậy người nhân viên đã không thực hiện

được kế hoạch của mình.

8. Một người trưởng quầy hàng đã đặt ra mục tiêu phải tang doanh số bán lên 15% trong sáu tháng tới. Cô ta không đạt được ________

chỉ tiêu đã đặt ra, chỉ tăng được 5% doanh số bán. Cô cảm thấy thất vọng nặng nề.

9. Một nhân viên bán hàng rất lo lắng vì đã thấy một sự sút giảm trong kinh doanh mà không có nguyên nhân rõ ràng. ________

10. Một nhà quản lý đã rất tức giận phải hủy vào phút chót kế hoạch đi cắm trại cùng với gia đình mặc dù nó đã được lên chi tiết ________

tỉ mỉ.

TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH – DISC

Bài trắc nghiệm này được dựa trên lý thuyết rất nổi tiếng DISC, mô hình nghiên cứu để kiểm tra các hành vi cá nhân của con người trong môi trường hoặc một tình huống cụ thể, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các

thiên hướng hành vi, phong cách bên ngoài và sở thích của từng cá nhân. DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Conscientiousness) là chữ viết tắt của chi phối, ảnh hưởng, kiên định và tận tâm.

Bản thân tất cả chúng ta đều sở hữu những đặc điểm này, nhưng một hoặc nhiều trong số này có thể chiếm ưu thế hơn, không có đặc điểm tốt hay xấu.

Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để tìm hiểu xem bạn là một người chi phối, người có sức ảnh hưởng, người kiên định hay người tận tâm.

Bài tự phân tích này còn giúp bạn biết đặc điểm nổi bật nhất của mình theo nguyên lý DISC cả trong công việc, khi học tập và lúc ở nhà là gì.

Thực hiện theo các bước ngay sau khi bạn đọc hướng dẫn. Không đọc toàn bộ bài viết, vì nếu như thế bạn sẽ không thể hoàn thành bài trắc nghiệm với kết quả chính xác được.

Bước 1: Đọc và hiểu rõ các tính từ chỉ tính cách con người trong bảng sau:

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4

Mạnh mẽ x,v Lạc quan x,v Thích nghi x,v Phân tích

Cứng cỏi x,v Nhiệt tình x,v Trung thành x,v Tỉ mỉ


Thẳng thắn x,v Cầu tiến x,v Kiên nhẫn x,v Phục tùng

Tự tin x,v Nghị lực x,v Thông cảm x,v Chính xác x,v

Kiên quyết x,v Thuyết phục x,v Giỏi lắng nghe x,v Chi tiết

Quyết định nhanh Sáng tạo x,v Kiềm chế Cầu toàn x,v

Mạo hiểm Hoạt ngôn x,v Nhất quán Chu đáo x,v

Cạnh tranh cao Biết quan tâm x,v Khoan dung x,v Tự trọng x,v

Độc lập x,v Hướng ngoại x,v Hài hòa x,v Nhạy cảm x,v

Hướng đến mục tiêu x,v Thân thiện x,v ổn định x,v Chuyên sâu

Thúc đẩy x,v Sôi nổi x,v Suy diễn x,v Cẩn thận x,v

Kiểm soát x,v Có tầm nhìn x,v Có kế hoạch Nguyên tắc

Bước 2: - Đánh dấu X vào các từ miêu tả tính cách của bạn trong công việc

-
Tương tự như thế, đánh dấu √ vào các từ miêu tả tính cách của bạn khi ở nhà

-
Bạn có thể bỏ trống ở những từ không phù hợp hoặc không mô tả tính cách của bạn.

Bước 3: Với mỗi cột dọc hãy đếm số lượng của loại dấu X và √. Rồi cộng tổng số lượng của cả hai loại dấu.

Cột 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4

Dấu X:9 Dấu X: 12 Dấu X:9 Dấu X:6

Dấu √:9 Dấu √: 12 Dấu √:9 Dấu √:6

Tổng: 18 Tổng: 24 Tổng:18 Tổng:12

Kết quả được giải đáp như sau:

Điểm số của cột 1: Thể hiện cho mức độ chi phối, quyền lực, thúc đẩy.

Điểm số của cột 2: Thể hiện cho mức độ thuyết phục, gây ảnh hưởng, bao quát.

Điểm số của cột 3: Thể hiện cho mức độ kiên định, sự trầm tĩnh, ôn hòa.

Điểm số của cột 4: Thể hiện cho mức độ tận tâm, tuân thủ, tính hệ thống, nguyên tắc.

Dưới đây là các đặc điểm mô tả cho mỗi nhóm tính cách theo lý thuyết DISC:

Dominance – Người chi phối: Chỉ đạo, sáng tạo, liều lĩnh, giỏi giải quyết vấn đề, hướng đến kết quả, tự giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ, biểu

đạt nhanh chóng nhưng hay áp đặt.

Influence – Người ảnh hưởng: Duyên dáng, tự tin, thuyết phục, nhiệt tình, đầy cảm hứng, lạc quan, có sức thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc, thân thiện và hoạt bát, ít chi tiết.

Steadiness – Người kiên định: Lịch sự, ngoại giao, ôn hòa cao, trưởng thành, kiên nhẫn, nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, tìm kiếm sự thật, hành động chủ ý, hay nghi ngờ, suy diễn.

Conscientiousness – Người tận tâm: Vô tư, giỏi lắng nghe, kiên nhẫn, chính xác cao, chân thành, ổn định, thận trọng, giọng điệu đều đều, khó khuất phục, thích phân tích, ưu tư.

Hy vọng bạn thích thú với bài trắc nghiệm này, nó có thể giúp bạn hiểu thêm nhiều về bản thân.
Lưu ý: Bài trắc nghiệm này chỉ mang tính tham khảo. Kết quả cho thấy khuynh hướng tính cách nổi trội của bản thân, mang tính tương đối.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: NHẬN BIẾT PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Bài tập dưới đây sẽ đánh giá Phong Cách Lãnh Đạo của bạn.

Đọc từng câu dưới đây và khoanh tròn vào số hợp với cách xử sự thông thường của bạn. Nếu bạn xử sự khác nhau với những nhân viên khác nhau, hãy xác định cách xử sự hay được dùng nhất.

HÃY ĐÁNH GIÁ TỪNG CÂU NÓI THEO THANG ĐIỂM PHÍA DƯỚI BẰNG CÁCH KHOANH TRÒN VÀO SỐ PHÙ HỢP.

1. Hầu như không có

2. Có ít

3. Trung bình

4. Nhiều

5. Rất nhiều

BÀI TRẮC NGHIỆM PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1. Tôi kiểm tra nhân viên định kỳ để đánh giá sự học tập và tiến bộ của họ. 1 2 3 4 5

2. Tôi tổ chức họp định kỳ để ủng hộ chính sách và sứ mệnh của công ty. 1 2 3 4 5

3. Tôi chỉ định nhân viên vào các nhóm công việc và đề nghị họ hành động theo các chính sách có liên 1 2 3 4 5

quan.

4. Tôi cho các nhân viên biết rõ nhiệm vụ và cho phép họ quyết định nên hoàn tất như thế nào. 1 2 3 4 5

5. Tôi đảm bảo nhân viên quan tâm và hiểu các chính sách, thủ tục của công ty. 1 2 3 4 5

6. Tôi công nhận các thành tích của nhân viên bằng sự động viên và ủng hộ. 1 2 3 4 5

7. Tôi thảo luận về bất kỳ thay đổi nào về tổ chức hay chính sách trước khi thực hiện. 1 2 3 4 5

8. Tôi thảo luận về sứ mệnh chiến lược của tổ chức với nhân viên. 1 2 3 4 5

9. Tôi làm mẫu từng nhiệm vụ trong thực hiện một công việc. 1 2 3 4 5

10. Tôi thường hay gặp các nhân viên để thảo luận nhu cầu của họ. 1 2 3 4 5

11. Tôi tránh đưa ra các xét đoán hay đánh giá quá sớm về các ý tưởng. 1 2 3 4 5

12. Tôi yêu cầu nhân viên nghĩ xa và phát triển kế hoạch dài hạn cho lĩnh vực của họ. 1 2 3 4 5

13. Tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho từng khía cạnh công việc của nhân viên. 1 2 3 4 5

14. Tôi giải thích lợi ích của việc đạt được mục tiêu công việc cho các nhân viên. 1 2 3 4 5

15. Tôi luôn chuyển vai trò điều phối cuộc họp giữa các thành viên. 1 2 3 4 5

16. Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng nhưng cho phép nhân viên của mình tự xác lập tiêu 1 2 3 4 5
chuẩn kiểm soát.

17. Tôi yêu cầu nhân viên báo cáo lại sau khi hoàn tất mỗi bước của công việc. 1 2 3 4 5

18. Tôi tổ chức các cuộc họp định kỳ để thảo luận tình hình công việc. 1 2 3 4 5

19. Tôi cung cấp thời gian và nguồn lực cho nhân viên để động viên mục đích phát triển của chính họ. 1 2 3 4 5

20. Tôi trông đợi các nhân viên tạo ra các mục tiêu của chính họ và nộp lên tôi theo các mẫu hoàn chỉnh. 1 2 3 4 5

21. Tôi cố gắng giao việc theo các đơn vị nhỏ, dễ kiểm soát. 1 2 3 4 5

22. Tôi tập trung vào các cơ hội chứ không phải các vấn đề. 1 2 3 4 5

23. Tôi tránh đánh giá các vấn đề và mối lo ngại cho đến khi chúng được thảo luận. 1 2 3 4 5

24. Tôi đảm bảo hệ thống thông tin kịp thời và chính xác và thông tin được cung cấp cho nhân viên. 1 2 3 4 5

Để cho bảng trắc nghiệm, chúng ta sẽ nhóm các câu trả lời của bạn vào bốn nhóm để tạo nên sơ đồ dưới đây.

Bước 1: Hãy nhìn vào sơ đồ. Nó được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm liệt kê thứ tự của các câu tuyên bố trong bản trắc nghiệm.

Bước 2: Chuyển điểm số của các câu tuyên bố bạn đã chọn theo cột tương ứng với số thứ tự của các câu này.

Bước 3: Cộng điểm số từng nhóm. Chuyển tổng điểm vào trong ô.

Bước 4: Bây giờ lấy tổng điểm của bạn và đưa vào các ô phù hợp trong sơ đồ.

3 2

7 TỔNG 6 TỔNG

11 10

15 14

19 (III)
23 18 (II) 24

23
22
4 1

8 TỔNG 5 TỔNG

12 9

16 13

22 23
20 (IV) 17 (I)

24 21

Bài tập 1:

Gần đây bạn để ý thấy có một nhân viên có vấn đề trong thực hiện công việc. Anh ta có vẻ có thái độ “bất cần”. Bạn phải luôn luôn theo sát anh ta thì công việc mới được hoàn tất.

Bạn nghi ngờ rằng anh ta không có đủ chuyên môn để hoàn tất công việc có mức độ ưu tiên cao mà bạn giao cho anh ta. Bạn sẽ

A. Chỉ rõ các bước anh ta cần làm và kết quả bạn muốn. Làm rõ thời hạn và các công việc giấy tờ được yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến triển như mức cần thiết.

B. Chỉ rõ các bước anh ta làm và kết quả bạn muốn. Hỏi ý kiến anh ta và đưa vào nếu phù hợp. Hỏi anh ta chia sẻ cảm giác về công việc được giao. Thường xuyên kiểm tra để thấy

công việc tiến triển như mức cần thiết.

C. Lôi cuốn anh ta vào giải quyết vấn đề của công việc này. Giúp đỡ và động viên anh ta sử dụng ý tưởng của mình để hoàn tất dự án. Hỏi anh ta chia sẻ cảm giác về công việc được

giao. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến triển như mức cần thiết.

D. Cho anh ta biết công việc này quan trọng như thế nào. Đề nghị anh ta phác họa kế hoạch hoàn tất công việc và gửi cho bạn một bản. Thường xuyên kiểm tra để thấy công việc tiến

triển như mức cần thiết.

Bài tập 2:

Kết cấu công việc của nhóm bạn đã thay đổi vì Công ty tái cấu trúc. Mức độ thực hiện công việc đã giảm sút. Công việc không được hoàn thành đúng hạn. Sếp của bạn lo lắng. Các

thành viên trong nhóm muốn cải tiến công việc nhưng cần thêm kinh nghiệm và kỹ năng. Bạn sẽ

A. Đề nghị họ tự phát triển kế hoạch cải tiến công việc. Sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần. Hỏi xem họ cần tập huấn luyện gì để cải tiến công việc và cung cấp nguồn lực họ cần. Tiếp tục

theo dõi kết quả.

B. Thảo luận kế hoạch của bạn để giải quyết vấn đề này. Đề nghị họ đóng góp và đưa ý kiến của họ vào kế hoạch nếu có thể được. Giải thích tính hợp lý của kế hoạch của bạn. Theo

dõi xem việc thực hiện được tiến hành như thế nào.

C. Phác thảo các bước cụ thể bạn muốn họ bám theo để giải quyết vấn đề này. Hãy cụ thể về thời gian cần thiết và các kỹ năng bạn muốn họ học. Tiếp tục theo dõi kết quả.

D. Giúp họ quyết định một kế hoạch và động viên họ sáng tạo. Ủng hộ kế hoạch của họ trong khi tiếp tục theo dõi kết quả.
Bài tập 3:

Do ngân sách bị cắt giảm nên cần phải tiến hành việc kiện toàn lại công việc. Bạn đề nghị một thành viên nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm cho việc này. Thành viên này đã từng

làm việc trong tất cả các lĩnh vực trong Phòng của bạn. Trong quá khứ cô ấy rất sẵn lòng giúp đỡ. Bạn cảm thấy cô ấy có thể thực hiện được công việc này, tuy nhiên công việc này

khá mới lạ với cô ấy. Bạn sẽ

A. Trấn an cô ta. Phác họa các bước cô ấy cần làm để thực hiện dự án này. Hỏi cô ta đóng góp ý kiến và đưa vào nếu có thể nhưng đảm bảo cô ấy theo sát các bước tiếp cận chính của

bạn. Thường xuyên kiểm tra xem mọi việc diễn biến ra sao.

B. Trấn an cô ta. Đề nghị cô ta tự xử lý dự án như ý cô ấy muốn. Cho cô ấy biết bạn sẵn sang giúp đỡ. Kiên nhẫn nhưng cũng thường xuyên kiểm tra xem mọi việc đang diễn biến ra

sao.

C. Trấn an cô ta. Đề nghị cô ta xác định cách tiếp cận dự án tốt nhất. Giúp cô ta phát triển các chọn lựa và động viên cô ấy dùng ý tưởng của mình. Thường xuyên kiểm tra xem cô ấy

đang làm việc như thế nào.

D. Trấn an cô ta. Phác thảo kế hoạch chung và chỉ rõ các bước bạn muốn cô ta theo sát. Thường xuyên kiểm tra xem các bước đang được triển khai như thế nào.

Bài tập 4:

Lần thứ hai trong tháng bạn có vấn đề với một nhân viên của bạn. Các báo cáo tiến độ thường chậm và không hoàn tất. Trong năm trước anh ta nộp báo cáo hoàn tất và đúng hạn.

Đây là lần đầu tiên bạn nói chuyện với anh ta về vấn đề này. Bạn sẽ

A. Nói anh ta cải tiến việc hoàn tất báo cáo đúng hạn. Kiểm tra kỹ những chỗ chưa hoàn tất. Đảm bảo anh ta biết điều gì được mong đợi và cách hoàn tất từng phần của báo cáo. Tiếp

tục theo dõi việc thực hiện của anh ta.

B. Đề nghị anh ta nộp báo cáo chính xác và đúng hạn mà không thúc dục. Tiếp tục theo dõi thực hiện của anh ta.

C. Thảo luận thời gian và các tiêu chuẩn hoàn tất với anh ta. Lắng nghe các băn khoăn của anh ta nhưng đảm bảo anh ta biết điều được trông đợi. Xem kỹ từng phần của báo cáo và trả

lời tất cả các câu hỏi của anh ta. Sử dụng ý kiến của anh ta nếu có thể. Tiếp tục theo dõi việc thực hiện của anh ta.

D. Hỏi vì sao công việc giấy tờ không hoàn tất. Lắng nghe các băn khoăn của anh ta và làm những gì bạn có thể để giúp đỡ anh ta hiểu tầm quan trọng của việc hoàn tất và đúng hạn.

Tiếp tục theo dõi việc thực hiện của anh ta.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: SỰ THĂNG TIẾN CỦA ANH DANH

Anh Danh làm việc tại một công ty thiết kế xây dựng ở Hoàng Mai kể từ khi công ty được thành lập cách đây 5 năm. Anh bắt đầu làm việc ở vị trí kỹ sư, thuộc phòng thiết kế, văn phòng hội sở

(Head Office). Cách nay gần 1 tháng, sự cần cù trong công việc cùng với khả năng chịu áp lực cao giúp anh được thăng tiến lên vị trí quản lý dự án. Với mức thu nhập cao hơn, Danh dự định sẽ

mua nhà và lập gia đình sau 6 tháng nữa. Anh tự cam kết với bản thân sẽ năng nổ hơn nữa để phát triển sự nghiệp.

Sau khi được thăng chức, vào ngày đầu tiên, anh đã có buổi trò chuyện thân mật với các nhân viên trong phòng thiết kế và nói với họ rằng “anh rất am hiểu công việc và những khó khăn của mỗi

nhân viên và bảo họ nên xem anh như một đồng nghiệp giống như xưa, có thể đến hỏi chuyện anh bất cứ lúc nào”. Buổi trưa ngày hôm sau, khi thấy một anh kỹ sư đang bận rộn với công việc,

anh Danh đã lập tức yêu cầu anh Nam, một trợ lý phòng mua hàng hỗ trợ cho anh kỹ sư. Nam trả lời anh rất bận và hơn nữa, đó không phải trách nhiệm của anh. Khi anh Danh quay đi, Nam đã

nói thầm điều gì đó với cô Hiền, một trợ lý dự án phòng thiết kế và cả hai cùng cười khẩy.

Thấy thái độ đó, anh Danh đã rất tức giận và yêu cầu anh Nam và cô Hiền đến gặp anh sau giờ làm việc. Tuy nhiên, vì anh kỹ sư vẫn nhiều việc nên anh Danh phải tự tay giúp anh ấy. Cuối giờ,

anh Danh gặp anh Nam và cô Hiền, họ đã chối và nói là không làm điều gì sai cả. Anh Danh đã cảnh cáo họ là không được lặp lại hành động đó nữa và yêu cầu họ phải tự kiểm lại hành vi của

mình, sau đó anh cho họ đi. Ngay khi vừa mới ra khỏi phòng của anh Danh, họ lại tiếp tục nói thầm với nhau và lại cười khúc khích.

Vào ngày hôm sau giám đốc công ty yêu cầu anh Danh đi xuống công trường thi công để kiểm tra thông tin việc luân chuyển máy móc, nguyên vật liệu ngày hôm trước. Khi anh Danh đi xuống

đến công trường, vì kế hoạch thi công rất bận rộn nên mọi người đang hối hả làm việc cho kịp tiến độ trong ngày hôm đó. Anh Danh đã yêu cầu mọi người trong công trường tạm ngưng công
việc và cung cấp cho anh những thông tin mà anh cần. Trưởng phòng thi công tại công trường bực mình và trả lời “Anh phải chờ”. Anh Danh trở nên bực bội và nói “Tôi từ văn phòng hội sở tới

và chính giám đốc đã đích thân yêu cầu tôi thực hiện công việc này”. Trưởng phòng thi công cũng nói “Tôi cũng vừa họp về từ văn phòng hội sở và chính giám đốc điều hành đã yêu cầu tôi đảm

bảo tiến độ thi công để xây dựng, lắp đặt đúng hạn định hợp đồng”. Trưởng phòng thi công nói thêm “Công trình này chiều nay có những hạng mục rất quan trọng, anh phải chờ cho đến khi

chúng tôi làm xong”. Anh Danh và Trưởng phòng thi công đã có những lời qua tiếng lại rất căng thẳng. Cả hai cùng nói rằng “Tôi sẽ báo cáo lên sếp”.

Khi anh Danh quay trở về văn phòng hội sở, ông giám đốc đã la mắng anh Danh về sự trễ nải trong công việc của anh. Anh Danh rất buồn và trở về nhà, nghĩ rằng: phải chăng cuộc đời sẽ dễ

dàng và đơn giản hơn nếu chỉ là nhân viên. Và Danh thầm nghĩ: ngày mai chắc ta nên đề nghị sếp thuyên chuyển về vị trí cũ.

CÂU HỎI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Anh Danh đã mắc phải (những) lỗi gì trong tình huống trên?

2. Nếu bạn là Danh, cách nào tốt hơn để xử lý cô Hiền và anh Nam?

3. Nếu bạn là Danh, lời khuyên của bạn cho các xử lý thông tin tốt hơn trong tình huống ở công trường thi công?

4. Nếu có cơ hội làm cách khác, theo bạn, làm thế nào để xử lý tình huống với Trưởng phòng thi công tốt hơn?

5. Nếu là sếp của anh Danh, bạn sẽ có kế hoạch hành động gì?

You might also like