You are on page 1of 11

A.

Mô hình DISC và kế hoạch cá nhân:


1. Mô hình DISC
Mô hình DISC là một phương pháp nhận diện, phân nhóm tính cách dựa trên hành vi và
tâm lý của con người, nó được ứng dụng rất nhiều trong tư vấn giáo dục, kinh doanh và
đặc biệt là quản trị nhân sự. Mô hình DISC (phương pháp đánh giá tính cách DISC) còn
có nhiều tên gọi khác nhau trong tiếng Anh như DISC model, DISC assessment hay DISC
personality test.
Mô hình DISC được phát triển dựa trên học thuyết về cảm xúc và hành vi của nhà tâm lý
học William Moulton Marston. Học thuyết này chia các tính cách của con người thành 4
nhóm đặc trưng và phân biệt bởi 4 chữ cái:
 D-dominance (thống trị)
 I- influence (ảnh hưởng)
 S- Steadiness (kiên định)
 C- Conscientiousness (tuân thủ)

Nhóm người Thủ lĩnh (Dominance)


Nhóm Thủ lĩnh bắt đầu bằng chữ “D” trong DISC, đại diện cho sự quyết đoán và quyền
lực. Họ có khả năng thuyết phục người khác tốt, độ nhạy bén và cực kỳ thông minh.
Con vật đại diện cho tính cách này chính là con đại bàng. Con vật bay cao nhất, không
con nào bay cao hơn nó. “Tôi là nhất” – điều này thể hiện tính cách cạnh tranh của người
trong nhóm người Thủ lĩnh này.
Nhóm Thủ lĩnh có khả năng nhìn nhận toàn cảnh và phân tích các vấn đề. Họ tự tin và
thẳng thắn trong giao tiếp, thường đặt mục tiêu cao và theo đuổi chúng một cách quyết
liệt. Tuy nhiên, họ không lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác. Chính vì vậy
mà nhóm người thủ lĩnh cần có kỹ năng lắng nghe nhiều hơn để có thể đạt được những vị
trí cao hơn trong công việc.
Nhóm người tạo ảnh hưởng (Influence)
Nhóm Ảnh hưởng được đại diện bởi chữ “I” trong DISC, liên quan đến khả năng ảnh
hưởng và thuyết phục người khác. Những người thuộc nhóm tính cách này thường được
ví như con công. Bởi nhìn con công, mọi người có thể thấy được vẻ đẹp và sự lạc quan
của nó trong mọi tình huống.
Những người thuộc nhóm này thường năng động, lạc quan và có khả năng thuyết phục.
Họ thích tạo ra sự ảnh hưởng và gắn kết với nhóm. Nhóm Ảnh hưởng thường có động lực
làm việc là sự công nhận từ người khác. Họ thích tham gia vào các hoạt động nhóm và
xây dựng mối quan hệ. Tạo ra sự hợp tác và phối hợp là ưu tiên hàng đầu để họ phát huy
tối đa tiềm năng của mình.
Tuy nhiên, nhóm Ảnh hưởng cũng có nhược điểm. Họ có thể sợ mất đi vai trò ảnh hưởng
của mình và cảm thấy tổn thương khi bị từ chối hoặc bị lờ đi. Họ khá yếu các công việc
liên quan đến số liệu hoặc khả năng tính toán.
Nhóm người kiên định (Steadiness)
Nhóm “S” đại diện cho tính cách ổn định, kiên nhẫn và đáng tin cậy. Những người thuộc
nhóm này thường có tính kiên nhẫn, cẩn trọng và sẵn lòng giúp đỡ. Họ không thích sự vội
vã và luôn đưa ra quyết định cân nhắc.
Con vật đại diện cho nhóm người kiên định chính là con bồ câu ôn hoà. Mọi người ít khi
ghét con bồ câu này vì nó rất chan hoà và biểu tượng cho hoà bình. Đây là nhóm tính cách
đối lập với nhóm D.
Những người thuộc nhóm “S” thường có công việc mang tính lâu dài và đòi hỏi sự chi
tiết. Tư duy logic dựa trên kiến thức chuyên môn là một trong những điểm mạnh của
nhóm này.
Khi giao tiếp với người nhóm S, bạn cần phải hoà nhã và chân thành. Khi giao tiếp với
nhóm S, bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình đối với họ, đồng thời thể hiện cho họ
thấy những gì mà bạn đang trông đợi khi làm việc, hợp tác với họ.
Nhóm người kỷ luật (Compliance)
Nhóm Kỷ luật được đại diện bởi chữ “C” trong DISC, liên quan đến tính cách chuẩn mực
và tuân thủ quy tắc. Nhóm “C” thì sẽ đối lập hoàn toàn với type “I” và con vật đại diện
cho nhóm này chính là con cú – cần cù, chăm chỉ.
Những người thuộc nhóm này thường có tính cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ quy tắc. Họ đặt
giá trị vào việc làm đúng và tuân thủ quy trình, làm việc với số liệu rất tốt. Nhóm người
này sẽ là nhóm người có tính cách chính xác, bình tĩnh, cầu toàn. Người “C” thường ít
nói, nói từ tốn, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng.
Nhóm Kỷ luật thường làm việc độc lập và chú trọng đến chất lượng công việc. Họ có khả
năng phân tích chi tiết và tư duy logic dựa trên kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, họ có
thể sợ bị sai sót hoặc bị chỉ trích. Khi làm việc với những người có yếu tố “C” cao, bạn
cần phải nói chuyện chi tiết và liên quan đến công việc.
1. Đánh giá bản thân theo mô hình DISC
1.1. Đánh giá bản thân theo hệ thống trắc nghiệm của mô hình DISC
Trong mỗi hàng ngang, chọn một tính từ mô tả bạn đúng nhất.

# A B C D
1. E ngại Mạnh mẽ Cẩn thận Giỏi biểu đạt
2. Tiên phong Chính xác Hứng thú Dễ hài lòng
3. Sẵn lòng Nhí nhảnh Dũng cảm Chuẩn xác
4. Thích lập luận Đa nghi Lưỡng lự Khó đoán
5. Kính cẩn Hướng ngoaị Kiên nhẫn Táo bạo
6. Thuyết phục Tự chủ Hợp lý Dịu dàng
7. Dè dặt Ôn hòa Quyết đoán Thích tiệc tùng
8. Giao thiệp rộng Quả quyết Cầu toàn Hào phóng
9. Đầy màu sắc Nhường nhịn Dễ dãi Bất khuất
10. Có hệ thống Lạc quan Kiên trì Đáp ứng
11. Nghiêm khắc Khiêm tốn Gần gũi Lắm lời
12. Thân thiện Tinh ý Hoạt bát Ý chí mạnh mẽ
13. Duyên dáng Phiêu lưu Kỷ luật Cẩn trọng
14. Hạn chế Vững chắc Hung hăng Hấp dẫn
15. Nhiệt tâm Có óc phân tích Thông cảm Quyết tâm
16. Chỉ huy Hấp tấp Chậm rãi Hay xét nét
17. Điều độ Trách nhiệm Sống động Từ tốn
18. Có ảnh hưởng Tốt bụng Độc lập Có trật tự
19. Lý tưởng hóa Quan biết nhiều Dễ đồng ý Mạnh miệng
20. Nóng nảy Nghiêm túc Hay trì hoãn Đa cảm
21. Cạnh tranh Bốc đồng Trung thành Chu đáo
22. Không ngại hy sinh Thận trọng Thuyết phục Can đảm
23. Phụ thuộc Bay bổng Kiên nhẫn Hay hối thúc
24. Dễ đồng thuận Quy chuẩn Dễ phấn khích Thích ra lệnh

1.2. Chấm điểm


Đối chiếu kết quả trong bài test ở trang trước với bảng tính điểm tương ứng sau đây.
Tính Tổng điểm cho từng cột. Trong 4 cột D I S C, cột nào có điểm cao nhất thì đó là tính
cách trội của bạn.

PHÂN LOẠI D I S C
1. B D A C
2. A C D B
3. C B A D
4. A D C B
5. D B C A
6. B A D C
7. C D B A
8. B A D C
9. D A C B
10. C B D A
11. A D C B
12. D C A B
13. B A D C
14. C D B A
15. D A C B
16. A B C D
17. B C D A
18. C A B D
19. D B C A
20. A D C B
21. A B C D
22. D C B A
23. D B A C
24. D C A B
TỔNG ĐIỂM 9 4 4 7
Theo hình trên có thể thấy:
Cột 1 có Tổng = 9
Cột 2 có Tổng = 4
Cột 3 có Tổng = 4
Cột 4 có Tổng = 7
- Cột 1 là cột thể hiện mức độ quyền lực và khả năng kiểm soát của bạn (nhóm D).
- Cột 2 là cột thể hiện khả năng thuyết phục, tầm ảnh hưởng của bạn trong các mối quan
hệ hay môi trường (nhóm I).
- Cột 3 là cột thể hiện sự ổn định, mức độ an tĩnh của bạn trong công việc lẫn cuộc sống
(nhóm S).
- Cột cuối cùng thể hiện tính quy trình, mức độ tuân thủ (nhóm C).
Từ ví dụ trên có thể thấy rằng điểm ở cột 1 và cột 4 chiếm áp đảo, cho thấy tôi có tính
cách thuộc nhóm DC, khá độc lập, phù hợp làm thủ lĩnh, thích kiểm soát và luôn tuân thủ
theo quy tắc, quy trình đặt ra.
1.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả DISC
Biểu đồ
10

0
NHÓM D NHÓM I NHÓM S NHÓM C

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân qua mô hình DISC và nhận xét
- Ưu điểm của nhóm tính cách DC
Những người thuộc nhóm tính cách DC trong DISC thể hiện sự pha trộn giữa tính thống
trị của phong cách D và sự tận tâm của phong cách C. Trong đó, sở hữu nét tính cách của
nhóm D mạnh mẽ hơn so với nhóm C. Loại tính cách DC trong DISC có thể được gọi
bằng các tên khác như “Người thách thức” hay “Kiến trúc sư”.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao: Người DC luôn nỗ lực hoàn thành công việc của mình
một cách tốt nhất, họ không ngại khó khăn, thử thách.
+ Có khả năng lãnh đạo: Người DC có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, chính
xác và có khả năng truyền cảm hứng cho người khác.
+ Tập trung vào kết quả và kỳ vọng thực tế: Tôi có xu hướng dành nhiều năng lượng
và sự tập trung vào các công việc có mục đích và kết quả cụ thể. Là những người làm việc
nguyên tắc, nhìn thế giới qua lăng kính hợp lý và thực tế, duy trì hiệu quả công việc thông
qua việc cải tiến hiệu suất để hoàn thành kế hoạch với chất lượng tốt nhất.
+ Tự tin, sáng tạo, chăm chỉ và chỉn chu: Sự tự tin cùng tiềm năng sáng tạo giúp trở
thành những cá nhân xuất sắc trong tập thể. Tôi có khả năng đưa ra những quan điểm, ý
tưởng mới để ứng dụng vào tình hình thực tế. Hơn nữa, tôi có phong cách làm việc rất
chăm chỉ, chỉn chu và nghiêm túc.
+ Quyết đoán, tỉ mỉ: Tôi thuộc nhóm tính cách có sự quyết đoán và tỉ mỉ trong cách tiếp
cận với bất kì vấn đề nào. Tôi thích đảm nhận vai trò lãnh đạo và đưa ra quyết định nhanh
chóng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc tôi rất cẩn thận. Tôi thường kiểm tra quá
trình thực thi công việc một cách kỹ lưỡng, chắc chắn rằng mọi việc đều được làm đúng
cách và đạt hiệu quả tốt.
+ Làm việc kỷ luật, chính xác và có trách nhiệm: Khi sở hữu nhóm tính cách DC, tôi
được xem là người có tính kỷ luật, quyết đoán. tôi đề cao sự trung thực, đồng thời luôn
đặt ra tiêu chuẩn cao đối với bản thân và những người khác.
- Nhược điểm người thuộc tính cách DC:
+ Thiếu sự linh hoạt
Người DC thường có xu hướng cứng nhắc, không thích thay đổi, điều này có thể khiến tôi
gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi mới. Ví dụ, khi một dự án thay đổi
hướng đi, người DC có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh kế hoạch của mình cho
phù hợp. Điều này có thể khiến tôi trở nên căng thẳng và thất vọng.
+ Thiếu sự lắng nghe
Tôi thường tập trung vào mục tiêu và kết quả, tôi có thể bỏ qua những chi tiết nhỏ hoặc
không lắng nghe ý kiến của người khác. Ví dụ, khi làm việc nhóm, người DC có thể chỉ
tập trung vào việc đưa ra ý tưởng và giải pháp, mà không lắng nghe ý kiến của những
người khác. Điều này có thể khiến tôi bỏ lỡ những ý tưởng hay và giải pháp tốt hơn.
+ Có thể trở nên hung hăng
Khi bị thách thức hoặc cảm thấy thất vọng, tôi có thể trở nên hung hăng, điều này có thể
gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người xung quanh. Ví dụ, khi bị chỉ trích, tôi
có thể phản ứng một cách gay gắt, điều này có thể khiến người khác cảm thấy bị tổn
thương.
Để khắc phục nhược điểm này, người DC cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Tôi
cũng cần học cách đối phó với những tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và chín
chắn.
Ngoài những nhược điểm trên, người thuộc tính cách DC cũng có thể gặp khó khăn trong
việc thể hiện cảm xúc của mình. Họ thường có xu hướng giấu kín cảm xúc của mình, điều
này có thể khiến họ trở nên xa cách và khó gần.
-> Những người thuộc nhóm DC có sự độc lập và khao khát đạt đến thành công rực rỡ
trong sự nghiệp của mình, luôn đề cao tính chính xác và hướng tới sự hoàn hảo. Do đó, tôi
cũng có xu hướng phù hợp ở các vị trí lãnh đạo hay khởi sự kinh doanh theo định hướng
mục tiêu như giám đốc chiến lược hoặc nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên sự chính
xác như tài chính, luật, kiến trúc,…
- Để trở thành người khởi sự thành công tôi nghĩ mình cần:
+ Tìm kiếm niềm đam mê
Có đam mê thì việc kinh doanh không còn là việc khó khăn và buộc phải làm nữa, có đủ
động lực để bắt tay vào kinh doanh. Khi có niềm đam mê, mỗi lần gặp khó khăn chúng ta
sẽ không vội vàng chùn bước mà vẫnquyết tâm đến cùng, điều đó giúp chúng ta dễ thành
công hơn trong kinh doanh.
+ Chuẩn bị các kiến thức cần thiết
Thứ nhất, phải chuẩn bị các kiến thức kinh doanh cần thiết.
Các kiến thức kinh doanh liên quan đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, bán hàng, cung
ứng nguồn lực. Không ai sinh ra đã có ngay các kiến thức kinh doanh cần thiết. Tất cả các
kiến thức kinh doanh đều có thể được đào tạo một cách căn bản ở các trường đại học hoặc
tự học trong cuộc đời. Con đường học tập ở các trường đại học thường ngắn hơn và căn
bản hơn. Con đường tự học thường dài hơn song có thể tạo cho người đứng đầu doanh
nghiệp độ nhanh nhạy cao hơn.
Thứ hai chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết.
Kiến thức quản trị rất đa dạng. Vấn đề là ở chỗ người đứng đầu doanh nghiệp phải biết
mình đã có gì ở mức độ nào, cái gì mình thiếu, chưa có, cái gì mình có ở trình độ khiêm
tốn, cần bổ sung. Điều này cực kỳ cần thiết đối với mọi người chuẩn bị lập nghiệp.
+ Thực hiện các nghiên cứu để khởi nghiệp thuận lợi
Làm rất nhiều nghiên cứu viết một kế hoạch kinh doanh, nhưng đó chỉ là một sự khởi
đầu. Khi bạn đang bắt đầu một doanh nghiệp, bạn cần phải trở thành một chuyên gia về
ngành công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Tham gia các tổ đội nhóm hoặc các hội
nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực của bạn trước khi bắt đầu kinh doanh là một ý
tưởng có giá trị.
+ Phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trên
Những điểm mạnh sẽ là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể của người khởi sự
kinh doanh. Ngoài ra cũng rèn luyện các tố chất khác như kiên trì, sáng tạo, nỗ lực không
ngừng,…
B. Bài luận ngắn
Đánh giá về môi trường khởi sự kinh doanh hiện nay: những thuận lợi và rủi ro tới
từ môi trường (kinh tế vĩ mô, chính sách, thị trường,…).
* Thuận lợi
- Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao
nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam năm 2022 đạt
30,2 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2021. Tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục
duy trì trong những năm tới.
Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh
tế.
 Đổi mới sáng tạo: Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp. Điều này được thể hiện qua các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, như:
o Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia: Chương trình được triển khai từ năm 2016 với mục
tiêu thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong cả nước. Chương trình đã hỗ trợ thành lập hơn
10.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra hơn 100.000 việc làm.
o Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia: Quỹ được thành lập năm 2020 với quy mô 500 triệu
USD. Quỹ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng phát
triển cao.
Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
 Thị trường rộng lớn: Việt Nam có dân số đông và trẻ, với tầng lớp trung lưu ngày càng
gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam năm 2022 đạt
98,5 triệu người, trong đó độ tuổi từ 15-64 chiếm 68,1%. Tỷ lệ dân số đô thị đạt 40,5%.
Thị trường rộng lớn và tiềm năng của Việt Nam là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tập trung vào các thị trường ngách
để tận dụng cơ hội này.
Rủi ro
 Khó khăn về tài chính: Khởi nghiệp là một hành trình đòi hỏi nhiều nguồn lực, bao gồm
tài chính, nhân lực,... Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không có nhiều tài chính để đầu tư vào các hoạt
động kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường,
xây dựng sản phẩm/dịch vụ,...
 Trình độ quản trị: Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm
trong quản trị kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro trong quá trình vận hành
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng quản trị kinh
doanh để có thể vận hành doanh nghiệp hiệu quả.
 Tính cạnh tranh cao: Thị trường Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt. Điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp phải có sự khác biệt và sáng tạo để có thể tồn tại và
phát triển.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có những sản phẩm/dịch vụ có giá trị vượt trội so
với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần phải có khả
năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường.
Kết luận
Môi trường khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định, nhưng
cũng tồn tại những rủi ro. Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng, bao gồm:
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh vững chắc: Kế hoạch kinh doanh là bản đồ hướng
dẫn doanh nghiệp đi đến thành công. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần xây dựng kế
hoạch kinh doanh một cách kỹ lưỡng, bao gồm các yếu tố như: phân tích thị trường, sản
phẩm/dịch vụ, marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự,...
 Tìm kiếm nguồn vốn phù hợp: Tài chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp
khởi nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm kiếm
nguồn vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
 Nâng cao trình độ quản trị: Quản trị kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành bại
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được trang bị các kiến thức và kỹ
năng quản trị kinh doanh để có thể vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

You might also like