You are on page 1of 4

B.

TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM


I. Định nghĩa
- Tương quan trung tâm là một tương quan hàm-sọ, hay gần hơn là tương quan
giữa lồi cầu xương hàm dưới và hõm khớp xương thái dương qua trung gian đĩa
khớp, trong đó các lồi cầu xương hàm dưới ở vị trí trước nhất, cao nhất, tựa vào đĩa
khớp ở đáy hõm khớp và xương hàm dưới nằm cân xứng trên đường giữa.
- Tương quan trung tâm là vị trí mà lồi cầu thực hiện vận động bản lề, hay còn
được gọi là vị trí bản lề, vị trí lui sau (điểm S và B), vị trí dây chằng hướng dẫn
(dây chằng chéo ngoài, dây chằng thái dương hàm hướng dẫn) , vị trí đĩa khớp
hướng dẫn (là tương quan hai hàm khi phức hợp lồi cầu- đĩa khớp được sắp xếp
đúng tựa vào sườn sau lồi khớp ở vị trí trước trên, nghĩa là lồi cầu liên hệ với sườn
sau lồi khớp qua vùng trung gian của đĩa khớp)
1. Vận động biên của hàm dưới
- Khi lồi cầu ở TQTT, hàm dưới có thể được hướng dẫn thực hiện vận động
biên - động tác đóng mở hàm dưới khi các cơ ở trạng thái duỗi, tưc là vận động mở
- đóng hàm theo hướng dẫn, không có sự tham gia của các cơ, biên độ được xá
định bởi dây chằng khớp thái dương hàm. Vận động đóng mở hàm dưới là động tác
quay quanh một trục đi ngang qua các lồi cầu gọi là trục bản lề của hàm dưới, đây
là vận động xoay thuần túy, không có sự dịch chuyển của lồi cầu. Trục này cố định
và có thể xác định được trên người một cách chính xác hoặc gần đúng. TQTT là
tương quan hàm- sọ và tương đối ổn định trên từng người.
- Khi các lồi cầu ở TQTT và hàm dưới ở vị trí đóng, trên mặt phẳng
đứng dọc theo sơ đồ Posselt trong đoạn SB thì tại điểm S các răng còn tiếp
xúc với nhau, khi ra khỏi điểm S và tiến gần đến B thì các răng sẽ dần dần bị
hở ra. Tại điểm S này thì các răng sẽ tiếp xúc với nhau tại vị trí tiếp xúc lui
sau.
- Từ vị trí tiếp xúc lui sau, các răng trượt về phía trước và phía trên một
đoạn ngắn  đạt vị trí LMTĐ và ngược lại lồi cầu di chuyển nhẹ xuống
dưới và ra trước dọc theo sườn nghiêng sau của lồi khớp thì đó là ( Sự trượt
trung tâm ). Sự trượt trung tâm là bất thường và không chấp nhận được với
sinh lý hệ thống nhai, dẫn tới rối loạn chức năng.
(đoạn dưới này để riêng nhé)
TQTT rất quan trọng trong phân tích, lượng giá tiếp xúc khớp cắn và điều trị phục
hồi hệ thống nhai.
??? vì sao phải xác định vị trí TQTT?
- TQTT là tương quan hàm- sọ, hay gần hơn là tương quan giữa lồi cầu xương
hàm dưới và hõm khớp xương thái dương qua trung gian đĩa khớp. Không
liên quan đến còn hay mất răng. (vì vậy, đây là tham chiếu quan trọng trong
trường hợp điều trị BN mất toàn bộ răng)
- Là vị trí chức năng (nghĩa là khi lồi cầu ở vị trí TQTT thì hàm dưới có thể
thực thiện được các động tác há ngậm, ra tước và trước bên -> các động tác
hoạt động chức năng)
- TQTT sẵn có và tương đối ổn định.
- Là tương quan duy nhất có thể lặp lại được và tái lập được.

??khi nào thì không xác định được chính xác vị trí TQTT;
- Khi hệ thống cơ hàm của người đó ỏ trại thái căng. (có thể áp dụng 1 số
phương pháp xoa nắn để thả lỏng rồi đo lại)
- Khi có rối loạn khớp thái dương hàm.

III. Tìm đạt và ghi TQTT


1. Phương pháp một tay

Dùng 3 ngón tay:


- Ngón cái đặt trên đường giữa mặt ngoài vùng cằm và răng cửa dưới
- Các ngón trỏ và giữa đặt ở bờ dưới xương hàm dưới, đưa hàm dưới ra sau
và trước trên.
2. Phương pháp 2 tay
- Bác sĩ ngồi khoảng 10-11h
- 2 ngón cái đặt ở vùng cằm
- 4 ngón còn lại của mỗi bàn tay đặt ở bờ dưới của xương hàm dưới, đẩy
hàm dưới ra sau và lên trên

You might also like