You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA MARKETING

BÀI TẬP BÁO CÁO MÔN NHẬP MÔN KINH DOANH


Phân Tích Đặc Điểm Và Sự Thay Đổi Nhu Cầu Của Kem

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thúy Hằng


Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ánh Hồng
Mai Thị Thu Hồng
Lê Quế Lam
Phạm Lưu Luyến
Phạm Thị Thanh Ngân

Đà Nẵng, 12 tháng 05 năm 2022.

1
Mục Lục

I. Phân Tích Đặc Điểm Nhu Cầu Thay Đổi Của Đối Tượng............................3
1. Giới thiệu chung về sản phẩm:.................................................................3
2. Sự thay đổi của người tiêu dùng:.............................................................3
II. Kế Hoạch Sản Xuất.......................................................................................8
1. Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng:.......................................8
2. Đơn đặt hàng:..........................................................................................8
3. Tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, sản xuất dở dang:.......................9
4. Nguồn lực con người: Thông tin nhân sự, nhân công tham gia sản xuất: 9
5. Nguồn lực máy móc:..............................................................................10

2
1. Phân Tích Đặc Điểm Nhu Cầu Thay Đổi Của Đối Tượng

2. Giới thiệu chung về sản phẩm:


- Kem là một sản phẩm không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam.
- Tự bao giờ Kem đã trở thành một món ăn thu hút khách hàng ở mọi giới
tuổi. Với những đứa trẻ, Kem là món ăn ưa thích bởi vì tính hảo ngọt của
trẻ con, còn đối với người lớn- kem là một thức ăn giải trí giữa ngày nắng
nóng…
- Hiện nay trên thị trường có hàng ngàn thương hiệu kem phát triển vô cùng
mạnh mẽ. Bởi lẽ công nghệ ngày càng phát triển, các loại kem ngày càng
đa dạng về kiểu cách, mùi vị… ngày càng có nhiều hương vị thơm ngon
cuốn hút người tiêu dùng. Ngoài các loại vị thông thường như socola,
vani, dâu thì còn xuất hiện dưa hấu, trà xanh, việt quất… Ngoài kem cây,
còn kem hộp, kem đá mịn, gelato,... Do đó, thu hút được lượng lớn người
tiêu thụ. Vậy đứng trước sự tiêu thụ ấy, những nhà sản xuất, công ty kem
cần phải có một sự phân tích rõ ràng về nhu cầu, sự thay đổi của người
tiêu dùng để có thể sản xuất cho phù hợp.
3. Sự thay đổi của người tiêu dùng:
a. Thay đổi theo mùa: tăng mạnh vào mùa hè và giảm vào mùa đông
a. Mùa hè: Vào mùa hè lượng kem tiêu thụ được đẩy lên đỉnh điểm
trong một năm. Người tiêu dùng tìm đến kem với nhu cầu giảm
nhiệt mùa hè, có người xem đó như sở thích ăn vặt, cũng có người
xem như một nghệ thuật thưởng thức. Nguyên nhân làm cho tiêu
thụ kem mùa hè ở người tiêu dùng tăng cao.
 Thời tiết khắc nghiệt:
 "Kem" là "một thực phẩm có vị ngọt", béo và mát
lạnh rất thích hợp dùng trong những ngày trời nóng
nực.
 Do tính chất lạnh nên cực kì được đẩy mạnh tiêu thụ
vào những ngày hè oi bức. Những ngày nắng nóng,
càng thúc đẩy lượng tiêu thụ lớn. Số lượng kem được
thống kê tăng gấp 6,7 lần so với những mùa bình
thường trong năm. Ngày hè, cơ thể càng dễ bị mất
nước, vì vậy nhu cầu khách hàng cần được giải khát.
Ngoài các loại nước, trái cây giải nhiệt thì kem sẽ
được ưa chuộng vì mát, giải khát và có nhiều hương
vị lạ. Càng nóng thì lượng tiêu thụ càng lớn. Do đó
đối với mùa hè thì nhu cầu tiêu thụ kem ngày càng
đẩy mạnh.

3
 Nghiên cứu của Kantar Worldpanel cho biết trong hè
2018 bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ
1,7 kg kem với số tiền chi cho mỗi dịp mua bình quân
là 26.000 đồng. Theo như điều tra về Tổng dân số và
nhà ở, vào năm 2018, tổng số hộ dân cư trên cả nước
là 26.870.079. Tương đương với trung bình
45.679.134kg đã được tiêu thụ. Phân khúc giá tầm
trung chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nhu cầu phân
khúc cao cấp cũng đang phổ biến hơn ở nhiều thành
phố lớn.Đây là một con số tiêu thụ vô cùng lớn.
 Trong ngành tiêu thụ kem cũng có sự phân hóa lớn về
việc lựa chọn các hương vị. Ba hương vị tiêu dùng đi
đầu trên thị trường hiện nay chính là socola, vani và
dâu. Tuy nhiên, cho đến tới giai đoạn cuối soát xét thì
hương vị trà xanh trở thành phổ biến và được người
tiêu dùng đánh giá ở vị trí thứ 4. Ngoài ra, người tiêu
dùng ngày càng quen thuộc với các món kem được
phủ hoặc pha trộn với các loại hạt.
 Do ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản, kem hương vị
trà xanh dần chiếm lĩnh thị trường. Doanh số bán
hàng của dòng sản phẩm này trong năm nay chỉ xếp
sau những hương vị truyền thống như chocolate,
vani… Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk,
Nestlé Việt Nam cũng nhanh chóng bổ sung hương vị
này vào danh mục sản phẩm. Các sản phẩm mới được
sự báo sẽ tác động lớn đến cục diện của ngành kem
bởi cả hai công ty này đều sở hữu thương hiệu tốt và
mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc.
 Ngoài ra yếu tố làm cho lượng kem đẩy mạnh bán, vì
vào mùa hè sẽ hay diễn ra những hoạt động, show
năng động.
 Lễ hội bãi biển: Hằng nằm, trên các bãi biển trải dài trên
mảnh đất hình chữ S, cứ hè tới sẽ có những show diễn như:
bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, lướt dù, du lịch biển… Với
những hoạt động này, con người sẽ hoạt động dưới trời nắng
gắt, vận động mạnh. Những lễ hội này sẽ có bán kem, lễ hội
kem dưới bãi biển… Vì nhu cầu cần thực phẩm cung cấp
năng lượng, con người càng đẩy mạnh tiêu dùng. Ở những
dịp này, những người bán lẻ nắm bắt được tâm lý người tiêu
dùng, nên nhập về số lượng kem lớn, bán ở nhiều nơi. Do đó
vô tình làm tăng mạnh sự tiêu thụ kem. Trung bình dọc trên

4
các hàng quán ở bãi biển có khoảng 20 cửa hàng bán
kem/1km.
 Các hoạt động thể thao như chạy đua, bóng đá: Các bộ môn
này đều hoạt động ngoài trời cao, do đó những người cổ
động viên đều bị mất nước khi cổ vũ dưới nắng quá lâu. Vì
vậy hoạt động tiêu thụ kem ngày càng tăng. Đây cũng là
nguyên nhân giúp tiêu thụ tăng cao, là một trong những
nguyên nhân giúp nhu cầu người tiêu dùng thay đổi.
 Liên hoan ngày bế giảng, cắm trại, picnic: Vào những dịp
này, nhu cầu liên quan đến kem ngày càng tăng cao. Vì
người tiêu dùng mong muốn có sản phẩm phù hợp với hoàn
cảnh. Những ngày bế giảng, các bạn nhỏ cần những loại
bánh kẹo, nước uống và sẽ đi kèm với kem. Hoặc mùa hè
cũng là diệp tuyệt vời tham gia các buổi picnic ngoài trời,..
do đó càng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển sự tiêu dùng
nguồn hàng của kem. Sự thay đổi về mùa, các hoạt động
diễn là chính là một nguyên nhân xúc tác sự thay đổi nhu
cầu của người tiêu dùng. Thúc đẩy sự phát triển của ngành
công nghiệp Kem.
 Nhìn chung, sự thay đổi về thời tiết vào mùa hè, sự tăng lên đột ngột về
thời tiếc đã góp phần thúc đẩy mạnh sự tiêu dùng “Kem”. Đẩy Kem trở
thành sản phẩm bán chạy trên thị trường vào mùa hè.

Trên đây là bảng số liệu tiêu thụ của các công ty kem tại Việt Nam từ năm 2013-
2017.
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy nhu cầu tiêu thụ kem của các công ty kem
vào mùa hè. Và mỗi năm, lượng tiêu thụ ngày càng tăng ở các công ty lớn.

5
Ví dụ riêng trong năm 2017, ngành kem đông lạnh của Kido Foods có mức tăng
trưởng khối lượng bán lẻ là 7% và tăng trưởng giá trị là 15% vào năm 2017, đạt
lần lượt 26.600 tấn và 3.033 tỷ đồng.
Do sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, các công ty ngày càng đẩy mạnh sản xuất Kem
để phục vụ thị trường sôi động này.

6
b. Mùa đông:
 So với mùa hè, lượng tiêu thụ kem thay đổi khá chóng mặt.
Tuy nhiên lượng tiêu thụ kem vẫn dừng ở mức nhất định
chứ không hẳn là về số 0.
 Nguyên nhân cơ bản là do mùa đông, thời tiết sẽ có xu
hướng lạnh. Do đó việc thức ăn “lạnh” sẽ là một “e ngại”
đối với người tiêu dùng.
 Vì sử dụng đồ lạnh sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu
hóa, giảm nhiệt cơ thể, đau họng… Do đó người tiêu dùng
đã có sự thay đổi về lượng tiêu dùng kem. Vậy nên sự thay
đổi về mùa đã liên quan đến sự thay đổi về việc tiêu dùng
kem. Lượng kem trong thời kì này cũng sẽ được giảm sản
xuất để lượng cung không quá dư so với cầu.
b. Tiêu thụ kem theo từng miền ở Việt Nam
c. Miền Bắc: Miền Bắc: Không khí lạnh nhiều, tiêu thụ ít
 Thường nhu cầu của họ xoay quanh các loại kem sữa, kem
hạt truyền thống như kem đậu xanh Tràng Tiền, kem que
sữa dừa, kem ống,… Và mùa hạ ở miền Bắc chỉ kéo dài tầm
2-3 tháng, lượng tiêu thụ kem của miền Bắc chỉ bằng một
nửa so với hai miền kia. Bởi miền Nam, Trung Bộ có 2 mùa
mưa và khô rõ rệt, mùa khô là mùa nắng nóng, lúc nhu cầu
giải khát mát lạnh càng được đưa ra.
d. Miền Trung, miền Nam: nắng nóng kéo dài, nhu cầu giải khát luôn
cao, tiêu thụ nhiều
 Đối lập với miền Bắc, hai miền nơi đây cực ưa chuộng các
vị kem trái cây, như kem chuối, kem dừa Côn Đảo, kem
xoài, kem chanh muối, kem dưa hấu,… Bởi lẽ, những loại
trái cây nơi đây được trồng lên và khá dư dả. Họ đã tận dụng
ép lấy nước và sản xuất thành kem trái cây tươi ngon mát
lạnh. Đủ vị và ăn hoài không ngán.
Tài liệu tham khảo: https://tranminhdung.vn/thi-truong-kem-viet-nam-2017/
c. Tiêu thụ kem qua các nguồn:

7
e. Nguồn bán lẻ:
 Từ các cửa tiệm tạp hóa, siêu thị, kem có thể bán dưới dạng
kem cây, kem ly, kem ký. Hoặc là đóng hộp và được đóng
gói mang đi. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình, người ta
vẫn thích việc mua theo ký và theo hộp để tiện để dành và
ăn nhiều lần.
f. Nguồn từ kênh dịch vụ thức ăn:
 Các cửa hàng ăn nhanh như Jolibee, KFC hoặc The Pizza
Company luôn có sẵn những cây kem tươi ngon, và dĩ nhiên
mùa nào cũng có bán. Thường món kem được mua sau ngay
khi ăn xong, được xem như là món tráng miệng ngọt ngào
đầy hấp dẫn.

4.Kế Hoạch Sản Xuất

1. Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng:


- Mức tiêu thụ kem vào các mùa nóng, đặc biệt là mùa hè sẽ tăng cao, có
khi tăng đỉnh điểm. Vì vậy chúng ta phải huy động được tối đa nguồn lực
có sẵn để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, gia tăng doanh thu.
- Cũng dựa trên phân tích, mức tiêu thụ kem vào mùa lạnh thường có xu
hướng giảm hơn các mùa nóng. Vì vậy doanh nghiệp cũng phải có những
thay đổi và cập nhật trong phương án sản xuất.
2. Đơn đặt hàng:
- Từ dự báo mức tiêu thụ, chúng ta có thể hình dung được đơn đặt hàng
trong các mùa nóng cũng sẽ tăng cao. Lúc này, bên cạnh những nhà phân
phối lớn, doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ nhận các đơn đặt hàng từ những
nhà phân phối nhỏ lẻ.

8
- Trong thời gian mà mức tiêu thụ không đạt đỉnh điểm, doanh nghiệp sẽ
chỉ nhận sản xuất các đơn đặt hàng từ những nhà phân phối thân thiết và
lớn, đảm bảo hàng không bị đứng trong quá trình tiêu thụ.
3. Tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, sản xuất dở dang:
- Với hàng hóa thành phẩm:
a. Ở các nhà phân phối nếu số lượng sản phẩm đang có thấp hơn mức
tiêu chuẩn đặt ra thì sẽ có thông báo kịp thời để điều phối hàng hóa
hợp lý.
b. Mã hóa sản phẩm để dễ tìm được số lượng tồn kho sản phẩm, số
liệu quét được có thể đem so sánh với số hàng hóa thực tế trong
kho để hạn chế thất thoát.
- Với nguyên vật liệu:
a. Để sản xuất ra một que kem thì sẽ bao gồm các nguyên vật liệu như
sữa bột béo, sữa tươi, hương liệu,...Riêng sữa tươi sau khi loại bỏ
tạp chất, kiểm tra chất lượng sẽ bảo quản trong bồn lạnh. Các
nguyên liệu khác bảo quản trong điều kiện thường, tuân thủ quy
định an toàn vệ sinh thực phẩm.
b. Vì nguyên liệu làm kem thường có thời hạn sử dụng nhất định nên
phải đảm bảo nguyên liệu nào nhập trước sẽ được sử dụng trước.
c. Nguyên liệu cũng sẽ được gắn mã để tiện cho việc kiểm tra kho.
- Với mùa đỉnh điểm tiêu thụ kem, nếu hàng tồn kho vượt mức bảo quản
cho phép của công ty thì công ty sẽ ưu tiên bảo quản hàng hóa thành phẩm
tại kho công ty, và bảo quản nguyên vật liệu tại các kho thuê để đảm bảo
chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.
4. Nguồn lực con người: Thông tin nhân sự, nhân công tham gia sản
xuất:
- Các mùa có mức tiêu thụ cao (mùa nóng):
a. Tuyển thêm công nhân làm việc bán thời gian.
b. Tăng ca sản xuất: thường vào mùa đông, nhân công làm 8 tiếng thì
mùa hè tăng ca làm 10 tiếng để gia tăng lượng sản phẩm sản xuất ra
và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh nhất.
c. Từ việc gia tăng công nhân, nhà máy sản xuất cũng chú trọng vào
cụ thể hóa, cá nhân hóa, chia nhỏ công đoạn trên dây chuyền cho
các công nhân, đảm bảo dây chuyền diễn ra trôi chảy, hạn chế gián
đoạn.
- Các mùa có mức tiêu thụ thấp hơn (mùa lạnh):

9
a. Cắt giảm ca sản xuất: Công ty vẫn giữ lại nguồn lao động chính
nhưng không tuyển thêm công nhân bán thời gian, có thể cắt giảm
tăng ca của các công nhân toàn thời gian vào thời điểm này.
b. Tổng quát hóa các giai đoạn trên dây chuyền sản xuất thay vì chia
nhỏ, giả sử một công nhân chỉ chịu trách nhiệm cắm que kem vào
khuôn kem, nay có thể đảm nhiệm thêm một công đoạn dán nhãn
trúng thưởng vào que.
5. Nguồn lực máy móc:
- Các mùa có mức tiêu thụ cao (mùa nóng):
a. Đầu tư gia tăng số lượng, nâng cấp máy móc, thiết bị tự động hóa,
dây chuyền, nhà máy đầy đủ để kịp thời tạo ra lượng sản phẩm cao
nhất phục vụ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Các mùa có mức tiêu thụ thấp hơn (mùa lạnh):
a. Cắt giảm số lượng máy móc cùng đảm nhiệm một công đoạn, giả
sử thông thường vào mùa sản xuất cao điểm có đến ba máy làm
đông thì vào thời điểm này ta có thể cắt giảm xuống còn hai máy.
b. Đối với số máy móc cắt giảm sẽ lập kế hoạch bảo trì, bảo quản
trong kho.

10

You might also like