You are on page 1of 25

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP
KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Phi Quỳnh


Lớp: DHTR17B - 420300319246
Nhóm: 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …/012022


CÂU 8 => 20
CÂU 8: Theo anh / chị, trong các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm,
giai đoạn nào là khó khăn nhất? Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Anh /
Chị cần sử dụng kỹ năng nào?
• Trong các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm, giai đoạn khó khăn nhất
là giai đoạn “sóng gió’’. Bởi vì, giai đoạn này, có sự khác biệt về cách làm
việc, khả năng nhìn nhận vấn đề, cái tôi quá lớn, mỗi người mỗi ý, sẽ xảy ra
xung đột đây là giai đoạn dễ đổ vỡ nhất.
• Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, cần sử dụng kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: giúp bạn tương tác với các thành viên trong nhóm để
thống nhất ý kiến, quan điểm, cách làm, hạn chế xảy ra mâu thuẫn.
- Kỹ năng quản lý thời gian: tập trung vào mục tiêu của nhóm, hoàn thành
công việc được giao, biết sắp xếp thời gian để tránh việc cá nhân làm ảnh
hưởng đến việc nhóm gây trễ tiến độ chung của nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: giúp giải quyết khó khăn hiệu quả.
- Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe những quan điểm khác giúp nhìn ra nhiều
khía cạnh của vấn đề.
- Kỹ năng tư duy phản biện: giúp đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn.
- Kỹ năng tổ chức và phân công công việc: phân chia hợp lý công việc cho
các thành viên, thành viên cũng cần có kỹ năng này để tự sắp xếp công
việc của mình tránh ảnh hưởng đến nhóm.
- Khả năng thuyết phục, đàm phán: muốn người khác chấp nhận ý kiến thì
phải thuyết phục họ thay đổi cách nhìn về vấn đề của mình.
CÂU 9: Nếu là nhóm trưởng, anh/ chị sẽ làm gì và áp dụng những kĩ năng nào
để nhóm có thể hoạt động tốt trong mỗi giai đoạn hình thành và phát triển?
❖ Những việc cần làm để nhóm hoạt động tốt như:
• Phân chia công việc hợp lý:
- Nhóm trưởng là người phân chia công việc cho các thành viên. Việc phân
chia công việc cần phải đảm bảo tính hợp lý, công bằng. Nhiều trường
hợp người đứng đầu phải “gánh team”. Như vậy không những nhóm
trưởng trở thành người vất vả nhất mà còn khiến hiệu quả công việc
không cao.
- Tạo checklist công việc online càng cụ thể càng tốt. Nên ghi rõ nhân sự
phụ trách, công việc cần làm, deadline… Hãy chia công việc thành các
giai đoạn để dể quản lý hơn (giai đoạn brainstorm, giai đoạn thực hiện…)
• Đề ra nguyên tắc hoạt động, chỉ tiêu cần :
Vai trò này của trưởng nhóm rất quan trọng. Bởi việc có nguyên tắc hoạt
động và đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhóm cần đặt không chỉ giúp các thành
viên xác định được rõ trách nhiệm của mình mà còn hỗ trợ cho việc đánh giá
các thành viên khi kết thúc một dự án.
• Khai thác năng lực của các cá nhân trong nhóm:
Nhóm trưởng là người làm việc trực tiếp với các thành viên. Qua quá trình
trao đổi, làm việc nhóm trưởng sẽ thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi
người. Từ đó tạo điều kiện và phân chia công việc phù hợp để các cá nhân
có thể phát huy hết năng lực của mình. Không chỉ thế, trưởng nhóm sẽ hỗ
trợ được kịp thời khi cần nếu có thành viên nào gặp khó khăn.
• Kết nối các thành viên với nhau:
Trưởng nhóm phải hiểu được công việc phải làm và những người mà mình
phải quản lý. Cạnh tranh là yếu tố cần có để phát triển. Tuy nhiên người
đứng đầu team phải là người kết nối được các cá nhân. Thông qua việc lắng
nghe, thấu hiểu phải giúp các thành viên tương trợ lẫn nhau chứ không chỉ
có cạnh tranh đấu đá.
• Là người giám sát, tổng hợp, báo cáo:
Công việc sẽ được tổng hợp và báo cáo lên cấp trên bởi người nhóm trưởng.
Để có được bản tổng hợp báo cáo đó, nhóm trưởng phải tiến hành giám sát
kiểm tra. Mục đích để đảm bảo công việc đúng tiến độ. Nếu có khó khăn thì
sẽ cùng tìm cách giải quyết kịp thời.
❖ Những kĩ năng cần thiết của nhóm trưởng:
• Sự tự tin chắc chắn là tố chất cần có nếu muốn là trưởng nhóm. Bạn phải tự
tin vào chính mình thì mới khiến mọi người tin tưởng bạn.
• Bạn nên tạo được sự đồng cảm với mọi người để có thể hiểu họ. Một cây
làm chẳng nên non vì thế cần sự đồng lòng đoàn kết và thấu hiểu của mọi
người. Có vậy mới giúp công việc suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất
• Phải có kỹ năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo bao gồm nhiều kỹ năng bổ trợ
quan trọng như kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng tổ chức
• Kiểm soát, kỹ năng giải quyết xung đột, khả năng thuyết trình trước đám
đông….
• Can đảm nhận trách nhiệm về mình là một tố chất quan trọng của người làm
nhóm trưởng. Nếu có vấn đề xảy ra, hãy là người đầu tiên nhận trách nhiệm
về mình. Đừng chỉ nói nhận không. Bạn cần đồng thời tìm cách giải quyết
hợp lý nhất cho vấn đề
CÂU 10: Anh/chị trình bày khái niệm Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực
hiện- Kiểm tra – Hành động)? Phân biệt giữa cải tiến và đổi mới? Vận dụng
Chu trình PDCA vào tiến hành làm việc nhóm.
• Khái niệm: PDCA hay chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm
tra – Hành động) là chu trình cải tiến liên tục được tiến sĩ Deming giới thiệu
cho người Nhật trong những năm 1950. Lúc đầu, ông gọi là chu trình
“Shewart ” để tưởng nhớ tiến siwx Walter A Shewart – người tiên phong
trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của
thập niên 30. Tuy nhiên, người Nhật lại quen gọi nó là “chu trình Deming”
hay “Vòng tròn Deming”
Nội dung các giai đoạn của chu trình PDCA:
- Plan (Lập kế hoạch): lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn
lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
- Do (thực hiện): đưa kế hoạch vào thực hiện.
- Check (kiểm tra): dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
- Act (hoạt động cải tiến): thông qua các kết quả thu được để đề ra những
tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông
tin đầu vào mới.
• Phân biệt giữa cải tiến và đổi mới:
Tiêu Chí Cải tiến Đổi mới
Thời gian Tăng dần và liên tục Ngắt quãng, đột phá
Tốc độ Từng bước nhỏ Từng bước lớn
Cách thức Duy trì và cải tiến Phá bỏ và xây mới
Tính chất Kỹ thuật hiện đại Kỹ thuật mới
Hiệu quả Dài hạn, không đột ngột Ngắn hạn, tác động ngay

• Vận dụng chu trình PDCA và tiến hành làm việc nhóm:
- Xác định mục tiêu
- Hình thành nhóm
- Thống nhất mục tiêu (Thảo luận nhóm lần 1)
- Lập kế hoạch làm việc nhóm
- Thống nhất kế hoạch làm việc nhóm (Thảo luận nhóm lần 2)
- Hiệu chỉnh kế hoạch làm việc nhóm
- Tổ chức thực hiện (Điều hành)
- Đánh giá (Kiểm soát)
- Cải tiến (Hành động khắc phục)
CÂU 11: Anh/chị hãy vận dụng chu trình PDCA vào tiến trình làm việc nhóm?
Để nhóm làm việc có hiệu quả cần hội tụ một số điều kiện tối thiểu nào?
• Vận dụng chu trình PDCA vào tiến trình làm việc nhóm như sau:
- Xác định mục tiêu
- Hình thành nhóm
- Thống nhất mục tiêu (Thảo luận nhóm lần 1)
- Lập kế hoạch làm việc nhóm
- Thống nhất kế hoạch làm việc nhóm (Thảo luận nhóm lần 2)
- Hiệu chỉnh kế hoạch làm việc nhóm
- Tổ chức thực hiện (Điều hành)
- Đánh giá (Kiểm soát)
- Cải tiến (Hành động khắc phục)
• Để nhóm làm việc có hiệu quả cần hội tụ một số điều kiện tối thiểu sau:
- Mục tiêu công việc rõ ràng
- Có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm
- Có sự khích lệ, động viên trong nhóm
- Sự đảm bảo các nguồn lực
- Nhóm có sự tự chủ

CÂU 12: Vẽ sơ đồ trình bày nội dung các giai đoạn Của chu trình PDCA
(Deming) mà anh chị đã được học? Cho ví dụ minh họa. Theo anh/ chị việc vận
dụng Chu trình PDCA vào tiến trình làm việc nhóm đòi hỏi các thành viên phải
tuân thủ những cam kết, những quy tắc gì?
• Sơ đồ:
• Ví dụ minh họa:
- Plan: Lên kế hoạch đạt học bổng trong năm học
- Do: Bắt đầu học tập, nghiên cứu, học hỏi ,tìm phương pháp học tập phù
hợp
- Check: Làm kiểm tra để đánh giá thành tích đạt được có đạt yêu cầu chưa
- Act: Nếu thành tích tốt tiếp tục phát huy ,nếu kết quả không tốt tìm cách
khắc phục tìm ra phương pháp học tốt hơn
• Việc vận dụng chu trình PDCA vào tiến trình làm việc nhóm đòi hỏi các
thành viên tuân thủ các cam kết và quy tắc:
- Đặt nhóm lên trên hết
- Trao đổi thông tin một cách cởi mở và thẳng thắn
- Trở thành một phần của giải pháp
- Tôn trọng sự đa dạng
- Đặt và khuyến khích đặt các câu hỏi đúng đắn
- Áp dụng một quy trình giải quyết vấn đề đúng đắn
CÂU 13: Vận dụng chu trình PDCA để kiểm soát một môn học cụ thể
trong chương trình học của bạn? Bằng trải nghiệm của mình, bạn thấy yếu
tố nào trong chu trình PDCA là quan trọng nhất? Vì sao?
• Vận dụng chu trình PDCA để kiểm soát một môn học cụ thể trong chương
trình học của bản thân:
Plan: lập kế hoạch:
- Xác định đối tượng thành lập nhóm
- Xác định đề tài môn học
- Lên kế hoạch cho đề tài
- Xác định, phân bố nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi thành viên
- Thiết lập ra nhiều phương án khác nhau để phòng hờ rủi ro
Do: thực hiện:
- Chuẩn bị các vận dụng cần thiết (màu, cọ, bút…)
- Thiết kế và phát triển đề tài
- Thực hiện kế hoạch
- Kiểm soát và hoàn thành đề tài
Check: kiểm tra:
- Nhóm trưởng tổng hợp lại và kiểm tra tổng quát
- Đánh giá quá trình thực hiện
Act: thực hiện điều chỉnh:
Sau khi đánh giá nếu có sai sót thì ta tiến hành điều chỉnh sai sót
• Trong quá trình thực hiện em cảm thấy giai đoạn đầu tiên Plan là giai đoạn
quan trọng nhất. Vì mọi hoạt động được thực hiện đều phải trải qua quá trình
lên ý tưởng như thế sẽ giúp ta định hướng đúng con đường mà ta sẽ thực hiện,
giống như ngành may mặc việc may ra một bộ trang phục thì việc thiết kế ra
nó là điều quan trọng nhất như thế mới chính xác và có hiệu quả cao
CÂU 14: Vẽ sơ đồ mô tả chu trinh PDCA. Từ chu trình này anh chị hãy phân
biệt cải tiến và đổi mới. Cho ví dụ minh hoạ ứng dụng chu trình PDCA trong
nhiệm vụ mà nhóm anh /chị đang thực hiện?
• Sơ đồ mô tả chu trình PDCA:
• Phân biệt cải tiến và đổi mới:

Tiêu Chí Cải tiến Đổi mới


Thời gian Tăng dần và liên tục Ngắt quãng, đột phá
Tốc độ Từng bước nhỏ Từng bước lớn
Cách thức Duy trì và cải tiến Phá bỏ và xây mới
Tính chất Kỹ thuật hiện đại Kỹ thuật mới
Hiệu quả Dài hạn, không đột ngột Ngắn hạn, tác động ngay

• Ví dụ minh hoạ ứng dụng chu trình PDCA trong nhiệm vụ mà nhóm mình
đang thực hiện:
- Plan: Tìm ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành những vật liệu có ích bảo vệ
môi trường. Phân chia công việc cho các thành viên theo các loại rác thải
như vỏ chai cũ, bao ni lông, lọ thuỷ tinh cũ, lốp xe cũ, quần áo cũ ...
- Do: Các thành viên tiến hành tìm hiểu thông tin để tìm ra ý tưởng, cách
thực hiện
- Check: Các thành viên chủ động kiểm tra lại thông tin mình tìm được,
sau đó chia sẻ với nhóm và mọi người kiểm tra chéo thông tin của nhau
- Act: nhóm trưởng tổng hợp lại thông tin xem đã đạt yêu cầu hay chưa.
Nếu có sai sót, thiếu thì điều chỉnh, bổ sung, cải tiến
CÂU 15: Trình bày khái niệm kỹ năng và kỹ năng giao tiếp. Theo anh/chị, kỹ
năng giao tiếp có tầm quan trọng như thế nào đối với sự hình thành và phát
triển của nhóm mà anh/chị đang tham gia? Cho ví dụ minh họa
• Khái niệm kỹ năng: là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế
• Khái niệm kỹ năng giao tiếp: quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ để định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt
tới mục đích nhất định.
• Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết đối với sự hình thành và phát triển nhóm mà
bản thân đang tham gia, vì:
- Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi
mất đi. Nếu không có giao tiếp, thì mọi người xã hội sẽ không có sự liên
kết vs nhau, không có đồng cảm, thông hiểu lẫn nhau. Vì thế, kỹ năng
giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập,
công việc và cuộc sống.
- Khi biết cách giao tiếp, giao lưu học hỏi, mỗi người sẽ tự mở rộng mối
quan hệ cho mình. Điều này tạo cơ sở để hình thành phát triển của nhóm,
ngoài ra còn là cơ sở để phát triển sự nghiệp, duy trì cuộc sống . Không
giao tiếp, bị cô lập là một trong những điều đáng sợ nhất.
- Một tổ chức, tập thể muốn tồn tại, hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp.
Nhờ giao tiếp, mỗi người hiểu được yêu cầu, mong muốn của người
khác, mục đích chung của nhóm. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ cùng phối
hợp với nhau để hoạt động nhằm đạt mục đích chung.
- Thông qua giao tiếp, con người ta sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, đạo đức,
chuẩn mực xã hội. Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm,
lòng vị tha, bao dung… cũng được hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi
người sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân trên cơ sở nhận thức, đánh
giá người khác. Từ đó, mỗi người sẽ biết cách tự điều chỉnh để hoàn
thiện bản thân mình.
- Kỹ năng giao tiếp còn là chìa khóa gắn kết quan hệ. Mỗi cá nhân đều cần
tự trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp để hiểu nhau, hỗ trợ nhau tốt hơn.
- Nếu chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể
phát triển nhóm, gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa.
Và kỹ năng giao tiếp thật thông minh, khéo léo là một trong những điều
kiện đủ. Không phải tự nhiên mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành
nghệ thuật.
- Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho mọi
thời đại, mọi người. Từ đó, hãy chú trọng tới việc rèn luyện kỹ năng này
để ra trường có nhiều cơ hội tốt. Có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng
những cách như sau:
▪ Mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của bản thân, tự tin làm quen với mọi
người
▪ Đọc nhiều để mở rộng vốn từ, hiểu biết
▪ Luyện tập diễn đạt thường xuyên
▪ Tham khảo nhiều tình huống, ví dụ trong các sách dạy kỹ năng
▪ Luôn lắng nghe để thấu hiểu
▪ Không ngại tham gia các hoạt động tập thể, câu lạc bộ…
▪ Giao lưu, gặp gỡ những người có kỹ năng giao tiếp tốt để học hỏi
▪ Tự tin, kiên trì học hỏi và rèn luyện…
• Ví dụ:
- Môi trường công sở thường khá phức tạp. Ở đây, bạn cần học các kỹ năng
giao tiếp để tồn tại, để kết nối. Một nhân viên văn phòng biết cách giao tiếp sẽ
có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Làm việc nhóm là hoạt động thường thấy
với nhân viên văn phòng. Do vậy, khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cũng sẽ kết
hợp làm việc với mọi người tốt.
Hai người nhân viên có thể cùng kỹ năng chuyên môn tốt như nhau. Tuy nhiên,
người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt, được sếp trọng dụng, được mọi người
yêu quý sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.
- Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với
học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là một người quản lý, nếu không
biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể thành
công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể bán
được nhiều hàng… Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đều cần tới giao
tiếp
CÂU 16: Trình bày lợi ích của làm việc nhóm trong môi trường học tập. Cho
ví dụ minh họa.
• Lợi ích:
- Giảm áp lực học một mình: thành viên trong nhóm sẽ có cảm giác thoải
mái, không bị căng thẳng như lúc làm việc một mình. Sự hỗ trợ, hợp tác
của những người trong nhóm giúp họ trở nên tự tin hơn và vì thế việc học
tập của họ sẽ đạt hiệu quả hơn.

- Hiệu quả học tập tốt hơn: các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ
phương pháp học tập cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Sự phối hợp của nhiều người sẽ giúp thực hiện được công
việc lớn hơn và chất lượng cao hơn. Đưa ra nhiều giải pháp trong quá
trình thực hiện.
- Phát triển kỹ năng: tạo môi trường tốt để người học phát triển những kỹ
năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý cá nhân, khả năng chịu trách
nhiệm, kỹ năng chia sẻ thông tin. Đó là những kỹ năng có ích cho công
việc hiện tại và cho phát triển sự nghiệp sau này.
- Xây dựng được quan hệ tốt với nhiều thành viên trong cộng đồng học
viên.

• Ví dụ: Trong môi trường học tập từ bậc tiểu học tới đại học thì thầy cô luôn
tạo cơ hội khuyến khích làm việc nhóm như giao các bài tập thực hành nhằm
xây dựng tinh thần đoàn kết và nâng cao trách nhiệm cho hs/sv:
- Cuộc thi cắm hoa của học sinh tiểu học ngày 20/11
- Hội khỏe Phù Đổng
- Thực hành địa lí, sinh viên kiến trúc làm đồ án
CÂU 17: Trình bày Lợi ích của làm việc nhóm với môi trường doanh nghiệp.
Cho ví dụ minh hoạ.
• Lợi ích của làm việc nhóm với môi trường doanh nghiệp:
- Tăng hiệu quả công việc
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc đơn lập
- Khi làm việc nhóm sẽ đưa ra nhiều ý tưởng hay hơn
- Vì mỗi người là một thế mạnh nên sẽ giúp kế hoạch trở nên hoàn hảo hơn
- Giúp các thành viên tăng khả năng giao tiếp
- Có những quyết định đúng đắn
- Rèn được tính kỷ luật
- Tạo nên sự sức mạnh đoàn kết giữa mỗi thành viên
- Giúp mỗi người hạ được cái tôi các nhân hoà chung cái tập thể
- Giúp bản thân có trách nhiệm hơn từng câu nói và từng công việc được
giao
- Tạo sự linh hoạt trong công việc
• Ví dụ:
- Một công ty thời trang cần phòng thiết kế và phòng may mặc đưa ra một
ý tưởng về sản phẩm mới. Để có quyết định đúng đắn cần trải qua quy
trình từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế bản vẽ, tạo sản phẩm mẫu
đến kiểm định phê duyệt từ ban lãnh đạo.
- Thông qua quy trình làm việc nhóm, một bộ phận phụ trách công tác
nghiên cứu thị trường, một bộ phận sẽ lo phần thiết kế, trong lúc đó, bộ
phận tạo mẫu sẽ chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết dựa trên thông tin
nghiên cứu được cập nhật. Ngay khi hoàn tất quá trình khảo sát thị
trường, mẫu thử cũng đã hoàn thành. Tiến độ công việc được rút ngắn chỉ
còn ½ thời gian so với trước đây.

CÂU 18: Nhóm của anh chị chuẩn bị tổ chức bán hàng gây quỹ Để cùng
chung tay ủng hộ cho các đơn vị Điều trị bệnh nhân nhiễm covid 19 Tại thành
phố Hồ Chí Minh. Giả sử, Bạn được phân công Làm nhóm trưởng của một
nhóm có 11 thành viên Và thời gian chuẩn bị là hai tuần
Từ tình huống trên anh chị hãy trình bày về:
❖ Quá trình hình thành và phát triển nhóm từ lúc ban đầu cho tới khi hoàn
thành nhiệm vụ:
• Giai đoạn hình thành:
- Đăng lên mạng xã hội để tìm những người bạn đồng hành trong nhóm để
thực hiện nhiệm vụ.
- Các thành viên gặp nhau, do chưa tiếp xúc, làm việc với nhau bao giờ nên
mỗi cá nhân đều khá thận trọng trong việc chia sẽ mình với tập thể, thái
độ gượng gạo và ngại ngùng, sự kết hợp giữa các thành viên còn lỏng lẻo
và chưa được ăn ý với nhau khi làm việc.
- Sau đó, đưa ra mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của nhóm, đưa ra các tiêu chí
trong công việc và giúp từng thành viên hiểu rõ mục tiêu đó.
• Giai đoạn sóng gió:
- Các thành viên bắt đầu làm quen với việc phải làm cùng nhau, bắt đầu
thể hiện sự cởi mở, thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình.
- Tuy nhiên, ai cũng muốn thể hiện “cái tôi” vốn có, nhằm khẳng định giá
trị bản thân trong nhóm. Nếu quan điểm trái ngược nhau, rất dễ nảy sinh
mâu thuẫn, tranh luận, tranh cãi, có thể gây mất đoàn kết.
• Giai đoạn chuẩn hóa:
- Sau một thời gian làm việc cùng nhau các thành viên trong nhóm đã hiểu
được mục tiêu, sứ mệnh của nhóm, vận dụng những kỹ năng, kiến thức,
chuyên môn gì của mình để hoàn thành mục tiêu, có thái độ đúng mực
hơn với nguyên tắc, quy định chung của nhóm để có những ứng xử, hành
động phù hợp và hiểu nhau hơn, thông cảm hơn để dẫn tìm ra sự thống
nhất.
- Sự liên kết nhóm được hình thành và dần có những bước tiến ổn định.
Trong giai đoạn này là cần gia tăng quan hệ, tính thân mật, gần gũi giữa
các thành viên trong nhóm.
• Giai đoạn thành công:
- Các thành viên vừa hiểu được mục tiêu, sứ mệnh của nhóm, vừa hiểu và
chia sẻ với các cộng sự, cũng như biết vai trò và nhiệm vụ của mình trong
nhóm.
- Kết hợp với tâm lý thoải mai, tự do và an toàn trao đổi quan điểm, trở
nên vui vẻ, sáng tạo và làm việc hết mình.
- Mỗi thành viên đều sẽ cố gắng phát huy năng lực bản thân, tập trung vào
công việc đề ra. Nhóm dễ dàng đạt được sự liên kết chặt chẽ, đồng thuận
và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu chung.
• Giai đoạn kết thúc:
- Sau khi công việc được hoàn thành, mục tiêu nhóm đạt được nhóm sẽ
tiến đến giai đoạn kết thúc.
- Đây là lúc các thành viên trong nhóm ngồi lại với nhau để cùng đánh giá
và rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân và những người trong
nhóm. Điều đó giúp chúng ta phát triển tốt hơn cho bản thân và khi tham
gia vào các nhóm mới sau này.
❖ Mô hình PDCA trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên:
• Plan:
- Nhiệm vụ là bán hàng gây quỹ để ủng hộ cho các đơn vị đang điều trị
bệnh nhân nhiễm COVID 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Mục tiêu là sau 2 tháng thực hiện hoạt động ủng hộ sẽ tặng cho một số cơ
sở điều trị bệnh nhân COVID 19 tại TP.HCM 50 bình oxi tại mỗi cơ sở
để thuận tiện cho việc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm COVID 19
- Nguồn lực, kinh phí : tất cả 11 thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thực
hiện và sẽ kêu gọi một số bạn tình nguyện viên giúp đỡ. Kinh phí lúc đầu
sẽ là một nửa do các thành viên bỏ tiền cá nhân và một nửa là được các
cá nhân, tổ chức ủng hộ vào nhóm. Sau đó sẽ lấy tiền lợi nhuận sau khi
bán hàng để tiếp tục mua hàng và tiếp tục nhiệm vụ.
• Do:
- Sau khi chuẩn bị kinh phí và đầy đủ hàng hóa cần bán thì các thành viên
cùng các bạn tình nguyện viên phân chia nhau địa điểm và số lượng
thành viên mỗi nhóm nhỏ ở mỗi địa điểm để bán hàng.
- Mỗi thành viên cần tuân thủ theo quy định và mục tiêu mà nhóm đã đề ra
trước đó, bán hàng theo đúng giá quy định, không bán quá đắt hoặc làm
bắt buộc người khác phải mua hàng để thu tiền.
• Check:
- Trong lúc các nhóm nhỏ bán hàng, trưởng nhóm sẽ tới quan sát và xin ý
kiến của người mua hàng về thái độ phục vụ của người bán và chất lượng
hàng hóa được bán như thế nào, giá cả có hợp túi tiền hay không.
- Sau mỗi tuần, các nhóm sẽ đưa thống kê số lượng khách hàng mua hàng,
số lượng hàng hóa được bán và số tiền thu tiền để trưởng nhóm kiểm tra
xem thu được lợi nhuận bao nhiêu, và mọi người ủng hộ nhiệm vụ này
của nhóm như thế nào, có nồng nhiệt ủng hộ hay không.
- Sau mỗi tháng sẽ thống kê lại toàn bộ số tiền chi ra để mua hàng và số
tiền lợi nhuận thu lại sau khi bán hàng đến khi nhiệm vụ kết thúc.
• Act:
- Nếu hoạt động bán hàng diễn ra suôn sẻ, số lượng hàng hóa được nhóm
bán được với số lượng lớn, số tiền lợi nhuận thu được nhiều, và khách
hàng hài lòng với thái độ phục vụ của người bán cũng như chất lượng của
sản phẩm thì lần sau nhóm sẽ phát động một hoạt động ủng hộ khác và
tiếp tục phát huy các mặt tốt đó.
- Nếu hoạt động bán hàng có gặp trục trặc, khó khăn, không bán được
nhiều hàng hóa và số tiền thu lại cũng không cao, khách hàng không ủng
hộ lắm hay gặp khó khăn ở khoảng kinh phí khi không nghĩ đến những
việc đột xuất sẽ xảy ra thì nhóm sẽ tiếp thu và sửa chữa khi thực hiện
nhiệm vụ khác.
❖ Những kĩ năng cần có của một người nhóm trưởng trong quá trình làm việc
nhóm để thực hiện nhiệm vụ trên là:
• Nhóm trưởng phải có tầm nhìn xa trông rộng để đưa ra một hoặc một vài mặt
hàng được ưa chuộng để đưa vào bán.
• Cần phải có kĩ năng tổ chức để các công việc, nhiệm vụ của từng thành viên
được phân công rõ ràng, không ai quá bận rộn và không ai quá rảnh rang
• Kỹ năng quản lý nhân sự trong nhóm cũng rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho
một trưởng nhóm nắm bắt được số lượng thành viên trong nhóm tham gia,
hơn nữa, kỹ năng này sẽ giúp trưởng nhóm biết cách làm việc với mọi thành
viên. Họ cần phải động viên mọi người để có thể hoàn thành công việc theo
cách tốt nhất.
• Kỹ năng lắng nghe, lãnh đạo nhóm tốt là người biết lắng nghe các thành viên
trong nhóm để có thể phân tích và đưa ra quyết định hợp lý và chính xác,
khiến các thành viên đều ủng hộ.
• Và một kỹ năng quan trọng nữa là kỹ năng quản lý thời gian, bởi vì người
trưởng nhóm chắc chắn sẽ phải quản lý thời gian của các thành viên trong
nhóm sao cho phù hợp với tiến độ công việc. Kỹ năng quản lý thời gian tốt
sẽ làm tăng năng suất làm việc của nhóm.
CÂU 19: Anh/ chị hãy trình bày một số mẹo nhỏ để có kỹ năng nghe?
Một số mẹo nhỏ để có kỹ năng nghe như:
• Kỹ năng đặt câu hỏi và những điều cần lưu ý
• Tập trung vào nghệ thuật giao tiếp và lắng nghe một cách chủ động.
• Tuyệt đối không được ngắt lời.
• Thấu hiểu khi lắng nghe và hãy thấu hiểu trước khi đưa ra giải pháp
• Không phán xét hay áp đặt đối phương.
• Hãy hỏi thật nhiều nhưng phải đặt câu hỏi đúng cách.
• Sử dụng ngôn ngữ hình thể
• Đưa ra ý kiến cá nhân và diễn giải nó thật đúng cách.
• Hãy nói lại điều bạn được nghe
CÂU 20: Anh/chị hãy trình bày các yếu tố, nguyên tắc thực hiện giao tiếp hiệu
quả, rào cản của quá trình giao tiếp?
❖ Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả, cần đảm bảo những yếu tố sau:
• Phải xây dựng được một bản thông điệp rõ ràng, chính xác, dễ hiểu:
nghĩa là thông điệp được phản ánh và hiểu theo một nghĩa nhất định,
tránh hiện tượng “ ông nói gà, bà nói vịt”.
• Đảm bảo dòng chảy thông tin: nghĩa là thông tin phải liên tục, không bị
gián đoạn để người phát và nhận thông tin dễ chia sẻ với nhau trong quá
trình giao tiếp.
• Lắng nghe chân thành và thực hiện hồi đáp khi cần thiết: để giao tiếp tốt,
điều đặc biệt quan trọng là phải lắng nghe đối tác một cách chân thành và
thực hiện sự hồi đáp vì bản chất của quá trình giao tiếp là thông tin hai
chiều, tức là trong quá trình giao tiếp phải có sự trao đổi giữa hai bên đối
tác. Tuy nhiên sự hồi đáp này phải đúng thời điểm.
• Hiểu được môi trường giao tiếp: khi giao tiếp phảibiết ta đang giao tiếp
với ai? Giao tiếp khi nào? Giao tiếp t Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa
các bên giao tiếp rong bao lâu? Đối tác có đặc điểm văn hóa gì?
• Sử dụng ngôn ngữ phù hợp: tức là, tránh dùng các ngôn từ, thuật ngữ quá
hàn lâm, khó hiểu.
❖ Nguyên tắc để thực hiện giao tiếp hiệu quả:
• Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các bên giao tiếp.
• Đảm bảo sự bình đẳng trong giao tiếp.
• Luôn luôn hướng tới giải pháp tối ưu.
• Tôn trọng các giá trị văn hóa.
❖ Rào cản của quá trình giao tiếp:
• Tất cả những gì ngăn cản bạn hiểu thông điệp mộtcách chính xác đều
được gọi là rào cản trong giao tiếp. Có rất nhiều rào cản khách quan và
chủ quan tồn tại hiện hữu.
• Định kiến, thành kiến
• Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán
• Sự chênh lệch về trình độ nhận thức, không gian địa lý
• Môi trường giao tiếp không thuận lợi
• Bản thân của chúng ta
• Thông điệp không rõ ràng
Những rào cản trên có thể xem là những bộ lọc, nghĩa là khi thông điệp rời người
gửi phải đi xuyên qua các bộ lọc này để đến với người nhận. Những bộ lọc này sẽ
“bóp méo” thông điệp và cách thức để thoátkhỏi thông điệp bị “bóp méo” đó là
thông qua chủ động lắng nghe và phản hồi thông tin.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Mô tả công việc Chú thích

1 Bùi Thị Nha Nha 21076501 Câu 11, 20

2 Đào Mộng Huỳnh Như 21076991 Câu 8,10

3 Nguyễn Thị Thanh Thảo 21105541 Câu 9,15

4 Phan Huỳnh Anh Thư 21074081 Câu 12,16

5 Võ Nguyễn Xuân Thư 21100911 Câu 18

6 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 21104591 Câu 8,10

7 Nguyễn Thị Ngọc Bảo Trâm 21098821 Câu 13,17

8 Huỳnh Ngọc Xuân Trang 21078401 Câu 14, 19

9 Lê Thùy Trang 21084591 Câu 14,19

10 Trần Thị Như Ý 21084161 Câu 12,16


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

You might also like