You are on page 1of 4

CÂU HỎI BÀI TẬP

1/ Các bạn hãy nêu các mặt thuận lợi và khó khăn của ngành May Việt Nam khi
tham gia các hiệp định thương mại CPTPP và EVFTA

 Thuận lợi:
 Các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về
0% cho hàng hóa ngành May của nước ta sẽ tạo ra những tác động tích
cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp
Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên
Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.
 Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng
nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có
Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định EVFTA có tác động tích
cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành
may) vào năm 2030.
 Hiệp định EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà
còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt
động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các
doanh nghiệp FDI.
 Khó khăn:
 Ngành dệt may đang gặp phải nút thắt về nguồn cung thiếu hụt, tức phải
đáp ứng quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do này.
 Dệt may có sự cạnh tranh cực kỳ khắc nghiệt, trong đó có vấn đề liên
quan giá sản phẩm. “Dệt may Việt Nam đang đứng thứ ba sau Trung
Quốc, Ấn Độ, nhưng một số nước đang bám đuổi sát sao phía sau. “Nếu
Việt Nam không đặt ra một chiến lược tốt, thì sẽ khó tiếp cận thị trường
28 nước EU”
 Lượng nguyên phụ liệu sản xuất của ngành phải nhập khẩu với số lượng
lớn, quản trị công nghệ, thiết kế thời trang, phát triển thương hiệu còn
yếu. Trong khi yêu cầu của cptpp rất cao, buộc doanh nghiệp sản xuất,
xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn, cam kết liên quan đến
xuất xứ hàng hóa, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ…
 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay vẫn sản
xuất gia công, may đơn hàng theo mẫu mã và chất liệu đặt hàng của nước
ngoài, năng suất lao động còn thấp. Do đó, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường quốc tế vẫn còn yếu so với các doanh nghiệp nước
ngoài. Trong khi đó, nội khối các nước CPTPP có nhiều nước mạnh về
xuất khẩu dệt may như Mexico, Peru, Malaysia… các nước này đều đi
trước chúng ta, đồng thời tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào, đây lại là
điểm yếu của dệt may Việt.

2/ Em hãy nêu các hình thức tổ chức sản xuất may công nghiệp của ngành May
Việt Nam

 Hình thức may tự sản tự tiêu:


 Là hình thức sản xuất hàng may mặc mà trong đó đơn vị sản xuất sẽ đảm
nhận toàn bộ qui trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc (bắt đầu
từ công tác sáng tác mẫu, chọn nguyên phụ liệu, sản xuất và kinh doanh
sản phẩm may).
 Đặc trưng của phương thức này là các cơ sở sản xuất kinh doanh phải
nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu của thị trường sử dụng trong nước (nếu là
mặt hàng nội địa) và ngoài nước (nếu là mặt hàng xuất khẩu).
 Sau khi mẫu hàng đã được thị trường tiếp nhận (có nơi tiêu thụ), thì tiến
hành lập dự án sản xuất, tính toán cân đối đầu vào, đầu ra và nhất là lợi
nhuận. Sau đó sản xuất thử và thiết lập toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu
kỹ thuật… để phục vụ cho các công đoạn sản xuất chính (khi muốn sản
xuất phục vụ thị trường nào thì bộ phận ra mẫu phải nghiên cứu về hệ
thống cỡ số theo nhân chủng học của thị trường đó).
 Ưu điểm:
 Chủ động về kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Sử dụng được một số nguồn vật tư trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế với
giá thành hạ.
 Tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
 Lợi nhuận cao.
 Luôn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập cao.
 Nhược điểm:
 Đầu tư ban đầu lớn.
 Dễ thua lỗ khi thị trường tiêu thụ bị biến động về nhu cầu, giá cả và một
số nguyên nhân khác.
 Hình thức may gia công:
 Là hình thức sản xuất hàng may mặc mà trong đó người đặt hàng sẽ cung
cấp nguyên phụ liệu và mẫu may, người nhận gia công sẽ tổ chức qui trình
sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, người đặt hàng may mặc
thường là các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, hình thức sản xuất này
còn có tên gọi gia công xuất khẩu.
 Đặc điểm:
 Thu hút một lực lượng lao động lớn (có cả lao động phổ thông), góp phần
giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội.
 Thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước.
 Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuất khẩu.
 Gia công xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp may trong nước học hỏi
được kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các quốc gia trên thế giới.
 Gia công xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp may tiếp cận với thị trường
may mặc trên thế giới
 Ưu điểm:
 Triển khai sản xuất được nhanh
 Không phải lo đầu vào và đầu ra.
 Vốn đầu tư sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào tài sản cố định là chính.
 Nhược điểm:
 Bị động trong kế hoạch sản xuất do việc tập kết nguyên phụ liệu đôi khi
không đồng bộ.
 Lợi nhuận thấp.
 Thiếu tính tự chủ trong kinh doanh.
 Sản xuất chủ yếu dựa vào bạn hàng, đôi khi gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất và đời sống người lao động.

3/ Em hãy cho biết các tác động có ảnh hưởng đến ngành May khi áp dụng
công nghệ 4.0

 Máy móc công nghệ của công nghiệp 4.0 có thể thay thế 85% lao động
dệt may của Việt Nam trong vài thập kỷ tới.
 Quá trình sản xuất đã được thay thế bằng robot giúp nâng cao chất lượng
và đặc biệt là nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. 

You might also like