You are on page 1of 9

CHƯƠNG 7

TỰ LUẬN
1. Anh (Chị) hãy phân tích sự kiểm soát giữa Quốc hội và Chính phủ trong
việc thực hiện quyền hành pháp.
Gợi ý: CP được xác định là cơ quan chấp hành của QH
- Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không
họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ phải trả
lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban thường
vụ Quốc hội.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm: Thể hiện sự tín nhiệm của Quốc hội đối
với Chính phủ thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với các chức danh của Chính
phủ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Quốc hội có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ nếu các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội.
- Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị
của Chủ tịch nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ với QH, CP là cơ quan hành chính cao nhất và phủ
của những chính sách thì CP và ttCP cũng có những quyền nhất định để tác động
lại QH: yêu cầu QH họp kín, yêu cầu QH họp bất thường; đề nghị QH phê chuẩn
nhân sự CP; CP là nơi xây dựng hầu hết các dự án luật (hơn 95 %) để QH xem xét,
xây dựng và thông qua vì CP kiến tạo, hoạch định chính sách; CP còn là nơi xây
dựng và thực thi hầu hết các chính sách quốc gia về kinh tế - chính trị -xã hội, phân
bổ- quyết toán – thu chi ngân sách, đề xuất – xây dựng các dự án quốc gia: sân
bay, cầu đường,…
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ có bắt
buộc là đại biểu Quốc hội hay không? Vì sao?
Gợi ý:
Theo Ðiều 110 Hiến pháp 2013 thì: Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của
Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
+ Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới
thiệu của Chủ tịch nước. Quy định này nhằm đảm bảo tính chấp hành của Chính phủ
trước Quốc hội thể hiện ở chỗ: nếu là đại biểu Quốc hội thì Thủ tướng sẽ đương nhiên
tham dự các kỳ họp của Quốc hội để nghe và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đường lối,
chủ trương của Quốc hội để từ đó triển khai cho Chính phủ thi hành. Mặt khác, quy định
này đặt ra yêu cầu đòi hỏi Thủ tướng phải đạt được sự tín nhiệm nhất định của cử tri
thông qua việc phải được bầu làm đại biểu Quốc hội.
+ Điều 2 Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 quy định: “Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng là đại biểu Quốc hội, các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng chủ
yếu chọn trong số các đại biểu Quốc hội”. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ngoài Thủ
tướng ra, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc
hội”. Đến Hiến pháp hiện hành chỉ quy định Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong
số đại biểu Quốc hội, còn các thành viên khác của Chính phủ, Hiến pháp không quy định.
Điều đó có nghĩa các thành viên khác của Chính phủ có thể là đại biểu Quốc hội hoặc có
thể không là đại biểu Quốc hội. Điều này đã tạo ra cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ
tướng trong việc lựa chọn các thành viên của Chính phủ, từng bước tách bạch giữa
hành pháp với lập pháp để đảm bảo sự giám sát khách quan của Quốc hội đối với
Chính phủ nhưng vẫn bảo đảm tính chấp hành của Chính phủ trước Quốc hội.

CHƯƠNG 8
1. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Gợi ý: Khoản 3 Điều 102 HP 2013
Nhận định này là sai vì . theo khoản 3 điều 102 hp2013 Tòa án nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Chớ không phải chỉ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
2. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống Viện
kiểm sát nhân dân.
Gợi ý: Hiến pháp năm 1946 có quy định không? đến Hiến pháp nào thì dành một
chương riêng quy định về VKSND.
Nhận định này là sai : hiến pháp 1946 ko có quy định về việc thành lập hệ thống vksnd ,
hp 1959 là bản hp đầu tiên quy định chế định vksnd và từ đó đến nay, qua các Hiến pháp
1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013, chế định này tiếp tục
được ghi nhận và là cơ sở cho sự tồn tại của hệ thống cơ quan VKSND trong bộ máy nhà
nước Việt Nam.

3. Trong các bản Hiến pháp Việt Nam, thẩm phán đều được hình thành bằng cách
thức bổ nhiệm.
Gợi ý: Có 2 bản Hiến pháp ghi nhận chế độ Thẩm phán bầu (tự liệt kê 2 Hiến pháp
đó).
Nhận định này là sai vì chỉ trong 3 bản hiến pháp là hp1946, hp1992và hp2013
có quy định thẩm phán được hình thành bằng cách bổ nhiệm còn trong 2 bản hp là
hp 1959 và hp 1980 thẩm phán được hình thành bằng cách thức bầu

4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do
Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Gợi ý:

Nhận định trên là sai vì theo Khoản 3 Điều 88 HP 2013 và khoản 7 Điều 27 Luật tổ chức
Tòa án Nhân dân năm 2014 quy định

Catand Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao; chỉ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
đối với Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.

Ctn Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao; vậy thì thẩm phán tand tối ca không phải do ctn bổ nhiệm mà là do
ctn bổ nhiệm căn cứ theo nghị quyết của qh và theo đề nghị của catand tối cao

Chương 9

Câu 16) Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nhất
thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
nhận định này là sai bởi vì theo khoản 3 điều 83 luật tổ chức chính quyền địa phương
2015 quy định là. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của
Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của
Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được
bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

TỰ LUẬN

1. Trình bày mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Gợi ý: Mối quan hệ về khái niệm; cách thức thành lập; cách thức tổ chức; hoạt động.

a) Khái niệm, cách thức thành lập:


+ HĐND: là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.( Điều 113 Hiến pháp 2013).

HĐND do dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín

+ Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan
chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước HĐND và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. (Điều 114 Hiến pháp 2013)
UBND: do HĐND bầu

b) Trong cách thức tổ chức


+ HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, HĐND được coi là một bộ phận hợp thành
quyền lực Nhà nước chung từ trung ương đến địa phương cùng với UBND.

+ UBND là một cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,đồng thời là một cơ cấu
thuộc HĐND với nhiệm vụ chính là “chấp hành” HĐND đồng thời được giao thực hiện
các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.

=> Vậy cả hai cơ quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có
chức năng quản lý địa phương theo quy định của pháp luật, tuy nhiên hiện tại giữa
UBND và HĐND vẫn còn sự phân định bởi: UBND là cơ quan trực thuộc hai chiều vừa
trực thuộc HĐND, vừa trực thuộc cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên(UBND cấp trên
). Nên UBND có tính độc lập tương đối không lệ thuộc hoàn toàn vào HĐND. HĐND và
UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của mình theo hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ Nhà nước cấp trên.

c) Trong hoạt động


Chính vì mối quan hệ đặc biệt của HĐND và UBND trong cách thức thành lập nên hoạt
động của hai cơ quan này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như sau:

– HĐND có quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp;

UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan
hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.

UBND còn có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát khi HĐND
có yêu cầu ( theo điều 81 luật tổ chức nhân dân và UBND)

– UBND còn phối hợp với thường trực HĐND và các ban của HĐND cùng cấp chuẩn bị
nội dung báo cáo trước các kì họp để HĐND xem xét, quyết định.

– HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong UBND. (theo khoản 5
điều 58 luật tổ chức HĐND và ủy ban nhân năm 2003)

– Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình HĐND ra nghị quyết
và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó của UBND. Trong phạm vi quyền hạn do pháp
luật quy định, UBND ra quyết định chỉ thị và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành các
văn bản đó. Các văn bản của UBND ban hành không được trái với nghị quyết của HĐND
cùng cấp và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên các quyết định của UBND mà
không thích đáng thì HĐND có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ.
– Trong hoạt động của mình, HĐND và UBND phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc
VIỆT NAM và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và
bảo vệ lợi ích của nhân dân vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước.

– Nhiệm kì của UBND theo nhiệm kì của HĐND cùng cấp (5 năm).

– Trong nhiệm kì hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả của các kì họp
HĐND, hiệu quả hoạt động của thường trực HĐND các ban của HĐND, các đại biểu của
HĐND còn hiệu quả hoạt động của UBND được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của
tập thể UBND, chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND.

2) Anh (Chị) hãy giải thích vì sao Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc “trực thuộc hai chiều” và hãy cho biết Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương 2015 đã có những quy định mới nào để khắc phục bất cập trong việc vận
hành Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc này?
Gợi ý: Câu hỏi có nhiều ý nên chia ý trả lời.
 Vì sao Ủy ban nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều”?
 Chứng minh UBND tổ chức theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều”
+ Về chiều ngang: tổ chức; hoạt động; giám sát.
+ Về chiều dọc: tổ chức; hoạt động; giám sát.
 Những quy định mới nào để khắc phục bất cập trong việc vận hành Ủy ban nhân
dân theo nguyên tắc này.

Được tổ chức theo ng tắc này vì


phụ thuộc hai chiều là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương Việt Nam.

Với nguyên tắc phụ thuộc hai chiều đảm bảo sự lãnh đạo và giám sát của cơ quan dân cử
đối với các cấp của bộ máy hành chính; bảo đảm nguyên tắc quản lí tập trung bằng cách
ban hành các quy định pháp luật thống nhất; bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung và
lợi ích riêng, sự kết hợp giữa lợi ích toàn quốc với lợi ích địa phương, lợi ích vùng với lợi
ích ngành
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc song trùng trực thuộc, đảm bảo kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với
quyền quản lý tổng thể của địa phương.

Nếu chúng ta chỉ trói buộc Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân cùng cấp thì bất cập
sẽ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên nói cấp dưới không nghe và không thể điều hành
quản lí được hệ thống hành chính không thông suốt.

Nếu chỉ trói buộc Ủy ban Nhân dân vào Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếp thì bất cập sẽ
là Hội đồng Nhân dân sẽ trở nên hình thức Hội đồng Nhân dân nói Ủy ban Nhân dân
cùng cấp không nghe, trái với nguyên lý nhà nước của nhân dân và khi đó Hội đồng
Nhân dân tỏ ra là thừa thãi ⇒ cần giải tán ở Việt Nam

Vì vậy mà các nhà làm luật đã quyết định trói buộc Ủy ban Nhân dân vào 2 chiều như
trên với lập luật cho rằng Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân 50 /50. Tuy nhiên việc
trói buộc Ủy ban Nhân dân một lúc vào 2 chiều như trên chỉ là một tư duy nửa vời, không
triệt để là nguyên dẫn đến một số bất cập trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân
dân. Trong thực tế cho tới ngày nay các nhà làm luật vẫn rất lúng túng cho và chưa có
hướng giải quyết.

CHỨNG MINH:

Ủy ban nhân dân tổ chức theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều”:

+ Về chiều ngang:

1. Tổ chức: Ủy ban nhân dân các cấp phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban
nhân dân là do Hội đồng nhân dân cùng cấp lập ra nhằm đảm nhiệm các chức năng tổ chức
hoạt động thường xuyên của Hội đồng nhân dân. Ngoài ra, còn có cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện một số chức
năng quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực ở địa phương. Tổ chức của cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. (Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015)

2. Hoạt động: Ủy ban nhân dân phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân (và các Ban
của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kì họp Hội đồng nhân dân, xây
dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định (Điều 120 Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003). Hoạt động của cơ quan chuyên môn cũng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. ( Điều 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015).
3. Giám sát: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân (Khoản 2 Điều 9 Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015).

+ Về chiều dọc:

1. Tổ chức: Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ
sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của
mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp (Khoản 1 Điều 11
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

2. Hoạt động: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy
quyền bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác thực hiện
một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo
các điều kiện cụ thể. (Khoản 1 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

3. Giám sát: Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp (Khoản 2 Điều 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Cơ quan, tổ chức
được ủy quyền phải thực hiện nhiệm đúng nội dung và phải chịu trách nhiệm trước cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được
ủy quyền (Khoản 3 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

*Bất cập mà cơ chế song trùng trực thuộc mang lại:

Trong suốt thời gian dài nhà làm luật lúng túng không biết đặt qui định gì xử lí tình
huống nếu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếp không ịu phê chuẩn kết quả bầu
Ủy ban Nhân dân của Hội đồng Nhân dân cấp trực tiếp. Luật tổ chức Chính quyền địa
phương 2015 đã cố gắng đặt ra qui định để xử lí tình huống này:

Khi sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc kì họp thì nghị quyết bầu Ủy ban Nhân dân của Hội
đồng Nhân dân phải chuyển lên ho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếp phe và
trong 20 ngày kể từ ngày nhận phải Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phải ra quyết định phê
chuẩn. Nếu không phê thì phải trả lời bằng văn bản và giải thích rõ lí do vì sao không phê
và đề nghị Hội đồng Nhân dân cấp dưới bầu lại chức danh không chịu phê à điều này
được hiểu là nếu Hội đồng Nhân dân bầu một người đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn và đúng
qui trình, đúng thủ tục thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên phải phê. Tuy nhiên, qui
định này chưa triệt để ở điểm pháp luật hiện hành không quy định điều kiện để làm chủ
tịch Ủy ban Nhân dân à khả năng tranh chấp vẫn còn.

Pháp luật hiện hành không qui định tình huống nếu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên
không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch và phó Chủ tịch ubdn cấp dưới trực tiếp thì phó
Chủ tịch và các UV mất tư cách theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân hay không? Vì những
người này do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân trực tiếp giới thiệu để cho Hội đồng Nhân dân
cùng cấp bầu. Luật tổ chức Chính quyền 2015 đặt ra qui định để xử lí triệt để tình huống
này. Chỉ có kết quả Chủ tịch và phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân mới chuyển lên cho Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân cấp trên trực tiếp phê ⇒ kết quả bầu thì không cần phải phê.

You might also like