You are on page 1of 117

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------


́
́H

h
in
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
̣c K

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ


ho

TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


ại

DỆT MAY HUẾ


Đ
̀ng
ươ
Tr

NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

KHÓA HỌC: 2015- 2019


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------


́
́H

h
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
in
̣c K

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ


ho

TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY HUẾ


ại
Đ

Sinh viên thực hiện:


g

Giảng viên hướng dẫn:


̀n
ươ

Nguyễn Thị Hoài Thương PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Lớp: K49A- QTKD


Tr

Niên khóa: 2015- 2019

Huế, tháng 12 năm 2018


Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn

Sau chặng đường 4 năm Đại học. Khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, thật
sự em thấy mình đã trưởng thành cả về lượng lẫn về chất. Có cái nhìn khách quan,
toàn diện, đa chiều khi đối diện giải quyết vấn đề. Đã tích lũy được những kiến thức
cũng như kĩ năng nền tảng cần thiết để có thể làm việc tại các doanh nghiệp.


́
Sau 4 năm ngồi trên giảng đường Đại học, em xin cảm ơn Nhà trường cùng Quý
thầy cô, đặc biệt là những thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh đã luôn giúp đỡ,

́H
ủng hộ, tin tưởng, tạo mọi điều kiện để mỗi sinh viên đều có thể rèn luyện một cách


toàn diện, trở thành những công dân có ích cho đất nước.

h
Đồng thời, em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, Thầy đã giúp đỡ định
in
hướng để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
̣c K

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Kế hoạch xuất- nhập
khẩu May tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã yêu quý, tạo điều kiện cho em tiếp xúc
ho

với công việc, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.
ại

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thông tin
Đ

cũng như tiếp thu các ý kiến từ các thầy cô. Nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế
không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong nhận
̀n g

được các ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
ươ

Em xin chân thành cảm ơn!


Tr

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Thương

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương i Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTCP Dệt May Huế: Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Cont: Container

FCR: Forwarder Cargo’s Received


́
SI: Shipping Instruction

́H
PO: Purchase Order


VGM: Vertified Gross Mass

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


h
in
̣c K
FOB: Free on Board

FCA: Free Carrier


ho

L/C: Letter of Credit


ại

TT: Telegraphic Transfer


Đ

KH- Marketing: Kế hoạch- Marketing


̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương ii Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2015- 2017..................................17
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017.................20
Bảng 2.3: Ma trận đo lường rủi ro...............................................................................74


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương iii Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Packing List final ........................................................................................28
Hình 2.2: Packing List đính kèm khai hải quan ..........................................................29
Hình 2.3: Comercial Invoice .......................................................................................31
Hình 2.4: Booking Confirm ........................................................................................32


́
Hình 2.5: Thông báo giao hàng...................................................................................34
Hình 2.6: Forwarder’s Cargo of Receipt.....................................................................36

́H
Hình 2.7: Purchase Order ............................................................................................38


Hình 2.8: Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế ....................43

h
Hình 2.9: Hệ thống khai báo Hải quan điện tử………………………………………45
Hình 2.10: Shipping Instruction……………………………………………………..47
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương iv Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Dệt May Huế...................................................23
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May.............................24


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương v Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2


́
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

́H
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3


6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................4

h
in
Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro .......................................................4
̣c K
1.1. Tổng quan về rủi ro...............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về rủi ro ...........................................................................................4
ho

1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống...........................................................................4


1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại ..................................................................................5
ại

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro............................................................................6


Đ

1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên ................................................................................................6


1.1.2.2 . Tính khách quan ..............................................................................................6
̀n g

1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được ......................................................................7


ươ

1.1.2.4 Tính hai mặt ....................................................................................................7


Tr

1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro.......................................................................7


1.1.3.1 Tần suất xảy ra rủi ro........................................................................................7
1.1.3.2 Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra.......................................7
1.1.4 Chi phí rủi ro ......................................................................................................8
1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro .................................................................................8
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro....................................................................................8
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp...................................................9
1.2.3 Các mục tiêu của quản trị rủi ro.......................................................................10

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương vi Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra ...........................................................10
1.2.3.2 Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra..............................................................10
1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ...................................................11
1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro .........................................................................11
1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro....................11
1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro tối ưu ..............................12
1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn.....................12


́
1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh .......................................................13
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế....................14

́H
2.1 Giới thiệu về CTCP Dệt May Huế .......................................................................14


2.1.1 Giới thiệu chung về CTCP Dệt May Huế ........................................................14
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh.......................................................................................16

h
in
2.1.3 Tình hình lao động của công ty........................................................................17
̣c K
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.........................................19
2.1.5 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................22
ho

2.2 Giới thiệu chung về phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May................................24
2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức.......................................................................................24
ại

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ..................24
Đ

2.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại CTCP Dệt
May Huế….. .................................................................................................................25
̀n g

2.4 Quy trình theo dõi tình hình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại
ươ

CTCP Dệt May Huế .....................................................................................................48


Tr

2.5 Những rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may
mặc của CTCP Dệt May Huế .......................................................................................51
2.5.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng ......................................................................51
2.5.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển ...................................................................53
2.5.3 Rủi ro trong quá trình khai hải quan ................................................................54
2.5.4 Rủi ro trong quá trình lập chứng từ..................................................................56
2.5.5 Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty .......................................57
2.5.5.1 Rủi ro trong thanh toán L/C .........................................................................57

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương vii Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.5.5.2 Rủi ro trong thanh toán TT...........................................................................58


2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục
xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế .......................................................59
2.7 Một số rủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu tại
CTCP Dệt May Huế .....................................................................................................62
Chương 3: Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục
xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế .......................................................71


́
3.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về rủi ro và Quản trị rủi ro ..................72
3.2 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro……… 72

́H
3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu


hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế……………………………………………… 73
3.3.1 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình giao hàng………………….........75

h
in
3.3.2 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình vận chuyển.......................... ........77
̣c K
3.3.3 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình khai hải quan và lập chứng từ gửi
khách hàng thanh toán..................................................................................................78
ho

3.3.4 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty..... 78
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................80
ại

1. Kết luận ...................................................................................................................80


Đ

2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................80
3. Kiến nghị đối với CTCP Dệt May Huế...................................................................81
̀n g

4. Kiến nghị đối với nhà nước.....................................................................................82


ươ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương viii Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương ix Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên đa dạng và phức
tạp hơn. Rủi ro theo đó cũng phát sinh nhiều hơn. Chúng xuất hiện mọi lúc mọi nơi
trong bất kì hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp


́
luôn tìm cách giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang lại nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.

́H
Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nước ta tham gia vào


các tổ chức kinh tế, kí kết các hiệp định thương mại mở ra cơ hội về thị trường cho

h
các doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự
in
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
̣c K

Cùng với sự mở cửa giao thương. Hoạt động trao đổi hàng hóa với các nước
khác trên thế giới diễn ra ngày càng đa dạng. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày
ho

càng mạnh mẽ góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Trong khoảng 5 năm gần đây (2013-
2017), ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước với giá
ại

trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP. Dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư
Đ

trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử. Và là ngành có số
g

lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao. (Nguồn: Theo báo cáo
̀n
ươ

ngành dệt may, 12/2017). Tại CTCP Dệt May Huế, hơn 70% những sản phẩm may
mặc của công ty được xuất khẩu qua các thị trường Mỹ, Châu Âu, EU.
Tr

Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên một thị trường rộng lớn, vượt khỏi biên
giới quốc gia. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu rất phức tạp khác hẳn với thương mại
trong nước và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn khi các bên thuộc các quốc tịch khác
nhau, có nền chính trị khác nhau, thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán thường là
ngoại tệ đối với một hoặc hai bên, chịu sự ảnh hưởng của nhiều thông lệ, luật pháp
của các nước, việc vận chuyển rất khó khăn phải qua biên giới quốc gia nên thủ tục rất
phức tạp... mà những yếu tố này khi rủi ro thực sự xảy ra sẽ mang lại những tổn thất
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

nặng nề cho doanh nghiệp. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và tại CTCP Dệt May Huế nói riêng vẫn chưa thật sự được chú
trọng.

Hiểu rõ được sự quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro. Em lựa chọn để tài: “Phân
tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần
Dệt may Huế.” làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm góp phần hoàn thiện công tác Quản
trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế.


́
2. Mục tiêu nghiên cứu

́H
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình


thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.

h
Làm rõ thực trạng những rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực
in
hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.
̣c K

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục
xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.
ho

3. Câu hỏi nghiên cứu


ại

- Những rủi ro nào xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng
Đ

may mặc tại CTCP Dệt May Huế?


g

- Nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may
̀n
ươ

mặc tại CTCP Dệt May Huế?

- Đo lường tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình
Tr

thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế?

-Những giải pháp nào được đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của
các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP
Dệt May Huế?

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 2 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính. Dựa trên việc xem xét
quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế và
phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên Xuất khẩu là những người trực tiếp tham gia thực
hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan.
Từ đó:

Nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu


́
hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế.

́H
Thu thập thông tin về những rủi ro và phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro trong


quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc ở CTCP Dệt May Huế.

h
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các rủi ro gây
in
ra trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.
̣c K

5. Phạm vi nghiên cứu


ho

Về nội dung:

Nghiên cứu tìm hiểu về những rủi ro có thể phát sinh, nguyên nhân phát sinh và
ại

những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện
Đ

thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế.
g

Thời gian nghiên cứu: từ 10/09/2018 đến 28/12/2018.


̀n
ươ

Không gian nghiên cứu: CTCP Dệt May Huế.


Tr

6. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan những vấn đề lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro

Chương 2: Thực trạng những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục
xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 3 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Chương 3: Đề xuất những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro
trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

1.1. Tổng quan về rủi ro


́
́H
1.1.1. Khái niệm về rủi ro


Từ lâu rủi ro đã xuất hiện trong cuộc sống của con người. Mọi hoạt động của con
người điều hướng tới những mục tiêu định trước. Nhưng hiếm khi những kết quả đạt

h
được trong thực tế lại trùng khớp với những gì chúng ta mong đợi. Mọi khi xuất hiện
in
những kết quả sai lệch ngoài dự kiến. Chúng ta thường giải thích bằng sự rủi ro. Dần
̣c K

dần rủi ro đi sâu vào tiềm thức của mỗi người là những điều không mong muốn, gây
nguy hại và tổn thất. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Các nhà
ho

khoa học có những cách thức tiếp cận rủi ro thú vị. Rằng rủi ro không chỉ đơn thuần
ại

gây nên những hậu quả tiêu cực mà còn đem đến những điều tích cực, xuất hiện ở
Đ

khắp mọi nơi. Từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của các quán café hay
trong trường học, các đơn vị hành chính sự nghiệp,… rủi ro được xem là một gia vị
g

lúc cay, lúc đắng, lúc ngọt, lúc bùi khiến cho cuộc sống của con người thêm phần thú
̀n
ươ

vị.

Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ tiếp cận với hai quan điểm khác nhau về rủi
Tr

ro đó là quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.

1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống

Theo quan điểm này, khái niệm rủi ro thường được hiểu là một trạng thái ngẫu
nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể và mang tính tiêu cực, gắn liền với những
kết quả xấu, những thiệt hại, tổn thất về người và tài sản, gây bất lợi cho chủ thể.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 4 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Theo từ điển Tiếng việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995:
“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.”

Theo Giáo sư Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt: “Rủi ro là sự không
may.”

Theo từ điểm Oxford – English for Advanced Learner: “Rủi ro là khả năng gặp
nguy hiểm hoặc bị nguy hại, tổn thất.”

Theo PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân trong giáo trình Quản trị rủi ro và khủng


́
hoảng (2009): Rủi ro là những thiệt hại, mất mác, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên

́H
quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn xảy ra cho con người.


Khái niệm rủi ro trong kinh doanh: là sự tổn thất về tài sản và các nguồn lực. Sự

h
giảm sút về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra bên ngoài ý muốn, tác động xấu đến
in
hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại phát triển của doanh nghiệp.
̣c K

1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại


ho

Xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động của con người được thực hiện có quy
mô lớn hơn, mức độ thường xuyên hơn và kèm theo đó rủi ro xuất hiện ngày một
ại

nhiều với quy mô lớn hơn và gây nên những tác động nghiêm trọng hơn. Nhiều
Đ

nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực rủi ro đã được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp
phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Trong quá trình này, nhận thức của con người về rủi
̀n g

ro có sự thay đổi theo hướng linh hoạt hơn, mở rộng hơn, đa chiều và khách quan hơn.
ươ

Theo William và Michael Smith trong tập Risk Management and Insurance
Tr

(1995): “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.”

Theo tác giả Doherty trong tập Corporate Risk Management: “Rủi ro là những
biến cố không thể đoán trước được.”

Một số học giả trong lĩnh vực quản trị rủi ro đưa ra các định nghĩa chi tiết hơn,
vừa thể hiện bản chất của rủi ro, vừa gợi ra cách thức để quản trị rủi ro. Cụ thể, theo
học giả người Mỹ, Frank Knight: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được.”
hoặc theo từ điển kinh tế học hiện đại thì “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 5 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có
một phần phân phối xác suất.”

Nhìn chung các quan điểm hiện đại về rủi ro đều có những đặc điểm chung thể
hiện trên ba khía cạnh:

Thứ nhất: Đều nhấn mạnh tính ngẫu nhiên, tính không chắc chắn về những kết
quả mang lại.

Thứ hai: Các định nghĩa này không chỉ giới hạn rủi ro là gắn liện với sự bất lợi


́
mà chỉ xem rủi ro là một điều không thể đoán trước được- có thể tốt và cũng có thể

́H
xấu.


Thứ ba: Là quan điểm hiện đại đã gắn rủi ro với hai thuật ngữ “biến cố” và “xác

h
suất” điều này có nghĩa là rủi ro cũng có thể đo lường được, đánh giá ở một mức độ
in
nào đố thông qua các phép toán và mô hình trong khoa học xác suất, thống kê.
̣c K
Tất cả những điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa hai quan điểm hiện đại và
truyền thống.
ho

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro


ại

Rủi ro có 4 đặc trưng cơ bản như sau:


Đ

1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên


̀n g

Khi đề cập đến tính ngẫu nhiên, chúng ta có thể hình dung rằng rủi ro xuất hiện
ươ

một cách tình cờ, không tuân theo bất kì một quy luật, trình tự hay chu kỳ nào cả.
Tr

1.1.2.2 Tính khách quan

Đặc điểm này cho thấy rủi ro có xuất hiện hay không, ảnh hưởng như thế nào
đến kết quả mong đợi đều nằm ngoài sự kiểm soát và ý muốn của con người. Rủi ro
xuất phát từ môi trường khách quan nên rất khó nắm bắt, kiểm soát hay điều chỉnh kết
quả.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 6 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được

Khi nói đến đặc điểm này, chúng ta sẽ hiểu rằng trong cùng một điều kiện như
nhau nhưng rủi ro có thể xuất hiện hoặc không. Ngay cả khi rủi ro xuất hiện, chúng ta
cũng không thể nào đoán trước được nó xảy ra như thế nào, với ai, khi nào, ở đâu,
mức độ ra sao…Vì vậy, rủi ro thường gắn liền với khái niệm xác suất.

1.1.2.4 Tính hai mặt


́
Đặc điểm này thể hiện tác động của rủi ro đến các hoạt động của con người.
Xuất phát từ bản chất của rủi ro là không thể đoán trước được nên tác động của nó có

́H
thể gây bất lợi cho chủ thể nhưng cũng có thể mang lại sự thuận lợi cho chủ thể.


Trong kinh doanh, rủi ro có thể gây thiệt hại, tạo ra các mối hiểm họa, đe dọa, thách

h
thức nhưng cũng có thể mang lại lợi ích, thế mạnh, những cơ hội tốt đẹp cho doanh
nghiệp.
in
̣c K

1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro


ho

Mục tiêu của rủi ro chính là đo lường, đánh giá được tác động của rủi ro đến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của con người trong trường hợp rủi ro xuất hiện.
ại

Tác động của rủi ro được đặc trưng bởi hai yếu tố là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ
Đ

nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra.


g

1.1.3.1 Tần suất xảy ra rủi ro


̀n

Là kết quả thống kê số lần xảy ra rủi ro trong một thời gian cố định (thường là
ươ

một năm). Có rủi ro chỉ xảy ra một lần nhưng có rủi ro xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp
Tr

lại.

1.1.3.2 Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thể xảy ra

Hay còn gọi là độ lớn của những tổn thất có thể xảy ra. Rủi ro được xem là có
mức độ nghiêm trọng lớn nếu khi rủi ro xuất hiện, xảy ra một sự ảnh hưởng lớn, tác
động mạnh đến kết quả hoạt động, tạo ra sự đảo lộn trong các hoạch định về tài chính,
nhân sự, môi trường,…Ngược lại, trường hợp xuất hiện rủi ro nhưng không gây ra sự
thay đổi lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì gọi là rủi ro có

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 7 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

mức độ nghiêm trọng nhỏ. Thông thường người ta đo lường mức độ nghiêm trọng của
rủi ro bằng tiền và so sánh dựa trên một đơn vị tiền tệ nhất định.

1.1.4 Chi phí rủi ro

Chi phí rủi ro là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
phòng ngừa, hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những tổn thất, thiệt hại tạo ra khi rủi
ro xuất hiện. Các khoản mục của chi phí rủi ro bao gồm:


́
Chi phí tổn thất ước tính: là khoản chi phí chỉ thật sự phát sinh trong trường hợp
rủi ro đã xảy ra. Chi phí tổn thất ước tính được hiểu là toàn bộ những khoản mà doanh

́H
nghiệp phải bỏ ra để khắc phục hậu quả do rủi ro gây nên như: phục hồi sức lao động


cho cán bộ công nhân viên, phục hồi năng lực thiết bị máy móc, phục hồi thị trường,

h
phục hồi uy tín sản phảm và uy tín doanh nghiệp…
in
Chi phí ngăn ngừa tổn thất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tập huấn, tuên
̣c K
truyền, trang thiết bị kĩ thuật, những giải pháp đồng bộ trong quản trị rủi ro… nhằm
ngăn chặn, phòng ngừa tránh xảy ra những rủi ro tổn thất trên cả hai góc độ: hạn chế
ho

về tần suất xảy ra và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng.

Chi phí tài trợ tổn thất: là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình doanh
ại

nghiệp tự lưu giữ rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro cho đối tác khác.
Đ

Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp: bao gồm chi phí nhân
̀n g

công quản lí, chi phí đào tạo nghiệp vụ, chi phí xử lí sơ bộ nhằm làm cho rủi ro không
ươ

nghiêm trọng hơn, không trở thành nguyên nhân của các rủi ro khác.
Tr

Ngoài ra, vẫn còn một số khoản chi phí bất định khác rất khó đo lường và rất
khó xác định phạm vi ảnh hưởng như bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, mất uy tín, mất khách
hàng, thị trường giảm sút,… Những chi phí này thường tiềm ẩn, gián tiếp, rất khó
nhận biết nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro

1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro

Chúng ta có thể tiếp cận quản trị rủi ro dưới bốn cấp độ:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 8 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Thứ nhất: Khi xem quản trị rủi ro là một phần trong hoạt động quản trị nói
chung. Lúc này, quản trị rủi ro là một quá trình quản trị các nguồn lực và các hoạt
động nhằm làm giảm đến mức thấp nhất các hậu quả của những thiệt hại gây ra cho
doanh nghiệp với chi phí chấp nhận được.

Thứ hai: Khi xem xét rủi ro như là quá trình ra quyết định. Trong trường hợp
này, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục
và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,


́
mất mác và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ
hội thành công. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009)

́H
Thứ ba: Nghiên cứu quả trị rủi ro trong mối quan hệ lợi ích- chi phí. Với cách


tiếp cận này quản trị rủi ro được xem là những hoạt động nhằm từng bước làm giảm

h
đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro- dưới tất cả các hình thức- và làm cực đại
in
những lợi ích của rủi ro. (Nguyễn Quang Thu, 1998)
̣c K

Cuối cùng chúng ta cũng có thể tiếp cận khái niệm quản trị rủi ro dưới góc độ
phạm vi xử lí rủi ro. Ở đây, người ta quan niệm rằng, quản trị rủi ro chỉ quan tâm xử lí
ho

trong giới hạn các rủi ro thuần túy cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình xử lí các rủi
ại

ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện thông qua các hoạt động
Đ

nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn
chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho
̀n g

doanh nghiệp mỗi khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp các tổn
ươ

thất đó.” (Nguyễn Thị Quy, 2006)


Tr

1.2.2Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro là hoạt động giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng ngăn ngừa
và phòng tránh rủi ro, thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hạn chế, giảm thiểu những tác động bất lợi, những hậu quả phát sinh do rủi ro
gây ra, duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.

Khoanh vùng tổn thất khi xảy ra rủi ro và ngăn chặn những hậu quả gián tiếp của
rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 9 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Để phát huy vai trò của quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:

 Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn để phát hiện, nhận dạng các dạng rủi ro tiềm
ẩn, đặc thù của doanh nghiệp.
 Xây dựng phương pháp đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, xếp loại các rủi ro
theo thứ tự ưu tiên để quản trị.
 Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể tương ứng với các dạng rủi ro. Xây


́
dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát, ngăn chặn rủi ro, cảnh báo sớm

́H
những nguy cơ xảy ra rủi ro để hạn chế những tổn thất đáng tiếc.
 Tư vấn cho ban giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện


chương trình tài trợ rủi ro trong kinh doanh.

h
1.2.3Các mục tiêu của quản trị rủi ro
in
̣c K

1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra

Chuẩn bị để đối phó với rủi ro tiềm ẩn một cách có hiệu quả nhất.
ho

Giảm thiểu sự lo lắng của các cấp quản trị doanh nghiệp bằng cách đánh giá khả
ại

năng tác động của rủi ro. Nếu rủi ro là quá lớn thì phải loại bỏ. Trường hợp chấp nhận
Đ

rủi ro, cần tài trợ bằng các phương pháp thích hợp như tài trợ, bảo hiểm,…
g

Thực hiện các yêu cầu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo quy định của
̀n

pháp luật như an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn, kiểm định an toàn
ươ

thiết bị,…
Tr

1.2.3.2 Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra

Khắc phục tổn thất duy trì sự sống còn của doanh nghiệp.

Phục hồi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo sự ổn định của doanh thu, hạn chế sự sụt giảm lợi nhuận.

Đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 10 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Làm giảm sự tác động tiêu cực của những tổn thất do rủi ro doanh nghiệp gây ra
lên hoạt động của những đối tượng khác trong môi trường kinh doanh như người lao
động, khách hàng, nhà cung cấp,…

1.2.4Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Ở doanh nghiệp có thể có nhiều mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro nhưng
hoạt động quản trị rủi ro sẽ trải qua các bước như sau:


́
1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro

́H
Để quản trị rủi ro nhà quản trị trước hết phải nhận dạng hay phát hiện rủi ro.
Nhận dạng rủi ro là môt quá trình liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong quá


trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu trong quá trình xác định tất

h
cả cá dạng rủi ro mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ đối mặt, đồng thời đánh giá mức tác
in
động và tầm quan trọng của từng dạng rủi ro đối với doanh nghiệp.
̣c K

Kết quả của bước nhận dạng và đánh giá rủi ro cần trả lời được những câu hỏi
ho

như: Doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro nào? Mức độ
nghiêm trọng và tần suất xảy ra của từng loại rủi ro ra sao? Cần lưu ý đặc biệt những
ại

dạng rủi ro nào? Những rủi ro nào cần ưu tiên quản trị trước?
Đ

1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro
g

Các kĩ thuật được sử dụng để đối phó với rủi ro và tổn thất có thể chia làm hai
̀n
ươ

nhóm cơ bản đó là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.

Kiểm soát rủi ro là phương pháp nhằm đánh giá tần suất và mức độ nghiêm
Tr

trọng của rủi ro xảy ra. Những kĩ thuật để kiểm soát rủi ro là né tránh rủi ro và kiểm
soát tổn thất. Trong đó kiểm soát tổn tất có hai mức độ là ngăn ngừa tổn thất và giảm
thiểu hoặc hạn chế tổn thất.

Tài trợ rủi ro là phương pháp nhằm cung cấp những hỗ trợ tài chính nhằm khắc
phục những tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Những kĩ thuật chính để tài trợ rủi ro là lưu
giữ tổn thất, chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, chuyển giao rủi ro bằng hình thức bảo
hiểm thương mại hoặc công dụng của những công cụ tài chính để phong tỏa rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 11 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn các nhóm phương pháp và kĩ thuật quản trị
rủi ro, nhà quản trị cần làm rõ những vấn đề chủ yếu như có bao nhiêu phương pháp
và kĩ thuật để quản trị rủi ro của doanh nghiệp? Ưu điểm và nhược điểm của từng
phương pháp là gì? Chi phí rủi ro tương ững khi sử dụng các kĩ thuật này là bao
nhiêu? Phương pháp nào là hiệu quả và đáng sử dụng? ...

1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro tối ưu

Đây là hoạt động quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với quy trình


́
quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một phương án tối ưu tùy thuộc vào

́H
chi phí rủi ro. Phương án nào có chi phí càng thấp thì càng được ưu tiên lựa chọn.


Ngoài ra, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các yếu tố khác như mục tiêu kinh
doanh, nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, các yếu tố trong doanh nghiệp

h
in
có thể hỗ trợ hay cản trở việc triển khai các phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro sắp
được lựa chọn.
̣c K

1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn
ho

Triển khai thực hiện các phương pháp quản trị rủi ro là việc xây dựng các
chương trình quản trị rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của
ại

doanh nghiệp. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn này có thể chia làm hai loại
Đ

chính.
̀n g

Các quyết định mang tính kĩ thuật.


ươ

Các quyết định mang tính điều hành, quản lí.


Tr

Để ra các quyết định này, các nhà quản trị rủi ro phải dựa trên một số các công
cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định như: Công khai chính sách quản trị rủi ro, Sổ tay quản
trị rủi ro, Thiết lập hệ thống thông tin quản trị rủi ro.

Công khai chính sách quản trị rủi ro: Một chương trình quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp sẽ được bắt đầu bằng việc công khai chính sách quản trị rủi ro. Thông
qua việc công khai chính sách quản trị rủi ro, các cấp quản trị doanh nghiệp và những
người tác nghiệp đặt được sự thông hiểu và đi đến sự thống nhất chung về mục tiêu

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 12 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

trong công tác quản trị rủi ro cũng như các chính sách, quan điểm của doanh nghiệp
liên quan đến việc đối phó các rủi ro và những tổn thất do nó gây nên.

Sổ tay quản trị rủi ro: là tập hợp những thông tin thể hiện sự tiên lượng, chỉ dẫn
cách thức để đạt được mục tiêu đề ra trong công tác quản trị rủi ro. Sổ tay quản trị rủi
ro thể hiện các nguyên tắc chỉ đạo để đối phó với từng dạng rủi ro cụ thể, hướng dẫn
tác nghiệp, danh mục các kĩ thuật quản trị rủi ro dược áp dụng, đồng thời, quy định
quyền và trách nhiệm của các chức danh quản trị rủi ro và các bộ phận tác nghiệp có


́
liên quan trong doanh nghiệp.

́H
Hệ thống thông tin quản trị rủi ro: Trong quản trị rủi ro, việc đưa ra các quyết
định thường được dựa vào các số liệu thống kê những tình trạng rủi ro trong quá khứ.


Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là nơi lưu giữ những thông tin cần thiết này. Những

h
thông tin cần được chú trọng thể hiện: mô tả chi tiết danh mục các rủi ro, thời gian xảy
in
ra, diễn biến rủi ro, kinh nghiệm phòng tránh, kinh nghiệm khắc phục và xử lí rủi ro…
̣c K

Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là một hệ thống hỗ trợ tích cực cho các nhà quản trị
trong việc phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro cũng như việc đưa ra các giải pháp tối
ho

ưu trong việc kiểm soát và tài trợ rủi ro kinh doanh.


ại

1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh


Đ

Trước khi kết thúc một chu kì quản trị, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng hợp kết
g

quả của cả quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, các cấp quản trị sẽ đánh giá hiệu
̀n

quả của công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm
ươ

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp trong kỳ kinh
Tr

doanh sắp tới.

Kết quả của quá trình này được tổng hợp thành báo cáo chi tiết, trong đó thể hiện
những nội dung sau: So với những mục tiêu đề ra, những nội dung nào đã thực hiện
được, những nội dung nào chưa hoàn tất? Chương trình phòng chống tổn thất đang
triển khai có tác dụng làm giảm rủi ro không? Nếu tiếp tục thực hiện trong thời gian
tới, chương trình quản trị rủi ro cần bổ sung những gì?

Sự cần thiết của hoạt động giám sát và đánh giá hiệu quả kinh doanh:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 13 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Trước hết, việc giám sát, kiểm tra có thể giúp doanh nghiệp phát hiện được
những sai lầm, sơ suất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Từ đó, có những điều
chỉnh kịp thời trước khi chúng có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng.

Tiếp theo, nó là cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho chu kì quản trị sau.
Điều này tạo ra tính thường xuyên và ổn định trong hoạt động quản trị rủi ro, gắn hoạt
động quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế


́
́H
2.1 Giới thiệu về CTCP Dệt May Huế


2.1.1 Giới thiệu chung về CTCP Dệt May Huế

h
- Tên tiếng Việt: CTCP DỆT MAY HUẾ
in
- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK
̣c K
COMPANY

- Tên viết tắt : HUEGATEX


ho

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước - Phường Thủy Dương - Thị xã Hương Thủy -
ại

Tỉnh Thừa Thiên Huế.


Đ

- Điện thoại: (84).0234.3864337 - (84).0234.3864957


g

- Fax: (84).0234.3864338
̀n
ươ

- Website: huegatex.com.vn
Tr

CTCP Dệt May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng
may mặc, nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... Doanh thu hàng năm gần 1.800 tỷ
đồng, trong đó xuất khẩu hơn 70%.

Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề,
tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về
trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 14 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Jc Penny,
Kohl's, Valley View, Regatta,… Có chứng nhận của tổ chức Wrap và chương trình
hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT).

Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông
qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư chiến
lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi.

Ngoài ra, Công ty cũng luôn tuân thủ theo Bộ luật Lao động và Thỏa ước lao


́
động tập thể. Mọi chế độ hợp pháp của người lao động được thực thi nghiêm chỉnh.

́H
Hằng năm, các đoàn kiểm tra của Sở lao động Thương binh- Xã hội, các ban ngành
liên quan và khách hàng đều đánh giá tốt về chế độ làm việc của nhân viên tại công ty.


Công ty có 1 nhà máy Dệt nhuộm, 1 nhà máy sợi, 5 nhà máy may với 3 nhà máy

h
nằm tại trụ sở chính của Công ty ở Hương Thủy.
in
̣c K
Nhà máy Sợi: Được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức,
Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 68.000 cọc sợi, kế hoạch sản lượng năm 2018 là 14.400
ho

tấn sợi.

Nhà máy Dệt - Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn
ại

tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500
Đ

tấn. Nhưng với tình hình đơn hàng khó khăn, kế hoạch sản lượng vải dệt kim năm
g

2018 là 800 tấn.


̀n
ươ

Nhà máy May: Với 5 nhà máy May trực thuộc công ty và 74 chuyền may, được
trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính
Tr

là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may
mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20
triệu sản phẩm.

Sản phẩm của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU,
Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối
với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm Công ty

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 15 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng đất
Việt và các giải thưởng khác.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

CTCP Dệt May Huế luôn chủ trương:

- Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam,
cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế.


́
- Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp

́H
người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù với bản sắc văn hóa


Việt Nam.

Tầm nhìn của Huegatex:


h
in
̣c K
Trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của Khu vực miền Trung và của
cả nước, có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả
ho

hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam.

Phương châm của Huegatex:


ại
Đ

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.

- Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng.


̀n g

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được
ươ

quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền
Tr

tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

Triết lý kinh doanh:

- Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.

- Làm đúng ngay từ đầu.

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội.

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 16 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.1.3 Tình hình lao động của công ty

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức. Một bộ máy tổ chức
hoạt động hiệu quả luôn đi kèm với một nguồn nhân lực trung thành, chất lượng cao.

Tình hình biến động của lao động qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 được
thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2015- 2017


́
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

́H
Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
(người) (%) (người) (%) (người) (%)


Tổng số lao động 3950 100 3960 100 3936 100

h
Phân loại theo giới tính
in
̣c K
Nam 1241 31.42 1233 31.14 1184 30.08

Nữ 2709 68.58 2727 68.86 2752 69.92


ho

Phân loại theo tính chất công việc


ại

Trưc tiếp 3570 90.38 3573 90.23 3535 89.81


Đ

Gián tiếp 380 9.62 387 9.77 401 10.19


g

Phân loại theo trình độ chuyên môn


̀n
ươ

Đại học 195 4.94 202 5.1 207 5.26

Cao đẳng, trung


Tr

402 10.18 416 10.51 410 10.42


cấp

Phổ thông 3353 84.88 3342 84.39 3319 84.32

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Nhân sự)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 17 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy tình hình lao động
của công ty ít thay đổi, từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định.
Ta thấy tổng số lao động năm 2016 tăng so với năm 2015 là 10 người tương ứng với
0.25%. Năm 2017, tình hình lao động có xu hướng giảm, cụ thể giảm 24 người so với
năm 2016 tương ứng với 0.61%.

Xét chỉ tiêu phân loại theo giới tính: ta thấy tỉ lệ giới tính của người lao động
qua các năm ít biến động. Trong đó lao động nữ luôn chiếm ưu thế nổi trội cao gấp hai


́
lần so với lao động nam, chiếm tỉ lệ lần lượt là 65.58%, 68.86%, 69.92%. Điều này
được lí giải do đặc thù công việc ở các khu công nghiệp dệt may đòi hỏi lao động phải

́H
khéo tay, cẩn thận, siêng năng phù hợp với nữ giới nên những số liệu thu thập được là


phù hợp. Ngoài ra, tỉ lệ lao động nam chiếm khoảng 30% vì trong một khu công

h
nghiệp rộng lớn, để đáp ứng công tác phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vận hành
in
nhà máy, xí nghiệp cơ điện, hệ thống điện nước an toàn, đảm bảo chất lượng và hiệu
̣c K
quả thì cũng cần một lượng lao động là nam giới.

Xét theo tính chất công việc: Tình hình lao động qua các năm không có quá
ho

nhiều biến động. Trong đó lao động trực tiếp chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm
dần qua các năm cụ thể là 99.38% (2015), 90.23% (2016), 89.81% (2017). Lao động
ại

gián tiếp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm tới tỉ lệ tương
Đ

ứng là 9.62% (2015), 9.77% (2016) và 10.19% (2017). Không quá khó hiểu khi ở các
g

khu công nghiệp tỉ lệ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếm tuyệt đại đa số. Vì hoạt
̀n
ươ

động kinh doanh của CTCP Dệt May Huế chủ yếu là sản xuất suất khẩu và nhận gia
công các sản phẩm với số lượng lớn nên cần một lượng lớn nhân lực trực tiếp tham
Tr

gia vào quá trình sản xuất để hoàn thành kịp tiến độ. Còn lao động gián tiếp tham gia
gián tiếp vào hoạt động sản xuất làm việc ở các phòng ban chức năng, quản lí, điều
hành hoạt động của công ty nên cần một lượng nhân lực nhỏ hơn đáng kể.

Xét theo trình độ chuyên môn: Theo tiêu chí này, lao động phổ thông chiếm tỉ lệ
cao so với lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Tỉ lệ lao động phổ thông
qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 84.88%, 84.39% và 84.32% chiếm tỉ trọng
cao hơn hẳn lao động ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 15.12% (2015), 15.61%
SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

(2016) và 15.68% (2017). Xét theo tính chất công việc, lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ
lớn trong cơ cấu lao động. Mà hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa ở CTCP
Dệt May Huế là những hoạt động không phức tạp, là lao động giản đơn. Vì vậy, lao
động phổ thông là lực lượng lao động chiếm ưu thế so với lao động có trình độ đại
học, cao đẳng, trung cấp.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là một trong những yếu tố


́
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng nhân lực cũng như những nguồn lực khác của

́H
một tổ chức. Hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp là nền tảng thúc đẩy sự
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả


góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định an sinh xã hội và góp

h
phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CTCP Dệt May Huế từ
in
khi thành lập đến nay đã không ngừng mở rộng quy mô, trang bị các trang thiết bị
̣c K

công nghệ hiện đại, đẩy mạnh sản xuất tạo ra các giá trị bền vững cho xã hội. Kết quả
hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Huế từ năm 2015 đến năm 2017 được thể
ho

hiện trong bảng sau:


ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 19 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 Đơn vị: Việt Nam Đồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016


́
Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%)

́H
1. Doanh thu thuần 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 1,653,863,285,807 - 2,508,714,117 -0.17 175,550,052,614 11.88


2. Giá vốn hàng bán 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 1,508,275,712,384 31,358,301,903 2.39 167,110,842,974 12.46
3.Lợi nhuận gộp 171,015,379,803 137,148,363,783 145,587,573,423 - 33,867,016,020 -19.80 8,439,209,640 6.15

h
4. Doanh thu hoạt
10,101,340,067 10,405,316,289 10,275,431,993 303,976,222 3.01 - 129,884,296 -1.25

in
động tài chính
5. Chi phí tài chính 20,052,056,831 19,032,991,745 14,173,521,574 - 1,019,065,086 -5.08 - 4,859,470,171 -25.53

̣c K
7. Chi phí quản lí
53,208,868,522 26,805,777,811 39,822,902,934 - 26,403,090,711 -49.62 13,017,125,123 48.56
doanh nghiệp
8. Lợi nhuận thuần

ho
56,311,167,056 49,471,541,843 46,492,793,668 - 6,839,625,213 -12.15 - 2,978,748,175 -6.02
từ HĐKD
9. Thu nhập khác 3,142,579,159 5,381,432,357 7,268,588,499 2,238,853,198 71.24 1,887,156,142 35.07
10. Chi phí khác 2,745,037,876 2,226,688,507
ại 3,374,441,487 - 518,349,369 -18.88 1,147,752,980 51.55
Đ
11. Lợi nhuận khác 397,541,283 3,154,743,850 3,894,147,012 2,757,202,567 693.56 739,403,162 23.44
12. Tổng lợi nhuận
56,708,708,339 52,626,285,693 50,386,940,680 - 4,082,422,646 -7.20 - 2,239,345,013 -4.26
̀ng

trước thuế
13. Chi phí thuế
12,645,060,209 9,848,520,356 9,785,039,657 - 2,796,539,853 -22.12 - 63,480,699 -0.64
ươ

TNDN
14 Tổng lợi nhuận
44,063,648,130 42,777,765,337 40,601,901,023 - 1,285,882,793 -2.92 - 2,175,864,314 -5.09
sau thuế
Tr

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ trang web chính thức của công ty)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 20 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

Qua những số liệu được thể hiện trên bảng. Ta có thể thấy doanh thu thuần năm
2016 đạt 1,478,313,233,193 đồng giảm so với năm 2015, cụ thể giảm 2,508,714,117
đồng tương ứng với 0,17%. Trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2016 lại tăng
31.358.301.903 đồng tương ứng với 2,39% làm lợi nhuận gộp của Công ty suy giảm
33,867,016,020 đồng tương ứng với 19,8%. Đến năm 2017 doanh thu tăng nhanh
175,550,052,614 đồng tương ứng với 11,88%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng giá vốn
hàng bán năm 2017 tăng lên đến 167,110,842,974 đồng tương ứng với 12,46%. Chính


́
điều này đã làm cho lợi nhuận gộp của Công ty chỉ tăng 8,439,209,640 đồng tương
ứng với 6,15%.

́H
Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty biến động mạnh qua các năm. Cụ thể


trong năm 2015 chi phí quản lí doanh nghiệp là 53,208,868,522 đồng. Sang năm 2016,

h
chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 26,403,090,711 đồng tương ứng giảm 49,62%.
in
Nhưng năm 2017 chi phí quản lí doanh nghiệp đạt 39,822,902,934 đồng tương ứng
̣c K
tăng 48,56% so với năm 2016.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm qua các năm trong đó doanh thu
ho

tài chính tăng nhẹ 303,976,222 đồng tương ứng là 3,01%. Đến năm 2017 giảm nhẹ
129,884,296 đồng, tương ứng giảm 1,25%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài
ại

chính chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty nên khoản mục này cũng
Đ

ảnh hưởng ít đến kết quả kinh doanh của công ty.
̀n g

Sự biến động của các yếu tố trên làm cho lợi nhuận sau thuế của công tăng
ươ

trưởng âm. Điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Công ty
đã bảo hòa. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 44,063,648,130 đồng. Năm
Tr

2016 lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 1,285,882,793 đồng tương ứng giảm
2.92%. Năm 2017 lợi nhuận sau thuế của Công ty so với năm 2016 giảm 5.09% tương
ứng với 2,175,864,314 đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 21


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.1.5 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành CTCP Dệt May Huế theo cơ cấu trực tuyến,
chức năng. Tất cả các phòng ban, nhà máy được tổ chức linh hoạt nhằm góp phần vào
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 22 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Dệt May Huế


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ

(Nguồn: Trang Web chính thức của Công ty)


Tr

Quan hệ trực tuyến


Quan hệ chức năng

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 23 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.2 Giới thiệu chung về phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May

2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)


ươ

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ
Tr

Phó phòng phụ trách công tác Kế hoạch-Marketing và Điều độ sản xuất: Giúp
trưởng phòng trong công tác tìm kiếm, giao dịch với khách hàng, xem xét tính giá thành
kế hoạch, xem xét và cân đối năng lực sản xuất để nhận các đơn hàng may và công tác
điều độ sản xuất các đơn hàng may.

Phó phòng phụ trách công tác Cung ứng và Xuất khẩu: Giúp Trưởng phòng trong
công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu may phục vụ cho sản xuất các đơn hàng may, công tác
nhập khẩu nguyên phụ liệu may phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu thành phẩm may và theo

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 24 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

dõi đôn đốc quá trình thanh toán hàng xuất khẩu, theo dõi thủ tục xin không thu/hoàn
thuế đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và thanh khoản đối với loại hình gia công xuất
khẩu; giúp Trưởng phòng trong công tác xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu may.

Nhóm Kế hoạch-Marketing: Trực tiếp thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng,
giao dịch với khách hàng để nhận đơn hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất May, Dệt
nhuộm để trình Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Công ty phê duyệt.


́
Nhóm Cung ứng: Trực tiếp thực hiện đặt nguyên phụ liệu may mặc và theo dõi tiến

́H
độ nguyên phụ liệu về kho công ty.


Nhóm Điều độ sản xuất: Theo dõi và đề xuất các biện pháp xử lý liên quan đến tiến
độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ cung ứng nguyên phụ liệu và các yếu tố khác

h
in
ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng may mặc.
̣c K
Nhóm Xuất khẩu: Trực tiếp thực hiện công tác xuất khẩu, công tác thanh toán tiền
hàng xuất khẩu và các thủ tục thanh khoản theo tờ khai đối với loại hình sản xuất xuất
ho

khẩu và thanh khoản theo hợp đồng đối với loại hình gia công xuất khẩu.

Các nhóm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp tác nghiệp với nhau theo quy
ại

trình hướng dẫn công việc của phòng.


Đ

2.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại CTCP
̀ng

Dệt May Huế


ươ

Điều khoản FOB trong Incoterm 2010: FOB- Free on Board là thỏa thuận của
Tr

người bán và người mua trong hợp đồng về các vấn đề liên quan về trách nhiệm và nghĩa
vụ của người mua và người bán. Điều khoản FOB được sử dụng trong hợp đồng giao
nhận hàng hóa bằng đường biển. Cụ thể, nếu người mua và người bán thỏa thuận giao
nhận hàng hóa theo điều khoản FOB. Người bán chịu mọi rủi ro trong quá trình giao
thành phẩm đến lan can tàu chở hàng. Người bán chịu các chi phí làm hàng, phí vận
chuyển, phí hải quan nước xuất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở lan can tàu. Sau khi
hàng được giao qua lan can tàu, mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người mua. Người mua sẽ

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 25 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

phải chịu chi phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa tới điểm đến và
các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển.

Điều khoản FCA (sân bay) trong Incoterm 2010: FCA- Free Carrier- Giao hàng cho
người vận chuyển. Là thỏa thuận của người bán và người mua trong hợp đồng về các vấn
đề liên quan về trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán. Điều khoản FCA
được sử dụng trong trường hợp giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Khi lựa


́
chọn điều khoản FCA. Người bán sẽ chịu chi phí làm hàng, vận chuyển hàng hóa đến sân

́H
bay. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho hãng vận chuyển do
người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang


người mua kể từ khi hàng được giao cho hãng vận chuyển.

h
Phương thức thanh toán L/C- Letter of Credit:

in
̣c K
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa
các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên
ho

yên tâm về quyền lợi của mình. L/C là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của
người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định,
ại

trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ
Đ

hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.


̀ng

Ưu nhược điểm của L/C


ươ

Ưu điểm:

Lợi ích đối với người xuất khẩu:


Tr

– Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể
việc người mua có muốn trả tiền hay không.

– Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.

– Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến
hành ngay hoặc vào một ngày xác định.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 26 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

– Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc
chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

Lợi ích đối với người nhập khẩu:

– Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.

– Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì
theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu


́
không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

́H
Lợi ích đối với Ngân hàng:


– Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)

h
– Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

in
̣c K
Nhược điểm: lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ
mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ.
ho

Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ
chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng
ại

dẫn đến hậu quả rất lớn.


Đ

Phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer- điện chuyển tiền): Là


̀ng

phương thức thanh toán mà ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại
lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán.
ươ

Có 2 phương thức điện chuyển tiền là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau.
Tr

Chuyển tiền trả trước gồm các bước sau:

B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất
khẩu.
B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 27 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Chuyển tiền trả sau gồm các bước sau:

B1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
B2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
B3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.


́
B4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.

́H
B5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.


Packing List: hay còn được gọi là phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa.
Hình 2.1: Packing List final

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 28 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.2: Packing List đính kèm khai hải quan


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 29 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Trên Packing List thể hiện các thông tin như Tên sản phẩm, Màu sắc, Mã màu, Hệ
Size, Số lượng chiếc, Số lượng thùng, Số thứ tự thùng, Thể tích, Trọng lượng,…

Chức năng của Packing List:


Packing List cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao
bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói. Từ
đó:


́
 Sắp xếp kho chứa hàng.

́H
 Bố trí được phương tiện vận tải.


 Bốc dở hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân.

h
 Gửi cho hãng vận chuyển và khách hàng để họ có thể tìm được thùng hàng cần tìm
một cách nhanh chóng.
in
̣c K
Commercial Invoice: hay còn gọi là Hóa đơn thương mại là chứng từ thương mại
được sử dụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập
ho

khẩu chi trả đúng đủ số tiền đã ghi cho người xuất khẩu.
ại

Chức năng của Commercal Invoice:


Đ

Thứ nhất: Là căn cứ để người nhập khẩu thanh toán cho người xuất khẩu.
̀ng

Thứ hai: Là cơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu.


ươ

Và thứ ba: Là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá
trình các bên thực hiện hợp đồng cũng như thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu liên
Tr

quan.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 30 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.3: Comercial Invoice


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)


Tr

Booking Confirm: Hay còn gọi là xác nhận đặt tàu. Tại CTCP Dệt May Huế, hầu
hết các hợp đồng được kí kết với các Khách hàng truyền thống. Khi kí kết hợp đồng,
Khách hàng yêu cầu Công ty đặt tàu thông qua sự chỉ định hãng tàu của Khách hàng
(Khách hàng trả cước phí theo điều khoản FOB). Khi chuyên viên Đơn hàng tiến hành
đặt tàu để xuất hàng, hãng tàu sẽ tiến hành gửi xác nhận đặt tàu cho Công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 31 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.4: Booking Confirm


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 32 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Trên Booking confirm thể hiện các thông tin quan trọng như:

- Số booking
- Ngày tàu chạy
- Tên tàu vận chuyển
- Cảng đi
- Cảng đích


́
-…

́H
Chuyên viên Xuất khẩu sẽ gửi Booking confirm cho đơn vị vận tải để sắp xếp kéo
Cont về đóng hàng tại Công ty.


Thông báo giao hàng: Là chứng từ Chuyên viên Đơn hàng lập gửi cho các bộ phận

h
in
liên quan theo dõi ngày giờ giao hàng. Là căn cứ để chuyên viên Xuất khẩu cung cấp cho
̣c K
đơn vị vận tải kéo Cont về đóng hàng tại Công ty, Phòng Điều hành may theo dõi thực
hiện bốc hàng lên Container.
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 33 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.5: Thông báo giao hàng


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 34 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

FCR: FCR viết tắt của chữ Forwarder’s Certificate of Receipt hoặc Forwarder’s
Cargo of Receipt

FCR là chứng từ của người giao nhận Forwarder xác nhận việc người xuất khẩu đã
giao hàng cho Forwarder để gửi cho người nhập khẩu tại 1 địa điểm nhận hàng ở cảng
xếp hàng, với tình trạng bên ngoài của hàng hóa trong điều kiện tốt, hàng hóa được đặt
trong quyền định đoạt không hủy ngang hoặc theo chỉ dẫn của người nhập khẩu, hàng


́
hóa không bị cản trở hoặc thuộc quyền sở hữu của bất kỳ Bên thứ 3 nào và hàng hóa

́H
không bị cấm xuất khẩu. FCR không có giá trị lưu thông và không có chức năng của 1
chứng từ quyền sở hữu hàng hóa 1 Hợp đồng vận tải như FBL. (Fiata BL)


Ngày nay xu hướng sử dụng FCR ngày càng phổ biến hơn trong thương mại quốc tế

h
đối với hàng lẻ vận chuyển bằng đường biển hoặc các lô hàng phải đóng vào kho trước

in
khi xếp lên các phương tiện vận tải khác do những ưu điểm của FCR mang lại cho các
̣c K
bên liên quan như: Người xuất khẩu có thể nhanh chóng nhận tiền, Người nhập khẩu có
thể nhận hàng ngay khi hàng đến, thuận tiện cho Forwarder khi thực hiện gom hàng hoặc
ho

các dịch vụ xử lý hàng hóa khác hoặc khi phải phát hành FBL hoán đổi, Forwarder có thể
ại

phát hành FCR đúng với tư cách là Forwarder của họ và là 1 trong các loại chứng từ để
Đ

làm thủ tục nhập khẩu…


̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 35 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.6: Forwarder’s Cargo of Receipt


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 36 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Purchase Order: là Đơn đặt hàng mà Người Mua gửi cho Người Bán xác nhận về
việc mua hàng.

Ngoài ra, Purchase Order được xem như một loại giấy tờ được ủy quyền trong vấn
đề giao dịch và buôn bán. Khi Người Bán đồng ý, Purchase Order sẽ trở thành một thỏa
thuận mang tính ràng buộc tựa như hợp đồng mà cả hai bên đã ký kết.

Một Đơn đặt hàng đưa ra các giới thiệu, số lượng, giá, giảm giá, điều khoản thanh


́
toán, ngày thực hiện hoặc giao hàng, điều khoản và điều kiện liên quan khác, và xác định

́H
một người bán cụ thể. Điều này cũng được xem như là hệ thống thông tin trong quá trình
mua bán.


h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 37 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.7: Purchase Order


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 38 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 39 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 40 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 41 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 42 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế (VGM) - Vertified
Gross Mass: là phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ của Cont hàng vận chuyển quốc tế.
Mục đích của loại giấy tờ này là để kiểm soát tình trạng quá tải của Cont trong vận tải
biển. Khi việc khai báo tải trọng không chính xác, việc xếp dỡ và tính toán tải trọng, vị trí
Cont xếp hàng trên tàu bị sai sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về an toàn cho con
người, tàu, và hàng hóa trong hành trình trên biển.


́
Hình 2.8: Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế

́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

Hiện VGM mới áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu.

Về cơ bản, VGM để hãng tàu biết trọng lượng Cont hàng, để kiểm soát tải trọng, và
phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 43 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Nếu trọng lượng hàng trong Cont vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép, hãng tàu
có quyền từ chối vận chuyển hàng, hoặc yêu cầu rút bớt tải trước khi được xếp lên tàu.

Khi biết trọng lượng từng Cont hàng, bộ phận khai thác tàu sẽ biết cách bố trí sắp
xếp vị trí tối ưu cho từng Cont hàng trên tàu, theo nguyên tắc chung: hàng nặng hơn xếp
xuống phía dưới. Có phần mềm tính toán để chọn phương án đảm bảo tính ổn định và an
toàn cho tàu.


́
Về bản chất, VGM phải thể hiện được Cont đã đóng hàng nặng bao nhiêu. Khối

́H
lượng này sẽ gồm 2 thành phần: vỏ Cont + hàng hóa bên trong.


Có 2 cách tính VGM:

h
 Cách 1: Cân cả xe Cont hàng, sau đó cân xe không có Cont hàng (đã hạ xuống

in
cảng). Lấy số liệu trừ đi sẽ biết Cont hàng nặng bao nhiêu.
̣c K
 Cách 2: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào Cont, sau đó cộng thêm khối
lượng vỏ Cont nữa, thì sẽ có số liệu cần thiết.
ho

Ở CTCP Dệt May Huế lựa chọn phương thức tính VGM theo cách 2: Bằng tổng
ại

trọng lượng hàng hóa và khối lượng vỏ Cont.


Đ

Nội dung chính của phiếu VGM như sau:


̀ng

 Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại


ươ

 Thông số Cont: số Cont, loại Cont, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối toàn bộ
Cont…
Tr

 Ngoài ra, còn có phần cam kết của chủ hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác
của số liệu trên VGM.

Forwarder: Là một cá nhân hoặc công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển
hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm đích cuối cùng cho bên có nhu cầu

Hay Forwarder là thuật ngữ chỉ người hoặc công ty làm nghề giao nhận vận tải. Về
cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 44 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng
hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Số Tare: khối lượng vỏ Cont.

Số Max Gross: Trọng lượng bao gồm cả trọng lượng vỏ Cont và trọng lượng hàng
hóa.

Hệ thống khai báo Hải quan điện tử:


́
Tổng cục Hải quan (tên giao dịch tiếng Anh: General Department of Vietnam

́H
Customs) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng quản lý Nhà nước về Hải


quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh

h
chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt
Nam qua biên giới.
in
̣c K
Hình 2.9: Hệ thống khai báo Hải quan điện tử
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 45 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hệ thống Khai báo Hải quan điện tử VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự
động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động-
Viet Nam Automated Cargo Clearance System (VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu
thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần
mềm chủ yếu: Khai báo điện tử, Manifest điện tử, Hóa đơn điện tử, Thanh toán điện tử,
C/O điện tử, Phân luồng, Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp


́
XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát). Hệ thống VNACCS sử
dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Tiếp nhận và xử lý phân luồng

́H
tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp.


SI (Shipping Instruction): là các thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng của

h
nhà xuất khẩu đến Công ty vận tải/Forwarder. Đảm bảo người giao nhận vận chuyển

in
hàng hóa theo đúng yêu cầu của người gửi hàng. Và hạn chế những sai sót trên trên các
̣c K
chứng từ giao nhận khác, đặc biệt là FCR. Thông thường SI thường được người gửi hàng
gửi đến cho nhà vận chuyển để họ làm FCR. Người ta cũng thường gọi SI là mẫu hướng
ho

dẫn giao hàng.


ại

Các công ty Hãng tàu/Forwarder sẽ yêu cầu người xuất khẩu gửi SI để làm FCR bản
Đ

nháp. Sau đó, sẽ gửi bản nháp đó cho khách hàng kiểm tra và yêu cầu khách hàng xác
nhận các thông tin trên FCR nháp đó.
̀ng

Thông thường nhân viên Forwarder/Hãng tàu sẽ gọi điện yêu cầu người xuất khẩu
ươ

gửi SI để đảm bảo lô hàng được vận chuyển đúng tiến độ. Nếu gửi SI khi quá thời hạn,
người xuất khẩu có thể bị phạt hoặc rớt hàng do Forwarder/Hãng tàu không thể phát hành
Tr

FCR.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 46 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hình 2.10: Shipping Instruction


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 47 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.4 Quy trình theo dõi tình hình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại
CTCP Dệt May Huế

Bước 1: Nhận Kế hoạch xuất hàng hàng tuần từ Chuyên viên Đơn hàng

Chuyên viên Xuất khẩu tập hợp chứng từ từ Chuyên viên Đơn hàng bao gồm:

- Packing List đã chốt số lượng có chữ kí của chuyên viên Đơn hàng
- Thông báo giao hàng


́
- Booking confirm

́H
- Hợp đồng


- PO
- Phiếu cân do bộ phận giao hàng cung cấp

h
in
Bước 2: Giao hàng
̣c K
Đối với hàng vận chuyển bằng đường biển: Sau khi nhận thông báo giao hàng và
Booking confirm từ Chuyên viên Đơn hàng. Chuyên viên Xuất khẩu gửi Booking
ho

confirm đến hãng vận chuyển để sắp xếp kéo Cont về công ty để đóng hàng theo đúng
thời thời gian như thông báo giao hàng, đồng thời yêu cầu cung cấp số
ại

Cont/Seal/Tare/Max Gross đúng thời hạn để khai báo Container load plan và bảng xác
Đ

nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế (VGM) đúng theo yêu cầu từ
Hãng tàu.
̀ng

Đối với hàng vận chuyển bằng đường không: Chuyên viên Đơn hàng liên hệ với
ươ

đơn vị vận chuyển sắp xếp xe tải đến Công ty để nhận hàng.
Tr

Bước 3:

Đối với hàng vận chuyển bằng đường biển: Tiến hành cung cấp Chi tiết SI cho
Hãng tàu, cập nhật Invoice lên hệ thống của Hãng tàu để phát hành FCR sơ khởi.

Đối với hàng vận chuyển bằng đường không: Tiến hành cung cấp SI cho Hãng hàng
không có yêu cầu trọng lượng Gross Weight của hàng hóa (Không được vượt quá 3% so
với trọng lượng thực tế của hàng hóa).

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 48 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bước 4: Sau khi nhận Thông báo giao hàng, Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành
thực hiện các bước sau:

 Chuẩn bị hồ sơ Khai báo Hải quan điện tử bao gồm:

- Hợp đồng xuất khẩu và phụ lục (nếu có)

- Bảng đăng ký định mức tiêu hao nguyên phụ liệu


́
- Packing list Detail (Hóa đơn đóng gói chi tiết) – đã chốt từ Chuyên viên đơn hàng
(có chữ ký xác nhận)

́H
- Commecial Invoice


- Packing List

h
- Phiếu kiểm tra tờ khai xuất khẩu
in
̣c K
 Tiến hành khai báo Hải quan Điện tử trên hệ thống.
Nhận kết quả phân luồng.
ho

- Nếu được phân luồng xanh thì chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ khai và danh sách
Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan. Gửi cho bên vận chuyển để hạ
ại

Cont tại cảng và thanh lí tờ khai.


Đ

- Nếu được phân luồng vàng thì Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ xuất khẩu điện tử có
̀ng

chữ kí số của Công ty. Sau khi Hải quan kiểm tra chứng từ và duyệt tờ khai. Tiếp theo
chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ khai và danh sách Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát
ươ

của Hải quan. Gửi cho bên vận chuyển để hạ Cont tại cảng và thanh lí tờ khai.
Tr

- Nếu được phân luồng đỏ thì Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hóa thực tế
của lô hàng. Sau khi Hải quan kiểm tra và duyệt tờ khai. Chuyên viên Xuất khẩu lấy tờ
khai và danh sách Cont đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan gửi cho bên vận
chuyển để hạ Cont tại cảng và thanh lí tờ khai.
 In Bảng xác nhận khối lượng toàn bộ Cont vận chuyển quốc tế (VGM) có chữ ký
và đóng dấu xác nhận của Công ty giao cho đơn vị vận chuyển.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 49 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bước 5: Kiểm tra và xác nhận FCR Draft để Hãng tàu/ Hãng hàng không ban hành
FCR gốc cho lô hàng sau đó tiến hành hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình cho
Khách hàng theo điều khoản hợp đồng.

Bước 6: Thời gian và Bộ chứng từ thanh toán (theo yêu cầu cụ thể của từng khách
hàng).

- Commercial Invoice


́
- Packinglist

́H
- Packinglist Summary


- Packinglist Detail

h
- Manufacturer' s Certificate

in
̣c K
- Multiple Country Declaration

- Wearing Apparel Sheet


ho

- C/O (nếu có)


ại

- FCR Original
Đ

Bước 7: Làm thủ tục thanh toán tiền cho đơn vị vận chuyển chứng từ bao gồm:
̀ng

- Đề nghị thanh toán


ươ

- Hoá đơn GTGT

- Tờ khai xuất khẩu


Tr

- FCR Draft

Sau khi thanh toán cho hãng vận chuyển. Hãng vận chuyển sẽ xuất FCR gốc cho
Công ty để hoàn tất bộ chứng từ gửi khách hàng.

Bước 8: Theo dõi dòng tiền về Công ty

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 50 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Đối với thanh toán bằng L/C: Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành gửi cho ngân hàng
thanh toán Bộ chứng từ thanh toán, Debit Note, và các chứng từ L/C quy định.

Đối với thanh toán bằng TT: Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành gửi cho khách hàng
Bộ chứng từ thanh toán, Bill of Exchange, FCR Original.

Sau khi hàng xuất và đã hoàn tất các chứng từ thanh toán với khách hàng, theo thời
hạn thanh toán đã thỏa thuận trên hợp đồng, chuyên viên xuất khẩu phối hợp cùng phòng


́
Tài chính kế toán theo dõi công nợ và đốc thúc khách hàng thanh toán đúng hạn.

́H
2.5 Những rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng


may mặc của CTCP Dệt May Huế

h
Rủi ro được tác giả nhận dạng dựa trên việc xem xét Quy trình thực hiện thủ tục

in
xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cũng
̣c K
như gián tiếp bằng bảng hỏi các anh chị Chuyên viên Xuất khẩu thực hiện thủ tục Xuất
khẩu hàng may mặc. Từ đó nhận dạng nên các rủi ro sau:
ho

2.5.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng


ại

Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng
Đ

Nguyên nhân: Tại CTCP Dệt May Huế, Chuyên viên Đơn hàng phải tiến hành đặt
̀ng

tàu xuất hàng trước 14 ngày (đối với hàng Sản xuất xuất khẩu) và 21 ngày (đối với hàng
ươ

Gia công xuất khẩu) so với ngày giao hàng kế hoạch hoặc theo thời gian quy định của
hãng tàu. Do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như nhà máy trong tình trạng
Tr

quá tải đơn hàng, thiếu nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, nguyên phụ liệu không
đảm bảo chất lượng và máy móc hư hỏng. Nhà máy không thể sản xuất kịp hàng đúng
thời hạn vì vậy xảy ra rủi ro không thể giao hàng đúng tiến độ trong thông báo giao hàng.

Hậu quả:

Nếu hàng sản xuất không kịp chiếm số lượng ít thì sẽ xuất đi như lịch đặt tàu và dời
xuất hàng thiếu trên chuyến tàu tiếp theo.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 51 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Nếu hàng sản xuất không kịp chiếm số lượng lớn thì phải dời ngày xuất hàng. Chịu
phí lưu Cont rỗng (1 triệu đồng/ngày). Phải dời xuất hàng trong chuyến tàu kế tiếp.

Nếu trong trường hợp hàng không kịp xuất đi thì phải vận chuyển bằng đường hàng
không và Công ty phải trả cước phí vận chuyển, giảm sút uy tín đối với khách hàng.
Cước phí vận chuyển bằng hàng không với số lượng lớn là đắt hơn nhiều so với vận
chuyển bằng đường thủy. Cước phí phải trả là 3.76 USD/kg. Ở CTCP Dệt May Huế, tùy


́
vào khối lượng hàng xuất đi, công ty phải chịu một khoản chi phí rất lớn.

́H
Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt
chất lượng


Nguyên nhân: Rủi ro này thường xuyên xảy đến khi số lượng sản phẩm nhiều, cần

h
in
hoàn thành gấp trong khi các nhà máy luôn có rất nhiều đơn đặt hàng. Không những thế,
̣c K
chính sự chủ quan của các bộ phận liên quan như bộ phận Đơn hàng, nhà máy, công
nhân. Khiến cho thành phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu chất lượng như quy cách vải
ho

không phù hợp, màu sắc chỉ, các lỗi về móc xướt, bẩn,... nên phải tiến hành sửa lại.

Hậu quả: Khi thành phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu chất lượng và không thể
ại

xuất hàng kịp tiến độ gây nên những hậu quả nghiêm trọng tùy vào số lượng sản phẩm
Đ

không đạt chất lượng.


̀ng

Thứ nhất: Các hợp đồng thường được chia xuất nhiều đợt. Nếu thành phẩm không
ươ

đạt chất lượng ít, Công ty vẫn sẽ xuất hàng theo kế hoạch, chịu các khoản chi phí phát
sinh để sửa lại hàng không đạt chất lượng và sẽ xuất hàng thiếu trong đợt tiếp theo.
Tr

Thứ hai: Hàng không đạt chất lượng nhiều phải chịu mọi chi phí sửa lại hàng. Trả
phí lưu Cont rỗng cho hãng tàu (1 triệu đồng/ngày). Và dời xuất trong chuyến tàu kế tiếp.

Thứ ba: Hàng không đạt chất lượng tại thời điểm không thể hoàn thành kịp thời hạn
giao hàng bằng đường thủy. Công ty phải chịu chi phí để sửa lại hàng. Chuyên viên Đơn
hàng phải tiến hành đặt máy bay (Công ty trả cước phí) để khách hàng nhận hàng đúng

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 52 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

thời điểm trong hợp đồng. Lúc này, CTCP Dệt May Huế tiến hành mua bảo hiểm cho đơn
hàng và chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không.

Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách

Nguyên nhân: Rủi ro này xảy ra với các đơn hàng có quy cách đóng gói thay đổi
nhưng do sự chủ quan của Bộ phận đóng gói không đọc kĩ quy cách đóng dẫn đến việc
hàng hóa không đóng gói đúng quy cách như khách hàng yêu cầu nên hàng không thể


́
xuất đi đúng tiến độ.

́H
Hậu quả: Phải trả phí lưu Cont rỗng (1 triệu đồng/ngày), chịu chi phí vận chuyển,


đồng thời dời sang xuất hàng trong chuyến tàu kế tiếp và chịu mọi chi phí phát sinh trong
tiến hành đóng gói lại toàn bộ lô hàng theo đúng quy cách.

h
2.5.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển
in
̣c K
Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa ở CTCP Dệt May Huế, hầu hết đều lựa chọn
phương thức giao hàng FOB (Incoterm 2010) đối với hàng hóa vận chuyển đường thủy
ho

và phương thức giao hàng FCA (Incoterm 2010) đối với hàng hóa vận chuyển bằng
ại

đường hàng không. Khách hàng của CTCP Dệt May Huế thường kí hợp đồng đi kèm
Đ

điều kiện CTCP Dệt May Huế chịu trách nhiệm đặt tàu chở hàng hoặc đặt máy bay chở
hàng và khách hàng sẽ chịu cước phí. Đa số các hợp đồng kí kết đều thỏa thuận hàng hóa
̀ng

sẽ được vận chuyển bằng đường thủy chỉ trừ một số ít trường hợp khách hàng cần hàng
ươ

gấp thì sẽ lựa chọn vận chuyển bằng đường hàng không.

Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển
Tr

Nguyên nhân: Do cảng tàu vận chuyển quốc tế CTCP Dệt May Huế đặt tàu thường
ở Cảng Đà Nẵng hoặc Cảng TP HCM. Vì vậy trong quá trình vận chuyển bằng Cont do
đường vận chuyển xa nên có thể gặp phải những sự cố như xe bị hư hỏng, xe gặp tai nạn
giao thông trên đường vận chuyển hoặc do các yếu tố môi trường tác động.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 53 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hậu quả: Gây hư hỏng hàng hóa làm phát sinh chi phí sửa chữa phương tiện vận
tải, sửa chữa, may mới hàng hóa. Chuyên viên Xuất khẩu phải sửa tờ khai Hải quan.
Công ty bị phạt giao hàng trễ bằng đường hàng không (Công ty phải trả cước phí).

2.5.3 Rủi ro trong quá trình khai hải quan

Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai


́
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để khai Hải quan, Chuyên viên xuất khẩu phải xác
định chính xác số Cont/Seal/Gross Weight,... và đính kèm các chứng từ liên quan như

́H
Commercial Invoice/ Packinglist. Trong quá trình này doanh nghiệp có thể gặp phải rủi


ro sửa tờ khai. Là khi chuyên viên Xuất khẩu đã truyền dữ liệu khai báo Hải quan nhưng

h
sau đó lại phát hiện các chứng từ liên quan có sai sót như: đơn giá, số lượng, địa điểm

in
bảo thuế, số Cont, trọng lượng bị lệch quá 5%... Hoặc do các tên PO dễ gây nhầm lẫn dẫn
̣c K
đến chuyên viên Xuất khẩu khai sai thông tin. Vì vậy, Chuyên viên phải tiến hành sửa tờ
khai lại cho chính xác để tránh phát sinh những khó khăn cho những thủ tục thanh khoản
ho

tờ khai sau này.

Ngoài ra, Chuyên viên Xuất khẩu phải tiến hành hủy tờ Khai khi thực hiện khai sai
ại

một trong số 10 thông tin sau:


Đ

1. Số tờ khai;
̀ng

2. Mã loại hình;
ươ

3. Mã phân loại hàng hóa;


Tr

4. Mã phương thức vận chuyển;

5. Cơ quan Hải quan;

6. Ngày khai báo;

7. Mã người nhập khẩu;

8. Tên người nhập khẩu;

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 54 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

9. Mã đại lý hải quan;

10. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.

Nguyên nhân: Do ở CTCP Dệt May Huế, có khá nhiều đơn hàng và trong các
chứng từ liên quan có rất nhiều thông số. Trong quá trình thực hiện đơn hàng, đặc biệt là
lúc gần xuất hàng và quá trình kiểm tra chất lượng Chuyên viên Đơn hàng phải điều
chỉnh các thông số trên Packing List theo đúng thực tế để chốt số lượng đơn hàng. Và


́
chuyển cho chuyên viên Xuất khẩu. Theo quy trình Chuyên viên Xuất khẩu phải chờ

́H
Chuyên viên Đơn hàng gửi Packing List đã chốt số lượng và có chữ kí của chuyên viên
Đơn hàng thì mới tiến hành thực hiện thủ tục Khai Hải quan cũng như lập các chứng từ


liên quan. Nhưng nếu chờ đến khi các chuyên viên Đơn hàng chốt số lượng thì Chuyên

h
viên Xuất khẩu sẽ không có thời gian để kiểm tra đối chứng các thông số cẩn thận để khai
Hải quan cũng như Lập bộ chứng từ gửi khách hàng.
in
̣c K
Ngoài ra, việc khai nhầm, không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, khai thiếu thông tin trong
ho

hồ sơ, chứng từ cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến cho tờ khai của
Công ty bị hệ thống thông quan điện tử phân vào luồng vàng, luồng đỏ. Hay rủi ro sửa tờ
ại

khai Hải quan xảy ra là hậu quả của những rủi ro liên quan khác.
Đ

Hậu quả: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của việc sửa tờ khai dẫn đến các hậu quả
̀ng

sau:
ươ

Sửa chữa các thông tin, khai bổ sung hồ sơ Hải quan sau khi Hệ thống phân luồng
tờ khai (luồng vàng, luồng đỏ) nhưng hàng hóa chưa được thông quan (luồng xanh),
Tr

Công ty bị cơ quan Hải quan xử phạt vi phạm hành chính và bị nâng mức độ quản lí rủi
ro.

Nếu sửa tờ khai sau 60 ngày kể từ ngày mở tờ khai, Công ty bị cơ quan Hải quan xử
phạt vi phạm hành chính và bị nâng mức độ quản lý rủi ro.

Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan sau 60 ngày kể từ ngày khai hải quan
nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 55 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

người nộp thuế thì Chi cục trưởng xem xét cho phép khai bổ sung và xử phạt theo quy
định và bị nâng mức độ quản lí rủi ro.

Khi bị nâng mức độ quản lí rủi ro, Công ty sẽ bị hệ thống phân nhiều luồng đỏ, làm
chậm trễ trong tiến độ giao hàng. Phát sinh các chi phí như chi phí kiểm kê hàng hóa, chi
phí lưu Cont nếu như việc kiểm kê của cơ quan Hải quan khiến Cont không đến kịp cảng
giờ tàu chạy. (Vì hàng sản xuất xuất khẩu ở CTCP Dệt May Huế sản xuất với số lượng


́
lớn nên luôn phát sinh các lỗi trong số lượng, chất lượng như đứt chỉ, vải bị ố màu,… làm

́H
cho quá trình chốt đơn hàng gặp nhiều vấn đề cần giải quyết nên luôn phải xử lí các vấn
đề phát sinh hết sức có thể mới bốc hàng lên Cont vận chuyển đến Cảng.) Gây ảnh hưởng


xấu đến mối quan hệ với Khách hàng. Ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.

h
in
2.5.4 Rủi ro trong quá trình lập chứng từ
̣c K
Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán, gửi bộ chứng từ thanh
toán quá thời hạn quy định
ho

Trong quá trình chuyên viên xuất khẩu lập bộ chứng từ cung cấp cho hãng vận
chuyển bao gồm SI, VGM, Shipping Docs... tiến hành load Create load plan trên hệ thống
ại

của hãng vận chuyển và thực hiện cập nhật các thông số để hãng vận chuyển quản lí, cấp
Đ

Container, nhận hàng cũng như xuất FCR cho doanh nghiệp. Công ty dễ gặp phải rủi ro
̀ng

bị hãng vận chuyển phạt lỗi sửa chứng từ, gửi chứng từ quá thời hạn. Ngoài ra, Công ty
ươ

còn dễ gặp rủi ro tương tự trong quá trình gửi bộ chứng từ khách hàng thanh toán.

Nguyên nhân: Nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan như
Tr

trong tuần có quá nhiều đơn hàng cần xuất. Đối với các Đơn hàng có số lượng lớn, và
quy các phức tạp thì sai sót càng dễ xảy ra. Sự thay đổi trong số lượng, quy cách khiến
các thông số trên các chứng từ phải chỉnh sửa nhiều lần. Bị hãng vận chuyển phạt. Ngoài
ra các thông số của bộ chứng từ chuyên viên Xuất khẩu lập để gửi khách hàng thanh toán
dựa trên Packing List, PO nhận từ chuyên viên Đơn hàng. Packing List dễ xảy ra sai sót

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 56 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

vì vậy chuyên viên Xuất khẩu không thể kiểm soát hết được tất cả các thông số một cách
chính xác nên dễ xảy ra sai sót trong quá trình Lập chứng từ gửi Khách hàng thanh toán.

Ngoài ra, thời hạn gửi chứng từ thanh toán cho khách hàng là 3 ngày kể từ ngày tàu
chạy đối với hàng vận chuyển bằng đưởng thủy và gửi ngay lúc máy bay cất cánh đối với
hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Nội dung chứng từ lại nhiều và phức tạp.
Trong khi số lượng hàng hóa và quy cách đóng thùng thay đổi nhiều. Các chứng từ lại


́
được yêu cầu chính xác đến từng chi tiết. Điều này khiến cho chuyên viên xuất khẩu

́H
không thể lập kịp chứng từ để gửi khách hàng đúng hạn.

Hậu quả: Công ty phát sinh chi phí do hãng vận chuyển phạt sửa chứng từ, phạt gửi


chứng từ muộn (250$/lô hàng). Trong thanh toán, nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì

h
ngân hàng sẽ từ chối thanh toán vì L/C bất hợp lệ. Trong trường hợp thanh toán bằng TT,

in
công ty sẽ phải nhượng bộ khi khách hàng thanh toán tiền hàng muộn. Trong khi các lô
̣c K
hàng có giá trị lên đến trăm nghìn Đô la khiến Công ty khó khăn trong việc quay vòng
vốn và mất đi một khoảng lợi nhuận rất lớn.
ho

2.5.5 Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty
ại

CTCP Dệt May Huế chủ yếu thực hiện hai phương thức thanh toán chính trong việc
Đ

kí kết hợp đồng là phương thức thanh toán thư tín dụng L/C và phương thức thanh toán
̀ng

bằng điện chuyển tiền TT trả sau.


ươ

2.5.5.1 Rủi ro trong thanh toán L/C


Tr

Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh toán


Thanh toán bằng thư tín dụng được coi là phương thức thanh toán có độ tin cậy cao
nhất vì nó đảm bảo an toàn cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, do đặc thù quy
trình nghiệp vụ phức tạp phương thức thanh toán này vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Nguyên nhân: CTCP Dệt May Huế phải xuất trình những chứng từ trong L/C yêu
cầu để được thanh toán như: Hóa đơn thương mại, hối phiếu, FCR, Chứng từ gửi khách
hàng thanh toán… tùy thuôc vào điều kiện mà L/C yêu cầu. Ở đây, ngân hàng có thể bắt

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 57 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

lỗi chứng từ bị sai và từ chối không thanh toán. Hoặc do Công ty gửi chứng từ cho khách
hàng trễ, L/C hết hiệu lực.
Hậu quả: Đối với trường hợp L/C hết hiệu lực: Công ty phải tiến hành thương
lượng với khách hàng để gia hạn hiệu lực. Khi phải tu chỉnh L/C, Khách hàng và Công ty
đều phải chịu phí. Vì vậy thông thường khách hàng đồng ý chuyển sang thanh toán bằng
TT, phía Công ty sẽ trả một khoản phí cho khách hàng. Khoản chi phí này là khác nhau


́
tùy thuộc vào các khách hàng khác nhau. Vì khi L/C hết hiệu lực, ngân hàng không thể
thanh toán cho Công ty.

́H
Tương tự như trường hợp L/C hết hiệu lực, khi Công ty gửi ngân hàng bộ chứng từ


bất hợp lệ, ngân hàng từ chối thanh toán. Công ty sẽ tiến hành thương lượng với khách

h
hàng và chuyển sang phương thức thanh toán TT. Công ty sẽ chịu chi phí theo yêu cầu

in
của khách hàng. Đối với trường hợp này, Công ty sẽ phải nhượng bộ khi khách hàng tiến
̣c K
hành thanh toán chậm trị giá hóa đơn. Phát sinh nợ phải thu Khách hàng. Rủi ro này là
hậu quả của rủi ro lập sai chứng từ gửi khách hàng, gửi chứng từ thanh toán muộn.
ho

2.5.5.2 Rủi ro trong thanh toán TT


ại

Khách hàng nhận hàng mà chậm thanh toán, không thanh toán chiếm dụng vốn
Đ

của Công ty
̀ng

Nguyên nhân:
ươ

Do gửi Debit note cho khách hàng chậm.

Gửi FCR gốc cho khách hàng chậm.


Tr

Do khách hàng cố tình không thanh toán, chiếm dụng vốn của công ty.

Hậu quả: Khách hàng chậm thanh toán và chiếm dụng vốn của Công ty, Công ty
gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn, trả lãi ngân hàng và mất đi một khoảng lợi
nhuận. Phòng Tài chính kế toán phải giải trình với cơ quan thuế, kiểm toán do thanh toán
quá thời gian quy định của hợp đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 58 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ
tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

Trong khoảng thời gian từ ngày 10/09/2018 đến ngày 20/12/2018, tác giả tiến hành
quan sát và tham gia trực tiếp vào tiến trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc.
Lập bảng hỏi điều tra 03 Chuyên viên phụ trách thủ tục Xuất khẩu về những vấn đề xoay
quanh rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong tiến trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng


́
may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Thu được kết quả như sau:

́H
Đối với câu hỏi 1: “Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc,
Anh/ Chị đã bao giờ gặp rủi ro chưa?”


Kết quả đều tra cho thấy, trong số 03 chuyên viên được hỏi đều xác nhận là đã gặp

h
in
rủi ro, cho dù là chuyên viên mới làm việc tại doanh nghiệp được 05 tháng hay là chuyên
̣c K
viên làm việc lâu năm đều có chung một câu trả lời. Từ đó, ta có thể kết luận rủi ro tồn tại
trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng
ho

may mặc ở CTCP Dệt May Huế cũng không ngoại lệ. Rủi ro phát sinh do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
ại

Đối với câu hỏi 2: “Anh/Chị đã từng gặp những rủi ro nào trong số những rủi ro
Đ

dưới đây?”
̀ng

Tác giả xin đưa ra danh mục các rủi ro đặc trưng trong quá trình Thực hiện thủ
tục xuất khẩu hàng may mặc. Nếu Anh/Chị đã gặp loại rủi ro này, xin vui lòng cho
ươ

điểm về Mức độ xuất hiện thường xuyên của rủi ro thể hiện ở trên 5 mức độ Rất ít, Ít,
Tr

Trung bình, Thường xuyên, Rất thường xuyên. Và mức độ nghiêm trọng của những
tổn thất mà rủi ro gây ra: Rất ít, Ít, Trung bình, Nghiêm trọng, Rất nghiêm trọng.

Trong số 03 chuyên viên tham gia khảo sát, có 01 chuyên viên mới vào làm việc tại
Công ty được 05 tháng, chưa từng thực hiện mảng thanh toán nên không tham gia trả lời
các câu hỏi rủi ro trong quá trình thanh toán.

Kết quả khảo sát thu thập được như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 59 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán ghi nhận một trường hợp cho
rằng rủi ro này thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Một trường hợp
ghi nhận rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá rủi ro này ít xảy ra và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro khách hàng nhận hàng nhưng chậm thanh toán, không thanh toán chiếm


́
dụng vốn của Công ty (Thanh toán TT) được ghi nhận xảy ra với tần suất trung bình

́H
nhưng lại gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh toán vì chứng từ bất hợp lệ, L/C hết hiệu lực


được đánh giá xảy ra với tần xuất trung bình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho Công

h
ty.

in
̣c K
Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai được 02 nhân viên đánh giá ít xảy ra nhưng gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng. Và 01 nhân viên đánh giá xảy ra với tần suất trung bình và gây
ho

ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro gửi bộ chứng từ thanh toán quá thời hạn quy định có 02 chuyên viên đánh
ại

giá rất ít xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. 01 chuyên
Đ

viên khác nhận định xảy ra với tần suất thường xuyên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
̀ng

Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt chất
ươ

lượng ghi nhận 02 trường hợp đánh giá xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng trung
bình đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá xảy ra với tần suất trung
Tr

bình và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty.

Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng ghi nhận 02 trường hợp
cho rằng rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt
động của Công ty. Trường hợp còn lại cho rằng rủi ro này xảy ra thường xuyên, ảnh
hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 60 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển được 02 nhân viên
đánh giá xảy ra với tần suất ít, với mức độ nghiêm trọng trung bình và nhân viên còn lại
ghi nhận rủi ro này ít xảy ra và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách là rủi ro ít xảy ra và ko gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. Trong số 03 chuyên viên tham gia
phỏng vấn, có 02 chuyên viên đánh giá họ chưa từng gặp rủi ro hàng hóa đóng gói không


́
đúng quy cách, trong đó có 01 nhân viên mới làm việc tại Công ty được 05 tháng và 01

́H
chuyên viên làm việc đã trên 10 năm.

Đối với câu hỏi 3: “Anh/Chị có cho rằng nếu chúng ta tiến hành tốt quản trị rủi


ro, chúng ta có thể dự báo những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế được những tổn thất

h
mà rủi ro gây ra không?”

in
̣c K
Kết quả khảo sát cho thấy cả 03 chuyên viên Xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế đều
cho rằng có thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra nhưng sẽ gặp
ho

nhiều khó khăn. Kết quả điều tra là phù hợp khi tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế không
có phòng ban Quản trị rủi ro. Các chuyên viên thực hiện Công việc không được đào tạo
ại

một cách bài bản trong quá trình nhận diện, dự báo các rủi ro có thể xảy đến và các rủi ro
Đ

tiềm năng. Các Chuyên viên thực hiện né tránh rủi ro và chấp nhận rủi ro bằng những
̀ng

kinh nghiệm trong quá khứ. Chỉ khi xuất hiện rủi ro thì mới tìm hướng giải quyết, khắc
phục.
ươ

Đối với câu hỏi 4: “Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc,
Tr

Anh/Chị có tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro hay không?”

Và câu hỏi 5: “Nếu Anh/ Chị đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, xin
Anh/Chị cho ý kiến về hiệu quả của Công tác này?”

Ở phòng Kế hoạch Xuất- nhập khẩu May tại CTCP Dệt May Huế. Rủi ro được ghi
nhận 01 tháng 01 lần. Nhờ vào Công tác này, rủi ro đã được nhận diện, cảnh báo. Từ đó
các phòng ban đề xuất đóng góp ý kiến, tìm kiếm giải pháp giảm thiểu những tác động

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 61 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở đây các biện pháp
giảm thiểu rủi ro không đầy đủ, chung chung và không cụ thể bằng hành động. Vẫn tồn
tại tình trạng các chuyên viên không nhận thức đầy đủ và toàn diện về rủi ro. Chưa nhận
thức được sự cần thiết và quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Các rủi ro
trong phòng được nhận dạng một cách thiếu sót, không đầy đủ. Công tác quản trị rủi ro
vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Kết quả khảo sát cho thấy có 01 chuyên viên chưa bao giờ


́
thực hiện công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Trong khi đó 02
chuyên viên cho rằng mình có thực hiện công tác quản trị rủi ro và thực hiện rất thường

́H
xuyên, hiệu quả. Điều này được lí giải là do các chuyên viên làm việc lâu năm đúc rút


kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề và chưa thật sự hiểu rõ về quản trị rủi ro nên dẫn đến

h
những suy nghĩ sai lệch về việc thực hiện công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một

in
quá trình cần thiết trong doanh nghiệp để nhận dạng, đo lường và thực hiện các biện pháp
̣c K
né tránh, tài trợ rủi ro để hạn chế một cách tối đa những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra
cho doanh nghiệp.
ho

2.7 Một số rủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu
ại

tại CTCP Dệt May Huế


Đ

Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng
̀ng

Tháng 11/2018 đơn hàng thuộc PO#SU26556-557-658-649-642-643-625 với 5756


chiếc, 13 style dự kiến xuất đi Mỹ vào ngày 15/11/2018 nhưng phải dời xuất trong
ươ

chuyến tàu tuần sau vì vào ngày giao hàng công ty chỉ mới sản xuất được 2576 chiếc.
Tr

Hàng bị rớt với số lượng lớn.

Nguyên nhân:

Do 124 kiện vải nhập về Công ty được chia nhập về trên 2 chuyến tàu khác nhau.
Hãng tàu làm thất lạc 53 kiện sang Trung Quốc khiến nguyên liệu mất 5 ngày sau mới
nhập về kho công ty. Chuyền may không thể lên chuyền khiến cho hàng hóa sản xuất
không kịp theo tiến độ.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 62 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Hậu quả:

- Công ty dời xuất hàng vào chuyến tàu tiếp theo ngày 18/11/2018. Phải trả 2 triệu
đồng cho chi phí lưu Cont rỗng cho hãng tàu.
- Tiến hành tăng ca sản xuất để có thể sản xuất kịp tiến độ giao hàng.

Giải pháp:

- Chuyên viên Cung ứng cùng Chuyên viên Điều độ tiến hành đôn đốc nguyên liệu


́
nhập về Công ty đúng thời hạn để sản xuất.

́H
- Các nhà máy chủ động nắm thông tin, tiến hành linh hoạt chuẩn bị chuyền may


khác thay thế trong khi chờ nguyên phụ liệu nhập kho công ty.
Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩu không đạt

h
chất lượng
in
 Tháng 4/2018 Đơn hàng SU25575 với số lượng 29045 chiếc, 9 style do nhà máy
̣c K
May 1 và May 2 sản xuất, hàng đóng trong 1 Cont 40 đã không xuất hàng đúng theo lịch
ho

khách hàng duyệt.

Nguyên nhân:
ại

Đơn hàng phát hiện ra không đạt chất lượng khi chốt số lượng với các lỗi đứt chỉ, bỏ
Đ

mũi, móc xước, bẩn,… Khách hàng yêu cầu đơn hàng phải được tái chế, chốt lại và xuất
̀ng

hàng ở chuyến tàu sau 1 tuần nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay
ươ

khách hàng.

Hậu quả:
Tr

- Nhà máy May 1 và May 2 phải tiến hành cho công nhân tăng ca để sửa lại toàn bộ
các sản phẩm không đạt chất lượng trong khi vẫn bảo đảm tiến độ xuất hàng cho những
đơn hàng khác.
- Công ty thiệt hại 25 triệu đồng cho chi phí thuê Cont rỗng và chi phí sửa lại hàng
không đạt chất lượng.

Giải pháp:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 63 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

- Phòng Kế Hoạch đẩy nhanh tiến độ cung ứng nguyên phụ liệu của đơn hàng và đốc
thúc đơn hàng hoàn thành để chốt đơn hàng sớm trước thời gian giao hàng yêu cầu ít nhất
là 1 ngày.

- Các nhà máy bổ sung biện pháp kiểm soát chất lượng đơn hàng.

 Tháng 08/2017 Mã hàng JG73A205R màu BLACK SD SPDY của 2


PO#11295361-11295362 với tổng số lượng 4422 chiếc do chất lượng vải không đạt yêu


́
cầu nên khách hàng yêu cầu không được xuất trong đợt xuất 29/7/2017. Tuy nhiên, do sai

́H
sót trong quá trình truyền tải thông tin nên số lượng này đã bị bốc lên Container và xuất


hàng.
Nguyên nhân:

h
Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu May nhận thông tin từ thư điện tử của khách

in
hàng nhưng không có bằng chứng truyền tải thông tin thay đổi này đến phòng Điều hành
̣c K
May nên bộ phận giao hàng của phòng Điều hành May đã xuất theo thông tin của Thông
báo giao hàng đã được phân phối.
ho

Hậu quả:
ại

- Hàng đã được xuất đi theo như tiến độ trong thông báo giao hàng.
Đ

- Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu May phải xin ý kiến lãnh đạo Công ty viết
thư bảo đảm và xin bồi thường nếu khách hàng tiến hành nhận hàng.
̀ng

- Vì đây là khách hàng lâu năm của Công ty nên chấp nhận nhận hàng và thanh
ươ

toán cho Công ty với mức chiết khấu 20% giá trị đơn hàng.
Giải pháp:
Tr

- Khi nhận được thông tin điều chỉnh của khách hàng phòng Kế hoạch- Xuất nhập
khẩu May cần gửi thông báo đến Phòng Điều hành, phòng Kinh Doanh để các đơn vị
nắm được thông tin và triển khai việc giao hàng, Xuất hoá đơn vận chuyển đúng theo yêu
cầu và phải có xác nhận từ các đơn vị đã nhận thông tin thay đổi.
- Tách riêng số lượng hàng không được xuất về một khu vực bảo quản riêng biệt và
có nhận dạng dễ nhận biết.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 64 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

- Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu May kiểm tra thực tế xuất hàng đã thực hiện
đúng yêu cầu thay đổi hay chưa trước khi cho Container rời khỏi Công ty.

Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách

Tháng 3/2017 Lô hàng SU26290-100-26282-26322-26314 với 5952 chiếc đóng


trong 251 thùng Carton không thể xuất hàng theo lịch đặt tàu vì toàn bộ thùng đóng hàng
đóng gói bị sai quy cách.


́
Nguyên nhân:

́H
Do khi Chuyên viên Xuất khẩu thực hiện SI bị sai, sau đó sửa lại gửi cho bộ phận
đóng thùng thì bị lạc mất nên vẫn đóng thùng dựa trên Shipping Mask mà Chuyên viên


Xuất khẩu gửi trước đó.

h
Hậu quả:

in
Công ty phải chịu 7 triệu đồng chi phí tiến hành đóng gói lại toàn bộ thùng và chi
̣c K
phí lưu Cont để có thể xuất đi vào chuyến tàu gần nhất.
Giải pháp:
ho

- Bộ phận đóng thùng cần tuân thủ các quy trình trong in thùng, đóng gói hàng hóa.
ại

- Cần xác nhận lại với các bên liên quan như Chuyên viên Xuất khẩu, phòng Điều
Đ

hành May để có được những thông tin chính xác tránh sai sót.
Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển
̀ng

 Tháng 4/2017 Đơn hàng Sammar- Fashion Garments sau khi đến Đà Nẵng, phải
ươ

sang Cont để hạ bãi (ở cảng) thay vì ngay từ đầu phải lấy Cont đúng của hãng tàu.
Nguyên nhân:
Tr

Chuyên viên Đơn hàng chưa có thông tin là sử dụng Cont trung chuyển hay Cont
của hãng tàu do chưa nhận được Booking Confirm gốc từ phía khách hàng mà đã làm thủ
tục cho xuất hàng.
Hậu quả:
- Chuyên viên Xuất khẩu phải tiến hành sửa nội dung tờ khai Hải quan, sửa lại Số
Cont, Số Seal.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 65 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

- Phát sinh chi phí thuê nhân công để tiến hành bốc hàng lên Cont mới.
Giải pháp:
Yêu cầu khách hàng gửi Booking confirm gốc mới bố trí xuất hàng.
 Tháng 7/2017 Cont không xuống tàu được và không hoàn tất thủ tục hải quan tại
cửa khẩu xuất.
Nguyên nhân:


́
- Hàng xuất ra khỏi công ty quá thời hạn giao hàng của hãng tàu.
- Chuyên viên Xuất khẩu và Chuyên viên Đơn hàng không phối hợp chặt chẽ với

́H
nhau để bám sát theo dõi, đôn đốc tiến độ giao hàng của đơn hàng.


Hậu quả:

h
- Cont chứa hàng hóa phải lưu lại cửa khẩu chờ xuất đi trong chuyến tàu tiếp theo.
-
in
Chuyên viên Xuất khẩu tiến hành sửa tờ khai Hải quan về ngày ngày tàu chạy, tên
̣c K
tàu chạy.
Giải pháp:
ho

- Chuyên viên điều độ đặc biệt lưu ý bám sát tiến độ hoàn thành hàng và tiến độ
chốt đơn hàng, cần liên hệ yêu cầu trợ giúp của lãnh đạo nếu xét thấy tiến độ hoàn thành
ại

và chốt đơn hàng không đảm bảo với thời gian tàu chạy.
Đ

- Thông báo cho các đơn vị lưu ý thời gian xe vận chuyển hàng cần rời khỏi công ty
̀ng

trong thông báo giao hàng của mỗi đơn hàng.


 Đơn hàng Makalot- Target thuộc hợp đồng gia công số 06MKL/2017 hàng đưa
ươ

vào kho PO#8258614 có 964 thùng nhưng bị ẩm ướt 719 thùng.


Tr

Nguyên nhân:

Do khí hậu Huế mưa kéo dài nên thùng Carton bị ẩm, hàng xếp lên Cont vận
chuyển vào Hồ Chí Minh Cont đóng cửa không thoát khí nên băng keo dán thùng ủ nước
đọng lại trên băng keo.

Giải pháp:

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 66 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

- Phòng đã mượn máy đo độ ẩm của nhà máy gửi vào và hướng dẫn đơn vị vận
chuyển Danatrans kiểm tra độ ẩm ở thùng Carton và độ ẩm trên áo nhưng không phát
hiện ẩm ướt như tình trạng Kho Damco thông báo đồng thời đã cho xử lý bằng cách cho
bóc băng keo cũ và dán lại băng keo mới của các thùng hàng bị ẩm ướt.

- Phòng điều hành may phải đảm bảo có mái che khi bốc hàng lên Container.

- Đề xuất treo túi chống ẩm vào Container khi vận chuyển từ Huế - Hồ Chí Minh.


́
 Tháng 9/2018 Hàng vận chuyển vào Kho Damco CFS2- Không niêm Seal theo

́H
đúng quy định của khách hàng Hansae- Target dẫn đến:


- Kho từ chối nhận hàng.
- Khách hàng phạt do không tuân thủ theo quy định và quy trình cũng như các

h
in
chứng từ liên quan của hàng Target khi nhập vào Kho Damco CFS2.
̣c K
Nguyên nhân:
Lái xe của đơn vị vận chuyển Nhất Tín là người mới nên không biết quy định Bảo
ho

quản nguyên Seal khi hàng đưa vào Kho Damco.


Hậu quả:
ại

- Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu May phải giải trình lý do, tiến hành niêm Seal
Đ

theo quy định của khách hàng Hansae.


- Kho đồng ý nhận hàng nhưng Công ty phải chịu phạt 5000$.
̀ng
ươ
Tr

Giải pháp:
- Gửi thư điện tử thông báo đến đơn vị Vận chuyển Nhất Tín nhắc nhở quy trình xếp
hàng lên xe, bảo quản Seal,... khi nhập hàng vào Kho Damco. Đồng thời lập Biên bản
họp và Biên bản cam kết không được tái phạm.
- Gửi thư điện tử nhắc nhở các đơn vị vận chuyển khác trước khi đưa hàng vào Kho
Damco và bàn giao cho người của Danatrans xe phải trong tình trạng nguyên Seal.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 67 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai

 Tháng 2 Đơn hàng SU23029 style CGM211-CGW212 khách hàng yêu cầu chia
tách các đợt xuất bằng đường hàng không và đường biển khác nhau, cụ thể ngày 10-01-
2017 khách hàng yêu cầu xuất bằng đường hàng không 48 chiếc màu PROVENCE, tuy
nhiên khi tiến hành xuất bằng đường biển ngày 24-01-2017 Chuyên viên Đơn hàng quên
trừ đi số lương 48 chiếc đã xuất bằng đường hàng không trong Packing list, vì vậy số


́
lượng trên Packing list đi đường biển gửi Chuyên viên Xuất khẩu để khai hải quan nhiều

́H
hơn số lượng thực tế hàng hóa xuất khẩu.


Nguyên nhân:

- Chuyên viên Đơn hàng không làm Packing list tách vận chuyển bằng đường biển-

h
in
đường hàng không cho đơn hàng mà làm chung nên xảy ra sai sót.
̣c K
- Chuyên viên Đơn hàng không kiểm tra kỹ Packing list trước khi chuyển cho
Chuyên viên Xuất khẩu.
ho

Hậu quả:
ại

- Chuyên viên Xuất khẩu đã tiến hành sửa tờ khai Hải quan ngay sau đó, Công ty bị
Đ

Cơ quan xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5 triệu đồng.


̀ng

Giải pháp:

- Đơn hàng có tách số lượng xuất bằng đường biển- đường hàng không cần làm
ươ

Packing list riêng cho mỗi đợt xuất.


Tr

- Chuyên viên Đơn hàng chuyển Packing list cho nhà máy chốt hàng trước khi
chuyển chuyên viên Xuất khẩu.

 Tháng 2/2018. Đơn hàng Hansae- Target thuộc hợp đồng gia công số
15&23HS/2017. Hàng xuất 03 cont 40"HC đi qua hãng tàu Yangming trong đó có 01
Cont 40 rỗng hãng tàu Yangming đã cấp nhầm Cont rỗng không đúng chủng loại mà
hãng tàu yêu cầu.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 68 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Nguyên nhân: - Do hàng xuất trong thời gian nghỉ Tết hãng tàu không đủ Cont rỗng
đặc chủng để cấp cho nhà máy nên Chuyên viên Đơn hàng của hãng tàu đã lấy Cont của
hãng tàu Wanhai cấp thay thế cho Hãng tàu Yangming.

Hậu quả:

- Chuyên viên Xuất khẩu phải gọi điện giải trình với Cơ quan Hải quan về việc
cấp nhầm Cont để được phép xuất trước 2 Cont đúng tiến độ giao hàng.


́
- Tiến hành trả Cont lại cho hãng tàu, chịu các chi phí phát sinh dỡ hàng khỏi

́H
Cont và xếp lại vào Cont mới của hãng Yangming. Sửa đổi tờ khai và chịu xuất trễ một
Cont hàng.


Giải pháp:

h
in
- Chuyên viên xuất khẩu kiểm tra và nhận dạng Cont đặc chủng của các hãng tàu
̣c K
sau khi đơn vị vận chuyển cung cấp thông tin Container, nếu phát hiện có sự khác biệt
phản hồi lại đơn vị vận chuyển cũng như hãng tàu để kiểm tra lại trước khi cho Cont ra
ho

đóng hàng và xếp hàng lên Container (đối với hàng xuất qua hãng tàu Yangming - hàng
xuất đơn hàng Target).
ại

Ví dụ: Hãng tàu Yangming số cont 04 chữ ký tự đầu tiên sẽ là: YMLU......./ Seal:
Đ

YMAA.
̀ng

 Tháng 1/2017 xảy ra rủi ro số lượng hàng thực xuất nhiều hơn so với số lượng
ươ

khai báo hải quan.


Tr

Nguyên nhân:

Packing list một PO# hàng đóng trong nhiều Container và số lượng phải tách ra để
khai báo cho 02 Confirm booking tàu khác nhau đồng thời phải tách số lượng ra khai báo
cho từng Cont hàng của từng xác nhận đặt tàu khiến cho Chuyên viên Xuất khẩu khai báo
hải quan sót số lượng.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 69 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Giải pháp:

- Chuyên viên Xuất khẩu phối hợp với Chuyên viên Đơn hàng rà soát và kiểm tra
lại số lượng hàng thực xuất trước khi truyền tờ khai chính thức.

- Chuyên viên kiểm tra tờ khai phải thực hiện việc kiểm tra chéo số lượng giữa các
chứng từ liên quan như Packing list, CLP (Hàng xuất nguyên Container), Thông báo giao
hàng…


́
Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán, gửi bộ chứng từ thanh

́H
toán quá thời hạn quy định


Tháng 11/2018 xảy ra rủi ro Công ty bị hãng vận chuyển phạt lệ phí do sửa đổi nội

h
dung trên các chứng từ nhiều lần.

Nguyên nhân:
in
̣c K
Chuyên viên Đơn hàng tiến hành cung cấp Packing list sơ khởi cho Chuyên viên
Xuất khẩu lập chừng từ gửi cho hãng vận chuyển trong khi nhà máy chưa thể chốt số
ho

lượng. Ngoài ra, trong quá trình lập chứng từ thì bị sai sót thông tin về mã màu, ngày hóa
ại

đơn, số hóa đơn. Vì vậy trong quá trình chốt số lượng, xảy ra nhiều thay đổi trên chứng
Đ

từ dẫn đến Công ty bị hãng vận chuyển phạt.

Hậu quả:
̀ng

Công ty phát sinh 250$ cho chi phí sửa chữa chứng từ.
ươ
Tr

Giải pháp:

- Chuyên viên điều độ cùng phối hợp cùng nhà máy tiến hành chốt đơn hàng sớm
tránh xảy ra sai sót cũng như phát sinh các chi phí không đáng có.
- Chuyên viên Xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra đối chiếu các thông tin quan trọng
với PO để tránh xảy ra sai sót trong bộ chứng từ.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 70 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về Công ty

 Tháng 2/2017, Khách hàng thanh toán tiền chậm - Đơn hàng IVORY -
PO#10018547/10019263/10018548/10018549/10018583/10018551/10018552/10018553
- Style#DN427B/6651M/DN427B

Nguyên nhân:


́
- Do gửi Debit note khách hàng thanh toán chậm.

́H
- Gửi FCR gốc cho khách hàng khi chưa nhận được lệnh chuyển tiền từ phía ngân
hàng


- Xử lý công việc không đúng theo hợp đồng đã ký về thời hạn thanh toán cũng như

h
thời hạn giao FCR gốc cho khách hàng.

in
̣c K
Giải pháp:

- Hàng tuần rà soát kiểm tra đối chiếu công nợ đồng thời gửi báo cáo cho lãnh đạo
ho

phòng xem xét đúng quy định.

- Bám sát công tác thu hồi công nợ một cách quyết liệt hơn.
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

Chương 3: Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ
tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 71 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

3.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về rủi ro và Quản trị rủi ro

Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rủi ro
được xem là một khái niệm mới và chưa phổ biến. CTCP Dệt May Huế tuy có quy mô
lớn, doanh thu hàng năm lên đến 1,700 tỷ đồng cùng đội ngũ nhân viên gần 4000 người
nhưng công tác quản trị rủi ro vẫn chưa thật sự được chú trọng. Các nhân viên thực hiện
công việc dựa trên những kinh nghiệm sẵn có hoặc né tránh, chấp nhận rủi ro. Công ty


́
không có bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt. Mỗi phòng ban vẫn chưa triển khai công tác

́H
quản trị rủi ro hoàn chỉnh cũng như chưa ý thức được những lợi ích mà công tác quản trị
rủi ro mang lại.


h
Để nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp về rủi ro và Quản trị rủi ro. Công ty có thể

in
tổ chức các cuộc hội nghị, tọa đàm, đối thoại doanh nghiệp với chuyên gia. Mời các
̣c K
chuyên gia đầu ngành về rủi ro và quản trị rủi ro đến Công ty để truyền đạt kiến thức cho
doanh nghiệp về một tiến trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh, về lợi ích của công tác quản trị
ho

rủi ro. Buổi hội nghị, tọa đàm, đối thoại doanh nghiệp tổ chức phải có sự tham gia của
các cấp lãnh đạo, các chuyên viên của các phòng ban và đại diện của các tổ may, kho
ại

nguyên liệu, và các bộ phận khác,… để tăng cường nhận thức của nhân viên doanh
Đ

nghiệp về sự cần thiết quản trị rủi ro để hoạt động của Công ty diễn ra đạt hiệu quả cao
̀ng

hơn.
ươ

3.2 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị rủi ro
Tr

Quản trị rủi ro là một ngành khoa học độc lập, vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm,
đặt quản trị rủi ro ngang hàng với các phòng ban khác.

Doanh nghiệp cần cử các nhân sự đi tu nghiệp chuyên sâu về rủi ro và quản trị rủi
ro. Từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả ở
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng phòng ban thực hiện công tác quản trị rủi ro.
Tuyển dụng, đào tạo nên những cán bộ cốt cán để có thể thực hiện tốt công việc, giúp

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 72 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

doanh nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại mà rủi ro gây ra và giúp hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra đạt hiệu quả cao hơn.

3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất
khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

Rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May
Huế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, xảy ra với tần suất khác nhau và mức độ


́
ảnh hưởng khác nhau. Một số rủi ro phát sinh có nguyên nhân của các rủi ro khác nhưng

́H
cũng có những rủi ro độc lập với nhau. Trong những thời điểm khác nhau rủi ro xảy ra


gây mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nhưng chúng đều gây nên những thiệt hại về mặt
tài chính cho doanh nghiệp.

h
in
Thông qua những nghiên cứu định tính dựa trên kết quả phỏng vấn sơ bộ 03 chuyên
̣c K
viên Xuất khẩu và hậu quả cũng như tần suất xuất hiện của các rủi ro. Tác giả xếp 09 rủi
ro phát hiện được vào ma trận rủi ro như sau:
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 73 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bảng 2.3: Ma trận đo lường rủi ro

Tần suất xuất hiện cao Tần suất xuất hiện thấp
Mức độ - Không có rủi ro nào. - Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi khách
nghiêm trọng hàng thanh toán.
cao - Khách hàng nhận hàng mà chậm thanh


́
toán, không thanh toán chiếm dụng vốn

́H
của Công ty (Thanh toán TT).


- Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh
toán vì chứng từ bất hợp lệ, L/C hết hiệu

h
lực.

in
- Rủi ro gửi bộ chứng từ thanh toán quá
̣c K
thời hạn quy định.
- Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai.
ho

Mức độ - Rủi ro thành phẩm sản - Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự
ại

nghiêm trọng xuất xuất khẩu hoặc hàng cố trên đường vận chuyển.
Đ

thấp gia công xuất khẩu không - Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng
đạt chất lượng. quy cách.
̀ng

- Rủi ro hàng hóa không


ươ

hoàn thành kịp tiến độ giao


hàng.
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 74 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Ma trận rủi ro được xây dựng dựa trên tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng
mà rủi ro mang lại. Dựa trên 02 tiêu chí này, ta sẽ lần lượt xếp rủi ro vào 04 ô của ma trận
rủi ro.

Ô thứ nhất, là những rủi ro xuất hiện thường xuyên và khi rủi ro này xảy ra thì gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Ô thứ hai, là những rủi ro xuất hiện với tần suất thấp nhưng lại gây ra những hậu


́
quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

́H
Ô thứ ba, là những rủi ro xuất hiện thường xuyên nhưng không gây ảnh hưởng


nghiêm trọng đến họat động của doanh nghiệp.

h
Ô thứ tư, là những rủi ro xuất hiện với tần suất ít và không gây hậu quả nghiêm
trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.
in
̣c K
Dựa trên ma trận rủi ro này, tác giả sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lực để hạn chế những
rủi ro được xếp vào ô thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Là những rủi ro gây nên những thiệt hại
ho

nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay là những rủi ro thường
ại

xuyên xảy ra mà doanh nghiệp phải đối mặt.


Đ

3.3.1 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình giao hàng
̀ng

Né tránh rủi ro:


ươ

Với vấn đề về nguồn cung nguyên phụ liệu: Khi Công ty nhận dạng và ghi chép rủi
ro một cách cụ thể. Công ty sẽ phát hiện ra những nhà cung cấp nào, đơn vị vận chuyển
Tr

nào sẽ dễ gặp rủi ro từ đó đưa ra các các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Với các nhà
cung cấp thường xuyên xảy ra các lỗi trong vận chuyển nguyên phụ liệu, chất lượng…
Công ty có thể thực hiện né tránh rủi ro bằng cách cân nhắc thay thế nhà cung ứng.

Kiểm soát rủi ro:

CTCP Dệt May Huế thường kí kết hợp đồng với các đối tác khách hàng truyền thống,
ít có khách hàng mới. Những khách hàng này thường chỉ định nhà cung cấp cụ thể cho

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 75 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

những nguyên phụ liệu chính quan trọng đối với sản phẩm để dễ kiểm soát chất lượng. Đối
với những yêu cầu khác, doanh nghiệp tự cung cấp hoặc tìm nguồn cung phù hợp với quy
cách đã thỏa thuận trong hợp đồng. Chính vì vậy, các nhà cung cấp nguyên phụ liệu chính
cho doanh nghiệp cũng là những đối tác làm ăn lâu dài của doanh nghiệp. Trong trường
hợp này, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro bằng cách liên kết, tạo
dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác cung ứng nguyên phụ liệu chính cho


́
doanh nghiệp để có thể có những hợp đồng tốt nhất giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

́H
Bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị định kì. Với các loại máy may, máy
ủi, máy cắt vải,… cần phải được bảo trì, bảo dưỡng để luôn đảm bảo trong tình trạng hoạt


động tốt. Tránh xảy ra những thiệt hại không đáng có. Ngoài ra Công ty cần tiến hành

h
thay mới trong những trường hợp cần thiết.

in
Cần có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để công việc diễn ra nhanh chóng,
̣c K
suôn sẻ, thuận lợi hơn. Thường những đơn hàng sản xuất với số lượng lớn phải đối mặt với
rất nhiều sai sót và rủi ro. Vì vậy, sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan là cần thiết để
ho

giảm đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy đến. Các chuyên viên Đơn hàng phải giao
ại

nhiệm vụ rõ ràng cho các nhà máy, sản xuất mẫu thử gửi khách hàng kiểm tra, phổ biến kĩ
Đ

các chi tiết đặc biệt cho nhà máy cũng như đốc thúc nguyên phụ liệu, đốc thúc tiến độ sản
xuất, tổ chức tăng ca sản xuất đảm bảo đạt được tiến độ sản xuất theo kế hoạch.
̀ng

Công ty cần nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để có thể tạo ra những sản
ươ

phẩm đạt chất lượng tốt hơn giúp doanh nghiệp chinh phục những khách hàng khó tính,
tìm kiếm thêm những đơn hàng mới.
Tr

Bảo đảm tiến độ thực hiện công việc: Các chuyên viên đơn hàng và các bộ phận
liên quan cần đôn đốc kế hoạch sản xuất, theo dõi tình hình sản xuất của nhà máy, sắp
xếp tăng ca bảo đảm tiến độ thực hiện công việc.

Xây dựng rõ ràng quy trình làm việc của các bộ phận. Luôn làm theo quy trình,
tránh chủ quan bỏ só quy trình. Giao cho những nhân viên chuyên trách và phân chia
trách nhiệm rõ ràng tránh đùn đẩy công việc và trách nhiệm. Xử lí nghiêm các nhân viên

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 76 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

làm việc sai sót làm gương cho các nhân viên khác thực hiện công việc một cách có trách
nhiệm hơn. Hầu hết các đơn hàng của công ty đề với số lượng lớn vì vậy cần sự chính
xác và chi tiết trong từng công đoạn để tránh xảy ra sai sót. Nếu không sẽ gây nên những
thiệt hại vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Nâng cao công tác dự trữ nguyên liệu: Nâng cấp, sửa chữa các kho chứa hàng, đặc biệt
trong mùa mưa nhằm bảo quản nguyên phụ liệu trong tình trạng tốt nhất cho sản xuất.


́
Tuyển dụng thêm công nhân: Với một khối lượng công việc rất lớn. Các công nhân

́H
thường xuyên phải tăng ca, sản xuất luôn trong tình trạng quá tải. Công ty nên triển khai
công tác tuyển dụng thêm nhân lực để cân bằng khối lượng công việc giúp các công nhân


có thể thực hiện công việc có hiệu quả hơn.

h
in
Nâng cao trình độ nhân viên: Một nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố chủ
̣c K
chốt để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Để nâng cao
trình độ của nhân viên, doanh nghiệp có thể:
ho

- Cử các nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài.


- Bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên bằng cách tham gia các lớp tập huấn.
ại

Với những chính sách đào tạo hợp lí, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực làm
Đ

việc cho nhân viên của mình. Có được một đội ngũ nhân viên chất lượng. Giải quyết tốt
̀ng

công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và xử lí tốt công việc trong mọi tình huống.
ươ

3.3.2 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình vận chuyển
Tr

Đối với rủi ro trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể nhận dạng các rủi ro
thường xuyên xảy ra và lựa chọn phương pháp tài trợ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
hoặc sử dụng phương pháp chuyển giao rủi ro cho hãng vận chuyển thông qua hợp đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 77 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

3.3.3 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình khai hải quan và lập chứng
từ gửi khách hàng thanh toán

Rủi ro trong quá trình khai hải quan và rủi ro trong quá trình lập chứng từ có
nguyên nhân xuất phát từ các rủi ro trong sản xuất như do nhà máy không hoàn thành
đúng tiến độ giao hàng, hàng sản xuất ra không đạt chất lượng và quy cách đóng gói
không phù hợp nên không thể xuất hàng. Dẫn đến việc thay đổi các thông số trên các


́
chứng từ như số lượng thùng, số lượng chiếc, màu sắc, chủng loại,... Vì vậy, với những

́H
giải pháp được đề xuất cho quá trình giao hàng phần nào giảm thiểu những rủi ro xảy ra
trong quá trình khai hải quan và lập chứng từ. Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro xảy ra


Công ty cần thực hiện những công tác như:

h
Tổ chức tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ khai báo hải

in
quan điện tử cho các chuyên viên. Tạo điều kiện cho các chuyên viên tham gia các cuộc
̣c K
hội thảo, tư vấn, các lớp học về nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử để hiểu biết rõ ràng
hơn về mục đích cũng như tác dụng của nghiệp vụ khai báo Hải quan điện tử. Từ đó biết
ho

được dựa trên những tiêu chí nào để hệ thống thực hiện phân luồng để trong thao tác
ại

nghiệp vụ hạn chế vi phạm tránh bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ.
Đ

Tiến hành khai tờ khai tạm, kiểm tra, đối chiếu và tính toán cẩn thận các thông số
để đảm bảo thực hiện đúng tờ khai. Hạn chế sửa, hủy tờ khai.
̀ng

Công ty nên chú trọng tuyển dụng thêm nguồn nhân lực có chất lượng cũng như
ươ

thực hiện đào tạo nâng cao chuyên môn để các chuyên viên có thể thực hiện công việc
Tr

một cách có hiệu quả hơn. Tránh tình trạng quá tải công việc gây nên những rủi ro đáng
tiếc.

3.3.4 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền về công ty

CTCP Dệt May Huế chủ yếu sử dụng hai phương thức thanh toán là TT trả sau và
thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Trong đó các hợp đồng xuất khẩu hầu hết lựa chọn

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 78 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

điều khoản thanh toán TT trả sau. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động thu hồi công nợ:

Các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng: Công ty cần có những ràng buộc cứng
rắn hơn trong hợp đồng. Công ty nên kí các hợp đồng lựa chọn những phương thức thanh
toán rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh trong quá trình thu hồi công nợ. Yêu cầu
khách hàng ký thỏa thuận về việc thanh toán nợ và nêu rõ mức phạt nếu vi phạm hợp


́
đồng. Ngoài ra công ty có thể áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán nhằm khuyến

́H
khích khách hàng thanh toán trước thời hạn cho công ty để tránh rủi ro phát sinh nợ phải
thu. Thương lượng, chuyển sang phương thức thanh toán L/C để đảm bảo an toàn hơn


trong thanh toán cũng như đảm bảo kế hoạch thu hồi công nợ.

h
Phân loại các khoản nợ để thuận tiện trong việc theo dõi thường xuyên các khoản

in
nợ phải thu, giúp cho công tác quản lý nợ được thuận lợi. Dễ đối chiếu, kiểm tra khi cần
̣c K
thiết để thuận lợi cho việc ra quyết định.
ho

Chuyên viên phụ trách việc thu hồi công nợ phải nắm bắt được tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như những thông tin khác về khách hàng. Cần được đào tạo các kĩ năng
ại

cần thiết để có thể kiềm chế được bản thân, duy trì mối quan hệ thân thiện với khách
Đ

hàng cũng như có thể khiến khách hàng thanh toán nợ cho công ty.
̀ng

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ, công ty nên đa dạng hình thức thu
nợ như gửi thư, gọi điện nhắc nhở, đòi nợ trực tiếp.
ươ

CTCP Dệt May Huế sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Các giao dịch thương mại được
Tr

thực hiện với giá trị lớn, số phát sinh nợ phải thu chiếm một lượng rất lớn. Công ty nên
phân bổ nguồn nhân sự hợp lí cho việc đốc thúc thu hồi công nợ. Công ty có thể thành
lập một ban thu hồi công nợ. Với nhiệm vị phân tích, xem xét, xử lí, báo cáo về việc thu
hồi công nợ và việc đốc thúc khách hàng thanh toán.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 79 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Rủi ro xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả. Ngoài việc triển khai các chiến lược kinh
doanh, doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp quản trị rủi ro để đảm bảo thực hiện tốt
các mục tiêu và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.


́
Tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích các thông tin trong quá trình thực tập tại

́H
doanh nghiệp. Thông qua việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tác giả đã


nhận dạng nên những rủi ro đặc trưng trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng

h
may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Đánh giá về tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm

in
trọng của từng rủi ro riêng biệt. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ
̣c K
nghiêm trọng cũng như hạn chế sự xuất hiện của rủi ro.

Tuy nhiên, ở CTCP Dệt May Huế vẫn chưa có phòng ban quản trị rủi ro và ở đây
ho

vẫn chưa có nhìn nhận khách quan về rủi ro cũng như những hậu quả cũng như thuận lợi
mà rủi ro mang lại. Hầu hết đều chỉ tập trung nguồn lực giải quyết rủi ro. Khái niệm rủi
ại

ro và quản trị rủi ro vẫn đang là một khái niệm mới mẻ và khó thực hiện. Mong rằng, từ
Đ

những phân tích, giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục
̀ng

xuất khẩu, Công ty sẽ có những nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn về rủi ro về công tác
ươ

quản trị rủi ro từ đó có thể thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro không chỉ ở để đáp ứng
nhu cầu mở rộng kinh doanh, đạt được những hiệu quả tốt hơn. Góp phần sơ khởi cho các
Tr

nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề rủi ro trong doanh nghiệp. Khởi
phát nên những cái nhìn mới khách quan và toàn diện hơn về rủi ro trong doanh nghiệp.

2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong 3 tháng thực tập tại doanh nghiệp em đã được tiếp xúc trực tiếp với công
việc, nắm bắt được phần nào quy trình cũng như khối lượng công việc của một chuyên
viên Xuất khẩu. Sau khi hoàn thành khóa luận này em đã nhận dạng, đánh giá và đưa ra

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 80 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

được một số giải pháp để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tiến trình thực hiện thủ
tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế. Tuy nhiên do hạn chế về năng lực
cũng như thời gian nghiên cứu chỉ được thực hiện trong vòng 3 tháng nên không thể nào
tránh khỏi những sai sót:

- Các phương pháp nhận dạng rủi ro chưa phát hiện được toàn diện những rủi ro có
thể xảy đến cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc.


́
- Chưa đi sâu nghiên cứu phân loại rủi ro chi tiết như theo khách hàng, theo đặc

́H
điểm sản phẩmr,… để phân loại nhằm quản trị rủi ro một cách tốt hơn.
- Bảng hỏi khảo sát chỉ được điều tra bởi 3 chuyên viên Xuất khẩu nên chỉ có những


phân tích định tính về rủi ro. Chưa có những đo lường một cách khách quan về xác suất

h
cũng như mức độ nghiêm trọng của những rủi ro phát hiện được. Không thể điều tra hiện

in
tượng số lớn. Kết quả nghiên cứu chưa thực sự khoa học và thuyết phục.
̣c K
3. Kiến nghị đối với CTCP Dệt May Huế
ho

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả trong việc
thực hiện các thủ tục xuất khẩu, CTCP Dệt May Huế cần:
ại

Hoàn thiện các quy trình thực hiện công việc nói chung cũng như quy trình thực
Đ

hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc nói riêng. Có sự tách bạch, phân chia trách nhiệm
̀ng

rõ ràng trong công việc để dễ kiểm soát và giải quyết vấn đề khi các rủi ro phát sinh.
ươ

Thực hiện thủ tục xuất khẩu là một mắc xích trong tiến trình thực hiện công việc ở
CTCP Dệt May Huế. Các quy trình thực hiện công việc có quan hệ qua lại mật thiết gắn
Tr

bó với nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Công ty phải chú ý đến sự
hoạt động hiệu quả của toàn bộ quy trình. Có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bên
liên quan để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả.

Cân đối khối lượng công việc của các nhà máy, của các phòng ban liên quan cũng
như công việc của Chuyên viên Xuất khẩu. Cần giải quyết tốt các vấn đề liên quan cũng
như quản trị tốt các rủi ro xảy ra để không gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 81 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

cạnh đó, Công ty cần chú trọng đến công tác đãi ngộ nhân viên để nâng cao lòng trung
thành của nhân viên tránh dẫn đến hiện tượng nhảy việc.

Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực của các chuyên viên trong thực hiện
công việc. Nâng cao năng lực phán đoán tình huống và giải quyết vấn đề.

4. Kiến nghị đối với nhà nước


́
Nhà nước ta chủ trương hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia đàm
phán, kí kết các hiệp định thương mại mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành Dệt may

́H
Việt Nam. Thông qua các hiệp định, rất nhiều cơ hội được mở ra nhưng cũng không ít


những khó khăn thách thức.

h
Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật để giúp cho doanh

in
nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
̣c K
Khi tận mắt chứng kiến rất nhiều nguyên phụ liệu nhập khẩu sản xuất dư thừa được
mang đi tiêu hủy. Một lượng lớn nguyên phụ liệu chất lượng nhưng lại còn phải tốn phí
ho

để tiêu hủy. Vì nếu Công ty giữ lại thì phải nộp thuế và lượng thuế phải nộp cao hơn
ại

nhiều so với giá trị của chính các nguyên phụ liệu. Mong rằng nhà nước sẽ có những chủ
Đ

trương, chính sách sâu sát, hợp lí hơn để không phải lãng phí tài nguyên như vậy

Tổ chức các cuộc hội thảo các cấp để tuyên truyền phổ biến đến các doanh nghiệp
̀ng

nhận thức đúng đắn về những lợi ích cũng như thách thức mà các hiệp định mang lại. Để
ươ

doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về các cơ hội cũng như ứng phó với những thách thức
Tr

của thị trường.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 82 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Quy, 2008, Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Văn hóa-
Thông tin
2. Nguyễn Anh Tuấn, 2006, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB
Lao động-Xã hội


́
3. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013, Quản trị rủi ro và Khủng hoảng, Nhà xuất bản Lao

́H
động xã hội
4. Jonathan Reuvid, 2014, Quản lý rủi ro kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức


5. Nguyễn Ánh Dương, 2012, Giáo trình quản trị rủi ro

h
6. KH-QT-06_Quy trinh thuc hien cac thu tuc xuat nhap khau_Hieuluc_01.02.2018
7. KH-QT-05_Quy trinh trien khai
in
thuc hien va theo doi don
̣c K
hang_Hieuluc_01.02.2018
8. UCP 500 các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do phòng
ho

thương mại quốc tế phát hành.


ại

9. http://icccftu.vn/quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-kinh-doanh-
Đ

xuat-nhap-khau
10. https://songanhlogs.com/fob-la-gi-cif-la-gi-so-sanh-fob-cif-khac-nhau-the-
̀ng

nao.html
ươ

11. https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/det-may-viet-trong-tam-bao-
thuong-mai-my-trung-co-hoi-va-thach-thuc-song-hanh-235335.html
Tr

12. https://www.container-transportation.com/commercial-invoice-la-gi.html
13. https://songanhlogs.com/packing-list-la-gi-trong-xuat-nhap-khau.html
14. https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=19975
&Category=Gi%E1%BB%9Bi
15. https://www.container-transportation.com/vgm-la-gi.html
16. https://kynangxuatnhapkhau.vn/shipping-instruction-si-la-gi-huong-dan-lam-si/

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 83 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

17. https://indochina247.com/tag/forwarder-cargo-receipt-fcr-la-gi/
18. Trang Web chính thức của Công ty Cổ phần Dệt May Huế:
http://huegatex.com.vn/vi/
19. Đề tài “Phân tích rủi ro trong quá trình quản lí đơn hàng của bộ phận thương
mại tại Công ty SCAVI Huế” của sinh viên Lê Thị Thu Hiền Khoa Quản trị kinh doanh.
20. Đề tài “Phân tích quy trình triển khai thực hiện đơn hàng và thực hiện thủ tục


́
nhập khẩu đối với hàng gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu tại Công ty Cổ phần
Dệt May Huế” của sinh viên Phạm Hữu Quân Khoa Quản trị kinh doanh.

́H
21. Đề tài “Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng


lượng tại nhà máy viên năng lượng Cam Lộ” của sinh viên Phan Thị Linh Phương Khoa

h
Quản trị kinh doanh.

in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 84 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

22.

PHỤ LỤC 1

BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU


Số phiếu: …


́
Kính chào quý Anh/Chị!

́H
Tôi là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Hiện tôi đang nghiên cứu


đề tài: “Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại

h
Công ty Cổ phần Dệt may Huế”. Rất mong quý Anh/Chị dành chút ít thời gian giúp tôi trả

in
lời những câu hỏi bên dưới. Tôi xin cam đoan rằng những thông tin mà quý Anh/Chị cung
̣c K
cấp chỉ dành cho mục đích nghiên cứu và mong nhận được sự hợp tác của quý Anh/Chị!

Trân trọng cảm ơn!


ho

I.PHẦN NỘI DUNG CHÍNH


ại

Câu 1: Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, Anh/Chị đã bao
Đ

giờ gặp rủi ro chưa?

 Chưa bao giờ.


̀ng
ươ

 Đã gặp rủi ro.


Tr

Câu 2: Anh/Chị đã từng gặp những rủi ro nào trong số những rủi ro dưới đây?

Tác giả xin đưa ra danh mục các rủi ro đặc trưng trong quá trình Thực hiện thủ tục
xuất khẩu hàng may mặc. Nếu Anh/Chị đã gặp loại rủi ro này, xin vui lòng cho điểm về
Mức độ xuất hiện thường xuyên của rủi ro thể hiện ở trên 5 mức độ Rất ít, Ít, Trung bình,
Nhiều, Rất nhiều. Và mức độ nghiêm trọng của những tổn thất mà rủi ro gây ra: Rất ít, Ít,
Trung bình, Nghiêm trọng, Rất nghiêm trọng.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 85 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Mức độ nghiêm trọng của những tổn thất


Mức độ xuất hiện thường xuyên của rủi
mà rủi ro gây ra
Chưa Đã ro


́
STT Loại rủi ro xảy xảy
ra ra Rất Rất
Trung Thường Trung Nghiêm

́H
Rất ít Ít thường Rất ít Ít nghiêm
bình xuyên bình trọng
xuyên trọng


Rủi ro hàng hóa không hoàn
1
thành kịp tiến độ giao hàng

h
in
Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất
2 khẩu hoặc hàng gia công xuất

̣c K
khẩu không đạt chất lượng
Rủi ro hàng hóa đóng gói không
3
đúng quy cách

ho
Rủi ro phương tiện vận chuyển
4 ại
gặp sự cố trên đường vận chuyển
Đ
5 Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai
̀ng

Rủi ro lập sai bộ chứng từ gửi


6
khách hàng thanh toán
ươ

Rủi ro gửi bộ chứng từ thanh


7
toán quá thời hạn quy định
Tr

Rủi ro ngân hàng từ chối không


8 thanh toán vì chứng từ bất hợp lệ,
L/C hết hiệu lực

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 86 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Khách hàng nhận hàng mà chậm


thanh toán, không thanh toán
9
chiếm dụng vốn của Công ty


́
(Thanh toán TT)

́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 87 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Câu 3: Anh/Chị có cho rằng nếu chúng ta tiến hành tốt quản trị rủi ro, chúng ta có
thể dự báo những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế được những thất mà rủi ro gây ra không?

 Không thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra.
 Có thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra nhưng sẽ gặp
nhiều khó khăn.


́
 Hoàn toàn có thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra.

́H
Câu 4: Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, Anh/Chị có tiến


hành các biện pháp quản trị rủi ro không?

h
 Chưa bao giờ.
in
̣c K
 Có thực hiện nhưng không thường xuyên.
ho

 Có thực hiện và rất thường xuyên.


ại

Câu 5: Nếu Anh/ Chị đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, xin Anh/Chị cho
Đ

ý kiến về hiệu quả của Công tác này?

 Hoàn toàn không có hiệu quả.


̀ng
ươ

 Ít hiệu quả.
Tr

 Không có ý kiến.

 Hiệu quả.

 Rất hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 88 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

II.PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN

1) Giới tính:

 Nam  Nữ
2) Độ Tuổi:

 Dưới 30 tuổi  30- 45 tuổi


́
́H
 45- 55 tuổi  Trên 55 tuổi


3) Trình độ học vấn:

h
 Trung cấp  Cao đẳng  Đại học
in
̣c K
 Sau đại học  Khác
ho

4) Thời gian công tác tại Công ty:

 Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm


ại
Đ

 Từ 4 đến 9 năm  Trên 10 năm


̀ng
ươ

CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH/CHỊ!


Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 89 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC 2

HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 90


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 91 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 92 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 93 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 94 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 95 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 96 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

Danh sách Container đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan (Barcode):


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 97


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bộ chứng từ gửi khách hàng thanh toán

Commercial Invoice


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 98 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Packing List Summary


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 99 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Packing List Detail


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 100 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

PACKING LIST


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 101


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Multiple Country Declaration


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀ng
ươ

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)


Tr

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 102 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp

Manufacturer’s Cetificate


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 103


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Wearing Apparelsheet


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 104 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Bill of Exchange


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 105 Lớp: K49A- QTKD


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Nguyễn Đăng Hào

Debit Note


́
́H

h
in
̣c K
ho
ại
Đ
̀n g
ươ
Tr

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- xuất nhập khẩu May)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 106 Lớp: K49A- QTKD

You might also like