You are on page 1of 3

Chương 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Tại sao nó là một môn khoa học kinh tế, tại vì kinh tế học nói chung và kinh tế phát triển nói riêng sẽ giúp
con người hiểu được cách thức vận hành của một nền kinh tế, và cách ứng xử của từng cá nhân hay chủ
thể trong nền kinh tế đó.

Kinh tế học truyền thống Kinh tế học phát triển


Nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực khan Một môn trong hệ thống các môn kinh tế học
hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả Nghiên cứu nguyên lý để phát triển kinh tế trong
cao nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con các điều kiện kém phát triển.
người ➔ đề cập đến cả hai khía cạnh Kinh tế và Xã hội.

1.2. CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG KINH


TẾ THẾ GIỚI
1.2.1. Sự xuất hiện của các nước thế giới thứ 3
“Thế giới thứ 1”: các nước có nền kinh tế phát triển, đi theo con đường TBCN, còn gọi là các nước
“phương Tây”
“Thế giới thứ 2”: các nước có nền kinh tế tương đối phát triển, đi theo con đường XHCN, còn gọi là các
nước “phía Đông”
“Thế giới thứ 3”: các nước thuộc địa mới giành độc lập sau thế chiến 2, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
1.2.2. Phân chia các nước theo mức thu nhập
Hệ thống phân loại của của Ngân hàng Thế giới (WB) Dựa vào (GNI/ng)
+ Các nước có thu nhập thấp (LIC) + Các nước có thu nhập trung bình cao (UMC)
+ Các nước có thu nhập trung bình thấp (LMI) + Các nước có thu nhập cao (HIC)
Ngưỡng GNI/ng để phân loại được thay đổi theo từng năm theo xu hướng tăng lên.
Hệ thống phân loại của Liên hiệp quốc (UN): Dựa vào GDP/ người (USD/người)
+ Các nước có thu nhập cao + Các nước có thu nhập TB
+ Các nước có thu nhập thấp Thu nhập trung bình cao
Thu nhập trung bình thấp
1.2.3. Phân chia các nước theo trình độ phát triển con người Chỉ số phát triển con người (HDI)
+ Nhóm nước có HDI thấp + Nhóm nước có HDI cao
+ Nhóm nước có HDI trung bình + Nhóm nước có HDI rất cao
1.2.4. Phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế
a. Ba tiêu chí xác định trình độ phát triển kinh tế:
+ Thu nhập bình quân + Khía cạnh về tiến bộ xã hội
+ Cơ cấu kinh tế
#1
b. Bốn nhóm nước

Các nước công nghiệp phát triển DCs: Gồm khoảng 40 quốc gia, điển hình là các nước G7
- Nhóm G7 (Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada)
- Đại bộ phận các nước tham gia vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
- Quy mô GNP, GNP/ng lớn nhất thế giới; chiếm phần lớn giá trị công nghiệp
Các nước công nghiệp mới NICs: Hiện nay gồm 10 quốc gia
- Tận dụng lợi thế so sánh của đất nước qua từng thời kỳ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đồng
thời tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ của các nước đang phát triển để thực hiện công
nghiệp hóa
- Gồm có Nam Phi, México, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ
Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECs: Hiện nay gồm 11 quốc gia
- Tận dụng nguồn dầu mỏ lớn,
- Gồm có Algérie, Libya, Nigeria, Angola, Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất, Nam Mỹ, Venezuela
- Mặc dù có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhưng cơ cấu kinh tế không cân đối và tồn tại
bất bình đẳng thu nhập
Các nước đang phát triển: Gồm hơn 130 quốc gia
Nhóm nước chậm phát triển LDCs
- Mức thu nhập thấp, nguồn lực con người nghèo nàn, nền kinh tế dễ bị tổn thương, nông nghiệp
chi phối kinh tế
c. Việt Nam
Thuộc nhóm nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, trình độ phát triển con người ở mức
trung bình, không thuộc nhóm LDCs.

1.3. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT


TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT
TRIỂN
1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển
• Đặc điểm khác nhau
+ Nguồn lực con người và tự nhiên + Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư
+ Nền tảng/ Bối cảnh lịch sử nhân
+ Thành phần tôn giáo và dân tộc
• Đặc điểm giống nhau
- Mức sống thấp
Biểu thị cả về chất và lượng dưới dạng thu nhập, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít học hành, tỷ lệ trẻ sơ
sinh tử vong cao, tuổi thọ thấp
- Nền kinh tế bị chi phối nhiều bởi sản xuất nông nghiệp
+ Tỷ lệ tích lũy thấp [mức sống gần như chỉ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu]
Phần lớn số tiết kiệm được dùng để cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết cho số dân tăng lên, do vậy
càng hạn chế quy tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế
#2
+ Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp
Hoạt động kinh tế chủ yếu trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ
công lạc hậu.
Khoảng cách công nghệ lớn làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng lợi thế do quá trình phân công
lao động quốc tế mới đưa lại
+ Năng suất lao động thấp
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên cao và khả năng đảm bảo các như cầu xã hội cho con người thấp
Tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế làm cho mức sống người dân ngày càng giảm
Tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng trưởng việc làm
Cơ hội học hành hạn chế
+ Số người sống phụ thuộc cao
+ Tỷ lệ thất nghiệp lớn (áp lực giải quyết việc làm)
- Sự phụ thuộc vào bên ngoài lớn
+ Nguồn vốn
Để phát triển kinh tế, các nước hướng tới vay nợ nước ngoài và phụ thuộc vào các nước chủ nợ
+ Thị trường
Xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu hàng hóa đầu vào của quá trình sản xuất
+ Công nghệ kỹ thuật và lao động có trình độ cao của nước ngoài
Trình độ công nghệ thấp
Khả năng nghiên cứu triển khai trong nước lại hạn chế do thiếu vốn và năng lực
1.2.2. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển

- Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ


 Mắt xích quan trọng nhất cần can thiệp đầu tiên là: TRÌNH ĐỘ KĨ THUẬT SẢN XUẤT

#3

You might also like