You are on page 1of 82

ET

GIÁO TRÌNH
KIỂM TRA DÒNG XOÁY
ELECTROMAGNETIC TESTING

PVN
Phương pháp dòng điện xoáy

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CÁC TÍNH CHẦT ĐIỆN VÀ TỪ CỦA VẬT LIỆU ........................................... 4
1.1 Vật chất ............................................................................................................................. 4
1.1.1 Cấu trúc cơ bản của vật chất: ..................................................................................... 4
1.2. Tính hai mặt của điện từ .................................................................................................. 5
1.3. Tính chất điện của vật liệu ............................................................................................... 5
1.4. Tính chất từ tính của vật liệu ........................................................................................... 6
1.4.2. Độ cảm từ ................................................................................................................. 7
1.4.3. Cảm ứng từ ............................................................................................................... 7
1.4.4. Vật liệu nghịch từ ..................................................................................................... 8
1.4.5. Vật liệu thuận từ ....................................................................................................... 8
1.4.6. Vật liệu sắt từ ............................................................................................................ 9
1.5. Từ dư và vòng từ trễ ...................................................................................................... 10
1.6. Nhiệt độ Curie ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA ĐIỆN HỌC ........................................ 14
2.1. Nguyên lý chung............................................................................................................ 14
2.1.1 Dòng điện ................................................................................................................ 14
2.1.2 Cường độ dòng điện ................................................................................................ 14
2.1.3 Dòng thay đổi – dòng tuần hoàn .............................................................................. 14
2.1.4 Dòng hình sin .......................................................................................................... 15
2.1.5 Giản đồ Fresnel ........................................................................................................ 16
2.1.6. Sự lệch pha giữa các dòng hình sin ........................................................................ 16
2.2. Kiến thức cơ bản về điện trở - Định luật Ôm ................................................................ 17
2.2.1. Điện trở thuần ......................................................................................................... 18
2.2.2. Độ tự cảm ............................................................................................................... 19
2.2.3. Điện dung ............................................................................................................... 20
2.2.4. Cuộn dây trong thực tế ........................................................................................... 20
2.2.5. Sơ đồ trở kháng và ký hiệu số phức ....................................................................... 21
2.3. Một số định luật ............................................................................................................. 22
2.3.1. Định luật Joule ........................................................................................................ 22
2.3.2. Định luật Kirchhoff ................................................................................................ 23
2.4. Mạch cầu Wheatstone .................................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA ĐIỆN TỪ .......................................... 25
3.1. Định nghĩa ..................................................................................................................... 25
3.2. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng. .................................................. 25
3.3. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua vòng dây. .......................................................... 26
3.4. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua cuộn dây phẳng. ............................................... 27
3.5. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua ống dây . .......................................................... 27
3.6. Hiện tượng cảm ứng điện từ .......................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN XOÁY ....................................... 31
4.1. Nguồn gốc của dòng xoáy: ............................................................................................ 31
4.2. Sự lan truyền của dòng xoáy ......................................................................................... 32
4.2.1. Trường hợp chi tiết phẳng ...................................................................................... 32
4.2.2. Trường hợp thanh trụ .............................................................................................. 36
4.2.3. Trường hợp ống tuýp .............................................................................................. 40
4.3. Định luật về tính tương tự ............................................................................................. 43
CHƯƠNG 5: MẶT PHẲNG BIỂU DIỄN TRỞ KHÁNG CHUẨN HÓA .............................. 44
5.1. Điện trở kháng của cuộn dây riêng biệt. ........................................................................ 44
5.2 Trở kháng của cuộn dây khi tiếp xúc với vật dẫn ........................................................... 45
5.3. Trở kháng chuẩn hóa hay rút gọn: ............................................................................. 46
5.4. Sơ đồ trở kháng chuẩn hóa ............................................................................................ 47
5.5. Xây dựng sơ đồ trở kháng và các yếu tố ảnh hưởng ..................................................... 48

P.V.N 2
Phương pháp dòng điện xoáy
5.5.1. Sự ảnh hưởng của độ dẫn điện: .............................................................................. 49
5.5.2. Ảnh hưởng của tần số. ............................................................................................ 50
5.5.3. Ảnh hưởng của độ từ thẩm ..................................................................................... 50
5.5.4. Ảnh hưởng của khe hở giữa đầu dò và chi tiết ....................................................... 51
5.5.5. Ảnh hưởng của chiều dày chi tiết ........................................................................... 53
5.5.6. Ảnh hưởng của lớp phủ .......................................................................................... 54
5.5.7. Ảnh hưởng của khuyết tật....................................................................................... 56
5.5.8. Tóm tắt.................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 6: ĐẦU DÒ DÙNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DÒNG XOÁY ........................... 59
6.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................ 59
6.2.Sử dụng đầu dò ............................................................................................................... 59
6.2.1. Cuộn dây ngoài ....................................................................................................... 59
6.2.2. Cuộn dây trong ....................................................................................................... 59
6.2.3. Đầu dò bề mặt ......................................................................................................... 59
6.2.4. Đầu dò xoay ............................................................................................................ 60
6.3. Thiết kế .......................................................................................................................... 60
6.3.1. Đầu dò hai chức năng: ............................................................................................ 60
6.3.2. Đầu dò với các chức năng riêng rẽ: ........................................................................ 60
6.4. Phương pháp kiểm tra .................................................................................................... 61
6.4.1. Phương pháp tuyệt đối ............................................................................................ 61
6.4.2. Phương pháp vi sai ................................................................................................. 61
6.5. Hình dáng và kích thước................................................................................................ 63
6.6. Hội tụ và tập chung........................................................................................................ 64
CHƯƠNG 7: THIẾT BỊ DÙNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DÒNG XOÁY .......................... 65
7.1. Nguyên lý đo: ................................................................................................................ 65
7.2. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị: ........................................................................... 66
7.2.1. Thiết bị phát ............................................................................................................ 66
7.2.2. Hệ thống phát hiện .................................................................................................. 66
7.2.3.Hệ thống thu và khai thác ........................................................................................ 68
7.3.Điều chỉnh và chuẩn thiết bị. .......................................................................................... 76
7.3.1. Lựa chọn tần số kiểm tra ....................................................................................... 76
7.3.2. Hiệu chuẩn .............................................................................................................. 78
CHƯƠNG 8: QUI TRÌNH KIỂM TRA ................................................................................... 79
8.1. Mô tả vùng cần kiểm tra ................................................................................................ 79
8.2. Mô tả khuyết tật có thể xảy ra ....................................................................................... 79
8.3. Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 79
8.4. Vật liệu và thiết bị yêu cầu: ........................................................................................... 79
8.5. Chuẩn bị trước khi kiểm tra ........................................................................................... 80
8.6. Bước hiệu chuẩn ............................................................................................................ 80
8.7. Kiểm tra ......................................................................................................................... 80
8.8. Tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................................................... 80
8.9. Kết thúc công việc kiểm tra ........................................................................................... 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 81
9.1. Các đại lượng và đơn vị vật lý....................................................................................... 81
9.2. Những bội số và ước số ................................................................................................. 81
9.3. Deci Bel ......................................................................................................................... 81
9.4. Bảng chữ cái Hy Lạp ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 82
1. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 82

P.V.N 3
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG I: CÁC TÍNH CHẤT ĐIỆN VÀ TỪ CỦA VẬT LIỆU


1.1 Vật chất
1.1.1 Cấu trúc cơ bản của vật chất:
Nguyên tử

Mỗi hạt điện tích chuyển động trên các quĩ đạo đều tạo từ trường. Vậy đối với mỗi điện
tử ta có:

Các điện tử chuyển động trên quĩ đạo xung quanh hạt nhân sẽ tạo ra từ trường.
Sự quay đó của điện tử là mômen từ sinh ra do điện tử tự quay quanh nó.
Những hạt nhân nguyên tử nằm trong cấu trúc mạng tinh thể.
Dạng mạng tinh thể là do chức năng cân bằng giữa các loại lực khác nhau như là:
Điện – Từ - Động năng (dao động-quay) – Lực hút của vật chất.
Điều đó giải thích về các mạng khác nhau và ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể của các
nguyên tử khác nhau khi chúng ta tạo ra các hợp kim.
Đối với tính chất điện và từ của vật chất, hiển nhiên rằng sự tương tác giữa vật chất và từ
trường bên ngoài sẽ phụ thuộc vào chức năng cân bằng điện – từ của cấu trúc tinh thể .
Trong bảng dưới đây là dạng cấu trúc tinh thể của một số kim loại.

P.V.N 4
Phương pháp dòng điện xoáy
Khi có một sự pha trộn các phần tử xảy ra, chúng ta có một cấu trúc mạng tinh thể khác,
một trạng thái cân bằng điện từ mới.
Ngoài ra, khi có sự pha trộn chất mới xảy ra, chúng ta cũng không thể chắc chắn sự tương
tác của chúng với điện trường hoặc từ trường
1.2. Tính hai mặt của điện từ
Chúng ta nói về điện từ vì điện trường được tạo ra ảnh hưởng tới từ trường và ngược lại.
Ví dụ:
Điện tích khi chuyển động sẽ tạo ra từ trường vuông góc với quĩ đạo.
Khi từ trường biến thiên tới gần vật dẫn, dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện vuông góc với
các đường sức của từ trường.
Điện và Từ trường luôn luôn vuông góc với nhau.
1.3. Tính chất điện của vật liệu
Vật liệu kim loại được định nghĩa bởi khả năng cho phép các hạt tích điện chuyển động.

Tính chất điện của vật liệu được định nghĩa bởi hai đại lượng
 gọi là độ dẫn điện, biểu diễn bằng Siemens/mét (S/m)
Độ dẫn điện được thực hiện bởi sự dịch chuyển của các điện tử tự do trong vật dẫn.
Trong thực tế, Độ dẫn điện được biểu diễn bằng Mêga-Siemens/mét (MS/m)
1 MS/m = 1.000.000 S/m = 10+6 S/m
 được gọi là điện trở suất, biểu diễn bằng Ohm-mét (.m). Ta có mối liên hệ:
 = 1/
Độ dẫn điện của vật liệu phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nó. Nó còn phụ thuộc
vào quá trình xử lý nhiệt hoặc cơ khí của vật liệu
Ví dụ:
Độ dẫn điện của đồng nguyên chất:  = 58 MS/m
Độ dẫn điện của hợp kim nhôm : 15 MS/m    35 MS/m
Độ dẫn điện của hợp kim titan:   2 MS/m
Độ dẫn điện của sắt: 1 MS/m    9 MS/m
Nói chung sự thay đổi độ dẫn điện của một vật liệu đã cho theo nhiệt độ được biểu diễn
bằng công thức:
 = o / (1 +  (T – To))
o Độ dẫn điện ở nhiệt độ To
P.V.N 5
Phương pháp dòng điện xoáy

 Độ dẫn điện ở nhiệt độ T


 hệ số phụ thuộc vào bản chất vật liệu
Ví dụ: hệ số  của hợp kim nhôm khoảng 0,003 đến 0,004 khi nhiệt độ nằm trong dải từ
00C đến 1000C
Chú ý:
Độ dẫn điện của vật liệu có thể được biểu diễn bằng % IACS (International Annealed
Copper Standard) trong đó đồng nguyên chất được lấy làm chuẩn.
Độ dẫn điện của vật liệu sau đó được biểu diễn bằng % độ dẫn điện của đồng nguyên
chất.
Theo đơn vị này, độ dẫn điện của đồng nguyên chất:  = 58 MS/m = 100 % IACS.
Ta có:
1 % IACS = 0,58 MS/m
1 MS/m = 1,7241 % IACS
Bảng dưới đây cung cấp các giá trị tương ứng giữa độ dẫn điện biểu diễn bằng đơn vị hệ
quốc tế và đơn vị % IACS.

1.4. Tính chất từ tính của vật liệu


Tính chất từ tính của vật liệu được xác định bởi ảnh hưởng của từ trường H xuất hiện
trong vật liệu.
Để định lượng ảnh hưởng này, chúng ta dựa vào hai khái niệm cơ bản:
Độ từ thẩm
Độ cảm từ
1.4.1. Độ từ thẩm
Độ từ thẩm  được hiểu là đại lượng đặc trưng cho khả năng của vật liệu ‘’mang’’ hoặc
‘’dẫn’’ những đường sức.
Nó liên quan đến khả năng phát triển của vật liệu từ hóa.

P.V.N 6
Phương pháp dòng điện xoáy

Độ từ thẩm  có đơn vị đo là Henry/mét (H/m).


1.4.2. Độ cảm từ
Khi vật dẫn được đưa vào trong từ trường H, Nó thể hiện rằng vật dẫn có thể tạo ra một
từ hoá J.
Mối liên quan giữa từ hoá J và từ trường H có thể thể hiện bằng công thức sau:
J=.H
Trong đó  được gọi là độ cảm từ, đại lượng không thứ nguyên (không đơn vị)
H và J được đo bằng Ampe/mét (A/m)
Mối liên quan này cho ta thấy vật liệu có độ cảm từ với từ trường, khả năng phản ứng khi
có tác động của từ trường.
1.4.3. Cảm ứng từ
Chúng ta gọi cảm ứng từ B là đại lượng biểu thị thông lượng từ (Từ thông) qua vật liệu.
Đơn vị của cảm ứng từ B là Tesla (T).
Trong chân không, cảm ứng từ B và từ trường H được liên hệ bởi:
B = 0. H
Trong đó 0 là độ từ thẩm của chân không, 0 = 4..10-7 H/m
Khi từ trường H đi qua vật liệu, cảm ứng từ B được tính như sau:
B = 0. (H+J)
B = 0. (H+  . H)
B = 0. (1+). H
Đặt r = (1+)
Ta có: B = 0. r . H = . H
Trong đó  là độ từ thẩm của vật liệu
r là độ từ thẩm tương đối (không thứ nguyên)
r =  /0
Thông thường ta phân loại vật liệu thành 3 loại theo cách mà chúng phản ứng với từ
trường:
 Vật liệu nghịch từ
 Vật liệu thuận từ
 Vật liệu sắt từ
Chú ý:

P.V.N 7
Phương pháp dòng điện xoáy
Vật liệu nghịch từ và thuận từ còn được gọi là vật liệu không từ tính vì chúng có độ cảm
từ rất yếu so với vật liệu sắt từ
Vật liệu nghịch từ và thuận từ có độ cảm từ rất yếu (  1)
r = 1
Vật liệu sắt từ có độ cảm từ lớn:
r  1
1.4.4. Vật liệu nghịch từ
Đối với vật liệu nghịch từ, khi không có từ trường, các quĩ đạo của điện tử quay xung
quanh hạt nhân là bất kỳ và tổng của quỹ đạo từ trường được tạo ra bởi sự chuyển động
của điện tử là bằng không. Chúng ta nói rằng vật liệu có 2 mômen từ của nguyên tử triệt
tiêu (bằng không).
Khi các vật liệu này đưa vào từ trường H, các quĩ đạo của điện tử có xu hướng theo
hướng vuông góc với hướng của từ trường H. Trong trường hợp này tổng của các
moment từ quỹ đạo tạo bởi sự chuyển động của điện tử khác không (không triệt tiêu). Đối
với mỗi nguyên tử, chúng ta nói rằng chúng có một mômen từ.
Tổng của các mômen từ của các nguyên tử truyền một từ hoá J vào vật liệu.

Hướng của Tổng của các mômen từ của các nguyên tử luôn luôn ngược với hướng của từ
trường H.
Vật liệu nghịch từ được đặc trưng bởi độ cảm từ yếu và mang dấu âm ( 0).

Ví dụ một số vật liệu nghịch từ:


 Chì
 Bạc
 Thủy ngân
 Đồng
1.4.5. Vật liệu thuận từ
Đối với vật liệu thuận từ, các mômen từ nguyên tử khác không, nhưng khi không có từ
trường H, chúng có các hướng khác nhau và momen tổng lại bằng 0.

P.V.N 8
Phương pháp dòng điện xoáy

Dưới ảnh hưởng của từ trường H, mômen có xu hướng hướng theo từ trường H, xuất hiện
từ hóaJ.
Vật liệu thuận từ được đặc trưng bởi độ cảm từ yếu và mang dấu dương ( 0).

Ví dụ một số vật liệu thuận từ


 Platinum
 Nhôm
 Crôm
 Mangan

1.4.6. Vật liệu sắt từ


Vật liệu sắt từ được đặc trưng bởi sự xuất hiện các vùng từ (domains)
Các domains này có diện tích rất nhỏ nằm trong vật liệu (kích thước cạnh khoảng 10
m), mômen từ của chúng tự tạo ra một từ hoá cùng hướng khi vật liệu được đặt trong từ
trường H
Đối với vật liệu sắt từ chưa bị từ hoá (nhiễm từ), kết quả của sự nhiễm từ của các vùng từ
khác nhau bằng không.

P.V.N 9
Phương pháp dòng điện xoáy
Khi các vật liệu này đưa vào từ trường, chúng có khả năng phát triển từ hoá rất mạnh. Sự
xuất hiện từ hoá đó liên quan tới sự thay đổi kích thước các vùng từ cũng như hướng của
các mômen từ với từ trường H
Đối với những vật liệu này, giá trị của từ hoá J không biến thiên tuyến tính theo từ trường
H.
Đường cong thu được gọi là đường cong từ hoá thứ nhất.

Khi tất cả các mômen từ đều hướng theo hướng của từ trường H, Chúng ta nói chúng có
từ hoá bão hòa.
Ví dụ một số vật liệu sắt từ
 Nickel
 Cobalt
 Sắt
 Thép
1.5. Từ dư và vòng từ trễ
Ta gọi từ dư là lượng từ còn lưu lại trong vật liệu sau khi được đặt trong từ trường H.
Vật liệu nghịch từ và thuận từ được đặc trưng bởi thực tế rằng chúng không có từ dư. Sự
nhiễm từ cảm ứng trong vật liệu biến mất ngay sau khi loại bỏ từ trường H.
Hiện tượng này không xuất hiện trong trường hợp vật liệu sắt từ. Khi từ trường giảm từ
giá trị +Hm tạo bão hòa Js tới giá trị 0. Ta vẽ đường cong từ giá trị bão hòa tới giá trị từ
Jr dư (đoạn AJr)

Jr+ được gọi là từ dư

P.V.N 10
Phương pháp dòng điện xoáy
Trong trường hợp muốn hạn chế lượng từ dư Jr đó, có thể áp dụng từ trường theo hướng
ngược lại (H 0) với từ trường đã áp dụng ở lần từ hóa đầu tiên. Sau đó vẽ đoạn AB.
Lượng từ dư bị loại bỏ (J = 0) khi từ trường H đạt giá trị Hc.

Giá trị đó có tên là từ trường cưỡng bức.


Nếu tiếp tục thay đổi từ giá trị -Hc tới giá trị -Hm, Chúng ta lại đạt giá trị bão hòa mới –
Js (đoạn BC)

Nếu bây giờ tăng từ trường từ -Hm tới giá trị Hm, ta vẽ đường cong CDA.

P.V.N 11
Phương pháp dòng điện xoáy

Đường cong khép kín ABCD, thu được với sự thay đổi từ trường H giữa giá trị Hm và –
Hm được gọi là vòng từ trễ.

Hình dạng của vòng từ trễ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có bản chất và thành
phần của vật liệu sắt từ và sự gia công cơ khí; xử lý nhiệt của vật liệu.Cho nên có loại sắt
từ có lượng từ dư lớn, trong khi loại khác lại có lượng từ dư nhỏ.
Chú ý quan trọng:

P.V.N 12
Phương pháp dòng điện xoáy

Vật liệu sắt từ cũng đặc trưng bởi thực tế rằng độ từ thẩm  thay đổi theo từ trường H,
không giống như vật liệu nghịch từ và thuận từ.
Trong trường hợp từ hóa ban đầu, độ từ thẩm tương đối r tăng tới giá trị cao nhất và rồi
giảm xuống gần giá trị 1 khi H lớn nhất, đạt tới bão hòa.
1.6. Nhiệt độ Curie
Bất cứ vật liệu sắt từ nào có chứa từ dư có thể khử từ bằng cách đưa vào nhiệt độ thích
hợp rồi làm nguội khi không có từ trường.
Nhiệt độ mà ở đó vật liệu thay đổi tính chất của nó chuyển từ trạng thái từ tính sang trạng
thái không từ tính (thuận từ) được gọi là nhiệt độ hay điểm Curie.
Nhiệt độ đó phụ thuộc tính chất và thành phần của vật liệu.
Ví dụ, hợp kim Nickel chứa 1 % Silicon có nhiệt độ Curie là 3200C. Hợp kim Nickel
chứa 5% Silicon sẽ có nhiệt độ Curie bằng 450C.
Nhiệt độ Curie của thép thay đổi từ 6500C tới 8700C.

P.V.N 13
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA ĐIỆN HỌC


2.1. Nguyên lý chung
2.1.1 Dòng điện
Chúng ta gọi dòng điện hay điện là hiện tượng liên quan đến sự dịch chuyển của điện tích
trong vật dẫn.
Trong phần lớn các trường hợp thông thường và đặc biệt trong trường hợp dòng điện sử
dụng trong kiểm tra bằng phương pháp dòng xoáy, nó liên quan đến sự dịch chuyển của
các điện tử trong các kim loại rắn, chúng có thể là dây đồng tạo đầu dò hoặc chi tiết
(nhôm, thép…).

Cũng có một số vật liệu composite có thể dẫn điện, ví dụ như sợi các bon, ở đó sự dịch
chuyển của các điện tử được thực hiện bởi sợi các bon dẫn điện.

2.1.2 Cường độ dòng điện


Cường độ dòng điện (i) là đại lượng liên quan tới sự dịch chuyển của các điện tử trong
vật dẫn.
Đơn vị cường độ dòng điện là Ampere (A)
Cường độ dòng điện có thể dương hoặc âm.

2.1.3 Dòng thay đổi – dòng tuần hoàn


Chúng ta gọi dòng thay đổi là dòng có cường độ thay đổi theo thời gian

P.V.N 14
Phương pháp dòng điện xoáy

Chúng ta gọi dòng tuần hoàn là dòng thay đổi với sự thay đổi cường độ lặp lại theo thời
gian.

Thời gian giữa hai sự kiện gần nhau mà cường độ dòng điện có cùng giá trị được gọi là
chu kỳ (T).
Đơn vị của chu kỳ là giây (s)
Chúng ta cũng định nghĩa tần số F. Tần số F tương ứng với số chu kỳ trong 1 giây.
Đơn vị của tần số là Hertz (Hz)
F và T liên quan bởi công thức:
F = 1/T
Ví dụ: dòng thay đổi hình sin là dòng tuần hoàn.
2.1.4 Dòng hình sin
Những dòng này có cường độ biểu diễn là hàm theo thời gian
i = Io .cos (.t + )
Io cường độ dòng điện cực đại
 = 2./T = 2..F
 được biểu diễn bằng radian/giây, (rd/s)
 pha thời gian bắt đầu (t=0)
Sơ đồ sau biểu thị cường độ dòng hình sin

P.V.N 15
Phương pháp dòng điện xoáy

2.1.5 Giản đồ Fresnel


Dòng hình sin có thể được biểu diễn bởi vectơ có độ dài Io, quay quanh điểm tâm O. Với
vận tốc góc  và tạo góc với trục hoành bằng góc pha  tại thời điểm T=0
Cường độ của dòng được tính bằng hình chiếu của vectơ trên trục hoành.

2.1.6. Sự lệch pha giữa các dòng hình sin


Hai dòng hình sin cho trước bởi công thức:
i1 = Io.cos (.t + 1)
i2= Io.cos (.t + 2)
Những dòng này có cùng biên độ và lệch pha tại thời điểm t=0, nhưng có cùng , tức là
cùng tần số
Cường độ theo thời gian của các dòng đó được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Ta thấy rằng các dòng này lệch theo thời gian. Ta nói dòng i1 sau dòng i2
Sự xuất hiện thời gian chậm t giữa hai dòng được gọi là lệch pha

P.V.N 16
Phương pháp dòng điện xoáy
Nếu chúng ta sử dụng giản đồ Fresnel tại thời điểm t=0, cả hai dòng được biểu diễn bằng
2 vectơ i1 và i2 có cùng độ dài và quay cùng tốc độ. Nó xuất hiện góc hở giữa 2 vectơ i1
và i2:
 = 2 - 1

 và t liên quan bởi công thức:


 = 2.t/T
Chú ý:
Khi  = 0, có nghĩa là các dòng cùng pha
Khi  = /2, có nghĩa là các dòng vuông góc
Khi  = , có nghĩa là các dòng có pha ngược nhau
Sơ đồ sau biểu diễn các trường hợp đó.

2.2. Kiến thức cơ bản về điện trở - Định luật Ôm


Điện trở của dây dẫn hay của một mạch điện đặc trưng khả năng của dây dẫn hay của một
mạch điện truyền tải điện.

P.V.N 17
Phương pháp dòng điện xoáy

Có dòng điện i = Io .cos (.t + ) chạy qua dây dẫn giữa hai điểm A và B.
Dưới tác động của dòng điện, xuất hiện một hiệu điện thế u = Va – Vb

Điện áp u có thể tính một cách tổng quát:


u = Uo .cos (.t + )
Điện áp u cũng là hình sin và có cùng tần số với dòng điện i. Tuy nhiên dòng i và điện áp
u không phải lúc nào cũng cùng pha
Độ lệch pha giữa u và i là:
=-
Điện áp u cũng có thể biểu diễn trên giải đồ Fresnel
Ta có giản đồ sau:

Công thức cho phép tính điện thế u từ dòng điện i được gọi là định luật Ôm:
U = Z.i
Trong đó Z được gọi là trở kháng
Đơn vị trở kháng là Ohm ()
Trở kháng của dây dẫn hay của một mạch điện phụ thuộc vào bản chất của vật liệu,
nhiệt độ và dạng mạch điện.
2.2.1. Điện trở thuần
Khi dòng điện chạy qua dây dẫn (trường hợp dây dẫn thẳng), ta nhận thấy rằng điện thế
xuất hiện ở các đầu mút có cùng pha với dòng điện.

P.V.N 18
Phương pháp dòng điện xoáy

Trong trường hợp này,chúng ta nói trở kháng của dây dẫn là điện trở thuần, gọi là điện
trở R:
Z=R
Trong mạch điện, điện trở được vẽ như sau:

Điện trở của dây dẫn có thể tính dựa trên tính chất điện của vật liệu và kích thước của dây
dẫn:
R = .l/S
Trong đó:
 là điện trở xuất của vật liệu
l là chiều dài của dây dẫn
S là tiết diện của dây dẫn
Đơn vị của điện trở là Ohm ()
2.2.2. Độ tự cảm
Giả sử chúng ta có cuộn dây làm từ dây dẫn có điện trở bằng 0 (hoặc rất nhỏ)

Cuộn dây như vây được đặc trưng bởi độ tự cảm L:


L = o.N2.S/l
Trong đó:
o là độ từ thẩm trong chân không
N là số vòng dây trong cuộn dây
S là tiết diện của sợi dây

P.V.N 19
Phương pháp dòng điện xoáy
l là chiều dài của cuộn dây
Đơn vị của độ tự cảm là Henry (H)
Khi dòng điện chạy qua cuộn dây, ta nhận thấy rằng điện thế xuất hiện ở các đầu mút dẫn
trước dòng điện i với độ lệch pha 900

Trong trường hợp này, Chúng ta gọi đó là cảm kháng XL. Được biểu diễn bằng công
thức:
Z = XL = L. = 2..F.L
Đơn vị của cảm kháng là Ohm ()
2.2.3. Điện dung
Chúng ta gọi tụ điện là thiết bị gồm 2 tấm kim loại riêng rẽ bởi chất cách điện giữa
chúng.

Khi dòng điện chạy qua tụ điện, nó có đặc tính tích điện. Tụ điện được xác định bởi điện
dung C
Đơn vị của điện dung là Farad (F)
Dưới tác động của dòng điện chạy qua, điện thế u xuất hiện ở tụ điện chậm pha so với
dòng điện i là 900.

Trong trường hợp này, ta gọi đó là dung kháng Xc. Được biểu diễn bằng công thức:
Z = Xc= -1/(C.)
Đơn vị của dung kháng là Ohm ()
2.2.4. Cuộn dây trong thực tế
Trong thực tế, điện trở của cuộn dây không bao giờ bằng không
Chính vì vậy chúng ta phải tính đến điện trở thuần của dây dẫn của cuộn dây và độ tự
cảm của nó.
Sơ đồ sau biểu diễn các thành phần của cuộn dây.

P.V.N 20
Phương pháp dòng điện xoáy

Ở các điểm cuối của mỗi thành phần xuất hiện từng điện thế
Ở các điểm cuối của điện trở thuần Ro xuất hiện điện thế u1 = Ro.i
Ở các điểm cuối của tự cảm Lo xuất hiện điện thế u2 = Xo.i = Lo..i
Trên giản đồ Fresnel, điện áp ở các điểm cuối của cuộn dây bằng tổng vectơ u1 và u2:
u= Zo.i = u1 + u2

Theo định luật Pythagora, độ lớn của trở kháng có thể tính bằng công thức:

z0  R 2
0  L20 .2 
Bên cạnh đó, độ lệch pha giữa điện thế u và dòng điện i được tính theo công thức:
tg  = Lo./Ro
2.2.5. Sơ đồ trở kháng và ký hiệu số phức
Từ sơ đồ biểu diễn Fresnel, độ dài mỗi cạnh của tam giác vuông tỷ lệ với điện áp u.
Để đơn giản ta chia mỗi cạnh cho i.
Ta thu được sơ đồ trở kháng như sau.

Sơ đồ biểu diễn thành phần trở kháng của cuộn dây thực.
Dạng biểu diễn này có thể chung cho mỗi mạch điện.
Nguyên tắc chung, mỗi mạch có thể chia thành 3 phần đơn giản mà ta đã biết, đó là:
Điện trở thuần R: Z = R
Cảm kháng: Z = Xl = L. 

P.V.N 21
Phương pháp dòng điện xoáy

Dung kháng: Z = Xc = -1/C. 


Trên sơ đồ trở kháng
 Điện trở thuần được biểu diễn trên trục hoành
 Cảm kháng hoặc dung kháng biểu diễn trên trục tung
 Cảm kháng biểu diễn theo chiều dương của trục tung
 Dung kháng biểu diễn theo chiều âm của trục tung

Nó có thể biểu diễn bằng toán học, gọi là số phức.


Trở kháng trên trục hoành được gọi là phần thực, Trở kháng trên trục tung được gọi là
phần ảo.
Theo ký hiệu của số phức
 Điện trở thuần R: Z = R
 Cảm kháng: Z =j.Xl = j.L. 
 Dung kháng: Z = Xc = -j/C. 
Trở kháng của cuộn dây thực với điện trở thuần Ro và độ tự cảm Lo:
Zo = Ro + j.Xo = Ro + j.Lo. 
2.3. Một số định luật
2.3.1. Định luật Joule
Chúng ta gọi hiệu ứng Joule là hiện tượng liên quan tới sự nóng lên của dây dẫn do tác
động của dòng điện chạy trong nó.
Hiệu ứng này không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
Lượng nhiệt phát ra từ dòng điện:
 Tỷ lệ với thời gian dòng điện chạy qua
 Tỷ lệ với bình phương cường độ dòng điện
 Tỷ lệ với điện trở dây dẫn
Và theo định luật Joule, lượng nhiệt phát ra từ dòng điện được biểu diễn là:
Q = R.i2.t

P.V.N 22
Phương pháp dòng điện xoáy
Đơn vị của Q là Joule (J)
2.3.2. Định luật Kirchhoff
2.3.2.1.Định luật về các điện trở mắc nối tiếp
Cho mạch điện gồm hai điện trở Z1 và Z2 mắc nối tiếp.

Dưới tác động của dòng điện i, các điện áp xuất hiện ở các điểm cuối của các điện trở là
u1 và u2.
Điện áp u của mạch được tính bởi công thức:
u = u1 + u2
u = Z1.i + Z2.i
u = (Z1 + Z2).i
Tổng trở của đoạn mạch sẽ là:
Z = Z1 + Z2
Khi các điện trở mắc nối tiếp, điện trở tổng của cả mạch bằng tổng của các điện trở thành
phần.
2.3.2.2. Luật về điểm nút
Chúng ta gọi điểm nút là điểm có các dòng điện vào và ra.
Định luật này phát biểu rằng: tổng các cường độ các dòng điện vào nút bằng tổng các
cường độ các dòng điện ra khỏi nút.
i = i1 + i2

2.3.2.3. Định luật về các điện trở mắc song song


Ta có mạch điện với hai điện trở mắc song song Z1 và Z2

Dòng điện chia thành hai dòng i1 và i2 qua Z1 và Z2


i= i1 +i2
Hiệu điện thế u trong đoạn mạch mắc song song là
u =u1
u = u2
Hay

P.V.N 23
Phương pháp dòng điện xoáy
Z.i = Z1.i1
Z.i = Z2.i2
Suy ra i1 = Z.i/Z1
i2 = Z.i/Z2
Thay vào công thức i= i1 +i2 ta đuôc
i = Z.i/Z1 + Z.i/Z2
1 = Z/Z1 + Z/Z2
Cuối cùng ta thu được:
Z = Z1.Z2/(Z1 +Z2)
2.4. Mạch cầu Wheatstone
Mạch cầu Wheatstone gồm 4 điện trở mắc theo sơ đồ sau

Chúng ta nói cầu cân bằng khi không có dòng điện chạy qua nhánh BD. Có nghĩa là hiệu
điện thế giữa B và D bằng 0, điện thế ở nhánh AB và AD bằng nhau. Từ đó ta có:
Z.io = Z3.i3
Tương tự, điện thế ở nhánh BC và DC bằng nhau:
Z1.i1 = Z2.i2
Bên cạnh đó, không có dòng điện chạy qua BD nên i1 = io và i2 = i3
Z.io = Z3.i3
Z1.io = Z2.i3
Vậy Cầu Wheatstone cân bằng khi:
Z/Z1 = Z3/Z2 hay Z.Z2 = Z1.Z3
Trở kháng của cầu
Ta có thể thấy rằng nếu sự thay đổi một trong các trở kháng của cầu xuất hiện thì điện áp
u sẽ khác 0
Điện áp u phụ thuộc vào điện áp V cung cấp cho cầu và sự thay đổi trở kháng Z.
Ta cho rằng trở kháng thay đổi từ Z tới Z + Z
Điện áp u sau đó được tính như sau:
u = V. Z.Z2.Z3/Z.(Z2 + Z3)2
Từ đó ta có u = k.V. Z
trong đó k là hệ số cân bằng phụ thuộc vào các điện trở Z2 và Z3

P.V.N 24
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 3: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA ĐIỆN TỪ

3.1. Định nghĩa


Chúng ta gọi điện từ là hiện tượng liên quan đến sự tạo ra từ trường H dưới sự ảnh hưởng
của dòng điện i
3.2. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng.
Xét một dòng điện i chạy qua dây dẫn thẳng dài.

Có thể thấy rằng dưới tác động của dòng điện chạy qua, xuất hiện một từ trường H xung
quanh dây dẫn. Tại điểm P cách dây dẫn khoảng cách r, giá trị của từ trường H được tính
theo công thức:
H = i/2..r
Ta thấy rằng:
 Dòng điện càng lớn, từ trường H tại P càng lớn
 Điểm P càng gần dây dẫn, từ trường tại đó càng lớn.
Cường độ dòng điện biểu thị bằng Ampe (A), khoảng cách r bằng mét (m) nên từ trường
biểu thị bằng Ampe/mét (A/m).
Từ trường tạo ra là hình tròn. Hướng của nó tiếp tuyến với đường tròn có tâm nằm trên
dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn
Hướng của từ trường có thể xác định bằng một số qui tắc sau:
 Qui tắc bàn tay phải:
Tưởng tượng rằng bạn nắm dây dẫn bằng tay phải với ngón tay cái chỉ chiều dòng điện.
Chiều của từ trường sẽ được chỉ bằng các ngón tay còn lại của tay phải bạn.
 Qui tắc vặn nút chai:
Tưởng tượng rằng dây dẫn là cái nút chai và cái mở nút chai (cho người thuận tay phải !!)
nằm trong dây dẫn theo chiều dòng điện. Chiều của từ trường H chính là chiều quay tiến
vào của cái mở nút chai đó.

P.V.N 25
Phương pháp dòng điện xoáy
3.3. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua vòng dây.
Xét dòng điện i chạy qua vòng dây.

Có thể tính giá trị từ trường H tại mỗi điểm P nằm trên trục của vòng dây. Giá trị đó được
tính bởi công thức sau:
H = i.a2/2.(x2 + a2)3/2
Trong đó a là bán kính vòng dây và x là khoảng cách giữa điểm P và tâm của vòng tròn.
Nhớ rằng:
Giá trị từ trường tại tâm của vòng dây O là
H (O) = i/2a
Dòng đi qua vòng dây càng lớn thì từ trường tạo ra càng lớn.
Với dòng cố định, bán kính vòng dây càng lớn thì từ trường H tại tâm vòng dây càng nhỏ.
Cường độ từ trường trên trục của vòng dây giảm rất nhanh khi đi xa tâm của vòng dây.
Trên sơ đồ sau cho chúng ta thấy cường độ từ trường H phụ thuộc khoảng cách:

Ta thấy rằng ở khoảng cách bằng bán kính vòng dây (x=a), Cường độ từ trường H giảm
khoảng 2/3 (65%).
Hình kế tiếp cho chúng ta thấy từ trường tạo bởi vòng dây không đồng nhất và hướng của
từ trường H thay đổi từ điểm này tới điểm khác.

Trên trục của vòng dây, hướng của từ trường H luôn luôn vuông góc với mặt phẳng vòng
dây. (chúng ta nói chúng vuông góc với vòng dây)
P.V.N 26
Phương pháp dòng điện xoáy
Tại các điểm khác, hướng của từ trường H lệch so với trục vòng dây. Ta nói rằng từ
trường bao gồm thành phần vuông góc và tiếp tuyến.

Cuối cùng, tại một vài điểm từ trường chỉ có thành phần tiếp tuyến.
Chú ý:
Trên trục của vòng dây, hướng của từ trường cũng có thể vận dụng qui tắc vặn nút chai:
mở nút chai nằm trên trục của vòng dây, quay theo chiều dòng điện, hướng tiến của nó là
hướng của từ trường.

Nếu dòng điện i là xoay chiều thì từ trường H cũng là xoay chiều
3.4. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua cuộn dây phẳng.
Chúng ta gọi cuộn dây phẳng là cuộn dây bao gồm N vòng dây xếp liền nhau trên cùng
một mặt phẳng. Chiều dày của chúng rất nhỏ so với đường kính của chúng.

Từ trường H tạo bởi cuộn dây như vậy xem như là tổng các từ trường tạo bởi từng vòng
dây.
Từ trường H tạo bởi cuộn dây phẳng giống hệt như một trong những từ trường tạo bởi
một vòng dây. Cường độ từ trường trên trục của cuộn dây cũng suy giảm như vậy. Tại
tâm của cuộn dây phẳng, giá trị từ trường H được tính như sau:
N.i
H
2.a
3.5. Từ trường tạo bởi dòng điện chạy qua ống dây .

P.V.N 27
Phương pháp dòng điện xoáy
Ta gọi ống dây là cuộn dây được cuốn bởi N vòng dây liên tiếp nhau như các vòng song
song tạo ra cuộn dây có chiều dài L dài hơn bán kính của vòng dây.

Có thể tính giá trị từ trường H tại mỗi điểm P nằm trên trục của ống dây. Giá trị đó được
tính bởi công thức sau:

H
N.i
cos 1  cos 2
2L
Trong trường hợp ống dây rất dài so với bán kính của nó, đối với điểm nằm trong ống
dây, ta có thể cho rằng:
1 = 0, và 2 = 
cường độ từ trường trong ống dây sẽ là:
H = N.i / L
Nếu đặt n = N/L, số vòng dây trên một đơn vị chiều dài, H có thể viết:
H = n.i
Sơ đồ sau cho ta thấy sự thay đổi cường độ từ trường trên trục của ống dây.

Chúng ta thừa nhận rằng từ trường H trong ống dây là đều và song song với trục của ống
dây.
Bên cạnh đó ta chú ý rằng cường độ từ trường giảm rất nhanh bên ngoài ống dây.
Chú ý:
Trên trục của ống dây, hướng của từ trường cũng có thể sử dụng qui tắc vặn nút chai: mở
nút chai nằm trên trục của ống dây, quay theo chiều dòng điện, hướng tiến của nó là
hướng của từ trường.

P.V.N 28
Phương pháp dòng điện xoáy

Nếu dòng điện i là xoay chiều thì từ trường H cũng là xoay chiều.
3.6. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Ta đã biết từ các phần trước là có thể tạo từ trường bằng cách cho dòng điện chạy qua
dây dẫn.
Hiện tượng ngược lại cũng có thể là:
Chúng ta cũng có thể tạo ra dòng điện trong vật liệu dẫn điện khi vật dẫn đưa vào từ
trường H.
Hiện tượng trên được gọi là cảm ứng điện từ.
Nếu chúng ta có một nam châm vĩnh cửu (tạo từ trường H1) và một ống dây với các đầu
dây nối với nhau, có thể tạo ra dòng điện i vào ống dây bằng cách đưa nam châm đến gần
ống dây đó.

Nếu ta ngừng dịch chuyển nam châm, dòng điện cũng biến mất.
Điều đó có nghĩa là sự cảm ứng chỉ xuất hiện khi vật dẫn đưa vào từ trường thay đổi.
Thật vậy, khi chúng ta đưa nam châm lại gần ống dây, ống dây được đưa vào từ trường
tăng dần.
Vậy hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ xuất hiện khi ống dây được đưa vào từ trường thay
đổi.
Cho nên, nếu chúng ta dịch chuyển nam châm ra xa ống dây, chiều dòng điện xuất hiện
trong ống dây sẽ ngược lại ban đầu.

P.V.N 29
Phương pháp dòng điện xoáy
Theo vấn đề mà chúng ta đã nêu ở phần 3.5, dòng điện cảm ứng trong ống dây cũng tạo
ra từ trường H2.

Từ trường H2 tạo bởi dòng điện cảm ứng ngược với sự thay đổi của từ trường H1 sinh ra
nó.
Cho nên nếu cường độ từ trường H1 tăng, từ trường H2 sẽ ngược với H1.
Nếu cường độ từ trường H1 giảm, từ trường H2 sẽ cùng chiều với H1.
Chúng ta nói dòng điện cảm ứng tạo ra từ trường trong ống dây chống lại sự thay đổi từ
trường sinh ra nó (định luật Lenz)
Hiện tượng tương tự cũng có thể thấy khi chúng ta đặt 2 cuộn dây hoặc 2 ống dây gần
nhau.
Nếu chúng cho dòng điện chạy vào cuộn dây, nó tạo ra từ trường H1 tương tự như từ
trường tạo bởi nam châm trước đó.

Bằng cách dịch chuyển ra xa hoặc lại gần cuộn dây cảm ứng chúng ta sẽ tạo ra ở cuộn
dây thứ hai dòng điện cảm ứng.
Nếu chúng ta cho dòng điện xoay chiều i1 vào cuộn dây cảm ứng, dòng điện xoay chiều i
xuất hiện ở cuộn dây thứ hai. Cả hai dòng điện xoay chiều có cùng tần số.

Đó là nguyên lý của máy biến thế. Cuộn dây cảm ứng là cuộn dây sơ cấp, cuộn dây thứ
hai là cuộn dây thứ cấp.
Mặt khác, dòng điện cảm ứng i trong cuộn dây thứ cấp tạo ra từ trường H2 ngược với từ
trường H1 sinh ra nó.
Từ trường H2 sẽ ảnh hưởng tới mạch sơ cấp.

P.V.N 30
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 4: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN XOÁY


4.1. Nguồn gốc của dòng xoáy:
Chúng ta đã biết trong chương trước rằng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra dòng điện
cảm trong dây dẫn (cuộn dây, ống dây) khi dây dẫn này đưa vào từ trường thay đổi.
Từ trường thay đổi có thể tạo ra bằng cách, dịch chuyển dây dẫn vào từ trường, hoặc sử
dụng từ trường thay đổi tạo bởi cuộn dây được cung cấp dòng điện xoay chiều.
Hiện tượng cảm ứng điện từ cũng xuất hiện khi ta thay dây dẫn bằng chi tiết làm bằng vật
liệu dẫn điện.
Trong trường hợp đó, dòng điện cảm ứng trong vật liệu được gọi là dòng xoáy.
Như đã mô tả ở chương trước, dòng điện xoáy chạy trong vật dẫn theo những đường
cong và ngược với sự thay đổi của từ trường cảm ứng.
Nếu ta cho dòng điện xoay chiều i chạy trong cuộn dây cảm ứng vuông góc với bề mặt
vật dẫn, dòng xoáy sẽ chạy theo các đường cong song song với bề mặt vật dẫn.

Nếu cuộn dây cảm ứng giống thế nhưng đặt song song với bề mặt vật dẫn, dòng xoáy ic
sẽ chạy theo các đường cong vuông góc với bề mặt vật dẫn.

Như một qui luật chung, dòng điện xoáy chạy song song với các vòng dây của cuộn dây
cảm ứng.
Ngoài ra chung ta chú ý rằng, dòng xoáy còn làm vật liệu nóng lên theo hiệu ứng Joule
Trong một số ứng dụng (trường hợp máy biến thế là một thí dụ), hiệu ứng này có hại bởi
nó làm tiêu hao năng lượng. Nên để giảm dòng xoáy lắp ráp các miếng kim loại được sơn
cách điện, vuông góc với dòng điện xoáy. Thiết bị như thế chống lại dòng điện xoáy.

P.V.N 31
Phương pháp dòng điện xoáy

Từ ví dụ trên, chúng ta đưa ra kết luận rằng bất cứ bất liên tục (nứt) nào trong vật liệu
nằm vuông góc với đường chạy của dòng xoáy sẽ ngăn cản chúng.

Kiểm tra với phương pháp dòng xoáy bao gồm tạo ra dòng điện xoáy trong vật cần kiểm
tra bởi cuộn dây phẳng hay ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua, có những dòng
xoáy chạy vuông góc với hướng của khuyết tật cần được phát hiện.
4.2. Sự lan truyền của dòng xoáy
4.2.1. Trường hợp chi tiết phẳng
Giả sử chúng ta đưa cuộn dây có dòng điện xoay chiều chạy qua lại gần chi tiết kim loại.
Dòng điện i được tính bằng công thức:
i = Io.sin (t)

Dòng xoáy được tạo ra trong chi tiết và lan chuyền xuống dưới bề mặt.
Những dòng xoáy này gồm các dòng điện ic chạy ở các độ sâu khác nhau trong chi tiết.

P.V.N 32
Phương pháp dòng điện xoáy
Sự tính toán bằng lý thuyết không dẫn thẳng đến cường độ dòng điện ic mà là mật độ của
dòng Jc.
Mật độ của dòng Jc thể hiện mật độ dòng qua một phần nhỏ bề mặt s nằm vuông góc
với các dòng điện.
Mối liên hệ giữa Jc và ic được thể hiện qua công thức:
Jc = ic/s
Giả thiết rằng từ trường cảm ứng He được tạo bởi cuộn dây là đều, có thể chỉ ra rằng mật
độ và pha của dòng xoáy thay đổi phụ thuộc vào độ sâu p trong chi tiết.
Tại độ sâu p trong chi tiết, mật độ Jc được tính như sau:
Jc = Jo.exp (-p/).sin (t-)
trong đó Jo là mật độ dòng xoáy trên bề mặt (p = 0)
Công thức trên có thể chia làm 2 phần:
phần 1: exp(-p/) thể hiện sự suy giảm mật độ theo chiều sâu
phần 2: sin (t-) thể hiện sự thay đổi pha của dòng xoáy theo chiều sâu. Nhớ rằng 
là pha của dòng xoáy.
Bên cạnh đó chúng ra chú ý rằng dòng xoáy có cùng vận tốc góc , tức là cùng tần số
với dòng chạy trong cuộn cảm.
4.2.1.1. Độ sâu truyền qui ước
Sự suy giảm của mật độ dòng xoáy được đặc trưng bởi hàm mũ, thể hiện qua đồ thị sau:

 có tên gọi là độ sâu truyền qui ước.


 thể hiện độ sâu mà ở đó mật độ dòng Jc bằng mật độ Jo ở bề mặt chia cho e = 2,718
Tại độ sâu này ta có :
Jc = Jo / e = 0.37.Jo
Điều này có nghĩa rằng mật độ dòng ở độ sâu đó chỉ bằng 37% mật độ dòng ở bề mặt
Độ sâu truyền qui ước  phụ thuộc vào điều kiện kiểm tra và bản chất của chi tiết.
Độ sâu truyền qui ước  được tính bằng công thức:
1

...F

P.V.N 33
Phương pháp dòng điện xoáy

trong đó  là độ dẫn điện của chi tiết


 là độ từ thẩm của chi tiết
F là tần số kiểm tra
thay độ từ thẩm  bằng độ từ thẩm tương đối r, ta có:
503

. r .F
Sau đây là một số ví dụ tính độ sâu truyền qui ước
 Đối với vật liệu không từ tính r = 1, với độ dẫn điện  = 25,4 MS/m (hợp kim
nhôm ), tần số lần lượt là 1 kHz, 1 MHz
 Với tần số F = 1 kHz = 1000 Hz
=?
 Với tần số F = 1 MHz = 1.000.000 Hz
=?
 Ta hãy xét hai chi tiết gần giống nhau về độ dẫn điện nhưng một chi tiết là không
từ tính còn chi tiết kia là từ tính.
* thiếc r = 1,  = 7.7 MS/m
với F = 1 kHz = 1000 Hz
=?
* thép r = 1000,  = 8 MS/m
với tần số F = 1 kHz = 1000 Hz
=?
Chúng ta ghi nhớ rằng:
Độ dẫn điện, độ từ thẩm, tần số càng tăng thì độ sâu truyền qui ước giảm. Đó là hiệu ứng
bề mặt.
Nếu chúng ta muốn phát hiện khuyết tật gần hoặc khuyết tật mở trên bề mặt, chúng ta sẽ
sử dụng dòng có tần số cao.
Nếu chúng ta muốn phát hiện khuyết tật nằm dưới sâu, cần thiết đạt được độ sâu truyền
lớn hơn,chúng ta sẽ sử dụng dòng có tần số thấp hơn.
Đối với chi tiết bằng vật liệu sắt từ với độ từ thẩm cao nên độ truyền sâu của dòng xoáy
rất thấp. Chi tiết bằng vật liệu sắt từ khó kiểm tra hơn so với vật liệu không từ tính.
Chúng ta đã biết từ chương 1 rằng, khi vật liệu sắt từ đạt tới mức bão hòa từ, độ từ thẩm
r của chúng giảm dần tới gần giá trị 1
Kỹ thuật bão hòa từ cho vật liệu sắt từ có thể sử dụng để tăng độ sâu truyền của dòng
xoáy để phát hiện các khuyết tật nằm dưới sâu.
Chú ý:
Độ sâu truyền qui ước  theo lý thuyết chỉ áp dụng với vật dẫn phẳng, kích thước không
hạn chế, đưa vào từ trường đều He (có cùng hướng và cùng giá trị ở mọi điểm trên vật
dẫn).
trong thực tế, công thức đó có thể ứng dụng với các chi tiết không phẳng, và ta cũng tạo
từ trường không đều. Nên công thức đó ứng dụng với ít nhiều tính hiệu lực.
Cuối cùng, để xác định độ sâu truyền qui ước , có thể sử dụng biểu đồ, trong đó độ sâu
truyền qui ước  tính bằng mm thay đổi theo tần số F và với các vật liệu khác nhau.

P.V.N 34
Phương pháp dòng điện xoáy
Chúng ta có thể kiểm tra lại từ biểu đồ trên những giá trị mà ta tính toán ở những ví dụ
trên.

4.2.1.2. Thay đổi pha của dòng xoáy


Có thể chỉ ra rằng pha  của dòng xoáy tạo trong chi tiết phẳng bởi từ trường đều, thay
đổi tuyến tính với độ sâu p:
 được tính bằng công thức:
 (radian) = -p/
Đồ thị sau biểu diễn sự thay đổi  theo p

Khi p =  thì  = -1 radian = -57,30


Chú ý:
Nếu thay  bằng công thức tính của nó, ta có thể viết;
 = -p.  *  *  * F
Nếu tần số lớn hơn thì pha giữa dòng xoáy chạy trong chi tiết và trên bề mặt sẽ lớn hơn.

P.V.N 35
Phương pháp dòng điện xoáy
Trong thực tế, hiện tượng này có thể sử dụng để phân biệt những hiệu ứng liên quan đến
khuyết tật nằm trong và trên bề mặt.
Chúng ta phải có sự cân đối giữa sự lệch pha và độ sâu truyền.
Chúng ta sẽ chọn tần số cao để thu được sự lệch pha lớn nhưng cũng phải đủ độ sâu
truyền nếu chúng ta muốn phát hiện những khuyết tật nằm trong chi tiết.
Xác định tần số tối ưu đạt được bằng thực nghiệm.
4.2.2. Trường hợp thanh trụ
Xét thanh trụ, chiều dài không hạn chế, độ dẫn điện và độ từ thẩm là hằng số, đặt trong
ống dây, cả hai đồng trục:

a bán kính thanh trụ


c bán kính ống dây
n số vòng dây trên một đơn vị chiều dài ống dây
i cường độ dòng điện chạy trong ống dây: i = Io.sin (t)
Từ trường tạo bởi ống dây là:
H = n.i
Mật độ dòng xoáy Jc tạo ra tại điểm P trong thanh trụ được tính toán phức tạp được cho
bởi công thức sau:
Jc = k.n.Io.M1 (kr)/Mo(ka).sin (t - )
trong đó: k  1 / 2....F
r là khoảng cách từ điểm P tới trục của thanh trụ (0 r  a)
Mo và M1 là hàm số Bessel
Ta thấy rằng mật độ và pha của dòng xoáy thay đổi theo vị trí của điểm P.
Sự thay đổi mật độ được tính bằng: k.n.Io.M1 (kr)/Mo(ka)
Sự thay đổi pha được tính bằng:
 = 1 (kr) – o(ka)
trong đó 1 và o là hàm số Bessel.
4.2.2.1. Số đối chứng ka
Thanh trụ được đặc trưng bởi số đối chứng ka
Số này không có đơn vị.
ka  a / 2....F
Chúng ta thấy rằng ka phụ thuộc vào:

P.V.N 36
Phương pháp dòng điện xoáy
 Kích thước hình học của thanh trụ (bán kính a)
 Tính chất vật liệu (độ dẫn điện, độ từ thẩm…)
 Tần số kiểm tra
4.2.2.2. Tần số đặc trưng Fg
Từ số đối chứng ka, ta có thể định nghĩa tần số đặc trưng Fg như sau:
ka  F / Fg
Khi F = Fg, ka = 1
Fg = a2/2....
hay Fg = 2/...d2
Chú ý:
Nếu thay  bằng r và  = 3.14 thì tần số đặc trưng Fg là:
Fg = 506600/.r.d2
Trong đó:
 tính bằng S/m
d: tính bằng m
Fg: tính bằng Hz
Trong thực tế tần số được tính bằng kHz đường kính thanh tính bằng mm, tần số đặc
trưng sẽ là:
Fg = 506.6*10+6/.r.d2
Trong đó:
 tính bằng S/m
d: tính bằng mm
Fg: tính bằng kHz
4.2.2.3. Sự thay đổi mật độ của dòng xoáy
Ta thấy rằng sự thay đổi mật độ dòng được cho bởi:
k.n.Io.M1 (kr)/Mo(ka)
Sơ đồ sau cho thấy Sự thay đổi mật độ của dòng xoáy phụ thuộc khoảng cách r/a cho các
tần số khác nhau, khác nhau về tỷ số F/Fg.

P.V.N 37
Phương pháp dòng điện xoáy

Đồ thị trên được vẽ trong trường hợp giá trị từ trường H = n.Io vaut 1 A/m
Chú ý rằng chúng ta thu được kết quả tương đương với chi tiết phẳng.
Tỷ số F/Fg càng lớn thì mật độ dòng xoáy trên bề mặt càng lớn.
Điều đó có nghĩa trong thực tế là tỷ số F/Fg càng lớn thì độ nhạy với khuyết tật bề mặt
càng lớn.
4.2.2.4. Sự thay đổi pha
Sự thay đổi pha của dòng điện xoáy được tính bằng công thức:
 = 1 (kr) – o(ka)
Sơ đồ sau cho thấy sự thay đổi pha của dòng xoáy phụ thuộc khoảng cách r/a cho các tần
số khác nhau, khác nhau về tỷ số F/Fg.

P.V.N 38
Phương pháp dòng điện xoáy

Tỷ số F/Fg càng lớn thì chênh lệch pha giữa dòng xoáy trên bề mặt và dòng xoáy chạy ở
trong chi tiết càng lớn.
Chú ý: Trong trường hợp vật dẫn phẳng, hiện tương này có thể sử dụng để phân biệt rõ
những hiệu ứng liên quan đến khuyết tật nằm trong và trên bề mặt.
4.2.2.5. Độ sâu truyền
Chúng ta gọi độ sâu truyền qui ước, là chiều sâu mà ở đó mật độ Jc bằng mật độ Jo ở bề
mặt chia cho e = 2,718
Trong trường hợp chi tiết phẳng độ sâu truyền qui ước được tính bằng công thức:
  1 / ...F
Không có công thức đơn giản cho thanh trụ.
Đồ thị dưới đây biểu diễn sự thay đổi  theo tỷ số F/Fg.

P.V.N 39
Phương pháp dòng điện xoáy

Chúng ta thấy tỷ số F/Fg càng nhỏ thì độ sâu truyền qui ước càng lớn.
Ta cũng nhận thấy rằng độ sâu truyền qui ước không thể lớn hơn 0,63a trong bất kỳ
trường hợp nào.
Điều đó có nghĩa là vùng tâm của thanh trụ (r  0,37a) không thể kiểm tra bằng phương
pháp dòng xoáy kể cả trường hợp sử dụng tần số thấp nữa.
Trên đồ thị có vẽ cả đường cong tương ứng độ sâu truyền qui ước trên chi tiết phẳng.
Ta nhận thấy rằng công thức cho chi tiết phẳng có thể sử dụng, dưới điều kiện nhất định,
để xác định giá trị xấp xỉ của độ sâu truyền qui ước trong thanh trụ.
Thực tế ta thấy rằng:
 Nếu F/Fg  100 giá trị thu được với chi tiết phẳng và thanh tru gần như nhau, chỉ
khác số ít phần trăm
 Nếu 5  F/Fg  100 sai số nhỏ hơn 20%
 Nếu F/Fg  5 giá trị thu được với chi tiết phẳng không thể sử dụng cho thanh trụ
4.2.2.6. Ý nghĩa của tần số đặc trưng Fg
Tần số đặc trưng Fg cho thanh trụ tương ứng với tần số mà dưới nó độ sâu truyền qui
ước của dòng xoáy đạt giá trị cao nhất.
Nó còn được gọi là tần số giới hạn (theo FORSTER)
4.2.3. Trường hợp ống tuýp
Ta có vật dẫn dạng ống, chiều dài không giới hạn, độ dẫn điện và độ từ thẩm là hằng số,
đặt trong ống dây, cả hai đồng trục:

trong đó di là đường kính trong của ống


de là đường kính ngoài của ống

P.V.N 40
Phương pháp dòng điện xoáy
4.2.3.1. Tần số đặc trưng Fc
Như trường hợp thanh trụ, có thể định nghĩ tần số đặc trưng của ống tuýp dày. Nó được
tính bằng công thức:
Fc = 2/...de2 = 506600/.r.de2
trong đó  tính bằng S/m
de tính bằng m
Fc tính bằng Hz
Fc = 506.6*10+6/.r.de2
trong đó  tính bằng S/m
de tính bằng mm
Fc tính bằng kHz
Chú ý: Trong trường hợp ống dày kiểm tra bằng cuộn dây trong, tần số đặc trưng được
tính bằng công thức:
Fc = 2/...di2 = 506600/.r.di2
trong đó  tính bằng S/m
di tính bằng m
Fc tính bằng Hz
hoặc: Fc = 506,6.106/.r.di2
trong đó  tính bằng S/m
di tính bằng mm
Fc tính bằng kHz
4.2.3.2. Mật độ và pha của dòng xoáy
 Ji và Je là mật độ dòng mặt trong và ngoài của ống
 i và e là pha của dòng xoáy ở độ mặt trong và ngoài của ống
Sau đây là sơ đồ biểu diễn sự thay đổi của tỷ số Ji/Je cũng như sự lệch pha
e - i theo sự thay đổi của tỷ số F/Fc và di/de

Theo sơ đồ, với ống xác định, F/Fc càng lớn Ji/Je càng nhanh tiến tới 0.
P.V.N 41
Phương pháp dòng điện xoáy
Có nghĩa là khi ta sử dụng ống dây, F/Fc lớn, mật độ dòng xoáy trên mặt ngoài ống sẽ
lớn, độ sâu truyền của dòng xoáy thấp.
Ta cũng thấy rằng tỷ số F/Fc càng lớn thì chênh lệch pha càng lớn.
Ta thấy rằng giống như trong trường hợp thanh trụ.
Sự lựa chon tần số cũng sẽ là cân đối giữa sự lệch pha và độ sâu truyền để phân biệt
chính xác những hiệu ứng từ khuyết tật trong và ngoài.
4.2.3.3. Trường hợp ống tuýp mỏng.
Trong trường hợp ống tuyp mỏng, có thể sử dụng công thức khác để xác định tần số đặc
trưng. Đó là công thức GUERIN:
Fc = 2/...di.e
trong đó e = chiều dày ống
Ta có thể viết
Fc = 506600/.r.di .e
trong đó  tính bằng S/m
di, e tính bằng m
Fc tính bằng Hz
hoặc: Fc = 506,6.10+6/.r.di.e
trong đó  tính bằng S/m
di, e tính bằng mm
Fc tính bằng kHz
Bên cạnh đó B.DAVID và M.PIGEON đưa ra công thức khác để tính tần số đặc trưng
cho ống mỏng (di/de  0,85):
Fc = 2,5.10+5/.r.e 2
trong đó  tính bằng S/m
e tính bằng mm
Bằng cách này, tần số đặc trưng không phụ thuộc vào đường kính trong và ngoài của ống
tuyp. Nó chỉ phụ thuộc vào chiều dày của ống và bản chất của vật liệu.
Sơ đồ sau biểu diễn sự liên quan giữa mật độ dòng Ji,và Je và độ lệch pha e - i theo tỷ
số F/Fc
Ta thấy rằng khi F/Fc = 1.4, độ lệch pha giữa dòng chạy mặt trong và ngoài là 900, tỷ lệ
mật độ = 0.43 và nó không phụ thuộc vào kích thước hình học của ống (dưới điều kiện
di/de  0,85 )

P.V.N 42
Phương pháp dòng điện xoáy

4.3. Định luật về tính tương tự


Thực tế khi những sản phẩm có kích thước hình học tương tự được đặt trong điều kiện
kiểm tra tương đương, ta thấy sự phân bố dòng xoáy tương tự.
Dựa trên sự tương tự đó, sự diễn giải hiệu ứng liên quan tới sự thay đổi của một vài yếu
tố có thể chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

P.V.N 43
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 5: MẶT PHẲNG BIỂU DIỄN TRỞ KHÁNG CHUẨN HÓA


5.1. Điện trở kháng của cuộn dây riêng biệt.
Chúng đã biết ở chương 2 rằng cuộn dây dạng phẳng hoặc ống dây có thể được coi như
các điện trở thuần Ro và độ tự cảm Lo được mắc nối tiếp với nhau.
Sơ đồ điện như sau:

Chúng ta cũng biết rằng trở kháng của mạch điện như vậy được biểu diễn (dạng số phức)
bằng công thức sau:
Zo = Ro + j.Xo
Zo = Ro + j.Lo.
và có thể biểu diễn trên sơ đồ ( được gọi là mặt phẳng trở kháng) như sau:

trong đó độ lớn của Zo bằng:

Z0  R 2
0  L20 .2 
và góc pha  dược tính bởi:
tg = Lo./Ro
Zo tương ứng với trở kháng của cuộn dây riêng biệt tức là cuộn dây ở vị trí xa bất cứ vật
dẫn nào.
Chúng ta gọi đó là trở kháng không tải hoặc ở trong không khí.
Trên thực tế và trong phần lớn các trường hợp, ta nhận thấy điện trở thuần của cuộn dây
rất nhỏ so với điện kháng cảm ứng Xo và có thể bỏ qua trong tính toán.
Ta suy ra rằng trong thực tế:
Zo = Xo = Lo.

= /2
Từ đó trở kháng được biểu diễn trên mặt phẳng như sau:

P.V.N 44
Phương pháp dòng điện xoáy

5.2 Trở kháng của cuộn dây khi tiếp xúc với vật dẫn
Khi ta đưa cuộn dây vào gần hoặc vật dẫn, dòng điện xoáy được tạo ra trong vật dẫn bởi
hiện tượng cảm ứng điện từ.

Mọi thứ sẽ chuyển dịch nếu như trở kháng của cuộn dây thay đổi khi chúng ta dịch
chuyển nó tới gần vật dẫn. Giá trị Zo (chế độ không tải) sẽ thay đổi thành Z.
Trên thực tế, ta nhận thấy phần điện trở thuần và phần cảm ứng của cuộn dây thay đổi
đông thời.
Ta có thể nói một cách đơn giản là:
Sự thay đổi phần điện trở thuần của cuộn dây liên quan đến sự chuyển động của dòng
điện xoáy vào trong vật dẫn và đặc biệt liên quan đến sự suy giảm năng lượng bời hiệu
ứng Joule (tỉ lệ thuận với điện trở của vật và với bình phương cường độ dòng điện xoáy).
Kết quả của sự thay đổi đó là phần điện trở thuần tăng lên. Giá trị thay đổi từ 0 lên R
Sự thay đổi phần điện kháng cảm ứng của cuộn dây liên quan đến sự xuất hiện cảm ứng
tương hỗ giữa cuộn dây và vật dẫn.
Từ trường Hc tạo bởi tạo bởi dòng điện xoáy ngược với từ trường sinh ra nó He. Nó làm
cho phần điện kháng cảm ứng giảm từ giá trị Xo tới X.
Sự thay đổi của trở kháng của cuộn dây được biểu diễn trên sơ đồ sau:

P.V.N 45
Phương pháp dòng điện xoáy

Chú ý:
Đối với trường hợp vật liệu sắt từ, sự thay đổi trở kháng hoàn toàn khác.
Khi vật liệu đó chưa bão hòa, ta nhận thấy:
 Sự tăng phần điện trở thuần do hiệu ứng nhiệt liên quan dòng điện xoáy (hiệu ứng
Joule), nhưng cũng liên quan tới sự quay các vùng từ (domains) dưới tác động của từ
trường xoay chiều tạo bởi cuộn dây.
 Sự thay đổi phần điện trở thuần khi vật dẫn là sắt từ nói chung là nhỏ hơn so với
vật liệu không từ tính.
 Sự tăng mạnh của phần điện kháng cảm ứng liên quan đến sự tăng mạnh độ tự
cảm của cuộn dây do độ từ thẩm cao của vật liệu sắt từ. Độ tự cảm của cuộn dây xấp
xỉ tăng r lần:
L = . N2.S/l = r.o.N2.S/l = r.Lo

5.3. Trở kháng chuẩn hóa hay rút gọn:


Chúng ta gọi điểm hoạt động là điểm đầu mút của vectơ trở kháng Z trên sơ đồ trở kháng.

P.V.N 46
Phương pháp dòng điện xoáy

Trên sơ đồ biểu diễn trở kháng trước đây ta thấy điểm hoạt động ở chế độ không tải
(trong không khí) phụ thuộc vào trở kháng của đầu dò Zo (cụ thể là độ tự cảm Lo) và tần
số kiểm tra (cụ thể là ).
Bất cứ thay đổi của trở kháng liên quan đến sự xuất hiện vật dẫn tới gần làm cho điểm
hoạt động trên sơ đồ trở kháng sẽ dịch chuyển phụ thuộc vào Zo.
Cho nên để đơn giản sự biểu diễn trên sơ đồ trở kháng và đặc biệt là không phụ thuộc vào
các điều kiện kiểm tra, có thể định nghĩa trở kháng Zn là trở kháng chuẩn hóa hay còn gọi
là trở kháng rút gọn: Zn = Z/Zo
trong đó Zo = Lo.
nên Zn = R/Lo. + j.L. /Lo.
5.4. Sơ đồ trở kháng chuẩn hóa
Từ giá trị Zn tính được ta có thể biểu diễn trở kháng chuẩn hóa trên sơ đồ như sau:

Sự biếu diễn này độc lập với các điều kiện kiểm tra.
Chúng ta chú ý rằng trong trường hợp cuộn dây riêng biệt, trở kháng được tính theo công
thức sau:
Zno = j.Xno
Điểm hoạt động nằm trên trục thẳng đứng (tương ứng phần điện kháng cảm ứng) tại điểm
Xno = 1 (Ta nhớ rằng độ lớn j của số phức bằng 1).

P.V.N 47
Phương pháp dòng điện xoáy
5.5. Xây dựng sơ đồ trở kháng và các yếu tố ảnh hưởng
Có thể nghiên cứu sự dịch chuyển của điểm hoạt động trên sơ đồ trở kháng chuẩn hóa để
xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố tới trở kháng của đầu dò..
Các yếu tố mà ta nghiên cứu có thể tương ứng với sự thay đổi tính chất của vật liệu (thay
đổi độ dẫn điện, thay đổi độ từ thẩm), với sự thay đổi điều kiện kiểm tra (thay đổi tần số,
khoảng cách giữa đầu dò và chi tiết), với sự thay đổi chiều dày chi tiết, trong sự hiện diện
của lớp phủ trên bề mặt chi tiết, hoặc nếu có vài khuyết tật xuất hiện trong chi tiết (ví dụ
các vết nứt).
Từ sự phân tích này, ta có thể xây dựng sơ đồ trở kháng được chuẩn hóa để thể hiện vị trí
và sự dịch chuyển của điểm hoạt động.
Xây dựng sơ đồ trở kháng được chuẩn hóa theo lý thuyết và tính đến sự thay đổi của các
yếu tố liên quan thì rất phức tạp. Do đó chúng ta chỉ đề cập đến kết quả chung và tính
chất định tính, nhưng cũng đủ để hiểu được hiện tượng nguyên lý.
Sơ đồ dưới đây biểu diễn chung các vị trí của các điểm hoạt động trên mặt phẳng trở
kháng chuẩn hóa đối với vật liệu không từ tính.

Để nắm được hình dạng chung của sơ đồ trở kháng chuẩn hóa, ta có thể xem xét vài điểm
đặc biệt:
a) Điểm tọa độ (0,1)
Chúng ta đã biết rằng điểm tọa độ (R/Xo = 0, X/Xo = 1) tương ứng với trường hợp đầu
dò để trong không khí.
Trong thực tế điểm đó cũng có thể tương ứng với trạng thái khác mỗi khi dòng điện xoáy
ngừng chạy. Đó là các trường hợp:
Chi tiết là vật liệu không dẫn điện, độ dẫn điện bằng không ( = 0)
Dòng điện chạy qua đầu dò là dòng điện một chiều (tần số F = 0)
b) Điểm tọa độ (0,0)
Điểm này tương ứng với trạng thái đầu dò hoàn toàn không có trở kháng, khi đặt trên vật
liệu, có nghĩa là không có phần điện trở thuần cũng như phần điện kháng cảm ứng. Điều
này chỉ có thể xảy ra khi vật liệu là loại siêu dẫn, độ dẫn điện bằng vô cùng. Trong trường
hợp đó, không có bất cứ sự suy giảm nào bởi hiệu ứng Joule liên quan đến dòng điện
xoáy (phần điện trở thuần bằng không), và từ trường Hc tạo bởi dòng điện xoáy ngược
với từ trường He sinh ra nó (phần điện kháng cảm ứng triệt tiêu).
Hiện tượng trên cũng có thể thấy khi làm việc với tần số rất cao, dòng xoáy chỉ có ở trên
bề mặt chi tiết.

P.V.N 48
Phương pháp dòng điện xoáy
c) Điểm trung gian:
Chúng ta đã biết trước rằng sự có mặt của dòng điện xoáy thường dẫn đến sự tăng phần
điện trở thuần (bởi hiệu ứng Joule) và giảm phần cảm kháng (bởi sự cảm ứng tương hỗ)
khi so sánh vói điểm hoạt động ở trạng thái trong không khí (trường hợp của vật liệu
không từ tính).
Chúng ta nhận thấy rằng nếu chúng ta tăng từ từ tần số kiểm tra (hoặc độ dẫn điện của vật
liệu), các điểm hoạt động mô tả phần thứ nhất của đường cong AB. Ở phần này, phần
điện trở thuần tăng chậm và phần cảm kháng thì giảm.
Tới một tần số nhất định (hoặc độ dẫn điện nhất định của vật liệu), có sự giảm chậm cả
hai thành phần điện trở thuần và cảm kháng.
Điểm hoạt động theo đường BO tới điểm tọa độ (0,0). Sự suy giảm đó liên quan đến sự
tập chung (hiệu ứng bề mặt) của dòng điện xoáy.

5.5.1. Sự ảnh hưởng của độ dẫn điện:


Có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm sự ảnh hưởng của độ dẫn điện  từ vị trí điểm hoạt
động trong sơ đồ trở kháng chuẩn hóa bằng cách đặt đầu dò lên các loại vật liệu khác
nhau, có độ dẫn điện khác nhau.

P.V.N 49
Phương pháp dòng điện xoáy
Hãy tưởng tượng chúng ta thực hiện thí nghiệm đó chỉ với vật liệu không từ tính; chúng
ta chú ý rằng, như đã mô tả ở phần trên, các điểm hoạt động nằm trên đường tạo thành
hình cung của đường tròn.
Chúng ta chú ý rằng từ hình dạng trên theo qui trình kiểm tra với dòng xoáy có thể sử
dụng để phân loại vật liệu.
5.5.2. Ảnh hưởng của tần số.
Cũng theo phương pháp tương tự, nếu chúng ta thực hiện các thí nghiệm với hai tần số
khác nhau, chúng ta nhận thấy rằng các điểm hoạt động nằm trên đường cong, nhưng
khoảng cách giữa các điểm phụ thuộc vào tần số.
Tần số càng cao thì khoảng cách giữa các điểm càng lớn.
Các điểm có chiều hướng chuyển dịch về điểm tọa độ (0,0).

Chúng ta thấy rõ từ các sơ đồ trên rằng nếu chúng ta muốn phân biệt hai vật liệu có độ
dẫn điện gần giống nhau thì cần thiết phải kiểm tra với tần số cao.
5.5.3. Ảnh hưởng của độ từ thẩm
Khi vật dẫn là vật liệu sắt từ được đưa vào cuộn dây, độ tự cảm của cuộn dây tăng r lần.
So sánh với sơ đồ mà ta thu được từ vật liệu không từ tính, chúng ta cũng lại thu được
đường cong có cùng hình dạng nhưng chịu một hệ số khuyếc đại là r

P.V.N 50
Phương pháp dòng điện xoáy

r càng lớn thì đường cong của các điểm hoạt động càng lớn.
Ngoài ra chúng ta cũng thấy sự hoạt động giống như đối với vật liệu từ tính. Nếu đặt
đầu dò lên vật liệu sắt từ có cùng độ từ thẩm nhưng có độ dẫn điện tăng cao hơn, điểm
hoạt động sẽ dịch chuyển chậm về phía dưới của đường cong.
Ta cũng sẽ thấy sự dịch chuyển như vậy khi ta tăng tần số.

Ghi nhận cuối cùng rằng chi tiết bằng sắt từ đôi khi thể hiện nhược điểm là có độ từ thẩm
thay đổi. Đó là vấn đề chính cho kiểm tra vì điểm hoạt động dịch chuyển rất lớn theo
điểm mà ta quan tâm trên vật.
5.5.4. Ảnh hưởng của khe hở giữa đầu dò và chi tiết
Chúng ta gọi khe hở là khoảng cách giữa đầu dò và chi tiết
Khe hở đó còn được gọi là: LIFT-OFF.

Trong trường hợp chi tiết hình trụ (thanh tròn hoặc ống tuýp) bằng ống dây, khe hở
thường được đặc trưng bởi hệ số lấp đầy.
Hệ số lấp đầy được tính bằng công thức:
 = (a/c)2

P.V.N 51
Phương pháp dòng điện xoáy

trong đó: a là bán kính chi tiết


c là bán kính cuộn dây
Từ đó suy ra 0    1
Cũng nhận thấy rằng nếu đường kính của chi tiết bằng một nửa đường kính của đầu dò
(a/c = 0.5), hệ số lấp đầy  = 0.25.
Trong trường hợp khe hở tăng (hoặc hệ số lấp đầy giảm), thì hiện tượng cảm ứng điện từ
sẽ giảm.
Độ nhạy của phép kiểm tra cũng giảm. Trong thực tế nhìn thấy sự suy giảm đó rất
nhanh nên cần thiết phải giữ khe hở nhỏ nhất có thể.
Nói cách khác, trong trường hợp kiểm tra chi tiết hình trụ bằng cuộn dây, filling factor
phải lớn nhất có thể, gần giá trị 1 nhất.
Chúng ta có thể nhận biết trực giác khi sự tiếp xúc điện từ không đạt cực đại, nó không
bao giờ có thể loại trừ cảm kháng của cuộn dây, kể cả khi kiểm tra chi tiết có độ dẫn
điện lớn vô cùng.
Thực tế trong trường hợp đầu dò đặt xa chi tiết, một phần của từ trường He tạo bởi đầu
dò không được sử dụng để tạo dòng điện xoáy. Những dòng điện xoáy đó không bao giờ
có thể tạo ra từ trường Hc hoàn toàn đối kháng với He.
Chúng ta thấy đường cong đại diện cho các điểm hoạt động đó không đạt tới điểm tọa độ
(0,0).

Đối với vật liệu cho trước (ký hiệu B trên sơ đồ), điểm hoạt động được mô tả bởi đường
cong B1B2B3, theo sự tăng khe hở, cuối cùng gặp điểm (0,1) khi đầu dò đã tương đối xa
chi tiết.

P.V.N 52
Phương pháp dòng điện xoáy
Bây giờ hãy tưởng tượng chúng ta thực hiện phép kiểm tra với khe hở định trước. Nếu
tăng tần số lên, điểm hoạt động sẽ chuyển động rất nhanh xuống phía dưới của đường
cong tương ứng với khe hở đó.

Chú ý:
Trong trường hợp kiểm tra chi tiết hình trụ, chúng ta cũng thu được mạng lưới các đường
cong như vậy.
Khe hở được thể hiện bằng hệ số lấp đầy .
Chúng ta thấy điểm hoạt động cũng dịch chuyển khi thay đổi tần số.
Trong trường hợp đó, sự thay đổi tần số được biểu diễn bằng tỷ số F/Fg.

5.5.5. Ảnh hưởng của chiều dày chi tiết


Chúng ta biết rằng dòng điện xoáy được đặc trưng bởi chiều sâu thẩm thấu qui ước .
Khi chiều dày chi tiết lớn hơn nhiều chiều sâu thẩm thấu qui ước  (trong thực tế nhiều
hơn 3), kết quả thu được không phụ thuộc vào chiều dày chi tiết.
Khi chiều dày của chi tiết gần bằng hoặc nhỏ hơn chiều sâu thẩm thấu qui ước , ta thấy
sự dich chuyển điểm hoạt động trên sơ đồ trở kháng.
Hiện tượng đó có thể diễn giải như là do khi ta ngừng cho dòng xoáy chạy trong chi tiết.

P.V.N 53
Phương pháp dòng điện xoáy
Trong trường hợp kiểm tra chi tiết phẳng với cuộn dây phẳng, sự dịch chuyển của điểm
hoạt động theo chiều giảm liên tục của chiều dày chi tiết được biểu diễn như sau:

Trong trường hợp kiểm tra chi tiết hình trụ, kết quả tương tự cũng thu được đối với chi
tiết hình ống mỏng vô cùng (di/de = 1), đường cong thu được cho hệ số lấp đầy  = 1 là
một nửa hình tròn.
Đường cong tương ứng cho thanh đặc hoặc ống dày nằm trong nửa đường tròn đó.
Đối với ống có chiều dày trung bình, đường cong nằm giữa hai đường trên (phần gạch).
Nó tương ứng xấp xỉ một phần của đường tròn khi cắt đường cong tương ứng với thanh
đặc.

5.5.6. Ảnh hưởng của lớp phủ


5.5.6.1. Lớp phủ không dẫn điện
Trường hợp này tương ứng với chi tiết được sơn phủ.
Hiện tượng nhìn thấy giống như khi khe hở giữa đầu dò và chi tiết thay đổi.Chúng ta thu
được sự biểu diễn sau đây khi chiều dày lớp phủ tăng lên.

P.V.N 54
Phương pháp dòng điện xoáy

5.5.6.2. Lớp phủ không từ tính


Ta tưởng tượng có một lớp phủ dẫn điện không từ tính A được phủ lên vật liệu không từ
tính B.
Có thể chỉ ra rằng nếu:
 A  B thì điểm hoạt động sẽ dịch chuyển từ B sang A khi chiều dày lớp phủ
tăng lên. Điểm hoạt động sẽ nằm ngoài đường cong cho vật liệu không từ tính
(đường r = 1)
 A  B thì điểm hoạt động cũng sẽ dịch chuyển từ B sang A khi chiều dày lớp
phủ tăng lên, nhưng nằm phía trong của đường cong r = 1.

Điểm hoạt động sẽ gặp điểm A khi chiều dày lớp phủ dày hơn rất nhiều chiều sâu thẩm
thấu qui ước của dòng điện xoáy trong vật liệu đó.
Ta tưởng tượng có một lớp phủ dẫn điện không từ tính A được phủ lên vật liệu từ tính B.
Ta thu được sơ đồ sau (theo chiều tăng của chiều dày lớp phủ).

P.V.N 55
Phương pháp dòng điện xoáy

5.5.7. Ảnh hưởng của khuyết tật


5.5.7.1. Khuyết tật mở
Hãy tưởng tượng chi tiết bằng vật liệu không từ tính với khuyết tật nhân tạo là các vết nứt
vuông góc mở trên bề mặt có độ sâu tăng dần Cd.
Ta giả thiết đầu dò tiếp xúc với chi tiết thật hoàn hảo (khe hở bằng không hoặc  = 1)
Ở vị trí không có vết nứt, điểm hoạt động nằm trên đường cong r = 1.
Ở các vị trí vết nứt, điểm hoạt động dịch chuyển theo các đườn Cd1, Cd2, Cd3. Vị trí
Cd4 tương ứng vị trí đầu dò đặt trên cạnh của chi tiết giống như khi đó là vết nứt sâu.
Ta thấy rằng chiều dài và hướng dịch chuyển tương ứng với chiều sâu vết nứt.

P.V.N 56
Phương pháp dòng điện xoáy

5.5.7.2. Khuyết tật nằm trong


Hãy tưởng tượng chi tiết bằng vật liệu không từ tính với khuyết tật nhân tạo là các vết nứt
ở trong chi tiết vuông góc với bề mặt có chiều dài cố định L và có độ sâu tăng dần Ci.
Chỉ có vết nứt 1 là mở và chiều dài L xấp xỉ chiều sâu thẩm thấu qui ước.
Ở các vị trí vết nứt, điểm hoạt động dịch chuyển theo các đườn Ci1, Ci2, Ci3. Vị trí Ci4
tương ứng vị trí đầu dò đặt trên vết nứt nằm sâu hơn nhiều chiều sâu thẩm thấu qui ước.

5.5.8. Tóm tắt


Nói một cách ngắn gọn là sự dịch chuyển của điểm hoạt động tương ứng với tính chất
yếu tố quan tâm.
Từ đó ta có thể lập một sơ đồ tổng quát như sau:

P.V.N 57
Phương pháp dòng điện xoáy

P.V.N 58
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 6: ĐẦU DÒ DÙNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DÒNG XOÁY


6.1. Giới thiệu chung
Nói chung các đầu dò phương pháp dòng xoáy có thể phân loại theo các nguyên tắc sau:
 Mục đích sử dụng
 Thiết kế
 Phương pháp hoạt động
 Kích thước
 Hội tụ
6.2. Sử dụng đầu dò
6.2.1. Cuộn dây ngoài
Các đầu dò dạng này chủ yếu sử dụng để kiểm tra chi tiết hình trụ như các thanh đặc hoặc
ống.

Cũng có thể ứng dụng đầu dò dạng cuộn dây để kiểm tra các đầu các đinh tán.

6.2.2. Cuộn dây trong


Các đầu dò dạng này chủ yếu sử dụng để kiểm tra bề mặt trong của các chi tiết dạng ống

6.2.3. Đầu dò bề mặt


Các đầu dò dạng này sử dụng để kiểm tra bề mặt phẳng của chi tiết, hoặc kiểm tra những
vị trí xác định trên bề mặt chi tiết có kích thước lớn. Công đoạn kiểm tra được thực hiện
bằng cách dịch chuyển đầu dò trên bề mặt chi tiết. Kích thước đầu dò ứng với kích thước
và chiều sâu khuyết tật cần phát hiện.

P.V.N 59
Phương pháp dòng điện xoáy

6.2.4. Đầu dò xoay


Các đầu dò dạng này chủ yếu sử dụng để kiểm tra bề mặt trong của các lỗ.

6.3. Thiết kế
6.3.1. Đầu dò hai chức năng:
Chúng là những đầu dò có cuộn dây thực hiện cả hai chức năng phát – thu (tạo dòng điện
xoáy, phát hiện các ảnh hưởng tới dòng điện xoáy khi khuyết tật xuất hiện)

6.3.2. Đầu dò với các chức năng riêng rẽ:


Chúng là những đầu dò có hai cuộn dây, một thực hiện chức năng phát và cuộn còn lại
thực hiện chức năng thu.

Các đầu dò này chủ yếu dùng trong trường hợp cần từ trường có mật độ cao. Ví dụ trong
trường hợp kiểm tra với tần số thấp, độ nhạy thấp bởi mật độ thấp của dòng điện xoáy.
Độ nhạy thấp đó có thể được cải thiện bằng cách tăng cường độ từ trường He. Sử dụng
loại đầu dò này còn có ưu điểm ổn định về nhiệt hơn.

P.V.N 60
Phương pháp dòng điện xoáy
Bên cạnh đó thiết kế đầu dò chức năng riêng rẽ còn cho phép ghép nhiều cuộn thu xung
quanh cuộn dây phát.
6.4. Phương pháp kiểm tra
6.4.1. Phương pháp tuyệt đối
Phương pháp này cho phép đo hiệu quả đặc tính của chi tiết cần kiểm tra sau khi thiết bị
đã được chuẩn theo mẫu đối chứng.
Ví dụ thực tế của phương pháp đo này là đo độ dẫn điện, qua đó ta xác định giá trị tuyệt
đối độ dẫn điện của vật liệu sau khi đã chuẩn theo mẫu đối chứng.
Cho phép đo đó chúng ta sử dụng loại đầu dò hai chức năng.
Phương pháp đo này còn dùng để phát hiện khuyết tật. Những khuyết tật phát hiện được
là những khuyết tật phát triển. Có thể phát hiện sự phát triển của sự ăn mòn, những vùng
quá nhiệt hoặc phát hiện sự thay đổi chậm về kích thước như sự thay đổi chậm của chiều
dày lớp phủ.
6.4.2. Phương pháp vi sai
Phương pháp này so sánh trực tiếp kết quả đo trên chi tiết kiểm tra và trên mẫu đối
chứng.
Chúng ta sử dụng đầu dò hai chức năng cho phương pháp này, ta có hai cách sắp xếp như
sau:
 Một cuộn dây đặt trên chi tiết cần kiểm tra, cuộn dây khác đặt ngay trên mẫu đối
chứng. Đó là phép đo so sánh. Cách này chủ yếu sử dụng để chọn vật liệu
 Cả hai cuộn dây đặt trực tiếp trên vật nhưng ở hai vị trí gần nhau. Nguyên tắc
chung là hai cuộn mắc nối tiếp với nhau nhưng ngược chiều nhau. Phương pháp này
chủ yếu dùng để phát hiện khuyết tật trong sản phẩm. Nếu cả hai vị trí sát nhau đó
của khuyết tật như nhau (không có khuyết tật), tín hiệu từ hai cuộn dây sẽ triệy tiêu
lẫn nhau.

Đó là phương pháp đo vi sai. Phương pháp đo này chủ yếu dùng để phát hiện khuyết tật
nhỏ.

Nó cho phép bỏ qua những sự thay đổi nhỏ (những thay đổi chậm của khe hở giữa đầu dò
và chi tiết, kích thước chi tiết, độ dẫn điện…).Phương pháp này cũng thể hiện ưu điểm sự
ổn định hơn về nhiệt so với phương pháp đo tuyệt đối.

P.V.N 61
Phương pháp dòng điện xoáy
Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp để phát hiện khuyết tật trên diện tích rộng.
Phương pháp đo tuyệt đối được ưu tiên hơn.
Chú ý 1:
Nhiều khi chúng ta sử dụng đầu dò vi sai với tổng từ trường hoặc hiệu từ trường (cùng
chiều hoặc ngược chiều).
Tổng từ trường: đầu dò gồm hai cuộn dây được cuộn cùng chiều, từ trường cùng chiều.
Nó có thể sử dụng cho phép đo so sánh.
Hiệu từ trường: đầu dò gồm hai cuộn dây cuộn ngược chiều nhau, từ trường sẽ ngược
nhau. Nó có thể sử dụng cho phép đo vi sai.
Chú ý 2: Tín hiệu trong phép đo tuyệt đối và vi sai
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta dịch chuyển hai đầu dò tuyệt đối và vi sai trên bề mặt chi
tiết có lớp phủ không dẫn điện với chiều dày thay đổi chậm (khuyết tật ở diện tích rộng)
và có thêm vết nứt (khuyết tật nhỏ).
Trong trường hợp đầu dò tuyệt đối, sự thay đổi trở kháng của đầu dò có thể biểu diễn trên
sơ đồ như sau:

Trong trường hợp đầu dò vi sai không nhạy với sự thay đổi chậm chiều dày lớp phủ. Chỉ
có vết nứt được phát hiện. Trong trường hợp đó tín hiệu có hình số 8, khi cả hai cuộn dây
đều đi qua vết nứt. Khi đầu dò đã qua vết nứt, tín hiệu từ hai cuộn dây giống nhau nên
triệt tiêu lẫn nhau.

Sự mở rộng tín hiệu hình số 8 phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai cuộn dây so với kích
thước của khuyết tật

P.V.N 62
Phương pháp dòng điện xoáy

6.5. Hình dáng và kích thước


Hình dáng và kích thước đầu dò liên quan đến:
 Hình dáng và kích thước của sản phẩm kiểm tra
 Kích thước của khuyết tật cần phát hiện
 Và cuối cùng là chiều sâu của khuyết tật cần phát hiện
Nguyên tắc chung, để phát hiện khuyết tật bề mặt (các vết nứt), độ phân giải của đầu dò
càng lớn khi đầu dò càng nhỏ.
Chúng ta cũng thừa nhận rằng đường kính của đầu dò bề mặt (hoặc chiều dài của ống
dây) phải có cỡ kích thước của khuyết tật nhỏ nhất cần được phát hiện.
Điều đó giải thích tại sao để phát hiện vết nứt trên chi tiết phẳng hoặc chi tiết có kích
thước lớn, Chúng ta sử dụng đầu dò nhỏ dạng bút chì có đường kính cuộn dây gần 1mm.

Mặt khác, trong trường hợp muốn phát hiện khuyết tật nằm sâu trong chi tiết, Chúng ta sẽ
sử dụng đầu dò bề mặt có đường kính lớn cho phép đạt được từ trường có mật độ lớn ở
độ sâu dưới bề mặt.

P.V.N 63
Phương pháp dòng điện xoáy
6.6. Hội tụ và tập chung
Để phát hiện khuyết tật rất nhỏ, chúng ta có thể muốn tăng độ nhạy của đầu dò, trong khi
đó lại hạn chế sự lan tỏa của từ trường tạo bởi đầu dò.
Điều đó có thể đạt được bằng cách sử dụng đầu dò hội tụ.
Để tăng độ nhạy đầu dò, lõi sắt có độ từ thẩm cao được sử dụng (r đạt tới 1300) cho
phép tăng từ thông tạo bởi cuộn dây.
Sự hội tụ đạt được bằng cách sử dụng lõi hoặc cuộn dây có hình dạng thích hợp.

Bên cạnh đó, hội tụ bằng cốc ferrite cũng tạo ra ưu điểm cho đầu dò là giảm sự ảnh
hưởng của vật liệu từ hay dòng điện chạy xung quanh gần đó.
Chúng ta ghi nhận rằng trong một số trường hợp sử dụng đầu dò hội tụ tăng đáng kể khả
năng phát hiện khuyết tật . Nó cho phép giảm hiệu ứng cạnh, tương ứng với ảnh hưởng
của tín hiệu khi cạnh của chi tiết nằm trong vùng ảnh hưởng của đầu dò. Sử dụng đầu dò
hội tụ cho phép phát hiện các khuyết tật nằm trên cạnh của chi tiết, hoặc nằm gần mặt
phân cách giữa hai vật liệu khác nhau về tính chất .

P.V.N 64
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 7: THIẾT BỊ DÙNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DÒNG XOÁY


7.1. Nguyên lý đo:
Chúng ta thấy rằng đầu dò được đặc trưng bởi trở kháng trong trạng thái không tải (trong
không khí) Zo được tính bởi:
Zo = j.Xo = j.Lo.
Khi đầu dò đặt tiếp xúc hoặc gần vật dẫn kim loại, dưới hiện tượng cảm ứng điện từ,
dòng điện xoáy xuất hiện trong vật đó. Hiện tượng đó dẫn đến sự thay đổi trở kháng của
cuộn dây Z:
Z = R + j.X = R + j.L. 
Nếu khuyết tật xuất hiện trong vật kiểm tra, khuyết tật đó sẽ gây nhiễu tới dòng điện
xoáy.

Kết quả là sự thay đổi Z của trở kháng Z của cuộn dây.

Chúng ta đã biết rằng sự thay đổi trở kháng Z có thể được biểu diễn trên biểu đồ trở
kháng bởi sự dịch chuyển của điểm hoạt động. Hướng dịch chuyển của điểm hoạt động
trên biểu đồ trở kháng phụ thuộc vào tính chất của khuyết tật hoặc các yếu tố ảnh hưởng
tới dòng xoáy.
Nguyên lý của phép đo bao gồm phát hiện hoặc đo bất cứ sự thay đổi trở kháng Z của
trở kháng đầu dò khi xuất hiện khuyết tật.
Ta sẽ nói rõ về các thiết bị cho phép phân tích ít nhiều về sự thay đổi trở kháng Z.

P.V.N 65
Phương pháp dòng điện xoáy

Có những thiết bị khác cho phép phân tích, cung cấp thông tin về giá trị Z và còn về
pha  của sự thay đổi trở kháng Z (hướng dịch chuyển của điểm hoạt động).
Sự thay đổi của trở kháng Z thường được phát hiện nhờ sử dụng mạch cầu Wheatstone
7.2. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị:
Nói chung mỗi thiết bị dòng xoáy đều có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối sau:

Chức năng phát được đảm bảo bởi thiết bị phát điện cung cấp dòng điện hình sin có tần
số là tần số xác định bởi đầu dò.
Hệ thống phát hiện thường được lắp theo cầu trở kháng (cầu Wheatstone) từ đó chúng ta
đo sự biến thiên do những ảnh hưởng tới dòng xoáy.
Tín hiệu đo được gửi tới mạch thu và khai thác.
Tín hiệu được khai thác sử dụng tương ứng với thiết bị sử dụng.
Phần lớn các thiết bị đơn giản giới hạn một giá trị đọc dạng cầm tay hoặc mặt hiện số chỉ
cung cấp thông tin giá trị Z mà thôi.
Những thiết bị phức tạp khác được trang bị màn hình cho phép hiển thị biểu đồ trở kháng
(ký hiệu XY), theo thời gian (ký hiệu Y/t), hoặc theo dạng Lissajou.
7.2.1. Thiết bị phát
Thiết bị phát bao gồm 2 phần:
 Bộ dao động điện áp hình sin với tần số cố định hoặc điều chỉnh được
 Bộ khuyếch đại

Một số thiết bị phát hoạt động với dòng điện cố định (bộ phát dòng), một số lại hoạt động
với điện áp cố định (bộ tạo áp).
Ta có thể nói rằng thực hiện bộ phát áp đơn giản hơn bộ phát dòng.
Điều đó giải thích tại sao nói chung các thiết bị hoạt động với bộ tạo áp, đặc biệt trong
những trường hợp thiết bị hoạt động với tần số cao (F  1 KHz).
Với tần số thấp, chủ yếu để kiểm tra sản phẩm vật liệu sắt từ cần có từ trường He cao,
sử dụng bộ phát dòng có khả năng cung cấp dòng cao. Trong trường hợp đó, chúng ta sử
dụng đầu dò hai chức năng.
7.2.2. Hệ thống phát hiện
P.V.N 66
Phương pháp dòng điện xoáy
Để đơn giản chúng ta có thể nói rằng hệ thống phát hiện giống như cầu Wheatstone trong
đó đầu dò là một phần của nó.
Những hình vẽ sau là những ví dụ về các mạch:

CÂN BẰNG ĐIỂM KHÔNG


Trước bất cứ phép đo hay kiểm tra nào, điều cần thiết là đưa cầu vào trạng thái cân bằng
hay còn gọi là đặt điểm không.
Quá trình cân bằng là điều chỉnh các giá trị trở kháng theo trở kháng của đầu dò Z sao
cho điện áp u = 0.
Điều kiện đó được thực hiện khi:
Z.Z2 = Z1.Z3
Như vậy sau khi cầu cân bằng, bất cứ sự thay đổi nào về trở kháng liên quan đến sự xuất
hiện của khuyết tật hoặc bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố khác, sẽ làm xuất hiện một
điện áp U, nó sẽ cho phép đo sự thay đổi trở kháng của đầu dò Z.
Ta cũng cần nhấn mạnh rằng sự cân bằng được thực hiện bởi sự điều chỉnh trên phần
thực hoặc phần ảo của các trở kháng của mạch cầu.
Điều đó giải thích tại sao một số thiết bị có hai giá trị điều chỉnh ký hiệu R và X
Tùy theo loại thiết bị, cân bằng có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Chú ý:
Có các hệ thống phát hiện khác trông phức tạp hơn nhiều.
Trong số đó có những thiết bị cho phép cân bằng tín hiệu không sử dụng mạch cầu mà sử
dụng bộ cộng.Chúng ta cộng vào tín hiệu tiền khuyếch đại hai tín hiệu từ bộ dao động
(một cùng pha, tương ứng phần trở kháng thực, còn lại cùng pha tổ hợp tương ứng phần
trở kháng ảo) để thu được tín hiệu ra bằng không.

P.V.N 67
Phương pháp dòng điện xoáy

7.2.3. Hệ thống thu và khai thác


Hệ thống có các chức năng chính như sau:

7.2.3.1. Khuyếch đại


Tín hiệu đầu ra của hệ thống phát hiện.
Sự khuyếch đại phải được điều chỉnh để tránh:
 Sự méo của tín hiệu
 Sự thay đổi pha của tín hiệu
 Nhiễu, đặc biệt khi làm việc với mức khuyếch đại cao
7.2.3.2. Lọc
Lọc luôn được yêu cầu để tránh bất cứ ảnh hưởng (tín hiệu hoặc nhiễu) nào gây khó khăn
trong việc phát hiện và phân tích tín hiệu.
Những ảnh hưởng đó có thể được tạo ra từ những nguồn gốc khác nhau và các tần số
khác nhau:
 Ảnh hưởng điện tử. Đó là tín hiệu tần số cao
 Tín hiệu tần số thấp liên quan đến sự dịch chuyển đầu dò trên chi tiết
 Tín hiệu tần số thấp liên quan đến sự thay đổi chậm về hình dạng của chi tiết
Các loại lọc:
 low pass: cho phép tín hiệu tần số thấp và lọc tín hiệu tần số cao
 high-pass: cho phép tín hiệu tần số cao và lọc tín hiệu tần số thấp
 band-pass: cho phép giữ tín hiệu tần số trung bình và tránh tín hiệu tần số cao và
thấp.

P.V.N 68
Phương pháp dòng điện xoáy
 Nguyên tắc chung khi loại lọc này sử dụng, giải tần số -3dB được điều chỉnh
trong khoảng từ F/2 đến 2F, trong đó F là tần số hoạt động .

Những tần số mà độ suy giảm bằng 3dB được gọi là Breaking frequencies.
Nói chung lọc được thực hiện bằng mạch RC (điện trở và dung kháng) hoặc LC. Chúng
được gọi là differentiator (RC) và intergrator (LC). Những mạch đó cho phép cho phép
làm giảm các tín hiệu có tần số cao hoặc thấp.
Sau đây là những ví dụ về các loại lọc sử dụng.

Khi kiểm tra bằng phương pháp dòng xoáy, lọc sử dụng phải được chọn làm sao cho tín
hiệu được ‘tinh khiết’ nhất có thể. Nó phải được chọn và cố định trong khi chuẩn và
không được thay đổi sau đó.
Chú ý: sử dụng lọc rất có thể dẫn đến thay đổi pha của tín hiệu
Chọn dạng lọc:
Sự lựa chọn lọc tương ứng với trường hợp quan tâm. Nó phụ thuộc vào tần số của tín
hiệu cần phân tích nhưng cũng phụ thuộc vào tần số của tín hiệu gây ảnh hưởng.
Sử dụng lọc yêu cầu đảm bảo rằng tốc độ dò không đổi và lọc lựa chọn thích hợp.
Lọc nên được chọn như sau:
Low- pass: kiểm tra bằng tay tránh ảnh hưởng tần số cao (ví dụ nhiễu điện tử).
Bảng sau cung cấp thông tin về tốc độ kiểm tra cao nhất cho phép theo breaking
frequencies được chọn (cho đầu dò với chiều rộng hoạt động 1 mm)

P.V.N 69
Phương pháp dòng điện xoáy
F = 3 Hz maxi-speed = 6 mm/s
F = 30 Hz maxi-speed = 60 mm/s
F = 300 Hz maxi-speed = 600 mm/s
Band pass: Kiểm tra bằng đầu dò quay.
Lọc phải được chọn theo tốc độ quay của đầu dò, đường kính của cuộn dây và đường
kính của thân đầu dò.
High pass: kiểm tra bằng đầu dò quay hoặc kiểm tra bằng tay.
Trong trường hợp kiểm tra bằng tay, nếu breaking frequency được điều chỉnh tới giá trị
thấp (10 Hz chẳng hạn). Nó cho phép tránh được những tín hiệu liên quan tới sự thay đổi
hình dạng hoặc khe hở giữa đầu dò và chi tiết, nhưng giữ lại những tín hiệu có tần số lớn
hơn như tín hiệu từ các vết nứt.
Bảng dưới đây cung cấp thông tin về tốc độ kiểm tra nhỏ nhất được lựa chọn theo
breaking frequency (cho đầu dò với chiều rộng hoạt động 1 mm)
F = 3 Hz min-speed = 10 mm/s
F = 10 Hz min-speed = 30 mm/s
F = 30 Hz min-speed = 60 mm/s
F = 300 Hz min-speed = 900 mm/s
7.2.3.3. Khai thác
Chức năng của mạch khai thác này là đưa về sự thay đổi trở kháng Z của đầu dò từ điện
áp đơn giản u sau khi khuyếch đại và lọc.
Chúng ta đã biết rằng điện áp xuất hiện ở các đầu cuối mạch cầu tỷ lệ với sự thay đổi trở
kháng Z của đầu dò:
u  V.Z
trong đó V là điện áp của máy phát cung cấp cho mạch cầu
a) Hiển thị trên mặt số hoặc bằng tay
Với phương pháp hiển thị này, thông tin là giá trị tỷ lệ với điện áp u; tỷ lệ với giá trị Z
của sự thay đổi trở kháng Z.
Ta có thể thu được khi sử dụng điện kế dạng tương tự hoặc hiện số.
Những thiết bị đó được thiết lập cho những ứng dụng chuyên dụng như đo độ dẫn điện,
đo độ từ thẩm, đo chiều dày và thêm nữa để phát hiện các vết nứt mở trên bề mặt.
Điều chỉnh thiết bị để cho phép chỉ phát hiện hoặc đo đại lượng ta quan tâm và không
nhạy với các yếu tố khác.
Ví dụ để phát hiện vết nứt chẳng hạn, điều chỉnh thiết bị để phát hiện các vết nứt nhưng
không nhạy với hiệu ứng lift –off (thừa số nâng).
Điều đó ta thu được nhờ sự quay pha: ROTARY PHASE
Trên một số thiết bị, ROTARY PHASE được gọi là LIFT-OFF.
Sự điều chỉnh đó chỉ có thể hiểu từ sự biểu diễn trên sơ đồ trở kháng.
Chúng ta hãy tưởng tượng trên mặt phẳng đó, thiết bị chỉ có thể phát hiện được các tín
hiệu chỉ theo theo hướng nhất định. Chúng ta phát hiện hình chiếu của sự thay đổi trở
kháng Z theo hướng này.

P.V.N 70
Phương pháp dòng điện xoáy
Điều chỉnh ROTARY PHASE hoặc LIFT-OFF trong sơ đồ trở kháng đến khi nó vuông
góc với tín hiệu từ khe hở.

Trên một số thiết bị sự điều chỉnh này được làm bằng tay hoặc tự động.
Nói chung, đo độ dẫn điện, độ từ thẩm hoặc chiều dày được điều chỉnh trước bởi nhà chế
tạo.Chúng ta phải xác định bằng thực nghiệm giá trị khe hở lớn nhất mà sau giá trị này
phép đo sẽ không còn đúng.
b) Hiển tín hiệu theo tín hiệu thời gian Y/t
Phương pháp hiển thị này bao gồm sự biểu diễn trên màn hình điện áp u theo thời gian t.
Được thực hiện bằng phát điện áp u, khuyếch đại và lọc trên trục Y của màn hình. Trên
trục X cung cấp điện áp thay đổi (hàm tuyến tính với thời gian) có cùng tần số với điện áp
cung cấp bởi máy phát.

Tín hiệu ấy rằng khi cầu cân bằng, không tín hiệu thì điểm chuyển động theo đường nằm
ngang.
Đã biết điện áp u: u  V.Z

P.V.N 71
Phương pháp dòng điện xoáy
Điện áp thay đổi được phát theo X của màn hình đồng bộ với điện áp cung cấp bởi máy
phát. Điện áp V = Vo.cos (t)
Do đó
u Vo.Z.cos (t + )
Độ lớn tín hiệu phát theo Y tỷ lệ với giá trị Z của sự thay đổi trở kháng của đầu dò.
Pha của nó tương ứng với pha  của Z
Pha  có thể được suy ra từ biểu thức:
 = 2.t/T
 = 2.OA/OC
Mạch khai thác tương ứng với phương pháp hiển thị này có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Chú ý:
Trong trường hợp kiểm tra lỗ tự động bằng đầu dò quay, thường sử dụng chế độ Y/t
Trong trường hợp này điều chỉnh thời gian gốc là rất khó khăn. Bởi vì thời gian gốc trên
máy phát là không đồng bộ nhưng lại đồng bộ trên sự quay tròn của đầu dò.
Chiều dài của trục X hay màn hình không tương ứng với chu kỳ T = 1/F của tín hiệu cung
cấp bởi máy phát, nhưng lại tương ứng thời gian cần thiết cho đầu dò thực hiện một vòng
quay (3600).
Phương pháp hiển tín hiệuị này có thể gọi Y/, trong đó  là vị trí góc của đầu dò trong
lỗ.

P.V.N 72
Phương pháp dòng điện xoáy

c) Hiển thị theo dạng Lissajou:


Phương pháp hiển tín hiệu này bao gồm sự biểu diễn trên màn hình điện áp u theo điện áp
V hình sin cung cấp bởi máy phát.

Khi không có tín hiệu, điện áp bằng 0, điểm chuyển động trên màn hình theo đường
thẳng nằm ngang.
Khi có tín hiệu, hình dạng tín hiệu ta thu được giống như hình elíp.
có thể xác định pha của điện áp u
 = arcsin b/a
Đúng vậy, thay V = Vo.cos(t) và u = Uo.cos(t + )
Uo là giá trị lớn nhất biên độ)của u.

P.V.N 73
Phương pháp dòng điện xoáy

Khi t = T/4, V = Vo và u = Uo.cos(/2 + ) = -Uo.sin


Đặt a = Uo, b = -Uo.sin suy ra b/a = -sin hay  = arcsin b/a
Do vậy nếu điều chỉnh thiết bị bằng cách phát điện áp theo X và Y của màn hình, các
điện áp có biên độ cực đại bằng nhau, hình elíp của tín hiệu sẽ thay đổi giữa đường thẳng
và đường tròn.
Sau đây là các hình dạng và hướng của hình elíp theo sự thay đổi của pha

Mạch khai thác tương ứng với phương pháp hiển thị này như sau:

Phương pháp kiểm tra này chủ yếu sử dụng để chọn vật liệu.
d) Hiển thị theo sơ đồ trở kháng XY
Đối với phương pháp hiển thị này, mục đích của mạch khai thác này cho phép hiển thị sự
thay đổi Z trong sơ đồ trở kháng .
Sự thay đổi Z có thể biểu diễn dạng số phức như sau:
Z = R + j.X
Có thể quay trở lại sự thay đổi trở kháng Z biến đổi điện áp u thành hai điện áp up và uq
trong tổ hợp pha ( lệch pha nhau /2).
Các điện áp up và uq tương ứng tỷ lệ R và X
Thực vậy, điện áp u có thể viết:
u  V.Z
u  V.R + j. V.X

P.V.N 74
Phương pháp dòng điện xoáy
trong đó
u = up + uq
Có thể thực hiện bằng cách sử dụng nhiều dạng mạch khác nhau. Mạch chính sử dụng
trong thiết bị dòng xoáy:
phát hiện bằng đối chứng
phát hiện đồng bộ
Nguyên lý hoạt động của những mạch đó tương đối phức tạp nên cũng sẽ không đề cập
tới ở đây.
Sau khi khai thác, up và uq được phát theo X và Y của màn hình hiển thị, cho phép hiển
thị trên sơ đồ trở kháng (X và Y biểu thị phần thực và ảo của trục tọa độ trở kháng).
Khi không có khuyết tật, cầu Wheatstone cân bằng, điện áp bằng 0
Nó được hiển thị bằng điểm nằm ở giữa màn hình.
Trong trường hợp cầu mất cân bằng, ta nhìn thấy sự dịch chuyển của điểm đó trên màn
hình. Sự dịch chuyển này tương ứng với sự dịch chuyển của điểm hoạt động
Quay pha
Ta đã biết rằng hướng dịch chuyển của điểm hoạt động phụ thuộc vào tính chất của yếu
tố gây ra tín hiệu.
Trong thực tế, để sự phân tích đơn giản hơn và để thuận lợi hơn cho phát hiện khuyết tật
tạo hướng cho loại khuyết tật mà ta cần phát hiện, điểm hoạt động sẽ dịch chuyển theo
hướng đó.
Ví dụ, trong trường hợp dò tìm vết nứt, điều chỉnh thiết bị sao cho tín hiệu từ vết nứt
dịch chuyển theo hướng thẳng đứng, và tín hiệu từ sự thay đổi khe hở sẽ dịch chuyển theo
phương nằm ngang trên màn hình.
Ta thu được điều đó bằng cách quay pha

Mạch khai thác được tóm tắt như sau:

P.V.N 75
Phương pháp dòng điện xoáy
Ngưỡng và cảnh báo
Để công việc kiểm tra được thuận lợi, thiết bị dòng xoáy nói chung được trang bị cảnh
báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng.
Hoạt động của sự cảnh báo phụ thuộc vào sự đặt ngưỡng.
Trên các thiết bị có biểu đồ trở kháng, ta có thể tìm thấy các dạng ngưỡng khác nhau
 Đối xứng và không đối xứng trên trục Y
 Ngưỡng tròn cho giá trị Z
 Ngưỡng hình chữ nhật

Cảnh báo cũng có thể hoạt động theo ngưỡng chọn như trên, dưới, trong, ngoài…
Chọn và điều chỉnh ngưỡng phụ thuộc vào loại khuyết tật cần phát hiện và còn phụ thuộc
vào tín hiệu không mong muốn.
7.3. Điều chỉnh và chuẩn thiết bị.
Khi kiểm tra, sau khi xác định loại thiết bị sử dụng và tần số hoạt động, ta cần phải điều
chỉnh thiết bị.
Những bước điều chỉnh mà ta cần phải thực hiện thường được tiến hành theo trình tự sau:
 Lắp trở kháng của thiết bị và đầu dò theo dây dẫn phù hợp
 Điều chỉnh tần số
 Điều chỉnh lọc
 Cân bằng (zero)
 Điều chỉnh khuyếch đại (độ nhạy)
 Điều chỉnh pha
 Điều chỉnh ngưỡng
Chú ý:
Có những thiết bị được cài đặt chức năng cho phép mở rộng giải của trục Y so với giải
của trục X trên màn hình.
Chức năng đó tương ứng với sự khuyếch đại riêng rẽ thành phần X và Y của tín hiệu
được gọi là khuyếch đại X, khuyếch đại Y hoặc khuyếch đại XY.
Chức năng này chủ yếu sử dụng để tối ưu hóa tín hiệu, đặc biệt là để phân biệt tốt hơn tín
hiệu từ khuyết tật và từ những tín hiệu khác.
7.3.1. Lựa chọn tần số kiểm tra

P.V.N 76
Phương pháp dòng điện xoáy
Sự lựa chọn tần số kiểm tra thường được xác định từ trường hợp kiểm tra, từ mục tiêu
kiểm tra
Mục tiêu thứ nhất: chiều sâu thẩm thấu đủ để phát hiện khuyết tật
Yêu cầu thứ nhất cần quan tâm là đảm bảo độ xuyên sâu của dòng xoáy đủ để phát hiện
khuyết tật nằm ở đó.
Trong trường hợp kiểm tra chi tiết phẳng bằng đầu dò bề mặt, tần số kiểm tra cần được
đánh giá từ cách tính chiều sâu thẩm thấu qui ước của dòng điện xoáy.
Tần số kiểm tra được tính bằng biểu thức
F = 1/(...2)
bằng cách chọn  như là độ sâu lớn nhất mà khuyết tật có thể xuất hiện.
Mục tiêu thứ hai: Phân biệt được giữa các tín hiệu phát hiện khuyết tật và tín hiệu khác
Trong trường hợp kiểm tra thanh đặc hình trụ, có thể sử dụng với độ chính xác tốt khi mà
tỷ số F/Fg  100
Trong trường hợp F/Fg  10, độ sâu đáng kể và độ nhạy thấp
Trong trường hợp F/Fg  10, độ sâu nhỏ và độ nhạy cao.

Mục tiêu thứ ba: Xác định độ sâu khuyết tật


Nói chung, nếu muốn độ sâu thẩm thấu và độ nhạy phân biệt trong pha, đủ cho cả hai, ta
nên chọn tỷ số F/Fg khoảng 15 (10 F/Fg 20)
Bên cạnh đó với tỷ số F/Fg khoảng từ 10 đến 20, phân biệt dễ dàng hơn sự thay đổi là
đối với sự thay đổi độ dẫn điện.
Trường hợp các ống tuýp:
Trong trường hợp kiểm tra ống tuýp, sử dụng tần số sao cho tỷ số F/Fg dẫn đến sự khác
nhau về pha, giữa dòng xoáy bề mặt trong và ngoài của ống tuýp, gần giá trị  = 900.
Khi biết tỷ số di/de, sau đó tỷ số F/Fc được xác định bằng sơ đồ . Ví dụ nếu kiểm tra
ống tuýp với tỷ số di/de = 0,90, sẽ chọn tần số kiểm tra F/Fc = 550.
Đối với ống tuýp mỏng (di/de  0,85) theo sơ đồ , độ lệch pha  = 900 ta thu được với
tỷ số F/Fc = 1,4
Chú ý quan trọng:
Sự tính toán bằng lý thuyết không cho phép đánh giá tần số sử dụng. Trong mọi trường
hợp giá trị tính bằng lý thuyết phải được kiểm tra lại bằng thực nghiệm.
P.V.N 77
Phương pháp dòng điện xoáy
7.3.2. Hiệu chuẩn
Điều chỉnh thiết bị là bước quan trọng để thực hiện tốt công việc kiểm tra.
Điều chỉnh độ khuyếch đại cũng rất quan trọng vì kết quả kiểm tra phụ thuộc vào biên độ
tín hiệu phát hiện được so với ngưỡng đã đặt trước.
Điều chỉnh thiết bị phải được thực hiện bằng mẫu đối chứng cũng gọi là mẫu chuẩn.
Bước đó được gọi là hiệu chuẩn
Mẫu đối chứng sử dụng phải thích hợp với chi tiết kiểm tra.
Chúng phải:
 Cùng bản chất (vật liệu giống nhau)
 Xử lý nhiệt hay cơ khí giống nhau
 Cùng kích thước
Ngoài ra, mẫu đối chứng phải bao gồm khuyết tật thật hoặc nhân tạo. khuyết tật của Mẫu
đối chứng phải sao cho:
 Hình dạng của chúng (nhỏ hay lớn)
 Kích thước
 Vị trí trong chi tiết (hướng, độ sâu…)
Giống khuyết tật thật cần phát hiện nhất có thể.

P.V.N 78
Phương pháp dòng điện xoáy

CHƯƠNG 8: QUI TRÌNH KIỂM TRA


8.1. Mô tả vùng cần kiểm tra
 Định nghĩa phép kiểm tra cần thực hiện
 Mô tả vật liệu (bản vẽ kích thước)
 Đánh số và đánh dấu các phần khác nhau của vật liệu
 Loại vật liệu
 Quá trình gia công
 Trạng thái bề mặt
 Giai đoạn kiểm tra (trước hay sau sử lý nhiệt, hoặc gia công…)
8.2. Mô tả khuyết tật có thể xảy ra
 Dạng khuyết tật có thể
 Vị trí và kích thước nghi ngờ
 Hướng
8.3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu sử dụng để chuẩn bị qui trình này
 Tài liệu về chế tạo
 Giới thiệu chung của phòng kỹ thuật và thiết kế hoặc điều hành chất lượng
 Tài liệu về kiểm tra (luật, tiêu chuẩn, đặc tính, báo cáo …)
8.4. Vật liệu và thiết bị yêu cầu:
Thiết bị dòng xoáy:
 Dạng và nhà chế tạo
 Dạng hiển thị
 Dải khuyếch đại
 Dải tần số
 Dạng nguồn
 Tiêu chuẩn phù hợp
Đầu dò
 Giấy chứng nhận và nhà chế tạo
 Loại đầu dò
 Tần số
 Kích thước
 Kiểu nối
Mẫu đối chứng
Mô tả dưỡng cho đầu dò
Phụ kiện

P.V.N 79
Phương pháp dòng điện xoáy
Nếu có thể, để tăng khả năng thích ứng của qui trình,Chúng ta mong muốn bất cứ thiết bị
tương đương nào cũng có thể sử dụng với điều kiện thỏa mãn các yêu cầu của qui trình và
có khả năng phát hiện khuyết tật đối chứng với mức độ phân giải yêu cầu.
8.5. Chuẩn bị trước khi kiểm tra
 Đảm bảo rằng chi tiết cần kiểm tra đã được tháo (nếu cần thiết)
 Đảm bảo rằng bề mặt chi tiết cần kiểm tra sạch
 Thực hiện kiểm tra bằng mắt
8.6. Bước hiệu chuẩn
 Hiệu chuẩn, điều chỉnh và kiểm tra
 Chuẩn pha và biên độ
 Kiểm tra lại theo chu kỳ để phát hiện sự trôi của thiết bị
8.7. Kiểm tra
Đặt và dịch chuyển đầu dò
Đánh giá các bất liện tục:
 Vị trí
 Biên độ chỉ thị
 Kích thước
8.8. Tiêu chuẩn đánh giá
Dựa theo tài liệu tiêu chuẩn, hoặc hướng dẫn của điều hành chất lượng
8.9. Kết thúc công việc kiểm tra
 Trong một số trường hợp, loại bỏ các đánh dấu
 Trong một số trường hợp, thực hiện lại
 Báo cáo theo qui trình thích hợp

P.V.N 80
Phương pháp dòng điện xoáy

PHỤ LỤC
9.1. Các đại lượng và đơn vị vật lý

Đạị lượng vật lý Đơn vị


R Điện trở Ohm 
L Tự cảm Henrys H
F, f Tần số Hertz Hz
T Chu kỳ Giây s
 Xung Radian/giây rd/s
Z Trở kháng Ohm 
U Điện áp Vôn V
I Cường độ dòng điện Ampe A
H Từ trường Ampe/mét 1A/m=4..10-3Oersted
B Cảm ứng từ Tesla 1Tesla = 104 Gauss
 Điện trở xuất Ohm-mét .m
 Độ dẫn điện Siemens/mét S/m
o Độ từ thẩm trong chân không Henry/mét o=4..10 H/m
-7

 Độ từ thẩm tuyệt đối Henry/mét H/m


r Độ từ thẩm tương đối Không đơn vị -
T Thời gian Giây s

9.2. Những bội số và ước số

Tiền tố Ký hiệu Hệ số
Mega M 106 1 000 000
Kilo k 103 1 000
Hecto h 102 100
Deca da 101 10
Đơn vị - 100 1
Deci d 10-1 0,1
Centi c 10-2 0,01
Milli m 10-3 0,001
Micro  10-6 0,000 001
Nano n 10-9 0,000 000 001
pico p 10-12 0,000 000 000 001

9.3. Deci Bel


Cách tính
dB = 20 log A/Ao
Cộng thêm Nhân biên độ (lần) Trừ đi Chia biên
độ (lần)
+ 6 dB 2 - 6 dB 2
+ 12 dB 4 - 12 dB 4
+ 20 dB 10 - 20 dB 10
+ 40 dB 100 - 40 dB 100
+ 60 dB 1 000 - 60 dB 1 000
+ 80 dB 10 000 - 80 dB 10 000

P.V.N 81
Phương pháp dòng điện xoáy
9.4. Bảng chữ cái Hy Lạp
Viết Đọc Viết Đọc
A alpha  kappa
B Bêta  lamda
X Khi  mu
 Delta  nu
 Epsilon  Omicron
 Phi  pi
 Gama  Thêta
 Êta  rô
 Iota  sigma
 tau  ksi
 upsillon  psi
 omêga  dzéta

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu tham khảo
- PREPARING FOR A COFREND CERTIFICATION EDDY CURRENTS LEVEL 2

P.V.N 82

You might also like