You are on page 1of 2

[Một số hội chứng tâm lý]

1. “Hiệu ứng Người ngoài cuộc” có thể được hiểu như sau: “khi một người gặp rắc rối hoặc
tai nạn, nếu có càng nhiều người chứng kiến vụ việc thì họ sẽ càng có ít cơ hội được giúp
đỡ hơn”. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp hiệu ứng này
trong các vụ tai nạn trên đường phố.
2. "Hiệu ứng Dunning - Kruger" là một sự lệch lạc nhận thức trong đó những người kỹ năng
kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại
ngăn cản nhận thức về chính những sai lầm đó.
3. "Hiệu ứng hào quang" là một loại thiên vị nhận thức trong đó ấn tượng tổng thể của
chúng ta về một người ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ về tính cách
của người đó. Cơ bản như là ấn tượng tổng thể của bạn về một người (“Anh ta thật tử tế”)
tác động đến đánh giá của bạn về người đó (“Anh ấy cũng thông minh”)
4. "Hiệu ứng Mất tự chủ online” xuất hiện cùng với sự bùng nổ của internet. Cụ thể, khi trở
thành một phần của cộng đồng mạng, đặc biệt là các trang mạng xã hội, con người sẽ dễ
trở nên xấu tính, cọc cằn và thích phán xét hơn.
5. "Hiệu ứng thùng gỗ": Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu những mảnh
gỗ này dài ngắn khác nhau thì rõ ràng: lượng nước chứa được trong thùng không phụ
thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó phụ thuộc vào chiều cao của mảnh gỗ ngắn nhất.
Thế nên trong một tổ chức cũng như với mỗi cá nhân, không thể chỉ đơn thuần tập trung
phát huy thế mạnh mà bỏ mặc điểm yếu, mà cần có được trọng số hài hòa giữa các vấn đề
để hợp lại tạo thành kết quả cuối cùng cao nhất.
6. "Hiệu ứng Google": Hiệu ứng tâm lý này là hệ quả của quá trình phát triển công nghệ.
Khi Google trở nên quá phổ biến, con người dễ dàng quên đi kiến thức, thông tin với tốc
độ cực nhanh dù vừa mới đọc qua trước đó. Đơn giản là vì khi cần, chúng ta lại có thể
tiếp tục tra cứu nó ngay lập tức. Và rồi sau khi tra, dù rất muốn nhớ nhưng khi gặp lại,
bạn vẫn phải tiếp tục rút điện thoại ra Google tiếp.
7. "Hiệu ứng Pygmalio": Hiệu ứng này được phát biểu là: mức độ mong đợi có xu hướng
tương ứng với kết quả biểu diễn. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong mọi
trường hợp, nhưng theo nghiên cứu về các hiệu ứng tâm lý, nó chiếm đa số. Cái tên
Pygmalion được lấy từ bộ phim “My Fair Lady”, còn được gọi là hiệu ứng Rosenthal.
Hiệu ứng này bản chất là một kiểu tiên đoán về sự tự hài lòng với bản thân

8. Hiệu ứng mất tự chủ online: “Hiệu ứng Mất tự chủ online” xuất hiện cùng với sự bùng nổ
của internet. Cụ thể, khi trở thành một phần của cộng đồng mạng, đặc biệt là các trang
mạng xã hội, con người sẽ dễ trở nên xấu tính, cọc cằn và thích phán xét hơn. Hệ quả của
hiệu ứng tâm lý này là chúng ta dễ đưa ra các bình luận thiếu tế nhị, khiếm nhã về một cá
nhân hay vấn đề, mà mình thậm chí chỉ vừa lướt qua trên internet. Theo các nhà khoa
học, nguyên nhân chính của hiệu ứng này là sự mất phản xạ có điều kiện, đến từ việc
chúng ta có thể dễ dàng che đậy bản thân bằng một nickname, trong thế giới ảo, và dường
như không phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình.
9. Hiệu ứng bầy đàn: Hiệu ứng bầy đàn (tên thông dụng tiếng Anh: Herd behavior) hay hiệu
ứng bầy cừu (tiếng Anh là: Sheeple hay còn gọi là cừu ngoan) là một thuật ngữ mô tả một
hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó đã
khiến cho rất nhiều người khác a dua làm theo, đây còn là sự mỉa mai về những hành vi
bầy đàn thụ động của con người có thể bị dễ dàng kiểm soát bởi một quyền lực chi phối
mà họ được ví như những con cừu vốn được coi là một con vật ngoan ngoãn dễ dàng bị
chăn dắt, điều này tương phản với những con cừu đen. => Cái này sẽ sử dụng trong
những dạng bài về tâm lí đám đông, sự cần thiết của tư duy độc lập…

10. Hiệu ứng Google: Con người hiện đại thường rất dễ quên đi những thông tin, chi tiết
mình vừa đọc được, nhất là khi thông tin đó có nguồn gốc từ internet. Hiện tượng thú vị
này được các chuyên gia đặt lên là “Hiệu ứng Google”. Theo giải thích, lý do gây nên sự
đãng trí này đến từ quá trình thích nghi của não bộ với thời đại số. Bởi vì, con người ngày
nay có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng mọi thông tin bằng Google hoặc các công cụ
khác. Do đó, việc ghi nhớ lâu những thông tin này là điều không cần thiết. => Cái này sẽ
sử dụng trong những dạng bài về mặt trái của MXH, nô lệ tư duy, phát triển bản thân...

11. Hiệu ứng tiêu điểm: Sau khi tham dự một bữa tiệc, nếu bạn không ngừng chất vấn mình
với những câu hỏi như: “liệu trang phục của mình có quá lòe loẹt?”, “liệu mình có làm
việc gì ngu ngốc không?” hay “Liệu mình có làm cô ấy phật ý với lời nói đùa đó
không?”, chứng tỏ bạn là nạn nhân của “Hiệu ứng Tiêu điểm”. Cơ sở của hiệu ứng tâm lý
này chính là việc con người luôn bị ám ảnh rằng, đám đông luôn chú ý, xoi mói và đánh
giá về từng hành động của mình. => Cái này sẽ sử dụng trong những dạng bài về sống là
chính mình, sự chủ động trong cuộc sống, lựa chọn cuộc sống…

12. Hiệu ứng cánh bướm: Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con
bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau
vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Sau đó các nhà khoa học đã
gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn
cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì
hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp. Hiệu ứng này
nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một
chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai
lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.

You might also like