You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU


TRONG NƯỚC SINH HOẠT
Đơn vị thực tập: TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT
NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y
TP.HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn QuốcThắng


Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Thanh Tâm 12054831
Hoàng Thị Thu Thảo 12031041
Đặng Thúy Vi 12139461
Khóa học: 2012 - 2016

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU


TRONG NƯỚC SINH HOẠT
Đơn vị thực tập: TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT
N GH I Ệ M V À Đ I Ề U T R Ị - C H I C Ụ C T H Ú Y
TP. HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn QuốcThắng


Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Thanh Tâm 12054831
Hoàng Thị Thu Thảo 12031041
Đặng Thúy Vi 12139461
Khóa học: 2012 - 2016

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015


i

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú Y TP. Hồ
Chí Minh.
Địa chỉ (Công ty): Số 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại (Công ty): (08) 38.536.132 – 38.5361.33
Họ tên cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Lê Kiều Thư
Họ tên sinh viên: Phạm Thanh Tâm Lớp: DHPT8A
MSSV: 12054831 Thời gian thực tập: từ 06/07/2015 đến 06/08/2015
Đánh giá kết quả thực tập:
XẾP LOẠI
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Tốt Khá TB Kém
A THÁI ĐỘ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT
1 Chấp hành nội quy Công ty, Nhà máy
2 Chấp hành thời gian làm việc
3 Thái độ ứng xử, giao tiếp với CB - CNV
4 Ý thức bảo vệ tài sản Công ty
5 Ý thức an toàn lao động
B KẾT QUẢ CÔNG TÁC
6 Mức độ hoàn thành công việc được giao
7 Năng động, tích cực trong công việc
C CHUYÊN MÔN
8 Tìm hiểu, học hỏi chuyên môn

GIÁM ĐỐC …………, ngày … tháng 8 năm 2015


ii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú Y TP. Hồ
Chí Minh.
Địa chỉ (Công ty): Số 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại (Công ty): (08) 38.536.132 – 38.5361.33
Họ tên cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Lê Kiều Thư
Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Thu Thảo Lớp: DHPT8A
MSSV: 12031041 Thời gian thực tập: từ 06/07/2015 đến 06/08/2015
Đánh giá kết quả thực tập:
XẾP LOẠI
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Tốt Khá TB Kém
A THÁI ĐỘ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT
1 Chấp hành nội quy Công ty, Nhà máy
2 Chấp hành thời gian làm việc
3 Thái độ ứng xử, giao tiếp với CB – CNV
4 Ý thức bảo vệ tài sản Công ty
5 Ý thức an toàn lao động
B KẾT QUẢ CÔNG TÁC
6 Mức độ hoàn thành công việc được giao
7 Năng động, tích cực trong công việc
C CHUYÊN MÔN
8 Tìm hiểu, học hỏi chuyên môn

GIÁM ĐỐC …………, ngày … tháng 8 năm 2015


iii

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú Y TP. Hồ
Chí Minh.
Địa chỉ (Công ty): Số 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại (Công ty): (08) 38.536.132 – 38.5361.33
Họ tên cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Lê Kiều Thư
Họ tên sinh viên: Đặng Thúy Vi Lớp: DHPT8A
MSSV: 12139461 Thời gian thực tập: từ 06/07/2015 đến 06/08/2015
Đánh giá kết quả thực tập:
XẾP LOẠI
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Tốt Khá TB Kém
A THÁI ĐỘ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT
1 Chấp hành nội quy Công ty, Nhà máy
2 Chấp hành thời gian làm việc
3 Thái độ ứng xử, giao tiếp với CB - CNV
4 Ý thức bảo vệ tài sản Công ty
5 Ý thức an toàn lao động
B KẾT QUẢ CÔNG TÁC
6 Mức độ hoàn thành công việc được giao
7 Năng động, tích cực trong công việc
C CHUYÊN MÔN
8 Tìm hiểu, học hỏi chuyên môn

GIÁM ĐỐC …………, ngày … tháng 8 năm 2015


iv

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo
cho chúng em điều kiện và môi trường học tập tốt nhất. Xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý thầy cô trong khoa Công nghệ Hóa học trường Đại học Công nghiệp Thành
Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức
ngành và kinh nghiệm quý báu, đó là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá
giúp chúng em có những bước đầu tiên cho sự nghiệp của mình. Hơn hết, xin được bài
tỏ lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Quốc Thắng – Trưởng Bộ môn Hóa phân
tích đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo
cáo thực tập.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Thú Y, anh chị nhân viên
bộ môn Hóa lý đã quan tâm, tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức thực tế vô
cùng thiết thực và bổ ích trong quá trình thực tập.
Bài báo cáo là kết quả của quá trình thực tập, đóng góp ý kiến, cũng như tham
khảo tư liệu của chúng em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng, song do bước đầu tìm hiểu, tiếp xúc thực tế của một sinh viên kiến thức hạn
chế và gặp nhiều khó khăn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ thầy, cô, các anh, chị và các bạn để bài báo cáo
có thể đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phần đánh giá:

Ý thức thực hiện:


Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số:..................... Điểm bằng chữ:…………………………………..

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

Giáo viên hướng dẫn


(Ký ghi họ và tên)
vi

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phần đánh giá:

Ý thức thực hiện:


Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số:..................... Điểm bằng chữ:…………………………………..

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015

Giáo viên phản biện


(Ký ghi họ và tên)
vii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ
ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH...............................................2
1.1. Giới thiệu về Chi cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh...................................................2
1.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................2
1.1.2. Lịch sử hình thành............................................................................................2
1.2. Giới thiệu về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị........................................3
1.2.1. Giới thiệu chung...............................................................................................3
1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị........................4
1.2.3. Chức năng của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị..................................6
1.2.4. Nhiệm vụ của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều Trị..................................6
1.2.5. Các hoạt động chính của phòng Hóa lý – Dược...............................................8
1.2.6. Một số trang thiết bị và dụng cụ của bộ môn Hóa lý – Dược...........................9
1.2.7. Nội quy Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị...........................................12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT...........................................................14
2.1. Tổng quan về nước............................................................................................14
2.2. Thực trạng nước sạch tại Việt Nam...................................................................17
2.3. Đánh giá chất lượng mẫu nước sinh hoạt..........................................................18
2.4. Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị và bảo quản mẫu.............................................21
2.4.1. Lấy mẫu..........................................................................................................21
2.4.2. Vận chuyển mẫu và bảo quản mẫu.................................................................24
2.5. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thu tử ngoại – khả kiến..........................27
2.5.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp...................................................................27
2.5.2. Định luật Bouguer – Lambert – Beer.............................................................28
2.5.3. Kỹ thuật định lượng bằng phổ UV – Vis.......................................................29
2.5.4. Thiết bị đo phổ UV – Vis...............................................................................30
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC SINH HOẠT.......32
viii

3.1. Xác định độ cứng..............................................................................................32


3.1.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................32
3.1.2. Phương pháp xác định....................................................................................33
3.1.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................33
3.1.4. Nguyên tắc.....................................................................................................34
3.1.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................34
3.1.6. Quy trình phân tích.........................................................................................36
3.1.7. Công thức tính kết quả...................................................................................36
3.1.8. Kết quả thực nghiệm......................................................................................37
3.2. Xác định hàm lượng clorua...............................................................................38
3.2.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................38
3.2.2. Phương pháp xác định....................................................................................39
3.2.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................39
3.2.4. Nguyên tắc.....................................................................................................40
3.2.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................41
3.2.6. Quy trình xác định..........................................................................................41
3.2.7. Công thức tính kết quả...................................................................................42
3.2.8. Kết quả thực nghiệm......................................................................................42
3.3. Xác định hàm lượng amoniac............................................................................43
3.3.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................43
3.3.2. Phương pháp xác định....................................................................................45
3.3.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................45
3.3.4. Nguyên tắc.....................................................................................................45
3.3.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................45
3.3.6. Quy trình xác định..........................................................................................46
3.3.7. Công thức tính kết quả...................................................................................48
3.3.8. Kết quả thực nghiệm......................................................................................49
3.4. Xác định hàm lượng nitrit.................................................................................49
ix

3.4.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................49


3.4.2. Phương pháp xác định....................................................................................52
3.4.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................52
3.4.4. Nguyên tắc.....................................................................................................52
3.4.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................53
3.4.6. Quy trình xác định..........................................................................................54
3.4.7. Công thức tính kết quả...................................................................................56
3.4.8. Kết quả thực nghiệm......................................................................................56
3.5. Xác định hàm lượng nitrat.................................................................................57
3.5.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................57
3.5.2. Phương pháp xác định....................................................................................58
3.5.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................59
3.5.4. Nguyên tắc.....................................................................................................59
3.5.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................60
3.5.6. Quy trình xác định..........................................................................................61
3.5.7. Công thức tính kết quả...................................................................................64
3.5.8. Kết quả thực nghệm.......................................................................................64
3.6. Xác định sắt.......................................................................................................65
3.6.1. Ý nghĩa môi trường........................................................................................65
3.6.2. Phương pháp xác định....................................................................................65
3.6.3. Yếu tố cản trở.................................................................................................66
3.6.4. Nguyên tắc.....................................................................................................66
3.6.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ..........................................................................67
3.6.6. Quy trình xác định..........................................................................................68
3.6.7. Công thức tính kết quả...................................................................................70
3.6.8. Kết quả thực nghiệm......................................................................................70
x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Giới hạn các chỉ tiêu trong nước sinh hoạt...........................................19
Bảng 2.2. Kỹ thuật bảo quản mẫu phân tích cho từng chỉ tiêu.............................25
Bảng 2.3. Khoảng bước sóng hấp thu của màu sắc..............................................28
Bảng 3.1. Phân loại độ cứng của nước.................................................................32
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ cứng trong mẫu nước sinh hoạt...........................37
Bảng 3.3. Độ hòa tan của muối clorua trong nước ở nhiệt độ phòng...................38
Bảng 3.4. Nồng độ các chất cản trở.....................................................................40
Bảng 3.5. Kết quả xác định lại nồng độ AgNO3...................................................42
Bảng 3.6. Kết quả xác định hàm lượng clorua trong mẫu nước sinh hoạt...........43
Bảng 3.7. Xây dựng dãy chuẩn chuẩn amoni.......................................................47
Bảng 3.8. Kết quả đo mật độ quang amoni..........................................................48
Bảng 3.9. Kết quả xác định hàm lượng amoni trong mẫu nước sinh hoạt...........49
Bảng 3.10. Xây dựng đường chuẩn nitrit.............................................................54
Bảng 3.11. Kết quả đo mật độ quang của dãy chuẩn nitrit..................................55
Bảng 3.12. Kết quả xác định hàm lượng nitrit trong mẫu nước sinh hoạt............56
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các chất khác lên phương pháp xác định nitrat.........59
Bảng 3.14. Xây dãy chuẩn chuẩn nitrat................................................................61
Bảng 3.15. Kết quả đo mật độ quang của dãy chuẩn nitrat..................................62
Bảng 3.16. Kết quả xác định hàm lượng nitrat trong mẫu nươc sinh hoạt...........64
Bảng 3.17. Xây dựng dãy chuẩn sắt tổng.............................................................68
Bảng 3.18. Kết quả đo mật độ quang dãy chuẩn xác định sắt tổng......................69
Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm lượng sắt tổng trong mẫu nước sinh hoạt.......71
xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị......................................4


Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị...................5
Hình 1.3. Máy siêu âm.........................................................................................10
Hình 1.4. Máy chiết béo.......................................................................................10
Hình 1.5. Máy HPLC...........................................................................................11
Hình 1.6. Máy quang phổ UV – Vis...................................................................11
Hình 2.1. Chu trình tuần hoàn nước trên Trái đất.................................................14
Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ UV - Vis...............................................31
Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn amoni...................................................................47
Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn nitrit.....................................................................55
Hình 3.3. Đồ thị đường chuẩn nitrat.....................................................................62
Hình 3.4. Đồ thị đường chuẩn sắt tổng................................................................69
xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BG : Thủy tinh bosilicat


BYT : Bộ y tế
CBCC – NLĐ : Cán bộ công chức – Người lao động
COD : Chemical oxygen demand (Nhu cầu oxi hóa học)
CSCN : Cơ sở chăn nuôi
DO : Dessolved Oxygen (Oxi hòa tan)
EDTA : Ethylendiamintetraacetic axit
G : Glass (thủy tinh)
ELISA :Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (Xét nghiệm hấp thu miễn
dịch liên kết với Enzym)
HPLC : High Performance Liquid Chromatography (Máy sắc kí lỏng hiệu
năng cao)
MSBM : Mã số bộ môn
NTU : Nephelometric Turbidity Unit
P : Polyetylen (Nhựa)
PTN : Phòng thí nghiệm
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SMEWW : Standard Methods for the Examination of Water and Waste water
TACN : Thức ăn chăn nuôi
TCU : True Color Unit
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
1

LỜI MỞ ĐẦU

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với con người,
sinh vật. Là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và trong
ngành công nghiệp: thực phẩm, hóa học, y tế, sản xuất…Tuy nhiên, do sự phát triển
kinh tế và xã hội, hoạt động sản xuất công nghiệp, sự gia tăng dân số, biến đổi khí
hậu… đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Là nguyên nhân gây ra những
căn bệnh cực kì nghiêm trọng cho con người như: ung thư, sẩy thai, dị tật bẩm sinh các
bệnh về đường ruột…Vì vậy việc phân tích, kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước
có vai trò rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, những chỉ tiêu vượt quá giới
hạn cho phép với tiêu chuẩn Việt Nam từ đó đưa ra những biện pháp xử lý mang lại sự
an toàn cho người sử dụng.
Qua những kiến thức được thầy cô giảng dạy, tìm hiểu từ tài liệu và kiến thức
thực tế khi thực tập tại Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi Cục Thú Y
TP.HCM, chúng em xin trình bày về phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước
sinh hoạt: độ cứng, clorua, amoni, nitrit, nitrat, sắt tổng. Trong quá trình làm bài không
tránh những thiếu sót vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy cô và anh chị cũng như toàn thể các bạn để chúng em có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau nay.
Báo cáo thực tập của chúng em gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị - Chi cục
Thú Y TP. Hồ Chí Minh
- Chương 2: Tổng quan lý thuyết
- Chương 3: Phân tích các chỉ tiêu trong nước sinh hoạt
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT


NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH

1.1. Giới thiệu về Chi cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh

1.1.1. Giới thiệu chung


- Tên đơn vị: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí
Minh.

- Địa chỉ cơ quan: Số 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (08) 38.536.132 – 38.5361.33

- Website:http://chicucthuyhcm.org.vn.

- Email: chicuctytp@hcm.ftp.vn.

- Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước.

- Trực thuộc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ngày thành lập: Tháng 9/1975, gọi là Trạm Thú Y thành phố, trải qua quá trình
hình thành và phát triển nay đổi tên thành Chi cục Thú Y thành phố.

1.1.2. Lịch sử hình thành


Chi cục Thú Y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành Thú Y từ trung
ương đến địa phương. Chi cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh ngày nay đã có quá trình hình
thành và phát triển như sau: Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sở
Nông nghiệp có Quyết định số 76/NN-QĐ tháng 9/1975 sát nhập Sở Mục súc Đô thành
Sài Gòn và Ngành Thú Y Tỉnh Gia Định gọi là Trạm Thú Y thành phố đặt trụ sở tại
254 Lý Chính Thắng, quận 3 năm 1989, căn cứ Quyết định số 411/QĐ-NNCNTP tháng
7/1989 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, Ủy ban nhân dân thành phố
3

ban hành Quyết định số 420/QĐ-UB ngày 17/7/1989 đổi tên Trạm Thú Y thành phố
thành Chi cục Thú Y thành phố.
Đến năm 1998, Thành phố ban hành Quyết định số 4100/1998/QĐ-UB-NC
ngày 08/8/1998 về Quy chế tổ chức hoạt động của Chi cục Thú Y, lúc này Chi cục đã
dời trụ sở về địa chỉ 151, Lý Thường Kiệt, quận 11 và hoạt động ổn định đến nay.
Trong các năm qua, Chi cục Thú Y thành phố và cán bộ viên chức - người lao động đã
được khen thưởng nhiều danh hiệu cao quý. 
Đơn vị đã được tặng thưởng: Huân chương lao động hạng Nhất (2002), Huân
chương Lao động hạng Nhì (1985, 1993), Huân chương Lao động hạng Ba (1982), Cờ
thi đua của Chính phủ (1998, 2001, 2004), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1981,
2004, Bằng khen về sáng kiến 5 năm 1976-1980), Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt
Nam tặng 6 Huy hiệu lao động sáng tạo 5 năm 1981-1985. Cờ thi đua của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh (5 năm 1976-1980, 1992, 2003), Bằng khen của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (5 năm 1976-1980, 1991, 1992, 1993, 1997, 1998,
1999, 2000, 2001, 2002, 2004). 
Đối với các phòng, đơn vị trực thuộc: Thủ tướng Chính phủ tặng 3 Bằng khen,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng 16 Bằng khen, Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh tặng 49 Bằng khen.

1.2. Giới thiệu về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị

1.2.1. Giới thiệu chung


- Địa chỉ: Số 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. 

- Điện thoại: (08)8551258 – 9555623 – 9555682.

- Email: Tram_cdxn@chicucthuyhcm.org.vn

- Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị là một đơn vị trực thuộc Chi Cục Thú Y
TP.HCM được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là phòng thử
nghiệm nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số hiệu LAS 10) về lĩnh vực vi sinh
4

vật, hóa học, dược, thuốc thú y và thủy sản. Chẩn đoán bệnh theo quyết định số
3910/QĐ – BNN – KHCN.

1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị

Phòng lưu mẫu & xử Phòng


WC Phòng họp
lý dụng cụ kiểm nghiệm Vi sinh

TẦNG
2

Phòng Phòng Phòng Phòng kiểm


chuẩn bị mẫu thức ăn gia súc sinh hóa nghiệm dược

Phòng Phòng Phòng xét nghiệm


WC Phòng virut
mổ khám vi trùng nội khoa

TẦNG
1
Phòng
Phòng Phòng
chứa Phòng Phòng
Phó trưởng huyết PCR
dụng cụ vi thể kí sinh trùng
trạm thanh
lấy mẫu

Phòng
Phòng Phòng Phòng Kế
WC truyền Lãnh đạo
X – quang siêu âm phẫu toán
dịch
TẦNG
TRỆT
Phòng
Chuồng Phòng Phòng
truyền Quầy thuốc Chuồng lưu
lưu tiêm khám
dịch

Hình 1.1. Sơ đồ Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị


5

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị

1.2.3. Chức năng của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị
6

Phân tích, kiểm nghiệm các mẫu bệnh phẩm, sản phẩm có nguồn gốc động vật,
thực phẩm dùng trong chăn nuôi các loại động vật, các loại dược phẩm dùng trong
công tác Thú Y, nước và môi trường chăn nuôi làm cơ sở cho công tác pháp lý vế mặt
dịch tể, xử lý, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại.
Xét nghiệm, phân tích các loại động vật, bệnh phẩm của động vật để có kết quả
cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán nhanh và chính xác các loại bệnh động vật, nhằm
thực hiện công tác phòng chống dịch hiệu quả. Điều trị bệnh nội, ngoại khoa, phẫu
thuật, thẩm mỹ tạo hình cho động vật.
Cán bộ, nhân viên của Trạm được đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ trong và ngoài nước theo yêu cầu công tác về các lĩnh chẩn đoán bệnh động
vật, kiểm nghiệm thực phẩm nguồn gốc động vật, kiểm nghiệm thuốc Thú Y.
Năm 2008, Trạm được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 : 2000 và năm 2009 Trạm được Văn phòng công nhận chất lượng là
phòng thử nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025 : 2005 (số hiệu VILAS 338) về lĩnh vực
hóa học, sinh học và dược.

1.2.4. Nhiệm vụ của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều Trị
- Bộ phận Hành chánh tổng hợp: Thực hiện các nghiệp vụ về hành chính, kế
toán, thực hiện công tác tiếp nhận và mã hóa mẫu, chuyển mẫu sau khi mã hóa
lên phòng thí nghiệm, tổng hợp và trả lời kết quả xét nghiệm, kiểm nghiệm.
- Cửa hàng thuốc Thú Y: Cung ứng các loại thuốc Thú Y, vac-xin dùng trong
Thú Y đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh động vật
nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
- Bộ phận điều trị: Hướng dẫn điều trị và điều trị các bệnh (nội khoa, ngoại
khoa…) trên động vật các loại với sự hổ trợ các thiết bị chẩn đoán như máy X -
quang, siêu âm...
- Khối chẩn đoán, gồm các bộ môn:
7

Nội khoa ký sinh trùng: Chẩn đoán bệnh về sinh lý sinh hoá máu, nước tiểu
của hầu hết các loại gia súc, gia cầm, với các loại máy phân tích huyết học tự động,
máy phân tích ion, phân tích nước tiểu, xét nghiệm các bệnh do ký sinh trùng như giun,
sán, ký sinh trùng đường máu, bệnh do nấm trên động vật.
Vi trùng – vi thể: Thực hiện chẩn đoán bệnh do vi trùng, phân lập và định danh
vi trùng gây bệnh, thử nghiệm kháng sinh đồ để khuyến cáo sử dụng kháng sinh nhạy
cảm với mầm bệnh giúp công tác điều trị hiệu quả, chẩn đoán giải phẩu bệnh học (chẩn
đoán vi thể) xác định những biến đổi bệnh lý của tổ chức mô học giúp định hướng
bệnh chính xác. Ngoài ra, bộ môn này còn thực hiện thử nghiệm độ vô trùng của thuốc
tiêm.
Virus - huyết thanh học: Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh và kiểm tra
hàm lượng kháng thể đánh giá mức độ bảo hộ đối với mầm bệnh như: lỡ mồm long
móng, dịch tả heo, dại…Ngoài ra còn thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử đối
với bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm H5N1, bệnh PRRS (tai xanh), lao, xoắn
khuẩn, sẩy thai truyền nhiễm, Newcastle, Gumboro….
- Khối kiểm nghiệm, gồm các bộ môn:
Khối kiểm nghiệm của Trạm gồm Bộ môn vệ sinh Thú Y, Bộ môn Hoá lý -
Dược. Chức năng chính của khối kiểm nghiệm là kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
có nguồn gốc động vật, thức ăn chăn nuôi và thuốc Thú Y.
Bộ môn vệ sinh Thú Y: Thực hiện kiểm nghiệm vi sinh trong các sản phẩm có
nguồn gốc động vật: thịt tươi, thịt đông lạnh, thực phẩm chế biến, nước và thức ăn
chăn nuôi…
Bộ môn Hoá lý - Dược, gồm 04 lĩnh vực hoạt động chính:

- Phòng thử nghiệm thức ăn gia súc: Hệ thống trang thiết bị được đầu tư trang bị
đồng bộ phục vụ dịch vụ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi như hàm lượng
nitơ tự do, chất béo, chất xơ, tro, muối, khoáng đa lượng… theo tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn ISO. Các chỉ tiêu được thực hiện trên hệ thống phá hủy mẫu
8

và chưng cất amoniac tự động, hệ thống Shoxlet, quang phổ tử ngoại - khả kiến
UV - Vis…Công tác kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi đã phục vụ thiết thực cho
ngành chăn nuôi của thành phố.

- Phòng thử nghiệm sinh hóa: Là phòng phân tích hóa học cổ điển. Thực hiện hầu
hết các kiểm nghiệm chất lượng của nước và thực phẩm như hàm lượng amoniac,
hydro sunphua, độ cứng, nitrit, nitrat, kim loại…Hàng năm, bộ môn đã thực hiện
kiểm tra chất lượng nước tại cơ cở chăn nuôi, cơ cở giết mổ, cơ sở chế biến phục
vụ một cách có hiệu quả chương trình giám sát VSATTP trên địa bàn thành phố.

- Phòng thử nghiệm Dược: Thực hiện dịch vụ phân tích chất lượng thuốc Thú Y,
thủy sản như các loại kháng sinh, vitamin, chất kháng viêm và các loại dược
phẩm khác dùng trong Thú Y, thủy sản bằng phương pháp hóa học, đo quang, sắc
ký bản mỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao... góp phần quản lý chất lượng thuốc Thú
Y lưu thông trên địa bàn thành phố.

- Phòng thử nghiệm vi lượng: Thực hiện các dịch vụ phân tích độc tố nấm, kháng
sinh, vitamin, hóa chất cấm trong thức ăn chăn nuôi và sản phẩm động vật bằng
phương pháp ELISA và HPLC. Các phân tích vi lượng tại cơ sở chăn nuôi trên
mẫu thức ăn, nước tiểu đã hỗ trợ công tác giám sát tình hình sử dụng kháng sinh,
sử dụng hóa chất cấm như Diethylstilbestrol, Clenbuterol, Salbutamol,
Ractopamin, Melamin… trong chăn nuôi. Với các phân tích vi lượng (kháng sinh,
chất kích thích tăng trọng) trong sản phẩm động vật đã góp phần đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

1.2.5. Các hoạt động chính của phòng Hóa lý – Dược


- Phân tích các chí tiêu trong mẫu nước sinh hoạt như: pH, sắt tổng, nitrit, nitrat,
clo, độ cứng, amoni.

- Phân tích thành phần hóa học nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi: độ ẩm, protein
thô, béo thô, xơ thô...
9

- Xác định hàm lượng độc tố có trong nguyên liệu và TACN: Độc tố nấm mốc như
Aflatoxin tổng số, Aflatoxin B1 - B2 - G1 - G2, độc tố Zearalenone, Ochratoxin,
Fumonisin.

- Kiểm tra hàm lượng và tồn dư các chất kích thích tăng trưởng nhóm β-Agonist
(Ractopamin, Clenbuterol, Salbutamol, Terbutalin…), dư lượng thuốc Thú Y,
kháng sinh (Tetracyclin, Oxytetracyclin, Chlotetracyclin, Chlogramphenicol,
Furazolidon), Sudan trong TACN và các sản phẩm chăn nuôi.

- Kiểm tra hàm lượng các chất bảo quản natri benzoat, kali sorbat... trong thực
phẩm và thành phần dinh dưỡng chính trong sữa: Đạm, béo, vật chất khô.

- Kiểm tra các chất “pha trộn - hàng giả” trong nguyên liệu thuốc Thú Y, chất
lượng nguyên liệu thức ăn gia súc: độ tươi của bột cá, độ đạm, độ ẩm...

1.2.6. Một số trang thiết bị và dụng cụ của bộ môn Hóa lý – Dược


Bộ môn Hóa lý - Dược được trang bị các thiết bị cổ điển và hiện đại nhằm phân
tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, các mẫu thực phẩm
(sữa, thịt gà, thịt heo, xúc xích...), nước sinh hoạt. Sau đây là một số thiết bị chính của
bộ môn Hóa lý - Dược:

- Máy VortexIKA.MS3; - Tủ sấy;

- Máy lắc; - Máy siêu âm;

- Máy cô quay chân không; - Hệ thống tạo nước cất;

- Máy Kejhdahl; - Hệ thống thổi khô bằng không khí;

- Máy ly tâm; - Máy sắc kí HPLC;

- Máy khuấy từ; - Máy quang phổ UV-Vis;

Ngoài ra, cón có một số thiết bị khác.


10

Hình 1.3. Máy siêu âm

Hình 1.4. Máy chiết béo


11

Hình 1.5. Máy HPLC

Hình 1.6. Máy quang phổ UV – Vis


12

1.2.7. Nội quy Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị
1.2.6.1. Nội quy cơ quan

- Tất cả các CBCC – NLĐ đến cơ quan làm việc phải đúng giờ:

Sáng: 7h30–11h30
Chiều: 13h00 – 17h00

- Khi ra vào cơ quan phải xuống xe tắt máy, dẫn bộ, để xe đúng nơi quy định.

- CBCC – NLĐ đến cơ quan làm việc phải mặc trang phục theo quy định, mang
phù hiệu và thẻ công chức.

- Phải có trách nhiệm: Giữ im lặng, trật tự trong giờ làm việc. Giữ vệ sinh nơi làm
việc, phải bảo quản máy móc, thiết bị, tài sản nơi mình quản lý sử dụng. Nêu cao
cảnh giác, giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh chính trị, an
toàn cơ quan, phòng cháy chữa cháy.

- CBCC – NLĐ trong giờ làm việc nếu đi công tác bên ngoài phải có sự phân công
của lãnh đạo phụ trách.

- CBCC – NLĐ khi tiếp khách, tiếp dân phải ân cần, nhã nhặn lịch sự, hướng dẫn
cụ thể nơi khách cần liên hệ.

- Khách đến liên hệ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ cần thiết và theo sự hướng
dẫn của bảo vệ.

1.2.6.2. Nội quy phòng thí nghiệm

- Thực hiện nghiêm nội quy cơ quan.

- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị bảo vệ cá nhân mà đơn vị đã trang bị. Không
mặc áo blouse ra khỏi cơ quan, không mang giầy, dép từ bên ngoài vào phòng thí
nghiệm.

- Biết cách sử dụng và nơi để các thiết bị an toàn.


13

- Hóa chất phải được dán nhãn, ghi tên đầy đủ. Trước khi sử dụng phải kiểm tra
nhãn hóa chất cẩn thận. Nắm vững bản dữ liệu an toàn hóa chất. Hóa chất, môi
trường qua sử dụng phải được xử lý đúng quy định.

- Khi thực hiện các thử nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, thường
quy kĩ thuật đã được Ban lãnh đạo thông qua.

- Trước khi sử dụng các máy móc, thiết bị xét nghiệm và các thiết bị dụng cụ khác
phải đọc kĩ thao tác vận hành và nguyên tắc an toàn về sử dụng điện.

- Khi gặp sự cố, phải báo ngay cho người trách nhiệm biết, đồng thời ngừng cấp hệ
thống và thiết bị cần thiết. Phải báo cáo cho người phụ trách biết để khắc phục.

- Các vật dụng, thiết bị phải được để ngăn nắp, gọn gàng dễ thao tác. Sau khi hoàn
tất công việc, phòng thí nghiệm phải được làm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

- Không ăn uống, tránh sự đi lại, giữ im lặng trong phòng thí nghiệm.

- Trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm phải kiểm tra điện, nước, gas và các thiết bị
đang sử dụng.
14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về nước [1]

Nước tồn tại trong tự nhiên dưới ba trạng thái: rắn, lỏng và khí, ba thể này
không ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Khối lượng khoảng 1,4.10 12 tấn. Lượng nước tự
nhiên trên Trái Đất có 97% là nước mặn phân bố ở biển, 3% còn lại phân bố ở sông,
suối, ao, hồ, đầm lầy, băng tuyết, nước ngầm, nước mưa, hơi nước trong thổ nhưỡng và
khí quyển,…
Có thể phân chia tài nguyên nước thành các loại sau:

- Nước ngọt bề mặt (sông, hồ, ao, suối);

- Nước mặn, lợ (biển và ven biển);

- Nước ngầm;

- Nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng
đất và trong bầu khí quyển. Nước Trái Đất luôn vận động chuyển từ thể lỏng sang thể
hơi, rồi thể rắn và ngược lại. Nó không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
15

Hình 2.1. Chu trình tuần hoàn nước trên Trái đất

Nước ngọt bề mặt

Các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa rơi xuống ao, hồ,
sông, suối và các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt
bề mặt là nước trong sông, hồ vùng đất ngập nước. Nước ngọt bề mặt được bổ sung từ
nước mưa (được thu hồi bởi các lưu vực) và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và
thấm xuống đất. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc
với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:

- Chứa khí hoà tan, đặc biệt là oxy;

- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao, đầm, hồ chứa ít
chất rắn lơ lửng chủ yếu ở dạng keo);

- Có hàm lượng chất hữu cơ cao;

- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo;

- Chứa nhiều vi sinh vật.

Nước mặn, lợ
Nước được giữ chủ yếu trong các đại dương (nước mặn) trong thời gian dài hơn
là luân chuyển theo vòng tuần hoàn nước. Có 1.338.000.000 km 3 nước trữ trong đại
16

dương (97%), cung cấp 90% lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước. Đặc
điểm của nước biển:

- Độ mặn trung bình của đại dương khoảng 35 o/oo;

- Nước biển giàu các ion hơn nước ngọt;

- Bicacbonat trong trong nước biển nhiều hơn nước sông 2,8 lần;

- Tỉ trọng nước biển khoảng 1,020 – 1,030;

- Chứa nhiều phiêu sinh động - thực vật, giàu ion.

Nước ngầm
Nước ngầm còn gọi là nước dưới đất là nước ngọt chứa trong các lỗ rỗng của
đất, đá hoặc trong các tầng ngậm nước. Có 3 loại là nước ngầm nông, sâu và nước
ngầm chôn vùi.
Đặc trưng chung của nước ngầm là:

- Độ đục thấp;

- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định;

- Không có oxi, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2;

- Chất khoáng hòa tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, florua;

- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.

Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn tự nhiên hoặc do tác động của con
người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biển mặn/ngọt. Ở Việt Nam, khai
thác nước ngầm dùng trong sinh hoạt khá phổ biến với hình thức là giếng đào, giếng
khoan…
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp
17

Nước tự nhiên là nước được hình thành cả số lượng và chất lượng dưới sự ảnh
hưởng của quá trình tự nhiên, không có tác động của nhân sinh. Do tác động của nhân
sinh, nước tự nhiên bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau dẫn đến kết quả là làm ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước. Các khuynh hướng thay đổi chất lượng nước dưới
ảnh hưởng của hoạt động con người bao gồm:

- Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm H 2SO4, HNO3 từ khí quyển, nước thải
công nghiệp, tăng hàm lượng SO32-, NO3- trong nước;

- Tăng hàm lượng ion Ca2+, Mg2+, SiO32-,… trong nước ngầm và nước sông do
nước mưa hòa tan, sự phong hóa các quặng cacbonat;

- Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên như: Pb 2+, Cd2+, Hg2+

- Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi
trường nước từ nước thải, khí quyển và chất thải rắn;

- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, các chất khó bị phân hủy sinh học như: Chất
hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…

- Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ.

Nước thải là một hệ dị thể phức tạp bao gồm rất nhiều chất tồn tại dưới các
trạng thái khác nhau. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất dưới dạng protein,
cacbonhydrat, mỡ các chất hoạt động bề mặt, các chất thải từ người và động vật,
các hợp chất vô cơ như các ion Na+, K+, Mg2+, Ca2+, Cl-, CO32- , SO42- cùng nhiều
loại vi khuẩn gây bệnh.
Phân tích nước thải rất khó khăn và phức tạp, cần phối hợp các quá trình tách,
làm giàu, làm sạch và lựa chọn các phương pháp có độ nhạy, độ chọn lọc cao.
Một trong các đặc tính gây khó khăn cho việc phân tích nước thải là tính không
bền vững của nó.
18

2.2. Thực trạng nước sạch tại Việt Nam [2]

Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước, đặc biệt là nước sạch
đang trong tình trạng báo động. Những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống người dân. Dưới đây là một số dẫn chứng về thực trạng nước sạch tại
Việt Nam:

- Lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m 3, thấp hơn chỉ
tiêu 4.000 m3/người/năm của Hội tài nguyên nước quốc tế.

- Theo đánh giá của Tổng cục môi trường, mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu
m3 nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy khai thác thành nước sinh hoạt.
Nhưng đáng lo ngại là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vần đề ô nhiễm từ việc
bị xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh cho tới ô nhiễm kim loại nặng
nghiêm trọng do việc khai thác tràn lan thiếu quy hoạch, bảo vệ nguồn nước.

- Phần lớn nước sinh hoạt cho các thành phố, thị xã đều lấy từ sông, suối. Với tốc
độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá như hiện nay, mối đe doạ đến chất lượng
nước nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng gia tăng. Việt Nam hiện có khoảng
17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt
từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường.

- Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi năm
Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém.

- Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, 80% các bệnh đường ruột trên thế giới
đề bắt nguồn từ nguồn nước không an toàn. Nhưng tại Việt Nam vẫn còn hơn
2,73 triệu hộ dân (chiếm 14,8%), trong đó nhiều người đang phải sử dụng nước
không hợp vệ sinh cho nhu cầu sinh hoạt.
19

- Còn đối với các nguồn nước ngầm, lượng nước ngầm giờ đây ngày càng bị ô
nhiễm do lượng chất thải và nước thải trong sinh hoạt. Ở những khu dân cư, nằm
cạnh những làng nghề truyền thống như làm nhang, dệt nhuộm, thu gom chất phế
thải, đúc đồng, thuộc da…nguồn nước ngầm lại càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.

2.3. Đánh giá chất lượng mẫu nước sinh hoạt [3]

Nước dùng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực
tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sơ thực phẩm gọi chung là nước sinh
hoạt. Chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Để đảm
bảo an toàn sức khỏe chất lượng lượng nước cần được phải đáp ứng các chỉ tiêu theo
quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN
02:2009/BYT.

Bảng 2.1. Giới hạn các chỉ tiêu trong nước sinh hoạt

Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép


Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
tính I II

TCVN 6185 : 1996 (ISO


Màu sắc (*) TCU 15 15 7887 - 1985) hoặc
SMEWW 2120

Cảm quan, hoặc


Không có Không có
Mùi vị (*) _ SMEWW 2150 B và 2160
mùi vị lạ mùi vị lạ
B

TCVN 6184 : 1996

Độ đục (*) NTU 5 5 (ISO 7027 - 1990)

hoặc SMEWW 2130 B


20

Trong khoảng SMEWW 4500 Cl hoặc


Clo dư ppm _
0,3 -0,5 EPA.1
21

Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép


Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
tính I II
Trong
Trong khoảng TCVN 6492 :1999 hoặc
pH (*) _ khoảng 6,0
6,0 – 8,5 SMEWW 4500 – H+
– 8,5
Hàm lượng TCVN 4500 : NH3C hoặc
ppm 3 3
Amoni (*) SMEWW

Hàm lượng Fe TCVN 6177 : 1996


tổng số (Fe2+, Fe3+) ppm 0,5 0,5 (ISO 6332 : 1988) hoặc
(*) SMEWW 3500 – Fe
TCVN 6186 : 1996
Chỉ số hoặc
ppm 4 4
pecmanganat
ISO 8467 : 1993 (E)
Độ cứng tính theo TCVN 6224 : 1996
ppm 350 _
CaCO3 (*) hoặc SMEWW 2340 C
TCVN6194 : 1996
Hàm lượng
ppm 300 _ (ISO 9297 : 1989) hoặc
clorua (*)
SMEWW 4500 – Cl-D
TCVN 6195 : 1996
Hàm lượng
ppm 1,5 _ (ISO 10359 - 1 - 1992)
florua
hoặc SMEWW 4500 – F
22

Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép


Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
tính I II
Hàm lượng TCVN 6626 : 2000 hoặc
ppm 0,01 0,05
Asen tổng số SMEWW 3500 - As B
TCVN 6187 -1,2:1996
Vi
Coliform tổng
khuẩn / 50 150 (ISO 9308 - 1,2 -1990)
số
100 mL
hoặc SMEWW 9222
TCVN6187 - 1,2:1996
Ecoli hoặc Vi
Coliform chịu khuẩn/ 0 20
(ISO 9308 - 1,2 -1990)
nhiệt 100 mL
hoặc SMEWW 9222

Ghi chú:

- (*) Là chỉ tiêu cảm quan;

- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước;

- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá
nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chảy qua xử lý đơn
giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, đường ống tự chảy).

2.4. Phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị và bảo quản mẫu [4] [5] [6]

2.4.1. Lấy mẫu


Các nguyên tắc cần được đảm bảo khi lấy mẫu nước:

- Mẫu nước lấy phải đại diện được cho toàn bộ nước ở địa điểm nghiên cứu;

- Thể tích của mẫu nước cần phải đủ để phân tích các thành phần cần thiết bằng các
phương pháp đã được lựa chọn trước;
23

- Việc lấy và bảo quản, vận chuyển mẫu cần đựơc thực hiện như thế nào để không
làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định hoặc các tính chất của nước.

2.4.1.1. Địa điểm lấy mẫu

Chỗ lấy mẫu nước cần được lựa chọn phù hợp với mục đích của việc phân tích
nước. Ngoài ra, cần phải chú ý đến tất cả những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thành
phần của mẫu. Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt thì mẫu thường được lấy tại vòi
của hệ thống chứa nước của các hộ gia đình, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhà
hàng…

2.4.1.2. Bình chứa mẫu

Bình chứa mẫu phải được dán nhãn, ghi đầy đủ các chi tiết như: Tên nguồn
nước, nơi lấy, thời gian lấy mẫu (giờ, ngày/tháng/năm), vị trí lấy mẫu, họ tên và chữ ký
người lấy mẫu...
Chai thủy tinh bosilicat trong suốt, không màu hoặc các bình bằng polyetylen
bền vững về mặt hóa  học và ít hấp phụ các ion trong nước lên thành bình, nút đậy chắc
và kín.
Bình và nút cần được rửa sạch trước khi dùng bằng dung dịch tẩy rửa loãng, sau
đó rửa nhiều lần bằng nước thường và tráng lại từ 2 – 3 lần bằng nước cất 2 lần, cuối
cùng đem sấy hoặc để khô trong không khí.

2.4.1.3. Thao tác lấy mẫu

Trước khi lấy mẫu cần có nhãn ghi rõ địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu
và người lấy mẫu. Mẫu sẽ không được phân tích nếu không rõ nguồn gốc mẫu. Để
nước chảy tự do tối thiểu 5 phút hoặc lâu hơn (đến nhiệt độ nước không đổi) để cho
nước chảy với tốc độ dòng không đổi trong một quãng thời gian nhằm cho ra hết phần
nước tĩnh, xả hết nước cũ trong đường ống lấy mẫu trước khi lấy mẫu vào chai.
Tráng chai 3 lần với chính nguồn nước cần lấy mẫu. Cho nước chảy đầy tràn, để
cho mẫu tràn ít nhất hai lần thể tích và sau đó đậy nút lại ngay sao cho không có không
24

khí ở trên mẫu. Giúp hạn chế tương tác với pha khí và sự lắc khi vận chuyển (để tránh
thay đổi hàm lượng cacbon đioxit làm thay đổi pH, sắt ít có xu hướng bị oxi hóa, hạn
chế sự thay đổi màu của mẫu…).
Nếu không có đường ống lấy mẫu, có thể dùng gầu để lấy mẫu. Khi đó gầu/gáo
cần được tráng sạch nhiều lần bằng nước cần phân tích.

2.4.1.4. Đề phòng giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu phân tích

Những điều phải đề phòng sau đây trong quá trình lấy và lưu giữ mẫu để
giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu:

- Rửa tay thật kỹ hoặc đeo găng tay dùng một lần;

- Không được hút thuốc lá trong khi lấy mẫu và phải luôn tránh phả hơi thở vào
mẫu;

- Không được ăn hoặc uống trong khi lấy mẫu;

- Chỉ sử dụng các bình và vật chứa mẫu do phòng thí nghiệm cung cấp;

- Chỉ sử dụng các thuốc thử do phòng thí nghiệm cung cấp;

- Không dùng các thuốc thử quá hạn sử dụng hoặc có mùi không bình thường;

- Tránh làm nhiễm bẩn thành bên ngoài của các dụng cụ chứa mẫu;

- Tháo nắp khỏi bình chứa mẫu ngay trước khi lấy mẫu và đặt miệng bình vào
trong một túi sạch vô trùng hoặc vào trong một thùng chứa trong khi mẫu được
lấy;

- Không cho vật thể lạ (như nhiệt kế hoặc đầu đo pH) vào bình mẫu dùng để phân
tích các chỉ tiêu khác;

- Tránh sử dụng các bộ phận chia mẫu trừ khi có yêu cầu đặc thù;

- Không dùng các thiết bị lấy mẫu bằng kim loại nếu phân tích các kim loại lượng
vết;
25

- Bình đựng mẫu được lưu giữ bảo quản sạch sẽ, đậy nắp hoặc đóng gói cẩn thận
trước và sau khi lấy mẫu;

- Nếu có thể, làm lạnh mẫu trước và giữ mẫu trong chỗ tối trước khi vận chuyển.

2.4.2. Vận chuyển mẫu và bảo quản mẫu


2.4.2.1. Vận chuyển mẫu

Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để mẫu không bị hỏng hoặc gây
mất mẫu trong khi vận chuyển. Vật liệu bao gói phải bảo vệ được các bình chứa khỏi bị
nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ, đặc biệt là gần các chỗ mở của bình chứa mẫu, và
không là một nguồn gây nhiễm bẩn. Trong khi vận chuyển, các mẫu cần được bảo quản
theo hướng dẫn. Dù mẫu có được phân tích hay không thì cần được kiểm tra lại cùng
với khách hàng.

2.4.2.2. Bảo quản mẫu

Bảo quản mẫu nước là nhằm duy trì tính chất và tính trạng mẫu trong một
khoảng thời gian ngắn trước khi phân tích. Khi phân tích các chỉ tiêu hóa lý, các chất lơ
lửng, cặn lắng, tảo và các vi sinh vật khác có thể được loại đi lúc lấy mẫu hoặc lọc mẫu
qua giấy, màng lọc, ly tâm. Một số yếu tố vật lý, hoá học có thể ổn định bằng cách
thêm hoá chất trực tiếp vào mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu.
Tốt nhất mẫu nên được phân tích ngay khi lấy. Nếu không thể phân tích ngay
trong vòng 1 giờ, phải bảo quản mẫu ở 4 oC không quá 24 giờ. Nếu bảo quản trong thời
gian dài nên đông lạnh ở -20 oC . Đối với các chỉ tiêu DO, pH cần phân tích ngay. Sau
đó bảo quản mẫu trong điều kiện 4 oC sau khoảng 20 giờ rồi phân tích tiếp các chỉ tiêu
còn lại.
26

Bảng 2.2. Kỹ thuật bảo quản mẫu phân tích cho từng chỉ tiêu

Th
Thàn ời
h gia
phần Loại bình Kỹ thuật n
Chú thích
cần chứa bảo quản bả
xác o
định qu
ản
P hoặc G Tiến hành phân
Nạp mẫu tích càng nhanh
đầy bình Làm lạnh càng tốt và nên
pH 6
để đuổi hết đến phân tích ngay
gi
không khí giữa1oC và tại hiện trường

ra khỏi 5 oC ngay sau khi lấy
bình mẫu

Có thể tiến hành


Làm lạnh
Mùi G 6 phép đo tại hiện
đến giữa 1
gi trường (phân
o
C và 5 C o

ờ tích định tính)

Giữ mẫu ở nơi


tối. Trong
trường hợp nước

Làm lạnh ngầm giàu Fe(II)


Màu P hoặc G 5 thì tiến hành
đến giữa 1
ng phân tích ngay
o
C và 5 oC
27

tại hiện trường,


trong vòng 5
phút thu thập
mẫu
ày

P rửa được Axit hóa


với axit với HCl
Sắt 7
hoặc BG đến pH từ
(II) ng
rửa được 1 đến 2 và
ày
với axit đuổi oxy
không khí

Thờ
Thàn
i
h
gia
phần Loại bình Kỹ thuật
n Chú thích
cần chứa bảo quản
bảo
xác
quả
định
n
P rửa được Axit hóa
với axit với HNO3
Sắt
1
hoặc BG đến pH từ
tổng
thá
rửa được 1 đến 2
số
ng
với axit
Nitra Làm lạnh
P hoặc G 24
t đến giữa 1
giờ
C và 5 oC
o
28

Axit hóa
7
với HCl
P hoặc G ngà
đến pH từ
y
1 đến 2
Làm đông 1
P lạnh đến – thá
2 oC ng
Ưu tiên tiến
Nitrit Làm lạnh
hành phân tích
đến giữa 1 24
P hoặc G tại hiện trường 2
C và 5 oC
o giờ
ngày (*)

Clor 1
ua P hoặc G thá
ng

Axit hóa
với H2SO4
Amo
đến pH từ
niac 21
1-2, làm
tự do P và G ngà
lạnh đến Lọc tại nơi lấy
và y
giữa 1 oC mẫu trước khi
ion
– 5 oC bảo quản
hóa
Làm đông
1
lạnh đến
P thá
20 oC
ng

Thàn Loại bình Kỹ thuật Thờ Chú thích


29

i
h
gia
phần
n
cần chứa bảo quản
bảo
xác
quả
định
n

Lưu giữ mẫu ở

Nhu nơi tối. Trong

cầu Làm lạnh trường hợp làm


P hoặc G đến giữa 1 24 đông lạnh đến -
oxy
C và 5 oC
o giờ 20 oC: 6 tháng (1
sinh
hóa tháng: nếu BOD

(BO trong mẫu < 50

D) ppm) (*)

Axít hóa
Nhu P hoặc G 1
đến pH từ
cầu thá 6 tháng(*)
1 đến 2
oxy ng
với H2SO4
hóa
Làm đông
học P 1
lạnh đến –
(CO thá 6 tháng(*)
20 C o
D) ng

(*) Thời gian bảo quản kéo dài tối đa.

2.5. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thu tử ngoại – khả kiến [7]

2.5.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp


30

Những cấu tử trong mẫu có khả năng hấp thu chọn lọc bức xạ vùng tử ngoại và
thấy được, tạo mũi hấp thu đặc trưng. Với phổ hấp thu ghi nhận, có thể định tính và
định lượng cấu tử trong mẫu.
Vùng tử ngoại (UV), bức xạ có bước sóng λ = 200 – 400 nm. Với λ ≤ 200 nm
gọi là vùng tử ngoại chân không vì O2 trong không khí hấp thu mạnh trong vùng này.
Vùng khả kiến (Vis), bức xạ có λ = 400 – 800 nm. Ánh sáng trắng là tổ hợp của
các bức xạ vùng thấy được.
Màu của vật rắn do sự phản xạ đến mắt của ánh sáng trắng sau khi bị mất đi một
số bức xạ do bị vật hấp thu. Màu của dung dịch trong suốt, do sự truyền suốt của ánh
sáng trắng sau khi bị mất đi một số bức xạ do những cấu tử trong dung dịch hấp thu.
Do đó, màu của vật rắn hay màu của dung dịch là màu bổ túc của những bức xạ bị hấp
thu so với ánh sáng trắng. Nếu dung dịch hấp thu bức xạ vùng tử ngoại, ánh sáng trắng
truyền suốt hoàn toàn đến mắt, dung dịch không màu.
Dung dịch có màu khi chứa cấu tử có khả năng hấp thu bức xạ vùng thấy được,
do đó khi định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thu thấy được còn được gọi là
phương pháp so màu hay đo màu.

Bảng 2.3. Khoảng bước sóng hấp thu của màu sắc

Bức xạ bị hấp thu (nm) Màu bức xạ bị hấp thu Màu bổ túc

400 – 460 Tím Vàng lục

460 – 490 Xanh Vàng cam

490 – 575 Lục Tím đỏ

575 – 590 Vàng Xanh

590 – 630 Cam Xanh lục


31

630 – 780 Đỏ Lục

Dung dịch mẫu có nồng độ càng cao, khả năng hấp thu của mẫu càng mạnh,
cường độ ánh sáng đến mắt càng yếu, dung dịch có màu càng sẫm.

2.5.2. Định luật Bouguer – Lambert – Beer


Chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ I, cường độ Io qua dung dịch chứa cấu tử
cần khảo sát có nồng độ C. Bề dày dung dịch là l. Bức xạ ra khỏi dung dịch có cường
độ I. Cường độ hấp thu bức xạ của cấu tử được xác định bằng 2 đại lượng:

- Độ truyền suốt T (Transmittance):

I I
T = I hay T% = I ×100
o o

- Độ hấp thu A (Absorbance) hay mật độ quang OD (optical density):

Io 1 100
A = εlC =¿ log = log = log = 2 - log T %
I T T%

Trong đó:

- ɛ là độ hấp thu phân tử, độ hấp thụ mol;

- l là quang lộ của cuvet (bề dày lớp dung dịch chất hấp thu);

- C là nồng độ của dung dịch màu, M.

2.5.3. Kỹ thuật định lượng bằng phổ UV – Vis


Trong kỹ thuật định lượng bằng phương pháp phổ UV – Vis thường sử dụng các
phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh: So sánh một chuẩn và so sánh hai chuẩn;

- Phương pháp đường chuẩn;

- Phương pháp thêm chuẩn: Thêm một chuẩn và thêm nhiều chuẩn;

- Phương pháp vi sai;


32

- Phương pháp chuẩn độ trắc quang.

Tại Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị, phương pháp đường chuẩn được sử
dụng để phân tích các chỉ tiêu amoni, nitrit, nitrat và sắt tổng trong mẫu nước sinh
hoạt. Phương pháp này đơn giản và có thể áp dụng một đường chuẩn để phân tích
hàng loạt mẫu.
Các bước thường tiến hành khi lập đường chuẩn:

- Pha một dãy dung dịch chuẩn có nồng tăng dần (thường từ 5 đến 8 dung dịch
chuẩn). Các dung dịch chuẩn phải có cùng điều kiện với dung dịch xác định.

- Tiến hành đo quang của dãy chuẩn ở bước sóng đã chọn.

- Từ mật độ quang A và nồng độ C của dung dịch chuẩn ta xây dựng được đường
chuẩn A = f(C). Sau đó lập phương trình hồi quy tuyến tính của đường chuẩn có
dạng: y = ax + b (a: độ dốc; b: tung độ gốc).

- Chọn dung môi thích hợp để chuyển chất cần xác định trong mẫu cần phân tích
thành dung dịch có khả năng tạo chất màu với thuốc thử. Sau đó tiến hành đo
quang mẫu.

- Căn cứ vào phương trình hồi quy tuyến tính của dãy chuẩn đã lập và mật độ
quang của dung dịch mẫu. Từ đó xác định được nồng độ chất cần phân tích trong
mẫu.

Khi chọn vùng nồng độ để xây dựng đường chuẩn cần lưu ý:

- Vùng nồng độ của dãy chuẩn phải bao gồm cả C x (nồng độ chất cần xác định nằm
trong đường chuẩn);

- Nồng độ dãy dung dịch chuẩn phải tuân theo định luật Lamber – Beer;

- Các giá trị A phải có độ lặp lại và đảm bảo tuân theo sự tuyến tính A – C;

- Dung dịch mẫu cũng được pha chế như dung dịch chuẩn.
33

2.5.4. Thiết bị đo phổ UV – Vis


Máy quang phổ UV – Vis gồm các bộ phận chính sau:

- Nguồn bức xạ: Có nhiệm vụ cung cấp bức xạ tương thích với quá trình đo. Bức
xạ được cung cấp bởi nguồn sáng thường là chùm sáng đa sắc, nó bao trùm một
khoảng rộng của phổ. Được chia làm hai loại nguồn: nguồn bức xạ liên tục và
nguồn bức xạ không liên tục.

- Bộ phận tạo đơn sắc: Thu nhận chùm đa sắc phát ra từ đèn và cho bức xạ đơn sắc
đi ra. Thường hay dùng lăng kính hay cách tử.

- Cuvet đựng mẫu: Bộ phận chứa mẫu thường làm bằng vật liệu đồng nhất (nhựa,
thủy tinh hoặc thạch anh), cho phép bức xạ truyền qua trong vùng khảo sát.

- Detector: Nhận năng lượng của bức xạ ra khỏi mẫu và chuyển thành dạng năng
lượng khác được ghi nhận bằng tín hiệu.

- Máy đo và máy ghi: Tín hiệu nhận được từ detector được ghi dưới dạng đường
biểu diễn trên máy ghi hay chuyển thành đại lượng đo trên máy đo.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ UV - Vis


34

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC SINH HOẠT

3.1. Xác định độ cứng [8] [9]

3.1.1. Ý nghĩa môi trường


Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong
nước, chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca 2+ và Mg2+. Độ cứng của nước được chia
làm các loại: 

- Độ cứng tạm thời hay độ cứng cacbonat: Tạo bởi các muối canxi và magie
cacbonat và bicacbonat, trong đó chủ yếu là bicacbonat vì muối cacbonat của
canxi và magie hầu như không tan trong nước.

- Độ cứng vĩnh cửu hay độ cứng phi cacbonat: Tạo bởi các muối khác của canxi và
magie như sulphat, clorua...

- Độ cứng tổng cộng = độ cứng cacbonat + độ cứng phi cacbonat.

Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị
đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường
quy về một loại muối là CaCO3.
1 mgdl/lít = 50 ppm = 50 mg/L; 1 dH = 17,8 ppm

Bảng 3.1. Phân loại độ cứng của nước

Độ cứng (mgCaCO3/l) Phân loại

< 50 Nước mềm

Nước cứng trung


50 – 150
bình

150 – 300 Nước cứng


35

> 300 Nước rất cứng

Ảnh hưởng của nước cứng

Trong đời sống: Khi dùng nước cứng để đun nấu làm rau, thịt khó chín, làm mất
vị của nước chè. Bên cạnh đó, giặt bằng nước cứng tốn xà phòng do Ca 2+ làm kết tủa
gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt. Nước cứng không dùng để pha
chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc.
Trong công nghiệp: Nước cứng gây hại cho các thiết bị công nghiệp (thiết bị
lạnh, nồi hơi,...) dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ
số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi
hơi trong một thời gian dài. Nhiều ngành công nghệ hoá học cũng yêu cầu nước có độ
cứng nhỏ. Nếu độ cứng vượt giới hạn cho phép (tuỳ mục đích sử dụng) thì phải làm
mềm hóa nước cứng bằng cách cho kết tủa Mg 2+ và Ca2+ với sođa (Na2CO3), photphat
hoặc tách chúng bằng nhựa trao đổi ion hoặc đun sôi.

Tiêu chuẩn cho phép

Hàm lượng độ cứng tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 350 ppm.

3.1.2. Phương pháp xác định


Dùng phương pháp chuẩn độ phức chất theo TCVN 6224 : 1996 (ISO 6059 :
1984) “Chất lượng nước – Xác định tổng canxi và magie phương pháp chuẩn độ
EDTA”.

3.1.3. Yếu tố cản trở


Các ion nhôm, bari, chì, sắt, coban, đồng, mangan, thiếc, kẽm cản trở việc xác
định bởi chúng hoặc cùng bị chuẩn độ với canxi và magiê hoặc chúng cản trở sự
chuyển màu của chỉ thị ở điểm cuối. Ion photphat và cacbonat có thể kết tủa canxi ở
pH chuẩn độ. Một số chất hữu cơ cũng có thể cản trở việc xác định.
36

Khi nồng độ sắt bằng hoặc nhỏ hơn 10 ppm có thể che bằng cách thêm vào 250
mg natri xianua NaCN vào phần mẫu thử. Xianua cũng loại trừ được cản trở của các
ion kẽm, đồng và coban. Cần chắc chắn dung dịch có môi trường kiểm trước khi thêm
natri xianua.

3.1.4. Nguyên tắc


Chuẩn độ tạo phức canxi và magiê với dung dịch nước của muối dinatri của
EDTA ở pH 10. Dùng modan đen 11 làm chỉ thị. Chỉ thị này tạo hợp chất màu đỏ hoặc
tím với ion canxi và magie.
Trong quá trình chuẩn độ, EDTA trước hết phản ứng với các ion canxi và magiê
tự do, sau đó ở điểm tương đương phản ứng với các ion canxi và magiê đã liên kết với
chất thỉ thị giải phóng chỉ thị và làm màu dung dịch đổi từ đỏ hoặc tím sang xanh.
Phương trình:
Ca2+ + HInd2- ⇌ CaInd- + H+
Mg2+ + HInd2- ⇌ MgInd- + H+
(Đỏ nho)
H2Y2- + Ca2+ ⇌ CaY2- + 2H+
H2Y2- + Mg2+ ⇌ MgY2- + 2H+
H2Y2- + MgInd- ⇌ MgY2- + HInd2- + H+
H2Y2- + CaInd- ⇌ CaY2- + HInd2- + H+
(Xanh)
Kết quả được thể hiện dưới dạng số miligam canxi cacbonat có trong 1 lít mẫu.
Nếu hàm lượng canxi được xác định riêng thì có thể tính nồng độ magie.

3.1.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.1.5.1. Hóa chất

- Dung dịch đệm: Hoà tan 67,5 g amoni clorua (NH 4Cl) trong 570 mL dung dịch
amoniac (25% (m/m); ρ20 = 0,910 g/mL). Sau đó, pha loãng bằng nước thành
37

1000 mL. Pha loãng 10 mL dung dịch này bằng nước thành 100 mL. Nếu dung
dịch nhận được không có pH = 10 ± 0,1 thì phải bỏ dung dịch gốc.

- Dung dịch chuẩn EDTA, C(Na2EDTA) = 10 mM: Pha từ ống chuẩn. Bảo quản
dung dịch EDTA trong bình polyetylen.

- Chỉ thị Modan đen 11: Hoà tan 0,5 g modan đen 11, dạng muối natri của axit 1(1-
hydroxy-2-naphtylazo) - 6-nitro-2-naphtol-4-sunfonic (C20H12N3O7SNa) trong 100
mL trietanolamin [(HOCH2CH2)3N]. Có thể thay 25 mL trietanolamin bằng thể
tích đến 25 mL etanol để giảm độ nhớt dung dịch.

- Canxi, dung dịch chuẩn gốc, C CaCO3 = 10 mM: Hòa tan hoàn toàn bằng axit
clohidric HCl 4 M. Tránh thêm dư axit. Thêm 200 mL nước, đun sôi vài phút để
đuổi khí CO2. Làm nguội đến nhiệt độ phòng và thêm vài giọt dung dịch metyl
đỏ. Thêm dung dịch amoniac 3 M cho đến dung dịch chuyển sang màu da cam.
Chuyển vào bình định mức 1000 mL định mức bằng nước. Chuẩn hoá dung dịch
EDTA chuẩn theo dung dịch chuẩn gốc canxi.

- Tính lại nồng độ EDTA chuẩn:

C Ca × V Ca
C EDTA =
V EDTA

Trong đó:

- CEDTA: Nồng độ của dung dịch EDTA cần chuẩn lại, mM;

- CCa: Nồng độ của dung dịch chuẩn gốc canxi , mM;

- VCa: Thể tích của dung dịch chuẩn gốc canxi, mL;

- VEDTA: Thể tích của dung dịch EDTA xác định lại, mL.

3.1.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Buret, dung tích 25 mL, vạch chia đến 0,05 mL;


38

- Pipet 50 mL;

- Erlen 250 mL;

- Bóp cao su, bercher…

3.1.6. Quy trình phân tích


3.1.6.1. Chuẩn bị phần mẫu thử

Không cần xử lý mẫu trước, trừ trường hợp mẫu chứa các hạt thô thì phải lọc
qua giấy lọc có kích thước lỗ 0,45 μm ngay sau khi lấy mẫu. Lọc có thể làm mất một
phần canxi và magie.
Nếu nồng độ tổng canxi và magie trong mẫu vượt quá 3,6 mM thì pha loãng
mẫu và ghi hệ số pha loãng F.

3.1.6.2. Quy trình xác định

- Dùng pipet lấy 50 mL dung dịch mẫu vào bình nón dung tích 250 mL. Thêm 4
mL dung dịch đệm pH = 10 và 3 giọt chỉ thị modan đen 11. Dung dịch phải có pH
= 10,0 ± 0,1 và phải có màu đỏ hoặc tím.

- Tiến hành chuẩn độ ngay bằng dung dịch EDTA từ buret đồng thời lắc đều.
Chuẩn độ nhanh lúc đầu và chậm dần khi gần đến cuối

- Tiếp tục thêm dung dịch EDTA khi màu của dung dịch bắt đầu chuyển từ màu đỏ
hoặc tím sang màu xanh.

- Điểm cuối chuẩn độ là lúc ánh đỏ cuối cùng biến mất. Màu dung dịch không thay
đổi nếu thêm một giọt EDTA.

- Chuẩn độ lại theo cách sau: Thực hiện chuẩn độ tương tự lần thứ nhất. Giai đoạn
đầu chuẩn độ nhanh, gần điểm cuối thì chuẩn độ chậm lại.

3.1.7. Công thức tính kết quả


Hàm lượng tổng canxi và magiê, CCa+Mg, (mM) được tính theo công thức:
39

C EDTA × V EDTA
C Ca+ Mg= ×F
V mẫu
N
C EDTA ×V EDTA × ĐCaC O
Hoặc H mgCaCO 3/ L= −3
3
×F
V mẫu ×10

Trong đó:

- CEDTA là nồng độ của dung dịch EDTA, tính bằng mM;

- Vmẫu là thể tích phần mẫu thử (thường là 50 mL), tính bằng mL;

- VEDTA là thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn trong chuẩn độ, tính bằng mL;

- H là độ cứng, tính bằng mg CaCO3/L;

- Đ CaC O là đương lượng gam của CaCO3.


3

Nếu có pha loãng mẫu thì cần đưa thêm hệ số pha loãng F vào tính toán.

3.1.8. Kết quả thực nghiệm


Bảng 3.2. Kết quả xác định độ cứng trong mẫu nước sinh hoạt

Hệ số
Ngày nhận Độ cứng
MSBM VEDTA (mL) pha Đánh giá
mẫu (mg CaCO3/L)
loãng F

2824-9 2,70 1 54,0 Đạt

2825-9 2,75 1 55,0 Đạt

10/07/2015 2826-9 2,20 1 44,0 Đạt

2827-9 2,70 1 54,0 Đạt

2828-9 2,60 1 52,0 Đạt

29/07/2015 3001-1 20,50 2 820,0 Không đạt


40

3002 15,5 1 310,0 Đạt

3063 1,30 1 26,0 Đạt


06/08/2015
3064 7,10 1 142,0 Đạt

Nhận xét: Theo QCVN 01–39:2011/ BNNPTNT và QCVN 02:2009/BYT quy


định hàm lượng độ cứng tối đa có mặt trong nước là 350 mg/L. Đa số các mẫu nước
trên đều không vượt quá giới hạn cho phép chỉ có mẫu 3001-1(HmgCaCO 3/L= 820 )
vượt quá giới hạn quy định.

3.2. Xác định hàm lượng clorua [3] [10] [11]

3.2.1. Ý nghĩa môi trường


Clorua phân bố rộng trong tự nhiên, thông thường clorua tồn tại ở dạng muối
của natri (NaCl), muối của kali (KCl) và muối của canxi (CaCl 2). Hàm lượng clorua
trong nước ngọt nằm trong khoảng từ 1 – 100 ppm. Trong khi đó, hàm lượng clorua
trong nước biển có thể lên tới 35.000 ppm.

Bảng 3.3. Độ hòa tan của muối clorua trong nước ở nhiệt độ phòng [5]

Muối Độ tan (g/L)

NaCl 357

KCl 344

CaCl2 745

Nguồn gốc nguyên thủy của clorua là từ khí HCl và một phần nhỏ từ sự phong
hóa, hòa tan các khoáng có chứa clo trong thạch quyển. Trong nước đại dương ion Cl -
có nguồn gốc từ hoạt động phun trào ở đáy đại dương và một phần từ nước sông lục
địa. Hàm lượng Cl- trong nước biển khá cao. Trong nước sông, ao, hồ,.. có thể không
41

có hoặc có rất ít ion Cl-. Hàm lượng Cl- trong nước tự nhiên có thể biến đổi từ 0 đến
170 g/L.

Clorua thâm nhập vào nước bề mặt và nước ngầm từ cả nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo, như dòng thải từ các hoạt động trồng trọt có sử dụng phân bón vô cơ,
nước rò rỉ từ các bãi rác, thức ăn cho động vật, nước thải công nghiệp, nước biển thâm
nhập... Bên cạnh đó, clorua trong nước có thể tăng mạnh qua các quá trình sử dụng clo
để xử lý nước.
Ảnh hưởng của clorua
Ở người, 88% clorua tập trung ở vùng ngoại bào và đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thấm lọc dịch trong cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước và
cân bằng axit cho cơ thể.
Đến nay, chưa thấy có ảnh hưởng đáng kể nào đến sức khỏe con người do
clorua gây ra. Một người khỏe mạnh có thể hấp thụ lượng lớn clorua nếu người đó
uống đủ nước. Tuy nhiên, muối NaCl có khả năng làm tăng huyết áp nên đây là mối lo
ngại đối với những người mắc bệnh tim hoặc bệnh thận.
Clorua làm tăng độ dẫn điện trong nước và do đó tăng khả năng ăn mòn của
nước đối với các thiết bị kim loại. Trong đường ống dẫn nước bằng kim loại, clorua
phản ứng với ion kim loại tạo thành các muối hòa tan và tăng hàm lượng ion kim loại
trong nước ăn uống. Đối với ống nước bằng vật liệu có chứa chì, thường được bọc lớp
oxit bảo vệ, nhưng clorua làm tăng khả năng ăn mòn đường ống. Clorua trong nước
cũng có thể làm tăng tỷ lệ gây thủng các ống làm bằng kim loại.

Tiêu chuẩn cho phép đối với clorua

- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước ăn uống là 250 ppm.
- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 300 ppm.

3.2.2. Phương pháp xác định


Xác định hàm lương Cl- trong mẫu nước sinh hoạt bằng chuẩn độ kết tủa theo
TCVN 6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl-. Phương pháp này có
42

thể áp dụng trực tiếp xác định clorua hòa tan với nồng độ từ 5 ppm đến 150 ppm.
Khoảng xác định có thể mở rộng đến 400 ppm bằng cách sử dụng buret có dung tích
lớn hơn hoặc bằng cách pha loãng mẫu. Do đó nhiều chất gây nhiễu nên phương pháp
không thể áp dụng đối với nước ô nhiễm có hàm lượng clorua thấp.

3.2.3. Yếu tố cản trở


Nồng độ các thành phần của nước ngầm, nước bề mặt và nước sinh hoạt không
ảnh hưởng đến việc xác định. Các chất sau đây gây nhiễu tới phương pháp xác định:

- Các chất tạo nên các hợp chất bạc không tan như bromua, iodua, sunfit, xyanua,
hecxaxyano sắt (II) và hexaxyano (III). Khi cần, ion bromua và iodua phải được
xác định riêng rẽ;

- Các hợp chất tạo thành phức chất với ion bạc như ion amoni và ion thiosunfat;

- Các hợp chất khử ion cromat, bao gồm ion sắt (II) và ion sunfit;

- Các chất gây nhiễu trên làm cho kết quả hàm lượng clorua cao;

- Các dung dịch đục hoặc có màu đậm có thể làm thay đổi điểm kết thúc ví dụ như
sắt oxit ngậm nước.

Bảng 3.4. Nồng độ các chất cản trở

Hàm
Hàm lượng
Chất Chất lượng
(ppm)
(ppm)

Br- 3 NH4+ 100

I- 5 S2O32- 200

S2- 0,8 SO3- 70

CN- 1 SCN- 3
43

Fe(CN)4- 2 CrO42- 1000

Fe(CN)63- 2 PO43- 25

3.2.4. Nguyên tắc


Trong môi trường pH = 5 - 9,5, ion Cl- được chuẩn độ bằng ion Ag+ với chỉ thị
là K2CrO4. Điểm tương đương được nhận biết khi xuất hiện kết tủa nâu đỏ Ag2CrO4.
44

Phương trình :
Ag+ + Cl- ⇌ AgCl (kết tủa trắng)
CrO42- + 2Ag+ ⇌ Ag2CrO4 (kết tủa màu nâu đỏ)

3.2.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.2.5.1. Hóa chất

- Dung dịch chuẩn AgNO3 0,02 M: Pha từ ống chuẩn AgNO3 0,1 N;

- Chỉ thị K2CrO4 100 g/L: Hòa tan 10 g K2CrO4 pha loãng đến 100 mL;

- Dung dịch so sánh chuẩn gốc NaCl 0,02 M;

- Axit nitric CHNO3 = 0,1 M (bảo quản trong chai thủy tinh);

- Natri hidroxit dung dịch CNaOH ≈ 0,1 M.

3.2.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Pipet;

- Buret 25 mL;

- Erlen;

- Bình định mức và một số dụng cụ thủy tinh khác.

3.2.6. Quy trình xác định


- Dùng pipet lấy 100 mL mẫu hoặc thể tích mẫu nhỏ hơn đã được pha loãng đến
100 mL vào bát sứ trắng hoặc một bình hình nón hoặc cốc có mỏ trên một nền
trắng.

- Cần phải điều chỉnh pH của mẫu trong khoảng 5 – 9,5. Nếu pH không nằm trong
khoảng 5 – 9,5 thì dùng HNO3 hoặc NaOH để điều chỉnh pH của dung dịch.

- Thêm 1 mL dung dịch thuốc thử kali cromat. Chuẩn độ bằng cách thêm từng giọt
dung dịch bạc nitrat cho đến khi dung dịch chớm chuyển thành màu nâu hơi đỏ.

- Sau đó thêm một giọt dung dịch natri clorua thì màu phi biến mất.
45

- Dùng mẫu đã chuẩn độ và được xử lí bằng dung dịch natri clorua để so sánh với
các chuẩn độ tiếp theo. Khi thể tích chuẩn độ vượt quá 25 mL, lặp lại phép xác
định với việc sử dụng buret lớn hoặc phần thể tích mẫu thử nhỏ.

- Tiến hành mẫu trắng song song với mẫu thật dùng 100 mL nước thay mẫu thử.

3.2.7. Công thức tính kết quả


Nồng độ clorua , PCl, tính bằng miligam đo trên lít, tính theo công thức:
(V ¿ ¿ s−V b) C
PCl = ×F¿
Va
Trong đó:

- PCl là nồng độ clorua, mg/L;

- Va là thể tích mẫu, mL;

- Vs là thể tích của dung dịch bạc nitrat dùng để chuẩn độ mẫu, mL;

- Vb là thể tích của dung dịch bạc nitrat dùng để chuẩn độ mẫu trắng, mL;

- C là nồng độ thực của dung dịch bạc nitrat, N;

- F là hệ số chuyển đổi f = 35453 mg/mol.

3.2.8. Kết quả thực nghiệm


Bảng 3.5. Kết quả xác định lại nồng độ AgNO3

Thể tích dung dịch chuẩn gốc NaCl


10 mL
0,02 N

Thể tích dung dịch chuẩn AgNO3 10 mL

Nồng độ dung dịch chuẩn AgNO3 0,02 N


46

Bảng 3.6. Kết quả xác định hàm lượng clorua trong mẫu nước sinh hoạt

Ngày nhận Vmẫu VAgNO3 Hàm lượng


MSBM F Đánh giá
mẫu (mL) (mL) (ppm)

Mẫu trắng 100 0,25 1

10/07/2015 2825-9 100 1,65 1 9,93 Đạt

2826-9 100 1,35 1 7,80 Đạt

Mẫu trắng 100 0,25 1

29/07/2015 3001-2 100 0,70 1 3,19 Đạt

3002 100 9,05 1 62,40 Đạt

Mẫu trắng 100 0,25 1

06/08/2015 3062 100 20,35 1 142,52 Đạt

3063 100 4,00 1 26,59 Đạt

Nhận xét: Theo QCVN 01–39:2011/ BNNPTNT và QCVN 02:2009/BYT quy


định hàm lượng clorua tối đa có mặt trong nước là 300 mg/L. Như vậy các mẫu trên
không vượt quá giới hạn cho phép.

3.3. Xác định hàm lượng amoniac [3] [12] [13]

3.3.1. Ý nghĩa môi trường


Amoniac tồn tại trong nước dưới dạng ion giữa NH 4+ hay NH3 hòa tan phụ thuộc
vào pH của nước. Tùy thuộc vào pH của nước mà luôn có cân bằng giữa NH 4+ /NH3
trong nước.
47

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm bẩn amoni nhưng nguyên nhân
chính là do việc sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất…
gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Đặc biệt là quá trình phân hủy các chất hữu cơ chủ
yếu là protein đó là quá trình amoni hóa protein trong chu trình nitơ tự nhiên hoăc nước
bị thấm nhiễm nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp.

Ảnh hưởng amoni

Tài liệu “Hướng dẫn về chất lượng nước của Tổ chức Y Tế Thế Giới” cũng như
tiêu chuẩn 1329/2002 (Bộ Y tế) không cho amoni là chất nguy hại cho sức khỏe con
người mà xếp vào nhóm ảnh hưởng cảm quan (mùi, vị) đến chất lượng của nước.

Nhưng trong quá trình khai thác, lưu trữ và xử lý…Amoni chuyển hóa thành nitrit
và nitrat là những chất có tính độc hại đối với con người, vì nó có thể chuyển hóa thành
nitrosamin có khả năng gây ung thư cho con người. Bên cạnh đó hàm lượng NH4+
trong nước uống cao có thể gây ra một số hậu quả như sau:

- Nó có thể kết hợp với clo tạo ra cloramin là một chất làm cho hiệu quả khử trùng
giảm đi rất nhiều so với clo gốc;

- Nó là nguồn nitơ thứ cấp sinh ra nitrit trong nước, một chất tiềm năng gây ung
thư;

- NH4+ là nguồn dinh dưỡng để rêu tảo phát triển, vi sinh vật phát triển trong đường
ống gây ăn mòn, rò rỉ và mất mỹ quan.

Quy định về nồng độ amoni trong nước sinh hoạt [3]

Mặc dù không có hướng dẫn về ảnh hưởng đến sức khỏe của nitơ amoni (N-
NH4+) nhưng các dẫn chất của amoni như nitrit, nitrat đều có hướng dẫn ảnh hưởng tới
sức khỏe con người. Trong QCVN 02:2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt cũng quy định nồng độ amoni cũng không
vượt quá 3 ppm.
48

3.3.2. Phương pháp xác định


Sử dụng phương pháp Nessler theo hướng dẫn phương pháp HD 05/PPT N 5
của Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị - Chi Cục Thú Y TP.HCM (được trích từ
tiêu chuẩn 4500-NH3 Nesslerization Method – Standard mothod).

3.3.3. Yếu tố cản trở


Các ion kiềm như Ca, Mg, Fe hay sunfit tạo nên dung dịch đục khi cho thuốc
thử Nessler có môi trường kiềm cao vào. Để loại bỏ ảnh hưởng, ta cho dung dịch ổn
định là Rocherlle ngăn chặn sự tạo tủa của ion Ca, Mg còn thừa hiện diện trong thuốc
thử kiềm.

3.3.4. Nguyên tắc


Amoniac trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Nessler tạo thành sản
phẩm có màu từ vàng đến nâu sẫm, cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng amoniac
có trong mẫu. Với hàm lượng amoniac thấp dung dịch thu được có màu vàng được đo
ở bước sóng 420 nm, với hàm lượng amoniac cao dungdịch thu được có màu vàng nâu
và được đo màu ở bước sóng 450 - 490 nm.
Phương trình:
2(2KI.HgI2) + NH3 + 3KOH ⇌ (NH2)Hg-O-HgI + 7KI + 2H2O

3.3.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.3.5.1. Hóa chất

- Dung dịch muối Rochelle: Hòa tan 50 Kali Natri tartat tetrahydrat
(KNaCH4O6.4H2O) trong 100 mL nước. Loại NH3 hiện diện trong muối bằng
cách đun sôi dung dịch cạn đến 30 mL. Sau đó làm lạnh và thêm nước đến
100mL.

- Thuốc thử Nessler: Hòa tan 50 g HgI 2 và 35 g KI vào lượng nước ít và cho từ từ,
khuấy đều vào dung dịch NaOH đã được làm mát (80 g NaOH trong 250 mL
nước). Thêm nước đủ 500 mL. (Trữ bình thủy tinh Bosilicat có nắp đậy bằng cao
su và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Thuốc thử này ổn định 1 năm ở điều kiện
49

thường PTN). Kiểm ra thuốc thử được pha để đảm bảo thuốc thử có màu đặc
trưng với hàm lượng NH3-N 0,1 mg trong vòng 10 phút sau khi cho thuốc thử vào
và không tạo tủa trong 2 giờ .

- Dung dịch amonium gốc: 999 mg NH4+/L.

- Dung dịch NH4+ 99,9 ppm: Hút 50 mL dung dịch NH4+ chuẩn gốc 999 ppm vào
bình định mức 500 mL, định mức đến vạch.

- Dung dịch NH4+ 19,98 ppm: Hút 100mL dung dịch NH4+ chuẩn 99,9 ppm vào
bình định mức 500 mL, định mức đến vạch.

3.3.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Máy quang phổ UV- Vis;

- Pipet 5, 10, 15, 20, 25, 50 mL;

- Erlen 100 mL;

- Bình định mức 100 mL, 500 mL.

3.3.6. Quy trình xác định


3.3.6.1. Xây dựng đường chuẩn

Hút chính xác các lượng dung dịch chuẩn làm việc và thuốc thử như trong bảng sau:
50

Bảng 3.7. Xây dựng dãy chuẩn chuẩn amoni

Số thứ tự 0 1 2 3 4 5 6

1
VNH4+ chuẩn 0 1 2 5 7
2
19,98 ppm 0 , , , , ,
,
(mL) 5 0 5 0 5
5

Định mức đến 50 mL

Dung dịch
Rochelle 0,1
(mL)

Lắc đều

Dung dịch
1,0
Nessler (mL)

Lắc đều, để yên 30 phút

Đo màu ở bước sóng λ = 420 nm


51

0.8 A

0.7
f(x) = 0.136973126025985 x + 0.000603073747477534
0.6 R² = 0.999857686163254
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1 C (ppm)
0
0 1 2 3 4 5 6

Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn amoni

Bảng 3.8. Kết quả đo mật độ quang amoni

Số thứ tự 1 2 3 4 5 6

Nồng độ CNH4+ (ppm) 0,200 0,400 0,999 1,998 2,997 4,995

Mật độ quang 0,026 0,057 0,135 0,275 0,416 0,682

3.3.6.2. Đo mẫu

- Lấy chính xác bằng pipet 50 mL mẫu vào bình 100 mL. Thêm 0,1 mL muối
Rochelle, trộn kỹ. Thêm 1 mL thuốc thử Nessler. Trộn kỹ và để yên 30 phút.

- Mẫu chuẩn được tiến hành song song với mẫu thử.

- Nồng độ của mẫu chuẩn được chọn trong khoảng giới hạn đường chuẩn đo mẫu
thử thường là 2 ppm.

Kết quả mẫu chuẩn


52

Hàm lượngthực tế
H %= x 100
Hàm lượng lý thuyết

- H ≥ 95% thì giá trị kết quả mẫu thử nghiệm được chấp nhận.

- H < 95% phải thực hiện lại mẫu thử nghiệm trên.

3.3.7. Công thức tính kết quả


Nồng độ N trong mẫu, đơn vị ppm, được tính theo công thức:
C N H −1 +C N H −2 14,0067
C N =( 4 4
)×( )
2 14,0067+4 ×1,00794
Trong đó:

- CNH4+ là nồng độ NH4 đo lần 1 và 2 (ppm), đo từ đường chuẩn;

- F là số pha loãng.

3.3.8. Kết quả thực nghiệm


Bảng 3.9. Kết quả xác định hàm lượng amoni trong mẫu nước sinh hoạt

Hàm
Ngày nhận Mật độ Vmẫu CNH4+
MSBM F lượng N Đánh giá
mẫu quang (mL) (ppm)
(ppm)

2824 -9 0,600 50 1 4,35 3,38 Không đạt


10/07/2015
2825 -9 0,623 50 1 4,56 3,54 Không đạt

2826-9 0,557 50 1 4,06 3,15 Không đạt

2993 0,162 50 1 1,18 0,92 Đạt


29/07/1015
3037-2 0,343 50 1 2,50 1,94 Đạt

03/08/2015 30378 0,230 50 1 1,65 1,28 Đạt


53

3030-2 0,086 50 1 0,60 0,47 Đạt

Nhận xét: Theo QCVN 01 – 39 : 2011/ BNNPTNT và QCVN 02 : 2009/ BYT


quy định hàm lượng amoniac tối đa có mặt trong nước là 3 mg/L. Có một số mẫu đã
vượt quá hàm lượng cho phép.

3.4. Xác định hàm lượng nitrit [14] [15]

3.4.1. Ý nghĩa môi trường


Các hợp chất nitrit trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc phát sinh từ các hoạt động của con người:

Hợp chất hữu cơ ⇌ NH3 ⇌ NH4+ ⇌ NO2- ⇌ NO3- ⇌ N2

Nitrit là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là
nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Sự có mặt của nitrit trong nước cho thấy nguồn
nước đã bị nhiễm bẩn từ sử dụng phân bón trong nông nghiệp, hệ thống xử lý nước
thải, chất thải động vật, chất thải công nghiệp hoặc từ ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm. Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô
nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong
nguồn nước có NH3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành
NO3-.

Nguồn gây ô nhiễm nitrit

Nguồn gốc tự nhiên

Do cấu tạo địa chất và lịch sử hình thành địa tầng: Các hiện tượng xói
mòn, xâm thực, hiện tượng sét trong tự nhiên…xảy ra giải phóng các hợp chất
của nitơ dẫn tới các quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên,
các hợp chất này có khả năng được đồng hóa và đưa về trạng thái cân bằng.

Nguồn gốc nhân tạo


54

- Sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất, thực vật đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước hoặc do quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ càng làm đẩy nhanh quá trình nhiễm nitrit trong nước.

- Quá trình khoan khai thác nước diễn ra phổ biến cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm do lượng nước bị khai thác lớn mà lượng nước mới
chưa kịp bổ sung dẫn tới quá trình xâm thực được đẩy mạnh, nước ngầm được
bổ sung bằng việc thấm từ nguồn nước mặt xuống. Do các hoạt động của nguồn
trên đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ các chất nitơ trong nước bề mặt. Các chất
này theo nước mặt thấm xuyên từ trên xuống hoặc thấm qua sườn các con sông,
xâm nhập vào nước ngầm dẫn tới tình trạng tăng nồng độ hợp chất nitơ.

Ảnh hưởng của nitrit

Nitrit là những chất có tính độc hại tới sinh vật và con người vì sản phẩm nó
chuyển hóa thành có thể gây độc cho cá, tôm… gây ung thư cho con người.

- Con người

Nitrit làm oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến
hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (MetHb) không có khả năng vận chuyển O 2 và
thán khí giống như hemoglobin. Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này do trẻ sơ sinh
không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành
hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng
sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm
tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt.

Mặc dù đã có những nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng gây ung thư do ăn uống
nước bị ô nhiễm nitrit (ở nồng độ cao) trong thời gian dài, nhưng cho đến nay các kết
quả nghiên cứu chưa đủ để khẳng định mối tương quan giữa ăn uống nước bị nhiễm
nitrit trong thời gian dài và ung thư. Nitrit vẫn được khuyến cáo là có khả năng gây ung
thư ở người do nitrit sẽ kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ
55

chất nitrosamin -1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể
không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc,
ung thư gan hoặc ung thư dạ dày. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được
cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

- Sinh vật

Nuôi trồng thủy sản: Tôm, cá nước ngọt và các sinh vật thủy sinh khác. Nitrit
không chỉ làm cá thiếu oxy vì tạo ra MetHb mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác
bởi nhiều cơ chế khác nhau. Ví dụ ở cá hồi thì nitrit gây giãn mạch, bằng chứng là tăng
sự rối loạn nhịp tim gây ra cao áp huyết; hoặc nitrit chuyển sang dạng nitơ monooxit
(NO) làm cản trở quá trình điều hòa, làm rối loạn quá trình tiết hormon của tuyến nội
tiết như quá trình tổng hợp hormone sinh dục bị ức chế khi đó những hormon này bị
chuyển thành dạng ammoni hoặc urea để thải ra ngoài. Nitrit không dừng lại ở mang và
máu mà còn tích lũy trong gan, não và cơ. Lúc đầu khi lượng nirit vào cơ thể sẽ được
máu (HbO2) chuyển hóa thành nitrat ít độc hơn và quá trình chuyển hóa này cũng xảy
ra ở gan nhằm giải độc nitrit cho cơ thể nhưng nếu nồng độ nitrit quá cao thì cá có thể
chết do nồng độ MetHb trong cơ thể tăng cao.

Tiêu chuẩn cho phép đối với nitrit

Hàm lượng nitrit cho phép trong nước sinh hoạt không được vượt quá 3 ppm.

3.4.2. Phương pháp xác định


Sử dụng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử để xác định NO 2- có trong nước
sinh hoạt theo TCVN 6178:1996 ( ISO 6777 : 1984) “Chất lượng nước - Xác định
nitrit bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử”. Phương pháp được áp dụng để đo
NO2– có nồng độ từ 10 đến 1000 µg/L, thể tích mẫu thử tối đa 40 mL.

3.4.3. Yếu tố cản trở


- Chlorin và nitơ triclorua (NCl3) tồn tại trong mẫu sẽ gây trở ngại đối với phương
pháp này;
56

- Các ion: Sb3+, Au3+, Bi3+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, Ag+... tạo tủa sẽ làm ảnh hưởng đến
kết quả;
- Mẫu có độ kiềm cao dễ gây sai số khi phân tích;
- Chất lơ lửng trong nước cũng gây ảnh hưởng đến kết quả.

3.4.4. Nguyên tắc


Phản ứng của nitrit trong mẫu thử với thuốc thử 4 - aminobenzen sulfonamid
với sự có mặt của axit octophotphoric ở pH = 1,9 để tạo muối diazo. Muối này sẽ tạo
thuốc nhuộm màu hồng với N-(1- naphtyl)-1,2 diamonietan dihidroclorua (được thêm
vào bằng thuốc thử 4-aminobenzen sulfonamid). Độ hấp thu ở 540 nm.
Phương trình :

3.4.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.4.5.1. Hóa chất

- Axit octophosphoric, dung dịch 15 M.

- Hỗn hợp thuốc thử màu: Hòa tan 10g ± 0,125g 4-aminobenzen sunfonamid
(NH2C6H4SO2NH2) trong hỗn hợp của 25 ml ± 0,25 ml axit octophotphoric 15mol
57

M và 100 ml ± 10 ml nước trong cốc thủy tinh có mỏ. Hòa tan 0,5 g ± 0,005 g N-
(1naphtyl)-1,2-diamonietan dihidroclorua trong dung dịch tạo thành. Chuyển vào
bình định mức dung tích 250 mL và pha loãng với nước cất tới vạch, lắc đều.
Dung dịch bền trong một tháng nếu bảo quản ở nhệt độ 2-5 oC.

- Dung dịch chuẩn gốc Fe(NO2)3: 999 mgNO2/L.

- Nitrit, dung dịch chuẩn trung gian 49,95 ppm: Dùng pipet hút 50 mL dung dịch
NO2- chuẩn gốc 999 ppm vào bình định mức 1000 mL và định mức đến vạch.

- Nitrit, dung dịch chuẩn làm việc 0,4995 ppm: Dùng pipet hút 5 mL dung dịch
chuẩn trung gian 49,95 ppm vào bình định mức 500 mL và định mức đến vạch.

3.4.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Máy quang phổ hấp thu UV- Vis;

- Cuvet với chiều dài quang học 10 mm;

- Pipet: 5 mL, 10 mL, 15 mL, 20 mL, 25 mL, 50 mL;

- Erlen: 50 ml;

- Micro pippette.

3.4.6. Quy trình xác định


3.4.6.1. Xây dựng đường chuẩn

Hút chính xác các lượng dung dịch chuẩn làm việc, thuốc thử vào bình định
mức 50mL như trong bảng sau:

Bảng 3.10. Xây dựng đường chuẩn nitrit.

Số thứ tự 0 1 2 3 4 5

V chuẩn NO2- 0,4995


0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0
ppm (mL)
58

Thêm nước vào đến khoảng 40,0 mL

Vthuốc thử ( mL) 1,0

Lắc đều, định mức tới vạch 50 mL, để yên 20 phút, đo quang ở λ = 540 nm
59

Bảng 3.11. Kết quả đo mật độ quang của dãy chuẩn nitrit.

Số thứ tự 1 2 3 4 5

CNO2-(ppm) 0,04995 0,0999 0,14985 0,1998 0,24975

Mật độ quang 0,047 0,097 0,146 0,197 0,248

0.3 A
0.25
f(x) = 1.00500500500501 x − 0.00360000000000002
0.2 R² = 0.999936512975161

0.15

0.1

0.05
C (ppm)
0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3

Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn nitrit

3.4.6.2. Đo mẫu

- Lấy 40 mL dung dịch mẫu vào bình định mức 50 mL (lượng thể tích mẫu lấy tùy
thuộc vào nồng độ NO2- có trong mẫu, nên lấy từ 10 – 40 mL). Thêm 1 mL hỗn
hợp thuốc thử màu sau đó định mức tới vạch. Lắc đều và để yên 20 phút rồi đem
đo màu phức chất tại bước sóng 540 nm.

- Mẫu chuẩn được tiến hành song song với mẫu thử.

- Nồng độ của mẫu chuẩn được chọn trong khoảng giới hạn đường chuẩn đo mẫu
thử thường là 0,15 ppm.
60

Kết quả mẫu chuẩn

Hàm lượngthực tế
H %= ×100
Hàm lượng lý thuyết

- ≥ 95% thì giá trị kết quả mẫu thử nghiệm được chấp nhận.

- < 95% phải thực hiện lại mẫu thử nghiệm trên.

3.4.7. Công thức tính kết quả


Hàm lượng N trong mẫu (đơn vị ppm), được tính theo công thức sau:
CN O −¿
×14 , 0067
C mgN / L = 2
¿
(14,0067+ 2×15 , 9994)
Trong đó:
- CNO2- là nồng độ NO2- xác định dựa trên đường chuẩn;

- F là hệ số pha loãng.

3.4.8. Kết quả thực nghiệm


Bảng 3.12. Kết quả xác định hàm lượng nitrit trong mẫu nước sinh hoạt

Ngày nhận Mật độ Vmẫu CNO2- Hàm lượng N


MSBM F Đánh giá
mẫu quang (mL) (ppm) (ppm)

2824-9 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt


10/07/2015
2825-9 0,102 40 1,25 0,131 0,04 Đạt

2975 0,128 40 1,25 0,164 0,05 Đạt


24/07/2015
2993 0,076 40 1,25 0,099 0,03 Đạt

3001-1 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt


29/07/2015
3001-2 0,049 40 1,25 0,066 0,02 Đạt
61

Nhận xét: Theo QCVN 01 – 39 : 2011/ BNNPTNT và QCVN 01 : 2009/ BYT


quy định hàm lượng nitrit tối đa có mặt trong nước là 3 mg/L. Các mẫu trên đều đạt
tiêu chuẩn.

3.5. Xác định hàm lượng nitrat [14] [16]


3.5.1. Ý nghĩa môi trường
Các hợp chất nitrat trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc phát sinh từ các hoạt động của con người:

Hợp chất hữu cơ ⇌ NH3 ⇌ NH4+ ⇌ NO2- ⇌ NO3- ⇌ N2

Nitrat là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là
nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức
khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat trong nước quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành
nitrit sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.

Sự có mặt của nitrat trong nước cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn từ sử dụng
phân bón trong nông nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật, chất thải
công nghiệp hoặc từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, hàm lượng
nitrat trong nước cao cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn bởi một số chất ô nhiễm
khác như vi khuẩn hoặc thuốc trừ sau, những chất ô nhiễm này có thể thâm nhập nguồn
nước và hệ thống phân phối nước giống như nitrat và nitrit. Tùy theo mức độ có mặt
của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước
mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH 3, NO2- và
NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-.

Nguồn gây ô nhiễm nitrat

Nguồn gốc tự nhiên

Do cấu tạo địa chất và lịch sử hình thành địa tầng: các hiện tượng xói mòn,
xâm thực, hiện tượng sét trong tự nhiên,… xảy ra giải phóng các hợp chất của
62

nitơ dẫn tới các quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên, các
hợp chất này có khả năng được đồng hóa và đưa về trạng thái cân bằng.

Nguồn gốc nhân tạo

- Sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất, thực vật đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước hoặc do quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ càng làm đẩy nhanh quá trình nhiễm nitrat trong nước;

- Quá trình khoan khai thác nước diễn ra phổ biến cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm do lượng nước bị khai thác lớn mà lượng nước mới
chưa kịp bổ sung dẫn tới quá trình xâm thực được đẩy mạnh, nước ngầm được
bổ sung bằng việc thấm từ nguồn nước mặt xuống. Do các hoạt động của nguồn
trên đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ các chất nitơ trong nước bề mặt. Các chất
này theo nước mặt thấm xuyên từ trên xuống hoặc thấm qua sườn các con sông,
xâm nhập vào nước ngầm dẫn tới tình trạng tăng nồng độ hợp chất nitơ.

Ảnh hưởng của nitrat

Thực ra NO3- không độc nhưng khi vào cơ thể nitrat được chuyển hóa thành nitrit
nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion này còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con
người. Do vậy, khi ăn uống nước có chứa nitrit thì cơ thể sẽ hấp thu nitrit. Nitrit có tác
dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin (Hb)
thành methemoglobin (MetHb) không có khả năng vận chuyển O2 và thán khí giống
như hemoglobin.

Hàm lượng cho phép đối với nitrat

Hàm lượng nitrat cho phép trong nước không được vượt quá 50 ppm.

3.5.2. Phương pháp xác định


Sử dụng phương pháp quang phổ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6180:1996
để xác định hàm lượng nitrat có trong mẫu nước.
63

3.5.3. Yếu tố cản trở


Khoảng nồng độ của các chất thường gặp trong các mẫu nước đã được kiểm tra
về khả năng gây nhiễu đối với phương pháp này. Các chất gây nhiễu tiềm tàng là
clorua, octophotphat, magie và mangan (II).

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các chất khác lên phương pháp xác định nitrat [16]

Lượng chất Ảnh hưởng của chất khác theo μg


Chất khác (biểu thị khác có trong N trong 25 mL phần mẫu thử
theo đơn vị của chất 25mL mẫu
m(N) = 0,00 m(N) =
ghi trong ngoặc) thử ( μg)
μg 5,00 μg

Natri clorua (Cl-) 10000 +0,03 -0,73

Natri clorua (Cl-) 2000 +0,01 -0,16

Natri hidrocacbonat
10000 -0,02 -0,52
(HCO3-)

Natri hidrocacbonat
2000 -0,03 -0,18
(HCO3-)

Natri sunfat (SO42-) 10000 +0,04 +0,16

Natri octophotphat
1000 +0,3 -0,73
(PO43-)

Natri octophotphat
100 +0,11 +0,17
(PO43-)

Natri silicat (SiO2) 250 +0,15 +0,3

Canxi clorua (Ca) 5000 +0,23 +0,38

Canxi clorua (Ca) 2500 +0,02 -0,14


64

Magie axetat (Mg) 5000 +0,14 +0,29

Magie axetat (Mg) 2500 -0,05 +0,12

3.5.4. Nguyên tắc


Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit
sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào mẫu)
với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.
Dinatri dihidro etylen dinitrilotetraaxetat (EDTANa) được thêm vào với kiềm để
tránh kết tủa các muối canxi và magie. Natri nitrua được thêm vào để khắc phục sự
nhiễu của nitrit.

3.5.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.5.5.1. Hóa chất

- Trong suốt quá trình phân tích chỉ sử dụng các thuốc thử thuộc loại tinh khiết
phân tích, và nước cất.

- Axit sunfuric, CH2SO4  18 M.

- Axit axetic băng, CCH3COOH  17 M.

- Dung dịch kiềm, NaOH = 200 g/L, [CH2-N(CH2COOH)CH2-COONa)]2.2H2O


= 50 g/L: Hòa tan cẩn thận 200 g ± 2 g natri hidroxit dạng hạt trong 800 mL
nước. Thêm 50 g ± 0,5 g dinatri dihidro etylendinitrilotetraaxetat ngậm 2 phân tử
nước (EDTANa).{[CH2-N(CH2COOH)CH2-COONa)]2.2H2O} và hòa tan. Để
nguội đến nhiệt độ phòng và thêm nước tới 1 lít trong bình đong. Bảo quản trong
chai polyetylen. Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài.

- Dung dịch natri nitrua, NaN3 = 0,5 g/L: Hòa tan cẩn thận 0,05 g ± 0,005 g natri
nitrua trong khoảng 90 mL nước và pha loãng tới 100 mL bằng nước trong bình
đong. Bảo quản trong chai thủy tinh. Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài
65

- Dung dịch natri salixylat, HO.C6H4.COONa = 10 g/L: Hòa tan 1 g ± 0,1 g natri
salixylat (HO-C6H4-COONa) trong 100 mL ± 1 mL nước. Bảo quản dung dịch
trong chai thủy tinh hoặc chai polyetylen. Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày làm
thí nghiệm.

- Nitrat, dung dịch chuẩn gốc, 999 ppm.

- Pha dung dịch NO3- 4,995 ppm: Hút 5 mL dung dịch NO 3- gốc 999 ppm và định
mức trong bình định mức 1000 mL đến vạch.

3.5.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Máy quang phổ UV – Vis: bước sóng từ 400 – 500 nm;

- Pipet 5; 10; 15; 20; 25; 50 ml;

- Cốc thỷ tinh 50 ml;

- Nồi cách thủy;

- Bếp điện.

3.5.6. Quy trình xác định


3.5.6.1. Xây dựng đường chuẩn

Bảng 3.14. Xây dãy chuẩn chuẩn nitrat

Số thứ tự 0 1 2 3 4 5
VNO3- 4,995 ppm (mL) 0,0 1,0 3,0 5,0 7,0 10,0
Dung dịch Natri nitrua
0,5
(mL)
Dung dịch Acid acetic
0,2
(mL)
Để yên 5 phút, làm khô mẫu trong nồi cách thủy
Dung dịch Natri salixylat
1,0
(mL)
66
67

Số thứ tự 0 1 2 3 4 5
Trộn đều, làm khô
Lấy ra, để nguội
Dung dịch acid H2SO4 đặc
1,0
(mL)
Hòa tan cặn, để hỗn hợp lắng 10 phút
Nước cất (mL) 10,0
Dung dịch kiềm (mL) 10,0

Chuyển sang bình định mức 25 mL. Sau 10 phút thêm nước đến vạch

Đo quang ở bước sóng λ = 415 nm

Bảng 3.15. Kết quả đo mật độ quang của dãy chuẩn nitrat.

Bình 1 2 3 4 5
Nồng độ CNO3, ppm 0,1998 0,5994 0,999 1,3986 1,998
Mật độ quang 0,036 0,111 0,187 0,266 0,384

01 A

00
f(x) = 0.193759333103595 x − 0.00450819672131147
00 R² = 0.999863512736615

00

00
C (ppm)
00
00 01 02 03

Hình 3.3. Đồ thị đường chuẩn nitrat

3.5.6.2. Đo mẫu
68

- Dùng pipet lấy phần mẫu thử đã chọn thể tích V mL (5 mL) cho vào một bát bay
hơi nhỏ.

- Thêm 0,5 mL ± 0,005 mL dung dịch natri nitrua, và 0,2 mL ± 0,002 mL axit
axetic. Để yên ít nhất 5 phút và sau đó để bay hơi hỗn hợp cho đến khô trong nồi
cách thủy đang sôi. Thêm 1mL ± 0,01 mL dung dịch natri salixylat, trộn đều và
cho bay hơi hỗn hợp đến khô lần nữa. Lấy bát ra khỏi nồi cách thủy và để nguội
bát đến nhiệt độ phòng.

- Thêm 1 mL ± 0,01mL axit sunfuric, và hòa tan cặn trên bát bằng cách lắc nhẹ. Để
hỗn hợp lắng trong 10 phút. Sau đó thêm 10 mL ± 0,1 mL nước, tiếp theo là 10
mL ± 0,1 mL dung dịch kiềm.

- Chuyển hỗn hợp sang bình định mức dung tích 25 mL như không đổ đến vạch.
Đặt bình này vào nồi cách thủy ở 25 0C ± 0,5 0C trong 10 phút ± 2 phút. Sau đó
lấy bình ra và thêm nước cho tới vạch.

- Đo độ hấp thu hay độ truyền qua với máy quang phổ với bước sóng 415 nm,
cuvet có chiều dài quang học 10 mm. Dùng mẫu trắng (5 mL nước cất) làm dung
dịch so sánh (mẫu blank).

- Mẫu chuẩn được tiến hành song song với mẫu thử.

- Nồng độ của mẫu chuẩn được chọn trong khoảng giới hạn đường chuẩn đo mẫu
thử thường là 2 ppm.

Kết quả mẫu chuẩn


Hàm lượngthực tế
H %= ×100
Hàm lượng lý thuyết

- ≥ 95% thì giá trị kết quả mẫu thử nghiệm được chấp nhận

- < 95% phải thực hiện lại mẫu thử nghiệm trên

3.5.7. Công thức tính kết quả


69

Hàm lượng N trong mẫu, đơn vị ppm, được tính theo công thức sau:
C NO3 −¿ ×14.0067
C mgN/ L = ¿
( 14.0067+3 ×15.9994 )
Trong đó:

- CNO3-: Nồng độ NO3- mẫu (ppm), đo từ đường chuẩn;

- F: Hệ số pha loãng;

- Vmẫu: 5 mL.

3.5.8. Kết quả thực nghệm


Bảng 3.16. Kết quả xác định hàm lượng nitrat trong mẫu nươc sinh hoạt

Mật độ Hàm lượng Hàm


Ngày nhận MSB Vmẫu NO3 -- Đánh
quang F lượng N
mẫu M (mL) giá
A (ppm) (ppm)

07/07/2015 2738-9 0,043 5 5 1,22 0,276 Đạt

10/07/2015 2827-9 0,052 5 5 1,47 0,332 Đạt

30/07/2015 3020-1 0,087 5 5 2,35 0,531 Đạt

3037-2 0,107 5 5 2,87 0,648 Đạt


03/08/2015
3038-3 0,114 5 5 3,06 0,691 Đạt

04/08/2015 3046-2 0,277 5 5 7,27 1,642 Đạt

Nhận xét: Theo QCVN 01 – 39 : 2011/ BNNPTNT và QCVN 01 : 2009/ BYT


quy định hàm lượng nitrat tối đa có mặt trong nước là 50 mg/L. Như vậy các mẫu trên
không vượt quá giới hạn cho phép.
70

3.6. Xác định sắt [17] [18]

3.6.1. Ý nghĩa môi trường


Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết để cơ thể cấu tạo hồng cầu. Nếu hàm lượng
sắt trong nước quá cao vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra một số ảnh hưởng bất lợi cho
người sử dụng trong sinh hoạt gia đình, trong công nghiệp và thương mại.
Sắt thường đọng lại trong các đường ống cấp nước làm giảm áp suất của nước
trong ống dẫn. Ở mức độ công nghiệp, sự xuất hiện sắt và mangan trong nước sẽ phá
hủy thực phẩm, đồ uống, công nghiệp giấy và dệt,…Khi sắt trong nước phản ứng với
tanin từ các nguồn rau, quả chè sẽ tạo ra màu sẫn đen và có vị chát. Ngoài ra, nước có
hàm lượng sắt > 0,5 ppm gây ra mùi tanh khó chịu và nổi váng trên bề mặt, làm vàng
quần áo khi giặt, làm hư hỏng hàng dệt. Sử dụng nước nhiễm phèn sắt dể tắm rửa sẽ bị
rộp da, lâu dài gây bệnh sỏi thận.
Trong mẫu nước mặt thường có mặt cả hai ion là Fe 2+ và Fe3+ vì sắt tồn tại dưới
dạng Fe(HCO3)2 và các oxit sắt. Đối với nước ngầm thì sắt tồn tại ở dạng Fe 2+ không
màu, khi được bơm lên khỏi mặt đất thì Fe2+ sẽ chuyển thành Fe3+ có màu nâu đỏ.
Do các lí do trên, việc xử lý sắt cũng như phương pháp xác định hàm lượng sắt
trong nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp.
Tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng sắt
Theo tiêu chuẩn nước uống và nước sạch sinh hoạt đều quy định hàm lượng sắt
nhỏ hơn 0,5 ppm - QCVN 08 : 2008.

3.6.2. Phương pháp xác định


Sử dụng phương pháp trắc phổ để xác định sắt trong nước và bằng thuốc thử
1,10- phenantrolin theo TCVN 6177:1996 “Chất lượng nước – Xác định sắt bằng
phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 – Phenoltrolin”. Phương pháp này có thể áp
dụng để xác định nồng độ sắt trong khoảng 0,01 -5 ppm. Có thể xác định nồng độ sắt
cao hơn 5 ppm bằng cách pha loãng mẫu thích hợp.

3.6.3. Yếu tố cản trở


71

Những chất oxy hóa mạnh như cyanua, nitrit và photphat (polyphotphat mạnh
hơn orthophotphat) với hàm lượng lớn hơn sắt 10 lần; coban , đồng nồng độ lớn hơn 5
ppm và niken nồng độ lớn hơn 2 ppm đều gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Bimut,
molybdat và bạc kết tủa với 1,10 - phenanthrolin. Thêm một lượng thừa 1,10 -
phenanthrolin để loại bỏ những sai số gây ra bơi các chất oxy hóa mạnh và tạo phức
với một số ion kim loại có trong dung dịch. Nếu hàm lượng các ion kim loại quá cao,
cần phải sử dụng phương pháp trích ly.
Nếu mẫu có màu hay chất hữu cơ, xử lý mẫu bằng cách đun sôi mẫu nhiều giờ
với HCl (1:1) trong cốc có quai bằng silica, sứ hay platinum. Khi mẫu cạn, đốt nhẹ,
phần tro còn lại hòa tan bằng axit. Nếu hàm lượng chất hữu cơ quá cao, bước phân hủy
sẽ được thực hiện bằng giai đoạn trích ly.
Nồng độ phát hiện tối thiểu: khi sử dụng cuvet 5 cm hoặc lớn hơn, có thể phát
hiện hàm lương sắt tổng ở mức thấp 10 µg/L. Thực hiên mẫu trắng áp dụng quy trình
như mẫu thật để hiệu chỉnh.

3.6.4. Nguyên tắc


Thêm dung dịch 1,10- phenantrolin vào lượng mẫu và đo độ hấp thu của phức
chất màu da cam-đỏ ở bước sóng bằng 510 nm. Nếu xác định lượng sắt tổng hoặc tổng
sắt hoà tan, thêm hydroxyl- amoni clorua để khử sắt (III) thành sắt (II). Nếu có sắt
không tan, oxyt sắt hoặc phức chất sắt, cần phải xử lý sơ bộ để hoà tan các chất đó .
Phức chất sắt (II) – 1,10- phenantrolin bền trong khoảng pH từ 2,5 đến 9 và màu
sắc tỷ lệ với hàm lượng Fe(II). Quan hệ giữa nồng độ sắt và độ hấp thu là tuyến tính
với nồng độ sắt nhỏ hơn 5,0 ppm. Độ hấp thu cao nhất khi đo ở bước sóng 510 nm.
72

Phương trình:

Fe3+ + 2NH2OH ⇌ Fe2+ + N2O +H+ + H2O

3.6.5. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ


3.6.5.1. Hóa chất

- Sắt, dung dịch chuẩn gốc Fe(NO3)3 1000 ppm.

- Sắt, dung dịch chuẩn trung gian 100 ppm: Dùng pipet hút 50mL dung dịch sắt
chuẩn gốc 1000 ppm cho vào bình định mức 500mL và định mức đến vạch.

- Sắt, dung dịch chuẩn làm việc 20 ppm: Dùng pipet hút 100mL dung dịch sắt
chuẩn trung gian 100 ppm cho vào bình định mức 500 mL và định mức tới vạch.

- Dung dịch 1,10-phenantrolin: Hòa tan 1,25 g 1,10 - phenantrolin clorua ngậm
một phân tử nước (C12H9ClN2.H2O), định mức đến 250 mL. Bảo quản trong chai
màu tối.

- Dung dịch hydroxyl amoni clorua (NH2OH.HCl ) 100 g/L: Hòa tan 10 g dung
dịch hydroxyl amoni clorua trong nước, thêm nước đến 100mL nước. Dung dịch
ổn định ít nhất một tuần, bảo quản trong chai màu tối.

- Dung dịch đệm axetat pH = 5: Hòa tan 100 g amoni axetat (CH3COONH4) vào
125 mL axit axetic băng (CH3COOH ), trong nươc và pha loãng bằng nước đến
250 mL.

- Axit sunfuric đậm đặc (C = 98%, CM = 18 M, ρ = 1,84 g/mL).

- Dung dịch axit sunfuric nồng độ 4,5 M: Dùng ống đong lấy 75 mL nước cất cho
vào bình chứa. Lấy 25 mL H2SO4 đậm đặc cho từ từ vào ống đong khuấy đều.
73

3.6.5.2. Thiết bị và dụng cụ

- Máy quang phổ hấp thu UV- Vis;

- Cuvet với chiều dài quang học 10 mm;

- Pipet: 5 mL, 10 mL, 15 mL, 20 mL, 25 mL, 50 mL;

- Erlen: 50 mL;

- Micro pippet;

- Máy đo pH.

3.6.6. Quy trình xác định


3.6.6.1. Xây dựng đường chuẩn

Hút chính xác các lượng dung dịch chuẩn làm việc, thuốc thử vào bình định
mức 100 mL như trong bảng sau:

Bảng 3.17. Xây dựng dãy chuẩn sắt tổng

Bình định mức 100mL 0 1 2 3 4 5 6 7


Vchuẩn Fe(III) chuẩn 20 ppm
(mL)
0 1,0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0

Định mức bằng bình định mức 100 Ml


Hút V mL mẫu từ bình định
50,0
mức 100 mL

Dung dịch H2SO4 (mL) 0,5

Dung dịch Hydroxylamin


1,0
clorua (mL)

Chờ 10 phút

Bình định mức 100mL 0 1 2 3 4 5 6 7


Dung dịch đệm axetat (mL) 2,0
74

1-10 phenantrolin (mL) 2,0

Chờ 15 phút, đo quang bước sóng λ = 510 nm

Bảng 3.18. Kết quả đo mật độ quang dãy chuẩn xác định sắt tổng

Bình 1 2 3 4 5 6 7

CFe (ppm) 0,2 0,501 1,002 2,004 3,006 4,008 5,010

Mật độ quang 0,032 0,088 0,179 0,36 0,541 0,718 0,899

1 A

f(x) = 0.180000577688199 x − 0.00208415537329465


0.8 R² = 0.999980966263863
Hình
3.4. 0.6 Đồ thị
đường
chuẩn 0.4 sắt
tổng
0.2
C (ppm)
0
0 1 2 3 4 5 6
75

3.6.6.2. Đo mẫu

- Lọc dung dịch mẫu sau đó hút 50 mL mẫu, thêm 1 mL hydroxylamin, để yên 15
phút. Sau đó thêm 2 mL đệm axetat, tiếp tục thêm 2 mL phenantrolin. Tiến hành
đo quang dung dịch thu được ở bước sóng 510 nm. Từ phương trình hồi quy
tuyến tính, ta tính được hàm lượng sắt trong mẫu;

- Mẫu chuẩn được tiến hành song song với mẫu thử;

- Nồng độ của mẫu chuẩn được chọn trong khoảng giới hạn đường chuẩn đo mẫu
thử thường là 2 ppm.

Kết quả mẫu chuẩn


Hàm lượngthực tế
H %= ×100
Hàm lượng lý thuyết

- ≥ 95% thì giá trị kết quả mẫu thử nghiệm được chấp nhận

- < 95% phải thực hiện lại mẫu thử nghiệm trên

3.6.7. Công thức tính kết quả


Hàm lượng sắt tổng là trung bình cộng của hai giá trị đo C 1 và C2 ( lấy từ
đường chuẩn) ppm được tính theo công thức:

C Fe +¿ C
C Fe = ×F ¿
1 Fe2

Trong đó:

- CFe là nồng độ dung dịch tính được từ đường chuẩn (ppm);

- F là hệ số pha loãng.

3.6.8. Kết quả thực nghiệm


76

Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm lượng sắt tổng trong mẫu nước sinh hoạt

Mật độ Hàm
Ngày nhận MSB Nồng Vmẫu
quang F lượng Đánh giá
mẫu M độ (mL)
(A) (ppm)

2824-9 0,387 2,16 50,0 1 2,16 Không đạt

10/7/2015 2825-9 0,446 2,49 50,0 1 2,49 Không đạt

2827-9 0,371 2,07 50,0 1 2,07 Không đạt

29/07/2015 3001-1 0,536 2,99 50,0 1 2,00 Không đạt

3030-2 0,066 0,38 50,0 1 0,38 Đạt

03/08/2015 3037-2 0,032 0,19 50,0 1 0,19 Đạt

3038-3 0,039 0,23 50,0 1 0,23 Đạt

Nhận xét: Theo QCVN 01 – 39 : 2011/ BNNPTNT và QCVN 02 : 2009/ BYT


quy định hàm lượng sắt tổng tối đa có mặt trong nước là 0,5 mg/L. Có một số mẫu đã
vượt quá hàm lượng cho phép.
77

KẾT LUẬN

Qua khoảng thời gian thực tập tại phòng phân tích hóa lý, được tiếp xúc
với trang thiết bị hiện đại cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh, chị
ở phòng phân tích hóa lý, chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm thực tế:

Học được qui trình làm việc khoa học, tính kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo và tỉ mỉ
trong công việc. Xác định được một số chỉ tiêu cơ bản trong phân tích nước sinh hoạt.
Bổ sung thêm một số kiến thức mới, hiểu rõ hơn lý thuyết để vận dụng vào thực tế.

Nắm vững những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng thí nghiệm như: Tuân thủ
nghiêm ngặt phòng chống cháy nổ, an toàn về điện, nước, nhiên liệu, hóa chất, sử dụng
các phương pháp bảo vệ sức khỏe. Đội ngũ cán bộ làm việc có trách nhiệm cao, hàng
năm có chương trình khám sức khỏe định kì.

Nâng cao tác phong làm việc, nguyên tắc- kỷ luật, kỹ năng thực hành của một
người kiểm nghiệm viên. Không chỉ học được những kiến thức phục vụ chuyên ngành,
chúng em còn học thêm nhiều về kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp ở nơi
làm việc.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp và chỉ dẫn của quý thầy quý cô để bài báo cáo của chúng
em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!


78

KIẾN NGHỊ

Thực tập không chỉ là một phần tích lũy môn học của quá trình học tập mà nó còn
là bước đệm cực kỳ quan trọng giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thực
tế trước khi ra trường. Thực tập giúp sinh viên dễ dàng trong việc định hướng công
việc và cũng là kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình phỏng vấn xin việc tại các cơ
quan, xí nghiệp. Vì vậy sau thời gian thực tập nhóm sinh viên chúng em xin gửi đến
các thầy cô bộ môn cũng như ban chủ nhiệm khoa các kiến nghị sau:

- Tăng thời gian thực tập: So với các trường đào tạo cùng chuyên ngành hoặc các
chuyên ngành gần tương đương thì trường chúng ta có thời gian thực tập ít hơn
một tháng. Chúng em ít có thời gian để rèn luyện thao tác và tiếp cận các trang
thiết bị thực tế một cách toàn diện; chỉ được thao tác các chỉ tiêu thông thường
trên các thiết bị đơn giản.

- Có những chuyến đi kiến tập cho sinh viên sau khi thực hành những môn như:
Phân tích môi trường, phân tích công nghiệp và phân tích thực phẩm.

Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng. Song, do còn hạn chế về kiến thức và thời gian
có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong được sự đóng góp
và chỉ dẫn của thầy và quý anh chị để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Chúng em chân thành cảm ơn!


79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Vinh, “Bài giảng phân tích môi trường”, Khoa Công Nghệ Hóa
Học, Trường ĐH. Công Nghiệp TP.HCM.
[2]. S.A phòng R&D tổng hợp, “Thực trạng nguồn nước và giải pháp với công nghệ
thẩm thấu ngược ro (reverse osmosis) ở việt nam”, Internet: http://tecomen.com/tin-
trong-nganh/thuc-trang-nguon-nuoc-va-giai-phap-voi-cong-nghe-tham-thau-nguoc-
ro-reverse-osmosis-o-viet-nam-216.html.
[3]. QCVN 02 : 2009/ BYT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt”.
[4]. TCVN 6663-3: 2008/ ISO 5667- 3 : 2003, “Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần
3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu”.
[5]. TCVN 6663 – 5 : 2009/ ISO 5667 – 5 : 2006, “Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối
bằng đường ống”.
[6]. “Giáo trình phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu”, Khoa Công Nghệ Hóa Học –
ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011.
[7]. Lê Thị Thanh Hương, Huỳnh Thị Minh Hiền, Trần Thị Thanh Thúy, Trần
Nguyễn An Sa, “Chương 5: Các phương pháp phân tích hóa lí” trong Hóa phân tích,
Nhà xuất bản ĐH, Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 159 – 168, 2009.
[8]. “Phân loại nước cứng và đơn vị của độ cứng”, Internet:
http://locnuocsaoviet.com/phan-loai-nuoc-cung-va-don-vi-do-do-cung.html,
13/06/2013.
[9]. TCVN 6224 :1996/ ISO 6059 : 1984, “Chất lượng nước – Xác định tổng Canxi
và Magie bằng phương pháp chuẩn độ EDTA”.
80

[10]. Đỗ Phương Hiền “Clorua (cloride) trong nước”.


Internet:http://dichvu.nioeh.org.vn/Tin-tuc/161/clorua-cloride-trong-nuoc,
04/05/2015.
[11]. TCVN 6194 – 1996/ ISO 9297 – 1989, “Chất lượng nước – Xác định clorua –
Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị Cromat (phương pháp MO)”.
[12]. Lương Thị Thanh Thủy, “Amoni – Amoniac (NH4+/NH3)”, Internet:
http://nioeh.org.vn/Default_Nioeh_P2.aspx?mnid=46&cid=efff1b0c-2088-4b53-
841a-0f1f49c78696&id=b3a68322-631c-46cb-9d12-076d7759565b, 16/10/2014.
[13]. HD05/ PPT N 5, “Hướng dẫn xác định hàm lượng Amoniac trong nước (Theo
SMEWW 4500 – NH3 C)”, Trạm chuẩn đoán xét nghiệm và điều trị - Chi cục Thú Y
TP. Hồ Chí Minh.
[14]. Lê Thái Hà, “ Nitrat, nitric trong nước”, Internet:
http://nioeh.org.vn/Default_Nioeh_P2.aspx?mnid=46&cid=78d649d6-79c4-451d-
8516-f831858ed77b&id=d444a2b7-ec7a-4c29-af00-
06cba548cd7e&sKeyOrgValue=78d649d6-79c4-451d-8516-f831858ed77b,
04/05/2015.
[15]. TCVN 6178 : 1996/ ISO 6777 : 1984 “ Chất lượng nước – Xác định nitrit
phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử”.
[16]. TCVN 6180 : 1996 ISO 7890-3 : 1988 (E) “Chất lượng nước - Xác định nitrat
bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic”.
[17]. Tạ Thị Thanh Thiên, Võ Thị Việt Dung “Nghiên cứu định lượng tổng sắt tan
trong nguồn nước giếng khoan bằng phương pháp chuẩn độ”, Internet:
http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=725.
[18]. TCVN 6177 : 1996/ ISO 6332 : 1988, “Chất lượng nước – Xác định sắt bằng
phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 – Phenoltrolin”.

You might also like