You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA HÀN QUỐC HỌC

PHẠM ĐAN QUỲNH

한국의 가족, 일터, 교통, 대중매체, 복지

BÀI BÁO CÁO VĂN HÓA XÃ HỘI HÀN QUỐC

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

Người hướng dẫn:

TRẦN LÊ THÙY VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH ngày 19 tháng 09 năm 2021 


I. Gia đình ở Hàn Quốc: (한국의 가족)

Gia đình cấu thành nên xã hội, thông qua gia đình mà chúng ta hiểu thêm về xã hội
đó.

1. Gia đình truyền thống và hiện đại:

Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, Đại gia đình (대가족) rất là phổ biến ở Hàn
Quốc. Đại gia đình là gia đình gồm ba thế hệ trở lên, tất cả họ cùng sống chung
dưới một mái nhà, một gia đình đông thành viên thì được xem là có phúc.

1960 Hàn Quốc mới thực thi kế hoạch Công nghiệp hóa đất nước, năm 1970 Hàn
Quốc chuyển mình dần từ nước nông nghiệp (농업국가) sang nước công nghiệp
(산업국가) tập trung vào sản xuất. Quá trình công nghiệp hóa (산업화), đô thị hóa
(도시화) đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra
thành thị và các khu công nghiệp; phá vỡ cơ cấu xã hội (사회구조) truyền thống,
trong đó có gia đình.

Giai đoạn chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại ở Hàn Quốc
được thực hiện trong đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Nguyên nhân sâu xa của sự
chuyển đổi này bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, là quá trình đô thị hóa và theo đó
là sự gia tăng dân cư ở đô thị. Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy của sự chuyển đổi từ
gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đó là: các mối quan hệ dòng họ phức
tạp trong gia đình truyền thống bị suy yếu và bị thay thế bằng một cấu trúc gia đình
giản đơn. Gia đình hiện nay ở Hàn Quốc là gia đình hạt nhân (핵가족) hoặc gia
đình độc thân (일인가족), đây là mô hình gia đình chủ yếu hiện nay trong xã hội
Hàn Quốc.

2. Lý do dẫn đến sự thay đổi cơ cấu gia đình ở Hàn Quốc:

 Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa


 Chi phí sinh hoạt tăng nhanh
 Gánh nặng kinh tế về việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ

2
 Chi phí đầu tư cho việc giáo dục con cái cao
 Sự thay đổi trong cách sống và lối tư duy.

3. Độ tuổi kết hôn:

Trước đây độ tuổi kết hôn thường thì dưới 30 tuổi nhưng dạo gần đây độ tuổi kết
hôn dần dần tăng lên trên 30 tuổi, hiện tượng đó cho thấy xã hội hàn quốc không
còn coi trọng việc nhất định phải kết hôn.

Bên cạnh đó độ tuổi của chú rể trước đây đa phần lớn hơn cô dâu từ 3 đến 4 tuổi và
họ có với nhau khoảng 1 đến 2 con. Ngày nay phụ nữ Hàn Quốc có xu hướng lấy
chồng đa dạng độ tuổi hoặc là độc thân, do đó độ tuổi của chú rể nhỏ hơn cô dâu
hoặc bằng tuổi nhau cũng xuất hiện nhiều.

4. Xã hội già hóa với tỉ lệ sinh sản khá thấp (저출산 고령사회):

Trước đây ba mẹ con cái luôn ở cùng nhau nhưng gần đây do con cái họ rời khỏi
quê để lên thành thị làm việc nên sống riêng sau đó họ kết hôn có gia đình riêng của
mình dẫn đến hình thái gia đình hạt nhân tăng lên. Đối với các cặp vợ chồng hiện
nay thì chỉ sinh 1 con hoặc là không có con nên là tỉ lệ sinh của Hàn khá thấp (
출산율 저하).

Tình trạng sống riêng của giới trẻ cao, họ có xu hướng không kết hôn và chọn độc
thân. Bởi lẽ đó mà trẻ em ra đời càng ngày càng ít.

Theo bảng số liệu từ năm 1970 – 2020, năm 1970 số người trong gia đình là 5
người nhưng đến 1980 chỉ còn khoảng 4 người và tỉ lệ giảm dần qua các năm cho
đến năm 2020 số người trong gia đình chỉ còn khoảng 2 người. Qua bảng số liệu
cho thấy tỉ lệ dân số Hàn Quốc bị già hóa và tỉ lệ sinh thấp

Nhà nước có nhiều chính sách để khuyến khích mọi người đẻ con như là đẻ con thì
đc tiền, đẻ càng nhiều thì càng nhận nhiều tiền

3
Tỉ lệ dân số của hàn quốc toàn người già nên bị thiếu hụt nguồn lao động trẻ, mất đi
sinh khí xã hội.

5. Quan hệ trong gia đình:

Thể hiện mối quan hệ gần xa trong gia đình.

Bố người Hàn mẹ người Việt thì con có thể có quốc tịch Hàn.

Bố người Việt mẹ người Hàn thì con không thể có quốc tịch Hàn.

Đời, thế hệ ( 촌): bố mẹ xuống đời con là 1( 촌), bố mẹ và anh em của bố mẹ là 2(


촌), con cái với anh em của bố mẹ là 3( 촌), mình với anh em mình là 2( 촌), mình
với cháu( con của anh em) là 3( 촌), mình với con cái của anh anh em bố mẹ mình
là 4( 촌).

친사촌: anh em của bên chồng

이종사촌: chị em của bên vợ

외사촌: họ hàng bên ngoại

6. Xưng hô trong gia đình: (호칭)

Mỗi mối quan hệ giữa những người thân thích trong gia đình Hàn Quốc lại có cách
xưng hô khác nhau thể hiện nét văn hóa Hàn Quốc.

Đối với người lớn tuổi trong gia đình thì phải sử dụng kính ngữ thể hiện sự tôn
trọng. Đối với người nhỏ tuổi trong gia đình, khi trò chuyện có thể dùng cách nói
bình thường. Tuy nhiên, mỗi gia đình có thể thay đổi tùy theo cách sinh hoạt.

Xưng hô trong hôn nhân: giữa các cặp vợ chồng ‘여보’, ‘당신’, con cái của ba
mẹ thì gọi ba mẹ bằng ‘아빠’, ‘엄마’.

Ba mẹ của chồng ‘아버님’, ‘어머님’, ba mẹ của vợ ‘장인어른’, ‘장모님’

4
Ba mẹ chồng đối với con dâu: trước khi sinh con gọi ‘(새)아가’, sau khi có con
‘어멈아’, sau khi sinh con trai ‘애비야’

Ba mẹ vợ đối với con rể : (성)서방

며늘아가: con dâu

7. Lễ nghi gia đình (가정의례):

- Nghi lễ chào đời:

Một trăm ngày (백일 잔치): Trong ngày lễ này, người Hàn Quốc thường chuẩn bị
bánh gạo nếp màu trắng (버솔기), bánh mật ong đậu đỏ dẻo và canh rong biển (
미역). Những người tham gia sẽ mặc áo quần sạch sẽ, tươm tất và gửi bé những lời
chúc tốt đẹp nhất.

Thôi nôi (돌잔치): Ngày mừng em bé sinh ra được 1 năm. Trong ngày này, em bé
sẽ được mặc Hanbok. Bàn tiệc được bày bánh gạo trắng, bánh kê, trái cây. Sau đó,
nghi lễ chọn nghề tương lai của em bé bằng cách đặt chỉ, gạo, tiền, bút, sách, tai
nghe bác sĩ… để bé chọn.

Sinh nhật: Hay còn gọi là Seng – sin (từ thể hiện sự tôn trọng) đối với người lớn.
Người Hàn có văn hóa ăn canh rong biển vào buổi sáng hôm đó và tổ chức bữa ăn
thân mật cùng gia đình, bạn bè.

- Hôn lễ (혼례): Ngày nay, việc tổ chức hôn lễ ở Hàn Quốc vừa mang phong cách
truyền thống vừa mang phong cách hiện đại. Trong ngày lễ trọng đại này, chú rể
mặc áo Tuxedo (턱시도) và cô dâu mặc váy cưới (웨딩드레스). Sau khi tổ chức
xong hôn lễ, cô dâu sẽ thay trang phục truyền thống Hanbok của Hàn Quốc và làm
lễ cô dâu ra mắt lần đầu với gia đình chồng còn gọi là lễ Pyebaek (폐백). Ngày nay,
lễ Pyebaek được thực hiện ở cả gia đình chồng và gia đình vợ.

- Tang lễ (장례식): tổ chức theo vùng miền hoặc là dựa vào tôn giáo mà có những
cách tổ chức khác nhau. Những người trong gia đình thường mặc tang phục (상복)

5
và thực hiện di nguyện của người đã mất. Trang phục được mặc đến tang lễ thường
là màu trắng và đen, tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Khi đến tang lễ, bạn hãy an ủi
và chia sẻ nỗi buồn với gia đình. 

II. Nơi làm việc ở Hàn Quốc: (한국의 일터)

Hiện nay người Hàn Quốc mong muốn được làm công viên chức với độ tuổi lao
động có thể lên đến 50-60 tuổi. Độ tuổi hưu là tùy vô tố chất công việc thêm với cấp
bậc mà có số tuổi nghỉ hưu khác nhau. Giới trẻ thích làm công chức nhà nước do có
tính ổn định, dù lương không cao nhưng nhờ chính sách thưởng nên tỷ lệ thi sát
hạch có tính cạnh tranh cao.

Ngoài ra mở cửa hàng kinh doanh hay mở công ty nhỏ, làm trong công ty cũng là
một công việc phổ biến.

Trước đây, các kì thi tuyển nhân viên của các công ty lớn thường được tổ chức phối
hợp với thời gian tốt nghiệp đại học nhưng mà gần đây nó chuyển sang hình thức
tuyển dụng thường xuyên (수시로 채용).

Luật về tiêu chuẩn đăng kí lao động (근로기준법), đây là luật bảo vệ người lao
động của nhà nước đề ra, người lao động sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 với thời
gian khoảng 8h mỗi ngày, ngoài ra nếu tăng ca đêm (야근) thì phải được trợ cấp
hoặc hỗ trợ thêm tiền thưởng (수당).

Nhìn chung thì giờ làm việc của người lao động Hàn Quốc nằm trong khung giờ từ
9h sáng đến 6h tối chỉ riêng một số công việc đặc thù thì có các khung giờ khác
nhau.

* Đôi khi các công ty sẽ tổ chức tiệc công ty (회식) để giải tỏa sau giờ làm việc và
nó đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc.

Trước đây khi nói đến tiệc công ty thì người Hàn thường liên tưởng đến những dịp
uống say, ăn uống linh đình, đi nhiều tăng. Nhưng gần đây, giới trẻ dần quan tâm

6
đến sức khỏe của bản thân hơn nếu cứ tiếp tục ăn nhậu như thế này thì không tốt
cho sức khỏe, nhờ thế mà tiệc công ty đã có những thay đổi tích cực.

Tiệc 119, tiệc 112 hay tiệc 222 là những cụm từ mới xuất hiện trong giới nhân viên
văn phòng. Tiệc 119 là tiệc được tổ chức tại một địa điểm duy nhất, uống một loại
rượu và kết thúc trước chín giờ đêm. Tiệc 112 là tiệc được tổ chức cũng chỉ ở một
nơi, uống một loại rượu và kết thúc trước hai giờ sáng. Còn tiệc 222 là tiệc mà một
người mỗi lần chỉ uống một nửa cốc rượu, không uống quá hai cốc và kết thúc trước
hai giờ sáng. Nhiều công ty đã và đang áp dụng phong cách văn hóa tiệc tùng này.

III. Giao thông của Hàn Quốc: (한국의 교통)

1. Hệ thống giao thông ở Hàn Quốc:

Hệ thống giao thông ở Hàn Quốc được đánh giá là một hệ thống hiện đại và rất
thông minh nằm trong top đầu các hệ thống giao thông trên thế giới.

Bắt đầu từ năm 2011, Hàn Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống cáp quang
Internet tốc độ cao tại 3500km đường cao tốc. Hệ thống này đã thiết lập nên một
mạng lưới giao thông thông minh cấp quốc gia, gọi tắt là ITS, góp phần đưa hệ
thống giao thông của Hàn Quốc lên một tầm cao mới. Mạng lưới giao thông thông
minh này được ứng dụng đối với tất cả các loại hình giao thông trên toàn bộ đất
nước Hàn Quốc nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến đó là hệ thống giao thông công
cộng. Trong đó đi đầu là hệ thống vận hành và thông tin giao thông Seoul. Nó tập
hợp tất cả các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ dịch vụ quản lý xe bus, thiết lập
hệ thống thẻ giao thông công cộng, thiết lập hệ thống thu vé tự động và hệ thống
phát thanh truyền hình giao thông.

2. Các phương tiện giao thông ở Hàn Quốc:

Có nhiều phương tiện đa dạng như là tàu điện ngầm (지하철), xe bus (버스), ô tô
(자동차), taxi (택시), xe máy (오토바이), xe đạp (자전거)… Trong đó các
phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm và xe bus là được nhiều người

7
ở Hàn Quốc lựa chọn nhất vì sự hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng, thân thiện với
môi trường và đặc biệt là có giá rẻ.

Đặc trưng của giao thông bên Hàn là có làn đường dành riêng cho xe bus (
버스전용차로) và có rất nhiều trạm xe bus (정거장) nên xe bus được mọi người
lựa chọn nhiều. Xe bus có 3 loại hình chính: Xe buýt xanh dương (시내버스): Đi
từ vùng ngoại ô vào nội thành, chạy dọc Seoul và đi qua những trục đường chính.
Xe buýt xanh lá cây: Đi quãng đường ngắn hơn từ các điểm gần nhà đến ga tàu điện
ngầm hoặc bến xe. Xe buýt màu đỏ (고속버스/시외버스): Xe tốc hành, xe bus
ngoại thành đi tuyến đường nối liền trung tâm Seoul với các thành phố lân cận

Taxi ở Hàn Quốc chia thành nhiều loại và được biểu thị bằng nhiều màu sắc khác
nhau tương ứng với mức giá cước cũng sẽ khác nhau. Một số loại xe taxi phổ biến
bạn sẽ gặp ở Hàn Quốc gồm taxi tiêu chuẩn, Deluxe, Jumbo, và quốc tế.

Tàu điện ngầm là một phương tiện giao thông công cộng được nhiều người sử dụng
tại Hàn Quốc, đặc biệt phát triển tại các thành phố như Seoul, Busan, Incheon,
Daegu, Gwangju. Hệ thống ga tàu điện ngầm dày đặc kết nối các thành phố ở Hàn
Quốc được sắp xếp trật tự hợp lý. Đây luôn là lựa chọn hàng đầu để di chuyển xa
sang các quận, huyện khác trong cùng tỉnh hay thành phố hay giữa các tỉnh, thành
phố với nhau.

Thẻ giao thông T-Money là loại thẻ giao thông được sử dụng rất phổ biến trong việc
thanh toán dịch vụ vận tải công cộng tại Hàn Quốc. Và đặc biệt nó được sử dụng
phổ biến hơn cả tại các thành phố lớn của Hàn Quốc như Seoul, Busan, Daegu,
Incheon… Thẻ T-Money rất thuận tiện cho việc di chuyển trên tàu điện ngầm với
hành trình di chuyển dài thay vì việc chúng ta sẽ phải mua vé nhiều lần khi chuyển
tuyến mà cũng không bị tính thêm bất cứ phụ phí nào.

고속철 đường cao tốc

새마을호 hồ Saemaeul

8
무궁화호 hồ Mugunghwa

스크린도어 cửa lưới

IV. Phương tiện thông tin đại chúng (대중매체):

포털 cổng thông tin

Phương tiện truyền tải tư tưởng và thông tin đến nhiều người như báo chí, tạp chí,
phim ảnh, truyền hình ... ( 신문, 잡지, 영화, 텔레비전, …)

Phương tiện liên lạc: điện thoại hữu tuyến, điện thoại di động, intrenet, …

SNS: cách trao đổi trực tiếp của cá nhân bằng văn bản. 실시산 대화 Trao đổi giữa
bên phát và bên nhận. Một vài mạng xã hội phổ biến là 카카오톡, 텔레그램,
왓츠앱, 위챗, 페이스북, 트위터: KakaoTalk, Telegram, WhatsApp, WeChat,
Facebook, Twitter

V. Phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc (복지):

Phúc lợi xã hội của Hàn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống phúc lợi (복지 시스텐):

- Bảo hiểm xã hội: là hệ thống mua theo luật quốc gia bắt buộc để phòng ngừa và
bảo vệ người dân trước các tai nạn, thảm họa, bệnh tật, thất nghiệp. Có 4 loại bảo
hiểm xã hội chính: bảo hiểm sức khỏe (건강 보험), bảo hiểm thất nghiệp (고용
보험), bảo hiểm hưu trí (국민 염금), bảo hiểm tai nạn lao động (산업재해
보상보험).

- Tổ chức giúp đỡ cộng đồng (공공부조)

- Cơ sở phúc lợi xã hội (사회복지시설)

You might also like