You are on page 1of 27

Mục lục

Câu 1: Thông qua 1 trường hợp/biểu hiện văn hoá cụ thể, hãy cminh luận
điểm “văn hoá VN đa dạng và phong phú” .................................................. 2

Câu 2: hãy làm rõ tính đa dạng của văn hoá trong di sản văn hoá phi vật
thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của ng Việt” ....................... 5

Câu 3. cho biết những dấu ấn/biểu hiện của Nho giáo trong văn hoá Việt
Nam hiện nay ................................................................................................ 8

Câu 4. Trình bày những “yếu tố VN” trong Phật giáo ở nước ta hiện nay 11

Câu 5. Văn hoá góp phần xây dựng nhân cách con người. vì sao? ............. 14

Câu 6. dưới góc nhìn của văn hoá, cho biết quan điểm của mình về việc đốt
vàng mã hiện nay ........................................................................................ 16

Câu 7. những biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong văn
hoá VN hiện nay là j? ................................................................................. 19

Câu 8. trình bày những hiểu biết của mình về tín ngưỡng phồn thực của ng
Việt ............................................................................................................. 21

Câu 9. cho biết vị trí địa lý của nước ta có mqh ntn với sự giao lưu và tiếp
biến vs các nền văn hoá trong kvuc và trên thế giới ................................... 23

Câu 10. chứng minh luận điểm “văn hoá là 1 trong những nguồn lực qtrong
để ptrien du lịch ở nc ta hiện nay”.............................................................. 26
Câu 1: Thông qua 1 trường hợp/biểu hiện văn hoá cụ thể, hãy cminh luận điểm
“văn hoá VN đa dạng và phong phú”
* Sự đa dạng, phong phú văn hoá
- là đặc trưng của xã hội loài người, phản ánh sự đa dạng phong phú, cùng tồn
tại và tương tác của các nền văn hoá cùng tồn tại khác nhau, trên toàn thế giới
nói chung và ở 1 khu vực cụ thể nói riêng và giải quyết mức độ biến đổi và
phong phú về văn hoá của chúng với mục đích hợp nhất, không khác biệt
* sự đa dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam
- Việt Nam là 1 đất nước có nền văn hoá vô cùng đa dạng, một đặc điểm lâu đời
của nền văn hoá Việt Nam. Sự đa dạng văn hoá ở VN thể hiện ở sự đa dạng
trong các hình thức biểu đạt văn hoá như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng, nghệ
thuật, ẩm thực...
-> sự đa dạng và phong phú của các thực hành và biểu đạt này là cơ sở quan
trọng cho sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của các tộc người
- Tính đa dạng ấy là một đặc điểm lâu đời của nền văn hóa Việt Nam, nguyên
nhân là được hình thành từ đặc điểm tự nhiên và xã hội của đất nước:
+ Về địa lý và điều kiện tự nhiên:
• Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển
Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường
hàng không quốc tế
• Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
• Có bờ biển dài, có núi cao, và đồng bằng châu thổ
+ Về mặt xã hội:
• Từ thời lập quốc với quốc hiệu Văn Lang - Âu Lạc, Việt Nam đã là quốc
gia đa tộc người, nói các ngôn ngữ khác nhau thuộc ngữ hệ Môn - Khmer,
Tày – Thái.
• là nơi hội tụ của các tộc người bản địa và các tộc người di cư từ phía Bắc
xuống, từ Nam Đảo lên, ở Việt Nam đã hình thành các vùng sinh thái tộc
người khác nhau.
• nằm trong khu vực ảnh hưởng của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới là
Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây. Giao lưu với văn hóa Ấn Độ, người
Việt thẩm thấu nhiều giá trị văn hóa của nước này, tiêu biểu là Phật giáo,
ngoài ra tiếp thu được cả về mặt kiến trúc (tháp Chàm) và văn tự (chữ
Phạn - Sancrit). Quá trình giao lưu với văn hóa Trung Hoa người Việt chủ
động tiếp thu để giữ vững độc lập và bản sắc của dân tộc mình, từ tôn
giáo, tâm linh (Phật giáo đại thừa, Đạo giáo) tới thế giới quan (triết lý âm
dương ngũ hành, lịch âm), chuẩn mực đạo đức xã hội (ảnh hưởng của
Nho giáo) hay kiến trúc, ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt hàng ngày (ăn,
mặc, ở)....
* Ví dụ: sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực VN
- Ẩm thực Việt Nam được chia thành 3 vùng miền và vô cùng đa dạng: từ cách
chế biến, nliệu, cách nấu, bày biện, đến cách thưởng thức của các dân tộc, vùng
miền khác nhau,... nhưng tất cả đều nằm trên cơ sở văn hóa dân tộc và cũng nhờ
đó ta mới thấy được sự đa dạng phong phú của ẩm thực Việt Nam.
+ Ẩm thực miền Bắc:
• Hài hòa nhẹ nhàng, và thường không đậm các vị như các vùng khác.
• Gia vị nguyên liệu vừa phải, không quá nồng: nước mắm loãng, mắm tôm
• Chế biến và ăn nhiều món rau
• Các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm hay ăn: tôm, cua, cá, trai, hến….
• Do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn nên ẩm thực miền Bắc
trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.
• Với sự phát triển nhanh chóng, ngày nay các loại thịt đã phổ biến hơn nhiều.
• Từng công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chế biến vô cùng tỉ mẩn, khéo léo
• Coi trọng hình thức bày biện, điển hình là trong những mâm cỗ ngày Tết của
người dân miền Bắc: Mỗi mâm đều phải có bốn bát bốn đĩa tượng trưng cho tứ
trụ, bốn mùa và bốn phương.
• Ẩm thực Hà Nội là đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc với
những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn
Thanh Trì... và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng...
• Trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc, trước khi dùng bữa cần mời
người lớn và mọi người, đồng thời phải quan sát mọi người trên bàn ăn để cư xử
cho phù hợp

+ Ẩm thực miền Trung


• Là vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cuộc sống còn khó khăn nên
các món ăn cũng rất bình dị và dân dã.
• Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng và đậm đà. Bên cạnh đó cũng
có những món cầu kì mang nặng tính chất cung đình xa xưa, chế biến và trang
trí cầu kì như ẩm thực xứ Huế. Món ăn Huế là sự chọn lọc các món từ đàng
ngoài và cải tiến cho phù hợp với thổ nghi, sản vật Huế.
• Với bờ biển dài, bề ngang hẹp, mắm ruốc, cá kho, đã đi vào mâm cơm của số
đông thay cho “tương cà gia bản” của truyền thống miền Bắc.

+ Ẩm thực miền Nam:


• ngọt ngào mộc mạc, có thiên hướng hảo vị chua ngọt do chịu ảnh nhiều hưởng
của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan
• Thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa.
• Dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc và rất đặc biệt với
những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở
thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, đuông dừa, cá lóc nướng trui...
• Những ngày Tết, ngày giỗ, người miền Nam cố giữ những món truyền thống:
thịt nấu măng, thịt phay, cá kho, giò chả, nem, gỏi… song trong từng món cũng
đều thấy có sự sửa đổi khác hơn “bản gốc”.
• Chấp nhận rộng rãi các món ăn từ nước ngoài vào nhưng cái hồn Việt vẫn sâu
đậm trong mọi món ăn rất dễ dàng cảm nhận.

=> thông qua văn hoá ẩm thực việt nam, có thể thấy rằng văn hoá Việt Nam vô
cùng đa dạng và phong phú
Câu 2: hãy làm rõ tính đa dạng của văn hoá trong di sản văn hoá phi vật thể
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của ng Việt”
* định nghĩa sự đa dạng, phong phú trong văn hoá:
- là đặc trưng của xã hội loài người, phản ánh sự đa dạng phong phú, cùng tồn
tại và tương tác của các nền văn hoá cùng tồn tại khác nhau, trên toàn thế giới
nói chung và ở 1 khu vực cụ thể nói riêng và giải quyết mức độ biến đổi và
phong phú về văn hoá của chúng với mục đích hợp nhất, không khác biệt
* Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ:
- một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng
núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần
- là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo
du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Đạo Mẫu coi tự nhiên là một người Mẹ, tôn
thờ với tư cách là vị thần tối cao, có quyền năng sáng tạo, cai quản, phù trợ cho
con người, mang lại cho con người sức khỏe, tài lộc trong đời sống trần gian.
- Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân, đáp ứng nhu
cầu và khát vọng của đời sống con người
* sự đa dạng và phong phú về văn hoá trong di sản văn hoá phi vật thể “Thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt"
- Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong
vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền
sông nước)
- Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên cai quản bầu trời,
làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp…; Mẫu Thượng Ngàn
trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống chính của nhiều dân tộc thiểu số và
Mẫu Thoải trông coi các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và
ngư nghiệp.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ
Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa
phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền đa dạng:
a. Thờ mẫu ở miền Bắc- Đền Thánh Mẫu (Đông Hưng), Thái Bình thờ 1 hoàng
hậu nhà Đinh

+ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình
thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu
như hiện tượng thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị
Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu...
+ Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định
hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh
Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với
các
nghi thức một phần ảnh hưởng từ Đạo giáo
b. Thờ mẫu ở miền Trung - Tháp Ponaga (Nha Trang)
+ Chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện
của mẫu Tam phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ
Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh
Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar
+ Phật Giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo giáo Trung Hoa
đã thoái hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác của
người Việt.
c. Thờ mẫu ở miền Nam
+ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần mở miền Nam ít rõ rệt
hơn, do Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang
các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của
cư dân sinh sống từ trước
+ Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh
nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ
phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...
- Thông qua việc kết hợp một cách nghệ thuật các yếu tố văn hóa dân gian, Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ còn như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản
và bản sắc văn hóa của người Việt, thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di
sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người.

=> Kết luận


Câu 3. cho biết những dấu ấn/biểu hiện của Nho giáo trong văn hoá Việt Nam
hiện nay
* Khái quát về Nho giáo:
- Định nghĩa:
+ Hay còn được gọi là đạo Nho hoặc Khổng giáo
+ Là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử
thành lập và được các môn đệ của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo
dựng một xã hội tốt hài hoà tốt đẹp, với những con người có đạo đức và lễ nghi
chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước
- Nguồn gốc: Ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc do Khổng Tử
sáng lập (dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán). Sau đó Nho giáo
đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên
văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á
* Nội dung cơ bản
- Đây là học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Điều cốt lõi là đào tạo cho
được những người cai trị kiểu mẫu - người quân tử. Trước hết là phải tu thân.
Có ba tiêu chuẩn chính: đạo, đức, thi - thư - lễ - nhạc
- Sau tu thân phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kim chỉ nam việc cai trị là hai
phương châm: nhân trị và chính danh
- Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền thống - văn hoá gốc du mục
phương Bắc và văn hoá nông nghiệp phương Nam
* Sơ lược quá trình du nhập, sự hình thành Nho giáo ở Việt Nam:
- Hán Nho được các quan lại Trung Hoa (Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp) ra
sức truyền bá từ đầu Công nguyên, song do kẻ xâm lược áp đặt nên suốt cả giai
đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng
- Đến năm 1070: Sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công,
Khổng Tử mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức nên Nho giáo
ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho
- Thế kỉ XI: Nho giáo định hình, tam giáo đồng nguyên
- Thế kỉ XV: Nhà Lê đưa Nho giáo trở thành quốc giáo, chiếm độc tôn
- Thế kỉ XVI - XVIII: thời kỳ biến động, Nho giáo suy yếu
- Thế kỉ XIX: Nhà Nguyễn độc tôn Nho giáo, khiến Nho giáo thất bại, dần suy
tàn
* Những dấu ấn/biểu hiện của Nho giáo trong văn hoá VN hiện nay
- Giáo dục:
+ Tư tưởng hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư
trọng đạo. Câu châm ngôn “Tiên học lễ, hậu học văn” phổ biển ở các trường học
tại Việt Nam, đồng thời cũng chính là quan niệm giáo dục
+ Tư tưởng về các mối quan hệ giữa Học-Tập, Học-Hành, Dạy-Học, có giá trị
về phương pháp giáo dục để thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn” trong quá trình dạy
và học hiện nay
- Xây dựng gia đình văn hoá hoà thuận, hạnh phúc qua các mối quan hệ trong gia
đình:
+ Giữa cha mẹ và con cái: 2 chuẩn mực căn bản: Từ- tình thương cũng như
trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái; Hiếu - con cái phải có lòng hiếu với cha
mẹ, phẩm chất đạo đức trung tâm và quan trọng nhất của đạo làm người
+ Giữa vợ và chồng: tư tưởng “tam cương”, “tam tòng”, “tứ đức” tác động lớn
đến hành vi ứng xử trong quan hệ vợ chồng, hình thành lối sống tình nghĩa,thuỷ
chung, hoà thuận
+ Giữa anh, chị, em: xuất phát từ chữ “đễ”: người anh (đặc biệt là anh cả) yêu
thương, có trách nhiệm đối với các em; người em kính trọng, yêu thương, vâng
lời người anh. Anh em hoà thuận, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
- Tư tưởng trung quân - ái quốc: Nho giáo Trung Hoa rất coi trọng tư tưởng
“trung quân”. Ở Việt Nam, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc lại là một
truyền thống rất mạnh. Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo
trên cơ sở tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho “trung quân”
đã bị biến đổi và gắn liền với “ái quốc”
- Nho giáo Trung Hoa đề cao chữ Hiếu: Đại hiếu là tôn kinh cha mẹ, thứ đến là
không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ.
Song Chữ “Hiếu” trong văn hoá Việt Nam bị phân hoá thành:
+ “ Tiểu Hiếu”: truyền thống hiếu đạo đối với ông bà, tổ tiên
+ “Đại Hiếu”: hiếu với Tổ quốc, nhân dân, non sông đất nước
- Tính gia trưởng trong gia đình của Nho giáo Việt Nam không khắc nghiệt như
Nho giáo Trung Quốc. Ngoài ra, địa vị của người phụ nữ trong gia đình trong Nho
giáo Việt Nam được đánh giá cao hơn. Trên khắp vùng miền Việt Nam, tín
ngưỡng dân gian đa phần đều thờ nữ thần
* Lý do tạo ra sự khác biệt
- Sự khác biệt giữa văn hoá truyền thống của người Việt so với với văn hoá truyền
thống người Trung Hoa. Những tác động của văn hoá truyền thống Việt Nam đã
khiến Nho giáo du nhập từ Trung Hoa thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau
- Nho giáo vào Việt Nam đã phải chịu sự khúc xạ mạnh mẽ theo hướng âm tính
hoá và thu hẹp chất triết học cho phù hợp với thực tiễn đời Việt Nam và kiểu tư
duy tổng hợp trọng thực tế của người Việt
- Người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo thông qua bốn lăng kính quan trọng:
+ Lăng kính tổ quốc: Trung quân - ái quốc
+ Lăng kính làng: Tính nước đôi dân gian - quý tộc, song thiên về dân gian
+ Lăng kính văn hoá Đông Nam Á: Xu hướng âm tính hoá và tôn trọng phụ
nữ
+ Lăng kính vị thế, thân phận lịch sử: Hướng đến sự hài hoà
Câu 4. Trình bày những “yếu tố VN” trong Phật giáo ở nước ta hiện nay
* Khái quát
- Phật giáo hay Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công
nguyên, do thái tử Sidharta sáng lập, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
* Nội dung cơ bản:
- Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật
từng nói “Ta chỉ dạy một điều: Khổ và khổ diệt”. Cốt lõi của học thuyết này là
Tứ diệu đế (Bống chân lí kì diệu) hay Tứ thánh đé (Bốn chân lí thánh) đó là Khổ
đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế. Đây là những điều rất trọng yếu trong đạo Phật.
* Quá trình du nhập, sự hình thành Phật giáo ở Việt Nam
- Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên.
Luy Lâu, trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng.
Vào thời điểm này, Phật giáo vẫn còn mang sắc thái nguyên thủy, tức là theo Tiểu
thừa (Nam tông).
- Đến thế kỉ IV-V, Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào thay thế
luồng Nam tông trước đó.
- Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông
Tịnh Độ tông và Mật tông
- Ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý-Trần,
Phật giáo Việt Nam phát triển cực thịnh
- Ngày nay, Phật giáo phát triển mạnh với khoảng 3 triệu người xuất gia và phật
tử khoảng vài chục triệu người
* Những dấu ấn/biểu hiện của Phật giáo trong văn hoá Việt Nam hiện nay
- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - trường phái Phật giáo mang đậm “yếu tố Việt
Nam”:
+ Trúc Lâm là thiền phái bản địa đầu tiên của Việt Nam đã thực hiện thành
công việc “Việt Nam hóa” các thiền phái ngoại nhập phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử của đất nước.
+ Thiền phái Trúc Lâm hình thành từ thời nhà Trần, do vua Trần Nhân Tông
sáng lập trên cơ sở kế thừa tư tưởng thiền học của các thiền sư danh tiếng, đức
cao, vọng trọng của Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa Phật giáo Ấn Độ và
Trung Hoa.
+ Đặc trưng: mang đậm tinh thần nhập thế, một tinh thần nhập thế mà các thiền
phái trước chưa thực hiện được. Chính tinh thần thần này đã tạo nên sức mạnh
của dân tộc Việt, đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam.
muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được.
+ Thiền phái Trúc Lâm đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng quốc gia và Phật đạo;
lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích chúng sinh là yếu tố cơ bản trong
quá trình tu tập của mỗi người
+ Riêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, Ngài đã lấy tinh thần Phật giáo nhập
thế, “từ - bi - hỷ - xả” cứu độ chúng sinh bằng cách phát triển đạo pháp, dân tộc
cùng hoà hợp, tạo nên mạch truyền thống và sự phát triển bền vững của đạo
+ Đặc biệt, chữ Tâm luôn thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm cĩng
như trong hành đạo của ngài Trần Nhân Tông. Dù ẩn hay hiện, thăng hay trầm,
hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền là tiếp nối được mạch sống Tổ Tông.
-> Điểm cốt lõi tạo nên truyền thống Trúc Lâm và Nhân Tông đệ nhất tổ
trong lịch sử Thiền phái nói riêng và Phật giáo VIệt Nam nói chung
- Tính tổng hợp - đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp
+ Hệ thống chùa “Tứ pháp” vẫn chỉ là những đền miếu thờ dân gian thờ các
vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá
+ Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật hậu Thần”, đưa các
thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa.
Có những chùa có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như chùa nào cũng
để bia hậu, bát nhang cho các linh hồ, vong hồn đã khuất
+ Tổng hợp các tông phái với nhau: ở Việt Nam, không có tông phái nào là
thuần khiết. Dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi pha trộn với Mật giáo; Phật giáo Việt
Nam phối hợp Thiền tông với Thịnh độ tông. Chùa phía Bắc là cả một Phật điện
vô cùng phong phú với hàng chục pho tượng Phật, bồ-tát, la-hán của các tông
phái khác nhau, tượng Phật Thích ca có tới 5 dạng. Ở phía Nam, Đại thừa và
Tiểu thừa kết hợp mật thiết: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật
Thích Ca, sư mặc áo vàng) song lại mang theo giáo lí Đại thừa, bên cạnh tượng
Phật Thích Ca lớn thì vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu
lam
+ Kết hợp chặt chẽ việc đạo với đời: các cao tăng được nhà nước mời tham
chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng; Phật tử Việt Nam hăng hái tham
gia vào các hoạt động xã hội
- Khuynh hướng thiên về nữ - đặc trưng bản chát của văn hoá nông nghỉệp
+ Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành
Phật Ông - Phật Bà; Bồ tát Quán Thế Âm biến thành Phật Bà Quan Âm với
nghìn mắt nghìn tay
+ Ở một số vùng, Phật tổ Thích Ca được coi là phụ nữ. Người Việt Nam tạo
ra những “Phật Bà” riêng của mình: Quan Âm Thị Kính (Quan Âm tống tử),
Phật bà chùa Hương (Bà chúa Ba); các bà bồ-tát như bà Trắng chùa Dâu, các
thánh mẫu,...
- Tính linh hoạt:
+ Ngay từ đầu người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo riêng cho
mình: Nàng Man, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật
Mẫu. Con gái của nàng hoá thân vào đá mà trở thành Phật tổ với ngày sinh là
ngày Phật đản 8/4
+ Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hoà với những tên gọi rất dân
gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to
béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn),...
+ Nhiều pho tượng Phật được tạc theo lối ngồi không phải trên toà hoa sen
mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị (Tuyết Sơn, Phật Bà chùa
Hương). Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló cả lọn tóc đuôi gà truyền
thống của phụ nữ Việt Nam
+ Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngồi nhà cổ truyền với
hình thức mái cong có ba gian hai chái, năm gian hai chái
Câu 5. Văn hoá góp phần xây dựng nhân cách con người. vì sao?
* Định nghĩa nhân cách con người:
- Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản
sắc và giá trị xã hội con người
- Là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩm chất bên
trong của cá nhân, mối quan hệ giữa người với người, với tập thể, xã hội, với thế
giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện
tại và tương lai
* Yếu tố tạo nên nhân cách con người
+ Di truyền bẩm sinh
+ Hoàn cảnh sống (môi trường tự nhiên - môi trường xã hội)
+ Nhân tố giáo dục
+ Nhân tố hoạt động
+ Nhân tố giao tiếp
* Văn hoá là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách con người vì:
- Xây dựng lối sống và đời sống văn hoá tinh thần là tạo ra môi trường văn hoá
theo các chuẩn mực giá trị về đạo đức, khoa học, thẩm mỹ. Từ đó hình thành
văn hoá nhân cách của cá nhân, tập thể. Lối sống vừa phản ánh, vừa đánh giá
nhân cách cá nhân mỗi người. Văn hoá tồn tại và vận động trong không gian dân
tộc. Không có văn hoá chung thì các cộng đồng sẽ thiếu điểm tựa tinh thần để
liên kết thành dân tộc, song không có dân tộc sẽ không có văn hoá vì thiếu di
chủ thể liên kết những giá trị sáng tạo chung, thiếu đi không gian tồn tại của văn
hoá.
- Văn hoá góp phần giữ lại những giá trị chung, giá trị chân-thiện-mĩ. Văn hoá
vừa là kết quả của sự tích luỹ, kế thừa và vừa là kết quả của sự sáng tạo, tích luỹ
trong quá trình hoạt động thực tiễn nhằm cải biến tự nhiên, xã hội, bản thân.
Trong xã hội hiện nay, sự xung đột giữa kinh tế-văn hoá đang hiện dần ra: tham
nhung tràn lan, ô nhiễm môi sinh, phân hoá giàu nghèo, ma tuý và mại dâm, đạo
đức học đường,.. Hiện nay, vai trò của văn hoá về việc giáo dục con người hoàn
thiện chân-thiện-mĩ càng lớn hơn bao giờ hết
- Con người là giá trị văn hóa cao nhất, giá trị của mọi giá trị. Hoàn thiện nhân
cách của con người là sứ mệnh của văn hóa, là nỗ lực cao nhất mà sáng tạo văn
hóa cần đạt đến, mà mọi thành quả, thành tựu của văn hóa đều góp phần vào sự
bộc lộ các năng lực người, khẳng định sức mạnh bản chất người của con người
trong phát triển, từ cá thể người đến cộng đồng người trong dân tộc và trong nhân.
Văn hóa giáo dục con người hướng thiện, sống có nhân cách tử tế, giúp cho con
người biết sự sống đẹp, có thị hiếu thẫm mĩ lành mạnh.
- Văn hóa có tính lan toả, do đó cung cấp cho con người cái vô hạn của không
gian, thời gian so với cái hữu hạn của cuộc sống. Nó lan tỏa để từ đó ta thấy con
người thật là nhỏ bé so với thế giới xung quanh, giúp ta rút ra những kinh nghiệm
để sống hướng thiện, sống chân thật và luôn hướng đến cái đẹp, tạo dựng một
phong cách sống tốt, làm một người tốt và là một công dân tốt cho xã hội.
- Nếu không có văn hóa, con người chúng ta không được giáo dục, đạo đức sẽ bị
suy đồi, dễ xa đọa vào những thói hư tật xấu, nhân cách ngày càng suy thoái, đặc
biệt trong xã hội ngày càng có nhiều tệ nạn, dẫn tới tình trạng mất kiểm soát
➔ Bởi vậy mà có thể nói, văn hóa góp một phần rất lớn trong việc xây dựng nhân
cách con người
Câu 6. dưới góc nhìn của văn hoá, cho biết quan điểm của mình về việc đốt vàng
mã hiện nay
* Khái quát tục đốt vàng mã
- Nguồn gốc của phong tục đốt vàng mã: xuất phát từ Trung Quốc:
+ Nhà Hạ, người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát,
dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo,... để chôn theo người
chết.
+ Đến đời nhà Chu, người ta còn đặt ra tục “Tuẫn táng
+ Đến thời nhà Hán, tục lệ ” Tuẫn Táng” chôn người sống theo với người
chết, mới được bỏ. Năm 105 sau công nguyên, ông Vương Dũ lấy giấy chế ra
vàng bạc, quần áo,... để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang
ma, tế lễ.
- Tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Nho giáo, không phải bắt nguồn từ đạo Phật,
sau đó phong tục này từ Trung Quốc truyền bá sang Việt Nam. Lúc đầu, vàng
mã chỉ sừ dụng trong cung đình.
- Đốt vàng mã là 1 phong tục lâu đời của người Việt; mọi người đốt vàng mã bắt
nguồn từ quan niệm “Trần sao, âm vậy”: con người sau khi chết sang thế giới
bên kia vẫn có những nhu cầu, sinh hoạt như khi còn sống. Chính vì vậy mà mọi
người đốt rất nhiều vàng mã với mong muốn người thân đã khuất luôn sống đầy
đủ
- Xuất hiện rất nhiều trong hoạt động đời sống của người dân: động thổ đất,
cúng giải hạn, cầu siêu,... song hoạt động này diễn ra nhiều nhất vào các dịp lễ
tết, rằm tháng Bảy, các lễ hội lớn trên khắp các vùng miền, tiết thanh minh. .
Ngoài ra tại các ngôi chùa, vào ngày lễ cũng đốt vàng mã
* Thực trạng đốt vàng mã tại Việt Nam hiện nay
- Từ ý nghĩa ban đầu là thể hiện hiếu nghĩa với người đã khuất song đến nay tục
đốt vàng mã ngày càng trở nên biến tướng. Việc đốt vàng mã giờ đây tràn lan
trong các gia đình đến các nơi thờ tự
- Đồ vàng mã để dâng cúng tổ tiên ngày nay không còn đơn thuần là những bộ
quần áo, tiền vàng, mũ, ngựa như trước mà kèm theo nhiều đồ mã hiện đại như:
nhà tầng, ô tô, ti vi, xe máy, điện thoại, túi xách, đồng hồ... với niềm tin nếu sắm
và hoá mã càng nhiều đồ thì người thân đã khuất sẽ có đủ đầy cuộc sống đủ đầy
ở thế giới bên kia
- Nhiều người đi giải hạn và cầu may đầu năm ở các cơ sở văn hoá tâm linh
dâng cúng đủ loại vàng mã với suy nghĩ dâng cúng càng nhiều thì càng được
thần linh phù hộ độ trì. Tại các di tích đều có lầu hoá sớ, hoá vàng mã song
nhiều người còn đốt vàng mã không đúng nơi quy định, tiện đâu hoá đó
- Ở một số đền, phủ tại Nam Định, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đang có
biểu hiện lệch lạc do tình trạng mua sắm lễ vật xa hoa, lãng phí, lạm dụng đốt
nhiều vàng mã đề cầu ước những điều không hợp lý; một số thanh đồng lợi dụng
việc “nhập thánh” phán truyền người xem phải “trả nợ tào quan”, “cắt duyên
âm” bằng hình thức mua vàng mã, đốt hình nhân thế mạng
* Quan điểm cá nhân:
- Vẫn nên duy trì thực hành văn hoá đốt vàng mã vì:
+ Tục đốt vàng mã vốn là tín ngưỡng xa xưa, là tập tục đã hình thành và lưu
truyền từ lâu nên không thể xoá bỏ một tín ngưỡng đã ăn sâu trong tiềm thức
người Việt nên cần được duy trì
+ Đốt vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng, là lễ bạc lòng thành.
Người Việt Nam từ xưa tới nay luôn duy trì truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Và văn hoá đốt vàng mã có ý nghĩa như một sự
biết ơn đối với người đã mất
+ Tục đốt vàng mã thể hiện sự hiếu đạo, lòng hiếu thảo, niềm nhớ nhung
thương tiếc của con cháu với tổ tiên. Họ là những người có công sinh thành,
nuôi dưỡng, dạy bảo chúng ta
+ Việc sản xuất vàng mã đã được cấp phép. Đây là ngành nghề truyền thống,
có biểu thuế rõ ràng. Những làng nghề thủ công, người lao động cũng có thu
nhập chính từ nghề này.
- Song bên cạnh đó cần phải hạn chế tình trạng đốt vàng mã nhằm tránh những
hậu quả như
+ Khiến văn hoá này biến tướng, vượt xa những ý nghĩa ban đầu; tạo ra cuộc
chạy đua hơn kém trong xã hội; góp phần làm các hoạt động mê tín phát triển
mạnh mẽ; ảnh tới tới môi trường; phí phạm tiền của vì đốt quá nhiều vàng mã.
+ Hiện nay, nhà nước ta đã có những công trong việc hướng dẫn tổ chức lễ
hội sao cho người dân hạn chế tối đa việc đốt vàng mã. Những nơi bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đã bị cấm đốt vàng mã
- Giải pháp hạn chế đốt vàng mã sao cho hợp lý:
+ Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về ý nghĩa, mục đích
của việc đốt vàng mã; vận động để người dân không đốt vàng mã tràn lan
+ Lên án hành vi buôn bán, sử dụng vàng mã ở các cơ sở thờ tự, địa điểm
cộng cộng và tư gia
+ Người dân nên chỉ đốt vàng mã tượng trưng, số lượng vừa đủ, không phô
trương hình thức, văn minh, tiết kiệm nhằm hướng tới một xã hội hiện đại, tránh
những rủi ro xảy ra như hoả hoạn, mất vệ sinh công cộng
+ Người dân có thể thể hiện chữ “hiếu” với cha mẹ, tổ tiên bằng viết những
suy nghĩ ra một tờ giấy trắng rồi đặt lên bàn thờ thay vì đốt quá nhiều vàng

+ Khi đi lễ, thay vì đốt vàng mã, nên thành tâm lễ bái và đơn giản hoá hình
thức lễ vật để các cơ sở thờ tự thật sự là nơi linh thiêng giúp mỗi người đến
tĩnh tâm và thiết thực hơn
Câu 7. những biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong văn hoá
VN hiện nay là j?
* Khái niệm
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là sản phẩm của môi trường sống, sống phụ
thuộc vào tự nhiên, không giải thích được tự nhiên và là nhu cầu đời sống tự
nhiên
- Sùng bái tự nhiên được xem là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của
con người. Đặc biệt là đối với các nền văn hoá gốc nông nghiệp. Với người Việt
Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng
dài lâu và bền chặt
* Những biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Tín ngưỡng đa thần: do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp và với tín
ngưỡng phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần
-> Các nữ thần thường là các Bà Mẹ, các Mẫu. Tục thờ Mẫu trở thành một
tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
+ Thờ Mẫu là các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các
hiện tượng tự nhiên và quan trọng nhất, thân thiết nhất đối với cuộc sống của
người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa
gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song các bà vẫn song
song tồn tại: bà trời Mẫu Thượng Thiên
+ Bà Đất tồn tại dưới tên mẹ Đất (địa Mẫu), bà Nước dưới tên Bà Thuỷ.
Nhiều vùng Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa
Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Và ba Bà tồn tại dưới dạng tín ngưỡng Tam
Phủ
+ Các Bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp là những hiện tượng tự nhiên có vai trò
hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Khi đạo Phật
vào Việt Nam, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành Tứ Pháp: Pháp Vân
(Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần
Chớp)
+ Người Việt còn thờ các hiện tượng khái quát như không gian và thời gian.
Thần không gian được hình dung theo Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương
chi thần coi sóc các phương trời; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường.
Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiến, đồng thời có
trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười Hai Bà Mụ
- Tín ngưỡng sùng bái loài vật:
+ Động vật: chim, rắn, cá sấu - phổ biến hơn cả ở vùng sông nước và thuộc
loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu “Nhất điểu, nhì xà,
tam ngư, tứ tượng”. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hoá nông nghiệp
còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng: “Tiên”, “Rồng”. Con rồng có đầy
đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, là sự tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở
dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun
nước vừa phun lửa. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng
Bàng” và là giống “Rồng Tiên”
+ Thực vật: được tôn sùng nhất là cây Lúa. Cây Lúa xuất hiện khắp nơi dù là
vùng người Việt hay vùng dân tộc đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn lúa,
Mẹ Lúa. Thứ đến là thờ các loài cây cỏ xuất hiện sớm ở vùng này như thờ Thần
Cây Cau, Cây Đa, Cây Dâu, Quả Bầu,...
Câu 8. trình bày những hiểu biết của mình về tín ngưỡng phồn thực của ng Việt
* Khái niệm
- Tín ngưỡng phồn thực là một văn hoá tôn thờ hành vi giao phối và bộ phận
sinh dục. Đây là một nét văn hoá, không phải là một tôn giáo. Nó là một nét văn
hoá đặc trưng không những của người Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế
giới.
- “Phồn thực” là một sự giao thoa, hướng đến sự tốt đẹp và phát triển bền vững.
* Nguồn gốc:
- Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (văn hoá gốc nông
nghiệp)
- Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật để giải thích hiện thực - triết lí âm dương
- Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn một sức mạng siêu nhiên và bái nó
như thần thánh. Kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực
* Biểu hiện
- Thờ cơ quan sinh dục nam nam, hay còn gọi là thờ Sinh Thực Khí (thực: nảy
nở, khí: công cụ). Đây là hình thức giản của tín ngưỡng phồn thực phổ biển ở
các nền văn hoá gốc nông nghiệp.
+ Chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu
tượng toàn diện cho tín ngưỡng phồn thực. Hình dáng trống đồng được phát
triển từ chiếc cối giã gạo. Tâm mặt trống là hình mặt trời biểu trưng cho sinh
thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực
khí nữ. Xung quanh mặt Trống Đồng có gắn tượng cóc, 1 biểu hiện của tín
ngưỡng phồn thực.
+ Khác với hầu hết các nền văn hóa khác chỉ thời sinh thực khí nam, thì tín
ngưỡng phồn thực ở Việt Nam thời sinh thực khí nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực
khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công
Nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội như ở làng Đồng Kỵ (Bắc
Ninh)
- Thờ hành vi giao phối: ý nghĩa của tục này là sự hợp thân của nam nữ như một
ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy nở của vạn vật
+ Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm
tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang
giao hợp. Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc
trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc
thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối
tìm thấy ở khắp nơi.
+ Ngoài hình tượng người, có cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng
được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ ( Hòa Bình).
+ Vào dịp hội đền Hùng tại Chu Hoá, Phú Thọ lưu truyền điệu múa “tùng dí”.
Phong tục “giã cối đón dâu”, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và
nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên
+ Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ có tục đâm đuống hay giã gạo. Quan
niệm về sự sinh sôi, nảy nở, hưng thịnh của mọi vật được thể hiện qua hai công
cụ là đuống và chày, biểu trưng cho âm và dương, sự hài hoà của đất trời
Câu 9. cho biết vị trí địa lý của nước ta có mqh ntn với sự giao lưu và tiếp biến
vs các nền văn hoá trong kvuc và trên thế giới
* Khái niệm
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa: là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc
chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng
giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức: hình thức
tự nguyện và cưỡng bức.
- VN có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện
cho văn hoá VN đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau, đó có thể là
luồng văn hoá đến từ lục địa Trung Hoa, Ấn Độ.
* Vị trí địa lý là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sự giao
lưu và tiếp biến văn hoá.
- Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, là trung tâm khu vực
Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền tiếp
giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây và biển Đông ở
phía Đông. Việt Nam còn là “ngã tư đường” của các cư dân và các nền văn minh
lớn
- VN có một vị thế địa văn hóa, địa chính tri khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện
cho văn hoá VN đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau, đó có thể là
luồng văn hoá đến từ lục địa Trung Hoa, Ấn Độ.
- Việt Nam có vị trí nằm ở giữa trung tâm giao lưu của rất nhiều các nền văn hoá,
các luồng văn hoá khác nhau. Bởi vậy, nước ta bị nhòm ngó và xâm lược bởi rất
nhiều quốc gia lớn trên thế giới và từ đó tạo ra sự giao lưu và tiếp biến văn hoá đa
dạng cho Việt Nam
* Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá VN
- Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa:
+ Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa là sự
giao lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kì lịch sử. Quá trình giao lưu và tiếp
biến ấy diễn ra trong cả 2 trạng thái: giao lưu cưỡng bức - giao lưu tự nguyện.
+ Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I đến
thế kỹ thứ X và từ 1407 đến 1427:
• các đế chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về
phương diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của
trung Hoa. Người Việt đã chống lại một cách quyết liệu chính sách đồng
hoá của quan lại người Hán
• 1407-1427: giai đoạn nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Việt, kẻ thù xâm
lược tàn bạo nhất đối với văn hoá Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ
với Trương Phụ khi xâm lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu
+ Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện:
• Trong nền văn hoá Đông Sơn, nhận thấy khá nhiều di vật của văn hoá
phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hoá Đông Sơn: tiền thời
Tần Hán, tiền Ngũ thù đừoi Hán, dụng cụ sinh hoạt quý tộc Hán,... có
thể đây là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng
• Thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận kĩ thuật rèn đúng sắt, gang,..
• Sau 1000 năm Bắc thuộc, đất nước độc lập, người phương Bắc không
còn cai trị Đại Việt song giao lưu, tiếp biến văn hoá tự nguyện. Sự mô
phỏng mô hình Trung Hoa được các triều đại nhà nước đẩy mạng: nhà
Lý, về tổ chức xã hội, chính trị lấy cơ chế Nho giáo làm gốc và vẫn chịu
ảnh hưởng đậm của Phật giáo
- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ:
+ Giao lưu và tiếp biến giữa văn hoá Ấn Độ diễn ra bằng con đườn hoà bình
+ Ở VN, sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ đc diễn ra trên cả 3 nền
văn hóa chính: Việt (Bắc Bộ), Ốc Eo (Nam Bộ) và Champa (Trung Bộ).
+ Với nền văn hóa Việt ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt ở đây tiếp nhận văn hóa
Ấn Độ vừa trực tiếp qua các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu để tìm đường lên
phương Bắc, vừa gián tiếp qua các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh cũng
qua Luy Lâu.
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa với phương Tây:
+ Trong văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của cư dân La Mã cổ đại (2 huy chương,
tiền La Mã,..)
-> Óc Eo có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Các linh mục phương
Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu, chúa Trịnh vua Lê Đàng Ngoài, chúa
Nguyễn Đàng Trong; nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Vào thế kỷ
XVII, các nước phương Tây thường xuyên sang VN buôn bán qua con đường biển.
Tiếp theo đó là các vị giáo sĩ Bồ Đào Nha sang để truyền bá Thiên Chúa Giesu
+ Sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Mỹ: kể từ khi xâm lược nước ta, Mỹ đem
văn hóa của mình tới Việt Nam và được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
• Văn hóa lối sống Mỹ coi trọng tính tự lập cao, cùng với sự hòa nhập phát
triển văn hóa người Việt hiện nay có sự thay đổi vô cùng lớn: đề cao giá
trị con người, sự bình đẳng không phân biệt, giới tính, dân tộc vùng miền…..
• Trong giao tiếp, họ rất lịch sự và nhã nhặn. Nét văn hóa này ảnh hưởng sâu
rộng đến văn hóa giao tiếp người Việt chúng ta.
• Sự xuất hiện rất nhiều món ăn ngon từ Mỹ tại Việt Nam không còn xa lạ
hiện nay như: bánh pizza, hotdog, sườn nướng, thịt xông khói, các món
tráng miệng và các loại súp…..
• Văn hóa tặng quà ở Mỹ: Tại Việt Nam vào ngày lễ, sinh nhật, lễ giáng sinh
hay những ngày đặc biệt chúng ta được tặng những món quà đặc biệt. Văn
hóa tặng quà được du nhập từ các nước phương tây Anh, Mỹ…
• Ảnh hưởng văn hóa tiền tips tại Việt Nam. Văn hóa này thể hiện rõ nhất tại
khu du lịch, khách sạn, nhà hàng. Đó là việc khách du lịch hay thực khách
sẽ để tiền bo cho bạn nếu bạn mang đến dịch vụ làm họ hài lòng.
Câu 10. chứng minh luận điểm “văn hoá là 1 trong những nguồn lực qtrong để
ptrien du lịch ở nc ta hiện nay”
* Khái niệm:
- Nguồn lực: Là nội lực đến từ bên trong nước ta. Đó có thể là vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực con người,... được khai
thác và đưa vào sử dụng với mục đích phát triển kinh tế một vùng lãnh thổ.
* Các nguồn lực phát triển du lịch nước nhà hiện nay: nguồn lực tài nguyên,
nguồn lực văn hoá, nguồn lực vốn, nguồn lực con người, nguồn lực mềm. Trong
đó văn hoá đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nước ta
* Văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta hiện nay
- Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch xét trên cả hai phương diện
văn hóa vật thể (cảnh quan, di sản, di tích - lịch sử, hàng thủ công mỹ nghệ,...)
và văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán địa
phương, tín ngưỡng...)
-> tạo phong thái, bản sắc du lịch, giúp phân biệt sản phẩm du lịch của các
doanh nghiệp du lịch và các vùng, miền, quốc gia.
- Việt Nam có nguồn lực văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em, là sự kết tinh
của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, góp phần
tạo nên sự đa dạng về văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán Việt Nam.
-> góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch ở cấp độ quốc gia,
ngành,doanh nghiệp và sản phẩm du lịch..
+ Nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành các sản phẩm du lịch nổi
tiếng: Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương, nhã nhạc cung đình Huế, múa Rối nước, hát
dân ca Quan họ, hát Ả đào, dân ca các miền, nghệ thuật múa dân gian các dân
tộc thiểu số như múa Sạp Mường, múa Xòe Thái… đã thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước, hoà mình vào bản sắc dân tộc địa phương
-> Góp phần định hướng cho hoạt động du lịch, thể hiện bản sắc văn hoá
của dân tộc, văn hoá bản địa; góp phần quan trọng vào xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đảm bảo cho du lịch phát triển bền
vững
- Văn hoá là công cụ hữu hiệu xây dựng khối gắn kết cộng đồng làm du lịch,
cư dân địa phương, chủ nhân của các tài nguyên du lịch:
+ Việt Nam có rất nhiều làng nghề văn hoá truyền thống là nguồn tài nguyên
du lịch văn hóa vô cùng giá trị, ở đó, con người và tự nhiên luôn gắn kết với
nhau. Mỗi làng nghề truyền thống luôn có các hoạt động lễ hội, những nét văn
hóa mang đậm chất dân gian và chứa đựng bề dày lịch sử riêng biệt
+ Sự đa dạng của các làng nghề văn hoá truyền thống sẽ tạo nên những điểm
du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách không chỉ
đơn thuần tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn
được tận mắt ngắm nhìn những sản phẩm độc đáo và cách thức tạo ra chúng từ
những bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo của các nghệ nhân.
-> Thông qua hoạt động du lịch; sự giao lưu, giao thoa giữa các dòng du
khách nội địa và quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản
phẩm văn hóa đặc trưng đó là những sản phẩm du lịch
- Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ,
thu hút hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa là nhờ vào phát triển sản
phẩm trên nguồn tài nguyên văn hóa, nhân văn giàu có. Nhiều loại hình du lịch
văn hóa được định hình và phát triển, như: Du lịch di sản, du lịch lễ hội, du lịch
văn hóa ẩm thực, du lịch bảo tàng, du lịch sinh thái đồng quê
- Văn hoá góp phần khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh về du lịch của đất
nước, giảm bớt những hạn chế về mặt chủ quan, vượt qua các thách thức, khó
khăn đặt ra, tạo thêm sự hấp dẫn du lịch, tăng thêm khả năng cạnh tranh của Du
lịch Việt Nam, được bạn bè và du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.

=> Có thể thấy, văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta
hiện nay. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy được tính đa dạng văn hóa vốn có
của Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch

You might also like