You are on page 1of 33

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ XE NÂNG NGƯỜI TỰ HÀNH BẮT BUỘC

CẦN NẮM RÕ
 Toản Ngô
 08/07/2020
 Kiến Thức Kinh Doanh, Tin Tức
 thang nâng người, xe nâng người, xe nâng người tự hành
 0 Comment

NỘI DUNG
 Xe Nâng Người Tự Hành Là Gì?
o Quy định về kỹ thuật.
o Quy định về an toàn trong chế tạo, nhập khẩu và lắp đặt.
 Quy định về vận hành xe nâng người tự hành.
o Quy định về lưu thông thang nâng người tự hành.
o Quy định về sử dụng xe nâng người tự hành.
 Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng tự hành.

Sử dụng xe nâng người tự hành trong lao động đồng nghĩa là phải thực thi công
việc ở trên cao. Chính vì vậy, thực hiện nghiêm ngặt những quy định về xe nâng tự
hành chính là điều bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo an toàn cho người lao
động.

Xe Nâng Người Tự Hành Là Gì?


Xe nâng Người Tự Hành là một loại xe di chuyển bằng bánh, được thiết kế để đẩy
vật thể lên cao và được điều khiển bởi một người lái trên sàn xe.
Xe nâng người tự hành hiện phổ biến trên các công trường xây dựng. Đây là một
giải pháp thi công trên cao dần thay thế các phương pháp truyền thống như: thang
leo, đu dây….Dưới đây là những quy định về xe nâng tự hành bắt buộc cần nắm
rõ để có thể tránh được rủi ro cho người lao động cũng như tăng hiệu suất công
việc.
Vì thi công trên cao sẽ gặp những nguy hiểm nên việc nắm rõ được quy định kiểm
định về xe nâng người sẽ giúp bạn tránh được một số rủi ro nhất định trong quá
trình làm việc. Dưới đây là những nội dung cần lưu ý
>>Xem thêm:
Hướng dẫn vận hành xe nâng người cắt kéo Ginie GS-2646
Quy định sử dụng xe nâng người tự hành trong lao động
Quy định về kiểm định xe nâng người tự hành.
Kiểm định chính là bước kiểm tra để đánh giá các yếu tố an toàn kỹ thuật theo quy
định về an toàn lao động. Trong quy định kiểm định gồm các yếu tố sau.

Quy định về kỹ thuật.


Theo Điều 2, Thông tư 48/2015/TT-BLĐTBXH có quy định “Một sàn nâng dùng
để nâng người tối thiểu phải gồm một sàn công tác với bộ điều khiển và một khung
đỡ. Ngoài ra có thể thêm cấu trúc mở rộng.” Cụ thể:
 Với sàn thang: Chiều cao lan can sàn nâng tính từ mặt sàn không được thấp hơn
1,1 m. Chiều rộng của sàn thang không nhỏ hơn 0.5 m. Đảm bảo đủ diện tích là
0.25m2/ người. Khoảng cách của thanh lan can giữa với mép trên của tấm chống
vật rơi không quá 0.55m. Sàn nâng phải được đảm bảo các yếu tố an toàn theo quy
định của nhà nước về an toàn lao động
 Yêu cầu về hệ thống thủy lực: Hệ thống thủy lực hoạt động ổn định. Đảm bảo an
toàn khi vận hành.
 Các thiết bị an toàn: Các thiết bị an toàn cần trang bị đầy đủ.
 Hệ thống phanh: Đây là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, xe nâng tự hành cần
đảm bảo hệ thống phanh đầy đủ và luôn sẵn sàng hoạt động. Hệ thống phanh cần
có thể dừng và chống lại sự nhả ra do vô ý của người lao động.
                                               Trước khi vận hành cần kiểm tra các yếu tố kỹ thuật

Quy định về an toàn trong chế tạo, nhập khẩu và lắp đặt.
Tương tự như những quy định về kỹ thuật thì việc chế tạo, nhập khẩu cũng như lắp
đặt phải đảm bảo các yếu tố sau đây.
 Quy định trong chế tạo: Đảm bảo đầy đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định. Được
chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo các quy định được Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội chỉ định.
 Quy định trong nhập khẩu: Cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng
theo quy định. 
 Quy định an toàn trong lắp đặt: Đối với những đơn vị lắp đặt thì phải có đăng ký
kinh doanh. Đảm bảo có đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị đúng chuyên ngành.
Đối với sản phẩm. Xe nâng tự hành sau khi được lắp đặt phải đảm bảo đủ hồ sơ kỹ
thuật được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định

Quy định về vận hành xe nâng người tự hành.


Khi xe nâng người hành được đưa vào sử dụng thì cần nắm rõ được quy định về
lưu thông và quy định về sử dụng xe nâng người.

Quy định về lưu thông thang nâng người tự hành.

 Yêu cầu về gắn nhãn sản phẩm: Đối với các xe sau khi xuất xưởng và đi vào sử
dụng hay lưu thông đều phải có dán nhãn sản phẩm theo đúng quy định
 Đảm bảo xe nâng có giấy đăng ký kiểm định cũng như các loại chứng nhận hợp
quy theo quy định.

Quy định về sử dụng xe nâng người tự hành.

 Người sử dụng phải được đào tạo kỹ thuật chuyên môn đầy đủ.
 Chỉ sử dụng xe trong tình trạng xe còn hoạt động tốt, chưa hết hạn kiểm định kỹ
thuật an toàn
 Quá trình bảo trì, bảo dưỡng phải tuân phải tuân thủ theo hướng dẫn nhà sản xuất.
Chu kỳ kiểm định của xe nâng không quá 3 năm/lần.

Một số lưu ý khi sử dụng xe nâng tự hành.


Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại xe nâng người trong lao động, bên cạnh
việc chấp hành những quy định trên thì cần lưu ý một số điều sau:

 Trước khi vận hành cần được kiểm tra kỹ thuật một cách kỹ lưỡng.
 Người vận hành xe nâng không được rời khỏi sàn thao tác khi đang ở vị trí nâng.
 Xe nâng người thì chỉ nâng người. Không được dùng với mục đích khác như nâng
đồ vật.
 Người vận hành cần trang bị đầy đủ thiết bị an toàn như đồ bảo hộ, dây an toàn…
 Quanh không gian làm việc của xe nâng người cần được cảnh báo xung quanh.
Trên đây là một số quy định bắt buộc cần nắm rõ và tuân theo khi sử dụng thang
nâng người tự hành. Đồng thời, dựa vào các yếu tố trên mà quý vị có thể đánh giá
được chất lượng sản phẩm hay đơn vị cung cấp có uy tín hay không. Để biết thêm
thông tin về các loại xe nâng người tự hành, quý vị vui lòng liên hệ theo thông tin.

THI LÁI XE NÂNG, LÝ THUYẾT

Mẫu đề thi lý thuyết học lái xe nâng chuẩn


Đề thi lái xe nâng thuyết lý chiếm 30% tổng điểm sát hạch học lái xe
nâng, bao gồm 25 câu, mỗi đáp án đúng được khoanh tròn bạn sẽ
nhận 1,2 điểm và tổng điểm bài thi lý thuyết là 30/100 điểm.
Đây là bài kiểm tra thi lý thuyết xe nâng sát với bài thi thực tế, khi
các bạn có đề này rồi thì tự tin thi qua rồi.

Bài kiểm tra lý thuyết này giúp bạn biết được các quy tắc lái xe
nâng sao cho đúng và an toàn. Đặc biệt khi nâng tải, qua đường
hẹp, khúc cua, xuống dốc lên dốc,….

Liên hệ đăng ký học lái xe nâng cấp tốc: 0989425403 Có chứng


chỉ ngay

CÂU HỎI BÀI THI TRẮC NGHIỆM KIẾN


THỨC VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG 
Phụ Lục [Hiện]
– Những câu hỏi dưới đây gắn liền với thực tế nên cũng không phải
khó lắm, Học viên chỉ cần tập trung làm hết được các mẫu đề này
là có thể tự tin thi trọn điểm lý thuyết rồi.

Nếu bạn đang có nhu cầu học lái xe nâng mà không biết trước
được mẫu đề lý thuyết này thì khả năng rớt là rất cao. Nhưng bạn
yên tâm bây giờ bạn đã có thêm kiến thức cho thực tế và cho bài thi
của mình rồi.

Chú ý: Học viên lựa chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào
câu trả lời đó. Ví dụ chọn câu A là đúng:

CÂU HỎI 1. Xe nâng hàng (forklift truck) nói chung


không có các cơ cấu nào sau đây?
A. Cơ cấu nâng hạ khung động, cơ cấu nghiêng khung              
B. Cơ cấu lái, cơ cấu dịch chuyển ngang càng
C. Cơ cấu quay càng nâng, cơ cấu đưa càng nâng sang bên
D. Cơ cấu quay của khung nâng so với trục dọc máy
E. Đáp án A, B, C và D đúng
F. Đáp án A, B và D đúng
Đáp án: D – Xe nâng không thể xoay khung nâng vì chỉ cần xoay
càng nâng là đủ.

2. Nguồn năng lượng động lực cung cấp cho xe


nâng nói chung hoạt động là gì?
A. Động cơ diesel     B. Động cơ xăng    C. Động cơ điện D. Gas
LPG  
E. Đáp án A và C đúng F. Đáp án A, B, C và D đúng

Đáp Án: F – Xe nâng hàng bao gồm các loại: Xe nâng
dầu (DIESEL), Xe nâng điện, Xe nâng Gas, Xe nâng xăng, Ngoài
ra còn có loại xe nâng tay, và xe nâng bán tự động (Tay-điện) –
Xem phân loại xe nâng hàng để biết rõ các chi tiết hơn.

Học viên có thể tìm hiểu kỹ hơn về sự khác nhau của động cơ điện
và động cơ xăng, DIESEL và nên chọn loại nào TẠI ĐÂY

3. Các dải dây xích và puly dẫn hướng xích trên


khung nâng không có tác dụng gì?
A. Nâng hạ càng nâng khi nâng khung động  
B. Cân bằng hàng trên bàn nâng
C. Giữ chặt khung tĩnh
D. Kéo hàng phụ khi nâng
E. Đáp án A, B đúng
F. Đáp án D, C đúng

Đáp án: F – Dải xích và puly dẫn hướng xích trên khung nâng
không kéo hàng phụ được và nó chỉ lắp thông qua khung nâng nên
không giữ chặt được khung tĩnh.

4. Tại sao bánh sau của xe nâng chạy bằng động


cơ đốt trong thường nhỏ hơn bánh trước của nó?
A. Giúp xe di chuyển nhanh hơn   B. Bánh sau nhỏ dễ lái khi di
chuyển
C. Bánh trước lớn để chịu tải trọng nâng lớn của hàng
D. Đáp án B, C đúng E. Đáp án A, B, C đúng

Đáp án: D – do nâng hàng luôn ở phía trước nên bánh trước sẽ là
bánh chịu lực, bánh sau nhỏ giúp bẻ lái nhẹ hơn.

5. Tại sao bánh lái là bánh phía sau của xe nâng?


A. Thao tác linh hoạt khi di chuyển lùi      B. Bán kính quay vòng xe
nhỏ
C. Dễ bẻ lái khi có tải D. Tiến xuống dốc không bị lật
E. Đáp án A, C đúng F. Đáp án B, C đúng

Đáp án: E – Vì khi nâng hàng nặng thường phải sử dụng lực để lái
bánh xe, và giúp xe cân bằng khi lái, nên thiết kế bánh lái phía sau
là hợp lý

6. Xem hình dưới và kể tên đúng các bộ phận cơ


bản của xe nâng?

Sơ đồ cấu tạo chung của xe nâng


hàng
A. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-
Hộp số; 6-cầu trước lái; 7-chạc càng nâng

B. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp số; 6-
cầu trước dẫn động; 7- chạc càng nâng
C. 1-bàn nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-Hộp
số; 6-cầu trước lái; 7-khung nâng

D. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp giảm
tốc; 6-cầu trước dẫn động; 7-càng nâng

Đáp án: B

7. Xem hình dưới và kể tên đúng các bộ phận của


khung nâng?

CẤU TẠO BỘ CÔNG TÁC CỦA


XE NÂNG
A. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích
nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh
nâng khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

B. 1-khung gầm xe; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-


khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng
khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

C. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích


nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh
nâng khung tĩnh; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.
Đáp án: A

8.  Hãy cho biết chức năng của các cần gạt điều
khiển các xilanh thủy lực trên cabin xe nâng hàng
ở câu 9:

CẤU TẠO PHÒNG ĐIỀU KHIỂN


XE NÂNG
A. 10-cần điều khiển nghiêng khung, 9-cần điều khiển nâng khung
động, 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác.

B. 10-cần điều khiển nâng khung động, 9-cần điều khiển cho chức
năng thủy lực phụ khác, 8-cần điều khiển nghiêng khung.

C. 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác, 9-cần điều
khiển nghiêng khung, 10-cần điều khiển nâng khung động.

D. 8-cần điều khiển bánh lái phía sau, 9-cần điều khiển đưa bàn
nâng sang bên, 10-cần điều khiển nâng khung động.

Đáp án: A

9. Hãy cho biết chức năng của các bàn đạp điều
khiển trên cabin xe nâng hàng sau:
A. 6-bàn đạp gia tốc (ga), 5-bàn đạp ly hợp (côn), 7-bàn đạp thắng.

B. 5-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.
C. 6-bàn đạp Monotrol, 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.

D. 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp thắng.

Đáp Án: A

10. Hãy cho biết khi xe nâng mang hàng di chuyển thì càng
nâng ở cao độ cách mặt nền tối đa bao nhiên:

A. 20 cm       B. 30 cm C. 50 cm        D. 60 cm E. 70 cm               

Đáp án: A

11. Hãy kể tên đầy đủ các xilanh thủy lực công tác trên xe nâng
hàng mà bạn đã biết và chức năng làm việc của nó?

Gợi ý: Xy lanh nâng càng, xi lanh ngiêng càng nâng (nghiêng về


phía trước – nghiêng về phía sau), Xi lang đưa càng sang ngang
(điều chỉnh khoảng cách giữa 2 càng nâng), Xi lanh nghiêng khung
nâng, xy lanh thủy lực đưa khung nâng ra vào (chỉ có đối với xe
nâng điện đứng lái)

12. Khi cấp dầu thủy lực có áp suất cao vào xilanh thủy lực để
nâng hàng lên cao nhưng hàng không nâng lên được có thể có
các nguyên nhân nào?

Gợi ý đáp án:


– Quá tải
– Xì phốt

13. Biểu đồ ở hình dưới (câu 15) có ý nghĩa gì


trong khai thác vận hành xe nâng hàng?
      A. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng và
khoảng cách chiều dài trọng tâm của hàng trên càng nâng để khi
khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ gây tai nạn lật
xe.
      B. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng, khoảng
cách trọng tâm của hàng trên càng nâng và chiều cao nâng để khi
khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ gây tai nạn lật
xe.

      C. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng với chiều
cao nâng để khi khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ
gây tai nạn lật xe.

14. Dựa vào biểu đồ hình dưới (câu 15) hãy cho
biết chính xác tên của các đường vạch trên biểu
đồ?
      A. Đường cong là chiều cao nâng, đường thẳng đứng là khoảng
cách trọng tâm hàng trên càng, đường ngang là sức nâng.

      B. Đường cong là sức nâng, đường thẳng đứng là khoảng cách
trọng tâm hàng trên càng, đường ngang là chiều cao nâng.

      C. Đường cong là khoảng cách trọng tâm hàng trên càng,
đường thẳng đứng là chiều cao nâng, đường ngang là sức nâng.

15. Dựa vào biểu đồ ở hình dưới, hãy điền vào


chỗ trống có dấu chấm hỏi?

ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ


BIỂU ĐỒ TẢI TRỌNG TÂM TẢI VÀ CHIỀU CAO NÂNG

16. Hãy cho biết chế độ làm việc của xe nâng ở


hình dưới thuộc chế độ nào?
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
CỦA XE NÂNG HÀNG
A. Bốc hàng từ bãi – xếp lên ôtô B. Bốc xếp hàng thành đống
C. Dỡ hàng từ đống – vận chuyển hàng – xếp hàng lên ô tô
D. Dỡ hàng từ ôtô – vận chuyển hàng – xếp hàng thành đống

17. Từ sơ đồ hình trên (câu 16), hãy cho biết trình


tự làm việc với thao tác để điều khiển xe di
chuyển và lấy hàng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN: 1. Cho xe đến vị trí lấy hàng – 2. Nghiêng khung
mang hàng về phía cabin – 3. Hạ hàng xuống cách mặt đất khoảng
15-20cm – 4. Di chuyển hàng tới vị trí đặt hàng – 5. Cho khung
mang hàng thẳng đứng rồi đặt hàng (cho hàng cách mặt mặt bằng
đặt hàng khoảng 15-20 cm) – Quay lại với chu kỳ làm việc tiếp theo.

18. Hãy trình bày ngắn gọn (gạch đầu dòng) các
bước kiểm tra an toàn chính trước khi vận hành
xe nâng hàng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
– Kiểm tra bên ngoài (lốp, càng, xích, đường ống, xy lanh …có bị
rách hay nứt, biến dạng không)
– Kiểm tra không tải (nâng, hạ, di chuyển, phanh, còi,đèn)
– Kiểm tra có tải (Nâng tải cách mặt đất 15-20 cm kiểm tắt máy 5-
10 ph, theo dõi hàng có bị trôi không – nâng, hạ hàng, di chuyển,
kiểm tra phanh)

19. Hình dưới cho biết quy tắc gì khi vận hành xe
nâng?
Nguyên tắc khi vận hành xe nâng
hàng cho an toàn
A. Không chở người trên xe nâng khi đang làm việc có thể bị rớt
người ra khỏi xe

B. Không tập trung, hướng mắt về hướng di chuyển xe gây tai nạn
lật xe nâng.

C. Không xoay tay lái mạnh thình lình, tránh dừng, khởi động hoặc
quay vòng đột ngột có thể gây đổ lật xe nâng, đổ hàng và gây tai
nạn chết người.

D. Đáp án A, C đúng E. Đáp án A, B, C đúng

20. Hình dưới cho biết quy tắc gì khi vận hành xe
nâng?
TAI NẠN KHI NÂNG HÀNG
KHÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT
A. Không nâng tải vượt quá tải trọng lớn nhất của xe nâng.

B. Khi mang hàng di chuyển không được nghiêng khung về phía


trước, phải nghiêng khung về phía sau.

C. Không được dừng đột ngột và chất hàng quá cao trên bàn nâng
trong khi vận chuyển.

D. Đáp án A, B đều đúng.    E. Đáp án B, C đúng                          


F. Đáp án A, B, C đúng

21. Hình dưới cho biết quy tắc gì khi vận hành xe
nâng?

NGUYÊN TẮC LÁI XE NÂNG KHI


MANG HÀNG LÊN VÀ XUỐNG DỐC
A: Xe mang hàng lên dốc: ….

B: Xe mang hàng xuống dốc :…

22. Hình dưới cho biết quy tắc gì khi vận hành xe
nâng?

CÁCH LẤY HÀNG TRÊN PALLET


CỦA XE NÂNG HÀNG
A. Khi muốn lấy tải từ đống hàng, điều chỉnh khoảng cách càng sao
cho tải cân bằng trên 2 càng, tiến xe vào từ từ và vuông góc 900,
đưa càng nâng vào pallét cẩn thận.                 

B. Khi muốn lấy tải từ đống hàng, điều chỉnh khoảng cách càng sao
cho tải cân bằng trên 2 càng, tiến xe vào từ từ và không cần vuông
góc với pallét, đưa càng nâng vào pallét cẩn thận

23. Hình dưới cho biết quy tắc an toàn gì khi vận
hành xe nâng?
KHÔNG SỬ DỤNG XE NÂNG
HÀNG ĐỂ NÂNG NGƯỜI
A. Không nâng người đứng trên 2 càng nâng cao quá mức cho
phép.

B. Không cho phép nâng người khi vận hành xe nâng vì xe nâng
hàng chỉ dùng để nâng hàng hóa.

C. Được phép nâng người trên xe nâng khi người đứng trên pallet.

D. Không cho phép nâng người khi chưa có sàn thao tác chuyên
dùng có lan can an toàn và sàn cố định trên càng nâng.

E. Đáp án C, D đúng.

24. Hình dưới cho biết quy tắc an toàn gì khi vận
hành xe nâng?
QUY TẮC ĐẶT CÀNG NÂNG KHI
DI CHUYỂN XE NÂNG HÀNG
A. Khi di chuyển xe nâng càng nâng phải tỳ sát mặt đất, khung
nâng nghiêng về phía trước

B. Khi dừng đỗ xe phải đúng nơi quy định, chọn mặt bằng phẳng và
nền cứng không sụt lún.

C. Khi dừng đỗ xe phải hạ càng nâng bằng trên mặt đất, nghiêng
khung về phía trước

D. Khi dừng đỗ xe phải tắt máy, rút chìa khóa, kéo thắng tay và kê
chèn bánh xe chắc chắn.

E. Đáp án B, C, D đúng                                      F. Đáp án A, B, C, D


đúng

25. Điều kiện đầy đủ để được phép vận hành xe


nâng là gì?
A. Người lái phải đủ 18 tuổi và có giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi
làm việc trong nhà xưởng

B. Người lái phải có giấy phép vận hành xe nâng và phải có giấy
chứng nhận huấn luyện an toàn vận hành định kỳ.
C. Người lái được phép vận hành xe nâng khi xe phải được kiểm
định kỹ thuật an toàn đầy đủ và được vận hành khi xe còn trong
thời hạn kiểm định.

D. Người lái không được phép vận hành xe nâng khi tâm trạng bất
ổn, mất tập trung, buồn ngủ, đã uống rượu bia.

E. Người lái được vận hành xe nâng phải trang bị bảo hộ lao động
như nón bảo hộ, mắt kính, quần áo bảo hộ có phản quang, giày bảo
hộ.

F. Người lái chỉ được phép vận hành xe nâng khi có sự đồng ý của
cấp trên thuộc quyền quản lý.

G. Người lái chỉ được phép vận hành xe nâng khi xe do chính sở
hữu của người lái (xe chính chủ).

H. Đáp án A, B, C, D, E đúng

I. Đáp án A, B, C, D, E, F đúng                 K. Đáp án A, B, C, D, E,


F, G đúng

Trên đây là mẫu đề thi lý thuyết học lái xe nâng được quan tâm
nhiều nhất. CHÚC CÁC HỌC VIÊN HỌC VÀ THI TỐT!

1. Chuẩn bị trước khi vận hành thang nâng người


Để vận hành xe nâng người, người sử dụng cần đọc kỹ 3 lưu ý sau:

1.1. Người vận hành xe phải được đào tạo trước


Xe nâng người là thiết bị nâng cao, hỗ trợ công việc thi công trên cao thay thế giàn giáo
truyền thống, khi nâng cao xe vẫn có thể di chuyển. Do đó, người sử dụng phải đảm bảo
được những yêu cầu sau:

 Được đào tạo theo đúng quy trình: Người vận hành phải có đủ điều kiện sức khỏe, đủ
năng lực chuyên môn, được đào tạo và hiểu rõ các quy trình sử dụng, quy định an toàn,
nguyên tắc hoạt động.
 Có giấy phép vận hành: Sau khi được huấn luyện và đào tạo thì người vận hành phải trải
qua các bài kiểm tra, thực hành và được cấp chứng chỉ. Khi đó, người vận hành mới
được phép sử dụng xe nâng người.

1.2. Trang bị đồ bảo hộ khi vận hành xe nâng người


Sử dụng đồ bảo hộ giúp giảm thiểu thương tích nếu có tai nạn xảy ra. 

 Trước khi vận hành xe, hãy chắc chắn tất cả người sử dụng xe nâng người đã mặc đủ đồ
bảo hộ.
 Những thiết bị bảo hộ cần thiết bao gồm: mũ bảo hộ, giày cứng, áo phản quang, dây an
toàn (dây phải móc đúng vị trí quy định trên xe, không móc trên trần nhà hoặc vật thi
công).
 Mặc đồ thoải mái, gọn gàng. Đồ quá rộng sẽ dễ vướng, mắc bất kỳ bộ phận nào của xe
cũng như đồ vật xung quanh, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, thậm chí nguy
hiểm cho người điều khiển xe nâng người.


u cầu trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi sử dụng xe nâng người

1.3. Kiểm tra xe nâng người trước khi đưa vào sử dụng
Đây là một khâu quan trọng và không được bỏ qua trong quá trình tìm hiểu cách sử
dụng xe nâng người và trước khi vận hành thang nâng người. Các vấn đề cần kiểm tra
gồm:

 Phanh xe: để đảm bảo phanh vẫn hoạt động tốt, không bị mòn.
 Bánh lái: Kiểm tra độ linh hoạt của bánh lái, độ mòn, vật lạ gắn vào.
 Thiết bị điều khiển: kiểm tra nút điều khiển lên cao, xuống thấp,…
 Thiết bị cảnh báo: kiểm tra hoạt động của còi, đèn xi nhan,…
 Thang nâng của xe.
 Bánh xe: kiểm tra xem các bánh vẫn còn căng đảm bảo để di chuyển.
 Kiểm tra nguồn năng lượng (điện ắc quy hoặc nhiên liệu).
 Nếu phát hiện có bất cứ hư hỏng hay lỗi kỹ thuật thì không nên sử dụng xe, đưa xe đi
bảo dưỡng và có các biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng để tránh gây nguy hiểm.
 Đảm bảo các thiết bị an toàn đã được đặt đúng chỗ, bao gồm cả lan can bởi đây là một
bộ phận quan trọng bảo vệ người sử dụng khi lên cao.
Khi tất cả những khâu chuẩn bị đã đảm bảo và hoàn tất thì người sử dụng có thể sẵn
sàng và yên tâm để vận hành xe nâng người.
Kiể
m tra trước khi vận hành thang nâng người

2. 6 bước vận hành thang nâng người


Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi vận hành thang nâng người, cần chuẩn bị:

 Đối với người vận hành: Phải đảm bảo đáp ứng đầy đu tiêu chuẩn theo quy định của nhà
nước, cần được đào tạo bài bản và có giấy phép vận hành thiết bị
 Đối với thiết bị máy móc: Kiểm tra máy móc trước khi đưa vào sử dụng
 Đối với đồ bảo hộ:  Phải mặc quần áo bảo hộ phù hộ đảm bảo an toàn

Bước 2: Trước khi khởi động thang nâng người

 Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng như: phanh xe, cần điều khiển, thiết bị cảnh báo, cột
nâng và lốp xe, nước làm mát, bình điện…
 Kiểm tra khu vực làm việc xung quanh an toàn chưa
 Lưu ý:  Trước khi khởi động xe bạn cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho vị trí ngồi thoải mái
nhất. Khi điều chỉnh ghế ngồi cần đảm bảo chìa khóa xe nâng ở vị trị OFF.

Bước 3: Bắt đầu vận hành thang nâng người


Để khởi động xe nâng người bạn sẽ thực hiện các bước như:

 Đầu tiên người làm việc ngồi đúng cách vào vị trí lái xe
 Tiếp đến thắt dây an toàn trước khi vận hành xe nâng người
 Bắt đầu khởi động thang nâng người

Bước 4: Khi khởi động thang nâng người


A. Đối với động cơ xăng:

 Bước 1. Kéo thắng tay


 Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
 Bước 3. Tra chìa khóa vào ổ khóa. Bật chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi
động.
 Bước 4. Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa
khóa ra.
B. Đối với động cơ gas:

 Bước 1. Kéo thắng tay.


 Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
 Bước 3. Tra chìa khóa vào ổ khóa và đạp bàn đạp ga xuống một cách nhẹ nhàng. Bật
chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi động.
 Bước 4. Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa
khóa ra.
C. Đối với động cơ Dầu Diesel:

 Bước 1. Kéo thắng tay.


 Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
 Bước 3. Tra chìa vào ổ khóa
 Bước 4. Bật chìa khóa sang vị trí “ON”
D. Lưu ý chung khi khởi động thang nâng người

 Vận hành các cần điều khiển (Không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp bàn
đạp ga)
 Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoản 15 – 20cm nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn
toàn
 Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau, sau đó
thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần
 Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để chắc
chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường
 Lưu ý:  Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các
thiết bị; Không vượt quá giới hạn tốc độ; Không được nâng hàng quá tải

Bước 5: Khi dừng thang nâng người

 Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi) và đạp
thắng để giảm tốc độ xe.
 Hạ càng nâng xuống mát sàn và nghiêng trụ nâng về phí trước khi đỗ xe. Tiếp theo kéo
thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
 Bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe nâng.
 Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt và
có âm thanh cảnh báo.

Bước 6: Kết thúc quá trình sử dụng

 Đảm bảo thang nâng người đỗ đúng vị trí quy định


 Hạ thấp hoàn toàn càng nâng xuống sàn
 Tắt xe nâng và thực hiện tháo chìa khóa
 Rời khỏi xe nâng sau khi đã được dừng hẳn. Luôn rời khỏi xe nâng trong khi mặt phải
hướng về phía xe nâng
 Kết thúc quá trình sử dụng
Trên đây là các bước tham khảo về vận hành xe nâng người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
từng loại xe có cách sử dụng khác nhau. Để biết chi tiết về việc sử dụng từng loại xe thì
liên hệ Hotline 024-3376-5588 Cigpower để biết thêm chi tiết.
3. Hướng dẫn cách sử dụng xe nâng người
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị và kiểm tra, người kỹ thuật sẽ bắt đầu vận hành xe nâng
người để phục vụ cho công việc của mình.

3.1. Khởi động xe nâng người


Kỹ thuật viên tra khóa và mở máy để xe vào trạng thái hoạt động. 

Kh
ởi động xe nâng người

3.2. Các thao tác vận hành xe nâng người sau khởi động
Cách sử dụng xe nâng người của mỗi một loại xe nâng người sẽ khác nhau. Song các
bước cơ bản để sử dụng xe thường bao gồm:

 Kiểm tra lại các chế độ còi bấm, đèn,… và chờ hệ thống sẵn sàng.
 Chọn các chức năng nâng theo mục đích trên bảng điều khiển.
Sử dụng cần điều khiển để điều khiển xe
nâng người

 Gạt cần điều khiển và kích hoạt cần điều khiển vươn đến vị trí cần thiết. (Hướng cần điều
khiển ở mỗi loại xe nâng người là khác nhau vì vậy người sử dụng cần lưu ý để thao tác
cho chính xác).
Cầ
n chú ý hướng cần điều khiển khi vận hành

 Sau khi kết thúc, điều khiển xe nâng người về vị trí ban đầu, tắt máy, chờ xe dừng hoạt
động và bước ra khỏi xe.
Chú ý:  Người vận hành cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của từng loại xe và từng
hãng. Không tự ý điều khiển theo ý mình.

4. Đảm bảo an toàn sau khi sử dụng thang nâng người


Sau quá trình sử dụng, để bảo quản thiết bị và an toàn cho người làm việc tại khu vực
xung quanh thì lưu ý:

 Đỗ xe trong khu vực được chỉ định: việc đỗ xe đúng vị trí giúp công việc của những
người lao động khác không bị ảnh hưởng, không vướng chỗ hay va chạm với thiết bị
khác.
 Hạ hoàn toàn cần, trục xe nâng và áp dụng phanh dừng đỗ để người vận hành xuống xe
an toàn.
 Không để xe vẫn chạy trong khi không có người vận hành: Khi người vận hành đã dừng
công việc của mình thì đồng thời cũng phải dừng xe, tắt máy. Tránh trường hợp xe vẫn
chạy rất nguy hiểm với người và hàng hóa gần đó.

Xe phải
đặt đúng vị trí, tắt máy, hạ cần trục xe sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn

5. 7 lưu ý trong quá trình vận hành xe nâng người


Cách sử dụng xe nâng người đảm bảo an toàn cho xe và người sử dụng là bạn cần cần
lưu ý những vấn đề cụ thể sau.

5.1. Trong quá trình sử dụng phải kiểm tra môi trường xung quanh
Một khu vực làm việc an toàn cũng quan trọng như máy móc an toàn. Vì vậy, khi làm
việc người sử dụng phải kiểm tra khu vực xung quanh.

 Người vận hành chỉ được lái xe trên khu vực được cho phép, không di chuyển xe vào
khu vực khác để gây cản trở, nguy hiểm cho người làm việc ở khu vực đó.
 Quan sát và chú ý đến tải trọng sàn tối đa cho phép, chiều cao làm việc an toàn: Không
chở số người, số hàng hóa vượt quá tải trọng và quy định. Đồng thời, kiểm tra xung
quanh để chắc chắn không có mối nguy hiểm tiềm ẩn nào như dây điện, đường ống khí…
 Chú ý chiều cao, chiều dài của xe và cần nâng của xe khi ra vào tòa nhà và sàn nhà, khu
vực xung quanh xem có ổn định hay có vật cản trở để tránh khi điều khiển xe.

Cầ
n kiểm tra môi trường xung quanh trong quá trình sử dụng xe nâng người

5.2. Cách sử dụng xe nâng người an toàn là di chuyển với tốc độ an toàn

 Xe chỉ được di chuyển với tốc độ cho phép, không được vượt quá tốc độ gây nguy hiểm
cho người sử dụng và người xung quanh.
 Giảm tốc khi di chuyển ở các góc, tránh rủi ro lật xe: khi tới các khúc cua, góc nhà cần
điều chỉnh giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.
 Khi thực hiện thay đổi hướng hay dừng xe không giảm tốc độ đột ngột: bởi nếu giảm
tốc độ đột ngột sẽ dễ gây va chạm với các phương tiện và người làm việc xung quanh.

5.3. Tránh các mối nguy hiểm có thể xảy ra

 Không hàn lên thân xe, dùng thân xe nối mát hoặc đặt vật hàn tiếp xúc với thân xe . Vì
có thể làm nổ ắc quy, chập mạch và hỏng các thiết bị điện tử trên xe như hộp điều khiển,

 Tránh va đập với các khu vực quanh xe: Khi di chuyển người sử dụng cần quan sát các
khu vực xung quanh, tránh va chạm dễ gây hư hỏng, thiệt hại về công trình hoặc hàng
hóa.
 Tránh vận hành xe nâng người ở khu vực mặt đất không bằng phẳng, yếu: bởi những
khu vực này sẽ gây nên sụt lún, cản trở khiến xe nâng người khó vận hành, di chuyển.
 Không sử dụng xe ngoài trời khi điều kiện thời tiết không đảm bảo như: gió to…(Tốc độ
gió ≥45km/h)
 Khi vận hành xe gần đường dây điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn:

 Nhỏ hơn hoặc bằng 300V, không tiếp xúc; 


 Lớn hơn 300V đến 50KV: cách 3m; 
 Lớn hơn 50KV đến 200KV: cách 5m; 
 Lớn hơn 200KV đến 350KV: cách 6m; 
 Lớn hơn 350 KV đến 500KV: cách 8m
 Lưu ý lái xe trên đường dốc: khi điều khiển xe ở các đoạn đường dốc cần điều chỉnh tốc
độ hợp lý tránh hiện tượng trôi xe khi xuống dốc hay ỳ xe khi lên dốc.

5.4. Đảm bảo tải trọng của người và thiết bị trên xe ổn định, an toàn
Tải trọng phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho thiết bị
và người sử dụng.

 Xe chỉ nâng người, hạn chế nâng hàng hóa không phù hợp: Bởi chức năng chính của xe
nâng người là để vận hành người lên cao nên rất hạn chế để nâng thêm hàng hóa đi
kèm. Đặc biệt, là hàng hóa nặng, cồng kềnh sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
 Công suất, trọng lượng người, dụng cụ không vượt quá khả năng tải của xe: Người vận
hành xe chỉ được sử dụng với tải trọng phù hợp, công suất định mức, tránh làm giảm
tuổi thọ thọ của thiết bị và nguy hiểm cho cả người sử dụng.
Lưu ý
trong cách sử dụng xe nâng người là phải đảm bảo được tải trọng của người và thiết bị trên xe
ổn định, an toàn.

5.5. Đảm bảo tầm nhìn trong quá trình vận hành thang nâng người

 Không cho phép bất cứ ai đứng hoặc di chuyển gần xe nâng khi đang vận hành: Bởi
trong quá trình vận hành, xe thường liên tục di chuyển dễ gây va chạm, thương tích cho
người đứng gần.
 Đảm bảo người điều khiển quan sát được xung quanh khi xe di chuyển . Đảm bảo tầm
nhìn rộng, quan sát rõ ràng, không bị vướng.
 Nếu tầm nhìn hạn chế nên dừng xe để đảm bảo an toàn. Hoặc yêu cầu một người hỗ trợ
để quan sát xung quanh nếu muốn tiếp tục sử dụng.

5.6. Đảm bảo năng lượng xe được cung cấp đầy đủ

 Xe nâng người phải được cung cấp đầy đủ nhiên liệu hoặc năng lượng trước khi vận
hành, tránh gián đoạn công việc. Cần sạc điện đầy đủ cho ắc quy, và đảm bảo ắc quy
đầy điện trước khi sử dụng. Không được sử dụng khi xe đang sạc điện.
 Khi không sử dụng nên tắt xe nâng để tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, tránh hao mòn
thiết bị.
 Với động cơ sử dụng xăng dầu, tránh tiếp xúc với lửa hoặc tia lửa điện bởi có thể sẽ
gây nên cháy nổ. Quá trình tiếp nhiên liệu phải được thực hiện ở nơi thông thoáng để
đảm bảo an toàn.
Với tất cả những lưu ý trên sẽ giúp người sử dụng đạt hiệu quả cao trong công việc và
đặc biệt an toàn trong quá trình vận hành.

Lời kết,
Như vậy, cách sử dụng xe nâng người cũng đơn giản. Song đòi hỏi nhiều điều kiện khắt
khe với người sử dụng và những lưu ý quan trọng trong quá trình di chuyển. Để tìm hiểu
thêm về cách sử dụng của từng loại xe nâng người cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ
với CIG Việt Nam để được hỗ trợ chi tiết.

You might also like