You are on page 1of 25

BÁO CÁO

QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ


2022
Bình minh của bình thường mới

Phòng Nghiên cứ u - 01/ 2022

1
Thị trường 2021 và triển vọng 2022

Kinh tế vĩ mô 2021
 Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 kéo theo tình trạng giãn cách xã hội tại các trung tâm kinh tế khiến GDP năm 2021 chỉ ghi mức tăng 2.58% (mức thấp nhất trong một thập kỳ qua).

 Nhu cầu tiêu thụ của người dân suy giảm và nhà nước hỗ trợ giá các mặt hàng thiết yếu là nhân tố chính bình ổn CPI khi Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chỉ tăng nhẹ 1.84% so với cùng kỳ.

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tiêu dùng giảm 3.8% so với cùng kỳ 2020, đặc biệt là nhóm Dịch vụ lưu trú, ăn uống và Dịch vụ lữ hành.

 Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu tích trữ linh kiện điện tử tăng cao dẫn đến nhập siêu giai đoạn đầu năm nhưng nhờ việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh giúp Việt Nam duy trì xuất siêu cả năm 2022.

 Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao bất chấp ảnh hưởng Covid-19.

 Chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng, chính sách tài khóa sẽ là bàn đạp phục hồi nền kinh tế trong năm 2022.

Thị trường chứng khoán 2021


 VNINDEX sau 20 năm phát triển đã có một năm 2021 thăng hoa khi đã liên tiếp chinh phục mức đỉnh lịch sử 1,200 điểm vào tháng 4/2021 và mức 1,500 điểm vào tháng 11/2021, bất chấp việc các đợt bùng
dịch liên tục gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Tính đến 31/12/2021, VNINDEX đã tăng 34% so với đầu năm, nằm trong số các chỉ số chứng khoán có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới.

 Thanh khoản thị trường cũng ghi nhận sự đột phá trong 2021 với mức tăng trên 200% so với cùng kỳ ở cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM, đạt trung bình 26,000 tỷ VND/phiên. Tăng cùng với thanh khoản là số
lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới liên tục đạt đỉnh trong bối cảnh lãi suất huy động ở các ngân hàng đang kém hấp dẫn. Trung bình mỗi tháng có trên 100,000 tài khoản mở mới, liên
tục đóng góp vào mức thanh khoản kỷ lục của VNINDEX.

 Nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap có vượt trội trong nửa cuối năm 2021, lần lượt đạt 60.9% và 90.6%. Dòng tiền đổ vào nhóm này cũng tăng gấp 4 lần với nhóm Midcap và 6 lần với nhóm Smallcap so với 2020.

 Ở chiều ngược lại, khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng trong cả năm 2021. Xu hướng bán ròng của khối ngoại cũng xảy ra tại các nước khác trong khu vực châu Á do lo ngại việc Covid-19 sẽ có mức độ ảnh hưởng
nặng nề lên các nước đang phát triển như Việt Nam.

Triển vọng thị trường chứng khoán 2022


 Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng VNINDEX năm 2022 sẽ đạt 1,663 điểm, tương ứng với mức tăng 11% so với mức đóng cửa cuối năm 2021.

 Thị trường vẫn sẽ lạc quan trong năm 2022 nhờ các yếu tố: (1) Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt giúp thị trường vẫn giữ được sự lạc quan về nền kinh tế; (2) Các gói hỗ trợ tài khóa, kích thích sự
phục hồi của các doanh nghiệp, hộ gia đình được đưa ra; (3) Các Hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực kết hợp thúc đẩy đầu tư công đón đầu làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp
sản xuất nước ngoài; (4) Làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán không chỉ là hiện tượng mà sẽ là xu hướng trong dài hạn, hỗ trợ thanh khoản VNINDEX chinh phục
những mốc đỉnh mới.

 Rủi ro của thị trường vẫn nằm ở việc kiểm soát được Covid-19 để phát triển kinh tế xã hội. Việc xuất hiện các biến chủng mới cũng sẽ là thông tin tiêu cực khiến thị trường rung lắc trong ngắn hạn.

2
Mục lục

Kinh tế vĩ mô Việt Nam 2021 4


Thị trường chứng khoán Việt Nam 2021 12
Triển vọng thị trường chứng khoán 2022 19

3
KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆT NAM 2021

4
Diễn biến Đại dịch Covid-19

Làn sóng thứ 4 đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề tới nền Kinh tế Việt Nam trong năm Tuy nhiên, với chiến lược dài hạn “Sống chung với Covid-19”, số ca nhiễm Covid-19 tăng
2021. Việc triển khai giãn cách bắt buộc tại các tỉnh thành phía Nam trong 3 tháng đã ảnh trở lại trong 2 tháng cuối năm, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Nhờ tỷ lệ tiêm phủ vaccine cao (77%
hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế - xã hội tại các địa phương này. Với việc thay đổi dân số tiêm 1 mũi và 64% dân số tiêm 2 mũi) nên tỷ lệ tử vong thấp hơn so với giai đoạn bùng
chiến lược từ “Zero Covid” sang tình trạng bình thường mới, thích ứng an toàn cùng tốc độ dịch tại các tỉnh miền Nam. Việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi cũng như tiêm
tiêm vaccine nhanh, các tỉnh thành miền Nam dần mở cửa trở lại, xu hướng di chuyển người bổ sung mũi 3 sẽ tiếp tục được triển khai là tiền đề để Việt Nam có thể mở cửa trở lại 100%
dân phục hồi làm bàn đạp hỗ trợ nền kinh tế. các hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội trong năm 2022.

Xu hướng di chuyển tại Việt Nam Số ca nhiễm Covid-19 và tỷ lệ tiêm vaccine của Việt
80 Nam
60
45000 90%
40 40000 80%

20 35000 70%
30000 60%
0
25000 50%
-20 20000 40%

-40 15000 30%


10000 20%
-60
5000 10%
-80 0 0%

7-Mar

4-Apr

2-May
9-May

6-Jun

4-Jul

1-Aug
8-Aug

12-Sep
19-Sep
26-Sep

7-Nov

5-Dec
5-Sep

3-Oct
14-Mar
21-Mar
28-Mar

11-Apr
18-Apr
25-Apr

16-May
23-May
30-May

13-Jun
20-Jun
27-Jun

11-Jul
18-Jul
25-Jul

15-Aug
22-Aug
29-Aug

14-Nov
21-Nov
28-Nov

12-Dec
19-Dec
26-Dec
10-Oct
17-Oct
24-Oct
31-Oct
-100
Jan-21 Feb-21 Mar-21 Apr-21 May-21 Jun-21 Jul-21 Aug-21 Sep-21 Oct-21 Nov-21 Dec-21

Điểm bán lẻ và giải trí Siêu thị và hiệu thuốc Công viên Bên xe, nhà ga Nơi làm việc Khu dân cư Số lượng ca nhiễm mới Tỷ lệ người tiêm 3 mũi Tỷ lệ người tiêm 2 mũi Tỷ lệ người tiêm ít nhất 1 mũi

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: Ourworldindata, EVS Research

5
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Do việc áp dụng những biện pháp giãn cách xã hội cần thiết (chỉ thị 16/CT-TTg) nhằm kiểm soát mức độ lây lan của đại dịch tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh một
phần bị gián đoạn, cầu nội địa yếu dẫn tới tăng trưởng GDP quý 3/2021 của Việt Nam chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục -6.17%. Ứng phó với tình trạng này, Chính phủ đã thúc đẩy tiêm phủ vắc xin tại
các điểm nóng và tỉnh thành lớn trên cả nước, đồng thời ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hỗ trợ
doanh nghiệp từng bước hồi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư,... qua đó giúp tăng trưởng GDP quý 4/2021 ước tính tăng 5.22% (cao hơn tốc độ tăng 4.61% của năm 2021).
Tổng kết, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 2.58% - thấp hơn so với kế hoạch của Chính phủ đề ra đầu năm là 6.5%.

Tăng trưởng GDP Chỉ số Sản xuất Công nghiệp


35%
8% 30%
7.08% 7.02%
6.81% 25%
7% 6.68%
6.42% 20%
6.24% 6.21%
5.98%
6% 15%
5.25% 5.42%
10%
5% 5%
0%
4%
-5%
2.91%
3% 2.58% -10%
-15%
2%
-20%

1%

Toàn ngành công nghiệp Khai khoáng


0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
Cung cấp nước và xử lý chất thải

Nguồn: GSO, EVS Research Nguồn: GSO, EVS Research

6
Lạm phát

Nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn yếu khi Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tiêu dùng giảm 3.8% (nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6.2%) so với cùng kỳ 2020, đặc biệt là nhóm Dịch vụ lưu trú, ăn
uống (-19.3% yoy) và Dịch vụ lữ hành (-59.9%). Kết quả, chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 1,84% so với năm trước - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Trong năm 2021, giá dầu thế giới tăng
mạnh đã gây sức ép lên giá xăng, gas trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm ngành giao thông. Ở chiều ngược lại, việc miễn giảm học phí, chi phí sinh hoạt điện nước tại một số địa phương chịu
ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 đã giúp kiềm chế lạm phát nền kinh tế, kết hợp với việc nhu cầu tiêu dùng suy yếu đã khiến mức lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 chỉ tăng 0.81% so
với cùng kỳ 2020.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI)
500,000 40%
7%

400,000 6%
20%
5%

300,000 4% 3.21%

0% 3%
1.84%
200,000 2%

1%
-20%
100,000 0%

-1%
- -40%
-2%
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Bán lẻ hàng hóa Dịch vụ lưu trú, ăn uống Dịch vụ lữ hành Dịch vụ khác % YoY TMBL HH&DV
CPI 2020 CPI 2021

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

7
Hoạt động Xuất nhập khẩu

Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt kỷ lục, ước khoảng 668.5 tỷ USD, tăng 22.6% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 336.25 tỷ
USD, tăng 19.0% so với năm 2020; kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 332.25 tỷ USD, tăng 26.5% so với năm 2020; cán cân thương mại năm 2021 ước xuất siêu khoảng 4 tỷ USD, thấp hơn
đáng kể so với mức xuất siêu gần 20 tỷ USD trong năm 2020 .

Vốn là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, Xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2022 khi:

• Việc mở cửa lại hoạt động sản xuất sẽ giúp Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, đặc biệt các nhóm ngành Dệt may, Thủy sản, Gỗ,.. phục hồi nhanh chóng

• Giá cước hàng hóa dần ổn định, tình trạng thiếu hụt container được kiểm soát sẽ giúp chi phí xuất khẩu hạ nhiệt.

• Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi giúp thương mại toàn cầu tăng trưởng 5% trong năm 2022 và quay trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022.

• Các hiệp định song phương/đa phương như Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) là động lực chính thúc đẩy xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác.

Cán cân Tổng thể Cán cân Xuất nhập khẩu


15000 5000

10000 4000

3000
5000
2000
0
1000
-5000
0
-10000
-1000
-15000 -2000

-3000
01-2021 02-2021 03-2021 04-2021 05-2021 06-2021 07-2021 08-2021 09-2021 10-2021 11-2021 12-2021

Cán cân vãng lai Cán cân vốn Cán cân tài chính Lỗi và sai sót Cán cân tổng thể Cán cân XNK Lũy kế 2021

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

8
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký đạt 31.15 tỷ USD (+9.2% yoy) và tổng
vốn FDI giải ngân là 19.74 tỷ USD (-1.20% yoy). Kết quả này đạt được nhờ những chính sách mở của Chính phủ nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn như Dự án mở rộng nhà máy LG tại Hải Phòng,
Dự án điện khí (LNG) Long An 1,2 hay gần đây nhất là Dự án nhà máy trung hòa carbon của Tập đoàn Lego tại Bình Dương.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ (+10% yoy) trong năm 2022 nhờ (1) Việt Nam có kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ
đầu năm 2022, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các đối tác đầu tư nước ngoài trong năm tới; (2) Các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn như CPTPP, EVFTA, RCEP có hiệu lực giúp các nhà
đầu tư vào Việt Nam được hưởng những ưu đãi lớn về thuế khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước đã có FTA với Việt Nam và (3) Với lợi thế chi phí nhân công và lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam
là điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia trong chiến lược chuyển dịch chuỗi sản xuất “Trung Quốc + 1”.

STT Các dự án FDI tiêu biểu Quốc gia Vốn đăng ký Tỉnh/Thành
phố Vốn Đầu tư trực tiếp FDI
1 Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II Singapore Hơn 3.1 tỷ USD Long An 5000 250%
4500
200%
2 Dự án LG Display Hải Phòng Hàn Quốc 2.15 tỷ USD Hải Phòng 4000
3500 150%
3000 100%
3 Dự án Nhà máy điện Ô Môn II Nhật Bản Hơn 1.3 tỷ USD Bình Dương
2500
2000 50%
4 Dự án nhà máy trung hóa carbon – Tập đoàn Đan Mạch Hơn 1 tỷ USD Bình Dương
1500 0%
Lego
1000
5 Nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina Nhật Bản 611.4 triệu USD Vĩnh Phúc -50%
500
0 -100%
6 Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Đài Loan 610 triệu USD Bình Dương 01-2021 02-2021 03-2021 04-2021 05-2021 06-2021 07-2021 08-2021 09-2021 10-2021 11-2021 12-2021
Eastern Việt Nam
Vốn đăng ký Vốn thực hiện %growth vốn đăng ký %growth vốn thực hiện

Nguồn:: EVS Research Nguồn: GSO, EVS Research

9
Chính sách Tiền tệ kỳ vọng duy trì nới lỏng

Lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ trong 2 tháng cuối năm 2021 nhưng vẫn duy trì ở mức thấp so với các năm trước. Tổng tiền gửi nền kinh tế tăng trưởng 8.93%, tăng trưởng huy động
đạt 8.44% trong năm 2021 (thấp hơn mức cùng kỳ lần lượt là 14.53% và 13.96%). Với mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp, việc người dân chuyển tiền sang các kênh tài sản khác như Chứng khoán,
Bất động sản,… là xu hướng đã diễn ra

Nhu cầu tín dụng có sự cải thiện trong các tháng cuối năm, cụ thể, tăng trưởng tín dụng năm 2021 ước đạt 12.97% (cao hơn mức 12.17% cùng kỳ) phản ánh khả năng phục hồi nhanh của nền
kinh tế, đặc biệt là khu vực miền Nam sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Các ngân hàng thương mại tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0.5%-1% trong 2
năm để cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất đối với dư nợ của các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Mặc dù sức ép lên lãi suất sẽ xuất hiện trong nửa đầu năm 2022, chúng tôi vẫn kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục duy trì nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phục hồi như thời điểm
trước đại dịch, đặc biệt là trong môi trường lạm phát thấp như bối cảnh hiện tại.

Lãi suất hành và lãi suất huy động tại một số ngân hàng Biểu đồ tương quan Huy động - Tín dụng tại Việt Nam
16%
150,000
14% 13.96% 12.97%

12% 12.17%
50,000

10%
8.44%
8% (50,000)

6%
(150,000)
4%

2%
(250,000)
0%

-2% (350,000)

GAP tăng trưởng HĐ-TD Huy động (YTD) Tín dụng (YTD)
Nguồn: Wichart, EVS Research Nguồn: FiinPro, Wichart, EVS Research

10
Chính sách Tài khóa là bàn đạp hồi phục kinh tế

Chính sách tài khóa sẽ là chìa khóa giúp hồi phục nền kinh tế trong năm 2022 khi dư địa mở rộng vẫn còn lớn. Cụ thể, hiện quy mô các gói hỗ trợ của Việt Nam mới đạt khoảng dưới 3% GDP – là
mức khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (15.6% GDP), Malaysia (8.8% GDP), Indonesia (5.4% GDP)... Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn tương đối thấp (dự
báo 45-50% giai đoạn 2021-2023) so với mức cảnh báo và trần (55% và 60%). Do đó, việc triển khai gói kích thích nền kinh tế 291 nghìn tỷ đồng (tương đương với 3.33% GDP) với các nhóm nhiệm
vụ: 1) Đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ); 2) Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53.15 nghìn tỷ); 3) Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh (110 nghìn tỷ) và 4) Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113.85 nghìn tỷ) kết hợp với việc Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Vốn đầu tư xã hội thực hiện Vốn đầu tư NSNN năm 2021
3500 35% 60000 100%

3000 34.45% 80%


35% 50000
34.40%
60%
2500
34% 40000
33.90% 40%
2000
33.50% 34% 30000 20%
1500
33.30%
0%
33% 33% 20000
1000
-20%
33% 10000
500 -40%
557.5 616.5 630.1 643.1 734.7 713.6
0 32% 0 -60%
2016 2017 2018 2019 2020 2021 01-2021 02-2021 03-2021 04-2021 05-2021 06-2021 07-2021 08-2021 09-2021 10-2021 11-2021 12-2021

Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực FDI %GDP Tổng vốn đầu tư NSNN % yoy Hoàn thành kế hoạch

Nguồn: GSO, EVS Research Nguồn: GSO, EVS Research

11
Thị trường
chứng khoán
Việt Nam 2021

12
Tổng hợp sự kiện tiêu biểu năm 2021
WHO liệt biến
Áp dụng chỉ chủng Omicron vào
thị 16 – Cách danh sách “biến
ly xã hội tại chủng đáng lo ngại
1,500 TP. HCM Ghi nhận GDP
3Q2021 -6.7%
Lần đầu tiền
Việt Nam ghi
Làn sóng nhận mức âm
Covid-19 thứ
4 ở Hà Nội,
Bắc Giang
1,400 bùng phát
FED thông
báo giảm tốc
Biến thể Delta độ mua trái
xuất hiện tại phiếu và có
TP. HCM kế hoạch
tăng lãi suất
vào 2022
Làn sóng Tạm ngừng
1,300 Covid-19 thứ áp dụng các
3 ở Hải FPT chính
thức vận chỉ thị về
Dương bùng cách ly xã
phát hành hệ Ban hành
thống giao hội, Việt
Nghị quyết Nam mở cửa
dịch mới của 105/NQ-CP
HOSE lại các hoạt
về hỗ trợ động
doanh
1,200 nghiệp, hợp
tác xã, hộ
kinh doanh

Chính phủ
ban hành
Lô Vaccine Mỹ đưa Việt Nghị định 52
Covid-19 đầu Nam ra khỏi về gia hạn
1,100 tiền được danh sách thời thời hạn
đưa về Việt thao túng nộp một số
Nam tiền tệ loại thuế

1,000
01.2021 02.2021 03.2021 04.2021 05.2021 06.2021 07.2021 08.2021 09.2021 10.2021 11.2021 12.2021

13
VNINDEX là một trong các chỉ số có tỷ suất sinh lời cao nhất thế giới

Năm 2021 là một năm thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhiều sự đột phá. Sau đợt dịch bùng phát lần thứ 3, VNINDEX đã vượt mốc lịch sử 1,200 vào tháng 4, thị trường đã tăng trưởng liên
tục trong 5 tháng giúp VNINDEX xác lập mốc 1,420.3 vào tháng 7. Sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan cao khiến cho toàn quốc bước vào đợt cách ly xã hội, kéo theo VNINDEX điều
chỉnh về 1,243.5 (giảm 12%). Ngay sau đó thị trường đã hồi phục và tiếp tục tăng trưởng và chạm mốc 1,500.8 vào tháng 11 trước khi điều chỉnh nhẹ về 1,498 vào ngày kết thúc năm 2021.

Trong năm 2021, VNINDEX đạt mức tăng trưởng đáng ấn tượng (31%), vượt qua các thị trường chứng khoán khác trong khu vực.

Những động lực giúp cho thị trường bứt phá có thể kể đến như (1) Môi trường lãi suất thấp giúp TTCK thu hút được các NDT mới (2) Thị trường vẫn đang ở mức định giá hấp dẫn khi P/E đang ở mức
trung bình 3 năm (17.3) (3) Kỳ vọng ngày gia tăng với việc chính phủ có thể hoàn toàn kiểm soát dịch bệnh.

Tỉ suất sinh lời của các thị trường chứng khoán 2021
P/E của VNINDEX
HSI INDEX -13%
25
FBMKLCI INDEX -7%

PCOMP INDEX 1% 20
SHCOMP INDEX 5%

KOSPI INDEX 2% 15

NKY INDEX 5%

SET INDEX 10
11%

STI INDEX 9%
5
SPX INDEX 26%

SENSEX INDEX 22%


0
VNINDEX 34% 01.2011 01.2012 01.2013 01.2014 01.2015 01.2016 01.2017 01.2018 01.2019 01.2020 01.2021

-20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% P/E +1 StdDev -1 StdDev +2 StdDev -2 StdDev Avg

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

14
A khoản thị trường tăng kỷ lục nhờ số lượng mở tài khoản cá nhân mới
Thanh

Thanh khoản tăng mạnh so với cùng kỳ


Thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn với các NDT cá nhân trong nước
Thị trường chứng khoán năm 2021 cực kì sôi động với thanh khoản tăng mạnh. Trung bình mỗi
Yếu tố trực tiếp khiến cho thanh khoản tăng mạnh chính là do số lượng tài khoản của nhà đầu
phiên giá trị giao dịch đạt 26,196 tỷ, tăng 254% YoY. Sàn VNINDEX, HNX và UPCOM cũng lần
tư cá nhân trong nước mở mới tăng kỷ lục. Trung bình 11 tháng 2021, mỗi tháng có gần
lượt ghi nhận mức tăng kỷ lục về thanh khoản so với cùng kỳ là 242%, 335% và 298%. Trong
119,000 tài khoản mở mới, nâng tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước
đó, tỷ trọng thanh khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước được duy trì trên 80% mỗi tháng
lên 4 triệu tài khoản.
cả năm 2021.

Thanh khoản thị trường dẫn đầu bởi nhà đầu tư cá Số TKGD của NĐT cá nhân mở mới
nhân trong nước 250000

1,600,000 450%
200000
1,400,000 400%

1,200,000 350%
150000
300%
1,000,000
250% 100000
800,000
200%
600,000
150% 50000
400,000 100%
200,000 50% 0
0 0%
1.2021 2.2021 3.2021 4.2021 5.2021 6.2021 7.2021 8.2021 9.2021 10.2021 11.2021 12.2021

Cá nhân trong nước Cá nhân nước ngoài Tổ chức trong nước Tổ chức nước ngoài % thay đổi YoY 2020 Số TKGD của NĐT cá nhân mở mới Trung bình 2021

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

15
A tiền tập trung vào nhóm các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ
Dòng

Nhóm Midcap và Smallcap tăng trưởng vượt trội

Sau khi các nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn đã tăng mạnh vào nửa đầu năm, nhóm cổ phiếu vốn Dòng tiền cuối năm tập trung chủ yếu vào nhóm Midcap và Smallcap
hóa vừa và nhỏ nhận được sự “chú ý” nhiều nhất trong nữa cuối năm 2021. Hai nhóm VNMID Thanh khoản của thị trường tập trung vào nhóm Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng đột biến
và VNSML có mức tăng trưởng ấn tượng so với đầu năm (60.9% và 90.6%), trong khi đó trong năm 2021. So với cùng kỳ 2020, nhóm VNMID và VNSML giao dịch trung bình 6,230
VNINDEX và VN30 lần lượt tăng 32.6% và 39.5%. Mặc dù tăng trưởng của VN30 bị chững lại tỷ/phiên và 2,835 tỷ/phiên (tăng 272% và 332% svck). Với việc các cổ phiếu có vốn hóa lớn đều
nhưng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong danh mục vẫn tích cực và vẫn đóng vai ở mặt bằng giá cao, dòng tiền của thị trường liên tục tìm tới các cổ phiếu có thị giá thấp hơn.
trò giữ nhịp cho thị trường.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng trưởng vượt Thanh khoản nhóm CP vừa và nhỏ đột biến vào nửa
trội vào nửa cuối năm cuối năm
120% 50,000
99.3%
45,000
100%
40,000
71.0%
80% 35,000

60% 30,000
39.5% 25,000
40% 20,000
20% 15,000
32.6%
10,000
0%
5,000
-20% 0
01.2021 02.2021 03.2021 04.2021 05.2021 06.2021 07.2021 08.2021 09.2021 10.2021 11.2021 12.2021 1.2019 6.2019 11.2019 4.2020 9.2020 2.2021 7.2021 12.2021

VNINDEX VN30 VNMID VNSML VNINDEX HNX Upcom

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

16
KhốiAngoại duy trì trạng thái bán ròng cả năm

Giao dịch của NĐTNN


10,000 2,262 2,177 4,339 3,5591,460
1,941 1,703 927 1,271 238.40
Khối ngoại bán ròng cả năm 2021 0
-544 -969
-10,000 -3,529 -3,601 -4,059 -434
-6,613 -5,116.44
Xuyên suốt cả năm 2021, khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng, lũy kế bán ròng 60,934 tỷ đồng -20,000 -13,673
-11,144
-7,835 -7,777 -6,853 -8,666

(2.7 tỷ USD). Bị bán nhiều nhất là HPG (-18,500 tỷ), VPB (-8,305 tỷ) và VNM (-6,824 tỷ). Ở chiều -30,000

ngược lại, được mua nhiều nhất là STB (4,103 tỷ), VHM (3,909 tỷ) và FUEVFVND (3,266 tỷ). -40,000

Nguyên nhân tình trạng bán ròng kéo dài đến từ sự lo ngại của các NDT nước ngoài về rủi ro đại -50,000
-60,934
-60,000
dịch Covid-19 đối với các nước cận biên và thị trường mới nổi sẽ ảnh hưởng nặng tới thị trường
-70,000
chứng khoán. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị giao dịch khớp lệnh Gía trị giao dịch thỏa thuận Tổng giá trị giao dịch lũy kế

Nguồn: FiinPro, EVS Research

Top CP NĐTNN mua/bán nhiều nhất HOSE Top CP NĐTNN mua/bán nhiều nhất HNX
10,000,000 1,400,000

1,200,000
5,000,000
1,000,000

800,000
0
600,000

-5,000,000 400,000

200,000
-10,000,000
0

-200,000
-15,000,000
-400,000

-20,000,000 -600,000
STB VHM FUEVFVND MWG FUESSVFL CTG VIC VNM VPB HPG THD PVI NVB SHS IDC BVS TNG API CEO PVS

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

17
A ngành tác động tới chỉ số chung VNINDEX
Nhóm

Tỉ lệ tăng trưởng của các nhóm ngành


Tăng trưởng ở các nhóm ngành 173.9%
Công nghệ Thông tin 85.7%
75.2%
Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận mức tăng trưởng trong năm 2021 ngoại trừ ngành đồ uống. Xây dựng 67.6%
64.1%
Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất phải kể đến Chứng khoán (173.9%), Công nghệ thông tin Thép 61.2%
60.1%
(85.7%), Bán lẻ (75.2%),… Ô tô 54.0%
45.0%
Dầu khí 38.8%
Các cổ phiếu đóng góp đến đà tăng điểm của chỉ số VNINDEX trong năm qua bao gồm MSN (28.6 36.1%
Ngân hàng 33.6%
điểm), NVL (27.6 điểm), VHM (25.1 điểm). Đối với chỉ số HNX-Index, cổ phiếu THD (39.5 điểm), Điện
26.9%
26.8%
CEO (20.4 điểm), IDC (15.2 điểm) có góp nhiều nhất vào đà tăng điểm. Nước và khí đốt
23.2%
16.8%
14.3%
Du lịch & Giải trí 6.2%
3.5%
Đồ uống -17.1%
-50% 0% 50% 100% 150% 200%

Nguồn: FiinPro, EVS Research


Top CP ảnh hưởng đến chỉ số VNINDEX Top CP ảnh hưởng đến chỉ số HNX-Index
35 45
28.6016 39.5955
30 27.5612 40
25.074
25 23.0089 22.6337 35

20 30

15 25
20.4453
10 20
15.1853 15.0558
5 15
10.7426
0 10
-0.3879 -0.5953 -0.8276
-5 5
-4.3566
-10 0
-9.0963 -0.0415 -0.1399 -0.1844
-15 -5 -0.6599 -0.7878
MSN NVL VHM HPG VPB BHN APH BVH SAB VNM THD CEO IDC KSF SHS MKV SGC DHT CAG DL1

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

18
Triển vọng Thị
trường chứng
khoán 2022

19
Dự phóng chỉ số VNINDEX năm 2022

Với mức dự phóng EPS tăng trưởng 22% và mức P/E vào khoảng 16 lần, chúng tôi cho rằng VNINDEX năm 2022 sẽ đạt 1,663 điểm, tương ứng với mức tăng 11% so với mức đóng cửa cuối
năm 2021.

Thị trường vẫn sẽ lạc quan trong năm 2022 nhờ các yếu tố: (1) Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt giúp thị trường vẫn giữ được sự lạc quan về nền kinh tế; (2) Các gói hỗ trợ tài khóa, kích thích sự
phục hồi của các doanh nghiệp được đưa ra; (3) Các Hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực kết hợp thúc đẩy đầu tư công đón đầu làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài;
(4) Làn sóng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán không chỉ là hiện tượng mà sẽ là xu hướng trong dài hạn, hỗ trợ thanh khoản VNINDEX chinh phục những mốc đỉnh mới. Bên
cạnh đó, thị trường vẫn tiềm ẩn những rủi ro về việc đại dịch Covid-19 có thể tái bùng phát với các biến chủng mới. Tuy nhiên xác suất xảy ra giãn cách xã hội sẽ không cao do chủ trương của Chính
phủ đã thay đổi thành “thích ứng an toàn, lịnh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội.

Mức P/E hợp lý Dự phóng VNINDEX 2022


13 14 15 16 17 18 19
1,800 1781
1662
19% 1318 1419 1520 1622 1723 1825 1926 1,600 1546

Tăng 20% 1329 1431 1533 1635 1738 1840 1942


1,400

1,200
trưởng 21% 1340 1443 1546 1649 1752 1855 1958 1,000

EPS 800
22% 1351 1455 1559 1663 1767 1871 1974
2021 - 600

23% 1362 1467 1572 1676 1781 1886 1991 400


2022 200
24% 1373 1479 1584 1690 1796 1901 2007 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

VNINDEX P/E 15x P/E 16x P/E 17x


25% 1384 1491 1597 1704 1810 1917 2023

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

20
Góc nhìn Phân tích Kỹ thuật

Theo kịch bản cơ sở của nhóm nghiên cứu, VNINDEX có thể tiến tới mốc
1.560 khi RSI thể hiện cầu mua mạnh, đường MACD cắt lên đường tín hiệu
kết hợp với các thông tin vĩ mô tích cực về gói hỗ trợ kinh tế đã được công
bố. Chỉ số sau đó có thể giao dịch tích lũy trong vùng 1.488 – 1.500 để tìm
kiếm sự cân bằng trước khi kỳ vọng chinh phục mức đỉnh mới 1.651 vào
cuối năm 2022.

21
Nhóm ngành tiêu điểm: Ngành Ngân hàng

Tăng trưởng lợi nhuận sẽ tiếp tục được duy trì ở mức tốt

Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng thể đạt 12% - 14% do (1) nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng (2) nhu cầu vay mua nhà tiếp tục tăng. Nhóm ngân hàng
có tỷ lệ an toàn vốn cao, chất lượng tài sản tốt sẽ tiếp tục được cấp thêm hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành. Tuy nhiên, NIM của các ngân hàng trong ngành sẽ có sự phân
hóa trong 2022 khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhờ tăng trưởng tín dụng duy trì và lạm phát có thể gia tăng trong 2022, trong khi đó lãi suất cho vay lại chịu áp lực giảm để hỗ trợ cho
khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Các ngân hàng có CASA cao và LDR thấp sẽ có lợi thế lớn để cải thiện NIM trong 2022. Thu nhập ngoài lãi sẽ tiếp tục triển vọng nhờ vào mảng
Bancassurance còn nhiều dư địa phát triển. Tỷ lệ thâm nhập và phí bảo hiểm bình quân vẫn duy trì ở mức thấp, hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng góp 10 – 12% vào tỷ trọng doanh thu của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, các Ngân hàng với các câu chuyện riêng lẻ như nâng vốn để đảm bảo tuân thủ Basel II, “kết duyên” với các NĐT chiến lược, thoái vốn công ty con, tái ký hợp đồng phân phối bảo
hiểm độc quyền… được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền thông minh trên thị trường.

Chất lượng tài sản suy giảm nhưng trong tầm kiểm soát

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng tăng lần lượt 0.21% và 0.56% dù đã nhận được sự hỗ trợ từ Thông tư 14 của Chính Phủ - kéo giãn thời hạn cho phép tái cơ cấu nợ cũng như cung cấp các
gói hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên các ngân hàng cũng đã rất thận trọng trong việc gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LDR) so với cuối năm 2020. Đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay cá nhân cao, đây
sẽ là “con dao hai lưỡi” khi vừa giúp các ngân hàng tăng trưởng được lợi nhuận nhưng cũng đi cùng rủi ro gia tăng nợ xấu. Mặt khác, các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt hơn sẽ không phải chịu
nhiều áp lực về trích lập dự phòng.

Một số cổ phiếu nổi bật trong ngành là VCB, TCB, MSB

NIM của các ngân hàng Chất lượng tài sản sụt giảm đi cùng với gia tăng dự
Trung bình ngành Trung bình nhóm VCB, BID, CTG Trung bình nhóm ACB, TCB, MBB, VPB Trung bình nhóm ngân hàng tư nhân phòng
7% 6% 150%
6% 5.82% 4% 100%
5%
4% 4.19%
4.00% 2% 50%
3% 3.10%
2% 0% 0%
1% 1Q2019 2Q2019 3Q2019 4Q2019 1Q2020 2Q2020 3Q2020 4Q2020 1Q2021 2Q2021 3Q2021
0%
1Q2019 2Q2019 3Q2019 4Q2019 1Q2020 2Q2020 3Q2020 4Q2020 1Q2021 2Q2021 3Q2021 4Q2021 Tỷ NPL Tỷ lệ Gr.NPL LLR

Nguồn: FiinPro, EVS Research Nguồn: FiinPro, EVS Research

22
Nhóm ngành tiêu điểm: Ngành Bất động sản Khu công nghiệp

Tiếp tục phát triển nhờ nhiều yếu tố tích cực từ nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ

Tính đến Q3/2021, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN tại miền Bắc và miền Nam đạt 78.5% và 87.2%. Nhu cầu thuê đất khu công nghiệp trong 2021 đã bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19 làm
gián đoạn việc đi chuyển nội địa cũng như các chuyến bay quốc tế. Tuy nhiên, với việc dòng tiền FDI liên tục tìm tới Việt Nam cùng với việc Chính phủ thay đổi các phòng chống dịch và tăng cường
đầu tư phát triển hạ tầng vào các dự án trọng điểm như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái kết nối các thành phố trung ương với trung tâm kinh tế Hà Nội và Hồ Chí
Minh sẽ thúc đẩy sự phát triển cho ngành bất động sản khu công nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp có quỹ đất để khai thác và cho thuê trong 3 năm tới sẽ nổi bật trong xu hướng tăng trưởng
của ngành.

Một số cổ phiếu nổi bật: SZC, BCM, KBC

Quỹ đất và giá cho thuê Mức lương công nhân ngành sản xuất
8000 150 160 600
142
129 531
7000 103 130 140
500
6000 106 120 447
101 431
100 100
5000 100 400

4000 80
300
3000 60 250

2000 40 200

1000 20
100
0 0
HCMC Long An Binh Duong Dong Nai Bac Ninh Hanoi Hai Duong Hai Phong Hung Yen
0
Quỹ đất cho thuê được Đã được lấp đầy Giá thuê (USD/m2) Trung Quốc Thái Lan Malaysia Việt Nam

Nguồn: EVS Research tổng hợp Nguồn: EVS Research tổng hợp

23
Nhóm ngành tiêu điểm: Ngành Bán lẻ

Hồi phục và chuyển mình

Lĩnh vực bán lẻ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2021 bởi những biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi và thích ứng bằng cách ứng dụng
công nghệ vào mô hình kinh doanh với động thái lấn sân sang mảng TMĐT. Cùng với sự quyết liệt của Chính phủ thức đẩy chiến dịch tiêm chủng, kỳ vọng năm 2022 sẽ không còn tình trạng giãn
cách xã hội sẽ là tiền đề để ngành bán lẻ phục hồi. Các động lực khác thúc đẩy cho sự tăng trưởng của ngành bán lẻ có thể kể đến như (1) Tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng
làm việc, học tập tại nhà phát triển, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng điện thoại, máy tính bảng, laptop,… (2) Cơ cấu dân số trẻ sẵn sàng đẩy mạnh chi tiêu tại các thành phố nhỏ và khu vực ngoại
ô và (3) Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng từ mô hình Tạp hóa truyền thống sang Cửa hàng hiện đại (đặc biệt là các siêu thị và cửa hàng tiện ích) và Thương mại điện tử (web, app,…).

Một số cổ phiếu nổi bật: MWG, PNJ, PET

Nguồn: McKinsey, EVS Research Nguồn: McKinsey, EVS Research

24
• KHUYẾN CÁO

Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định của nhóm nghiên cứu, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, đánh
giá với mức độ cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, Phòng Phân tích CTCP Chứng khoán Everest (EVS) không
đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn thông tin này. Các nhận định trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và thận trọng,
theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhận định trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo
trước. Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ một cổ phiếu nào. EVS và các công ty con; cũng như giám đốc, nhân viên của
EVS và các công ty con có thể có lợi ích trong các công ty được đề cập tới trong báo cáo này. EVS có thể đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các công ty
được đề cập tới trong báo cáo này. EVS sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn
bộ hay bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này. EVS nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần bản Báo
cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của EVS.

• THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng Phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest

Địa chỉ: 117 Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chính Minh hoặc Tầng 6 tòa nhà Minexport, 35 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: (+84-24) 3772 6699

Fax: (+84-24) 3772 6763

Email: admin@eves.com.vn

25

You might also like