You are on page 1of 19

5/17/2022

CHƯƠNG 6: SUY GIẢM


GIÁ TRỊ TÀI SẢN
IAS 36: Impairment of Assets

NỘI DUNG
Phần I: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36
• Mục tiêu
• Phạm vi áp dụng
• Các định nghĩa quan trọng
Phần II: Nội dung của chuẩn mực
• Xác định tài sản có thể bị suy giảm giá trị
• Dấu hiệu của sự suy giảm giá trị
• Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị
• Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
• Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

1
5/17/2022

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


1. Mục tiêu
Cung cấp cấp các hướng dẫn thực hành kế toán để đảm bảo giá trị ghi sổ
của một tài sản không lớn hơn giá trị thu hồi của tài sản đó.

Tài sản được coi là bị suy giảm giá trị nếu giá trị ghi sổ cao hơn giá trị có
thể thu hồi thông qua việc sử dụng hoặc bán tài sản đó (IAS 36.18-24) và
IAS 36 yêu cầu đơn vị phải ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản.

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


2. Phạm vi áp dụng
IAS 36 áp dụng cho tất cả các loại tài sản. Ngoại trừ, các loại tài sản đã được ghi nhận và đo
lường theo các IAS/IFRS khác, cụ thể như sau:
(a) Hàng tồn kho (IAS 2) (f) Bất động sản đầu tư được xác định theo giá
(b) Tài sản được ghi nhận theo IFRS 15 -Doanh trị hợp lý (IAS 40)
thu từ hợp đồng với khách hàng (g) Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động
(c) Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nông nghiệp (IAS 41)
(IAS 12) (h) Hợp đồng bảo hiểm (IFRS 17)
(d) Tài sản phát sinh từ lợi ích của người lao (i) Tài sản dài hạn (hoặc nhóm tài sản chờ
động (IAS 19) thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán
(e) Tài sản tài chính (IFRS 9) (IFRS 5)

2
5/17/2022

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


2. Phạm vi áp dụng
Các loại tài sản điển hình được áp dụng trong phạm vi của chuẩn mực IAS 36

• Tài sản được ghi nhận theo giá đánh giá lại (là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại
trừ số khấu hao lũy kế và khoản lỗ luỹ kế do suy giảm giá trị tài sản sau ngày
đánh giá lại)
• Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (IAS 16)
• Tài sản vô hình (IAS 38)
• Bất động sản đầu tư theo giá gốc (IAS 40)
• Lợi thế thương mại
• Công ty con (IFRS 10), công ty liên kết (IAS 28) và công ty liên doanh (IFRS 11)

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


2. Phạm vi áp dụng
Các vấn đề kế toán chính cần xem xét xoay quanh IAS 36- Suy giảm giá trị tài
sản bao gồm:
(a) Làm thế nào có thể xác định khi nào khoản lỗ do suy giảm giá trị xảy ra?

(b) Giá trị có thể thu hồi của tài sản nên được đo lường như thế nào?

(c) “Khoản lỗ do suy giảm giá trị” nên được trình bày như thế nào trên báo cáo
tài chính?

3
5/17/2022

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


3. Các định nghĩa chính
• Khoản lỗ do suy giảm giá trị (Impairment Loss): phần chênh lệch giữa
giá trị còn lại của tài sản lớn hơn so với giá trị có thể thu hồi.

• Giá trị ghi sổ (GTGS): số tiền mà một tài sản được ghi nhận trên bảng cân
đối kế toán sau khi khấu trừ khấu hao lũy kế và tổn thất suy giảm tích lũy.

• Giá trị có thể thu hồi (GTTH): giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi
chi phí bán (đôi khi được gọi là giá bán ròng) và giá trị sử dụng của tài sản.

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


3. Các định nghĩa chính
• Giá trị hợp lý (FV – Fair value): giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc
giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. (xem IFRS 13 Xác định
giá trị hợp lý).

• Chi phí bán là chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc bán tài sản hoặc đơn
vị tạo tiền, không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

• Giá trị sử dụng (VIU – Value in use): giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai
dự kiến sẽ thu được từ một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.

4
5/17/2022

Phần 1: Giới thiệu chuẩn mực IAS 36


3. Các định nghĩa chính
• Giá trị hợp lý (FV – Fair value): giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc
giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. (xem IFRS 13 Xác định
giá trị hợp lý).

• Chi phí bán là chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc bán tài sản hoặc đơn
vị tạo tiền, không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

• Giá trị sử dụng (VIU – Value in use): giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai
dự kiến sẽ thu được từ một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.

Phần 2: Nội dung chuẩn mực IAS 36


1. Xác định tài sản có thể bị suy giảm giá trị

2. Dấu hiệu của sự suy giảm giá trị

3. Xác định giá trị có thể thu hồi

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản

5. Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

5
5/17/2022

Phần 2: Nội dung chuẩn mực IAS 36


1. Xác định tài sản có thể bị suy giảm giá trị

• Việc kiểm tra sự suy giảm giá trị của các loại tài sản vô hình sau đây nên được thực hiện ít
nhất hàng năm cho dù có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giá trị có thể bị suy giảm hay
không. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào tồn tại, đơn vị phải ước tính giá trị có thể thu hồi của
tài sản [IAS 36.9].

• Cho dù có dấu hiệu nào về suy giảm giá trị hay không thì đơn vị cũng phải thực hiện thử
nghiệm suy giảm giá trị đối với: [IAS 36.10]

(a) Tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn hoặc tài sản vô hình chưa
sẵn sàng để sử dụng

(b)Lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh.

Phần 2: Nội dung chuẩn mực IAS 36


2. Dấu hiệu của sự suy giảm giá trị

Dấu hiệu bên ngoài Dấu hiệu bên trong


a) Giá trị thị trường của tài sản đã suy giảm đáng kể so e) Sự lỗi thời hoặc thiệt hai về vật chất của tài sản.
với dự kiến do thời gian hoặc qua trá trình sử dụng bình f) Những thay đổi đáng kể ảnh hưởng bất lợi đến
thường. đơn, ví dụ: một tài sản không còn được (hoặc ít)
b) Những thay đổi bất lợi ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị hoặc dự định ngừng sử dụng; hoặc liên quan đến tái
về môi trường công nghệ, kinh tế, pháp lý và thị trường cấu trúc, thanh lý tài sản và việc đánh giá lại thời
c) Sự gia tăng trong lãi suất thị trường hoặc những tỷ gian sử dụng hữu ích của một tài sản từ có thời hạn
suất sinh lời của các khoản đầu tư trên thị trường khác không xác định (vô hạn) thành có thời hạn.
d) Giá trị ghi sổ tài sản thuần của đơn vị lớn hơn giá trị g) Bằng chứng có sẵn từ báo cáo nội bộ chỉ ra các
vốn hóa thị trường của đơn vị. dấu hiệu cho thấy lợi ích kinh tế của một tài sản đang
hoặc sẽ thấp hơn dự kiến.

6
5/17/2022

3. Xác định giá trị có thể thu hồi


3.1. Quy tắc cơ bản của việc tính toán giá trị có thể thu hồi của tài sản

Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount) của một tài sản là:

Giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí bán
(FVLCD – Fair value less cost of disposals)
Giá trị cao hơn giữa

Giá trị sử dụng


(VIU – Value in use)

3. Xác định giá trị có thể thu hồi


3.1. Quy tắc cơ bản của việc tính toán giá trị có thể thu hồi của tài sản

Một số quy tắc cơ bản có thể sử dụng trong quá trình xác định giá trị có thể thu hồi:

• Nếu giá trị hợp lý trừ chi phí bán hoặc giá trị sử dụng của tài sản cao hơn giá trị ghi sổ thì tài
sản sẽ không bị suy giảm giá trị. [IAS 36.19]

• Nếu không thể xác định được giá trị hợp lý trừ chi phí bán vì không có cơ sở để ước tính một
cách đáng tin cậy về giá bán của tài sản trong các giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên
tham gia thị trường tại ngày xác định trong điều kiện hiện tại của thị trường, giá trị có thể thu
hồi là giá trị được sử dụng. [IAS 36.20]

• Đối với tài sản được nắm giữ để bán, giá trị có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí bán.
[IAS 36.21]

7
5/17/2022

3. Xác định giá trị có thể thu hồi


3.2. Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Giá trị hợp lý trừ chi phí bán được xác định theo thứ tự sau:

(a) Nếu có hợp đồng thỏa thuận bán hàng ràng buộc, hãy sử dụng giá được thỏa thuận trong hợp
đồng đó trừ đi chi phí thanh lý (hay chi phí cần thiết để bán).

(b) Nếu có một thị trường đang hoạt động sẵn có cho tài sản, giá bán ròng phải dựa trên giá trị thị
trường hoặc trên giá của các giao dịch gần đây của các tài sản tương tự.

(c) Nếu không có thị trường dành cho các tài sản, có thể ước tính giá bán ròng bằng cách sử dụng
ước tính tốt nhất về những gì “các bên am hiểu, sẵn sàng” có thể trả cho tài sản trong một giao dịch
theo đúng nguyên tắc giá thị trường (Arm’s Length Principle).

Không thể giảm giá trị hợp lý trừ chi phí bán bằng cách bao gồm chi phí tái cấu
trúc hoặc tổ chức mà bao gờm chi phí thanh lý hoặc bất kỳ chi phí nào đã được
ghi nhận trong tài khoản dưới dạng là nợ phải trả.

3. Xác định giá trị có thể thu hồi


3.3. Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng (VIU – Value in use): giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai dự kiến sẽ thu
được từ một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.

a) Ước tính dòng tiền tương lai từ tài sản


b) Dự kiến về khả năng thay đổi đối với giá trị hoặc thời gian của
các dòng tiền trong tương lai
Giá trị sử dụng c) Giá trị thời gian của tiền
(VIU) d) Mức giá sẽ chứa đựng sự không chắc chắn tiềm tàng của tài sản
e) Các yếu tố khác như tính thanh khoản kém, sẽ được các bên
tham gia thị trường xem xét khi định giá dòng tiền trong tương lai mà
đơn vị dự kiến sẽ thu được từ tài sản.

8
5/17/2022

3. Xác định giá trị có thể thu hồi


3.3. Giá trị sử dụng

Ví dụ:
Dòng tiền tương lai dự kiến thu
Chiết khấu dòng tiền
được từ tài sản

Năm Dòng tiền tương lai Tỷ lệ chiết khấu (10%) Giá trị hiện tại

1 2.000 0,9 1.800


2 1.500 0,8 1.200
3 1.000 0,7 700

Tổng 4.500 3.700

Value in use

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản

Chuẩn mực IAS 36 hướng dẫn về việc ghi nhận sự suy giảm giá trị của tài sản
thông qua hai mô hình bao gồm mô hình giá gốc và mô hình đánh giá lại.

Khoản lỗ do suy gảm giá trị = Giá trị ghi sổ - Giá trị có thể thu hồi

Impairment Loss = Carrying Amount – Recoverable Amount

9
5/17/2022

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản

Quy tắc cho tài sản được ghi nhận theo mô hình giá gốc (Historical Cost) là:

• Khi và chỉ khi giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ, giá trị ghi
sổ của tài sản sẽ bị ghi giảm xuống bằng giá trị có thể thu hồi. Chênh lệch giảm
đó là khoản lỗ do suy giảm giá trị. [IAS 36.59]

• Khoản lỗ do suy giảm giá trị sẽ được ghi nhận ngay vào báo cáo lãi, lỗ (P/L)[IAS
36.61]

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản


Quy tắc đối với tài sản được ghi nhận theo mô hình đánh giá lại (chẳng hạn như tài
sản được đánh giá lại theo IAS 16) [IAS 36.60] là:

• Khoản lỗ do suy giảm giá trị đối với tài sản được đánh giá lại được ghi nhận trong
báo cáo thu nhập toàn diện khác (OCI) đến khi khoản lỗ do suy giảm giá trị không
vượt quá giá trị thặng dư do đánh giá lại của chính tài sản đó. Khoản lỗ do suy giảm
giá trị đối với tài sản được đánh giá lại sẽ làm giảm phần thặng dư do đánh giá lại tài
sản đó.[IAS 36.61]

• Trong trường hợp, khoản lỗ do suy giảm giá trị vượt quá phần thặng dư do đánh giá
lại của chính tài sản đó thì phần vượt quá sẽ được ghi nhận tiếp tục vào báo cáo lãi, lỗ
(P/L)

10
5/17/2022

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản

hi Nợ
P Khoản lỗ do suy
giảm giá trị
hi Nợ hi Có hi Nợ hi Có
P Khoản lỗ do suy Giá trị tài sản CI Thặng dư do đánh Giá trị tài sản
giảm giá trị giá lại

M hình giá gốc M hình đánh giá lại

KH ẢN D SUY GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN

Gíatrị ghi sổ Gíatrị có thể thu hồi

4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản


Ví dụ 6.1. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị
Công ty ABC mua một máy bán hàng trị giá 90.000.000 ngày 01/01/20X1. Chiếc máy được khấu hao theo phương
pháp đường thẳng với thời gian sử dụng hữu ích là 3 năm. Giá trị có thể thu hồi được qua các năm như sau:

31/12/20X1 120.000.000

31/12/20X2 20.000.000

31/12/20X3 0

Tính giá trị của chiếc máy sẽ được trình bày trên Báo cáo tài chính vào thời điểm kết thúc mỗi năm bằng cách
sử dụng m hình giá gốc và m hình đánh giá lại.

Năm tài chính của công ty ABC từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Cho rằng số dư đầu kỳ của Tài sản cố
định hữu hình là bằng 0 và giá trị còn lại của chiếc máy cũng bằng 0 sau khi kết thúc thời gian sử dụng
hữu ích. Công ty ABC sẽ tiếp tục sử dụng chiếc máy sau khi đã khấu hao hết.
Đơn vị tính: đồng.
(GTGS: Giá trị ghi ghi; GTTH: Giá trị có thể thu hồi)

11
5/17/2022

5.Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
5.1. Xác định đơn vị tạo tiền

Một đơn vị tạo ra tiền mặt là nhóm nhỏ nhất có thể xác định của các tài sản
tạo ra dòng tiền vào và gần như độc lập với dòng tiền vào từ các tài sản hoặc
nhóm tài sản khác. [IAS 36.6]
Theo nguyên tắc cơ bản, giá trị có thể thu hồi của một tài sản nên được tính
cho từng tài sản riêng lẻ. Tuy nhiên, sẽ có những lúc không thể ước tính giá trị có
thể thu hồi cho một tài sản riêng lẻ, đặc biệt là trong việc tính toán giá trị sử dụng
thì đơn vị phải xác định giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền có tài sản trong
đó (gọi là đơn vị tạo tiền của tài sản). Điều này là do dòng tiền thu và chi không
thể được phân bổ cho các tài sản riêng lẻ.

5.Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
5.1. Xác định đơn vị tạo tiền
Giá trị có thể thu hồi của từng tài sản không thể xác định được nếu:

(a) Giá trị sử dụng của tài sản không thể được ước tính gần sát với giá trị hợp lý trừ chi phí bán (ví dụ, khi các dòng
tiền trong tương lai từ việc tiếp tục sử dụng tài sản không thể ước tính được là rất nhỏ); và

(b)Tài sản không tạo ra dòng tiền độc lập đáng kể với dòng tiền từ các tài sản khác. Trong những hợp như vậy, giá
trị sử dụng và giá trị có thể thu hồi chỉ có thể được xác định cho đơn vị tạo tiền của tài sản. [IAS 36.66–67]

Ví dụ: "Một công ty khai thác mỏ sở hữu một tuyến đường sắt tư nhân mà họ sử dụng để vận
chuyển sản lượng từ một trong những mỏ của mình. Bản thân đường sắt không có giá trị thị
trường ngoài phế liệu, và không thể xác định bất kỳ dòng tiền riêng biệt nào với việc sử dụng
chính đường sắt. Do đó, nếu công ty khai thác nghi ngờ sự suy giảm giá trị của đường sắt,
công ty nên coi toàn bộ mỏ như một đơn vị tạo ra tiền mặt và đo lường toàn bộ giá trị có thể
thu hồi của mỏ."

12
5/17/2022

5.Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
5.2. Đo lường đơn vị tạo tiền mặt

IAS 36 cung cấp hướng dẫn cho việc xác định giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền như sau:

(a) chỉ bao gồm giá trị ghi sổ của những tài sản liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ cho
đơn vị tạo tiền dựa trên cơ sở phù hợp và nhất quán, tạo ra các dòng tiền vào trong tương lai
được dùng để xác định giá trị sử dụng của đơn vị tạo tiền; và

(b) không bao gồm giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đã được ghi nhận, trừ khi giá trị có
thể thu hồi của đơn vị tạo tiền không thể xác định được nếu không tính đến việc thanh toán
khoản nợ phải trả này.

5.Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
5.2. Đo lường đơn vị tạo tiền mặt

Một công ty hoạt động khai thác mỏ ở quốc gia mà luật pháp yêu cầu chủ sở hữu công ty phải hoàn
nguyên khi kết thúc việc khai thác mỏ. Chi phí hoàn nguyên môi trường bao gồm việc thay thế đất đá trên
bề mặt khai trường vốn đã bị bóc dỡ khi khai thác. Khoản dự phòng cho chi phí đất đá được ghi nhận ngay
khi đất đá được bóc dỡ. Giá trị này được ghi nhận là một phần của nguyên giá mỏ và được khấu hao dựa
trên thời gian sử dụng hữu ích của mỏ. Giá trị ghi sổ của khoản dự phòng chi phí hoàn nguyên môi trường
là 500 triệu đồng, bằng với giá trị hiện tại của chi phí hoàn nguyên môi trường.

Đơn vị đang thử nghiệm suy giảm giá trị của mỏ. Đơn vị tạo tiền là toàn bộ mỏ. Đơn vị đã
nhận được nhiều đề nghị khác nhau để mua lại mỏ với giá 800 triệu đồng. Giá bán này phản ánh
thực tế là người mua sẽ phải gánh chịu nghĩa vụ hoàn nguyên môi trường. Chi phí bán mỏ là
không đáng kể. Giá trị sử dụng của mỏ xấp xỉ 1.200 triệu đồng không bao gồm chi phí hoàn
nguyên môi trường. Giá trị ghi sổ của mỏ là 1.000 triệu đồng.

Hãy xác định khoản lỗ do suy giảm giá trị của mỏ

13
5/17/2022

5.Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
5.3. ợi thế thương mại

Lợi thế thương mại đã được phân bổ vào đơn vị tạo tiền sẽ được kiểm tra khoản lỗ do suy
giảm giá trị ít nhất ít nhất hàng năm bằng cách so sánh giá trị ghi sổ của từng đơn vị, bao gồm
cả lợi thế thương mại, với giá trị có thể thu hồi của từng đơn vị tương ứng [IAS 36.90]:

(a) Nếu giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền vượt quá giá trị ghi sổ, đơn vị và lợi thế
thương mại được phân bổ cho đơn vị đó không bị suy giảm giá trị.

(b) Nếu giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền vượt quá giá trị có thể thu hồi, doanh nghiệp phải ghi
nhận lỗ tổn thất do suy giảm giá trị.

5.4. Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền & lợi thế thương mại

Khoản lỗ do suy giảm giá trị được phân bổ để giảm giá trị ghi sổ của đơn vị (nhóm đơn vị) theo thứ tự sau
[IAS 36.104]:

(a) Đầu tiên, giảm lượng mang theo bất kỳ lợi thế thương mại nào được phân bổ cho đơn vị tạo ra tiền mặt
(nhóm đơn vị); và

(b) Sau đó, giảm giá trị ghi sổ các tài sản khác của đơn vị (nhóm đơn vị) dựa trên cơ sở tỷ trọng của các tài
sản có trong đơn vị.

Không nên giảm giá trị ghi sổ của tài sản dưới mức cao nhất giữa: [IAS 36.105]

(a) giá trị hợp lý trừ chi phí bán (nếu có thể đo lường được)

(b) giá trị sử dụng (nếu có thể đo lường được)

(c) bằng 0.

14
5/17/2022

5.4. Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền & lợi thế thương mại

Ví dụ 6.4.Phân bổ lỗ do sự suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại
Thông tin dưới đây được lấy từ Bảng cân đối kế toán vào ngày lập báo cáo của một khối tài sản tạo ra dòng
tiền (CGU) :
Nhà cửa 30.000.000
Tài sản vô hình 12.000.000
Thiết bị 9.000.000
ợi thế thương mại 10.000.000

Sau một cuộc suy thoái kinh tế, một cuộc kiểm tra được tiến hành và CGU hiện tại có giá trị
hợp lý là 39.000.000. Chi phí thanh lý liên quan là 3.000.000. Giá trị hiện hành được ước tính
của dòng tiền từ việc tiếp tục sử dụng CGU là 42.000.000. Tòa nhà có giá trị hợp lý trừ đi chi
phí thanh lý (FVCD) là 27.000.000.
Tính toán và phân bổ lỗ do suy giảm giá trị.
Đơn vị tính: đồng (làm tròn đến hàng trăm nghìn).

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

Đơn vị phải đánh giá vào thời điểm cuối của từng kỳ báo cáo xem liệu có dấu
hiệu nào cho thấy khoản lỗ do suy giảm giá trị khoản lỗ do suy giảm giá trị cho tài
sản không phải là lợi thế thương mại đã được ghi nhận trong các kỳ trước kỳ trước
có thể không còn tồn tại và có thể giảm xuống ở thời điểm hiện tại [IAS 36.110].

IAS 36 cung cấp một vài dấu hiệu để nhận biết khi nào cần hoàn nhập khoản lỗ
do suy giảm giá trị.

15
5/17/2022

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

Dấu hiệu bên ngoài:

• Các dấu hiệu có thể quan sát được cho thấy giá trị của tài sản đã tăng đáng kể trong kỳ.

• Những thay đổi đáng kể trong môi trường công nghệ, kinh tế, pháp lý và thị trường mà đơn vị
đang hoạt động hoặc trong thị trường mà tài sản đang được sử dụng đã xảy ra trong kỳ hoặc sẽ xảy
ra trong tương lai gần có ảnh hưởng tích cực đến đơn vị.

• Lãi suất thị trường hoặc tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư trên thị trường khác đã giảm trong kỳ và
việc giảm lãi suất hoặc tỷ suất sinh lời này có khả năng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu được
dùng để tính toán giá trị sử dụng và làm tăng giá trị có thể thu hồi của tài sản một cách trọng yếu.

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

Dấu hiệu bên trong:

• Những thay đổi đáng kể trong phạm vi hoặc cách thức một tài sản được sử dụng hoặc
dự kiến được sử dụng đã xảy ra trong kỳ, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai gần có ảnh
hưởng tích cực đến đơn vị. Những thay đổi này bao gồm các chi phí đã phát sinh
trong kỳ để cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động của tài sản hoặc tái cấu trúc
hoạt động mà có tài sản trong đó.

• Bằng chứng sẵn có từ báo cáo nội bộ cho thấy hiệu quả kinh tế của tài sản đang hoặc
sẽ cao hơn dự kiến.

16
5/17/2022

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị


6.1. Tài sản riêng lẻ
Khi hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị, giá trị ghi sổ của tài sản sẽ được tăng lên giá trị có thể thu hồi mới
của tài sản đó:

(a) Nếu tài sản được ghi nhận theo giá trị đã được đánh giá lại, thì khoản hoàn nhập của khoản lỗ
do suy giảm giá trị phải được ghi nhận vào báo cáo thu nhập toàn diện khác (OCI) và được tích lũy
trong thặng dư đánh giá lại vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong phạm vi khoản lỗ do suy giảm giá trị đối
với tài sản được đánh giá lại trước đây đã được ghi nhận vào Báo cáo lãi, lỗ (P/L) thì khoản hoàn
nhập lỗ do suy giảm giá trị đó cũng phải được ghi nhận vào Báo cáo lãi, lỗ (P/L).

(b) Nếu tài sản chưa được đánh giá lại trước đó thì khoản hoàn nhập của khoản lỗ lỗ do suy giảm
giá trị phải được ghi nhận ngay vào báo cáo lãi hoặc lỗ.

Sau khi hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị thì đơn vị phải điều chỉnh khấu hao cho các kỳ
sau. Việc khấu hao tài sản lúc này phải dựa trên giá trị mới được đánh giá lại, giá trị còn lại ước
tính (nếu có) và thời gian hữu dụng ước tính còn lại của tài sản. [IAS 36.121]

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị


6.1. Tài sản riêng lẻ

Ví dụ 6.5. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

Tại ngày 01/01/20X1, một tòa nhà văn phòng có giá trị ghi sổ (GTGS) là 30 tỷ đồng được ước tính
có giá trị có thể thu hồi (GTTH) là 25 tỷ đồng do ảnh hưởng từ việc rớt giá bất động sản trong khu
vực. Một khoản lỗ do suy giảm giá trị 5 tỷ đã được ghi nhận. Tại ngày 01/01/20X6, sau 5 năm, giá
bất động sản trong khu vực lại tăng lên, và giá trị có thể thu hồi của tòa nhà tăng lên thành 23 tỷ
đồng. Tòa nhà được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao còn lại là 20
năm kể từ ngày phát sinh sự suy giảm giá trị và thời gian sử dụng hữu ích sẽ không thay đổi sau tất
cả những sự kiện nêu trên. Tòa nhà được đo lường giá trị theo mô hình giá gốc.

Yêu cầu: Trình bày giá trị của tòa nhà được ghi nhận trên báo cáo tài chính sau khi hoàn
nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị

17
5/17/2022

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị


6.2. Đơn vị tạo tiền

Việc hoàn nhập khoản lỗ giảm giá đối với đơn vị tạo tiền sẽ được phân bổ cho tài sản này sẽ được phân bổ theo
tỷ lệ cho các tài sản khác của đơn vị, ngoại trừ lợi thế thương mại.

Giá trị ghi sổ của một tài sản sẽ không được tăng lên vượt quá mức thấp hơn giữa:

(a) Giá trị có thể thu hồi (nếu có thể xác định được); và

(b) Giá trị ghi sổ đã được xác định (giá trị thuần đã loại khấu hao) không có lỗ do suy giảm giá trị
được ghi nhận cho tài sản trong các kỳ trước.

Giá trị khoản hoàn nhập lỗ do suy giảm giá trị nếu không được phân bổ cho tài sản do không đáp ứng
các quy định trên thì phải được phân bổ theo tỷ lệ của các tài sản khác trong đơn vị tạo tiền, ngoại trừ lợi
thế thương mại.

6. Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị


6.3. ợi thế thương mại

Việc hoàn nhập khoản lỗ tổn thất do suy giảm giá trị cho lợi thế thương mại bị cấm.
Khoản lỗ tổn thất cho lợi thế thương mại sẽ không được hoàn nhập vào kỳ tiếp theo [IAS
36.124]. IAS 38 - Tài sản vô hình nghiêm cấm việc ghi nhận lợi thế thương mại được tạo ra từ
nội bộ.

Bất kỳ sự gia tăng nào về giá trị lợi thế thương mại có thể thu hồi trong các kỳ sau khi ghi
nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị cho lợi thế thương mại đó có thể là sự gia tăng của lợi thế
thương mại tạo ra từ nội bộ, chứ không phải là sự hoàn nhập của khoản lỗ do suy giảm giá trị
được ghi nhận cho lợi thế thương mại thu được.

18
5/17/2022

Q&A

19

You might also like