You are on page 1of 10

ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN

A.VĂN BẢN NHẬT DỤNG:


- Phong cách Hồ Chí Minh ( Lê Anh Trà): đề cập sự giản dị của Bác trong sinh
hoạt, lối sống.
- Đấu tranh cho thế giới hòa bình ( Mác –két): Sự phi lý của việc sử dụng vũ khí
hạt nhân, kêu gọi đấu tranh cho thế giới hòa bình, không có chiên tranh.
- Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm) Tầm quan trọng của việc đọc sách, chỉ ra
phương pháp đọc sách đúng đắn ( đọc có kế hoạch, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, đọc
đi đôi với thực hành).
B. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI:
I.VĂN XUÔI CHỮ HÁN:
1. Chuyện người con gái Nam Xương ( trích “ Truyền kỳ mạn lục” –
Nguyễn Dữ)
* Nhân vật Vũ Thị Thiết:
- Là người con gái đẹp người đẹp nết: thùy mị, nết na, xinh đẹp.
- Là một người mẹ: yêu thương, chăm sóc, nuôi con chu đáo; mong muốn
cho con có được hạnh phúc đầy đủ cả cha mẹ nên hàng đêm chỉ bóng mình
trên tường bảo là cha Đản.
- Là một người vợ yêu thương, thủy chung với chồng: luôn giữ gìn khuôn
phép để vợ chồng không thất hòa; chỉ mong chồng được bình yên, luôn nhớ
chồng, thủy chung với chồng.
- Là một người con hiếu thảo: khi mẹ ốm nàng hết lòng thuốc thang, lấy lời
ngọt ngào động viên mẹ; khi mẹ mất ma chay tế lẽ chu đáo..
2.Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô Gia văn phái)
* Hình ảnh vua Quang Trung:
- Có tài cầm quân, có tài nhìn xa trông rộng.
- Sử dụng mưu lược nhà binh phù hợp: vườn không nhà trống.
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
II. TRUYỆN THƠ NÔM:
1. Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
a. Gồm 3254 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, chia làm 3 phần:
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và luu lạc
- ĐoÀN tụ
b. Các đoạn trích:
*Chị em Thúy Kiều:
- Vẻ đẹp chung của hai chị em ( 4 câu đầu)
+ Dáng vẻ: thanh mảnh, mềm mại như hoa mai
+ Tâm hồn: trong trắng như tuyết
Đó vẻ đẹp hoàn hảo.
- Vẻ đẹp Thúy Vân ( 4 câu tiếp): vẻ đẹp sang trọng, quý phái, báo hiệu
rằng trong tương lai Vân sẽ có cuộc sống êm đềm hạnh phúc.
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều ( 12 câu tiếp): vẻ đẹp sắc sảo, mặn
mà, thông minh và có nhiều năng: cầm, kỳ, thi, họa…Báo hiệu Kiều
sẽ có 1 cuộc sống đầy sóng gió khổ đau.
- Cuộc sống của hai chị em; phong lưu, khuôn phép (4 câu cuối).
 Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Tâm trạng cô đơn tuyệt đối của Kiều ( 6 câu đầu): bức tranh thiên
nhiên nhiên quanh lầu NB rất đẹp nhưng hoang vắng, cách biệt khiến
K rơi vào tâm trạng cô đơn tuyệt đối.
- Nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng (4 câu tiếp): nhớ về kỉ niệm họ cùng
uống rượu thề nguyền dưới trăng hôm nào; K day dứt về việc chàng
Kim đang ngày đêm ngóng trông tin mình. K khẳng định tấm lòng son
sắt thủy chung với Kim Trọng.
- Nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ ( 4 câu tiếp): ân hận vì không được tự
tay chăm sóc cha mẹ, nhớ thương cha mẹ đang tựa cửa ngóng tin con.
- Tâm trạng của Kiều qua cảnh vật (tả cảnh ngụ tình ): 8 câu thơ cuối.
+ Khi nhìn thấy cánh buồm trên biển vào buổi chiều tà: gợi nàng nhớ
về gia đình, quê hương, thương cho thân phận lênh đênh chìm nồi của
mình.
+ Khi nhìn thấy cánh hoa dập vùi trên ngọn sóng, Kiều đã nghĩ đến
thân phận bị sóng gió cuộc đời vùi dập tơi bời.
+ Khi nhìn thấy nội cỏ héo úa trong buổi chiều tà tít tắp mù khơi, Kiều
nghĩ đến tương lai đen tối, mịt mù, vô định.
+ Khi nghe được âm thanh tiếng sóng vỗ vào bờ, Kiều nghĩ đến những
cơn giông tố cuộc đời luôn rình rập và sẵn sàng đổ ập xuống đầu mình
bất cứ lúc nào.
Nghệ thuật: điệp ngữ “ buồn trông” như là một điệp khúc tâm trạng
của Thúy Kiều.
2. Truyện Lục Vân Tiên ( Nguyễn Đình Chiểu)
a.Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát chia làm 4 phần:
b.Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên: tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng “cứu
khốn phò nguy” nhân hậu, trọng nghĩa khinh tài, làm việc nghĩa một cách tự
nguyện , không mong sự trả ơn.( Làm ơn há dễ trông người trả ơn). Đây là hình
tượng nhân vật lí tưởng mà NĐC đã xây dựng.
c. Kiều Nguyệt Nga: nói năng dịu dàng, am hiểu đạo lý, coi trọng ân nghĩa.
C. TRUYỆN HIỆN ĐẠI:
1. Làng ( Kim Lân)
a. Hoàn cảnh sáng tác: xuất bản năm 1948, trong thời kỳ đàu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
b. Nội dung:
*Ông Hai là một người rất yêu làng quê: tình yêu ấy gói gọn trong một chữ “
khoe” ( làng ông đẹp, phong trào Cách mạng rất sôi nổi...). Vì yêu làng nên khi
rời làng lên tản cư, ông Hai đã da diết nhớ làng…
*Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây:
+ Tin dữ đến một cách một cách bất ngờ khiến ông rơi vào tâm trạng sững sở ,
đau đớn “ Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến
không thở được”.
+ Ông xấu hổ cúi gằm mặt xuống mà đi.
+ Ông tủi thân nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra.
+ Ông đã rơi vào những ngày ám ảnh nặng nề : ông ru rú trong nhà,..khi nghe
những tiếng Tây, Việt gian, Cam nhông ,..ông lại lủi vào góc nhà , nín thin thít
+ Để giải tỏa lòng mình, ông đã phải tâm sự với đứa con út. Đồng thời đó là lời
khẳng định của ông về lòng trung thành với CM, với kháng chiến.
*Tâm trạng ông Hai khi tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây được cải
chính:
- Ông Hai đã thay đổi tâm trạng. Ông vui vẻ, hạnh phúc chia quà cho các con.
- Ông múa tay lên mà khoe thông tin “ Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn…”. Ông
vui vẻ hanh phúc khoe tin này vì đó chính là minh chứng cho lòng trung thành
với kháng chiến, với CM của ông cũng như làng Chợ Dầu.
Như vậy, bây giờ tình yêu nước đã bao trùm và hòa quyện với tình yêu làng
quê, trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người nông dân trong kháng chiến.
*Nghệ thuật: Xâu dựng cốt truyện tâm lý nhân vật đặc sắc. ngôn ngữ giản dị,
đời thường, cách kể chuyện linh hoạt, trần thuật tự nhiên; kết hợp ngôn ngữ đối
thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
2. Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long)
a.Hoàn cảnh ST : mùa hè năm 1970, sau chuyến đi công tác ở Lào Cai của tác
giả.
b.Nhân vật anh thanh niên:
* Hình huống gặp gỡ: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên với hai người
khách trên một chuyến xe lên Sa Pa.
* Hoàn cảnh sống và làm việc rất đặc biệt:
- Một mình trên đỉnh Yên Sơn không một bóng người, quanh năm chỉ có cỏ cây
và mây mù Sapa. Thời tiết Sa Pa thì vô cùng khắc nghiệt,
- Công việc của anh: đo nắng, đo mưa,đo gió.. dự báo thời tiết kiêm vật lý địa
cầu. Đây là công việc đòi hỏi phải tì mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.Nhất là
những giờ “ốp” thì phải báo cáo kịp thời về cơ quan để phục vụ sản xuất, phục
vụ chiến đấu.
* Những phẩm chất tốt đẹp:
- Anh yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
+ Mặc dù sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng anh đã vượt
qua hoàn cảnh để làm việc.
+ Anh có suy nghĩ rất đúng và sâu sắc về công việc “ Khi ta làm việc, ta với
công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống hồ việc của cháu gắn liền với
bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc gian khổ là thế, chứ cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất”
+Anh vô cùng hạnh phúc khi biết rằng những đóng góp nhỏ bé của mình đã góp
phần cho chiến thắng của Cách mạng: anh hanh phúc khi các bác ở cơ quan
báo rằng ngày đó tháng đó nhờ anh phát hiện kịp thời một đám mây khô mà bộ
đội ta đã bắn được nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.
-Anh là người say mê học tập nghiên cứu, sắp xếp cuộc sống một mình thật
ngăn nắp, chủ động.
+ Trong nhà anh có rất nhiều giá sách và được sắp xếp rất ngăn nắp. Anh mua
sách để không những đọc giải trí sau những giờ làm việc mà còn vì anh tự học
tập, tự nghiên cứu để phục vụ cho công việc, để nâng cao tay nghề. Anh còn
trồng hoa, nuôi gà để cải thiện và làm đẹp cuộc sống.
--Anh Là một người sống rất giàu tình cảm:
+ Vì sống một mình nên anh rất “thèm người”, anh đã cố tình đẩy khúc cây ra
giữa đường để cản xe lại, để trò chuyện với mọi người.
+ Quan tâm, chu đáo với mọi người:
. Khi biết vợ bác lái xe bị ốm, anh đã đi tìm củ tam thất tặng để bác ngâm rượu
uống.
.Lúc chia tay với những vị khách quý anh đã tặng cô gái một bó hoa, tặng bác
họa sĩ một giỏ trứng gà…
+ Tuy mới gặp gỡ với những người khách lần đầu nhưng anh lai rất vui vẻ, hồ
hởi đón tiếp họ rất nhiệt tình, đãi họ “ đặc sản” Yên Sơn là nước chè pha với
nước mưa ..
-Anh rất khiêm tốn:
+ Khi bác họa sĩ có nhã ý vẽ mình; anh đã từ chối vì anh cho rằng mình thực sự
chưa xứng đáng.
+ Anh còn nhiệt tình giới thiệu cho bác họa sĩ những người khác mà theo anh họ
xứng đang hơn rất nhiều: anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa thay ong thụ phấn cho
su hào, người cán bộ nghiên cứu khoa học 11 năm không xa cơ quan…
3.Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
Nguyễn Quang Sáng sáng tác ở nhiều thể loại như truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống của con
người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động
ở chiến trường Nam Bộ. Truyện đã ca ngợi tình cảm cha con sâu đậm
trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đó,hình ảnh nhân vật ông
Sáu đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về tình yêu thương
con sâu sắc. Đoạn trích truyện trên đã thể hiện tình yêu thương con của
ông Sáu khi…….( tùy vào ngữ liệu: khi ông về thằm nhà sau 8 năm xa
cách/ khi ông quay trở về khu căn cứ)
b. Thân bài:
*Tóm tắt nội dung chính đoạn ngữ liệu. ( ngắn gọn).
*Tình cảnh éo le:
- Ông Sáu là một một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Khi
đất nước có giặc ngoại xâm, ông tình nguyện lên đường vào chiến trường
cùng anh em đồng chí chiến đáu bảo vệ cho sự bình yên của đát nước.
Sau 8 năm xa cách , lần đầu tiên ông được trở về nhà thăm con nhưng xót
xa thay, con gái đã không nhận ra cha vì vết thẹo trên má. Mãi đến lúc
đi , ông mới được nghe tiếng gọi “ba” và đón nhận tình cảm của con.
Không ngờ đó lại là giây phút cuối ông được hưởng niềm hạnh phúc bên
con. Khi trở lại chiến trường, nỗi ân hận luôn day dứt trong ông.Ông đã
cố gắng làm chiếc lược ngà để phần nào làm xoa dịu nỗi thương nhớ con.
Nhưng chẳng bao giờ ông còn được tự tay tặng cho con chiếc lược ngà và
ngắm nhìn niềm vui sướng của con nữa.
- Ông cũng như con gái đã phải chịu đựng bao nỗi đau thương mất mát,
thiệt thòi do kẻ thù gây ra.
* Tình phụ tử thiêng liêng:
- Ông cũng như bao nhiêu người lính khác đã chấp nhận hi sinh hạnh
phúc gia đình , hi sinh bản thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mái ấm
của bao gia đình khác. Sự hi sinh của ông thật đáng khâm phục và tự hào.
- Tình cảm ông dành cho con được thể hiện rõ trong ba ngày về thăm
nhà, đến khi trở về căn cứ thì tình cảm này càng được thể hiện sâu sắc
hơn.
+ Lúc mới về, “ cái tình cha con cứ nôn nao trong người anh”, ông tưởng
tượng cảnh con “ chạy xô vào lòng” nhưng đã phải đau đớn thất vọng, hụt
hẫng trước thái độ lạnh lùng, hoảng sợ của con.
+ Ba ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, chỉ “quanh quẩn ở nhà”, để được
bên con, chăm sóc, bù đắp tình cảm cho con và mong tiếng gọi “ba” của
con. Nên việc đánh con khi nóng giận đã trở thành “ nỗi khổ tâm” day dứt
mãi trong lòng người cha.
+ Lúc chia tay con để trở về chiến trường ‘ anh nhìn với đôi mắt trìu mến
lẫn buồn rầu”, xúc động, hạnh phúc khi được nghe con gọi “ba” và đón
nhận tình cảm thắm thiết , quyến luyến của con.
+ Khi ở căn cứ, lời dặn của con “ Ba về, ba mua cho con một cây lược
nghe ba” đã thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà tặng con.
+ Ông vui mừng khi kiếm được khúc ngà, dồn hết tình thương, tâm trí,
công sức làm thành cây lược: “ Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng,
tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét chữ “
Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lưng lược.
+ Chiếc lược ngà đã trở thành một vật thiêng liêng, quý giá với ông Sáu.
Nó chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ và xoa dịu phần nào nỗi ân
hận của ông. Có cây lược, ông lại mong được gặp con. Nhưng chưa kịp
ngắm nét mặt sung sướng , hạnh phúc và nghe tiếng gọi “ba” lần nữa của
con gái thì ông đã hi sinh. Kẻ thù giết hại ông, nhưng “tình cha con thì
không thể chết được”. Trong giây phút cuối cùng, ông vẫn nghĩ về con
nên cố sức móc túi lấy cây lược nhờ bạn đưa hộ. Chiếc lược ngà trở thành
kỉ vật thiêng liêng vô giá đối với con gái ông.
c. Kết bài:
d. - Hình ảnh ông Sáu với chiếc lược ngà mãi là biểu tượng cao đẹp cho tình
cảm cha con trong chiến tranh – một tình cảm mang giá trị nhân bản sâu
sắc. Thật có lí khi tác giả lấy hình ảnh chiếc lược ngà làm tựa đề cho tác
phẩm.
- Qua nhân vật, người đọc có một cách nhìn sâu sắc hơn về con người Việt
Nam trong chiến tranh: càng trong đau thương chồng chất, họ càng kiên
cường và nồng nàn tình cảm. Sức mạnh chiến thắng của họ chính là ở
đây.Mượn hình thức trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật “tôi” ( một
đồng đội của ông Sáu, người đã chứng kiến câu chuyện cảm động của hai
cha con) đã góp phần làm nên tính chân thực cho hình tượng nhân vật
ông Sáu.
3. Những ngôi xa xôi ( Lê Minh Khuê)
a. Hoàn cảnh sáng tác: st năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến Mỹ
của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt.
b. Nhân vật Phương Định:
*Là cô gái Hà Nội xinh đẹp, trẻ trung, có ngoại hình đẹp, tâm hồn mơ mộng,
lí tưởng sống cao đẹp:
+ Nhân vật tự giới thiệu về mình:” Tôi là một cô gái Hà Nội. Nói một cách
khiêm tốn tôi là một cô gái khá.
+ Thích làm đẹp, thích thêu thùa: tỉa lông mày nhỏ xíu…
+ Thích hát: chăm chép bài gái, hay ngồi hát một mình, ba quyển sổ chép bài
hát, đôi khi bịa ra lời để hát…
+ Hay ngồi bó gối mơ mộng, thích thú khi nhặt mưa đá…
+ Hay nhớ về người mẹ ở quê nhà, nhớ từng góc phố, từng tiếng rao quen
thuộc…
+ Sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân ở nơi đô thị để tình nguyện trở thành
những cô gái thanh niên xung phong…
*Gan dạ, sũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
- Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường
+ Mặc dù xuất thân là một cô gái Hà Thành trẻ trung, sống trong sự chăm
sóc chu đáo của gia đình nhưng PĐ lại tự nguyệt vào chiến trường, tự
nguyện làm những công việc vô cùng hiểm nguy.
+PĐ kể “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom năm lần. Ngày ít: ba
lần”. Hình thức câu rút gọn “Quen rồi”, “Ngày ít: ba lần” ko chỉ tô đậm
tính chất hiểm nguy trong công việc mà còn làm nổi bật tâm thế chủ động
ung dung, bình tĩnh trước gian lao của PĐ. Dù cái chết đe dọa thường
xuyên cũng ko làm cô nao núng mà vẫn vững vàng lao vào công việc.
+ Khi phá bom trong lúc chờ bom nổ, PĐ ko tránh khỏi tâm trạng hồi
hộp, lo lắng “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Nỗi lo khiến “mồ hôi cô
vã ra thấm vào môi, mằn mặn”. Nhưng lo âu ko làm PĐ rối trí, cô bình
tĩnh tự nhắc bản thân cẩn trọng “đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào
cánh tay thì khá phiền”.
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc:
+ Trong hoàn cảnh khốc liệt bom rơi, đạn nổ, sự sống ngàn cân treo sợi
tóc, PĐ nghĩ đến cái chết nhưng “một cái chết mờ nhạt ko cụ thể”. Điều
cô quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ ko? Không thì làm thế nào để
châm mìn lần thứ hai”.
+ Qua dòng độc thoại nội tâm, các câu hỏi tu từ liên tiếp, tác giả cho thấy
PĐ luôn đặt hiệu quả công việc phá bom lên trên tính mạng của bản thân
mình. Với cô, hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng nhất.
 Có tình yêu thương đồng chí, đồng đội:
- Luôn sát cánh cùng đồng đội trong chiến đấu. Chia nhau công việc để
cùng hoàn thành.
- Chăm sóc đồng đội khi bị thương: bế Nho đặt lên đùi, rửa vết thương, pha
sữa, tiêm thuốc cho Nho.
D. THƠ HIỆN ĐẠI:
1. Đồng chí ( Chinh Hữu):
a.Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948 , sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia
chiến dịch Việt Bắc.
b.Nội dung:
- Cơ sở để tạo thành tình đồng chí;
+ Cùng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó
+ Cùng lí tuởng sống cao đẹp
+ Cùng chung một chiến hào.
- Những biểu hiện của tình đồng chí:
+ Chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau
+ Chia sẽ những gian , thiếu thốn của cuộc đời người lính
+ Yêu thương, đoàn kết để chiến thắng kẻ thù
- Bức tranh lãng mạn, nên thơ của tình đồng chí: đầu súng trăng treo
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật)
a. Hoàn cánh ST: 1969 cuộc kháng chiến chống trên tuyến đường Truong
Sơn đang diễn ra ác liệt.
b. Nôi dung:
- Hình ảnh những chiếc xe không kính cho ta thấy tính chất ác liệt của cuộc
chiến tranh.
- Hình ảnh những người lính lái xe: gan da, dũng cảm, bất chấp gian khổ,
tinh thần lạc quan CM.
3. Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)
a. Sáng tác năm 1958 , sau chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ
Quảng Ninh
b. Nôi dung:
- Ca ngợi biển cả bao la, tươi đẹp, giàu có
- Ca ngợi hình ảnh những con người lao động mới.
4. Ánh trăng ( Nguyễn Duy)
a. Sáng tác năm 1978 khi tác giả đang công tác tại TPHCM.
b. Nôi dung:
- Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
- Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại.
5. Bếp lửa ( Bằng Việt )
a. Sáng tác 1963, khi tác giả đang học tập và làm việc ở nước ngoài.
b. Nôi dung:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm hứng của nhà thơ
- Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuoi thơ bên bà
6.Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)
a.Sang tác 1980, khi tác giả đang năm trên giương bệnh, không bao lâu trước
khi nhà thơ qua đời
b. Nôi dung:
- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên ( khổ thơ đầu): bức tranh mùa xuân
thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống và cảm xúc ngây ngất của tác giả.
- Hình ảnh mùa xuân của đất nước, cách mang ( 2,3)
- Tâm nguyện của tác giá ( 4,5): ước nguyện chân thành, khiêm tốn, muốn
đóng góp phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho cuộc đời chung.
7. Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
a. Sáng tác năm 1976, sau khi công trình lăng chủ tịch HCM vừa khánh
thành.
b. Nội dung:
- Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác ( khổ 1)
- Những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời Bác ( 2,3)
- Tâm trạng lưu luyên của nhà thơ khi phải trở về Miền Nam ( khổ 4)
8. Sang thu ( HỮu Thỉnh)
a. sáng tác nam 1977
b.Nôi dung:
-Những biến chuyển của thiên nhiên, thời tiết lúc cuối hạ, đầu thu; nhà thơ
đã cảm nhận sự biến chuyển đó qua rất nhiều giác quan
- Những suy ngẫm về cuộc đời con người lúc tuổi trung niên; người bươc
sang tuoi trung niên sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió của cuộc đời.
9. Nói với con ( Y Phương)
a. Sáng tác năm 1980
b Nôi dung :
- Cội nguồn sinh dưỡng của con người : gia đình cha mẹ là người sinh ra,
nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta nên người. Quê hương chính là nơi nâng đỡ
để chúng ta trưởng thành.
- Người cha nói về những phẩm chất tốt đẹp của « người đồng mình » và
mong ước con sẽ tiếp tục nối tiếp truyền thống quê hương

You might also like