You are on page 1of 5

2.2.2.

Những mặt tiêu cực trong cạnh tranh của ngành/lĩnh vực sản xuất
lúa và nguyên nhân.
2.2.2.1. Những mặt tiêu cực.
 Lượng hàng tồn quá lớn khiến các thương lái không thể thu mua thêm gạo
cho bà con. 
- Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex, cho biết: Nếu tính cả số
lượng đơn hàng bị hủy từ tháng 7/2021 dồn qua thì tháng 8/2021, Intimex phải
xuất theo hợp đồng đã ký gần 120.000 tấn gạo. Tuy nhiên, bên giao hàng cho
biết, khả năng vận chuyển hàng đi được tối đa chỉ 30.000-35.000 tấn.
- Tương tự, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) cho biết,
doanh nghiệp này đang có lượng hàng lưu kho lên đến 85%, mặc dù Vinafood
1 đã làm việc với địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua lúa cho
bà con nông dân nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc.
- Còn với những doanh nghiệp chủ động thu mua lúa như Công ty CP XNK An
Giang (Angimex) thì lại đang gặp vướng trong vấn đề tài chính. Mặc dù lượng
hàng tồn kho vẫn đang quá lớn do chưa thể xuất khẩu nhưng doanh nghiệp này
vẫn đề nghị Sở NN&PTNT An Giang hỗ trợ để Angimex có thể mua 30.000
tấn lúa cho nông dân. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, Angimex cần được
hỗ trợ tăng hạn mức vay và giảm lãi suất ngân hàng.
 Gạo Việt Nam xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế
- Những khó khăn nội tại của ngành Lúa gạo Việt Nam càng được đặt ra một
cách cấp thiết, nhất là khi Việt Nam chưa có thương hiệu gạo xuất khẩu quốc
gia, trong khi phải cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu lớn là Thái Lan,
Ấn Độ và một số nước mới nổi như Campuchia, Myanmar và Pakistan với
những loại gạo đạt chất lượng vượt trội… liên tiếp gây áp lực đối với tình hình
xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam.
- Đa số các sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã,
thương hiệu cũng bị mờ nhạt, như gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng
chưa đạt thương quốc tế trong khi Campuchia 3 lần được xếp hạng gạo ngon nhất
thế giới.
- "Trong bối cảnh cơ chế thị trường ngày càng hội nhập sâu với các nước trong khu
vực và trên thế giới thì đa số các sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về
chất lượng mẫu mã, thương hiệu cũng bị mờ nhạt, như gạo Việt Nam đã xuất
khẩu trên 20 năm nhưng chúng ta chưa đạt thương quốc tế, trong khi đó
Campuchia đi sau ta nhưng gạo thơm Phka Ramdoul (gạo lài Campuchia) đã 3
lần được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ thực hiện nghiêm ngặt quy trình
sử dụng phân bón hữu cơ" trích ông “Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy chủ tịch Hiệp
hội phân bón Việt Nam”

 Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay đang trở nên đáng báo động
khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng
gia tăng. Thậm chí, nhiều người dân còn có tâm lý phun phòng khi sâu bệnh
chưa đến ngưỡng phòng trừ hay trên những diện tích chuẩn bị cho thu
hoạch. Điều này không chỉ gây lãng phí thuốc bảo vệ thực vật, tác động tiêu
cực đến môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người.
- Gần 1.000 m2 lúa mùa mới được cấy chưa đầy nửa tháng, song đây là lần thứ
4, chị Lò Thị Hiêng, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Lần đầu tiên gia đình chị phun thuốc diệt cỏ trước khi cấy. Tiếp đến là
2 lần phun thuốc ốc bươu vàng không thấy hiệu quả và lần thứ 4 chị đã trộn
thuốc diệt ốc bươu vàng cùng với phân kali bón cho lúa. Đó là chưa kể những
lần sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái làm đòng và phơi
bông.
- Khu vực cánh đồng lòng chảo Điện Biên là nơi người nông dân thường xuyên
dùng thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi mùa vụ. Thuốc bảo vệ thực vật được
phun ở nhiều thời điểm khác nhau: Phun trừ cỏ trước khi cấy lúa; phun phòng
chống sâu bệnh hại khi lúa mới cấy khoảng 15 - 20 ngày, phun thuốc khi lúa
trổ đòng, khi lúa phơi màu và phun thuốc bảo vệ khi bông lúa uốn câu. Thậm
chí, ở những diện tích lúa đã cho thu hoạch, người dân còn phun trừ rầy nâu để
tránh thiệt hại kinh tế. Trung bình, mỗi vụ sản xuất lúa, người nông dân phải
phun từ 5 đến 7 lần thuốc bảo vệ thực vật. Đó là đối với tình trạng cây trồng
bình thường, còn nếu sâu bệnh phát triển nhiều thì số lần phun thuốc bảo vệ
thực vật càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc này là tăng chi phí đầu tư sản xuất,
ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái.
- Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, năm 2019, nông dân toàn tỉnh
sử dụng 103 tấn thuốc bảo vệ thực vật, năm 2020 là 104 tấn thuốc bảo vệ thực
vật. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng còn nhiều bất cập khi chưa tuân
thủ nguyên tắc 4 đúng là: Đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc và
đúng kỹ thuật.

- Đến thăm trang trại tổng hợp của gia đình ông Kiều Văn Giỏi, thôn 1, xã Thọ
Thanh (Thường Xuân) - một trong những trang trại đang hướng đến sản xuất
nông sản an toàn thực phẩm của địa phương. Với quy mô hơn 1 ha, ông Giỏi tự
nuôi giun quế để làm phân bón cho cây ăn quả, rau màu và cung cấp nguồn
đạm tươi cho gia cầm trong trang trại. Qua trao đổi, ông cho biết: Sau khi tham
khảo nhiều trang trại VietGap và trang trại đạt chuẩn theo Thông tư 27 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhận thấy hầu hết đều
sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng. Sau 6 tháng nuôi giun quế, hiện nay
lượng phân hữu cơ không những cung cấp đủ cho nhu cầu của trang trại mà
còn cung cấp khoảng 20 tấn phân giun quế và 1,5 tấn giun thịt cho thị trường,
lợi nhuận trung bình từ 40 đến 65 triệu đồng/tháng. Song, theo ông Giỏi, việc
sản xuất phân hữu cơ đã khó thì việc tiêu thụ còn khó hơn, bởi đa phần người
dân đã quen với việc sử dụng phân bón vô cơ cho cây trồng, chỉ những trang
trại, hộ gia đình và tổ chức hướng đến sản xuất thực phẩm an toàn mới có xu
hướng tiêu thụ và sử dụng phân bón hữu cơ.
 Chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của hàng hóa lúa gạo và doanh
nghiệp sản xuất thấp là điều kiện để sản phẩm lúa gạo ngoại và doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm lĩnh thị trường Việt
Nam với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó, thị phần của hàng nông sản thực phẩm
lúa gạo Việt Nam chất lượng trung bình đang giảm nhanh trên thị trường
tiêu thụ. Giá cả hàng hóa biến động thất thường, tạo nên mặt bằng giá mua
bán bất hợp lý và các vụ việc vi phạm cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, phản
cạnh tranh,... ngày càng tinh vi, phức tạp cũng là những góc khuất của thị
trường hiện nay. Về mặt luật pháp, một số quy định của cơ quan nhà nước
các cấp ở địa phương vẫn cản trở hoạt động kinh doanh, cạnh tranh hợp
pháp của doanh nghiệp.
- Phần lớn xuất khẩu là nhà đầu tư nước ngoài làm. Các nhà đầu tư nước ngoài
trở thành khối xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm tới 70% thành tích xuất
khẩu. Tức là 18 nghìn nhà đầu tư nước ngoài họ làm ra 70% xuất khẩu, còn lại
90 triệu dân Việt Nam chỉ có 30% trong xuất khẩu. Ngoài nhân tố xuất khẩu,
nghịch lý ở chỗ chúng ta đang trói doanh nghiệp trong nước để doanh nghiệp
nước ngoài vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. 

- Việc quy định chỉ một số lượng nhất định các doanh nghiệp được mua lúa gạo
với giá sàn chung tại một thời kỳ là tạo nên một nhóm doanh nghiệp thống lĩnh,
độc quyền trong kinh doanh lúa gạo. Việc này dẫn đến nhiều khả năng lạm
dụng vị thế thống lĩnh, độc quyền của nhóm doanh nghiệp và hiệp hội kinh
doanh lúa gạo, gây hạn chế đáng kể sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác
trong việc tiêu thụ lúa gạo cho sản xuất nông nghiệp. Nội dung này bị cấm tại
Điều 6 và Điều 13 của Luật Cạnh tranh. Đây cũng không phải là quy định để
bảo đảm an ninh lương thực hoặc giữ đầu mối xuất khẩu lúa gạo.

2.2.2.2. Nguyên nhân.

 Năm 2020, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp
không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động hết sức phức tạp của
dịch Covid-19.

- Hiện nay các cảng đều đang thiếu công nhân do thực hiện các quy định phòng,
chống dịch bệnh (không tập trung đông, giãn cách 2 m…) khiến không có
người bốc xếp hàng từ xe lên băng chuyền để đưa vào container. Chưa kể đến
việc các đơn hàng xuất đi châu Phi không có tàu lớn vào cảng do lo ngại dịch
bệnh; xà lan đi từ địa phương lên khó, bị giữ lại, không vào bốc hàng được…
- Việc áp dụng phương án "3 tại chỗ" để phòng chống dịch COVID-19 trong thời
gian dài đang khiến lượng gạo tồn kho cao vì chưa xuất khẩu, hàng hóa ùn ứ…
nên các thương lái, doanh nghiệp kinh doanh gạo chưa thể tiếp tục thu mua lúa
cho nông dân. 
 Gạo Việt Nam xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế

- Tại Việt Nam hơn 20 năm qua, phân bón đổ xuống đồng ruộng trên 165
triệu tấn các loại nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. Việc sản xuất nông
nghiệp hàng hóa do nông dân đua nhau sử dụng phân bón hóa học đã làm
cho đất bị suy thoái, chai hóa trầm trọng cho nên sản xuất nông nghiệp
các loại cây, củ, quả thời nay sẽ không tự làm ra nông nghiệp hữu cơ
hàng hóa được. Vì vậy, nếu không có phân bón hữu cơ đi trước thì không
thể có một nền nông nghiệp hữu cơ hàng hóa bên vững, đột phá.
- Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay đang trở nên đáng báo động khi
số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng.
Thậm chí, nhiều người dân còn có tâm lý phun phòng khi sâu bệnh chưa đến
ngưỡng phòng trừ hay trên những diện tích chuẩn bị cho thu hoạch. Điều này
không chỉ gây lãng phí thuốc bảo vệ thực vật, tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Tuy nhiên hiện nay ngành phân bón hữu cơ đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế
như số lượng cơ sở sản xuất và số lượng phân bón vô cơ đang chiếm tỷ trọng lớn
hơn nhiều so với phân bón hữu cơ, chưa có nghiên cứu bài bản hệ thống về hiệu
suất sử dụng phân bón, thất thoát dinh dưỡng và các biện pháp khắc phục…
- Thói quen sử dụng phân bón hóa học trong quá trình canh tác chính là một
trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, khiến năng suất, sản lượng cây
trồng kém, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng tới chất
lượng của sản phẩm nông nghiệp. Sử dụng phân bón hữu cơ để cải hóa đất đai,
nâng cao chất lượng cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp sạch là giải pháp
hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay. Song vì nhiều nguyên nhân khiến việc sản
xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta
còn gặp nhiều khó khăn.
- Theo các tài liệu nghiên cứu, khi sử dụng phân bón hóa học, khoảng 50%
lượng phân bón được cây trồng sử dụng để tạo sinh khối, 50% còn lại sẽ bị rửa
trôi, thẩm thấu xuống nguồn nước hoặc bay hơi, gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, hàng năm ngành nông nghiệp tỉnh ta thải ra hàng trăm nghìn tấn
rơm rạ, bã cây ngô, mía, các loại phân gia súc, gia cầm... nhưng người dân từ
lâu đã bỏ thói quen sử dụng nguồn nguyên liệu này để làm phân hữu cơ bón
cho cây trồng. Bà Nguyễn Thị Lanh, thôn 2, xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa), cho
biết: Cách đây khoảng 1 thập kỷ, người dân đã ít sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp để chế biến thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, mà chủ yếu là sử
dụng phân bón hóa học, bởi sự tiện lợi đối với sản xuất.

 Chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của hàng hóa lúa gạo… cạnh
tranh hợp pháp của doanh nghiệp.
- Một số hãng bán lẻ lớn đã bán thực phẩm nhập khẩu với giá rẻ hơn cả giá đã
bao gồm thuế nhập khẩu là dấu hiệu hành vi bị cấm: bán hàng dưới giá thành
toàn bộ.
- Một số hãng bán lẻ, siêu thị lớn chỉ bán hàng nông sản thực phẩm ngoại nhập
hoặc hàng của các doanh nghiệp FDI là dấu hiệu hành vi bị cấm: phân biệt đối
xử với các doanh nghiệp trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình
đẳng trong cạnh tranh.
- Nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp FDI có thương hiệu lớn đang tiến
hành tập trung kinh tế mua bán, sáp nhập, liên doanh, hợp nhất trên thị trường
kinh doanh và chế biến nông sản thực phẩm. Nó gây nên sự hạn chế cạnh tranh,
có biểu hiện vi phạm tập trung kinh tế bị cấm, quy định trong Luật Cạnh tranh.

You might also like