You are on page 1of 6

Các công cụ chính sách thương mại quốc tế

Cơ bản về phân tích chính sách thuế

• Thuế XNK là chính sách thương mại đơn giản và lâu đời nhất.
• Có 2 loại thuế suất: Specific tariffs (thuế cố định theo giá trị) và Ad valorem tariffs (thuế
đánh theo tỉ lệ phần trăm trị giá hàng hoá XNK).
• Cho đến khi có thuế thu nhập thì nhiều quốc gia chủ yếu thu ngân sách bằng thuế XNK.
• Thuế XNK có 2 mục đích: nguồn thu quốc gia và bảo vệ một số lĩnh vực sản xuất nội địa.
• Vai trò của thuế XNK trong chính sách TMQT suy giảm dần trong những năm gần đây.
Thay vào đó các quốc gia chuyển hướng sang sử dụng các biện pháp / chính sách phi
thuế quan như là: hạn ngạch nhập khẩu, giới hạn xuất khẩu,…

Cung, Cầu và Thương mại trong 1 ngành công nghiệp

Home’s Import Demand Curve

• Để xác định giá thế giới và khối lượng giao dịch sẽ rất hữu ích nếu định nghĩa thêm 2
đường Cầu hàng NK của Home và Cung hàng XK của Foreign.
• Xem xét nhu cầu tiêu dùng của Home: tại mức giá P1 nhu cầu trong nước là D1 nhưng
sản lượng sản xuất chỉ là S1 nên thiếu hụt khoảng D1 – S1, do đó phải nhập khẩu từ
Foreign để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó.
• Nếu nâng giá từ P1 đến P2 thì nhu cầu tiêu dùng giảm về D2 đồng thời sản lượng cung
tăng lên D2 (giải thích vì sao?). Sự mất cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng và nguồn cung
sản xuất trong nước giảm từ D1 – S1 về D2 – S2 => Foreign giảm xuất khẩu 1 lượng
tương ứng (xem thêm hình Supply Curve của Foreign).
Foreign’s Export Supply Curve

• Nếu không có trade thì 𝑃! và 𝑃!∗ lần lượt là giá sản phẩm của Home và Foreign.
• Khi có trade thì nói chung 𝑃# ≠ 𝑃! 𝑣à 𝑃!∗ .
• Tại mức giá 𝑃# thì:

Home Demand – Home Supply = Foreign Supply – Foreign Demand


Or
Home Demand + Foreign Demand = Home Supply + Foreign Supply

Ảnh hưởng của thuế quan


Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu
• Giả sử cung cầu thế giới xác lập mức giá tại điểm 𝑃# là giao điểm của 2 đường XS và MD
(World Demand = World Supply).
• Nếu Home áp thuế nhập khẩu (thuế suất cố định theo giá trị, ví dụ 𝑡 = 2$ / đvi s.p) thì
sẽ tạo ra khoảng cách (wedge) giữa giá ở thị trường trong nước (Home) và giá ở thị
trường nước ngoài (Foreign).
• Thuế làm cho hàng hoá ở T/T trong nước đắt lên => 𝑃$ > 𝑃# => tăng cung trong nước
nhưng cầu giảm vì giá tăng.
• Thuế làm cho hàng hoá ở T/T nước ngoài rẻ đi => 𝑃$∗ < 𝑃# => giảm cung xuất khẩu
nhưng tăng cầu trong nước (Foreign).
• Tại khối lượng giao dịch 𝑄$ thì cầu NK của Home bằng với cung xuất khẩu của Foreign
khi 𝑃$ − 𝑃$∗ = 𝑡.
• Lưu ý: giá tăng từ 𝑃# lên 𝑃$ ít hơn 𝑡, và giá giảm từ 𝑃# về 𝑃$∗ ít hơn 𝑡 bởi vì một phần
thuế suất đã phản ánh vào trong giá xuất khẩu giảm của Foreign hay nói cách khác mỗi
bên chịu một phần tác động từ việc áp thuế NK.
• Tuy nhiên nếu quốc gia nhập khẩu có quy mô kinh tế nhỏ thì tác động của thuế NK lên
giá thế giới là không đáng kể => giá thị trường sau khi áp thuế sẽ là 𝑃$ = 𝑃# + 𝑡.

Ảnh hưởng của thuế quan đến quốc gia nhỏ

• Nếu giả định quốc gia nhỏ không hoàn toàn đúng thì áp thuế NK có thể làm góp
phần làm giảm giá ở quốc gia xuất khẩu thay vì làm tăng giá ở quốc gia nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thuế quan có ảnh hưởng khác nhau đến các công đoạn sản xuất khác
nhau.
Phân tích chính sách thương mại dựa trên khung phân tích Lợi ích – Chi phí

Để phân tích tác động của chính sách hỗ trợ hay hạn chế thương mại quốc tế khung phân tích
lợi ích – chi phí được sử dụng để minh hoạ Lợi ích và/hoặc Tổn thất của các đối tượng kinh tế:
người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nước.

Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hoá chịu thuế ở quốc gia nhập khẩu nhưng đồng thời (có
thể) làm giảm giá hàng hoá đó ở quốc gia xuất khẩu. Bởi vì giá hàng hoá thay đổi, người tiêu
dùng (NTD) ở quốc gia nhập khẩu sẽ gánh chịu tổn thất trong khi NTD ở quốc gia xuất khẩu thì
ngược lại. Tương tự vậy nhà sản xuất (NSX) ở quốc gia nhập khẩu thì được lợi trong khi NSX ở
quốc gia xuất khẩu bị thiệt. Đối với nhà nước, thì thuế nhập khẩu góp phần vào tăng thu ngân
sách.

Để so sánh lợi ích và chi phí chúng ta cần lượng hoá chúng dựa trên các khái niệm của kinh tế
học vi mô là: thặng dư của người tiêu dùng (consumer surplus hay CS) và thặng dư của nhà sản
xuất (producer surplus hay PS).

Khái niệm CS được minh hoạ bằng diện tích nằm dưới đường cầu (demand curve), xem hình 9.7
ở trên. Tại mức giá P1 diện tích tam giác a + diện tích hình thang b là CS, trong khi tại mức giá
P2 diện tích tam giác a là CS. Hàm ý ở đây là giá tăng từ P2 lên P1 sẽ làm thu hẹp CS một lượng
là B, người tiêu dùng bị tổn thất thặng dư là b.

Tương tự như vậy đối với nhà sản xuất. PS là diện tích nằm trên đường cung. Tại mức giá P1, PS
là diện tích tam giác c, vì thế nếu giá tăng từ P1 đến P2 thì PS tăng thêm một lượng là hình
thanh d.
Áp dụng hai khái niệm trên vào tình huống Nhà nước áp đặt thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng hoá ở quốc gia nhập khẩu => tổn thất CS là phần hình thang
nằm trên đường cầu, giá tăng từ PW đến PT. Đó là,
CS loss = a + b + c + d
Đối với NSX thì (phần diện tích nằm trên đường cung, giá tăng từ PW đến PT):
PS gain = a
Đối với Nhà nước thì tăng thu thêm
Govt revenue gain = c + e
Như vậy, tổng lợi ích xã hội sẽ là:
Net social welfare loss = CS loss – PS gain – Govt revenue gain = (a + b + c + d) – (a + c + e)

Hay,
Net social welfare loss = b + d – e

Để giải thích ý nghĩa của các phần diện tích b, d và e, chúng ta gọi (b + d) là tổn thất về hiệu quả
(efficiency loss) do thuế nhập khẩu làm méo mó cung – cầu thị trường và e là lợi ích về terms of
trade. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu quốc gia nhập khẩu là nhỏ, ít có tác động vào thị trường thế
giới thì giá sau thuế nhập khẩu sẽ là PT = PW + t, khi đó diện tích phần e rất nhỏ, không đáng kể
hàm ý rằng NTD sẽ gánh chịu toàn bộ tổn thất xã hội khi áp thuế nhập khẩu.

Đối với các trường hợp chính sách khác như trợ cấp xuất khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu
cách giải thích tương tự. Sinh viên cần xem thêm trong Slide bài giảng.

You might also like