You are on page 1of 11

II.

Kĩ năng lắng nghe: (Anh Duy+ Thanh Danh)

1. Thuật ngữ kỹ năng lắng nghe

Trong 1 lớp học chúng ta thường nghe gv nói: “Các em có thể đang nghe tôi
nói, nhưng không thật sự đang lắng nghe”.

Hoặc giữa bạn bè thì hay nói: "M có đang nghe t nói gì ko?

Nhiều người thường sử dụng “nghe thấy” và “lắng nghe” như hai từ tương
đương và nhầm lẫn chúng có cùng một ý nghĩa. Nhưng chúng vẫn có những
khác nhau nhất định Vậy bạn nào có thể giúp mình Phân biệt giữa nghe và lắng
nghe ?

- Nghe là hình thức con người tiếp cận thông tin qua thính giác.

- Lắng nghe là tiếp nhận thông tin qua thính giác kèm trạng thái chú ý. (giúp
con người hiểu được nội dung, trạng thái và cảm xúc của người trong quá trình
giao tiếp)

Ví dụ:khi dạy học sinh một tiết lí thuyết và bắt đầu cho học sinh làm bài tập thì
có bạn làm được và có bạn không làm được từ đây suy ra những bạn làm được
chính là những bạn đã tập trung lắng nghe giáo viên dạy và hiểu bài, những bạn
không làm được chỉ nghe mà không hiểu

Kết luận: kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết
được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói một cách hiệu quả trong
giao tiếp. Đây cũng là 1 kỹ năng cần thiết của ng gv

2. Lợi ích của việc lắng nghe.

Đối với người nghe:

- Thu nhập được nhiều thông tin hơn từ đó có căn cứ, sơ sở để quyết định một
vấn đề nào đó và đưa ra nhận xét, đưa ra quyết ²định nào đó.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, khi người khác nói chúng ta lắng nghe thì khi
chúng ta nói họ cũng sẽ lắng nghe khiến hai bên hiểu nhau hơn và tạo nên sự hài
lòng đối với nhau.

Đối với người nói:


- Lắng nghe tạo ra sự thỏa mãn nhu cầu của người nói

- lắng nghe khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình và
người nói sẽ được cảm thấy tôn trọng từ đó có thể thoải mái để chia sẻ nhưng
suy nghĩ, quan điểm ý tưởng của mình.

VD: "Thiếu niên nói 2020, 2021" là chương trình truyền hình thực tế có
"format" hoàn toàn mới lần đầu tiên lên sóng tại Việt Nam, định hướng giáo dục
theo hướng nhân văn dành cho các em học sinh tiểu học và trung học. Chương
trình với mong muốn giúp các em học sinh cấp tiểu học và trung học mạnh dạn
bày tỏ nguyện vọng, thổ lộ những ước muốn, nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình.
Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội thể hiện tài năng, sự tự tin, bản lĩnh khi trình
bày vấn đề cần nói trước đám đông. Trên cơ sở đó kết nối mọi người trong gia
đình, trường lớp, bạn bè lại với nhau. Là 1 ng gv, cta phải là ng biết lắng nghe
hs của mình khi em ấy gặp kk, đồng thời cũng phải biết cách để hướng dẫn các
em hs khác để các em biết cách lắng nghe thấu hiểu bạn mình.

Có một câu nói: “A problem shared is a problem halved” (Một vấn đề được chia
sẻ thì sẽ giảm đi một nửa). Việc lắng nghe và chia sẻ gánh nặng đa phần sẽ giúp
ích cho người nói theo cách này, khi họ cảm thấy mình đang được lắng nghe.

3. Các cấp độ lắng nghe.

Những nghiên cứu trong hai thập kỷ qua cho thấy hầu hết chúng ta lắng nghe ở
mức 25% . Nghĩa là chúng ta bỏ lỡ đến 75% thông điệp mà người khác đang
muốn truyền đạt. Và cứ bốn lần thì hết ba lần người khác cũng bỏ lỡ những điều
chúng ta nói

- Không nghe :

Đặc điểm: không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những gì người nói
nói.

Biểu hiện: là nói chuyện riêng hay làm việc khác khi người nói đang trong quá
trình giao tiếp

- Nghe giả vờ:

Đặc điểm:tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về 1 vấn đề
khác hoạc không quan tâm và không hiểu được thông tin người nói.
Biểu hiện:.Bạn đang nhìn vào ai đó, có thể bạn đang gật đầu hoặc thêm vào
những “tiếng động lắng nghe” như “Uhm”,”Vâng” hay “Hay đấy"....nghe nhưng
không hiểu nội dung và thỉnh thoảng có những hành vi, cử chỉ trái với người
nói.

- Nghe có chọn lọc:

Đặc điểm: là người nghe chỉ nghe 1 phần thông tin và nghe những gì mình
quân tâm, ưa thích.

Biểu hiện: là nghe nhưng vẫn có lúc phân tâm vào việc khác, trong lúc lắng
nghe thình toảng hay nói chuyện hoặc làm việc riêng.

- Nghe chăm chú:

Đặc điểm: là tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu nó.

Biểu hiện: tập trung vào người đối thoại, không là việc riêng và có các cử chỉ
thể hiện mình hiểu thông tin người nói và khuyến khích họ nói.

- Nghe thấu cảm:

Đặc điểm: là kiểu nghe mà người nghe không chỉ chăm chú lắng nghe mà còn
đặc mình vào người nói để có thể hiểu họ một cách thấu đáo , sâu sắc.

Biểu hiện: sự chăm chú, các câu hỏi gợi mở, các hành vi đáp ứng và khuyến
khích người nói, …..

Gv muốn là bgười lắng nghe thấu cảm thì phải giữ cho hs đc thoải mái và không
rơi vào trạng thái đề phòng. Để làm được điều này, chúng ta cần tránh hỏi
thẳng, tranh luận với họ hoặc tranh cãi về vấn đề.Lắng nghe và thấu cảm không
chỉ dừng lại ở sự ghi nhận, suy tư hay hiểu rõ những gì được nghe. Theo tính
toán của các chuyên gia về giao tiếp, trong thực tế, chỉ có 10% giao tiếp của
chúng ta thông qua lời nói, 30% được thể hiện qua âm thanh và 60% qua ngôn
ngữ cử chỉ điệu bộ. Khi lắng nghe thấu cảm, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà
quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và cả con tim. Bạn lắng nghe để cảm
nhận, để giải nghĩa, để hiểu hành vi của người khác. Mình mong mn hãy nhớ 1
câu nói sau: “Hãy cư xử với người khác theo cách bạn muốn họ cư xử với
mình”- tức là hãy làm cho người khác những điều mà bạn muốn họ làm cho
mình. Muốn hs lắng nghe bài giảng của mình, hiểu và thương mình thì trc tiên,
chúng ta nên lắng nghe thấu cảm những tâm tư nguyện vọng của chính hs mình.
Ví dụ: Trong một tiết học môn Văn giáo viên đang giảng bài trên lớp thì thấy
được:

Bạn A đang làm bài tập môn toán trong giờ học

Bạn B,C,D,E thì nhìn có vẽ như rất chú ý lắng nghe nên cô đã hỏi bạn B về vấn
đề bài học nhưng bạn B lại trả lời sai hoàn toàn

Cùng câu hỏi đó với bạn C thì bạn C chỉ trả lời được đúng 1 phần

Bạn D thì trả lời được 1 cách gần đúng

Bạn E thì trả lời đúng nhất và chính xác với nội dung đề bài nhất

A: không lắng nghe

B: nghe giả vờ nên không hiểu bài nên trả lời không đúng câu hỏi

C: bạn C chỉ nghe được phần mình thích nên chỉ trả lời được đúng 1 phần
gọi là nghe chọn lọc

D: gọi là nghe chăm chú vì đã cố gắng để hiểu nó nhưng không hiểu rõ


được hết vấn đề.

E: là nghe thấu cảm khi có thể hiểu rõ được hết nội dung câu
chuyện và trả lời chính xác

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe:

Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe:

a. Tốc độ tư duy

Tốc độ suy nghĩ của người bình thường nhanh hơn 4 lần so với tốc độ nói
nên chúng ta dung thời gian để suy nghĩ nhiều hơn là lắng nghe, vì vậy
chúng ta bị phân tán tư tưởng. Khi nói về một vấn đề nào đó nên nói ngắn
gọn, rõ ràng, cụ thể và không nên nói quá nhanh hay quá chậm vì có thể làm
người nghe cảm thấy chán nản, căng thẳng.
b. Sở thích

Người ta thường chỉ nghe những diều mình thích, khi gặp những điều không
muốn nghe thì thường không muốn nghe hay không nghe. Vì thế, chỉ khi
chọn đúng nội dung mà người khác thích thì việc lắng nghe sẽ rất hiệu quả.
Hãy biến điều mình muốn người khác lắng nghe thành nội dung họ đang
quan tâm, thích thú thì lắng nghe sẽ diễn ra như mong đợi.

c. Sự phức tạp của vấn đề

Khi nghe một vấn đề phức tạp nằm ngoài tầm hiểu biết thì con người thường
có xu hướng không muốn lắng nghe. VÌ thế, hãy chọn nội dung phù hợp với
người nghe hoặc có thể làm cho sự phức tạp của vấn đề trở nên đơn giản
hơn, cụ thể, dễ tiếp nhận và dễ ghi nhớ.

d. Thiếu kiên nhẫn

Trong thực tế thường xảy ra tình huống hai người tranh nhau nói và một
người nói còn một người chẳng muốn nghe. Trong lúc nghe người khác nói,
chúng ta thường có những ý kiến đáp lại và muốn nói ra lập tức. Nếu không
kiên nhẫn, kiềm chế trong lúc nghe người khác nói thì việc lắng nghe sẽ
không hiệu quả.

e. Thiếu kỹ năng lắng nghe

Cũng như các kỹ nắng khác, muốn lắng nghe tốt thì phải có sự tập luyện và
để tập luyện hiêuj quả thì phải có các bài tập. Tuy nhiên việc dạy cho học
sinh cách lắng nghe chưa được chú trọng nên giao tiếp giauwx giáo viên và
học sinh phần nào cũng bị ảnh hưởng.

f. Thiếu quan sát khi lắng nghe

Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần ở thính giác mà còn cần đến các
giác quan khác, nhất là thị giác để có thế nắm bắt hết thông điệp mà người
nói muốn truyền tải qua ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ. Tuy vậy, con
người thường ít hoặc chưa biết cách sử dụng mắt trong quá trình giao tiếp.

g. Những thành kiến, định kiến tiêu cực


Khi con người có thành kiến, định kiến với người đối thoại hoặc vấn đề mà
người đối thoại đề cập đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả
lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả thì chúng ta cần phải bỏ qua thành kiến,
định kiến tiêu cực của bản thân để có thể lắng nghe tường tận, đầy đủ.

h. Những thói quen xấu khi lắng nghe

Một số thói quen xấu trong lúc lắng nghe người khác nói: đoán trước ý lời
nói, nói cắt ngang lời người nói, giả vờ lắng nghe, giả vờ hiểu vấn đề,…
Những điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe nói riêng và ảnh
hưởng đến hiệu quả giao tiếp nói chung.

5. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả

a. Kỹ năng gợi mở

Trong giao tiếp có những nội dung, vấn đề khó chia sẻ một cách tự nhiên hoặc
do e ngại, bối rối trước người khác. Để cho đối thoại tự nhiên và mạnh dạn chia
sẻ thì có thể áp dụng một số cách như sau:

-Tỏ ra am hiểu vấn đề và đồng cảm. Sử dụng các câu nói như “tôi hiểu”, “tôi
từng nghe qua”,… kết hợp với những yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh
mặt, nụ cười để người nói cảm thấy được ta đang quan tâm, hưởng ứng những
gì họ nói.

-Có sự phản hồi thích hợp với những nội dung mà người nói chia sẻ. Dùng lời
nói và kết hợp các cử chỉ, điệu bộ như nhún vai, chau mày, gật gù,.. sẽ làm tang
hiệu quả trong giao tiếp.

-Đặt câu hỏi để làm rõ nội dung vấn đề và để thể hiện sự quan tâm đến nội dung
đối thoại. Nên sử dụng dạng câu hỏi mở và không nên hỏi nhiều. Tùy tình
huống có thể sử dụng các câu hỏi như “sau đó như thế nào”, “phản ứng của bạn
ra sao”,..

-Giữ sự im lặng đầy thiện chí, vừa đủ trong sự chuyên nghiệp. Trong quá trình
giao tiếp, sẽ có những lúc câu chuyện bị ngắt quãng và người nói sẽ tạm thời im
lặng. Trong lúc này, nếu chúng ta biết giữ im lặng và chờ đợi để lắng nghe thì
người nói sẽ sớm nối lại cuộc hội thoại. Nêu sự im lặng kéo dài quá lâu thì cần
phải chủ động phá vỡ sự im lặng.

ví dụ:
b. Kỹ năng bộc lô sự quan tâm

-Khi lắng nghe nên ngồi ở hướng đối diện người đối thoại và thể hiện sự quan
sát tích cực.

-Có sự tiếp xúc bằng mắt một cách hợp lí. Nên duy trì khoảng thời gian giao
tiếp bằng mắt từ 70%-75% trong tổn thời gian đối thoại. Cần chú ý không nên
tập trung ánh mắt vào một điểm nào đó trên cơ thể người đối thoại mà phải quan
sát tổng thể.

-Có những hành động tương tác với người nói như: gật đầu, mỉm cười, những
động tác tay… Cần tránh những biểu hiện cho thấy chúng ta đang thờ ơ, không
hứng thú với người nói như: bẻ ngón tay, chống cằm, vặn mình hay mân mê
một vật gì đó. Những hành động trong vô thức này sẽ làm rạn nứt mối quan hệ
trong giao tiếp.

C. Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng:

Để tạo ra bầu không khí thoải mái trong giao tiếp cần lưu ý:

-Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp. Tùy vào mức độ mối quan hệ mà cần giữ
khoảng cách gần xa cho tương ứng với hoàn cảnh giao tiếp và thực chất của mối
quan hệ tương tác.

-Tư thế ngang tầm. Khi một người đứng/ngồi thì người kia cũng nên đứng/ngồi
theo. Cần tránh tình trạng một người đứng còn người kia ngồi vì sẽ tạo nên sự
chênh lệch vị thế. Cần lưu ý tránh những tư thế như bỏ tay ào túi áo hay túi
quần vì những cử chỉ này thể hiện sự không hào hứng, khép kín trong giao tiếp.

D. Kỹ năng phản ánh lại

Việc phản ánh lại trong giao tiếp giúp bạn xác định lại nhận thức của bản thân
có đúng với những gì họ muốn truyền tải hay không, đồng thời thể hiện sự quan
tâm của bạn đối với người nói.

-Phản ảnh lại thực chất là việc người nghe diễn đạt lại ý của người nói theo cách
hiểu của mình.

Kết luận sư phạm:


Đối với người giáo viên trong giao tiếp sư phạm, kỹ năng lắng nghe đặc biệt là
việc lắng nghe học sinh trở thành một kỹ năng rất quan trọng. Khi lắng nghe
học sinh, giáo viên thường biểu hiện: hướng về phía học sinh, nhìn bằng mắt,
tiếp nhận thông tin một cách đa giác quan, thể hiện một số động tác như gật đầu,
chớp mắt,.. song song đó, giáo viên thể hiện cảm xúc rõ nét trên khuôn mặt, ánh
mắt bằng biểu cảm của mình.

Việc lắng nghe học sinh trong giao tiếp sư phạm sẽ gia tăng mối quan hệ tích
cực giữa giáo viên và học sinh , sự thỏa mãn nhu cầu khi giao tiếp , sự cảm
nhận được trân trọng.

Lắng nghe còn thể hiện rõ sự chuyên nghiệp của người giáo viên trong việc tôn
trọng tính chủ thế của người khác, khi có thiện ý giao tiếp và đặc biệt là thu
nhận thông tin một cách đầy đủ, trọng vẹn cả về thông điệp về ý lẫn lời.

Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm
không chỉ đòi hỏi giáo viên chỉ tập luyện những biểu hiện đã đề cập mà sâu sắc
nhất đó là giáo viên cần nhận thức và biến suy nghĩ thành hành động: Lắng
nghe học sinh là một cách giáo dục mang tính bản lĩnh thực sự trong tương tác
sư phạm.

CÂU HỎI:
Câu 14. Theo bạn đâu là tư thế ngồi thể hiện bạn là người lắng nghe
chuyên nghiệp?
a. Mắt nhìn thẳng, lưng tựa vào ghế, chân vắt chéo

b. Mắt nhìn thẳng, người ngả về phía trước

c. Mắt nhìn thẳng, tay để trên bàn


d. Mắt nhìn thẳng, Người hướng về phía trước, tay để trên bàn, đầu gật
theo lời kể

Đáp án: d. Một người lắng nghe chuyên nghiệp trong giao tiếp phải có tư
thế:mắt nhìn thẳng vào đối tác, để người hướng về phía trước thể hiện sự
hứng thú, tay nên để trên bàn và đầu gật theo nhịp kể của người giao tiếp.
Câu 16. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn điều gì trong quá
trình giao tiếp?
a. Chủ động hơn trong giao tiếp

b. Khiến người nghe nghĩ rằng bạn hiểu những gì họ đang nói

c. Giúp bạn thấu hiểu thông điệp một cách trọn vẹn

d. Giúp bạn gây ấn tượng với mọi người nhờ kiến thức sâu rộng của mình

Đáp án: c. Mục đích của lắng nghe là sự thấu hiểu. Khi bạn có một kỹ
năng lắng nghe tốt sẽ giúp bạn thấu hiểu được thông điệp truyền tải từ
người nói trọn vẹn.

3. có mấy cấp độ lắng nghe trong giao tiếp :

a.4

b.5

c.6

d.7

4. Giữ khoảng cách giao tiếp phù hợp và tư thế ngang tầm thuộc kỹ
năng nào trong những kỹ năng lắng nghe hiệu quả ?

A. Kỹ năng gợi mở.

B. Kỹ năng tạo lập không khí giao tiếp thoải mái, bình đẳng.

C. Kỹ năng bộc lộ sư quan tâm.

D. Kỹ năng phản ánh lại.


5. Việc lắng nghe ....học sinh.... trong giao tiếp sư phạm sẽ gia
tăng mối quan hệ tích cực của ....giáo viên và học sinh.... ,
đồng thời tạo ra những cảm xúc tích cực, sự thỏa mãn nhu cầu
khi giao tiếp, sự cảm nhận mình được trân trọng.

1. Để tạo ra một thông điệp hiệu quả, bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
a. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương
b. Dùng ngôn từ khó hiểu
c. Sử dụng tiếng lóng
d. Lựa chọn từ ngữ phù hợp, dễ hiểu
2. Bạn phải làm gì để gây ấn tượng và tạo mối quan hệ với người khác?
a. Thay đổi âm lượng giọng nói cho phù hợp với người bạn đang đối thoại.
b. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với họ.
c. Bắt chước tư thế giao tiếp của họ
d. a, b, c đều đúng
3. Thiếu kiềm chế cảm xúc, thì những hậu quả tai hại có thể xảy ra là gì?
a. Làm người khác khó chịu, giận dỗi
b. Làm tổn thương người thân
c. Làm giảm giá trị của chính mình
d. a, b, c đều đúng
4. Theo bạn, kỹ năng nào dưới đây thuộc nhóm kỹ năng điều khiển bản thân:
a. Biết kích thích hứng thú của đối tác
b. Biết thay đổi giọng nói khi cần
c. Biết kích thích sự sáng tạo của đối tác
d. Biết làm giảm căng thẳng
5. Điền vào chỗ trống: …… là khả năng lôi cuốn, thu hút đối tượng giao tiếp, biết duy
trì ……, sự tập trung chú ý của đối tượng trên cơ chế xác định được nguyện vọng,
hứng thú của đối tượng giao tiếp để chủ thể có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc
của bản thân và biết cách sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp.
a. Kỹ năng điều khiển, sự hứng thú
b. Kỹ năng định hướng, sự tự tin
c. Kỹ năng điều khiển, sự chủ động
d. Kỹ năng định hướng, sự hứng thú
6. Trong một buổi học, học sinh không làm bài nhưng lại có thái độ chống đối, trả
treo, xúc phạm tới giáo viên thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
a. Tức giận, cãi tay đôi với học sinh
b. Im lặng không nói gì
c. Không nóng giận, điều chỉnh lời nói, cử chỉ để học sinh bình tĩnh
d. Châm dầu vào lửa khiến cuộc cãi vã ngày càng lớn hơn

You might also like