You are on page 1of 2

Singapore tập trung xây dựng các cảng có vai trò như một mắt xích quan trọng

trong chuỗi
vận tải đa phương thức.
Singapore là một đầu mối và trung tâm trung chuyển vận tải lớn trong mạng lưới chuỗi
cung ứng toàn cầu, trong đó các sân bay và các cảng biển luôn hoạt động hiệu quả và có thể xoay
vòng việc giao hàng trong vòng vài giờ. Để vượt qua được ngày càng nhiều những thách thức
hơn trong tương lai, chuỗi cung ứng của Singapore đã và đang phát triển chiến lược về xây dựng
sự bền bỉ. Điều này đòi hỏi phải có sự cộng tác chặt chẽ hơn của tất cả các bên liên quan trong
toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong thời đại vận tải đa phương thức là xu hướng
tất yếu cho mọi hoạt động kinh tế.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quy trình lưu thông hàng hoá giữa đường bộ, đường hàng
không và đường bộ là ví dụ vô cùng cụ thể cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của vận tải đa
phương thức tại Singapore. Đối với vận tải đường biển, Cảng Singapore giữ vị trí quan trọng bậc
nhất suốt 8 năm liền (2014 - 2021) với khả năng đáp ứng lượng lớn các chuyến tàu và trọng tải
hàng hoá, điển hình là cột mốc gần 32 triệu TEU khả năng kết nối toàn cầu, cả về hàng container
lẫn hàng cồng kềnh. Không chỉ hàng hoá mà còn về cả vận chuyển hành khách, sân bay Changi
đã khẳng định mình là một trung tâm hàng không lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nó được
phục vụ bởi 80 hãng hàng không với hơn 4.000 chuyến bay kết nối đến hơn 180 thành phố ở 59
quốc gia và có công suất xử lý hàng năm hơn 70 triệu hành khách. Mặc dù được chú ý nhiều nhất
về các tuyến đường biển và đường hàng không, Singapore cũng có các kết nối đường bộ và
đường sắt với phần còn lại của Đông Nam Á. Singapore được kết nối với hệ thống đường sắt
Malaysia, có ga phía nam thực sự nằm trong Singapore. Với lịch trình vận chuyển hành khách và
hàng hóa thường xuyên, các chuyến tàu chạy dọc Bán đảo Malaysia dừng lại ở tất cả các thị trấn
và thành phố quan trọng. Để đạt được điều này, Singapore đã không ngừng đưa ra và nỗ lực
chạm đến các mục tiêu dài hạn.
Đầu tiên, Chính phủ tích cực tham gia vào mạng lưới kết nối nội bộ và toàn cầu, không
ngừng ký kết ác hiệp định thương mại có lợi để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho vận tải và logistics.
Trong đó đáng nói đến là sự kết nối chặt chẽ giữa các cảng biển với các hãng tàu để xây dựng
một trong những mạng lưới giao thông hàng hải dày đặc nhất thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó,
với hơn 30 đối tác thương mại, Singapore tận dụng tối đa vị trí địa lý và vai trò chủ chốt của
mình để khai thác các thị trường lớn, khuyến khích sự phát triển không chỉ về vận tải đường biển
mà còn về các loại hình vận tải khác.
Thứ hai, Singapore không chỉ tập hợp thành công số lượng lớn nhất các tập đoàn vận tải
quốc tế trên thế giới mà còn thu hút các nhà kinh doanh hàng hóa quốc tế, làm phong phú thêm
mạng lưới kinh doanh vận tải và thương mại ở đất nước này. Bên cạnh đó, sự tập trung của các
công ty liên quan đến bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải và trọng tài, tài trợ vận tải biển và môi
giới vận tải biển đã củng cố lĩnh vực dịch vụ vận tải biển của Singapore. Các bên liên quan phải
linh hoạt và thích ứng trong việc lập kế hoạch nhân lực, tìm nguồn cung từ các nhà cung cấp và
lựa chọn cảng biển và/hoặc cảng hàng không.
Thứ ba, bên cạnh việc đẩy mạnh, đổi mới về công nghệ, Singapore rất chú trọng về Phát
triển và thu hút nguồn nhân lực. Đây được xem là yếu tố chiến lược về “nhân” khi ngành vận tải
của Quốc đảo Sư tử không ngừng dẫn đầu về chính sách giáo dục (theo Bảng xếp hạng năm
2017, Economist Intelligence Unit), nhằm đào tạo lực lượng lao động chuyên môn hoá cao. Lĩnh
vực Logistics và Vận tải đa phương thức cũng không là ngoài lệ với các chương trình đào tạo
đến từ các trường Đại học danh tiếng như Đại học Curtin, Đại học quốc gia Singapore (NUS). 

You might also like