You are on page 1of 33

Bài 29 - KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

Ths.Hà Liên
Mục tiêu học tập
1. Trình bày đặc điểm sinh học của KST rốt rét

2. Trình bày chu kỳ của KST sốt rét

3. Trình bày đặc điểm dịch tễ học bệnh SR.

4. Trình bặc một số đặc điểm của bệnh sốt rét.

5. Nêu phương pháp chẩn đoán bệnh sốt rét

6. Trình bày được nguyên tắc phòng và điều trị


bệnh do KST SR gây nên.
Đặc điểm sinh học
 Phân loại:

 Ký sinh trùng sốt rét thuộc:

• Họ: Plasmodium

• Bộ chính: Sporozoa (bào tử)

• Bộ phụ: Hemosporidae (bào tử máu)

• Lớp: Protozoa

• Ngành: động vật


Đặc điểm sinh học
 Đặc điểm chính của Plasmodium

 Là loại đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh


vật.

 Ở trong cơ thể người, Plasmodium phải ký sinh


nội bào (trong tb gan hoặc hồng cầu)
Đặc điểm sinh học
 Có 2 phương thức sinh sản:

• Sinh sản vô tính: thực hiện ở vật chủ phụ


(người hoặc sinh vật khác)

• Sinh sản hữu tính: thực hiện ở các loại muỗi


Anopheles truyền bệnh (vật chủ chính)

• Nếu thiếu một trong hai loại vật chủ này ,


Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn loài
giống được.
Đặc điểm sinh học
 Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể là một
tế bào, gồm có nhân, NSC, và một số thành
phần phụ khác.

 Không có bộ phận di động

 Đời sống của KSTSR tương đối ngắn, tuy nhiên


quá trình sinh sản nhân lên nhanh và nhiều,
nên tồi tại kéo dài trong cơ thể.
Đặc điểm sinh học
 Phân bố địa lý của các loại Plasmodium ký sinh ở
người:
 P. falciparum: gặp nhiều ở vùng nhiệt đới, có khí
hậu nóng ẩm, gặp nhiều ở châu Á, châu Phi, châu
Mỹ La tinh, ít gặp ở châu Âu.
 P. vivax: gặp nhiều ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á,
ít gặp ở Đông và Tây châu Phi.
 P. malariae: gặp nhiều ở châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ, ít gặp ở châu Á.
 P. ovale: gặp nhiều ở trung tâm của châu Phi,
một số nơi của Nam Mỹ, ít gặp ở châu Á.
Chu kỳ của các loại Plasmodium ký
sinh ở người
1. Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người

 Thời kỳ phát triển trong gan:

• Muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người, thoa


trùng từ tuyến nước bọt của muỗi vào máu
ngoại biên của người.

• Thoa trùng tồn tại không lâu ở trong máu.

• Thoa trùng tìm đường xâm nhập vào gan.


Chu kỳ của các loại Plasmodium ký
sinh ở người
• Tại gan, thoa trùng xâm nhập vào tế bào gan,
đây là vị trí ký sinh thích hợp của thoa trùng

• Thoa trùng phân chia nhân và NSC, sản sinh ra


những sắc tố trong tế bào.

• Nhân phân tán vào NSC, tạo thành những


mảnh phân liệt.
Chu kỳ của các loại Plasmodium ký
sinh ở người
• KST phân chia thành nhiều mảnh trong tế bào
gan

• Tế bào gan bị vỡ ra, giải phóng những KST


mới.

• Một số thoa trùng khi xâm nhập vào tế bào


gan, chưa phát triển ngay mà tạo thành thể
ngủ, khi gặp điều kiện thích hợp thì sinh sản,
phát triển và gây bệnh.
Chu kỳ của các loại Plasmodium
ký sinh ở người
 Thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu:

• Từ gan vào máu, KST xâm nhập vào hồng cầu.

• Ban đầu là thể non, thể tự dưỡng, sau đó phát


triển thành dạng cử động kiểu amip.

• KST co gọn hơn, phân chia nhân và NSC thành


nhiều mảnh.

• Mỗi mảnh nhân kết hợp với một mảnh NSC tạo
thành KST mới đó là thể phân liệt.
Chu kỳ của các loại Plasmodium
ký sinh ở người
• Sự sinh sản vô tính tới một mức đầy đủ, làm
vỡ hồng cầu, giải phóng ra KST

• Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trong lâm
sàng.

• Khi hồng cầu bị vỡ, những KST được giải


phóng, sẽ xâm nhập vào những hồng cầu khác
để tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính trong hồng
cầu.
Chu kỳ của các loại Plasmodium
ký sinh ở người
• Một số mảnh KST trở thành những thể giao bào
đực hoặc cái.

• Những giao bào này nếu được muỗi hút sẽ phát


triển chu kỳ hữu tính trong cơ thể muỗi

• Nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian
sẽ bị tiêu hủy.

• Thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu dài


hay ngắn tùy từng chủng loại plasmodium, có
thể từ 40-72h.
Chu kỳ của các loại Plasmodium
ký sinh ở người
2. Giai đoạn phát triển hữu tính trên muỗi.

•Muỗi Anopheles hút máu người có giao bào.

•Giao bào vào dạ dày của muỗi

•Một giao bào cái sẽ phát triển thành một giao tử


cái.

•Giao bào đực có hiện tượng sinh roi, kéo dài NSC,
phân chia nhân, tạo thành nhiều giao tử đực.
Chu kỳ của các loại Plasmodium
ký sinh ở người
• Giao tử cái và giao tử đực hòa hợp tạo thành
trứng.

• Trứng di động chui qua thành dạ dày của muỗi,


ra mặt ngoài của thành dạ dày, to lên và phát
triển thành nhiều thoa trùng.

• Thoa trùng được giải phóng và về tuyến nước


bọt của muỗi

• Khi muỗi đốt người sẽ xâm nhập vào cơ thể


người.
Dịch tễ học
• Điều kiện tự nhiên như khí hậu, độ ẩm, môi
trường sinh vật,… ảnh hưởng, quyết định đến
sự lây truyền bệnh sốt rét.

• Điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập


quán,… ảnh hưởng rất lớn đến bệnh, dịch sốt
rét.
Dịch tễ học
 Dịch sốt rét xảy ra khi:
• Nhiều người chưa có miễn dịch với sốt rét hoặc
có miễn dịch nhưng yếu hoặc suy giảm mà đi
vào vùng sốt rét
• Ở một vùng nào đó, số nguồn bệnh sốt rét tại
chỗ hoặc ngoại lai tăng đột ngột
• Mật độ véc tơ sốt rét tăng, khi có véc tơ sốt rét
mạnh xâm nhập.
• Sự tiếp xúc giữa người và muỗi tăng lên trong
lúc có thiên tai thảm họa, sự đề kháng của con
người giảm.
Dịch tễ học
• Nguồn bệnh: người bệnh sốt rét và người lành
mang KST SR.

• Véc tơ truyền bệnh: muỗi Anopheles

• Vùng lưu hành bệnh sốt rét: vùng đồi núi,


rừng, ven biển, vùng trung du
Bệnh sốt rét
 Phương thức lây truyền: qua 3 phương
thức sau:
• Do muỗi truyền
Anopheles
Người bệnh Người lành
• Do truyền máu
• Truyền qua rau thai
Bệnh sốt rét
 Cơ chế gây bệnh:

• Là sự tổng hợp của tất cả các tác nhân kích


thích độc hại của KST lên vật chủ

• Quá trình bệnh xảy ra là do sự mất thăng bằng


hoạt động bình thường của cơ thể trước sự tấn
công của KST hoặc sản phẩm độc hại của nó
Bệnh sốt rét
• Một số nguyên nhân gây bệnh chính:

 Do độc tố của KST SR

 Do viêm

 Do thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy của tổ chức và


tế bào, do thiếu máu.

• Những sự thiếu hụt này gây suy nhược cơ thể,


làm cho bệnh càng nặng thêm
Bệnh sốt rét
• Bệnh sốt rét có 2 mức độ lâm sàng:

 Sốt rét thông thường/sốt rét chưa biến chứng

 Sốt rét ác tính/sốt rét có biến chứng.

• Cơn sốt rét điển hình thường trải qua 3 giai


đoạn:

 Rét run

 Sốt nóng

 Vã mồ hôi
Chẩn đoán
 Chẩn đoán bệnh SR cần căn cứ vào 3 yếu tố:

• Dịch tễ:

 Sống ở vùng có sốt rét lưu hành

 Qua lại vùng rốt rét hoặc có tiền sử sốt rét


trong 6 tháng gần đây, hoặc lâu hơn.

 Có liên quan đến truyền máu


Chẩn đoán
• Dấu hiệu lâm sàng:
 Cơn sốt rét điển hình: rét run, sốt nóng, vã mồ
hôi.
 Cơn sốt rét không điển hình: không sốt thành
cơn, sốt liên tục hoặc dao động 5-7 ngày, sau
đó sốt thành cơn, có thể ó thiếu máu, lách to,…
• Cận lâm sàng: lấy máu trong cơn sốt làm máu
đàn và giọt đặc, soi dưới kính hiển vi, hoặc làm
ElISA, PCR,…
Phòng và điều trị
 Nguyên tắc điều trị:
• Phải chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng
tốt
• Tùy theo loài KST, tùy theo giai đoạn chu kỳ
mà chọn thuốc thích hợp (Dihydroartemisinin-
Piperaquin, Quinin +Clindamycin,...).
• Phối hợp thuốc để điều trị cho hiệu quả
• Đủ liều và an toàn cho người bệnh
• Phải điều trị cả thể giao bào
• Diệt thể ngủ ở trong gan (đối với p. vivax)
• Phòng ngộ độc thuốc
• Thuốc dạng viên chỉ điều trị SR thông thường
Phòng và điều trị
 Nguyên tắc phòng bệnh:

• Giải quyết nguồn lây: phát hiện bệnh và điều


trị triệt để , quản lý bệnh nhân SR tốt.

• Giải quyết trung gian truyền bệnh: tiến hành


các biện pháp diệt muỗi:

 Cải tạo môi trường, nơi ẩn nấp của muỗi

 Phun thuốc
Phòng và điều trị
 Nằm màn có tẩm hóa chất

 Sinh học: sử dụng các loại sinh vật ăn mồi để


diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh

• Uống thuốc phòng khi đi vào vùng SR

• Tuyên truyền giáo dục SK cho mọi người dân


về bệnh SR.
THẢO LUẬN

You might also like