You are on page 1of 9

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

A. CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


1. Dạng câu hỏi nhận biết
- Tác giả, tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể thơ
- Ngôi kể
- Tình huống
- Phương thức biểu đạt
- Kiểu câu (Xét về cấu tạo, phân loại theo mục đích nói)
- Từ loại, cụm từ
- Các phép liên kết
- Các thành phần câu

2. Dạng câu hỏi thông hiểu
Một số dạng câu hỏi thông hiểu thường gặp:
- Câu hỏi vì sao, như thế nào, tại sao
- Câu hỏi thông hiểu về các biện pháp tu từ
- Câu hỏi thông hiểu về các kiểu câu, các thành phần biệt lập, các phép liên
kết,…
- Câu hỏi thông hiểu về các chi tiết, hình ảnh đặc sắc
- Câu hỏi thông hiểu về ý nghĩa nhan đề, tình huống, ngôi kể,…
- Câu hỏi thông hiểu về các văn bản khác có cùng chủ đề, đề tài hình ảnh thơ,
năm sáng tác, biện pháp tu từ,…

3. Vận dụng
Vận dụng các kiến thức cơ bản về các văn bản, kiến thức tiếng Việt, kiến
thức Tập làm văn vào trong việc viết đoạn văn hoặc bài văn.
1. Đoạn văn nghị luận văn học
a. Đoạn văn nghị luận về một khổ thơ (đoạn thơ)
b. Đoạn văn phân tích về một nhân vật trong tác phẩm văn học
c. Đoạn văn phân tích về một chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm
( Các cách dựng đoạn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, tổng- phân –hợp)
2. Đoạn văn nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội (về một sự việc hiện tượng hay về một vấn đề tư tưởng đạo
lí)
- Nghị luận xã hội hội (về một sự việc hiện tượng hay về một vấn đề tư tưởng
đạo lí) rút ra từ tác phẩm văn học

B. HƯỚNG DẪN CHUNG TRẢ LỜI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI THÔNG
HIỂU.
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài và gạch chân dưới các từ khóa quan trọng
để xác định đây là dạng câu hỏi câu hiểu nào. Nhớ lại công thức cơ bản của
gợi ý trả lời dạng câu hỏi đó.
- Bước 2: Vận dụng kiến thức về văn học, tiếng Việt, Tập làm văn để trả lời
câu hỏi.
Chú ý: Trả lời rõ ràng bám sát trình bày thành các gạch đầu dòng (trừ khi
lệnh của đề là trình bày bằng đoạn văn thì mới viết đoạn), không lan man.
Các chi tiết, hình ảnh, cách dùng từ, đặt câu,…đều có mục đích là làm sáng
rõ nội dung của khổ thơ, đoạn thơ hay góp phần thể hiện phẩm chất của
nhân vật trong đoạn văn, bài văn được đưa ra làm ngữ liệu. Vì vậy phải nắm
được chủ đề của từng văn bản để khi trả lời đều biết hướng tới việc nhắc lại
chủ đề.
- Bước 3: Đọc và kiểm tra lại
1. Hướng dẫn trả lời dạng câu hỏi vì sao, tại sao, như thế nào
- “Vì sao, tại sao” là dạng câu hỏi để tìm nguyên nhân.
Thực hiện theo việc trả lời hai câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân sử dụng từ, câu, chi tiết, hình ảnh đó?
+ Kết quả của việc sử dụng từ ngữ hình ảnh đó như thế nào ? Đều hướng tới
làm rõ nội dung của câu thơ (câu văn), đoạn thơ (đoạn văn), chủ đề của văn
bản.
( Hoặc trả lời theo hai câu hỏi nhỏ: Sử dụng để làm gì? Kết quả ra sao?)
- “như thế nào” là dạng câu hỏi thông hiểu để tìm mục đích, kết quả.
Thực hiện theo việc trả lời câu hỏi như sau: Đặt hình ảnh, chi tiết, sự việc
đó vào trong đoạn văn, đoạn thơ để tìm hiểu xem mục đích việc xuất hiện là
để làm gì?
2. Hướng dẫn trả lời dạng câu hỏi thông hiểu về các biện pháp tu từ
Thực hiện đầy đủ bốn bước như sau:
- Bước 1: Xác định, gọi tên biện pháp tu từ
- Bước 2: Đưa ra dẫn chứng cụ thể gắn liền với tên của biện pháp tu từ đã gọi
ở bước 1.
- Bước 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ( gợi hình ảnh như thế nào, gợi
cảm xúc của người đọc, người viết ra sao hay nhấn mạnh cảm xúc, hình ảnh,
chi tiết,…để làm nổi bật nội dung hay cảm xúc gì).
Lưu ý khi nêu tác dụng của biện pháp tu từ : Nếu trong ngữ liệu đã cho
có nhiều biện pháp tu từ cùng có một tác dụng gợi hình, gợi cảm hay tác
dụng nhấn mạnh hình ảnh, cảm xúc thì gộp chung, không cần nêu lần lượt
từng biện pháp tu từ.
- Bước 4: Liên hệ: Với tác giả, với thời đại tác giả sống,…
3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi thông hiểu về ngôi kể, tình huống , ý nghĩa
nhan đề
Hướng dẫn trả lời câu hỏi về ngôi kể:
- Bước 1: Xác định ngôi kể thông qua nhận diện ai là người kể chuyện hay
điểm nhìn trần thuật trong truyện là ai và gọi tên ngôi kể.
Có hai ngôi kể:
+ Ngôi kể thứ nhất : người kể chuyện xưng “tôi”
+Ngôi kể thứ ba: người kể chuyện giấu mặt.
- Bước 2: Nêu tác dụng của ngôi kể
Tác dụng của ngôi kể:
+Ngôi kể thứ nhất: Người kể có thể kể những gì mình chứng kiến, tham gia,
có thể bộc lộ trực tiếp những cảm tưởng, suy nghĩ của mình.
+ Ngôi kể thứ ba:Người kể chuyện một cách khách quan,người kể có thể kể
linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Bước 3: Liên hệ việc sử dụng ngôi kể có tác dụng góp phần làm nổi bật
chủ đề của tác phẩm. (Yêu cầu phải nắm vững chủ đề của từng tác phẩm đã
học)
C. CÁC CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH
* Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài để xác định vấn đề cần nghị luận (nội dung),
hình thức (đoạn/ bài/ dung lượng)
* Bước 2: Lập dàn ý
(NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thể hiện quan điểm cá nhân đồng tình hay không đồng tình với vấn đề cần nghị
luận.
- Giải thích khái niệm.
- Biểu hiện ( Nêu dẫn chứng trong văn học, trong đời sống)
- Ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ (Rộng, hẹp): Đi từ nhận thức đến hành động cụ thể.
- Đưa ra thông điệp.
*Bước 3: Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu (Hình thức, nội dung)
*Bước 4: Kiểm tra lại bài làm và sửa chữa.
*Đối với đoạn văn NLXH về một sự việc hiện tượng thì cũng có cách làm tương
tự như cách viết đoạn văn NLXH về một tư tưởng đạo lí nhưng có sự khác biệt ở
chỗ các ý cơ bản theo trình tự như sau:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thể hiện quan điểm đồng tình hay không đồng tìnhh với hiện tượng đó.
- Giải thích khái niệm.
- Nêu thực trạng ( Biểu hiện: tốt, xấu)
- Nguyên nhân: chủ quan, khách quan
- Kết quả ( Hậu quả)
- Giải pháp, rút ra bài học (Đi từ nhận thức đến hành động cụ thể)
- Đưa ra thông điệp.
B. Bài tập
Bài tập 1: Nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta
bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
4 bước
Gợi ý:
* Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài để xác định vấn đề cần nghị luận
- Vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.-> NLXH về
một vấn đề tư tưởng, đạo lí
* Bước 2: Lập dàn ý (NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận. (1->2 câu)
Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta là một truyền thống tốt đẹp thật đáng
tự hào.
- Thể hiện quan điểm cá nhân đồng tình hay không đồng tình với vấn đề cần
nghị luận. (1 câu)
(Câu dẫn dắt ở trên đã thể hiện quan điểm: tự hào-> Đồng tình)
- Giải thích khái niệm (1 câu)
Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt gữa các cá nhân trong một tập
thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Biểu hiện ( Nêu dẫn chứng trong văn học, trong đời sống) (3-5 câu)
-DC trong văn trong học (1 câu kq liên quan đến đến vấn đề NL xuất hiện trong
VB)
-DC trong đời sống (2-4 câu)
+ Xưa: ....(Trong chiến tranh)

+ Nay:.....( Trong cuộc sống hằng ngày, khi xảy ra thiên tai, khi dịch bệnh,...)Đời
sống, chiến đấu,...
Phản biện ( Lật lại vấn đề): Biểu hiện sai trái
Bên cạnh ...

- Ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.


+ Đối với cá nhân
Đoàn kết là đức tính tốt cần phải có trong mỗi con người. Khi biết đồng lòng yêu
thương, sẻ chia, giúp đỡ người khác bạn sẽ thấy mình không đơn, lẻ loi. Cuộc sống
của bạn thấy có ý nghĩa, hạnh phúc hơn.
+ Đối với tập thể ( xã hội)
Tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô địch khiến cho dân tộc ta vượt qua tất thảy mọi
nguy hiểm. Truyền thống quý báu này là niềm tự tôn của người Việt, thể hiện bản
sắc văn hóa của người Việt Nam.
- Liên hệ
(Rộng, hẹp): Đi từ nhận thức đến hành động cụ thể.
+Hẹp: HS phải làm gì?
+Rộng: Mọi người phải làm gì?
- Đưa ra thông điệp (Thông điệp phải mang ý nghĩa nhân văn).
*Bước 3: Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu (Hình thức, nội dung)
*Bước 4: Kiểm tra lại bài làm và sửa chữa.
D. CÁC CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NLVH (HÌNH THỨC ĐOẠN)
I. HÌNH THỨC ĐOẠN DIỄN DỊCH:
- Câu 1: là câu chủ đề
- Các câu còn lại triển khai ý của câu chủ đề
* Lưu ý: câu cuối cùng đoạn văn diễn dịch không nhắc lại ý chủ đề, không kết luận
về nội dung của đoạn văn.
1. Đoạn văn viết về nhân vật.
- Mô hình câu chủ đề:
Nhân vật nào, trong văn bản nào, của ai có những phẩm chất (đặc điểm) nổi bật
nào?
(Nhân vật nào, trong văn bản nào, của ai là người như thế nào? (nêu phẩm chất,
đặc điểm chính))
- VD: Tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm
Duy Tố là một kẻ lòng lang dạ thú.
2. Đoạn văn viết về khổ thơ (đoạn thơ).
- Mô hình câu chủ đề:
Khổ thơ thứ mấy trong tác phẩm nào của ai đã thể hiện nội dung gì?
VD: Khổ thơ đầu trong bài " Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh là âm thanh
tiếng gà gợi về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, xua tan đi những mệt nhọc trên
đường hành quân của người chiến sĩ.
II. HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN QUI NẠP:
Câu cuối là câu chủ đề
1. Đoạn văn viết về nhân vật.
- Câu 1: Tên nhân vật + là + nhân vật (chính) trong tác phẩm nào của ai?
- Câu cuối: Mở đầu bằng 1 trong các cụm từ mang ý nghĩa kết luận: “Như
vậy”,“Có thể nói”, “Tóm lại” + nhân vật có những phẩm chất (đặc điểm) nổi bật
nào?
- VD:
+ Câu 1: Tên quan phụ mẫu là nhân vật chính trong truyện ngắn Sống chết mặc
bay của nhà văn Phạm Duy Tốn.
+ Câu cuối: Tóm lại, bằng nghệ thuật tương phản, tăng cấp, tác giả Phạm Duy Tốn
đã cho người đọc cảm nhận được tên quan phụ mẫu là một kẻ lòng lang dạ thú.
.2. Đoạn văn viết về khổ thơ (đoạn thơ).
- Câu 1: Trong tác phẩm nào của ai, tác giả viết: (trích thơ)
- Câu cuối: Mở đầu bằng các cụm từ mang ý nghĩa kết luận: “Như vậy”,“Có thể
nói”, “Tóm lại”+ khổ thơ đó thể hiện nội dung gì?
- VD: Đoạn cảm nhận về khổ cuối văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Câu 1: Trong khổ thơ đầu trong bài " Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh tác
giả có viết: (trích thơ)
+ Câu cuối: Như vậy, khổ thơ đầu trong bài " Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân
Quỳnh là âm thanh tiếng gà gợi về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, xua tan đi
những mệt nhọc trên đường hành quân của người chiến sĩ.
III. HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN TỔNG - PHÂN - HỢP:
Câu chủ đề là câu 1 và câu cuối
1. Đoạn văn viết về nhân vật.
- Câu 1: Nhân vật nào, trong văn bản nào, của ai có những phẩm chất (đặc điểm)
nổi bật nào?
- Câu cuối: Mở đầu bằng1 trong các cụm từ mang ý nghĩa kết luận: “Như
vậy”,“Có thể nói”, “Tóm lại” + nhân vật có những phẩm chất (đặc điểm) nổi bật
nào?
2. Đoạn văn viết về khổ thơ (đoạn thơ).
- Câu 1: Khổ thơ thứ mấy trong tác phẩm nào của ai đã thể hiện nội dung gì?
- Câu cuối: Mở đầu bằng 1 trong các cụm từ mang ý nghĩa kết luận: “Như
vậy”,“Có thể nói”, “Tóm lại”+ khổ thơ đó thể hiện nội dung gì?

You might also like