You are on page 1of 8

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ R&D CỦA

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Nguyễn Tấn Phát

Giảng viên hướng dẫn: Võ Tất Thắng

Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài nghiên cứu này thực hiện để xem xét các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư R&D của
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Thông qua bộ số liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở
Việt Nam năm 2009 và áp dụng mô hình logistic. Khác với bài nghiên cứu trước bài nghiên cứu
này nhận thấy vấn đề về trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó đóng góp vào
việc nghiên cứu các. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong tác động đến quyết định
đầu tư R&D gồm: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, số lượng nhân viên mới, nâng cao
trình độ của nhân lực.

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D – Research and Development ) là một trong những
chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Công tác nghiên cứu và phát
triển cũng nhằm khám phá những đặc điểm mới về sản phẩm, quá trình và dịch vụ, sau đó áp dụng
những đặc điểm đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới có tính cải tiến để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng hoặc thị trường tốt hơn. Tuy rằng việc thực hiện hoạt động R&D có một số
hạn chế nhất định nhưng doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì

1
không thể không thực hiện hoạt động R&D ngay cả trong những trường hợp doanh nghiệp thu nạp
công nghệ từ nguồn bên ngoài. Ngoài tạo công nghệ, hoạt động R&D của doanh nghiệp còn đóng
nhiều vai trò trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp tiến
hành hoạt động R&D hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả yếu tố bên trong cũng
như các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT:

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư cho R&D đa số là các yếu bên trong như: tài chính,
nguồn lực, nguồn vốn,...Theo các nghiên cứu,tỷ lệ tài sản - nợ phải trả và R&D có mối tương quan
tích cực và đáng kể ( Bhagat & Welch, 1995) nên nguồn tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng
lớn đến việc đầu tư R&D. Vì việc đầu tư vào hoạt động R&D cần có nguồn vốn, do đó khi tài sản
tăng lên thì cơ hội đầu tư vào hoạt động R&D cũng tăng. ( Kim & Park, 2012; Kim et al.,2008).
Bên cạnh đó, khả năng sinh lời cũng ảnh hưởng tích cực lên việc đầu tư R&D ( Coad & Rao,
2010). Do việc đầu tư vào R&D có mức độ rủi ro và không chắc chắn cao nên nó đòi hỏi một
lượng vốn lớn và hỗ trợ tài chính dài hạn, các doanh nghiệp đầu tư vào R&D sẽ phải chấp nhận
rủi ro tài chính này ( Coad & Rao, 2010 ; Lev & Sougiannis, 1996). Vì vậy, mức doanh thu hoặc
lợi nhuận cao sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư cho R&D cao. Ngoài ra theo các nghiên cứu khác, các
công ty lớn hơn thường có nhiều vốn hơn và khả năng quản lý tốt hơn (Fishman & Rob, 1998),
kết quả thực nghiệm qua nghiên cứu của Park, Jaeun, & Kim,2010; Tsai & Wang, 2004) cũng cho
thấy rằng chi tiêu cho R&D sẽ tăng khi doanh thu và số lượng nhân viên tăng lên. Do đó, các công
ty lớn hơn thì tỷ lệ đầu tư vào R&D nhiều hơn.(Yung-Lung Lai, Feng-Jyh Lin , Yi-Hsin Lin, 2015).
Thêm một yếu tố bên trong khác tác động đến việc đầu tư R&D là nguồn nhân lực. Nếu giá trị
nguồn nhân lực của một doanh nghiệp cao hơn, thì độ nhạy công nghệ và hiệu ứng lan tỏa tri thức
có thể thúc đẩy việc tiếp nhận thông tin trong quá trình R&D (Galende & Suarez, 1999). Kết quả
nghiên cứu của Fleming (2001) cũng cho thấy rằng đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp có kiến
thức về các lĩnh vực công nghệ có thể tăng cơ hội tích hợp kiến thức để tạo ra công nghệ mới và
phát triển các hoạt động R&D. Nguồn nhân lực như vậy chỉ ra rằng việc tích hợp các kỹ năng và
kiến thức trong một tổ chức có thể có tác động tích cực đến hoạt động R&D của doanh nghiệp
(Coad & Rao, 2010; Fleming, 2001).

Ngày nay, xu hướng hội nhập đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào xuất
khẩu, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gay gắt hơn so với thị trường trong nước. Theo nghiên
cứu của Wakelin (1998), phân biệt giữa các công ty có hoạt động đổi mới và công ty không có
hoạt động đổi mới, nhận thấy rằng các công ty có đầu tư vào R&D có mức xuất khẩu cao hơn các
công ty không có đầu tư vào R&D. Các kết quả thực nghiệm liên quan cũng cho thấy rằng hoạt
động xuất khẩu và chi tiêu cho R&D của một doanh nghiệp có mối tương quan thuận (Park và

2
cộng sự, 2010; Tomiura, 2007). Từ đó, có thể rút ra kết luận, các nguồn lực kinh doanh như hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực đến số tiền đầu tư vào R&D của doanh
nghiệp.

Nghiên cứu này thảo luận về tác động của các nguồn lực nội bộ liên quan đến việc đầu tư vào
các hoạt động R&D và việc lựa chọn các hoạt động đầu tư này trên quan điểm dựa trên nguồn lực.
Do đó, nghiên cứu này đề cập đến mô hình logistics như là cấu trúc cơ bản cho phương pháp
nghiên cứu và coi hành vi đầu tư vào R&D như một chức năng của các nguồn lực bên trong
Galende và Fuente (2003).

III. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:


1. Dữ liệu:

Bài nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ( SME) được
khảo sát vào năm 2009. Cuộc khảo sát này là phần tiếp theo của 5 cuộc khảo sát được thực hiện
với sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội và Khoa Kinh tế, Đại học Copenhagen với sự tài trợ của DANIDA. Các cuộc điều tra trước
đây bao gồm một cuộc điều tra toàn diện từ năm 1991 đối với khoảng 1.000 doanh nghiệp tại ba
thành phố lớn và năm tỉnh, một cuộc điều tra lặp lại vào năm 1997 với khoảng 400 doanh nghiệp
giống nhau và một cuộc điều tra song song trong cùng năm với 500 doanh nghiệp khác không phải
trước đó đã nghiên cứu, điều tra lặp lại năm 2002 với khoảng 1.600 doanh nghiệp, trong đó có 750
doanh nghiệp là doanh nghiệp lặp lại, điều tra lặp lại năm 2005 với khoảng 2.800 doanh nghiệp tại
10 tỉnh (với khoảng 1.400 doanh nghiệp lặp lại) và điều tra lặp lại vào năm 2007 với khoảng 2.600
doanh nghiệp cùng 10 tỉnh (với khoảng 2.200 doanh nghiệp lặp lại).

2. Mô hình nghiên cứu:

Nghiên cứu này phát hiện ra rằng khả năng kiểm soát của các yếu tố bên trong lớn hơn nhiều
so với khả năng kiểm soát của các yếu tố bên ngoài (Galende & Fuente, 2003; Galende & Suarez,
1999), do đó nó tập trung vào thảo luận yếu tố bên trong của doanh nghiệp nhiều hơn. Sau khi
tham khảo 1 vài nghiên cứu khác, bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic
để phân tích, xây dựng chi tiết các giải thuyết nghiên cứu liên quan:

Việc đầu tư vào hoạt động R&D cần có nguồn vốn, do đó khi tài sản tăng lên thì cơ hội đầu tư
vào hoạt động R&D cũng tăng. ( Kim & Park, 2012; Kim et al.,2008) :

H1: Doanh nghiệp có tài sản càng lớn thì cơ hội đầu tư vào hoạt động R&D cũng tăng.

Do việc đầu tư vào R&D có mức độ rủi ro và không chắc chắn cao nên nó đòi hỏi một lượng
vốn lớn và hỗ trợ tài chính dài hạn, các doanh nghiệp đầu tư vào R&D sẽ phải chấp nhận rủi ro tài

3
chính này ( Coad & Rao, 2010 ; Lev & Sougiannis, 1996). Vì vậy, mức doanh thu hoặc lợi nhuận
cao sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư cho R&D cao:

H2: Mức doanh thu hoặc lợi nhuận doanh nghiệp cao hơn sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư cho R&D
tích cực hơn.

Kết quả nghiên cứu của Fleming (2001) cũng cho thấy rằng đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp
có kiến thức về các lĩnh vực công nghệ có thể tăng cơ hội tích hợp kiến thức để tạo ra công nghệ
mới và phát triển các hoạt động R&D:

H3: Nguồn nhân lực doanh nghiệp tốt hơn có thể dẫn đến sự tham gia cao hơn vào các hoạt động
R&D.

Kết quả thực nghiệm qua nghiên cứu của Park, Jaeun, & Kim,2010; Tsai & Wang, 2004) cũng
cho thấy rằng chi tiêu cho R&D sẽ tăng khi doanh thu và số lượng nhân viên tăng lên:

H4: Số lượng nhân viên tăng lên làm tăng cơ hội đầu tư R&D.

H5: Cơ hội đầu tư R&D của chủ doanh nghiệp tốt nghiệp đại học sẽ cao hơn các chủ doanh nghiệp
không có bằng cấp hoặc chỉ tốt nghiệp THPT.

IV. KẾT QUẢ HỒI QUI:


1. Thống kê mô tả biến:

TÊN BIẾN MÔ TẢ GIÁ TRỊ QUAN SÁT

PROFIT Lợi nhuận ròng của DN năm 2008 -4325 – 32841 1555

Đơn vị: Triệu VNĐ

GRADUATE Chủ doanh nghiệp có bằng đại học 1 368

Tốt nghiệp THPT và không bằng cấp 0 1187

UPDATESKILL Nâng cấp trình độ của lực lượng lao động 1 523

Không nâng cấp trình độ của lực lượng 0 1032


lao động

4
INCREASESTAFF Số lượng nhân viên mới nhận vào công 0 - 232 1555
ty năm 2008

Đơn vị: Người

ASSET Tài sản thực của Doanh nghiệp năm 2008 4 - 39148 1555

Đơn vị: Triệu VNĐ

2. Kết quả hồi qui:

variable dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X

Graduate* .0211516 .00998 2.12 0.034 .001592 .040711 .228899

Profit -2.09e-07 .00000 -0.25 0.806 -1.9e-06 1.5e-06 501.181

Update~l* .0150649 .00736 2.05 0.041 .000649 .02948 .340311

Increa~f .0002535 .00012 2.03 0.042 .000649 .000498 2.82174

Asset 3.14e-07 .00000 0.74 0.457 -5.1e-07 1.1e-06 1624.67


Bảng 1. Kết quả hồi qui logistic

Kết quả hồi qui, kiểm định Chi Square cho thấy mô hình đạt ý nghĩa thống kê ( với p =0 <
0.05)

SO SÁNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

H1: TÀI SẢN KHÔNG HỖ TRỢ

H2: LỢI NHUẬN RÒNG KHÔNG HỖ TRỢ

H3: ĐÀO TẠO NHÂN LỰC HỖ TRỢ

H4: TĂNG SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN HỖ TRỢ

H5: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CHỦ DN HỖ TRỢ

Qua bảng 1 và 3, cho thấy kết quả kiểm tra hệ số riêng lẻ của các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư
vào R&D của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nếu biến là một hệ số dương, có nghĩa là xác

5
suất công ty đầu tư vốn vào hoạt động R&D tăng. Đối với quy mô của doanh nghiệp ( biến Asset)
mối tương quan không có ý nghĩa đối hoạt động R&D ở Việt Nam, do đó bác bỏ giả thuyết H1.
Về tác động của hoạt động tài chính, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp không có mối tương quan
đến vấn đề nghiên cứu, do đó nó không hỗ trợ giả thuyết H2. Về trình độ học vấn của chủ doanh
nghiệp, có mối quan hệ tương quan tích cực đến hoạt động R&D, do đó nó hỗ trợ giả thuyết H5.
Ngoài ra việc đào tạo nguồn lực, bổ sung nguồn nhân lực cũng có mối quan hệ tương quan theo
hướng tích cực đối với hoạt động R&D, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực có tương quan tích
cực đáng kể, điều này hỗ trợ giả thuyết H3, H4.

V. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN:

R&D chính là chìa khóa quyết định khả năng cạnh tranh thành công của doanh nghiệp. Sự phát
triển bền vững của một doanh nghiệp phải gắn chặt với hoạt động R&D. R&D giống như việc bỏ
tiền trước mà kết quả thu lại sau, nếu lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức đúng về R&D,
không có quan điểm, định hướng, chiến lược đầu tư lâu dài, xuyên suốt cho hoạt động R&D thì
doanh nghiệp khó có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.Số liệu thống kê
R&D doanh nghiệp năm 2012 cho thấy tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN ( gồm cả đầu tư R&D
và đổi mới công nghệ ) của 1090 doanh nghiệp chỉ đạt 5439 tỷ đồng. Một số nghiên cứu cấp độ
doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng hầu hết các doanh nghiệp không tập trung vào phát triển năng
lực R&D trong thời gian dài và quá trình học hỏi công nghệ rất chậm và thụ động. Ngay cả những
doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ đầu tư vào hoạt động R&D so với tổng doanh thu của doanh nghiệp
không nhiều. Trong nghiên cứu của Viện quản lý kinh tế Trung ương năm 2013 cho thấy trong
tổng số mẫu 8.010 doanh nghiệp, với đa số (trên 90%) doanh nghiệp không thực hiện cải tiến công
nghệ đang có hoặc tiến hành R&D, có duy nhất 1% doanh nghiệp thực hiện cải tiến và tiến hành
R&D.

Qua nghiên cứu 1555 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bằng bộ dữ liệu SME 2009 cho
thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào hoạt động R&D ở các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực. Một số nghiên
cứu đã phần nào lý giải nguyên nhân mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D hay không. Các
nguyên nhân được các nghiên cứu ở đây đề cập đó là nguồn lực của doanh nghiệp; doanh nghiệp
sợ rủi ro trong hoạt động R&D; doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian; v.v. Tuy nhiên, thứ nhất
các nghiên cứu này chỉ đề cập đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp như một phương
thức tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức thu nạp công nghệ bên
ngoài, chưa nêu vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp như thế nào; thứ hai, hầu hết các
nghiên cứu dựa trên điều tra mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và chưa có công trình
nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam.

6
Khác với các bài nghiên cứu ở Việt Nam khác, bài nghiên cứu này xem xét các yếu tố chênh
lệch so với các quốc gia đang phát triển như: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, đào tạo, bổ
sung nguồn nhân lực. Trình độ lao động sẽ có mức độ chênh lệch lớn so với các nước phát triển
vì các lí do như môi trường giáo dục, chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Đồng thời sự chênh lệch giữa trình
độ học vấn của chủ doanh nghiệp phần nào lí giải lí do doanh nghiệp không đầu tư vào hoạt động
R&D. Qua đó có thể thấy được trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp ở Việt Nam tác động nhiều
đến yếu tố đầu tư R&D trong khi kết quả nghiên cứu của Fleming (2001) cho thấy rằng chỉ đội
ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp có kiến thức về các lĩnh vực công nghệ có thể tăng cơ hội tích hợp
kiến thức để tạo ra công nghệ mới và phát triển các hoạt động R&D. Nguồn nhân lực như vậy chỉ
ra rằng việc tích hợp các kỹ năng và kiến thức trong một tổ chức có thể có tác động tích cực đến
hoạt động R&D của doanh nghiệp (Coad & Rao, 2010; Fleming, 2001). Do đa phần chủ doanh
nghiệp ở các quốc gia phát triển có trình độ học vấn cao, nên các nghiên cứu ở quốc gia này chỉ
tập trung vào nghiên cứu đội ngũ kỹ thuật. Do đó, qua bài nghiên cứu ở Việt Nam này đóng góp
một phần vào việc nghiên cứu hoạt động đầu tư R&D ở các quốc gia đang phát triển.

Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc
đẩy mạnh hoạt động R&D. Tuy nhiên, việc Nhà nước đầu tư cho R&D của các DN hiện nay mới
dừng lại ở một số chủ trương, còn việc triển khai thành các chính sách cụ thể vẫn còn chậm. Ðể
khắc phục tình trạng này, cần phải cụ thể hóa các chủ trương đến các cấp, từ đó mới có định hướng
giúp doanh nghiệp thực hiện.. Ngoài ra việc ưu đãi đầu tư, chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào
việc hỗ trợ đầu tư qua các công cụ như: tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp tiếp cận với tầm
nhìn mới qua các sự kiện kinh tế, tổ chức hỗ trợ đào tạo chất lượng lao động ở các doanh nghiệp,
khuyến khích tiếp cận chương trình đào tạo quốc tế cho chủ doanh nghiệp,... Tuy Luật đầu tư 2020
ở Việt Nam có thêm nhiều hỗ trợ đầu tư nhưng thực trạng vẫn còn đang rất chậm, mức độ ưu đãi
thực tế không cao so với kỳ vọng.Việc tiến hành phải có lộ trình, phân công, phân cấp địa chỉ rõ
ràng từ đó chính sách mới đi vào cuộc sống

Tài liệu tham khảo:

Bhagat, Sanjai, and Ivo Welch. 1995. 'Corporate research & development investments
international comparisons', Journal of Accounting and Economics, 19: 443-70.

7
Coad, Alex, and Rekha Rao. 2010. 'Firm growth and R&D expenditure', Economics of Innovation
and New Technology, 19: 127-45.
Fishman, Arthur, and Rafael Rob. 1999. 'The size of firms and R&D investment', International
Economic Review, 40: 915-31.
Fleming, Lee. 2001. 'Recombinant uncertainty in technological search', Management science, 47:
117-32.
Kim, Hicheon, Heechun Kim, and Peggy M Lee. 2008. 'Ownership structure and the relationship
between financial slack and R&D investments: Evidence from Korean firms', Organization
Science, 19: 404-18.
Kim, Hyuna, and Sun-Young Park. 2012. 'The relation between cash holdings and R&D
expenditures according to ownership structure', Eurasian Business Review, 2: 25-42.
Lev, Baruch, and Theodore Sougiannis. 1996. 'The capitalization, amortization, and value-
relevance of R&D', Journal of Accounting and Economics, 21: 107-38.
Wakelin, Katharine. 1998. 'Innovation and export behaviour at the firm level', Research policy,
26: 829-41.

You might also like