You are on page 1of 2

Công tác đào tạo, quản lý nhân lực tại bộ phận lễ tân của khách sạn

Marriott
Công tác đào tạo
+ Nhân viên nay khi được nhân vào làm được tham gia khi đào tạo nghiệp vụ theo tiêu
chuẩn riêng của khách sạn. Trong quá trình làm việc, có cơ hội giao lưu với nhân viên
các khách sạn khác trong thành phố để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ nghiệp
vụ, tham gia các lớp đào tạo do sở du lịch Hà Nội hoặc tập đoàn tổ chức, tham gia các
lớp học ngắn hạn do các chuyên gia giảng dạy. Với những cán bộ quản lý có cơ hội sang
nước ngoài học hỏi kinh nghiệm sau đó về truyền đạt lại cho nhân viên trong bộ phận.
+ Nhân viên có cơ hội tham gia các lớp học với hình thức đào tạo khác nhau, Mariott
quan tâm đào tạo cho nhân viên lễ tân ngay từ khi mới vào làm . Khi được đi làm, nhân
viên sẽ được tham gia buổi "Orientation Day" để tìm hiểu về tập đoàn Marriott
International, về văn hóa tập đoàn, lịch sử phát triển, tầm nhìn vànhiệm vụ. Sau đó nhân
viên mới sẽ được phát một quyển sổ tay nhân viên ghi rõ quy định quyền lợi, nghĩa vụ
của mỗi cá nhân, các chế độ của nhân viên: chế độ lương thưởng, nghỉ phép, chế độ đào
tạo, bảo hiểm xã hội, kiểm tra sức khỏe,… trong đó có những chế độ đào tạo như:
- Đào tạo tại chỗ: đào tạo các kĩ năng theo chuyên môn nghiệp vụ cho từng nhân
viên, việc đào tạo sẽ được nhân viên lành nghề, giám sát viên hoặc các giám đốc
bộ phận lễ tân đảm nhiệm
- Đào tạo chung: các môn học áp dụng cho tất cả các bộ phận sẽ được quy định và
hướng dẫn trong phòng học của khách sạn
- Đào tạo ngoài khách sạn: khóa học đào tạo tại khách sạn có liên quan được bố trí
cho việc làm quen với công việc, chức năng và các trách nhiệm có liên quan tới
công việc
- Đào tạo ngoại ngữ: được tiến hành sắp xếp trong phòng học của khách sạn
- Khóa học phụ trợ: khách sạn có thể gửi nhân viên tới các khóa học phụ trợ, các
học viện hoặc các hội thảo nếu khách sạn thấy cần thiết
+ Khuyến khích nhân viên tự trau dồi kiến thức: khách sạn khuyến khích tất cả nhân viên
sử dụng thời gian của mình để trau dồi kiến thức. Khách sạn sẽ trả học phí và các khóa
học nghiệp vụ hoặc ngoại ngữ nếu được ban giám đốc phê chuẩn.
Quản lý nhân lực tại marrott
Bộ phận Lễ tân: cũng như những khách sạn khác, cách sắp xếp lao động cũng phân theo
ca để đảm bảo hoạt động 24/24h. Tại khách sạn có 3 ca:
- Ca 1 từ 7h30 đến 15h,
- Ca thứ hai từ 15h đến 21h30,
- Ca thứ 3 từ 21h30 đến 9h sáng hôm sau.
+ Mỗi nhân viên làm 2 ca sáng, 2 ca chiều và trực một đêm và nghỉ 1 ngày. Sau ca đêm,
mỗi nhân viên được nghỉ một ngày để hồi phục sức khỏe cho ngày làm việc hôm sau. Bộ
phận này có một Giám đốc quản lý chung và trợ lý bộ phận làm việc theo giờ hành chính.
Giám đốc Lễ tân trực tiếp điều hành công việc,phân công lao động, kiểm tra, đôn đốc
nhân viên; ký kết và theo dõi các hợp đồng liên quan. Trợ lý là người theo dõi ngày công,
chất lượng lao động của nhân viên; tổng kết tình hình khách sạn vào cuối ngày và cuối
tuần để báo cáo với giám đốc bộ phận.
+ Các nhân viên của bộ phận lễ tân được chia làm nhiều vị trí mỗi vị trí có một công việc
khác nhau nhưng nhìn chung các vị trí đều phải phối hợp với nhau để quá trình tác ngiệp
diễn ra trôi chảy, đảm bảo được hoạt động của khách sạn. Trước mỗi ca làm, giám sát
viên sẽ có nhiệm vụ phân công cho nhân viên đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi
người.
+ Để đảm bảo trong quản lý và điều hành công việc tức tuân thủ một hệ thống quyền lực
thông tin liên tục và nhất quán thì mỗi nhân viên đều phải được xác định vị trí của mình
trên sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn. Việc duy trì trật tự quản lý thống nhất từ trên
xuống dưới, phân cấp quản lý trong quản trị nguồn nhân lực để nâng cao tính hiệu quả
hoạt động quản lý tại bộ phận khách sạn.

You might also like