You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA: KHÁCH SẠN-DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI 2:
“SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”

Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Phương Hoa


Nhóm : 07
Lớp : 2144HCMI0121

Hà Nội, 2021

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH NHÓM 7

1. Nội dung: Đánh giá hiệu quả hoạt động họp nhóm
2. Thành phần: 7 thành viên nhóm 7
STT Họ và tên Chức vụ Ý thức Thái độ
Tích cực, đúng Tôn trọng các
1 Phùng Thị Linh Nhóm trưởng
giờ thành viên
Có trách nhiệm
Tích cực hoàn
2 Trần Hoàng Linh Thành viên hoàn thành đúng
thành nhiệm vụ
thời hạn
Tích cực đưa ý Tôn trọng ý kiến
3 Trịnh Hoàng Khánh Linh Thành viên
kiến của các bạn
Có trách nhiệm
Tích cực hoàn
4 Hoàng Hương Ly Thành viên hoàn thành công
thành nhiệm vụ
việc
Tập trung lắng Tích cực đưa ra
5 Vũ Thị Hương Ly Thành viên nghe trong khi những vấn đề
họp cần quan tâm

Tích cực đưa Tự tin đóng góp


6 Vương Thảo Ly Thành viên
ra ý kiến ý kiến lớn

Tập trung, ghi Giữ uy tín, trách


7 Tăng Đức Mạnh Thư ký đầy đủ thông nhiệm trong
tin công việc

3. Danh sách có sự chấp thuận bởi tất cả các thành viên trong nhóm.

Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2021.


Nhóm trưởng

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1.Thời gian: 9 giờ, ngày 8 tháng 3 năm 2021


2. Địa điểm: Họp online
3. Thành phần: 7 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Phân công công việc chuẩn bị cho từng thành viên:
STT Họ và tên Công việc
Phân công công việc cho thành viên
1 Phùng Thị Linh Làm slide
Tìm hiểu về các mối quan hệ trong gia đình
Kết luận đề tài 2
2 Trần Hoàng Linh
Làm bản cứng đề tài 1
Tìm hiểu và tổng quan “Liên hệ với GCCN Việt
3 Trịnh Hoàng Khánh Linh
Nam” đề tài 1
Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi các chức
4 Hoàng Hương Ly
năng của gia đình” đề tài 2
Tìm hiểu và tổng quan “Sự thay đổi của GCCN
5 Vũ Thị Hương Ly
hiện nay so với thời C.Mác và Ăngghen” đề tài 1
Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi quy mô, kết
6 Vương Thảo Ly cấu gia đình” đề tài 2
Thuyết trình
Làm bản cứng đề tài 2
7 Tăng Đức Mạnh
Ghi chép các thông tin buổi họp

5. Biên bản được ghi chép sau khi có sự đồng ý bởi tất cả các thành viên trong nhóm.
Biên bản kết thúc vào hồi 12h15 cùng ngày.
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2021.
Nhóm trưởng

3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1.Thời gian: 9 giờ, ngày 27 tháng 3 năm 2021


2. Địa điểm: Phòng V302.A, nhà V, trường Đại học Thương mại
3. Thành phần: 7 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Báo cáo tình trạng hoàn thành công việc:
STT Họ và tên Công việc Tình trạng
Phân công công việc cho thành viên Hoàn thiện
1 Phùng Thị Linh Làm slide Đang hoàn thiện
Tìm hiểu về các mối quan hệ trong gia đình Hoàn thiện
Trần Hoàng Kết luận đề tài 2 Đang hoàn thiện
2
Linh Làm bản cứng đề tài 1 Đang hoàn thiện
Trịnh Hoàng Tìm hiểu và tổng quan “Liên hệ với GCCN
3 Hoàn thiện
Khánh Linh Việt Nam” đề tài 1
Hoàng Hương Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi các chức
4 Hoàn thiện
Ly năng của gia đình” đề tài 2
Tìm hiểu và tổng quan “Sự thay đổi của
Vũ Thị Hương GCCN hiện nay so với thời C.Mác và Hoàn thiện
5
Ly Ăngghen” đề tài 1
Đặt vấn đề đề tài 2 Đang hoàn thiện
Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi quy mô,
Hoàn thiện
6 Vương Thảo Ly kết cấu gia đình” đề tài 2
Thuyết trình Đang hoàn thiện
Làm bản cứng đề tài 2 Đang hoàn thiện
7 Tăng Đức Mạnh
Ghi chép các thông tin buổi họp Đang thực hiện

5. Biên bản được ghi chép sau khi có sự đồng ý bởi tất cả các thành viên trong nhóm
vào 12h15 cùng ngày.
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2021.
Nhóm trưởng

4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1.Thời gian: 9 giờ, ngày 4 tháng 4 năm 2021


2. Địa điểm: Phòng V402.A, nhà V, trường Đại học Thương mại
3. Thành phần: 7 thành viên nhóm 7
4. Nội dung: Tổng kết hoàn thành công việc:
STT Họ và tên Công việc Tình trạng
Phân công công việc cho thành viên Hoàn thiện
1 Phùng Thị Linh Làm slide Hoàn thiện
Tìm hiểu về các mối quan hệ trong gia đình Hoàn thiện
Trần Hoàng Kết luận đề tài 2 Hoàn thiện
2
Linh Làm bản cứng đề tài 1 Hoàn thiện
Trịnh Hoàng Tìm hiểu và tổng quan “Liên hệ với GCCN
3 Hoàn thiện
Khánh Linh Việt Nam” đề tài 1
Hoàng Hương Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi các chức
4 Hoàn thiện
Ly năng của gia đình” đề tài 2
Tìm hiểu và tổng quan “Sự thay đổi của
Vũ Thị Hương GCCN hiện nay so với thời C.Mác và Hoàn thiện
5
Ly Ăngghen” đề tài 1
Đặt vấn đề đề tài 2 Hoàn thiện
Tìm hiểu và tổng quan “Sự biến đổi quy mô,
Hoàn thiện
6 Vương Thảo Ly kết cấu gia đình” đề tài 2
Thuyết trình Hoàn thiện
Làm bản cứng đề tài 2 Hoàn thiện
7 Tăng Đức Mạnh
Ghi chép các thông tin buổi họp Đã thực hiện

5. Biên bản được ghi chép sau khi có sự đồng ý bởi tất cả các thành viên trong nhóm.
Biên bản kết thúc vào hồi 12h16 cùng ngày.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2021.

5
Phần 1: MỞ ĐẦU
Có lẽ đối với mỗi người, gia đình luôn là ánh sáng thiêng liêng cao quý nhất,
thứ ánh sáng ấy len lỏi vào tâm hồn, thắp sáng lên niềm tin, sự yêu thương vô bờ bến.
Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của xã hội. Muốn xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào
gia đình tốt. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là
đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt’’. Mỗi gia đình hạnh phúc
hòa thuận thì cả xã hội và cộng đồng ổn định và phát triển. Gia đình là cầu nối giữa cá
nhân với xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành
viên của xã hội. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và
suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Chỉ trong môi trường
yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn
đấu trở thành con người xã hội tốt. Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con
cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Gia đình có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người. Những
hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thường để lại dấu ấn sâu đậm và bền vững trong
cuộc đời mỗi người. Gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được
thực hiện trong gia đình. Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và
thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội. Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp
ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Đặc điểm của gia đình ở mỗi chế độ là khác nhau. Gia đình Việt Nam ngày nay
có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ
truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Quy mô gia đình ngày nay nhỏ hơn so với
trước. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng chung
sống thì gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ: cha mẹ - con cái (có số ít gia
đình đơn thân). Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con
người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia đình truyền
thống. Tuy nhiên, sự biến đổi của xã hội làm cho các thành viên ít quan tâm đến nhau.
6
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán, gia đình phải đông con,
nhất thiết phải có con trai nối dõi thì ngày nay sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc
vào nhiều yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế chứ không phải chỉ là yếu tố có đông con
hay không, có con trai hay không có. Về giáo dục, trong gia đình truyền thống, một
đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ ngay từ
khi còn nhỏ. Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà
trường. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút, ma túy,... cho thấy
phần nào sự bế tắc của một số gia đình trong việc nuôi dạy con. Ngày càng xuất hiện
nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như: bạo lực gia đình, ly thân, ly
hôn, sống thử,... Trong gia đình truyền thống nếu như người chồng là trụ cột gia đình
thì trong gia đình Việt Nam hiện nay không còn một mô hình duy nhất mà còn có
người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình. Những biến đổi trong quan hệ gia đình
cũng cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các
thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau. 
Trong xây dựng gia đình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ thị số 49-CT/TW ngày
21/02/2005 là một bước tiến quan trọng trong quan điểm của Đảng: “Mục tiêu chủ yếu
của công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa là ổn định, củng
cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con),
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của
mỗi người và và là tế bảo lành mạnh của xã hội’’. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: phát triển của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình…, gia
đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn diện, về quy mô, kết cấu, các chức
năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động
lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chính vì thế nhóm chúng em chọn tìm hiểu
đề tài: “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội’’.

7
Phần 2: NỘI DUNG
1. SỰ BIẾN ĐỔI QUY MÔ, KẾT CẤU CỦA GIA ĐÌNH
1.1. SỰ BIẾN ĐỔI QUY MÔ CỦA GIA ĐÌNH
a) Gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành
viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến
ba bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện
đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng
sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá
biệt còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt
nhân quy mô nhỏ. Sự thay đổi đó, ngoài những nguyên nhân khách quan như chính
sách kế hoạch hóa gia đình hay đô thị hóa... còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Xu hướng hạt nhân hóa gia đình trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay là do những ưu
điểm và lợi thế của nó, đặc biệt là tính phù hợp với thời đại mới. Theo cách nhìn của
xã hội học, gia đình được coi là một nhóm xã hội nhỏ và đóng vai trò là một thiết chế
xã hội cơ bản.
Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó để
duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam bước vào
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều
chuyển biến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống không còn
thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới. Nền kinh tế thị trường, sự du nhập của các
nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội đổi thay từng ngày. Sự đổi thay ấy diễn ra
cả trong quan niệm của con người, chẳng hạn, ngày nay sự bình đẳng đã được đề cao
hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ
hơn.
Một tài liệu lịch sử khi đưa ra những số liệu về nhân khẩu của một số quận ở miền
Bắc Việt Nam, cho biết về qui mô hộ gia đình đã tương đối nhỏ: Quận Giao Chỉ có
8,07 khẩu/hộ; quận Cửu Chân có 4,64 khẩu/hộ và quận Nhật Nam có 4,64/hộ. Đầu
thế kỷ XV, thống kế các phủ huyện cho biết nước ta có 120.412 hộ với 500.264 khẩu,
trung bình mỗi hộ có 4,15 khẩu.

8
Sau cách mặng tháng Tám, đặc biệt những năm sau 1975, Việt Nam có điều kiện để
tiến hành các cuộc điều tra dân số và các nghiên cứu về gia đình trên qui mô rộng, số
người trung bình trong gia đình theo chiều hướng giảm rõ rệt. Từ các cuộc tổng điều
tra dân số ở miền Bắc năm 1974: 5,2 người/hộ; năm 1979: 5,0 người/hộ và năm
1989: 4,87 người/hộ.
1.2. SỰ BIẾN ĐỔI KẾT CẤU CỦA GIA ĐÌNH
a) Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người
được tôn trọng hơn.
Đáng kể nhất là việc giải phóng phụ nữ: họ được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều
điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc
sống, trong sản xuất,... ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng
dần được 2 chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn xã
hội công nhận. Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm
cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc. Hội nhập
kinh tế làm cho mức sống con người được nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống được
cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên và mang những nét
cá nhân hơn. Mỗi một thành viên trong gia đình, chứ không chỉ riêng lớp trẻ, đều
muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không
phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con
cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ
nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia
đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của
con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho
đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vậy, rõ ràng là quy mô gia
đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời
đại mới đặt ra. Bên cạnh đó, nó cũng thay đổi chính xã hội hay những giá trị của xã
hội, làm cho sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con
người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình
truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích
cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã
hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
9
b) Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình biến đổi: tạo ra sự ngăn cách không gian
giữa
các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong việc giữ gìn tình cảm cũng
như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.
Nếu như coi gia đình là một nhóm xã hội thì các nhà xã hội học sẽ nghiên cứu các vấn
đề, các mối quan hệ bên trong nó, còn khi đóng vai trò là thiết chế xã hội thì gia đình
sẽ được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa nó với tổng thể xã hội. Trên cơ sở thuyết
cấu trúc và chức năng, nhà xã hội học người Mỹ Robert Merton đã phần nào lý giải
được vấn đề này thông qua ý tưởng về chức năng và phản chức năng của mình. Ông
cho rằng, một thành tố của cấu trúc xã hội thực hiện các chức năng, tức các hệ quả
quan sát được, tạo ra sự thích nghi và điều chỉnh của hệ thống, ngoài những hệ quả
tích cực cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực. Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng
gây những phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên
trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị
văn hóa truyền thống của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị
cuốn theo công việc của riêng mình với mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành
cho gia đình cũng vì vậy mà ngày càng ít đi. Con người như rơi vào vòng xoáy của
đồng tiền và vị thế xã hội mà vô tình đánh mất đi tình cảm gia đình. Các thành viên ít
quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn, làm cho mối quan hệ gia đình
trở nên rời rạc, lỏng lẻo... Đó là mặt hạn chế của gia đình hiện đại so với gia đình
truyền thống xưa. Chính sự coi trọng kinh tế, đặt kinh tế lên hàng đầu ấy đã làm cho
những giá trị tốt đẹp xưa của gia đình bị phai nhạt dần, thậm chí còn dễ dẫn tới các
hệ lụy xấu. Có thể lấy ví dụ về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình - nơi
được coi là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người. Một đứa trẻ được sinh
ra và lớn lên trong gia đình truyền thống định hình nhân cách bằng sự quan tâm giáo
dục dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay từ khi rất nhỏ. Còn trong gia đình
hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như được phó mặc hoàn toàn cho nhà trường mà
thiếu đi sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Chính điều đó đã gây ra hiện trạng có nhiều
trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội. Hay như người cao tuổi
trong gia đình, trước đây họ được sống cùng với con cháu, vì vậy mà nhu cầu về tâm

10
lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ. Còn khi quy mô gia đình bị biến đổi, người cao tuổi
phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm, trong khi tuổi già cần nhất là được
vui vầy bên con cháu, được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật. Họ luôn có nguy cơ bị đẩy
ra viện dưỡng lão, trung tâm hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chứ không nhận
được nhiều sự quan tâm của người thân trong gia đình. Phản chức năng của quá trình
biến đổi đó không chỉ xảy ra đối với người già và trẻ em mà còn trên phạm vi toàn xã
hội, nhất là trong các mối quan hệ gia đình. Ngày càng tồn tại nhiều hiện tượng mà
trước đây chưa hề hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống
thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở
nên mong manh, dễ tan vỡ hơn. Ngoài ra, các tệ nạn 3 như trẻ em lang thang, nghiện
hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã
gia đình. 
2. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
2.1. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÁI SẢN XUẤT RA CON NGƯỜI
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình
tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh
con. Hơn nữa việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của nhà
nước ,tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội .Ở nước ta
những năm 70 và 80 của thế kỉ XX, nhà nước đã tuyên truyền phổ biến và áp dụng
rộng rãi các phương tiện và biện pháp kĩ thuật tránh thai và tiến hành kiểm soát dân số
thông qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên
có từ 1 đến 2 con. Sang thập niên đầu thế kỉ XXI ,dân số Việt Nam đang chuyển sang
giai đoạn già hóa. Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã
hội thì mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con.
Nếu như trước kia do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất
nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên 3
phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi
thì ngày nay nhu cầu ấy có sự thay đổi căn bản: thể hiện ở việc giảm mức sinh, giảm
số con, giảm nhu cầu cần thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng. Trong gia đình
hiện đại sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế

11
chứ chỉ các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia
đình truyền thống.
2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC TIÊU DÙNG
Cho đến nay kinh tế gia đình đã có 2 bước chuyển mang tính bước ngoặt: Thứ
nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, từ 1 đơn vị kinh tế khép kín sản
xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu
cầu của người khác hay của xã hội. Thứ hai, từ đơn vị kinh tế đặc trưng là sản xuất
hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền thị trường
hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Hiện nay kinh tế gia đình đang trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa với các
nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp nhìu khó khăn trong việc
chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị
trường, nguyên nhân do kte gia đình có quy mô nhỏ ít lao động và tự sản xuất là chính.
Sự phát triển của hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm
cho gia đình trở thành 1 đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội, hướng tới “tiêu dùng
sản phẩm do người khác làm ra’’ tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội.
2.3. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC
Xã hội Việt Nam truyền thống giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội, thì
ngày nay giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình hiện nay
phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên.
Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử
trong gia đình, họ hàng mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học….
Sự phát triển hệ thống giáo dục cùng với sự phát triển kinh tế, vai trò giáo dục
các chủ thế trong gia đình có xu hướng giảm nhưng sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực
trong xã hội, trong nhà trường làm cho sự kì vọng và niềm tin các cha mẹ vào giáo dục
giảm đi nhiều. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học, lang thang, nghiện ngập cũng cho thấy
phẩn nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của gia đình trong việc giáo dục con cái.
2.4. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THỎA MÃN NHU CẦU TÂM SINH LÍ, DUY
TRÌ TÌNH CẢM
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng
lên do gia đình có xu hướng chuyển từ đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị tình cảm.

12
Việc thực hiện chức năng này là yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại bền vững
của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Cùng với đó vấn đè đặt ra là cần phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của
con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai với con gái trong trách nhiệm
nuôi dưỡng chăm sóc mẹ già và thờ phụng tổ tiên, cần có những giải pháp nhằm đảm
bảo an toàn tình dục, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, xây dựng những chuẩn
mực mô hình mới về giáo dục gia đình, xây dựng nội dung và phương pháp về giáo
dục gia đình giúp cho các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành
nhân cách trẻ em. Cần một sự hình thành những chuẩn mực mới đảm bảo sự hài hòa
lợi ích giữa các thành viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa các gia đình và xã hội.
3. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH
3.1. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC MỐI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ VỢ
CHỒNG
Cùng với việc coi trọng giá trị gia đình, các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
người Việt Nam vẫn nghiêng về các giá trị truyền thống nhưng đang có xu hướng dịch
chuyển sang các giá trị mang tính cá nhân và hiện đại. Có thể thấy, tiêu chuẩn lựa chọn
bạn đời của người dân được khảo sát ưu tiên các phẩm chất về tư cách, đạo đức hơn là
các tiêu chuẩn về ngoại hình hay tiêu chuẩn về kinh tế. Tiêu chuẩn đầu tiên của lựa
chọn bạn đời là người đó “có tư cách đạo đức tốt” (chiếm 66,7%), tiếp theo là tiêu
chuẩn “biết cách ứng xử” (chiếm 45%), tiêu chuẩn “khỏe mạnh” đứng thứ 3 trong các
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời (chiếm 36,1%). Các tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện
kinh tế, vật chất được lựa chọn nhưng với tỷ lệ thấp, như biết cách làm ăn (chiếm
28,6%), có nghề nghiệp ổn định (chiếm 12,9%). Trong các nhóm tiêu chí lựa chọn bạn
đời hiện nay, tiêu chí tình yêu được người trả lời đề cập đến cao nhất. Điều này nói lên
rằng những giá trị về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đã có sự chuyển đổi rõ nét từ giá trị
truyền thống sang các giá trị hiện đại. Khi cá nhân được giải phóng thì yếu tố tình cảm
và sự tự do lựa chọn hôn nhân được đề cao. Vì thế, hôn nhân đã chuyển dần từ thể chế
kinh tế là chính sang thể chế tâm lý là chính. Tiêu chuẩn lựa chọn gia đình tương đồng
về điều kiện kinh tế, địa vị xã hội “gia đình môn đăng hộ đối” hầu như không còn là
giá trị cần chú ý trong thang tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Nghiên cứu cũng cho thấy,
tiêu chuẩn nội hôn, hôn nhân cùng nhóm xã hội/tộc người/tôn giáo trong xã hội truyền
thống không còn là tiêu chí hàng đầu. Có đến 69% số người được hỏi cho rằng tiêu

13
chuẩn người “cùng làng, cùng địa phương” không quan trọng; 64,1% cho rằng “cùng
dân tộc, cùng tôn giáo” không phải là những tiêu chí quan trọng trong lựa chọn người
yêu. Quá trình này tạo nên sự di động xã hội nhanh và đa dạng. Bên cạnh đó, nhiều
loại hình nghề nghiệp xuất hiện và sự phát triển của công nghệ thông tin là những yếu
tố thúc đẩy việc hình thành hôn nhân giữa các tiểu văn hóa (dân tộc, vùng, miền) và
giữa các nền văn hóa (hôn nhân có yếu tố nước ngoài).
Như vậy, có thể thấy, nếu chia tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo nhóm giá trị cá
nhân (tình yêu, hình thức, thu nhập, công việc, học vấn) và giá trị tập thể (gia đình
tương đồng, sự chấp thuận của bố mẹ, cùng địa phương, cùng dân tộc) thì các giá trị cá
nhân trong chọn lựa bạn đời là xu hướng nổi bật hiện nay, nhất là với nhóm có đặc
điểm hiện đại, như học vấn cao, sống ở thành thị.
Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng
hôn nhân gia đình mới
Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn,
làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc không có trong truyền
thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đang chuyển đổi từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người
dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp
nhận những kiểu loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ
những hệ quả tiêu cực của nó.
Với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, những hình thức hôn
nhân gia đình mới ủng hộ tính cá nhân có xu hướng tăng. Nghiên cứu cho thấy 38%
người trả lời chấp nhận sống độc thân - mức độ này được chấp nhận cao hơn ở nữ giới
và nhóm xã hội mang nhiều đặc điểm hiện đại; 24.4% có nhu cầu, mong muốn sống
thử trước khi kết hôn; 37.6% không ủng hộ sống thử. Tỷ lệ này cho thấy nhóm người
vẫn theo khuôn mẫu truyền thống trong kết hôn tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng không
mang tính gần như tuyệt đối như trong xã hội truyền thống trước đây.
Gần đây, hôn nhân đồng giới là vấn đề gây ra tranh cãi gay gắt giữa những người ủng
hộ và không ủng hộ. Hôn nhân đồng tính mới được chấp nhận dè dặt, chỉ có 27,7%
người đồng ý, phần lớn ở nhóm mang nhiều đặc điểm hiện đại.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con
thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình. Hiện nay, hôn

14
nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy vậy, cùng với
sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng được pháp luật
bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hôn và có con. Quyền
làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của sự
nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ. 
3.2. SỰ BIẾN ĐỔI QUAN HỆ GIỮA CÁC THẾ HỆ, CÁC GIÁ TRỊ, CHUẨN
MỰC VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH
Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp
thu yếu tố hiện đại
Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao lòng
hiếu thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ. Con cái một lòng
nghe theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh vực đáng được quyền tự do
nhất là tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”… Ngày nay,
trong những gia đình tiến bộ, cha mẹ và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha
mẹ có thể lắng nghe, chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ
huynh luôn tôn trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái…
Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là
giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá
cao nhất, sau đó là đến các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà,
hòa hợp, có thu nhập. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 41,6% coi chung thủy là “quan
trọng”, và 56,7% coi chung thủy là “rất quan trọng” trong hôn nhân. Đồng thời, nghiên
cứu cho thấy hiện tượng bảo lưu những tiêu chuẩn kép khắt khe với phụ nữ và xu
hướng vị tha hơn cho nam giới trong vấn đề chung thủy (giá trị “chung thủy quan
trọng hơn với phụ nữ” có tỷ lệ đồng ý cao là 66,2%). Điều này cho thấy, chung thủy
vẫn là thước đo phẩm giá của người phụ nữ khi họ được kỳ vọng là nhân tố giữ gìn
cho sự êm ấm, tốt đẹp của gia đình và xã hội.Người dân Việt Nam vốn coi gia đình là
ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống
Giá trị tình yêu là một giá trị bảo đảm sự bền vững của hôn nhân, nhất là hôn
nhân hiện đại dựa trên tình yêu để kết hôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự
khác biệt theo giới tính, tuổi, học vấn trong đánh giá tầm quan trọng của tình yêu với
sự gắn kết hôn nhân (trong số người được khảo sát có 89,7% số người được hỏi cho
rằng tình yêu là quan trọng và rất quan trọng). Thực tế khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ

15
người đánh giá thấp tiêu chí này nhất thuộc về nhóm người trẻ nhất, người dân tộc
Kinh, người đi làm, người sống ở đô thị, ở các khu vực có đời sống kinh tế phát triển
và mức độ hiện đại hóa cao.
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá khá cao
tầm quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay
đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cùng với đó là
những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình. Sự xuất
hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh
tế giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển
dịch từ gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) sang gia đình nhỏ (1
hoặc 2 thế hệ).
Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách
nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng
nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Các gia đình có mức độ hiện
đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có
học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và
trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người
phụ nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được người
chồng chia sẻ, lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ. Các gia đình được khảo sát ở khu
vực Đông Nam Bộ đạt điểm số trung bình cao nhất trong các hoạt động chia sẻ, lắng
nghe những mối quan tâm, tâm tư của vợ/chồng. Còn nhóm nữ giới, dân tộc thiểu số,
có mức sống thấp, ở nông thôn, học vấn thấp thì có tỷ lệ cao trong việc cho rằng bạn
đời coi thường hoặc đánh giá thấp việc ứng xử hằng ngày hoặc đóng góp của họ đối
với gia đình.

Phần 3: KẾT LUẬN


Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên cnxh cho thấy gia
đình là tế bào xã hội, gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại vận động và phát
triển của xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại
và phát triển được muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia
đình tốt. Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng
16
chế độ xã hội đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền. Tác động của gia đình ở
mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc sự
hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Gia đình là môi trường phát triển
tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương nuôi dưỡng chăm sóc trường thành và phát
triển. Sự yên ổn hạnh phúc của gia đình là tiền đề phát triển toàn diện cho thành viên
thành công dân tốt của xã hội. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Gia đình là
cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân là môi
trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội. Gia đình cũng là một
trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Chức năng cơ bản của gia
đình: Chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng đặc thù của gia đình đáp ứng
nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia
đình sức lao động và duy trì sự trường tồn xã hội, chức năng nuôi dưỡng giáo dục. Thể
hiện tình cảm thiêng liêng trách nhiệm của cha mẹ với con cái đồng thời thể hiện trách
nhiệm của gia đình với xã hội. Hình thành nhân cách đạo đức lối sống của mỗi người.
Chúng ta cần sự lãnh đạo của Đảngn, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và
phát triển gia điình Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống
vật chất, kinh tế hộ gia đình. Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời
tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam
ngày nay. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều gia đình
mong muốn hướng đến, là gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh
phúc, thực hiện tôt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết tương
trợ trong cộng đồng. Cần tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực
chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa.

17
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................6

PHẦN 2: NỘI DUNG..........................................................................................................................................................8

1. SỰ BIẾN ĐỔI QUY MÔ, KẾT CẤU CỦA GIA ĐÌNH............................................................................................. 8


1.1. SỰ BIẾN ĐỔI QUY MÔ CỦA GIA ĐÌNH..................................................................................................................8
1.2. SỰ BIẾN ĐỔI KẾT CẤU CỦA GIA ĐÌNH................................................................................................................9
2. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH................................................................................................11
2.1. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÁI SẢN XUẤT RA CON NGƯỜI...................................................................11
2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC TIÊU DÙNG...........................................................11
2.3. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC...............................................................................................................12
2.4. SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THỎA MÃN NHU CẦU TÂM SINH LÍ, DUY TRÌ TÌNH CẢM.............12
3. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH.....................................................................................13
3.1. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC MỐI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ VỢ CHỒNG.........................................13
3.2. SỰ BIẾN ĐỔI QUAN HỆ GIỮA CÁC THẾ HỆ, CÁC GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC VĂN HÓA CỦA GIA
ĐÌNH................................................................................................................................................................................... 14

PHẦN 3: KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................16

MỤC LỤC...........................................................................................................................................................................18

18

You might also like