You are on page 1of 93

Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Mục lục
CHƯƠNG 1. TÓM LƯỢC VỀ CƠ HỌC CÔNG TRÌNH (SUMMARY OF STRUCTURAL MECHANICS) ......... 5
1.1 Giới thiệu (Introduction) ............................................................................................................ 5
1.1.1 Điều kiện về độ bền (Strength requirement) ...................................................................... 5
1.1.2 Điều kiện về độ cứng (Stiffness requirement) .................................................................... 5
1.1.3 Điều kiện về ổn định (Stability requirement) ...................................................................... 6
1.2 Các khái niệm cơ bản (Fundamental Concepts)......................................................................... 6
1.2.1 Các loại liên kết (Types of connection)................................................................................ 6
1.2.2 Sơ đồ tính của công trình (Structural model) ..................................................................... 8
1.2.3 Các biến dạng cơ bản của công trình (Basic deformations of structures) .......................... 9
1.2.4 Ngoại lực và nội lực (External forces and Internal forces) ................................................ 10
1.3 Phân loại kết cấu xây dựng (Classification of Building Structures) .......................................... 11
1.3.1 Theo hình dạng hình học (Based on geometry) ................................................................ 11
1.3.2 Theo sơ đồ tính (Based on structural model) ................................................................... 11
1.3.3 Theo phương pháp tính (Based on calculation method) .................................................. 13
1.4 Các nguyên nhân gây ra nội lực, biến dạng và chuyển vị trong kết cấu (Causes of Internal
Forces, Deformations, and Displacements in Structures) .............................................................. 14
1.4.1 Tải trọng (Loads) ................................................................................................................ 14
1.4.2 Sự thay đổi nhiệt độ (Temperature changes) ................................................................... 14
1.4.3 Chuyển vị cưỡng bức của gối tựa hoặc sự không chính xác trong chế tạo lắp ráp
(Foundation settlement or assembly inaccuracy) ...................................................................... 14
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP (OVERVIEW OF
REINFORCED CONCRETE STRUCTURE DESIGN) .................................................................................. 15
2.1. Giới thiệu (Introduction) ......................................................................................................... 15
2.1.1 Phân loại kết cấu BTCT và phạm vi sử dụng (Classification and uses of RC structures) ... 16
2.1.2 Mục tiêu thiết kế (Design Objectives) ............................................................................... 18
2.1.3 Nguyên lý thiết kế (Design Principles)............................................................................... 18
2.1.4 Lý thuyết thiết kế (Design theory) ..................................................................................... 20
2.1.5 Tiêu chuẩn thiết kế (Design standard) .............................................................................. 21
2.1.6 Những giả thiết cơ bản (Fundamental Assumptions) ....................................................... 23
2.2. Thiết kế theo trạng thái giới hạn (Design for Ultimate Limit States) ...................................... 24
2.2.1 TTGH 1 - Khả năng chịu lực (Limit State of Strength)........................................................ 24
2.2.2 TTGH 2 - Sự sử dụng bình thường (Limit State of Serviceability) ..................................... 24
2.3. Vật liệu (Materials) .................................................................................................................. 25
2.3.1 Bê tông (BT) - Concrete ..................................................................................................... 25
2.3.2 Cốt thép (CT) - Steel reinforcement .................................................................................. 26

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 1


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
2.3.3 Lưới thép hàn (Welded wire mesh) .................................................................................. 28
2.3.4 Thép ứng suất trước (Prestressed steel)........................................................................... 28
2.3.5 Thép tấm và thép hình (Steel sheet and structural steel) ................................................. 29
2.3.6 Cốt sợi (fiber reinforcement) ............................................................................................ 30
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 30
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CẤU KIỆN CƠ BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP (DESIGN OF BASIC REINFORCED
CONCRETE MEMBERS) ....................................................................................................................... 31
3.1 Giới thiệu (Introduction) .......................................................................................................... 31
3.2 Dầm (Beam) ............................................................................................................................. 31
3.2.1 Cấu tạo chung (General) ................................................................................................... 32
3.2.2 Sự làm việc của dầm (RC Beam Behavior) ........................................................................ 34
3.2.3 Các loại bài toán (Problems) ............................................................................................. 35
3.2.4 Chỉ dẫn và yêu cầu cấu tạo chi tiết (Reinforcement Detailing) ......................................... 38
3.3 Cột (Column) ............................................................................................................................ 39
3.3.1 Giới thiệu (Introduction) ................................................................................................... 39
3.3.2 Yêu cầu cấu tạo chung (General)....................................................................................... 41
3.3.3 Chỉ dẫn và yêu cầu cấu tạo chi tiết (Guidelines and Column Detailing) ........................... 44
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 45
CHƯƠNG 4. HỆ SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP (REINFORCED CONCRETE FLOOR SYSTEM) ....................... 46
4.1. Giới thiệu (Introduction) ......................................................................................................... 46
4.1.1 Khái niệm và chức năng (Concept and Functions) ............................................................ 46
4.1.2 Phân loại (Classification) ................................................................................................... 46
4.1.3 Tải trọng lên sàn (Floor load) ............................................................................................ 47
4.2. Sàn sườn toàn khối có bản một phương (One-way Monolithic RC Slab) ............................... 48
4.2.1 Khái niệm, MBKC và phạm vi áp dụng (Concept, structural layout plan and uses) .......... 48
4.2.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Priliminary selection of slab thickness) ................................. 49
4.2.3 Yêu cầu về cấu tạo cốt thép (Reinforcement detailing) .................................................... 50
4.3 Sàn sườn toàn khối có bản hai phương (Two-way Monolithic RC Slab) .................................. 51
4.3.1 Khái niệm, MBKC, và phạm vi áp dụng (concept, structural layout plan, and uses) ......... 51
4.3.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness) ................................. 51
4.3.3 Yêu cầu về cấu tạo cốt thép (Reinforcement detailing) .................................................... 51
4.4 Sàn sườn toàn khối kiểu ô cờ (Waffle Monolithic RC Slab) ..................................................... 52
4.4.1 Khái niệm, ưu nhược điểm, và phạm vi áp dụng (Concept, pros and cons, and uses) ..... 52
4.4.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness) ................................. 53
4.5 Sàn không dầm (Beamless Slab) .............................................................................................. 53
4.5.1 Khái niệm, ưu nhược điểm, và phạm vi áp dụng (Concept, pros and cons, and uses) ..... 53
4.5.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness) ................................. 54

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 2


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
4.6 Sàn bê tông ứng suất trước (Prestressed RC slab) ................................................................... 54
4.6.1 Khái niệm và phân loại (Concept and classification) ......................................................... 54
4.6.2 Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng (Pros and cons, and uses) ....................................... 55
4.6.3 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness) ................................. 56
4.7 Một số loại sàn khác (Other Types of Slab) .............................................................................. 56
4.7.1 Sàn lắp ghép (Precast RC slab) .......................................................................................... 56
4.7.2 Sàn bán lắp ghép (Hybrid RC slab) .................................................................................... 56
4.7.3 Sàn liên hợp (Composite steel - RC slab) .......................................................................... 57
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 5. NỀN VÀ MÓNG (SOIL AND FOUNDATION) ..................................................................... 59
5.1 Giới thiệu (Introduction) .......................................................................................................... 59
5.1.1 Nền (Soil) ........................................................................................................................... 59
5.1.2 Móng (Foundation) ........................................................................................................... 59
5.1.3 Các tài liệu cần có để thiết kế nền và móng (Required documents for design of soil and
foundation)................................................................................................................................. 60
5.2 Móng dưới cột (Column Footing) ............................................................................................ 60
5.3 Móng dưới tường (Wall Footing) ............................................................................................. 61
5.4 Móng băng và móng băng giao thoa (Strip Foundation) ......................................................... 61
5.5 Móng bè (Raft Foundation) ...................................................................................................... 61
5.6 Móng cọc (Pile Foundation) ..................................................................................................... 62
5.6.1 Cọc chế tạo sẵn (Precast pile) ........................................................................................... 62
5.6.2 Cọc đổ tại chỗ (Cast-in-situ pile) ....................................................................................... 64
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 65
CHƯƠNG 6. HỆ CHỊU LỰC TRONG CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP (STRUCTURAL SYSTEMS IN
REINFORCED CONCRETE BUILDINGS) ................................................................................................ 66
6.1 Giới thiệu (Introduction) .......................................................................................................... 66
6.2 Kết cấu sàn và mái (Floor and roof system) ............................................................................. 66
6.3 Kết cấu khung (Framed structure) ........................................................................................... 66
6.3.1 Khái niệm, phân loại, phạm vi áp dụng (Concept, classification, and uses) ..................... 66
6.3.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guidelines)............................................................................... 68
6.4 Kết cấu vách (Bearing wall) ...................................................................................................... 72
6.4.1 Khái niệm, phạm vi áp dụng (Concept and uses) .............................................................. 72
6.4.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guidelines)............................................................................... 74
6.5 Kết cấu lõi và hộp ..................................................................................................................... 75
6.5.1 Hệ lõi chịu lực.................................................................................................................... 75
6.5.2 Hệ hộp chịu lực ................................................................................................................. 76
6.6 Những yêu cầu, chỉ dẫn và khái niệm cơ bản (Basic requirements and guidelines)................ 77

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 3


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
6.6.1 Khe biến dạng.................................................................................................................... 79
6.6.2 Khe kháng chấn ................................................................................................................. 80
6.6.3 Bố trí kết cấu chịu lực trên mặt bằng ................................................................................ 81
6.6.4 Bố trí kết cấu chịu lực theo phương đứng ........................................................................ 82
6.6.5 Chuyển vị ngang và độ trôi tầng........................................................................................ 83
6.6.6 Tầng cứng và tầng mềm .................................................................................................... 84
6.6.7 Giảm chấn và cách chấn .................................................................................................... 85
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 86
CHƯƠNG 7. MỘT SỐ HẠNG MỤC KẾT CẤU KHÁC (OTHER STRUCTURES) ......................................... 87
7.1 Cầu thang bộ (Staircase) .......................................................................................................... 87
7.1.1 Giới thiệu (Introduction) ................................................................................................... 87
7.1.2 Các bộ phận chịu lực (Structural components)................................................................. 88
7.2 Bể chứa (Tank) .......................................................................................................................... 89
7.2.1 Giới thiệu (Introduction) ................................................................................................... 89
7.2.2 Các bộ phận chịu lực (Structural components)................................................................. 90
7.3 Tường chắn đất (Retaining wall) .............................................................................................. 91
7.3.1 Giới thiệu (Introduction) ................................................................................................... 91
7.3.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guideline) ................................................................................ 92
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... 93

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 4


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 1. TÓM LƯỢC VỀ CƠ HỌC CÔNG TRÌNH
(SUMMARY OF STRUCTURAL MECHANICS)
1.1 Giới thiệu (Introduction)
Cơ học công trình là môn khoa học thực nghiệm, trình bày các phép tính để kiểm tra độ bền, độ
cứng và độ ổn định của công trình.
1.1.1 Điều kiện về độ bền (Strength requirement)
Điều kiện độ bền đảm bảo cho công trình không bị phá hoại dưới tác dụng của tải trọng hoặc các
nguyên nhân khác (Hình 1.1)

Hình 1.1 Hư hỏng về độ bền trên kết cấu

1.1.2 Điều kiện về độ cứng (Stiffness requirement)


Điều kiện về độ cứng đảm bảo cho công trình không có chuyển vị và biến dạng quá lớn ảnh hưởng
khi sử dụng, làm cho công trình mất trạng thái làm việc bình thường của nó ngay cả khi điều kiện
bền vẫn đảm bảo.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 5


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 1.2 Kết cấu bị đổ nghiêng do chuyển vị quá lớn của gối tựa
1.1.3 Điều kiện về ổn định (Stability requirement)
Điều kiện ổn định tìm hiểu khả năng bảo toàn vị trí và hình dạng cân bằng ban đầu.

Hình 1.3 Sự mất ổn định trong kết cấu

1.2 Các khái niệm cơ bản (Fundamental Concepts)


1.2.1 Các loại liên kết (Types of connection)
Có 4 loại liên kết: liên kết thanh, liên kết khớp, liên kết hàn, và liên kết phức tạp
a. Liên kết thanh – connection (liên kết loại 1):
Liên kết thanh khử được một bậc tự do và làm phát sinh một thành phần phản lực theo phương
liên kết.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 6


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Gối tựa di động là trường hợp đặc biệt của liên kết thanh

b. Liên kết khớp - Pinned connection (liên kết loại 2):


Gồm 2 miếng cứng nối với nhau bằng một khớp lý tưởng.
- Liên kết khớp không cho miếng cứng chuyển vị thẳng (nhưng có thể xoay), tức là khử được 2 bậc
tự do.
- Tại liên kết có thể phát sinh một thành phần phản lực có phương chưa biết. Phản lực này thường
được phân tích thành hai thành phần theo hai phương xác định.

Liên kết khớp là khái niệm mở rộng của gối cố định nối đất.

c. Liên kết hàn - fixed connection (liên kết loại 3):


Gồm hai miếng cứng nối với nhau bằng một mối hàn.
- Liên kết hàn không cho miếng cứng có chuyển vị, tức là khử được 3 bậc tự do.
- Liên kết có thể làm phát sinh một thành phần phản lực có phương và vị trí chưa biết. Thường đưa
phản lực này về vị trí liên kết và phân tích thành 3 thành phần.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 7


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
d. Liên kết phức tạp - complex connection:
Là liên kết nối nhiều miếng cứng với nhau, số miếng cứng lớn hơn hai.

Như hình vẽ trên là liên kết khớp phức tạp và hàn phức tạp.
Độ phức tạp của liên kết: là số liên kết đơn giản cùng loại, tương đương với liên kết đã cho, ký hiệu
p: p = D - 1 với D = số miếng cứng quy tụ vào liên kết.
e. Liên kết nối đất:
Là liên kết giữa miếng cứng và đất.
Bao gồm: gối di động, gối cố định, ngàm, ngàm trượt
Nếu ta gọi C0 là số thanh tựa tương đương thì giá trị C0 tương ứng với các loại liên kết nối đất như
sau:

1.2.2 Sơ đồ tính của công trình (Structural model)


Sơ đồ tính của công trình là hình ảnh đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo phản ảnh được chính xác sự
làm việc thực tế của công trình và phải dùng để tính toán được.

Hình 1.4 Sơ đồ tính của khung phẳng và của bàn chịu tải trọng

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 8


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
1.2.3 Các biến dạng cơ bản của công trình (Basic deformations of structures)
Biến dạng (deformation) là sự thay đổi hình dạng, kích thước của vật thể dưới tác dụng của ngoại
lực (Hình 1.5).

Hình 1.5 Vật thể trước và sau biến dạng; phần tử AB biến dạng thành phần tử A’B’
Chuyển vị (displacement) là sự thay đổi vị trí của điểm vật chất thuộc vật thể dưới tác dụng của
ngoại lực. Có 2 loại chuyển vị: chuyển vị dài và chuyển vị góc (Hình 1.6)

Hình 1.6 Điểm A và B sau khi chuyển vị trở thành A’ và B’


Các dạng biến dạng cơ bản
Theo hình thức Theo tính chất

Có 3 loại biến dạng: Có 3 dạng biến dạng:


- Biến dạng dài - Biến dạng đàn hồi
- Biến dạng góc - Biến dạng dẻo (dư)
- Biến dạng thể tích - Biến dạng nhớt
Các thành phần biến dạng: phân tử thanh khi biến dạng có thể chia ra 3 thành phần:
- Biến dạng xoay ϕds, với ϕ – biến dạng xoay (góc xoay) tỉ đối (góc giữa 2 tiến diện khi ds = 1 đv
dài)
- Biến dạng dọc trục (biến dạng dài) εds, với ε – biến dạng dài tỉ đối
- Biến dạng trượt 𝜸ds, với 𝜸 – góc trượt tỉ đối

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 9


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Chiều dương các thành phần biến dạng như thể hiện trên hình vẽ

Biến dạng xoay Biến dạng dọc trục Biến dạng trượt

1.2.4 Ngoại lực và nội lực (External forces and Internal forces)
Lực là tương tác giữa các vật mà kết quả của nó gây ra sự biến đổi trạng thái chuyển động cơ học
của vật thể, và sự thay đổi hình dạng kích thước của vật thể. Ví dụ: sức gió, áp lực nước, trọng
lực...
Lực được đặc trưng bởi 3 yếu tố: điểm đặt, phương chiều, và độ lớn
a. Ngoại lực (External forces)
Ngoại lực bao gồm tải trọng và phản lực
- Tải trọng: là những lực chủ động, biết trước, được lấy theo các quy định, tiêu chuẩn.
- Phản lực: là những lực thụ động, phát sinh tại vị trí liên kết vật thể đang xét với vật thể khác.
b. Nội lực (Internal forces)
Nội lực là độ biến thiên lực liên kết của các phần tử bên trong cấu kiện khi cấu kiện chịu tác dụng
của ngoại lực và các nguyên nhân khác.
Nội lực trong hệ tĩnh định chỉ phụ thuộc vào các đại lượng tham gia phương trình cân bằng như:
tải trọng, sơ đồ hình học của công trình; không phụ thuộc độ cứng, vật liệu và kích thước của tiết
diện.
Trong trường hợp tổng quát, trên mặt cắt ngang có 6 thành phần nội lực (Hình 1.7).
Với bài toán phẳng (ngoại lực nằm trong mặt phẳng đi qua trục z), chỉ tồn tại 3 thành phần nội lực
trong mặt phẳng này: momen Mx, lực dọc Nz, và lực cắt Qy (Hình 1.7).

Hình 1.7 Các thành phần nội lực trong trường hợp tổng quát và bài toán phẳng
Quy ước dấu của nội lực:
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 10
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Mômen uốn quy ước xem là dương khi nó làm căng thớ dưới và ngược lại

- Lực cắt quy ước xem là dương khi nó làm cho phần hệ xoay thuận chiều kim đồng hồ và ngược lại

- Lực dọc quy ước xem là dương khi nó gây kéo và ngược lại

1.3 Phân loại kết cấu xây dựng (Classification of Building Structures)
1.3.1 Theo hình dạng hình học (Based on geometry)
Theo hình dạng hình học, có thể phân loại cấu kiện xây dựng thành 3 dạng: thanh, bản, và khối
Dạng thanh Dạng bản Dạng khối

Là cấu kiện có kích thước theo Là cấu kiện có kích thước theo Là cấu kiện kích thước theo ba
một phương lớn hơn nhiều so hai phương lớn hơn nhiều so với phương không chênh lệch nhau
với hai phương còn lại. phương còn lại. nhiều.

Hình 1.8 Cấu kiện dạng tấm, thanh, và vỏ trong kết cấu công trình
1.3.2 Theo sơ đồ tính (Based on structural model)
Theo sơ đồ tính, kết cấu được chia thành 2 loại: hệ phẳng và hệ không gian.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 11


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
a. Hệ phẳng (plane structures)
Là hệ mà trục của các thanh và đường tác dụng của tải trọng cùng nằm trên một mặt phẳng.
Các loại hệ phẳng:

Hệ dầm
(Beam)

Hệ dàn
(Truss)

Hệ vòm
(Arch)

Hệ khung
(Frame)

Hệ liên hợp
(Hybrid)

b. Hệ không gian (spatial structures)


Là hệ mà trục các thanh và đường t/d của tải trọng không cùng nằm trên mặt phẳng.

Hệ dầm không gian

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 12


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Khung không gian

Dàn không gian

Bản

Vỏ

1.3.3 Theo phương pháp tính (Based on calculation method)


Theo phương pháp tính, hệ kết cấu chia thành 2 loại: hệ tĩnh định và hệ siêu tĩnh
Hệ tĩnh định (Determinate structure) Hệ siêu tĩnh (Indeterminate structure)

Là loại hệ mà chỉ bằng các điều kiện tĩnh học có Là loại hệ mà chỉ bằng các điều kiện tĩnh học thì
thể xác định được toàn bộ nội lực và phản lực chưa đủ để xác định toàn bộ các nội lực và phản
trong hệ. lực mà còn phải sử dụng thêm điều kiện động học
và điều kiện vật lý.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 13


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
1.4 Các nguyên nhân gây ra nội lực, biến dạng và chuyển vị trong kết cấu
(Causes of Internal Forces, Deformations, and Displacements in Structures)
Có 3 nguyên nhân gây ra nội lực và biến dạng, chuyển vị trong kết cấu: tải trọng, sự thay đổi nhiệt
độ, và chuyển vị cưỡng bức của gối tựa hoặc sự không chính xác trong chế tạo lắp ráp
1.4.1 Tải trọng (Loads)
Tải trọng gây ra nội lực, biến dạng và chuyển vị trong tất cả các loại hệ.
Phân loại tải trọng:
- Theo thời gian tác dụng: tải trọng lâu dài (trọng lượng bản thân…) còn gọi là tĩnh tải, và tải trọng
tạm thời (tải trọng gió, do con người đi lại khi sử dụng…) còn gọi là hoạt tải;
- Theo tính chất tác dụng: tải trọng tĩnh và tải trọng động;
- Theo hình thức tác dụng: tải trọng tập trung và tải trọng phân bố.
1.4.2 Sự thay đổi nhiệt độ (Temperature changes)
Là sự thay đổi nhiệt độ tác dụng lên công trình khi làm việc so với lúc chế tạo.
Đối với hệ tĩnh định, tác nhân này chỉ gây ra biến dạng và chuyển vị, không gây ra nội lực, còn đối
với hệ siêu tĩnh thì gây ra đồng thời cả 3 yếu tố.

1.4.3 Chuyển vị cưỡng bức của gối tựa hoặc sự không chính xác trong chế tạo lắp ráp
(Foundation settlement or assembly inaccuracy)
Đối với hệ tĩnh định, tác nhân này chỉ gây ra chuyển vị, không gây ra biến dạng và nội lực; còn đối
với hệ siêu tĩnh thì gây ra đồng thời cả 3 yếu tố trên.

Câu hỏi ôn tập


- Trình bày khái niệm điều kiện độ bền, điều kiện độ cứng, và điều kiện ổn định.
- Trình bày các dạng liên kết cơ bản trong kết cấu công trình.
- Khái niệm sơ đồ tính. Trình bày các dạng biến dạng trong kết cấu.
- Trình bày các phương pháp phân loại kết cấu xây dựng.
- Thế nào là nội lực? Trình bày các thành phần nội lực trong kết cấu.
- Trình bày các nguyên nhân gây ra chuyển vị, biến dạng và nội lực trong kết cấu.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 14


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP
(OVERVIEW OF REINFORCED CONCRETE STRUCTURE DESIGN)
2.1. Giới thiệu (Introduction)
Bêtông cốt thép (hay BTCT) - reinforced concrete (hay RC) - là một loại vật liệu xây dựng phức hợp
do bê tông và cốt thép cùng kết hợp chịu lực với nhau. Trong đó:
Bê tông (BT) - Concrete: Được chế tạo từ Xi măng + Cát + Đá dăm (hoặc sỏi).
Đặc điểm chính của BT như sau:
- Chịu nén tốt => Chức năng chủ yếu của BT trong kết cấu BTCT là chịu nén.
- Chịu kéo kém
- Chi phí rẻ, sử dụng vật liệu địa phương
Cốt thép (CT) - Steel reinforcement: Là một lượng thép được đặt hợp lý trong BT.
Đặc điểm chính của CT như sau:
- Chịu kéo rất tốt => Đặt vào vùng chịu kéo của cấu kiện
- Chịu nén rất tốt => Đặt trong các cấu kiện chịu nén (cột, thanh nén của dàn v.v..) và trong vùng
nén của cấu kiện chịu uốn.
- Đắt tiền => Bố trí cốt thép vào vị trí hợp lý làm tăng khả năng chịu lực của dầm.

Hình 2.1 Sự làm việc của dầm đơn giản và dầm congxon chịu tải trọng
Nguyên nhân để BT và CT làm việc tốt với nhau:
- Giữa BT và CT có lực dính (sau khi BT đông cứng nó ôm chặt lấy CT tạo nên lực dính).
Nhờ có lực dính, ứng lực có thể truyền từ BT sang CT và ngược lại. Do đó, cường độ của BT và CT
được khai thác hết và bề rộng khe nứt trong vùng kéo được hạn chế.
- Giữa BT và CT không xảy ra phản ứng hoá học.
- BT bao bọc bảo vệ CT khỏi tác dụng ăn mòn của môi trường.
- BT và cốt thép có hệ số giãn nở nhiệt gần bằng nhau trong điều kiện sử dụng thông thường (dưới
100°C). Do đó, khi thay đổi nhiệt độ trong cấu kiện xuất hiện ứng suất rất nhỏ, không phá hoại lực
dính giữa BT và CT.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 15


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
2.1.1 Phân loại kết cấu BTCT và phạm vi sử dụng (Classification and uses of RC structures)

Cách
Loại kết cấu
phân Mô tả Ưu điểm Nhược điểm
BTCT
loại

BTCT toàn + Tốn ván khuôn, cây


Lắp đặt cốt thép; cốp + Độ cứng kết cấu lớn; chống;
khối
pha và đổ BT tại vị trí
(monolithic + Chịu lực động tốt + Thi công chịu ảnh
thiết kế của kết cấu
RC) hưởng vào thời tiết

Cấu kiện được sản xuất + Có khả năng công


tại nhà máy hoặc sân nhgiệp hoá cao; + Độ cứng tổng thể của
BTCT lắp bãi. Sau đó vận chuyển + Tăng năng suất lao kết cấu kém;
Theo ghép đến công trường, dùng động, rút ngắn thời gian + Tốn kém trong công
phương (precast RC) cần trục lắp ghép và nối thi công; tác vận chuyển cẩu lắp;
pháp thi các cấu kiện thành kết + Tiết kiệm ván khuôn, + Tốn kém vật tư liên kết
công cấu cây chống

Cấu kiện được chế tạo


+ Độ cứng của kết cấu + Sản xuất, vận chuyển
BTCT bán lắp chưa hoàn chỉnh. Sau
khi được lắp đặt trên cao hơn so với kết cấu và lắp ghép phức tạp;
ghép
công trường, sẽ đặt lắp ghép; + Tốn công xử lý mặt
(semi-precast thêm cốt thép, ghép cốp
+ Giảm cốp pha cây tiếp xúc giữa BT cũ và
RC) pha và đổ BT phần còn chống mới
lại và mối nối.

Khi chế tạo cấu kiện, + Độ võng và nứt lớn


BTCT thường ngoài nội ứng suất do co + Kinh tế hơn so với BTCT ứng
Theo ngót và giãn nở nhiệt suất trước
(normal RC) trong cốt thép thì không + Thi công đơn giản
trạng + Khó vượt nhịp lớn
thái ứng có ứng suất
suất khi BTCT ứng lực Khi chế tạo, người ta
chế tạo + Đắt tiền
trước căng cốt thép để nén + Giảm võng, giảm nứt
(prestressed vùng kéo của cấu kiện + Công nghệ thi công
+ Có thể vượt nhịp lớn
RC) để tạo ứng suất trước phức tạp

Ưu điểm của kết cấu BTCT (Advantages of RC Structures):


- Chi phí rẻ: sử dụng vật liệu địa phương (xi măng, cát, đá hoặc sỏi), tiết kiệm thép là vật liệu đắt
tiền;
- Có khả năng chịu lực lớn hơn so với kết cấu gạch đá và gỗ; có thể chịu tốt các loại tải trọng rung
động, kể cả tải trọng động đất;
- Vừa bền vừa tốn ít tiền bảo dưỡng;
- Có khả năng tạo hình phong phú;
- Chịu lửa tốt: do BT bảo vệ thép không bị nung nóng nhanh đến nhiệt độ nguy hiểm.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 16


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Nhược điểm của kết cấu BTCT (Disadvantages of RC Structures):
- Trọng lượng bản thân lớn, nên với BTCT thường khó vượt được nhịp lớn.
=> Khắc phục: dùng BTCT ứng lực trước hoặc kết cấu vỏ mỏng v.v..
- Cách âm, cách nhiệt kém.
=> Khắc phục: dùng kết cấu có lỗ rỗng
- Thi công BTCT toàn khối tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết, và kiểm tra chất
lượng khó khăn.
=> Khắc phục: dùng BTCT lắp ghép; công xưởng hoá công tác trộn BT, ván khuôn và CT; cơ giới hoá
công tác đổ BT (dùng cần trục, máy bơm BT, v.v..)
- BTCT dễ có khe nứt làm ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của kết cấu.
=> Khắc phục: dùng BTCT ứng lực trước; dùng các biện pháp tính toán, cấu tạo và thi công hợp lý
để hạn chế bề rộng khe nứt.
Phạm vi sử dụng (Uses in Civil Engineering):
BTCT được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và quốc phòng.

Hình 2.2 Willis Tower, Chicago, Illinois, USA Hình 2.3 Keangnam Landmark Tower, Hanoi,
cao 108 tầng (442 m) Vietnam: cao 72 tầng (350 m)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 17


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 2.4 Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi,


Hanoi, Vietnam
Hình 2.5 Nhà để xe Marina City,
Chicago, Illinois, USA

Hình 2.6 Mái vỏ dạng tam giác cong, Giảng đường Hình 2.7 Mái vỏ, Sydney Opera House, Sydney,
học viện MIT, Cambridge, Massachusetts, USA Australia

2.1.2 Mục tiêu thiết kế (Design Objectives)


Thiết kế kết cấu phải đảm bảo các mục tiêu sau:
- Đảm bảo khả năng chịu lực (để chịu được các tình huống có thể xảy ra trong suốt cuộc đời của
kết cấu: quá tải, tải trọng bất ngờ, tác động cực độ của môi trường)
- Đảm bảo sự sử dụng bình thường (như không bị võng, nứt quá giới hạn cho phép)
- Có tính khả thi (dễ thi công) --> kĩ sư thiết kế phải biết công nghệ xây dựng
- Bền (thời gian phục vụ của kết cấu phải lâu dài)
- Kinh tế (chi phí hợp lý)
2.1.3 Nguyên lý thiết kế (Design Principles)
A. Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu
Quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau:
- Hình dáng và không gian kiến trúc được thể hiện trên cơ sở hệ kết cấu công trình;
- Phương án kết cấu phải đáp ứng tốt về yêu cầu chịu lực, phù hợp kiến trúc;
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 18
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Phương án kiến trúc khả thi phải chứa đựng những nội dung cơ bản của phương án kết cấu khả
thi.
B. Tính khả thi của phương án thiết kế
Tính khả thi của phương án thiết kế được thể hiện qua yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế:
- Yêu cầu kỹ thuật: kết cấu được chọn phải phù hợp không gian và hình khối kiến trúc; phải thi công
được trong điều kiện thiết bị, nguyên vật liệu cho phép; đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong
sử dụng hiện tại và lâu dài, bền vững, phòng chống cháy nổ, và chịu tác động của môi trường.
- Yêu cầu kinh tế: giá thành công trình không vượt quá kinh phí đầu tư.
C. Các nguyên tắc thiết kế kết cấu BTCT
- Nội dung của thiết kế kết cấu BTCT gồm: phân tích kết cấu; tính toán kết cấu; và thể hiện kết quả
tính toán kết cấu bằng ngôn ngữ và hình ảnh
- Sản phẩm của thiết kế kết cấu BTCT là hồ sơ thiết kế gồm:
+ Thuyết minh tính toán: trình bày về cơ sở thiết kế, các bước tính toán và kết quả tính toán
+ Bản vẽ: trình bày hình dáng, kích thước của kết cấu, các chỉ định về vật liệu, cấu tạo chi tiết các
bộ phận, v.v…những nội dung mà trong thuyết minh chưa thể hiện được
- Các bước thiết kế xây dựng công trình:
+ Bước 1: Thiết kế cơ sở
+ Bước 2: Thiết kế kỹ thuật
+ Bước 3: Thiết kế bản vẽ thi công
Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện
một bước, hai bước hoặc ba bước như trên
D. Trình tự thiết kế kết cấu BTCT
- 1) Chọn phương án kết cấu
- 2) Xác định sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện
- 3) Tính toán tải trọng và tác động
- 4) Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực
- 5) Kiểm tra lại kích thước tiết diện đã chọn thông qua đánh giá hàm lượng cốt thép, biến dạng,
chuyển vị tại một số tiết diện của một số cấu kiện đặc trưng
- 6) Tính toán và cấu tạo cốt thép
- 7) Kiểm tra độ võng và khe nứt
- 8) Thể hiện bản vẽ
- 9) Hoàn thành hồ sơ thiết kế

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 19


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
2.1.4 Lý thuyết thiết kế (Design theory)
Các loại tải trọng:
Cách phân
Loại tải trọng Miêu tả
loại

Tải trọng thường Là tải trọng có tác dụng không thay đổi trong quá trình sử dụng kết
xuyên (tĩnh tải) cấu. Ví dụ: trọng lượng bản thân kết cấu, các tường ngăn cố định

Theo tính Là tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, trị số, phương, chiều tác
Tải trọng tạm thời
chất dụng. Ví dụ: tải trọng của người, đồ đạc, tải trọng do cầu trục, gió, xe
(hoạt tải)
cộ, áp lực đất

Tải trọng đặc biệt Là tải trọng rất ít khi xảy ra. Ví dụ: cháy nổ, động đất v.v.

Là tải trọng tác dụng theo phương thẳng đứng.


Tải trọng đứng
Theo Ví dụ: trọng lượng bản thân kết cấu; người; đồ đạc v.v.
phương,
chiều Là tải trọng tác dụng theo phương nằm ngang.
Tải trọng ngang
Ví dụ: tải trọng gió, lực hãm của xe cộ v.v.

Gồm tải trọng thường xuyên và một phần của tải trọng tạm thời
Tải trọng dài hạn
Theo thời Ví dụ: trọng lượng thiết bị, vật liệu…
gian tác
dụng Gồm phần còn lại của tải trọng tạm thời
Tải trọng ngắn hạn
Ví dụ: người đi lại, gió, xe cộ…

Tải trọng tập trung Là tải trọng chỉ tác dụng ở 1 hoặc vài vị trí nhất định; đơn vị N, kN...
Theo vị trí
tác dụng Tải trọng phân bố Gồm tải trọng phân bố trên chiều dài (đơn vị N/m, kN/m…)
và tải trọng phân bố trên diện tích (đơn vị N/m2, kN/m2...)

Còn gọi là trị số tiêu chuẩn của tải trọng, trị số này lấy bằng giá trị
Tải trọng tiêu
thường gặp trong quá trình sử dụng công trình và được xác định
chuẩn (Pc)
theo các kết quả thống kê.
Theo trị số P= γ.Pc
Tải trọng tính toán γ = Hệ số độ tin cậy của tải trọng. Nó được xác định theo một xác
(P) suất đảm bảo quy định để kể đến các tình huống bất ngờ, đột xuất
mà tải trọng có thể vượt quá trị số tiêu chuẩn.

Các tác động: gồm các tác động do sự thay đổi nhiệt độ, do nền móng lún không đều, và do từ biến
co ngót của bê tông.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 20


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 2.8 Tác động do thay đổi nhiệt độ

Hình 2.9 Tác động do nền móng lún không đều

Hình 2.10 Tác động do co ngót của bê tông


2.1.5 Tiêu chuẩn thiết kế (Design standard)
Thiết kế kết cấu BTCT theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2018 gồm hai việc chính là tính toán và
cấu tạo.
Nội dung cơ bản của công tác thiết kế:
- Chọn sơ đồ tính và sơ bộ xác định kích thước tiết diện các bộ phận (chiều dày của bản, tường,
kích thước tiết diện dầm, cột…);
- Chọn vật liệu sử dụng thiết kế kết cấu: cấp bền BT, nhóm cốt thép .v.v.;
- Xác định tải trọng và tác động;
- Xác định nội lực do từng phương án tải trọng và tổ hợp nội lực;
- Tính toán tiết diện BTCT: xác định hoặc kiểm tra kích thước tiết diện BT, diện tích cốt thép;
- Chọn giải pháp bảo vệ kết cấu chống sự phá huỷ của môi trường (trong các trường hợp cần thiết:
thí dụ kết cấu làm việc trong phân xưỏng có tính chất huỷ mòn cốt thép);
- Chọn và bố trí cốt thép theo các yêu cầu về chịu lực và cấu tạo, thiết kế chi tiết các bộ phận và các
thanh cốt thép, thể hiện bản vẽ.
Sản phẩm của thiết kế: thuyết minh tính toán và các bản vẽ kết cấu.
Nguyên tắc tính toán:
- Các kết cấu BT và BTCT cần được tính toán và cấu tạo, lựa chọn vật liệu và kích thước sao cho
trong các kết cấu đó không xuất hiện các trạng thái giới hạn với độ tin cậy theo yêu cầu;
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 21
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Việc lựa chọn các giải pháp kết cấu cần xuất phát từ tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật khi áp
dụng chúng trong những điều kiện thi công cụ thể, có tính đến việc giảm tối đa vật liệu, năng
lượng, nhân công và giá thành xây dựng;
- Khi thiết kế nhà và công trình, cần tạo sơ đồ kết cấu, chọn kích thước tiết diện và bố trí cốt thép
đảm bảo được độ bền, độ ổn định và sự bất biến hình không gian xét trong tổng thể cũng như
riêng từng bộ phận của kết cấu trong các giai đoạn xây dựng và sử dụng;
- Cấu kiện lắp ghép cần phù hợp với điều kiện sản xuất bằng cơ giới trong các nhà máy chuyên
dụng;
- Đối với kết cấu đổ tại chỗ, cần chú ý thống nhất hóa các kích thước để có thể sử dụng ván khuôn
luân chuyển nhiều lần, cũng như sử dụng các cấu kiện đã được sản xuất theo mô đun;
- Đối với các kết cấu lắp ghép, cần đặc biệt chú ý đến độ bền và tuổi thọ của các mối nối...
- Kết cấu BTCT cần phải thoả mãn những yêu cầu về tính toán theo độ bền (các trạng thái giới hạn
thứ nhất) và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường (các trạng thái giới hạn thứ hai)
Nguyên tắc cấu tạo:
Chọn hình dáng, kích thước, tiết diện phải dựa trên cơ sở:
+ Đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo độ cứng, độ ổn định;
+ Đảm bảo kích thước để bố trí các loại cốt thép và tận dụng khả năng làm việc của vật liệu
(kích thước tiết diện hợp lý được thể hiện qua hàm lượng cốt thép µ =As/Ab. Mỗi loại cấu kiện có
1 khoảng hợp lí của µ);
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ;
+ Đảm bảo thống nhất hoá cấu kiện và tiêu chuẩn hoá ván khuôn để thi công thuận lợi và dễ dàng
(thông thường chọn chiều dày của bản và tường theo bội số của 1 hoặc 2cm, kích thước tiết diện
dầm và cột theo bội số của 2, 5 hoặc 10cm);
+ Kích thước tối thiểu của tiết diện cấu kiện kết cấu được quy định trong mục 10.2 TCVN
5574:2018
Nguyên tắc bố trí cốt thép được quy định trong mục 10.3 TCVN 5574:2018, bao gồm: lớp BT bảo
vệ, khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa các thanh CT, bố trí CT dọc, bố trí CT ngang, neo CT, nối
CT không ứng suất trước, các thanh thép uốn.
Nguyên tắc cấu tạo các kết cấu BTCT chịu lực chính được quy định trong mục 10.3 TCVN 5574:2018
Thể hiện bản vẽ kết cấu BTCT:
Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác, đúng quy cách, thống nhất và cân đối. Cụ thể:
- Coi vật liệu BT là trong suốt, chỉ thể hiện đường bao và cốt thép trong cấu kiện;
- Trên hình chiếu đứng: thể hiện tất cả các thanh có trong chiều dày.
- Trường hợp trên một hàng có những thanh bị cắt:
+ Ở nút giao nhau của nhiều cấu kiện, chỉ vẽ những CT ở trong cấu kiện đang thể hiện, không vẽ
CT của những cấu kiện cắt qua nó (trừ hình vẽ chi tiết).
+ Trên mặt cắt, chỉ vẽ những thanh có trực tiếp tại mặt cắt đó;
- Cách ghi kích thước: trên hình vẽ mặt bằng, mặt đứng và trên các mặt cắt phải ghi đầy đủ các kích
thước của kết cấu; kích thước xác định vị trí của kết cấu; kích thước xác định vị trí có sự thay đổi CT
(vị trí cắt, uốn cốt dọc); kích thước phải được xác định theo các trục định vị trên công trình.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 22


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Cách ghi ký hiệu thép: để thể hiện ký hiệu thép, thường dùng các con số đặt trong vòng tròn, mỗi
con số dùng để chỉ một hoặc nhiều thanh thép giống nhau (cùng nhóm thép, cùng đường kính,
cùng hình dạng và cùng kích thước tương ứng).

Hình 2.11 Bản vẽ bố trí cốt thép bản sàn

Hình 2.12 Bản vẽ bố trí cốt thép dầm


2.1.6 Những giả thiết cơ bản (Fundamental Assumptions)
Sự làm việc của kết cấu BTCT được dựa trên các giả thiết cơ bản sau:
- Tại bất cứ tiết diện nào của cấu kiện, nội lực (gồm mômen, lực cắt, và lực dọc) phải cân bằng với
ngoại lực tác dụng lên tiết diện đó.
- Biến dạng trong thanh cốt thép bằng với biến dạng của bê tông xung quanh. Nói cách khác, giả
thiết có sự kết dính lý tưởng giữa bê tông và cốt thép (không xảy ra sự kéo tuột cốt thép khỏi bê
tông).
- Mặt cắt tiết diện luôn ở dạng phẳng trước và trong suốt quá trình cấu kiện chịu tải trọng.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 23


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Cường độ chịu kéo của bê tông là rất nhỏ so với cường độ chịu nén, và do đó được bỏ qua trong
quá trình tính toán.

2.2. Thiết kế theo trạng thái giới hạn (Design for Ultimate Limit States)
Trạng thái giới hạn (TTGH) - ultimate limit state - là trạng thái mà từ đó trở đi kết cấu không thể
thoả mãn các yêu cầu đề ra cho nó.
Kết cấu BTCT được tính với 2 nhóm TTGH: nhóm TTGH thứ nhất (về khả năng chịu lực) và nhóm
TTGH thứ 2 (về điều kiện sử dụng bình thường)
2.2.1 TTGH 1 - Khả năng chịu lực (Limit State of Strength)
TTGH về khả năng chịu lực được quy định ứng với lúc kết cấu không thể chịu thêm lực được nữa.
Lúc này nếu tải trọng tăng thì:
+ Hoặc kết cấu bắt đầu bị phá hoại;
+ Hoặc kết cấu bắt đầu bị mất ổn định;
+ Hoặc kết cấu bắt đầu bị hỏng do mỏi, hoặc do tác dụng đồng thời của môi trường và tải trọng.
Điều kiện thiết kế theo TTGH 1: S ≤ Sgh
trong đó: S = nội lực bất lợi nhất do tải trọng tính toán gây ra;
Sgh = khả năng chịu lực của kết cấu, được xác định theo cường độ tính toán của vật liệu.
Nguyên tắc tính toán:
Tính theo TTGH về khả năng chịu lực được áp dụng đối với mọi kết cấu và đối với mọi giai đoạn
(chế tạo, vận chuyển, cẩu lắp, sử dụng, sửa chữa).
Dùng tải trọng tính toán và cường độ tính toán khi tính toán theo TTGH 1
Cụ thể, phải đảm bảo kết cấu:
+ không bị phá hoại giòn, dẻo, hoặc theo dạng phá hoại khác;
+ không bị mất ổn định về hình dạng;
+ không bị phá hoại vì mỏi;
+ không bị phá hoại do tác dụng đồng thời của các yếu tố về lực và những ảnh hưởng bất lợi của
môi trường.
2.2.2 TTGH 2 - Sự sử dụng bình thường (Limit State of Serviceability)
TTGH để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường - hạn chế độ mở rộng khe nứt, độ dao động của
kết cấu và độ biến dạng (độ võng, độ giãn, góc xoay).
Điều kiện thiết kế theo TTGH 2:
- Theo yêu cầu hạn chế biến dạng: f ≤ fgh
- Theo yêu cầu hạn chế bề rộng khe nứt: acrc ≤ agh
- Theo yêu cầu không cho phép nứt: T ≤ Tn
Trong đó: f và acrc = biến dạng và bề rộng khe nứt do tải trọng tiêu chuẩn gây ra (riêng đối với kết
cấu có yêu cầu chống nứt cấp 2 dùng tải trọng tính toán);
fgh và agh = trị số giới hạn của biến dạng và bề rộng khe nứt, được quy định nhằm đảm
bảo các yêu cầu: tính chất và điều kiện sử dụng kết cấu; điều kiện làm việc của con người và thiết

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 24


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
bị; và mỹ quan và tâm lý của con người. Thông thường agh = 0,05 - 0,4 mm ; fgh của dầm = (1/200 –
1/600).L
T = nội lực do tải trọng tính toán gây ra trên tiết diện tính toán; Tn = nội lực mà tiết diện
tương ứng chịu được trước khi hình thành khe nứt (khả năng chống nứt của tiết diện).
Nguyên tắc tính toán:
Tính theo TTGH 2 được tiến hành với mọi kết cấu, nhưng cần thiết hơn đối với các kết cấu lắp
ghép, kết cấu dùng thép cường độ cao và các kết cấu làm việc trong môi trường bất lợi.
Có thể không cần kiểm tra bề rộng khe nứt hoặc biến dạng nếu theo kinh nghiệm thiết kế và sử
dụng, biết chắc rằng đối với kết cấu đó trong mọi giai đoạn có bề rộng khe nứt và độ võng không
đáng kể.
Dùng tải trọng tiêu chuẩn và cường độ tiêu chuẩn khi tính toán theo TTGH 2

2.3. Vật liệu (Materials)


2.3.1 Bê tông (BT) - Concrete
Thành phần của BT:
Bê tông là 1 loại đá nhân tạo được chế từ các loại vật liệu rời (cát, đá, sỏi) và chất kết dính.
- Vật liệu rời được gọi là cốt liệu gồm có: cốt liêu bé (gồm cát có kích thước hạt từ 1-5 mm) và cốt
liệu lớn (gồm đá dăm hoặc sỏi có kích thước hạt từ 5-40 mm)
- Chất kết dính: thường là xi măng trộn với nước hoặc các chất dẻo khác.
- Có thể có thêm chất phụ gia như: phụ gia đông cứng nhanh, phụ gia đông cứng chậm, phụ gia
siêu dẻo, phụ gia tăng khả năng chống thấm…
Cấp phối bê tông:
Là tỉ lệ theo thể tích giữa các thành phần của BT. Cấp phối BT nhằm 3 mục đích:
- BT có cường độ thích hợp: tỉ lệ Nước / Ximăng là yếu tố chính ảnh hưởng đến cường độ BT
- Dễ thi công: phụ thuộc tương quan khối lượng giữa các cốt liệu, kích thước và hình dạng hạt
- Giá thành hạ: cực tiểu hóa lượng ximăng sẽ làm giảm giá thành BT
Phân loại BT:
Theo cấu trúc Theo khối lượng riêng Theo thành phần Theo phạm vi sử dụng

- BT đặc chắc; - BT nặng thông thường: - BT thường; - BT làm kết cấu chịu lực;
3
- BT có lỗ rỗng (dùng γ = 2200-2500 kG/m - BT cốt liệu bé; - BT chịu nóng;
ít cát); - BT nặng cốt liệu bé: - BT chèn đá hộc - BT cách nhiệt;
- BT tổ ong γ = 1800-2200 kG/m3
- BT chống xâm thực .v.v..
- BT đặc biệt nặng:
γ > 2500 kG/m3
- BT nhẹ: γ < 1800 KG/m3
Trong phạm vi môn học này, ta chỉ xét BT nặng thông thường, đặc chắc, chất kết dính là ximăng và
dùng cho kết cấu chịu lực
Cường độ của bê tông:
Cường độ là khả năng chịu lực trên một đơn vị diện tích.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 25


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
BT có các loại cường độ: cường độ chịu nén (Rb) và cường độ chịu kéo (Rbt), trong đó Rb là chỉ tiêu
cơ bản nhất (trong kết cấu BTCT thì BT chủ yếu chịu nén).
Các phương pháp xác định cường độ:
- Phương pháp phá hoại mẫu thử: có độ chính xác cao;
- Phương pháp không phá hoại: sóng siêu âm; súng bắn BT (ép lõm viên bi lên bề mặt BT)
Cấp độ bền bê tông:
Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2018, cấp độ bền chịu nén (ký hiệu bằng chữ B) là trị số lấy
bằng cường độ đặc trưng tính theo đơn vị MPa của các mẫu thử khối vuông cạnh 15cm, có tuổi 28
ngày được dưỡng hộ và tiến hành thí nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn.
Có các cấp độ bền: B3,5; B5; B7,5; B10; B12,5; B15; B20; B25; B30; B35; B40; B45; B50; B55; B60
Biến dạng của BT:
Bê tông có các loại biến dạng:
- Biến dạng do tác dụng của tải trọng: bao gồm biến dạng do tải trọng ngắn hạn và biến dạng do tải
trọng dài hạn
- Biến dạng khối: bao gồm biến dạng do co ngót và biến dạng do sự thay đổi của nhiệt độ.
2.3.2 Cốt thép (CT) - Steel reinforcement
Các loại thép được dùng làm cốt trong BTCT:
Theo thành phần hoá học Theo phương pháp chế tạo Phân theo hình dạng

- Thép cácbon CT3; CT5 (tỷ lệ - CT cán nóng: Là CT được chế - Thép hình:
cácbon là 3‰ và 5‰). Tỷ lệ tạo bằng cách nung chảy phôi ví dụ thép chữ L, C, I, T, H...
cácbon tăng thì cường độ của CT thép rồi cán qua các khuôn có - Thép thanh: tiết diện tròn, có 2
tăng, nhưng độ dẻo của CT giảm hình dạng và kích thước định loại:
và khó hàn. trước.
+ Thép tròn trơn
- Thép hợp kim thấp: ngoài - CT được gia công nhiệt (tôi):
+ Thép vằn (có gờ để tăng lực
cácbon ra, trong thành phần của Nung CT đến nhiệt độ 950°C
dính)
nó còn có một lượng nhỏ các trong khoảng một phút rồi tôi
nguyên tố khác như mănggan, nhanh vào nước hoặc dầu, sau
crôm, silic, titan… nhằm nâng đó nung lại đến 400°C và làm
cao cường độ và cải thiện một nguội từ từ để giữ cho CT có độ
số tính chất khác của cốt thép. dẻo cần thiết.
- CT được gia công nguội (kéo,
dập): CT kéo nguội được chế tạo
bằng cách kéo các CT với ứng
suất vượt quá giới hạn chảy của
nó để tăng giới hạn chảy cho
thép khi sử dụng (nhưng làm
giảm độ dẻo của thép)
Đường kính để tính tiết diện ngang của cốt thép:
- Cốt tròn trơn: tính diện tích tiết diện dựa trên đường kính thanh thép (Hình 2.13);
- Cốt có gờ: qui định đường kính danh nghĩa để tính diện tích tiết diện (Hình 2.14).
Ví dụ d20 => đường kính danh nghĩa = 20mm; As = 3,14 cm2
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 26
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 2.13 Thép cuộn tròn trơn Hình 2.14 Thép thanh có gờ

Hình 2.15 Thép Thái Nguyên và một số loại gờ thép trên thị trường
Tính chất cơ học của CT:
- Mọi loại CT đều có: giai đoạn biến dạng đàn hồi (tương ứng đoạn thẳng trên đồ thị và giai đoạn
biến dạng dẻo (tương ứng với đoạn cong đối với thép rắn hoặc đoạn ngang và cong đối với thép
dẻo).
- Tính chất cơ học của cốt thép phụ thuộc vào thành phần hóa học và công nghệ chế tạo.
- Các loại giới hạn ứng suất: giới hạn bền (σB), giới hạn đàn hồi (σel), và giới hạn chảy (σy).

Đối với thép cường độ cao, không có giới hạn đàn hồi và giới hạn chảy rõ ràng, giới hạn chảy quy
ước (σy) lấy bằng giá trị ứng suất ứng với biến dạng dư tỷ đối 0,2%.
Phân biệt CT dẻo và CT rắn:
- CT dẻo: là loại CT có thềm chảy rõ ràng hoặc có vùng biến dạng dẻo rộng, biến dạng cực hạn εs*=
15%-25%; bao gồm thép cán nóng CT3, CT5

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 27


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- CT rắn: là loại CT có giới hạn chảy không rõ ràng và gần giới hạn bền, biến dạng cực hạn εs*= 5%-
10%; thường bao gồm CT qua gia công nguội và gia công nhiệt.
Cường độ của CT: Bao gồm cường độ tiêu chuẩn (được lấy bằng giới hạn chảy với xác suất đảm
bảo ≥ 95%) và cường độ tính toán
Môđun đàn hồi của cốt thép Es: Es = 180 000 - 210 000 MPa tuỳ thuộc vào loại thép.
Phân nhóm CT theo TCVN:
TCVN 1651-1-2018 quy định nhóm thép cho CT tròn trơn (kí hiệu CB-T) và TCVN 1651-2-2018 quy
định nhóm thép cho CT vằn (kí hiệu CB-V), cụ thể như trong bảng sau:
Nhóm thép Đkính D (mm) σy min (MPa) σB min (MPa) εs* (%) Es (MPa)

CB240-T 240 380 20 21 x 104


CB300-T 6 - 40 300 440 16 21 x 104
CB400-T 400 500 16 20 x 104

300 450 16 21 x 104


CB300-V
CB400-V 400 570 14 20 x 104
10 - 40
CB500-V 500 650 14 19 x 104
CB600-V 600 710 10 18 x 104
Một số loại CT trên thị trường Việt Nam:
Mỗi nhà cung cấp đưa ra chủng loại, quy cách và dấu hiệu nhận biết các loại thép khác nhau.
Một số loại thép phổ biến trên thị trường Việt Nam gồm: thép Thái Nguyên (ký hiệu TISCO), thép
miền Nam (ký hiệu V), thép Việt Nhật (hình hoa mai dập nổi), thép Việt - Ý (ký hiệu VIS), v.v.
2.3.3 Lưới thép hàn (Welded wire mesh)
Gồm các thanh thép đường kính d = 3-5 mm hàn với nhau tạo thành lưới, thường dùng trong thi
công bản sàn hoặc tấm tường BTCT

Hình 2.16 Lưới thép hàn


2.3.4 Thép ứng suất trước (Prestressed steel)
Theo TCXD 5574-2012, mục 5.7.1 quy định về các loại CT được dùng trong BTCT ứng lực trước:
- Cốt thép thanh:
+ Cán nóng: tròn trơn nhóm A-I, có gờ nhóm A-II và AC-II, A-III, A-IV, A-V, AVI;

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 28


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
+ Gia cường bằng nhiệt luyện và cơ nhiệt luyện: có gờ nhóm AT-IIIC, AT-IV, AT-IVC, AT-IVK, AT-VCK,
AT-VI, AT-VIK và AT-VII.
- Cốt thép dạng sợi:
+ Thép sợi kéo nguội: loại thường (có gờ nhóm Bp-I); loại cường độ cao (tròn trơn B-II, có gờ
nhóm Bp-II)
+ Bó cáp (tao thép xoắn): loại 7 sợi K-7 (bó cáp 7 sợi); loại 19 sợi K-19 (bó cáp 19 sợi). Loại 7 sợi
được dùng nhiều hơn

Hình 2.17 Cốt thép cường độ cao dùng trong BTCT ứng lực trước
2.3.5 Thép tấm và thép hình (Steel sheet and structural steel)
Thép tấm: tấm thép phẳng hoặc dập lượn sóng, thường được dùng trong kết cấu bản sàn BTCT
(Hình 2.18).
Thép hình: dạng chữ I, C, L, H, v.v; ống thép hình tròn, hình chữ nhật, v.v Thép hình thường được
dùng trong kết cấu dầm hoặc cột BTCT

Hình 2.18 Thép tấm dập lượn sóng Hình 2.19 Thép hình

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 29


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
2.3.6 Cốt sợi (fiber reinforcement)
Các sợi thép kích thước rất nhỏ, được trộn vào trong bê tông, nhằm mục đích kiểm soát vết nứt và
làm giảm tính thấm của bê tông. Thành phần sợi thường chiếm từ 0,1-3 % trong cấu trúc của bê
tông. Ngoài sợi thép, còn có thể dùng sợi thủy tinh, sợi tổng hợp hay sợi tự nhiên làm cốt cho BT;
mỗi loại sợi sẽ quyết định đến một số tính chất riêng biệt của loại bê tông cốt sợi. Ngoài ra chúng
còn phụ thuộc vào loại bê tông, độ phân tán, chiều hướng và mật độ phân bố của các loại sợi đó.

Hình 2.20 Sợi thép và sợi thủy tinh dùng làm cốt trong bê tông

Câu hỏi ôn tập


- Trình bày các khả năng chịu lực cơ bản của vật liệu bê tông và thép, các nhiệm vụ
chịu lực chính của BT và CT trong cấu kiện BTCT.
- Trình bày nguyên nhân để BT và CT có thể làm việc cùng nhau. Để BT và CT không có
phản ứng hóa học cần chú ý điều gì?
- Nêu các ưu, nhược điểm của kết cấu BTCT. Các biện pháp khắc phục nhược điểm?
Phạm vi sử dụng của kết cấu bê tông cốt thép?
- Phân loại tải trọng và ví dụ minh họa cho từng loại tải trọng
- Mối quan hệ giữa kiến trúc và kết cấu. Tính khả thi của phương án thiết kế
- Trình tự thiết kế kết cấu BTCT
- Thiết kế theo trạng thái giới hạn. Điều kiện và nguyên tắc tính toán cho TTGH 1 và
TTGH 2
- Nêu các thành phần của bê tông và vai trò của cấp phối bê tông. Trình bày các cách
xác định cường độ chịu nén của bê tông.
- Nêu các loại thép sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép. Lấy ví dụ về một số loại
thép có trên thị trường hiện nay.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 30


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CẤU KIỆN CƠ BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP
(DESIGN OF BASIC REINFORCED CONCRETE MEMBERS)
3.1 Giới thiệu (Introduction)
Các cấu kiện BTCT chịu lực cơ bản dùng trong công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm: dầm
(beam), bản sàn (slab), cột (column), và tường/vách chịu lực (load-bearing wall)

3.2 Dầm (Beam)


Khái niệm: Dầm là cấu kiện dạng thanh, chịu nội lực gồm momen uốn M và lực cắt Q, còn lực dọc
N rất nhỏ (thường được bỏ qua trong quá trình thiết kế)

Hình 3.1 Kết cấu khung (gồm cột, dầm, và bản sàn)

Hình 3.2 Dầm toàn khối (monolithic beam) Hình 3.3 Dầm lắp ghép (precast
beam)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 31


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Hình 3.4 Dầm cao (deep beam) Hình 3.5 Dầm bẹt (band beam)
HÌnh 3.6 Dầm có tiết diện thay đổi (beam with varying cross-section)
3.2.1 Cấu tạo chung (General)
a. Hình dạng và kích thước tiết diện (Section shapes and sizes)
Hình dạng dầm: phổ biến nhất là hình chữ nhật và chữ T, ngoài ra còn có các hình dạng khác

Kích thước: Với dầm tiết diện chữ nhật, thường chọn:
1 1 1 1
ℎ = (8 − 12) 𝐿 với dầm chính; và ℎ = (12 − 20) 𝐿 với dầm phụ; h = 200, 250, 300,..., 600, 700,
800...
𝑏 = (0.3 − 0.5)ℎ; b = 100, 110 , 150, 200, 220, 250, 300, 350, 400,...
trong đó, L = chiều dài nhịp; h = chiều cao dầm; b = chiều rộng dầm
Ngoài ra, cũng cần lưu ý những điều sau khi lựa chọn kích thước dầm:
- Yêu cầu kiến trúc
- Định hình hóa ván khuôn
- Dễ thi công
- Khi bị ràng buộc, tiết diện có thể được chọn phi tiêu chuẩn
Thông thường, chọn h > b. Nhưng đặc biệt có thể chọn b > h, ta có dầm bẹt
Thông thường, chọn h = (1/8 – 1/20)L. Nhưng đặc biệt có thể chọn h > (1/3 - 1/4)L, ta có dầm cao

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 32


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
b. Cốt thép (Reinforcement)

Xét mặt cắt A-A


- Cốt dọc chịu lực (thép số 1 và số 2)
+ Đặt vào vùng kéo, có thể đặt vào vùng nén khi cần thiết
+ Đường kính d từ 10 đến 32 mm (thông thường, nên chọn d ≤ h/10)
+ Khi b > 150 → Yêu cầu 2 thanh cốt dọc chịu lực
Khi b < 150 → Có thể chỉ đặt 1 cốt dọc chịu lực.
- Cốt dọc cấu tạo (thép số 3)
+ Đặt ở vùng nén
+ Để giữ vị trí cốt đai trong lúc thi công, và chịu các ứng suất do co ngót không đều và do nhiệt độ
+ Đường kính 10mm trở lên
- Cốt dọc phụ (thép số 4)
+ Đặt ở khoảng giữa dầm, khi chiều cao dầm h ≥ 700mm
+ Để giữ cho khung thép khỏi bị xộc xệch, và chịu các ứng suất do co
ngót không đều và do nhiệt độ
+ Đường kính 10mm trở lên
+ Diện tích As* ≥ 0,1% Ab*
- Cốt đai (thép số 5)
+ Để chịu lực cắt, và giữ cho các cốt dọc đúng vị trí
+ Đường kính 6-10 mm, thép CI, CII
h < 800 mm → d ≥ 6; khi h ≥ 800 mm → d ≥8
+ Số nhánh: n = 1 khi b ≤ 150mm; n = 2 khi 150mm < b < 450mm; n = 3, n = 4 khi b ≥ 350mm

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 33


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

- Cốt xiên (thép số 2): tác dụng chịu lực cắt Q, đặt cốt xiên khi cốt đai không đủ chịu lực cắt Q
3.2.2 Sự làm việc của dầm (RC Beam Behavior)
a. Hai hình thức phá hoại (2 failure modes)

Thí nghiệm dầm đơn giản, chỉ có cốt thép trong vùng kéo, chịu hai tải tập trung tăng dần đến khi
phá hoại dầm, ta thấy rằng:
- Khi tải trọng nhỏ → dầm nguyên vẹn
- Khi tăng tải trọng → xuất hiện các vết nứt: vết nứt ngiêng ở khu vực gối tựa (Q lớn), và vết nứt
thẳng góc ở khu vực giữa nhịp (M lớn)
- Tiếp tục tăng tải trọng → các khe nứt mở rộng dần dẫn tới dầm bị phá hoại hoặc trên tiết diện
thẳng góc, hoặc trên tiết diện ngiêng, hoặc trên cả hai tiết diện
Phá hoại trên tiết diện thẳng góc (do M) → tính toán cường độ trên tiết diện thẳng góc → tính cốt
dọc
Phá hoại trên tiết diện nghiêng (do Q) → tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng → tính cốt đai
b. Phá hoại giòn và phá hoại dẻo (yield failure and compression failure)
- Phá hoại dẻo - yield failure (trường hợp phá hoại thứ nhất)
Khi tiết diện đã ở TTGH, nếu tăng tải trọng thì ứng suất trong vật liệu đạt tới cường độ của nó (σs >
Rs, hoặc σb > Rb hoặc đồng thời cả hai), dẫn đến kết cấu bị phá hoại.
- Phá hoại giòn - compression failure (trường hợp phá hoại thứ hai)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 34


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
+ Trường hợp CT quá nhiều: khi BT vùng kéo nứt, kết cấu bị phá hoại rất đột ngột từ vùng nén (do
CT quá nhiều). Trường hợp này cần tránh vì: sự phá hoại xảy ra khi biến dạng còn nhỏ, khó đề
phòng; và khả năng làm việc của CT vùng kéo chưa được khai thác hết (lãng phí CT).
+ Trường hợp CT quá ít: ngay sau khi BT vùng kéo nứt, CT đột ngột đứt và dầm bị phá hoại ngay
tức khắc. Trường hợp này cần tránh vì: sự phá hoại xảy ra rất đột ngột, khó đề phòng; và khả năng
làm việc của BT vùng nén chưa được khai thác hết (lãng phí BT).
3.2.3 Các loại bài toán (Problems)
Trong phạm vi môn học, chỉ nghiên cứu tính toán với tiết diện hình chữ nhật, đặt cốt đơn (chỉ đặt
CT chịu lực trong vùng chịu kéo).
Giả thiết tính toán: biểu đồ ứng suất pháp tuyến trong BT vùng nén được coi gần đúng là hình chữ
nhật (để đơn giản tính toán); BT vùng kéo bị nứt và coi toàn bộ lực kéo do CT chịu; CT trong vùng
nén không được kể đến trong tính toán.
Sơ đồ ứng suất (stress distribution diagram):

Phương trình cân bằng (equilibrium equation):


Cân bằng lực lên phương trục dầm: 𝑅𝑏 𝑏𝑥 = 𝑅𝑠 𝐴𝑠 (3.1)
Cân bằng mômen đối với trục đi qua trọng tâm CT chịu kéo: 𝑀𝑢 = 𝑅𝑏 𝑏𝑥(ℎ0 – 0.5𝑥) (3.2)
Điều kiện cường độ: 𝑀 ≤ 𝑀𝑢 (3.3)
Trong đó: M = mômen uốn lớn nhất do tải trọng tính toán gây ra trong cấu kiện
Mu = mômen uốn mà tiết diện chịu được ở trạng thái giới hạn
Rb, Rs = cường độ chịu kéo tính toán của CT và cường độ chịu nén tính toán của BT
As = tổng diện tích tiết diện ngang của CT chịu kéo
b, h = chiều rộng và chiều cao của tiết diện
x = chiều cao của vùng BT chịu nén
a = khoảng cách từ trọng tâm CT chịu kéo đến mép chịu kéo của tiết diện
h0 = h – a = chiều cao làm việc của tiết diện
Điều kiện hạn chế (yield failure condition):
Điều kiện để không xảy ra phá hoại giòn là CT không được quá nhiều, tức 𝑥 ≤ 𝜉𝑅 ℎ0
trong đó, 𝜉𝑅 là hệ số hạn chế, phụ thuộc vào vật liệu (cấp bền BT và nhóm CT), được xác định như
sau:
𝑥𝑅 0.8
𝜉𝑅 = =
ℎ0 1 + 𝜀𝑠,𝑒𝑙
𝜀 𝑏2

Với xR là chiều cao giới hạn của vùng bê tông chịu nén;

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 35


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
s,el là biến dạng tương đối của CT chịu kéo khi ứng suất bằng Rs
s,el = Rs / Es (Rs và Es là cường độ chịu kéo và mođun đàn hồi của CT)
(theo TCVN 5574, với cốt thép thanh lấy Es = 2,0.105 MPa)
b,2 là biến dạng tương đối của BT chịu nén khi ứng suất bằng Rb
b,2 = Rb / Eb (Rb và Eb là cường độ chịu nén và mođun đàn hồi của BT)
Hàm lượng cốt thép (reinforcement ratio):
𝐴
Hàm lượng cốt thép: 𝜇 = 𝑏ℎ𝑠 100%
0
𝐴𝑠,𝑚𝑎𝑥 𝑅𝑏 𝜉𝑅
Hàm lượng cốt thép tối đa: 𝜇𝑚𝑎𝑥 = 100% =
𝑏ℎ0 𝑅𝑠

Hàm lượng cốt thép tối thiểu: 𝜇𝑚𝑖𝑛 = 0.1%


Hàm lượng cốt thép hợp lý: 0.6% ≤ 𝜇 ≤ 1.2%
a. Bài toán kiểm tra khả năng chịu lực của dầm (check for beam’s flexural strength)
Biết: kích thước tiết diện (bxh), diện tích CT dọc (As) và vật liệu (Rb, Rs).
Yêu cầu: tính Mu.
Các bước giải bài toán như sau:
Bước 1: Xác định tham số vật liệu: căn cứ cấp độ bền BT, nhóm CT tra các bảng phụ lục có Rb, Rs và
𝜉𝑅
Bước 2: Tính h0: Tính a → h0 = h – a.
𝑅𝑠 𝐴𝑠
Bước 3: Tính x: Từ phương trình (3.1) suy ra 𝑥 = 𝑅𝑏 𝑏

Bước 4: Tính Mu
- Nếu 𝑥 ≤ 𝜉𝑅 ℎ0 thì 𝑀𝑢 = 𝑅𝑏 𝑏𝑥(ℎ0 – 0.5𝑥)
- Nếu 𝑥 > 𝜉𝑅 ℎ0 thì 𝑀𝑢 = 𝑅𝑏 𝑏𝑥𝑅 (ℎ0 – 0.5𝑥𝑅 ) với 𝑥𝑅 = 𝜉𝑅 ℎ0
Ví dụ: Cho dầm tiết diện chữ nhật kích thước bxh = 220x500 mm. Dùng bê tông cấp bền B20, cốt
thép chịu kéo nhóm CII, As = 3d20 (như hình vẽ). Tính khả năng chịu lực Mu của dầm
Bước 1: Xác định tham số vật liệu
BT cấp độ bền B20 → 𝑅𝑏 = 11.5 MPa
CT nhóm CII → 𝑅𝑠 = 260 MPa
BT B20 và CT CII → 𝜉𝑅 = 0.623
Bước 2: Tính h0: h0 = h – a = 500 – 35 = 465 mm.
𝑅𝑠 𝐴𝑠 260×942
Bước 3: Tính x: 𝑥 = = 11.5×220 = 96.8(𝑚𝑚)
𝑅𝑏 𝑏

Bước 4: Tính Mu
𝑥 = 96,8(𝑚𝑚) < 𝜉𝑅 ℎ0 = 0.623 × 465 = 290(𝑚𝑚) → thỏa mãn điều kiện hạn chế (phá hoại
dẻo)
→ 𝑀𝑢 = 𝑅𝑏 𝑏𝑥(ℎ0 − 0.5𝑥) = 11.5 × 220 × 96.8 × (465 − 96.8⁄2)
= 102.0 × 106 (𝑁𝑚𝑚) = 102.0𝑘𝑁𝑚
b. Bài toán thiết kế cốt dọc (reinforcement design)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 36


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Biết: kích thước tiết diện (bxh), vật liệu (Rb, Rs) và mômen M.
Yêu cầu: tính diện tích cốt thép chịu kéo As
Các bước giải bài toán như sau:
Bước 1: Xác định tham số vật liệu: căn cứ cấp độ bền BT, nhóm CT tra các bảng phụ lục có Rb, Rs
Bước 2: Tính h0: giả thiết a = 30 - 60 mm → ℎ0 = ℎ − 𝑎
Bước 3: Tính x: Từ phương trình (3.2) và thay 𝑀 = 𝑀𝑢 , giải phương trình bậc 2 đối với x
Bước 4: Tính As
𝑅𝑏 𝑏𝑥
- Nếu 𝑥 ≤ 𝜉𝑅 ℎ0 (thỏa mãn điều kiện hạn chế) thì 𝐴𝑠 = 𝑅𝑠

- Nếu 𝑥 > 𝜉𝑅 ℎ0 (không thỏa mãn điều kiện hạn chế) thì hoặc tăng kích thước tiết diện hoặc phải
đặt thêm CT trong vùng chịu nén (bài toán cốt kép)
𝐴
Bước 5: Kiểm tra hàm lượng CT: 𝜇 = 𝑏ℎ𝑠 100% ≥ 𝜇𝑚𝑖𝑛 = 0.1%
0

Bước 6: Chọn và bố trí CT, vẽ mặt cắt tiết diện.


Kiểm tra lại a: nếu 𝑎 ≤ 𝑎𝑔𝑖ả𝑡ℎ𝑖ế𝑡 → thỏa mãn;
nếu 𝑎 > 𝑎𝑔𝑖ả𝑡ℎ𝑖ế𝑡 → thực hiện bài toán kiểm tra khả năng chịu lực
c. Bài toán thiết kế cốt đai (stirrup design)
Biết: kích thước tiết diện (bxh), vật liệu (Rb, Rs), bố trí CT dọc (h0) và lực cắt Q.
Yêu cầu: tính toán và bố trí cốt đai
Để làm bài toán thiết kế cốt đai, ta sẽ chọn cốt đai thỏa mãn yêu cầu cấu tạo (đường kính, số
nhánh, nhóm thép) và khoảng cách giữa các đai s (như trong sơ đồ bên dưới). Sau đó kiểm tra khả
năng chịu cắt của tiết diện Qu với cốt đai lựa chọn.
Trình tự chi tiết có thể tóm tắt như sơ đồ sau:

trong đó, n = số nhánh cốt đai; asw = diện tích của một nhánh cốt đai; s = khoảng cách giữa các lớp
cốt đai; Rsw = cường độ chịu cắt của cốt thép đai; Rbt = cường độ chịu kéo của BT; Q = lực cắt lớn
nhất do tải trọng tính toán gây ra; Qu = khả năng chịu cắt của tiết diện.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 37


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
3.2.4 Chỉ dẫn và yêu cầu cấu tạo chi tiết (Reinforcement Detailing)
Chỉ dẫn và yêu cầu cấu tạo được quy định trong chương 10 TCVN 5574:2018, cụ thể như sau:
a. Lớp bê tông bảo vệ (concrete cover)
Chiều dày tối thiểu của lớp bê
Điều kiện làm việc của kết cấu nhà
tông bảo vệ (mm)

1. Trong các gian phòng được che phủ với độ ẩm bình thường và thấp
20
(không lớn hơn 75%)

2. Trong các gian phòng được che phủ với độ ẩm nâng cao (lớn hơn
25
75%) (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung)

3. Ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung) 30

4. Trong đất (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung), trong móng
40
khi có lớp bê tông lót
Đối với các cấu kiện lắp ghép, chiều dày tối thiểu của lớp BT bảo vệ CT chịu lực được giảm bớt 5
mm.
Đối với CT cấu tạo, chiều dày tối thiểu của lớp BT bảo vệ CT được lấy giảm bớt 5 mm.
Trong mọi trường hợp, chiều dày lớp BT bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính CT và 10 mm.
Trong các kết cấu một lớp làm từ BT nhẹ và BT rỗng có cấp độ bền từ B7,5 trở xuống, chiều dày lớp
BT bảo vệ không được nhỏ hơn 20 mm; với các tấm tường ngoài (không có lớp trang trí) - không
nhỏ hơn 25 mm. Trong các kết cấu một lớp làm từ BT tổ ong, chiều dày lớp BT bảo vệ không nhỏ
hơn 25 mm.
b. Đường kính, khoảng hở và hàm lượng cốt dọc (bar radius, bar spacing and reinforcement ratio)
- Đường kính CT dọc là 10 - 32 mm
- Khoảng hở tối thiểu giữa các thanh CT cần lấy không nhỏ hơn đường kính lớn nhất của CT và:
25 mm - đối với CT dưới được bố trí thành 1 hoặc 2 lớp;
30 mm - đối với CT trên được bố trí thành 1 hoặc 2 lớp;
50 mm - đối với CT dưới được bố trí thành 3 lớp trở lên (trừ các thanh của hai lớp dưới cùng)
- Khoảng cách tối đa giữa trục các thanh CT dọc không được lớn hơn:
200 mm khi h ≤ 150 mm;
1,5h và 400 mm khi h > 150 mm;
- Hàm lượng cốt dọc tối thiểu: 𝜇𝑚𝑖𝑛 = 0.1%
c. Đường kính và khoảng cách cốt đai (stirrup radius and stirrup spacing)
- Đường kính cốt đai: d ≥ 6 mm (nếu dùng BT trên B70 thì d ≥ 8 mm)
- Khoảng cách cốt đai s:
+ Khi cần đặt cốt đai (một mình BT không đủ chịu lực cắt tính toán): s0 ≤ (0,5h0; 300 mm)
(nếu sử dụng bê tông từ B70 đến B100 thì s0 ≤ (0,5h0; 250 mm))
+ Khi một mình BT đủ chịu lực cắt tính toán:
Không cần đặt cốt đai nếu bản sàn có h < 300 mm, hoặc dầm (sườn) có h < 150 mm
Cần đặt cốt đai nếu bản có h ≥ 300 mm hoặc dầm có h ≥ 150 mm: s0 ≤ (0,75h0; 500 mm)
(nếu sử dụng bê tông từ B70 đến B100 thì s0 ≤ (0,75h0; 400 mm))

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 38


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
3.2.5 Kiểm tra võng và nứt của dầm (Check for Beam’s Deflection and Crack)
Dầm làm việc bình thường là không bị nứt và võng quá mức cho phép, nghĩa là
- Bề rộng vết nứt lớn nhất không vượt quá giá trị giới hạn: 𝑎𝑐𝑟𝑐 ≤ 𝑎𝑐𝑟𝑐,𝑢
- Độ võng lớn nhất không vượt quá giá trị giới hạn: 𝑓 ≤ 𝑓𝑢
Các giá trị giới hạn acrc,u và fu được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5574:2018

3.3 Cột (Column)


3.3.1 Giới thiệu (Introduction)
a. Khái niệm và chức năng (concept and functions)
Cột (hay cấu kiện chịu nén) là cấu kiện mà nội lực gồm lực nén dọc N và có thể có thêm momen M
- Nếu nội lực chỉ gồm lực nén dọc N (hay lực nén đặt trùng với trục qua trọng tâm tiết diện cột), ta
có cột chịu nén đúng tâm
- Nếu nội lực gồm lực nén dọc N và momen M (hay lực nén đặt lệch với trục qua trọng tâm tiết
diện cột), ta có cột chịu nén lệch tâm
- Nén đúng tâm là khó xảy ra ngoài thực tế vì không thể tránh khỏi sự lệch tâm ngẫu nhiên
- Trường hợp chịu nén trong thực tế: cột trong kết cấu khung, thanh chịu nén trong dàn, sườn
trong vòm

Hình 3.7 Cột BTCT trong hệ kết cấu nhà Hình 3.8 Cột BTCT lắp ghép

Hình 3.9 Cột BTCT hình chữ nhật (toàn khối) Hình 3.10 Cột BTCT hình tròn (toàn khối)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 39


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

b. Nội lực trong cột – hình thức làm việc (internal forces and behavior of column)
Trong phạm vi môn học, chỉ xét đến nội lực trong trường hợp cột chịu nén đúng tâm
Sơ đồ nội lực:

Phương trình cân bằng: 𝑁𝑢 = 𝜑(𝑅𝑏 𝐴𝑏 + 𝑅𝑠𝑐 𝐴𝑠𝑡 )


Điều kiện cường độ: 𝑁 ≤ 𝑁𝑢 = 𝜑(𝑅𝑏 𝐴𝑏 + 𝑅𝑠𝑐 𝐴𝑠𝑡 )
trong đó,
N = lực nén dọc do tải trọng tính toán gây ra;
Nu = khả năng chịu lực nén của cột trong trường hợp nén đúng tâm
Rb = cường độ chịu nén tính toán của BT, đã kể đến hệ số điều kiện làm việc của BT
Rsc = cường độ chịu nén tính toán của CT
Ab = diện tích của phần BT, 𝐴𝑏 = 𝑏ℎ − 𝐴𝑠𝑡
Ast = tổng diện tích CT
𝜑 = hệ số kể đến ảnh hưởng của uốn dọc (hệ số uốn dọc), phụ thuộc độ mảnh của cột 𝜆𝑏 = 𝐿0 /𝑏

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 40


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Khi xét tác dụng ngắn hạn của tải trọng, 𝜑 xác định theo quy luật tuyến tính với
 = 0,9 khi b = 10 và  = 0,85 khi b = 20
- Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng: 𝜑 lấy theo bảng sau (thay giá trị 𝐿0 /ℎ bằng 𝜆𝑏 )

c. Cột ngắn và cột mảnh (short column and slender column)


- Khi 𝜑 = 1 thì cột không bị uốn dọc → gọi là cột ngắn (short column)
- Khi 𝜑 < 1 thì cột bị uốn dọc → gọi là cột mảnh (slender column)
3.3.2 Yêu cầu cấu tạo chung (General)
a. Hình dạng và kích thước tiết diện (Section shapes and sizes)
Hình dạng:

Kích thước cột cần thỏa mãn:


- Thống nhất hóa ván khuôn;
- Đảm bảo yêu cầu về bố trí CT trong tiết diện (chiều dày BT bảo vệ, khoảng cách giữa các thanh
CT…);
- Quy ước cạnh lớn h nằm trong mặt phẳng uốn, cạnh bé b nằm ngoài mặt phẳng uốn;
Để tiết diện làm việc hiệu quả, với cột chịu nén lệch tâm, nên chọn h>b;
- Nếu có ràng buộc kiến trúc hay yêu cầu sử dụng, có thể chọn b>h;
- Đảm bảo yêu cầu độ mảnh giới hạn 𝜆𝑖 ≤ 120
Có thể chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột theo công thức sau:
𝑁
𝐴 = 𝑏ℎ = 𝑘
𝑅𝑏
trong đó, A = diện tích tiết diện ngang của cột;
Rb = cường độ chịu nén tính toán của BT, đã kể đến hệ số điều kiện làm việc của BT;
k = hệ số; lấy k = 1.1÷1.3 nếu cột chịu nén đúng tâm,
k = 1.2÷1.5 nếu cột chịu nén lệch tâm;

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 41


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
N = lực nén dọc tác dụng lên cột, 𝑁 = 𝑛. 𝑞. 𝐴𝑠à𝑛
với n = số tầng ở phía trên cột, q = tải trọng tính toán tác dụng lên 1 m2 sàn,
Asàn = diện tích sàn (của 1 tầng) tác dụng lên cột (m2).
b. Yêu cầu về độ mảnh (Slenderness requirements)
𝐿0
Độ mảnh cột 𝜆𝑖 = ≤ 120
𝑖

trong đó, i = bán kính quán tính của tiết diện cột
𝑏 𝑅
(𝑖 = với tiết diện hình chữ nhật và 𝑖 = với tiết diện hình tròn)
√12 √2
L0 = k.H = chiều dài tính toán của cột, với H = chiều dài hình học của cột = chiều cao tầng

L0 = 0.7H L0 = 2H L0 = 0.5H
L0 = H
1 đầu ngàm 1 đầu khớp 1 đầu ngàm 1 đầu tự do 2 đầu ngàm
2 đầu khớp
(kết cấu BTCT toàn khối (kết cấu BTCT toàn khối 1 tầng, (kết cấu BTCT toàn
(kết cấu BTCT lắp khối, tầng hầm)
nhiều tầng nhiều nhịp) hoặc tầng mái)
ghép)

Ví dụ tính toán: thiết kế kích thước sơ bộ của cột


Cho nhà khung BTCT toàn khối cao 8 tầng, chiều cao
tầng H = 3.3m, mặt bằng kết cấu như hình vẽ.
Biết L2 = 5m, L3 = 6m. Sử dụng BT cấp độ bền B25
với cường độ chịu nén tính toán là Rb = 14.5 MPa.
Tải trọng tính toán tác dụng lên sàn q = 10 kN/m2
Thiết kế kích thước sơ bộ cho các cột trục 4, tầng 3.
- Xác định lực nén dọc N lên cột
- Xác định tiết diện cột A = bxh
- Kiểm tra độ mảnh
Bài giải:
- Bước 1: Xác định lực nén N tác dụng lên cột
𝑁 = 𝑛. 𝑞. 𝐴𝑠à𝑛
với n = số tầng ở phía trên cột, n = 8 – 3 + 1 = 6
q = tải trọng tính toán tác dụng lên sàn, q = 10 kN/m2
Asàn = diện tích chịu tải của cột. Với cột 4B và 4C, 𝐴𝑠à𝑛1 = 𝐿2 𝐿3 = 5.6 = 30(𝑚2 )
𝐿 𝐿 5.6
Với cột 4A và 4D, 𝐴𝑠à𝑛2 = 22 3 = 2 = 15(𝑚2 )
Thay vào công thức, được N1 = 1800 kN = 1800.103 N,
N2 = 900 kN = 900.103 N

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 42


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Bước 2: Xác định kích thước sơ bộ của cột
𝑁 𝑁
𝐴 = 𝑏ℎ = 𝑘 𝑅 = (1.2 ÷ 1.5) 14.5 (mm2)
𝑏

với Rb = cường độ chịu nén tính toán của BT, Rb = 14.5 MPa
k = 1.2 ÷ 1.5 do các cột chịu nén lệch tâm
Thay giá trị N1 và N2 (dùng đơn vị N) ở bước 1, ta được:
+ Cột 4B và 4C: A1 = 148965 ÷ 186207 mm2. Chọn b x h = 300 x 600 mm
+ Cột 4B và 4C: A1 = 74482 ÷ 93103 mm2. Chọn b x h = 300 x 300 mm
𝐿0
- Bước 3: Kiểm tra điều kiện độ mảnh 𝜆𝑖 = ≤ 120
𝑖

với 𝐿0 = 0.7𝐻 = 0.7 × 3300 = 2310(𝑚𝑚)


(do các cột có 1 đầu ngàm 1 đầu khớp – nhà khung BTCT toàn khối nhiều tầng nhiều nhịp)
𝑏 300
𝑖= = = 86.6(𝑚𝑚) (do cột tiết diện hình chữ nhật)
√12 √12

Thay vào công thức, ta có 𝜆𝑖 = 26.7 < 120 (thỏa mãn)


c. Cốt thép (Reinforcement)
Có 3 kiểu đặt cốt thép:
- Kiểu 1: gồm cốt dọc mềm (thép thanh) và đai thường → dùng cho cột BTCT tiết diện chữ nhật
- Kiểu 2: gồm cốt dọc mềm (thép thanh) và đai lò xo → dùng cho cột BTCT tiết diện tròn
- Kiểu 3: gồm cốt cứng (thép hình), và có hoặc không có thép thanh → dùng cho cột composite
Trong phạm vi môn học, ta chỉ nghiên cứu đến kiểu 1 (gồm thép thanh và đai thường)

- Cốt thép dọc:


+ Có tác dụng chịu lực nén dọc và momen (nếu có)
+ Đường kính, chiều dày lớp BT bảo vệ, khoảng hở giữa các thanh CT: trình bày trong mục 3.3.3
+ Bố trí:
Nếu nén đúng tâm, CT được đặt đối xứng với hai trục đối xứng và đều theo chu vi tiết diện
Nếu nén lệch tâm, CT chịu lực được đặt về phía 2 cạnh vuông góc với mặt phẳng uốn
(với nén lệch tâm, quy ước As là diện tích tiết diện CT chịu kéo hoặc chịu nén ít hơn, và As’ là diện
tích tiết diện CT chịu nén hoặc chịu nén nhiều hơn).

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 43


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
𝐴𝑠 𝐴𝑠 ′
+ Hàm lượng CT dọc: 𝜇 = 𝑏ℎ 100%; 𝜇′ = 𝑏ℎ 100%; 𝜇𝑡 = 𝜇 + 𝜇′
0 0
𝜇 ≥ 𝜇𝑚𝑖𝑛 ; 𝜇′ ≥ 𝜇𝑚𝑖𝑛 ; 2𝜇𝑚𝑖𝑛 ≤ 𝜇𝑡 ≤ 𝜇𝑚𝑎𝑥
với 𝜇𝑚𝑖𝑛 được quy định trong mục 3.3.3c, 𝜇𝑚𝑎𝑥 = 3% (với nhà cao tầng thì 𝜇𝑚𝑎𝑥 = 6%)
- Cốt đai:
+ Có tác dụng định vị cốt dọc, giữ ổn định cho cốt dọc, và hạn chế nở ngang cho BT
+ Đường kính, khoảng cách cốt đai: trình bày trong mục 3.3.3
+ Bố trí: Khi chiều rộng cạnh tiết diện không lớn hơn 400 mm và trên mỗi cạnh không quá 4 cốt
dọc, thì chỉ cần một cốt đai bao quanh toàn bộ cốt dọc (Hình 3.11a)
Nếu không thỏa mãn điều kiện trên, thì cách một cốt dọc phải có một thanh được đặt
vào chỗ uốn của cốt đai, và chỗ uốn cách nhau không quá 400 mm (Hình 3.11b)

(a) (b)
Hình 3.11 Bố trí cốt đai trong cột
3.3.3 Chỉ dẫn và yêu cầu cấu tạo chi tiết (Guidelines and Column Detailing)
a. Lớp bê tông bảo vệ (concrete cover)
Yêu cầu chiều dày lớp BT bảo vệ cho cột lấy giống với yêu cầu chiều dày lớp BT bảo vệ cho dầm (đã
trình bày chi tiết trong phần a mục 3.2.3)
b. Khoảng hở giữa các thanh thép (bar spacing)
- Khoảng hở tối thiểu giữa các thanh CT không nhỏ hơn đường kính lớn nhất của CT và 50 mm
- Khoảng cách tối đa giữa trục các thanh CT không lớn hơn:
400 mm theo phương vuông góc với mặt phẳng uốn (300 mm khi sử dụng BT trên B70);
500 mm theo phương mặt phẳng uốn (400 mm khi sử dụng BT trên B70)
c. Đường kính và hàm lượng cốt dọc (bar radius and reinforcement ratio)
- Đường kính CT trong cột là 12 - 40 mm (nên lấy tối thiểu 16mm nếu cột có cạnh trên 200 mm)
- Hàm lượng cốt dọc cần lấy không nhỏ hơn:
0,1% - đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm khi độ mảnh L0/i ≤ 17 (tiết diện chữ nhật với L0/h ≤ 5)
0,25% - đối với cấu kiện chịu nén lệch tâm khi độ mảnh L0/i ≥ 87 (t.diện chữ nhật với L0/h ≥ 25)
Đối với các giá trị độ mảnh trung gian, giá trị 𝜇 được xác định bằng nội suy tuyến tính.
d. Đường kính và khoảng cách cốt đai (stirrup radius and spacing)
- Đường kính: 𝑑𝑐.đ𝑎𝑖 ≥ (0.25𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 6𝑚𝑚); nếu dùng BT trên B70 thì 𝑑𝑐.đ𝑎𝑖 ≥ (0.25𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 8𝑚𝑚)
- Khoảng cách cốt đai s:
Khi 𝜇𝑡 ≤ 3% thì 𝑠 ≤ (15𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 500𝑚𝑚); nếu dùng BT trên B70 thì 𝑠 ≤ (15𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 400𝑚𝑚)
Khi 𝜇𝑡 > 3% thì 𝑠 ≤ (10𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 300𝑚𝑚); nếu dùng BT trên B70 thì 𝑠 ≤ (10𝑑𝑐.𝑑ọ𝑐 , 250𝑚𝑚)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 44


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Câu hỏi ôn tập
- Trình bày khái niệm dầm BTCT, các hình dạng tiết diện dầm BTCT thường gặp. Phạm vi ứng
dụng dầm BTCT.
- Trình bày công thức chọn sơ bộ kích thước tiết diện dầm theo chiều dài nhịp dầm, có giải
thích các ký hiệu trong công thức
- Tại sao phải quy định chiều dày lớp bảo vệ cốt thép. Nêu quy định về chiều dày lớp bảo vệ
cho cốt thép chịu lực trong dầm và cột BTCT.
- Cho dầm đơn giản BTCT chịu uốn như hình dưới đây:

Trình bày tên, vai trò và yêu cầu cấu tạo của từng loại cốt thép trong mặt cắt 1-1
- Bài toán kiểm tra khả năng chịu lực cho dầm đơn tiết diện chữ nhật
Cho dầm BTCT tiết diện chữ nhật đặt cốt đơn, kích thước bxh = 220x500mm. Vật liệu sử
dụng: Bê tông B25, cốt thép dọc nhóm CB300-V (CIII). Cốt thép đặt trong vùng kéo là 2d20
và 1d18. Chiều dày lớp bảo vệ là c0 = 20 mm.
Yêu cầu: tính mô men uốn giới hạn của tiết diện; vẽ chi tiết mặt cắt ngang biết mô men
căng thớ dưới của tiết diện dầm
- Trình bày yêu cầu về chiều dày lớp bê tông bảo vệ (c0), khoảng hở giữa các thanh thép (c1,
c2) theo TCVN 5574.
- Trình bày khái niệm cột BTCT, các hình dạng tiết diện cột BTCT thường gặp. Phạm vi ứng
dụng cột BTCT.
- Trình bày về công thức chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột theo điều kiện cường độ và độ
mảnh (có giải thích các ký hiệu trong công thức)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 45


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 4. HỆ SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP (REINFORCED CONCRETE FLOOR SYSTEM)
4.1. Giới thiệu (Introduction)
4.1.1 Khái niệm và chức năng (Concept and Functions)
- Kết cấu sàn phẳng thường có vị trí nằm ngang, được tạo bởi cấu kiện bản và dầm (có thể không
có).
- Kết cấu sàn trực tiếp nhận các tải trọng thẳng đứng (như tĩnh tải và hoạt tải đứng) và truyền lên
các gối đỡ theo phương đứng (gồm cột, vách / tường BTCT, lõi…)

- Phạm vi sử dụng: kết cấu sàn phẳng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:
+ Trong Xây dựng dân dụng, công nghiệp: Sàn tầng, sàn mái
+ Trong giao thông: các mặt cầu
+ Trong các kết cấu móng bè, tường chắn, thành bể…
4.1.2 Phân loại (Classification)

Cách phân loại Các loại sàn

- Sàn BTCT toàn khối


Theo phương
- Sàn BTCT lắp ghép
pháp thi công
- Sàn BTCT nửa lắp ghép

- Sàn sườn toàn khối có bản dầm (Hình 4.1a)


Sàn có dầm - Sàn sườn toàn khối có bản kê bốn cạnh (Hình 4.1b)
(sàn sườn) - Sàn ô cờ - sàn dày sườn (Hình 4.1c)
Theo sơ đồ kết - Sàn có dầm bẹt (Hình 4.1d)
cấu
- Sàn có nhiều dầm (Hình 4.1e)

- Sàn phẳng - sàn nấm (Hình 4.1f, 4.1g)


Sàn không dầm
- Sàn bóng (Hình 4.1h)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 46


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 4.1 Các loại sàn BTCT


4.1.3 Tải trọng lên sàn (Floor load)
a. Sàn tầng
Gồm tĩnh tải (trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo sàn) và hoạt tải (tra bảng 2 trong TCVN
2737:2020, tùy theo công năng của phòng)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 47


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
b. Sàn mái
Gồm tĩnh tải (trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo sàn mái), hoạt tải sử dụng mái (tra bảng 2
trong TCVN 2737:2020), và hoạt tải sửa chữa mái
c. Sàn đáy hầm
Gồm tĩnh tải (trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo sàn), hoạt tải tầng hầm (tra bảng 2 trong
TCVN 2737:2020, tùy theo công năng của tầng hầm), và áp lực đất đẩy nổi từ dưới lên
d. Tường chắn
Gồm tĩnh tải (trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo tường chắn), áp lực đất và nước ngầm (tác
dụng theo phương ngang)

4.2. Sàn sườn toàn khối có bản một phương (One-way Monolithic RC Slab)
4.2.1 Khái niệm, MBKC và phạm vi áp dụng (Concept, structural layout plan and uses)
Tùy thuộc vào liên kết và kích thước theo hai phương của ô bản mà ta phân ra thành bản làm việc
một phương và bản làm việc hai phương.
- Khái niệm: Bản làm việc theo một phương (hay còn gọi là bản loại dầm) khi:
+ Trường hợp 1: bản chỉ có liên kết ở một cạnh hoặc hai cạnh đối diện nhau (Hình 4.2)
Khi đó, tải trọng chỉ truyền theo một phương → bản chịu uốn theo một phương (phương vuông
góc với cạnh có liên kết).

Hình 4.2 Sàn chỉ có liên kết ở 1 cạnh hoặc 2 cạnh đối diện nhau
+ Trường hợp 2: bản có liên kết lớn hơn hoặc bằng hai cạnh kề nhau (Hình 4.3)
Khi đó, tải trọng truyền theo cả hai phương.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 48


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 4.3 Bản làm việc 1 phương (a) và bản làm việc 2 phương (b)
Trong tính toán thực hành khi tỉ số L2/L1 ≥ 2, bản được coi là làm việc một phương, và chỉ cần tính
toán theo phương cạnh ngắn L1 (bỏ qua việc tính toán theo phương cạnh dài L2).
Để tính toán, ta cắt một dải bản có bề rộng một đơn vị
(thường lấy b = 1m) để tính.

(b)
(a)
Hình 4.4 Mặt bằng kết cấu (a) và mặt cắt (b) của bản làm việc 1 phương
Phạm vi áp dụng: nhà dân dụng và nhà công nghiệp như nhà cao tầng (nhà ở, khối văn phòng),
bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà để xe, bể chứa; công trình cao thông như cầu, đường trên
cao...
4.2.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Priliminary selection of slab thickness)
Chiều dày hb có thể chọn sơ bộ theo công thức sau:
𝐷
ℎ𝑏 = 𝐿
𝑚
trong đó, L = chiều dài nhịp của bản = chiều dài cạnh ngắn của ô bản
D = hệ số kể đến ảnh hưởng của tải trọng, D = 0.8 ÷ 1.4
m = hệ số phụ thuộc sơ đồ kết cấu; m = 30 ÷ 35 với bản làm việc 1 phương
Ngoài ra hb chọn còn phải thỏa mãn hb ≥ hmin. Theo mục TCVN 5574:2018,
hmin = 40mm đối với sàn mái;
= 50mm đối với sàn nhà ở và công trình công cộng;

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 49


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
= 60 mm đối với giữa các tầng của nhà sản xuất;
= 70 mm đối với bản làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 và thấp hơn.
4.2.3 Yêu cầu về cấu tạo cốt thép (Reinforcement detailing)
Các loại đường kính thường được sử dụng là 6, 8, 10, 12.
Cốt thép trong bản sàn thường được bố trí theo kiểu lưới cốt thép, thường được bố trí làm hai lớp
với khoảng cách giữa các thanh là a.
- Cốt thép chịu lực:
+ Thép lớp dưới (chịu mô men dương): 70 mm ≤ a ≤ 200mm khi hb ≤ 150 mm;
70 mm ≤ a ≤ 1.5hb khi hb > 150 mm
+ Thép lớp trên (chịu mô men âm): 100mm ≤ a ≤ 200mm
- Cốt thép cấu tạo:
+ Đường kính không lớn hơn đường kính CT chịu lực và đặt vuông góc với CT chịu lực.
+ Khoảng cách a = 25 ÷ 35cm và tối thiểu lấy 3 thanh CT trên 1 mét dài.

Hình 4.5 Bố trí cốt thép tên bản làm việc 1 phương

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 50


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
4.3 Sàn sườn toàn khối có bản hai phương (Two-way Monolithic RC Slab)
4.3.1 Khái niệm, MBKC, và phạm vi áp dụng (concept, structural layout plan, and uses)
- Khái niệm: bản 2 phương là bản có liên kết lớn hơn hoặc bằng hai cạnh kề nhau (khi đó, tải trọng
truyền theo cả hai phương) và tỉ số giữa 2 cạnh của ô bản L2/L1 < 2.
- Mặt bằng kết cấu: tùy theo liên kết dọc các cạnh của ô bản, tính toán ô bản làm việc 2 phương có
thể theo các sơ đồ như Hình 4.6.
- Phạm vi áp dụng: nhà dân dụng và nhà công nghiệp như nhà cao tầng (nhà ở, khối văn
phòng), bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà để xe, bể chứa; công trình cao thông như
cầu, đường trên cao...

Hình 4.6 Sơ đồ tính của bản làm việc 2 phương


4.3.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness)
Chiều dày hb có thể chọn sơ bộ theo công thức sau:
𝐷
ℎ𝑏 = 𝐿
𝑚
trong đó, L = chiều dài cạnh ngắn của ô bản
D = hệ số kể đến ảnh hưởng của tải trọng, D = 0.8 ÷ 1.4
m = hệ số phụ thuộc sơ đồ kết cấu; m = 40 ÷ 45 với bản làm việc 2 phương
Ngoài ra hb chọn còn phải thỏa mãn hb ≥ hmin. Theo mục TCVN 5574:2018,
hmin = 40mm đối với sàn mái;
= 50mm đối với sàn nhà ở và công trình công cộng;
= 60 mm đối với giữa các tầng của nhà sản xuất;
= 70 mm đối với bản làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 và thấp hơn.
4.3.3 Yêu cầu về cấu tạo cốt thép (Reinforcement detailing)
Các loại đường kính thường được sử dụng là 6, 8, 10, 12.
Cốt thép trong bản sàn thường được bố trí theo kiểu lưới cốt thép, thường được bố trí làm hai lớp
với khoảng cách giữa các thanh là a.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 51


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Do bản làm việc 2 phương nên các thanh CT theo cả 2 phương đều là CT chịu lực và khoảng cách a
phải thỏa mãn:
+ Thép lớp dưới (chịu mô men dương): 70 mm ≤ a ≤ 200mm khi hb ≤ 150 mm;
70 mm ≤ a ≤ 1.5hb khi hb > 150 mm
+ Thép lớp trên (chịu mô men âm): 100mm ≤ a ≤ 200mm

Hình 4.7 Bố trí cốt thép trong bản làm việc 2 phương

4.4 Sàn sườn toàn khối kiểu ô cờ (Waffle Monolithic RC Slab)


4.4.1 Khái niệm, ưu nhược điểm, và phạm vi áp dụng (Concept, pros and cons, and uses)
a. Khái niệm (Concept)
Sàn ô cờ là một dạng đặc biệt của sàn sườn có hệ
dầm trực giao theo cả hai phương. Hệ dầm này
chia sàn thành nhiều ô bản có kích thước mỗi
cạnh (a,b) thường nhỏ hơn 2m. Hệ dầm trực giao
này có thể được bố trí song song với cạnh sàn (hệ
dầm khung), hoặc bố trí theo phương hợp với hệ
cạnh sàn một góc 45°. Hệ dầm trực giao này có
kích thước giống nhau và được kê lên các gối đỡ là
dầm khung.

Hình 4.8 Mặt bằng và mặt cắt sàn ô cờ

Hình 4.9 Cốt thép sàn ô cờ Hình 4.10 Sàn ô cờ ở Regency House Apartments
San Antonio

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 52


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
b. Ưu điểm (Advantages)
- Sàn có trọng lượng nhẹ hơn so với sàn đặc nhờ có phần bê tông chịu kéo đã được bỏ đi; nhờ đó
kết cấu có nhịp lớn hơn
- Giảm chiều cao tầng
- Bố trí không gian sử dụng linh hoạt và đẹp
- Chịu tải trọng động đất tốt, chống rung tốt
- Chống cháy tốt
c. Nhược điểm (Disadvantages)
- Đòi hỏi côppha đặc chủng
- Khó khăn trong việc xử lý lỗ kỹ thuật lớn theo phương đứng
d. Phạm vi sử dụng (Uses in civil engineering)
Sàn ô cờ được dùng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như: nhà cao tầng
(nhà ở, khối văn phòng), bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà để xe v.v…
4.4.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness)
1 1
Chiều cao dầm sàn có thể lấy bằng ℎ𝑏 = (18 − 20) 𝐿 với L là nhịp của dầm khung.

4.5 Sàn không dầm (Beamless Slab)


4.5.1 Khái niệm, ưu nhược điểm, và phạm vi áp dụng (Concept, pros and cons, and uses)
a. Khái niệm (Concept)
Kết cấu sàn không dầm thường gồm hai loại sau:
- Sàn phẳng (flat plate) là sàn không có dầm chỉ có bản sàn kê trực tiếp trên cột (Hình 4.11)
- Sàn nấm (flat slab) là sàn phẳng mà trên các đầu cột có thêm các mũ cột để tăng khả năng chịu
lực cho sàn (Hình 4.12).

Hình 4.11 Sàn phẳng (flat plate)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 53


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 4.12 Sàn nấm (flat slab)


b. Ưu điểm (Advantages)
- Giảm được chiều cao nhà
- Việc làm ván khuôn đơn giản và dễ dàng bố trí cốt thép, thi công nhanh hơn
- Sàn nấm có mặt dưới phẳng nên việc chiếu sáng và thông gió tốt hơn sàn có dầm
- Ngăn chia các phòng trên sàn sẽ linh hoạt và rất thích hợp với các bức tường ngăn di động
c. Nhược điểm (Disadvantages)
- Thường chiều dày bản lớn hơn bản sàn sườn (vì không có dầm) → tốn vật liệu và tăng tải trọng
lên cột và móng
- Độ cứng tổng thể thấp hơn sàn sườn.
d. Phạm vi sử dụng (Uses in civil engineering)
Dùng nhiều trong sàn nhà nhiều tầng như sàn nhà văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện,
v.v…
4.5.2 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness)
Sàn nấm thường có nhịp từ 4m đến 8m với BTCT thường và trên 7m với BTCT ứng lực trước.
Với sàn BTCT thường, chiều dày thường được lấy bằng 1/30 nhịp.

4.6 Sàn bê tông ứng suất trước (Prestressed RC slab)


4.6.1 Khái niệm và phân loại (Concept and classification)
a. Khái niệm (Concept)
Sàn BTCT ứng suất trước là loại sàn mà khi chế tạo đã đặt vào một lực nén trước trong bê tông, lực
nén này có các hiệu ứng (momen, ứng suất, độ võng…) ngược chiều với các hiệu ứng do tải trọng
gây ra. Do đó khi làm việc (chịu tải trọng), sàn ứng suất trước sẽ có độ võng và vết nứt nhỏ hơn
nhiều so với sàn thông thường.
b. Phân loại (Classification)
Theo phương pháp tạo ứng suất trước, chia thành 2 loại: sàn căng trước và sàn căng sau.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 54


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Sàn căng trước: cốt thép ứng lực trước được kéo trước khi đổ bê tông.
Sàn căng trước thường được chế tạo trong nhà máy, dưới dạng các tấm sàn đúc sẵn dùng trong kết
cấu BTCT lắp ghép (Hình 4.13)

(a) Thi công căng trước trong nhà máy (b) Tấm sàn căng trước đúc sẵn
Hình 4.13 Sàn ứng suất trước dạng căng trước
- Sàn căng sau: cốt thép ứng lực trước được kéo sau khi bê tông đã đóng rắn và đạt cường độ thiết
kế nhất định.
Sàn căng sau thường được chế tạo đổ toàn khối ngoài công trường. Thép ứng suất trước được
luồn trong các ống bọc và đặt trực tiếp vào bên trong khuôn đổ bê tông (Hình 4.14)

Hình 4.14 Thi công căng sau trên sàn BTCT toàn khối tại công trường
4.6.2 Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng (Pros and cons, and uses)
a. Ưu điểm (Advantages)
- Độ võng trong cấu kiện nhỏ → có khả năng chịu tải trọng lớn hơn và vượt nhịp lớn hơn so với sàn
BTCT thường;
- Có khả năng chống nứt cao; bề rộng vết nứt nhỏ hoặc không bị nứt khi chịu lực → tăng khả năng
chống thấm, chống ăn mòn → tăng cao tuổi thọ cho công trình;
- Tính toán đơn giản như tính toán với kết cấu bê tông cốt thép thường;
- Với những kết cấu lắp ghép, tăng được tốc độ thi công, giảm công tác bảo trì
b. Nhược điểm (Disadvantages)
- Vật liệu sử dụng (bê tông và cốt thép) có cường độ cao hơn BTCT thường → đắt tiền hơn;

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 55


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Cần có các thiết bị chuyên dụng: neo, đầu neo, máy kéo cáp ứng lực trước, v.v… nên yêu cầu có kỹ
thuật cao và giám sát kỹ thuật chặt chẽ trong lắp dựng.
c. Phạm vi sử dụng (Uses in civil engineering)
Dùng trong sàn vượt nhịp lớn, chịu tải trọng nặng, tấm sàn đúc sẵn hoặc thi công toàn khối trong
công trình dân dụng và cao tầng, công trình ngầm (như ga tàu điện ngầm), bể chứa, cầu đường.
4.6.3 Chọn sơ bộ chiều dày bản (Primilinary selection of slab thickness)
Chiều dày bản sàn thường lấy bằng ℎ𝑏 = (1⁄28 ÷ 1⁄48)𝐿 với L là chiều dài nhịp dài của ô sàn

4.7 Một số loại sàn khác (Other Types of Slab)


4.7.1 Sàn lắp ghép (Precast RC slab)
Các tấm sàn được chế tạo sẵn trong nhà máy, có thể dùng BTCT thường hoặc BTCT ứng suất trước,
sau đó được vận chuyển và lắp dựng vào đúng vị trí trên công trường (Hình 4.15).

Hình 4.15 Sàn BTCT lắp ghép


Ưu điểm của sàn lắp ghép là cấu kiện có tính thẩm mỹ, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí
nhân công.
4.7.2 Sàn bán lắp ghép (Hybrid RC slab)
Một phần của tấm sàn được chế tạo trong nhà máy. Sau khi được lắp đặt trên công trường, sẽ đặt
thêm cốt thép và đổ BT phần còn lại và mối nối (Hình 4.16).
Ưu điểm của sàn bán lắp ghép là tiến độ thi công tương đối nhanh, tiết kiệm chi phí nhân công, độ
cứng tổng thể tốt hơn sàn lắp ghép.

Hình 4.16 Sàn bán lắp ghép

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 56


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
4.7.3 Sàn liên hợp (Composite steel - RC slab)
Sàn thép liên hợp (còn gọi là sàn thép composite) là một dạng kết cấu hỗn hợp giữa bê tông cốt
thép và thép, thường giữa dầm thép và tấm sàn BTCT. Trong đó, tấm sàn deck (bằng thép) có cấu
tạo dạng sóng, vừa đóng vai trò chịu lực vừa làm ván khuôn. Lớp bê tông được đúc tại chỗ trên
mặt tấm sàn deck (Hình 4.17).

Hình 4.17 Sàn liên hợp gồm dầm thép và sàn BTCT
Ưu điểm của sàn liên hợp là khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn, cấu kiện nhỏ gọn và thẩm mỹ,
đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, và giảm thiểu phế thải xây dựng trong quá
trình thi công.
4.7.4 Sàn bóng (Buble deck slab)
Sàn bóng giống như sàn thường chỉ khác là ta thay thế những phần bê tông không tham gia chịu
lựa bằng những quả bóng nhựa tái chế. Nhờ vậy mà trọng lượng của sàn được giảm đến 35%.
Sàn bóng có ưu điểm: giảm trọng lượng kết cấu, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, thi công
nhanh
Thông số của một vài sàn bóng
Loại sàn Độ dày sàn (mm) Loại bóng (mm) Nhịp (m) Trọng lượng (kg/m2)

BD230 230 Ø 180 7 - 10 370

BD280 280 Ø 225 8 - 12 460

BD340 340 Ø 270 9 - 14 550

BD390 390 Ø 315 10 - 16 640

BD450 450 Ø 360 11 - 18 730


Sàn bóng được dùng nhiều trong nhà nhiều tầng như văn phòng, chung cư, trường học, bệnh
viện...

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 57


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 4.18 Thi công sàn bóng


4.7.5 Sàn U-boot
Sàn U-boot hình thành từ các hộp nhựa PP rỗng có kích thước 52x52cm (Viết tắt Ubot). Hộp nhựa
được đặt kẹp giữa 2 lớp thép sàn hình thành nên các dầm chữ I chìm vuông góc theo 2 phương
(Hình 4.19). Sàn Uboot thông thường vượt khẩu độ từ 8-16m. Ở các khẩu độ lớn hơn 16m sàn
Ubot kết hợp với cáp dự ứng lực.
Ưu điểm của sàn U-boot là giảm chiều cao dầm sàn nên tăng số tầng xây dựng, trọng lượng nhẹ,
vượt nhịp lớn, thi công nhanh, khả năng cách âm cách nhiệt tốt.

Hình 4.19 Sàn U-boot

Câu hỏi ôn tập


- Trình bày khái niệm hệ sàn BTCT, phân loại sàn BTCT, và phạm vi áp dụng của sàn BTCT
- Trình bày công thức chọn sơ bộ chiều dày sàn có dầm (1 phương và 2 phương), có giải
thích các ký hiệu trong công thức
- Cho ô bản chữ nhật trong sàn sườn toàn khối có kích thước hai cạnh ô bản lần lượt là L1 =
5m và L2 = 3m. Yêu cầu: bản thuộc loại một phương hay hai phương? Tại sao? Xác định
chiều dày sơ bộ của ô bản trên
- Trình bày về sàn sườn toàn khối dạng ô cờ: khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng
- Trình bày về sàn không dầm: khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng
- Trình bày về sàn BTCT ứng suất trước: khái niệm, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 58


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 5. NỀN VÀ MÓNG (SOIL AND FOUNDATION)
5.1 Giới thiệu (Introduction)
Để công trình tồn tại và sử dụng được bình thường thì các kết cấu bên trên phải đủ độ bền, ổn
định và nền, móng cũng phải ổn định, có đủ độ bền cần thiết và biến dạng trong phạm vi giới hạn
cho phép.
5.1.1 Nền (Soil)
Nền là chiều dày các lớp đất đá trực tiếp chịu tải trọng của công trình do móng truyền xuống.
Có thể phân loại nền thành 2 loại:
- Nền thiên nhiên: là nền đất hay đá ở trạng thái tự nhiên
- Nền nhân tạo: là nền được gia cố bằng các biện pháp nhân tạo để làm cho nền tốt hơn
5.1.2 Móng (Foundation)
Móng là phần dưới đất của công trình làm nhiệm vụ truyền tải trọng của công trình xuống nền.

Móng có thể được phân loại theo các cách sau:


Phân loại Loại móng

Móng nông (Shallow foundation): là móng khi thi công phải đào toàn bộ hố móng, do
vậy loại móng này thường có độ sâu đặt móng không lớn lắm ( ≤ 5m).
Móng nông, có thể phân loại thành:
+ Móng đơn dưới cột, trụ. Nếu cột lắp ghép thì phải để cốc móng.
+ Móng băng dưới tường, dưới tường chắn, dưới dãy cột.
+ Móng băng giao thoa: dưới nhà tường chịu lực, dưới các dãy cột nhà khung
+ Móng bè: bản phẳng, bản gia cường mũ cột, bản sườn (sườn trên, sườn dưới)
Theo biện + Móng hộp
pháp thi + Móng vỏ: vỏ trụ, vỏ cầu, vỏ nón v.v...
công
Móng sâu (Deep foundation): là loại móng khi thi công móng chỉ cần đào một phần hoặc
không cần đào hố móng; móng đặt tới những lớp đất có khả năng chịu lực ở dưới sâu.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 59


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Móng sâu được sử dụng khi: các lớp đất phù hợp nằm dưới các lớp đất “yếu”, mực
nước ngầm cao; lực đẩy ngang lớn; lực đứng lớn, đặc biệt khi chịu kéo; mái dốc, lớp đất
trên nghiêng lớn; công trình quan trọng, đòi hỏi độ tin cậy cao
Gồm: móng cọc, tường trong đất, giếng chìm.

Móng cứng (Rigid foundation): là loại móng không bị uốn khi chịu tải, có sự phân bố lại
ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng.
Móng cứng chia thành 2 loại:
Theo độ + Móng tuyệt đối cứng: móng gạch, móng đá hộc, móng bê tông.
cứng + Móng có độ cứng hữu hạn: móng đơn bê tông cốt thép

Móng mềm (Flexible foundation): là móng bị uốn mạnh khi chịu tải nên phải kể sự uốn
và không có sự phân bố lại ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng.
Gồm: móng băng, băng giao thoa, móng bè bằng bê tông cốt thép.

5.1.3 Các tài liệu cần có để thiết kế nền và móng (Required documents for design of soil and
foundation)
Để thiết kế nền và móng cần có các loại tài liệu sau:
a. Địa điểm xây dựng và đặc điểm của diện tích xây dựng
Gồm: địa điểm xây dựng (để xác định ảnh hưởng của thiên nhiên đối với công trình và nền móng
như gió, sự thay đổi nhiệt độ, động đất …); các bản vẽ mặt bằng (mặt bằng với đường đồng mức,
mặt bằng vị trí thể hiện công trình hiện có, các hệ thống dẫn ngầm); báo cáo kết quả khảo sát địa
chất công trình.
b. Hồ sơ công trình thiết kế, các công trình lân cận
Gồm: hồ sơ kiến trúc và hồ sơ kết cấu bên trên của công trình thiết kế, tải trọng tính toán; bản vẽ
san nền (nếu có); công trình lân cận (loại móng, kích thước đế móng, độ sâu chôn móng, khoảng
cách giữa công trình cũ và công trình mới).
c. Khả năng đơn vị thi công
Để lựa chọn các giải pháp móng phù hợp có thể thi công được
d. Khả năng về vốn của chủ đầu tư
Tùy theo nguồn vốn lớn hay nhỏ để có thể lựa chọn giải pháp nền móng phù hợp đảm bảo kỹ thuật
và kinh tế.
e. Vật liệu xây dựng địa phương
Có thể tận dụng nguồn vật liệu địa phương nhằm giảm giá thành cho công trình.

5.2 Móng dưới cột (Column Footing)


Có thể ở dạng móng đơn (mỗi cột có một móng độc lập) - như Hình 5.1 - hoặc móng hợp khối
(nhiều cột cạnh nhau chung một móng) - như Hình 5.2
Ưu điểm: tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: trong trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng, đồng thời tăng cả chiều
dài móng và chiều sâu chôn móng, nên thi công phức tạp và có thể không khả thi do gặp khống chế
về diện tích xây dựng.
Phạm vi áp dụng: dùng khi nền có sức chịu tải khá cao và công trình có tải trọng không lớn
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 60
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 5.1 Móng đơn dưới cột (isolated footing) Hình 5.2 Móng hợp khối (combined footing)

5.3 Móng dưới tường (Wall Footing)


Móng đỡ tường có thể ở dạng nhiều móng đơn dưới tường (Hình 5.3) hoặc móng băng dưới
tường (Hình 5.4)

Hình 5.3 Móng đơn dưới tường Hình 5.4 Móng băng dưới tường

5.4 Móng băng và móng băng giao thoa (Strip Foundation)


Móng băng là móng có kết cấu dải dài, có thể độc lập (móng băng độc lập) - như Hình 5.5 - hay
giao nhau theo hình chữ thập (móng băng giao thoa) - như Hình 5.6.
Ưu điểm: giảm áp lực đáy móng; khả năng chịu lún khá tốt và dàn đều; dễ thi công nền móng hơn
so với móng đơn
Nhược điểm: độ ổn định về lật, trượt kém hơn so với móng sâu; sức chịu tải của nền móng là
không cao, chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ; phương án thi công tương đối
phức tạp khi mực nước ngầm nằm sâu; không áp dụng được khi nền là đất bùn yếu, địa chất không
ổn định.
Phạm vi áp dụng: dùng khi nền có sức chịu tải yếu và công trình có tải trọng không lớn.

Hình 5.5 Móng băng độc lập Hình 5.6 Móng băng giao thoa

5.5 Móng bè (Raft Foundation)


Móng bè là loại móng nông, được trải rộng dưới toàn bộ nền công trình để giảm áp lực của công
trình lên nền đất. Móng bè tận dụng tốt được lớp đất phía bên trên. Bề dày của móng bè từ 0,5m
đến 2m theo 2 phương chịu lực.
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 61
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Ưu điểm: thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ.
Nhược điểm: dễ bị lún không đều, lún lệch và khi đã xẩy ra lún lệch, hệ kết cấu gần như không thể
trở về vị trí ban đầu, gây nứt và giảm tuổi thọ công trình; do chiều sâu đặt móng bè nông nên độ
ổn định có thể không cao do các tác động của thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lũ lụt; ảnh
hưởng tới nền móng kết cấu của các công trình lân cận.
Phạm vi sử dụng: dùng khi nền có sức chịu tải khá tốt, hoặc công trình có tải trọng không lớn

Hình 5.7 Móng bè

5.6 Móng cọc (Pile Foundation)


Móng cọc được sử dụng để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất tốt ở sâu để tận dụng khả
năng chịu tải và tính ít biến dạng của các lớp đất tốt đó.
Ưu điểm của móng cọc: tiếp thu được tải trọng lớn, tiết kiệm vật liệu, giảm khối lượng công tác
đất, cơ giới hóa cao và có thể tránh được ảnh hưởng của mực nước ngầm.
Cấu tạo móng cọc: gồm 2 bộ phận là cọc và đài cọc
- Cọc là phần chính có tác dụng truyền tải trọng của công trình lên đất ở mũi cọc và xung quanh
cọc.
- Đài cọc có tác dụng liên kết các cọc thành 1 khối và phân phối tải trọng công trình lên các cọc.
Theo phương pháp chế tạo cọc, có thể chia thành 2 loại: cọc chế tạo sẵn và cọc đổ tại chỗ
5.6.1 Cọc chế tạo sẵn (Precast pile)
Cọc chế tạo sẵn là cọc được chế tạo trên mặt đất sau đó mới vận chuyển đến vị trí thi công rồi
được hạ vào đất.
Cọc chế tạo sẵn thường có tiết diện ngang hình lăng trụ với
- Tiết diện ngang: 20x20; 25x25; 30x30; 35x35; 40x40; 45x45 .v.v… cm
- Chiều dài: 3 - 16 m

Hình 5.8 Cọc BTCT đúc sẵn tiết diện vuông


Ưu điểm: Cọc được chế tạo trên mặt đất nên chất lượng cọc dễ kiểm soát, hiệu quả sử dụng vật
liệu cao; cọc làm việc không phụ thuộc mực nước ngầm.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 62


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Nhược điểm: Khả năng chịu uốn kém dễ bị nứt khi vận chuyển, cẩu lắp nên khó sử dụng cọc chiều
dài lớn; là cọc chiếm chỗ có thể gây ra nâng mặt nền lân cận; sức chịu tải nhỏ so với cọc đổ tại chỗ
do khó hạ cọc với chiều dài, tiết diện lớn.
Tùy theo phương pháp thi công hạ cọc lại phân thành các loại sau:
- Cọc hạ bằng búa (cọc đóng) - Hình 5.10: thường là cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép.
- Cọc hạ bằng ép tĩnh (cọc ép) - Hình 5.11: cọc gỗ, bê tông cốt thép.
- Cọc hạ bằng phương pháp xoắn (còn gọi là cọc xoắn): thường là cọc thép, hoặc cọc bê tông cốt
thép có đầu xoắn bằng thép.
- Cọc hạ bằng phương pháp xói nước
- Cọc hạ bằng máy chấn động: cọc ống...
- Cọc mở rộng chân: Đóng cọc đến độ sâu yêu cầu rồi nhấc cọc lên để cánh mở ra sau đó ấn cọc
xuống để tạo ra chân mở rộng.

Hình 5.9 Chi tiết thép cọc chế tạo sẵn

Hình 5.10 Thi công đóng cọc Hình 5.11 Thi công ép cọc

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 63


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
5.6.2 Cọc đổ tại chỗ (Cast-in-situ pile)
Là loại cọc được chế tạo ngay trong lòng đất tại nơi cọc sẽ làm việc.
Hiện nay có 3 cách thi công cọc nhồi:
- Thi công trong hố có ống vách và ống này được rút ra khỏi đất. Thuộc loại này có: cọc straux, cọc
đầm nhanh, cọc Franki.
- Thi công trong hố có ống chống vách và ống này để lại trong đất không rút ra.
- Thi công trong hố khoan không có ống chống vách: cọc khoan nhồi, cọc barrette.
a. Cọc khoan nhồi
Cọc nhồi là cọc được thi công tạo lỗ trước trong đất, sau đó lỗ được lấp đầy bằng bê tông có hoặc
không có cốt thép. Việc tạo lỗ được thực hiện bằng phương pháp khoan, đóng ống hay các
phương pháp đào khác.
Cọc nhồi có đường kính bằng và nhỏ hơn 600mm được gọi là cọc nhồi có đường kính nhỏ, cọc nhồi
có đường kính lớn hơn 600mm được gọi là cọc nhồi đường kính lớn.
Ưu điểm: sử dụng được cho mọi loại địa tầng khác nhau; sức chịu tải lớn; độ lún nhỏ; không gây
tiếng ồn và tác động đến công trình lân cận khi thi công; rút bớt được công đoạn đúc cọc, nên
không cần các khâu xây dựng bãi đúc, lắp dựng ván khuôn…; cho phép kiểm tra trực tiếp các lớp
đất lấy mẫu từ các lớp đất đào lên
Nhược điểm: khó kiểm soát chất lượng bê tông cọc; cọc đổ tại chỗ, nên dễ xảy ra các khuyết tật
ảnh hưởng tới chất lượng cọc; phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mặt bằng thi công lầy lội ảnh hưởng
đến môi trường; chi phí kiểm tra thí nghiệm với cọc khoan nhồi tốn kém.
Tiết diện cọc khoan nhồi: 600, 800, 1000, 1200, 1500, 2000, 2500 mm

Hình 5.12 Chi tiết móng dùng cọc khoan nhồi

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 64


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 5.13 Quy trình thi công cọc khoan nhồi


b. Cọc barrette
Cọc berrette (hay tường vây barrette) thực chất là một loại cọc nhồi bê tông. Nhưng thay vì dùng
phương pháp khoan bằng máy khoan, người ta sẽ sử dụng máy đào gầu ngoạm để đào đất. Cọc
của tường vây barrette có dạng hình chữ I, chữ H, chữ thập +, hoặc chữ nhật…
Tiết diện cọc: phụ thuộc vào gầu khoan bxL với b = 600, 800, 1000, 1200, 1500 mm; L = 1800,
2200, 1500, 2700 mm.
Ưu điểm: sức chịu trọng tải lớn gấp nhiều lần so với các loại cọc thông thường khác; có hiệu quả
kinh tế cao.
Nhược điểm: quá trình thi công phức tạp, cầu kỳ, đòi hỏi chuyên môn cao; số lượng nhân công lớn;
chủ yếu dành cho các đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.

Hình 5.14 Quy trình thi công cọc barrette

Câu hỏi ôn tập


- Trình bày khái niệm nền và móng. Phân loại các loại móng trong công trình
- Trình bày về móng cọc. Phân loại cọc BTCT

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 65


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 6. HỆ CHỊU LỰC TRONG CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP
(STRUCTURAL SYSTEMS IN REINFORCED CONCRETE BUILDINGS)
6.1 Giới thiệu (Introduction)
Cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà gồm có các cấu kiện dạng thanh (như cột, dầm) và các cấu kiện
dạng phẳng (như tấm sàn, tường). Các cấu kiện này liên kết với nhau theo nhiều cách tạo nên các
hệ kết cấu trong nhà và các công trình khác.
Các hệ kết cấu bê tông cốt thép thường gặp trong công trình xây dựng dạng nhà bê tông cốt thép
có thể phân loại thành: hệ thanh (cấu tạo từ cột, xà ngang) và hệ phẳng (cấu tạo từ tấm)
Trách nhiệm quan trọng của người thiết kế kết cấu là lựa chọn từ nhiều phương án ra hệ kết cấu
tốt nhất phù hợp với điều kiện cụ thể.

6.2 Kết cấu sàn và mái (Floor and roof system)


Các loại sàn và mái rất đa dạng, phong phú. Có thể phân chia ra hai loại theo tính chất chịu lực: hệ
một phương và hệ hai phương. Mỗi hệ kết cấu này lại chia ra nhiều dạng như: sàn một phương có
dầm đổ toàn khối, sàn hai phương có dầm, sàn phẳng không dầm có mũ cột, bản phẳng tựa trên
cột có mũ cột, bản phẳng tựa trên cột không có mũ cột, sàn panen lắp ghép...

6.3 Kết cấu khung (Framed structure)


6.3.1 Khái niệm, phân loại, phạm vi áp dụng (Concept, classification, and uses)
a. Khái niệm chung
Hệ kết cấu khung là một trong những hệ kết cấu phổ biến của công trình bê tông cốt thép nói
chung, đặc biệt là của nhà bê tông cốt thép (Hình 6.1). Nhà khung bê tông cốt thép được hiểu hệ
kết cấu chính chịu lực là khung bê tông cốt thép, khung nhận tải trọng từ các bộ phận khác của nhà
này như sàn bê tông cốt thép, các bức tường ngăn không gian nhà, tường bao xung quanh nhà
truyền xuống móng. Các tải trọng, tác động khác vào công trình như gió, nhiệt độ, động đất cũng
do kết cấu khung chịu.

Hình 6.1. Nhà khung bê tông cốt thép, tường chèn khối xây
Kết cấu khung và các bộ phận khác của nhà như sàn, móng giới thiệu trong Hình 6.2.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 66


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 6.2 Các bộ phận trong nhà khung bê tông cốt thép
Hệ kết cấu khung là hệ thanh bất biến hình được tạo nên bởi các thanh đứng (cột) và các thanh
ngang (dầm, xà ngang) liên kết với nhau tại các nút khung.
Trong một số trường hợp có thể có thanh xiên, thanh gẫy khúc, thanh cong trong hệ khung ở các vị
trí mái vát, mái cong hay các mặt bằng uốn lượn theo sáng tác kiến trúc. Xà ngang tại mái có các
dạng dầm, dàn, vòm mái.
Các nút khung về bản chất là dạng liên kết đàn hồi nhưng trong tính toán thường quan niệm đơn
giản là nút cứng hoặc nút khớp. Nút cứng có chuyển vị nhưng góc giữa các thanh quy tụ ở nút
không thay đổi trước và sau khi chịu tải trọng, tác động.

Hình 6.3. Dầm, cột và nút khung bê tông cốt thép


Kết cấu khung bê tông cốt thép được sử dụng rất rộng rãi trong nhà dân dụng và công nghiệp vì
cho phép biến đổi linh hoạt không gian sử dụng vì tường ngăn các phòng chỉ là tường tự mang có
thể dỡ đi, di chuyển để mở rộng không gian khi cần thiết hoặc xây thêm để tạo một phòng mới mà
không ảnh hưởng nhiểu đến độ bền vững của ngôi nhà. Điều này có nghiều ý nghĩa đối với nhà ở,
một khi tiêu chuẩn diện tích sử dụng thay đổi, diện tích phòng cần được tăng lên người ta chỉ cần
phá các tường cũ đi và xây các tường ngăn mới.
b. Phân loại

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 67


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Phân loại Các loại khung
Theo sơ đồ kết Khung BTCT nhà một tầng, một nhịp.
cấu Khung BTCT nhà một tầng, nhiều nhịp.
Khung BTCT nhà một nhịp, nhiều tầng.
Khung BTCT nhà nhiều nhịp, nhiều tầng.
Theo quan niệm, Khung phẳng.
sơ đồ tính Khung không gian.
Theo phương Khung BTCT thi công toàn khối: dùng phổ biến trong nhà dân dụng, độ cứng
pháp thi công toàn khung lớn, dễ chế tạo nút cứng.
Khung BTCT thi công lắp ghép từ các cấu kiện dầm, cột: thi công nhanh, ít
cần cốp pha cây chống, tạo liên kết nút cứng khó nên độ cứng toàn khung
nhỏ hơn, tốn kém cốt thép.
Khung BTCT bán lắp ghép: các cấu kiện dầm, cột, tấm sàn lắp ghép, riêng các
dầm và tấm sàn chưa hoàn chỉnh sẽ được thi công thêm một lớp bê tông
cốt thép tại chỗ.
Theo phương Khung BTCT thường.
pháp chế tạo Khung BTCT ứng lực trước.

Hình 6.4. Một số sơ đồ kết cấu khung bê tông cốt thép


c. Phạm vi áp dụng
Khung bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong các kết cấu dân dụng, công nghiệp, giao
thông, quốc phòng…
6.3.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guidelines)
Trong phạm vi môn học, chỉ trình bày chỉ dẫn cấu tạo cho khung BTCT toàn khối.
Khung gồm từ các thanh và các nút. Các thanh là các cấu kiện chịu uốn (dầm, xà ngang) và cấu kiện
chịu nén lệch tâm (cột, xà ngang gãy khúc, xà ngang cong), cũng có khi là cấu kiện chịu kéo lệch
tâm (khi khung đóng vai trò là vách cứng của cấu kiện chịu vỏ mỏng không gian). Việc cấu tạo các
thanh chịu uốn, chịu nén hoặc kéo lệch tâm đã được giới thiệu trong phần cấu kiện cơ bản.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 68


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Nút khung bê tông cốt thép cần có những quy định chung (cấu tạo) về hình dáng, bố trí cốt thép.

Hình 6.5. Nút điển hình phía trong khung


Các loại nút khung:
- Nút khung phía trong: như trong Hình 6.5
- Nút khung phía ngoài: chỉ có cột và dầm 1,2,3.
- Nút góc: có cột và dầm 1,3. Đôi khi chỉ có cột và 1 dầm.
Cấu tạo các nút khung từ góc 90o thành cung tròn hay đường cong gây khó khăn khi thi công toàn
khối nên thực tế hay dùng các nút vát, nách khung.
Neo cốt thép là để đảm bảo cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực mà không bị kéo tuột khỏi
nút. Đối với các nút trung gian phía trong khung, cốt thép dọc phía trên dầm nên được kéo liên tục
qua nút giao với cột. Với nút ngoài hoặc nút góc, nếu kích thước cột không đủ chiều dài neo thì cốt
thép dọc được kéo quá điểm giữa nút và được uốn góc 90o. Dưới đây là một số nút khung và cấu
tạo neo cốt thép:

Hình 6.6. Vị trí các nút cứng


a. Cấu tạo của nút ở góc tầng trên cùng (nút A) - Hình 6.7
Ở nút này, giá trị mômen ở đầu dầm (cột) lớn, việc neo cốt thép chịu kéo của dầm (cột) phải thận
trọng vì ở cột không có lực nén truyền từ tầng trên xuống.

Hình 6.7. Cấu tạo nút góc khung


Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 69
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
e0
Chiều dài neo cốt thép phụ thuộc vào tỷ số (với e0 là tỷ số mômen và lực dọc trong cột, h là
h
chiều cao tiết diện cột). Tỷ số đó càng lớn thể hiện mô men càng lớn thì cốt thép dọc càng cần phải
neo sâu. Ngoài việc neo cốt thép để chịu mô men uốn ở nút khung và ở góc chúng phải được uốn
cong với r 10d, các cốt thép khác cũng phải có chiều dài neo không nhỏ hơn lan (tính theo công
thức 189 của TCVN 5574-2018). Cốt dọc phía dưới dầm neo không đủ chiều dài do kích thước cột
hạn chế, cần uốn góc 90o để neo đủ vào nút, chú ý nhất là trường hợp mô men dương xuất hiện
đầu dầm.
Mômen lớn, cốt thép chịu kéo nhiều, không được cắt tất cả cốt thép ở cùng một tiết diện để tránh
sự tập trung ứng suất.
b. Cấu tạo của nút cột biên với xà ngang của các tầng giữa (nút C) - Hình 6.8
Cốt chịu kéo của xà ngang phải được neo một đoạn bằng lan.

Hình 6.8. Cấu tạo nút ngoài khung, tầng trung gian
Không nên uốn cốt chịu kéo của xà vào sâu xuống phần cột để người thi công dễ đặt cốt thép khi
phải bố trí điểm dừng đổ bê tông ở gần đỉnh cột, ngay dưới đáy dầm. Khi cần thiết có thể liên kết
chi tiết neo (thép bản hoặc thép hình) vào đầu thanh thép dọc và phải tiến hành tính toán ép mặt.
c. Cấu tạo nút nối cột giữa với xà ngang (nút B) - Hình 6.9

Hình 6.9. Cấu tạo nút trong khung, tầng trung gian
Cốt thép ở xà ngang nên kéo dài qua nút và được uốn, cắt cho phù hợp với biều đồ bao mômen.
Cần lưu ý rằng đối với cột ngay trong nút, phạm vi chiều cao dầm vẫn cần phải có cốt đai để giữ ổn
định cho cốt dọc, đặc biệt trường hợp thiết kế khung kháng chấn (chịu tác động của động đất).

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 70


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
d. Cấu tạo nút ở chỗ xà ngang bị gãy khúc (nút D) – Hình 6.10
Khi góc  < 160 thì không những cần cốt đai gia cố mà còn phải cắt cốt dọc chịu kéo (toàn bộ hoặc
một phần) để neo vào vùng bê tông chịu nén. Khi góc  ≥ 160 có thể uốn cốt thép qua góc gãy và
bố trí đủ cốt đai. Diện tích cốt đai phải được tính toán để đủ chịu hợp lực trong các thanh cốt dọc
không được neo và không dưới 35% hợp lực trong các thanh đã được neo trong vùng nén.

Hình 6.10. Cấu tạo nút xà ngang gẫy khúc


e. Nối cốt thép dọc của cột - Hình 6.11
Vị trí có mô men nhỏ nhất ở giữa chiều cao tầng nhưng vị trí nối cốt thép dọc cột thường chọn tại
chân cột để thuận lợi thi công.

Hình 6.11. Nối cốt thép dọc trong cột khung


Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2018 yêu cầu nối không quá 50% diện tích cốt chịu kéo với thanh có
gờ và không quá 25% diện tích cốt chịu kéo với thanh cốt trơn ở một tiết diện hoặc trên hoặc trên

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 71


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
đoạn nhỏ hơn chiều dài neo. Trừ phi tiết diện cột có không quá 4 thanh cốt dọc thì được phép nối
tại cùng tiết diện. Đoạn nối cốt dọc bố trí đai với khoảng cách s1  10ddọc min.
f. Mối nối cứng giữa cột và móng – Hình 6.12

Hình 6.12. Cấu tạo cốt thép tại vị trị cột liên kết cứng với móng
Cốt thép dọc trong cột phải kéo thẳng xuống móng. Để tiện thi công, có thể đặt cốt chờ để nối ở
cốt mặt móng hoặc ở cốt +0.00 (cốt mặt nền).
g. Mối nối khớp giữa cột và móng – Hình 6.13
Cột và móng được liên kết khớp bằng những thanh cốt thép thẳng (Hình 6.13a) hay cốt bắt chéo
(Hình 6.13b). Khi tải trọng lớn thì có thể dùng cốt dọc với các đai lò xo để hạn chế biến dạng ngang
của bê tông (Hình 6.13c). Phần tiết diện còn lại của bê tông và cốt thép nối chịu lực dọc truyền từ
cột xuống móng và được tính theo cấu kiện chịu ép cục bộ. Còn lực cắt thì được cân bằng với lực
ma sát.

Hình 6.13. Cấu tạo cốt thép tại vị trị cột liên kết khớp với móng
Khe hở giữa phần cột giảm yếu và móng thường có chiều dày từ 2 đến 4cm và được lấp kín bằng
tấm kim loại mềm như chì hoặc sợi tẩm nhựa.

6.4 Kết cấu vách (Bearing wall)


6.4.1 Khái niệm, phạm vi áp dụng (Concept and uses)
Thời kỳ đầu việc sử dụng vật liệu gạch đá trong nhà cao tầng người ta chia ra các dạng sơ đồ tường
ngang, tường dọc chịu lực với ý đồ các một số tường bằng khối xây chỉ nhận tải đứng trong phạm
vi truyền tải sàn vào, vai trò chịu lực tổng thể, chống lại tải trọng ngang dành cho một số tường
tăng cứng chịu (vách cứng).
Sau này khi vật liệu bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến, khả năng chịu lực của mỗi tường đều
cao, với hệ tường chịu lực lúc này các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tấm tường vừa
chịu tải trọng đứng, vừa chịu tải trọng ngang đồng thời làm cả nhiệm vụ vách ngăn cho các phòng.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 72


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

a) b) c)
a) Tường ngang chịu lực; b) Tường dọc chịu lực; c) Tường ngang và dọc cùng chịu lực
Hình 6.15. Các dạng mặt bằng hệ tường chịu lực
Khả năng chịu tải của vách cứng phụ thuộc phần lớn vào hình dạng tiết diện ngang của chúng.
Trong thực tế có nhiều dạng vách cứng khác nhau:

Hình 6.16. Các hình dạng vách cứng


Với vai trò như một thanh công xôn lớn, ngàm vào móng, các tường chịu lực chịu được cả tải trọng
đứng và ngang tác dụng vào công trình. Tiết diện của tường lớn hơn nhiều tiết diện cột khung, nhờ
vậy độ cứng chống cắt của tường (G.A) khá lớn so với độ cứng chống uốn, khác biệt so với tương
quan này trong hệ khung. Đó là lý do có tên gọi tường chống cắt. Cần hiểu bản chất tường chịu
được cả uốn chứ không chỉ chịu cắt.

Hình 6.17. Tường chịu lực trong nhà cao tầng


Để tăng cường độ cứng ngang cho nhà cao tầng sử dụng hệ tường chịu lực, các dầm cứng hoặc sàn
có độ cứng lớn nối các tường riêng rẽ tạo thành các tường kép có độ cứng lớn hơn tổng độ cứng
các tường riêng, như Hình 6.18.
Kết cấu vách được sử dụng nhiều trong nhà thấp và trung tầng vì tính kinh tế và phù hợp. Đối với
nhà dân dụng và công nghiệp loại lớn, khi tiến độ xây dựng kết cấu vách chậm và tăng nhân công
làm tăng giá thành thi công khiến thì phải sử dụng các giải pháp khác.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 73


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 6.18. Tường kép


6.4.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guidelines)
a. Kích thước tiết diện vách
Gọi b là chiều rộng tiết diện (chiều dày vách), b là chiều dài tiết diện vách. Kết cấu được xếp loại là
vách khi có các kích thước:
h ≥ 5b và h ≥ Htầng/2
Theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD 198:1997, chiều dày vách phải thỏa mãn điều kiện b ≥
150mm. Để thuận tiện khi thi công bê tông nên chọn chiều dày vách b ≥ 200mm.
b. Cấu tạo cốt thép
- Cốt thép dọc:
+ Hàm lượng cốt thép dọc: 0,4% ≤  ≤ 3,5% (vùng động đất yếu),
0,6% ≤  ≤ 3,5% (vùng động đất trung bình và mạnh)
+ Khoảng cách cốt thép dọc: a ≤ 200mm. Ở đoạn đầu mút vách (khoảng h/10) bố trí cốt thép dọc
dày hơn đoạn giữa. Tại tầng trên cùng thép dọc uốn neo mút vách.
- Cốt thép ngang:
+ Hàm lượng cốt ngang: ≥ 0,25% (vùng động đất yếu)
≥ 0,4% (vùng động đất trung bình và mạnh)
+ Khoảng cách cốt ngang: s ≤ 300mm. Đoạn đầu mút uốn gúc 1350. Cốt ngang phụ (ổn định các
lớp thép dọc) hình chữ C được bố trí phân bố 4 thanh/m2 (Hình 4.19).

Hình 6.19. Bố trí cốt thép vách cứng

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 74


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
6.5 Kết cấu lõi và hộp
6.5.1 Hệ lõi chịu lực
Đối với các công trình yêu cầu không gian rộng với việc bố trí mặt bằng đa dạng, hệ kết cấu tường
chịu lực tỏ ra không thích hợp. Một trong số các giải pháp để giải quyết vấn đề này là liên kết các
tường theo các phương khác nhau để tạo thành lõi cứng.
Lõi có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, nhận các loại tải trọng tác động lên công trình và
truyền chúng xuống nền đất. Phần không gian bên trong lõi thường dùng để bố trí các thiết bị vận
chuyển theo phương đứng (thang máy, cầu thang,...), các đường ống kỹ thuật,...
Ưu điểm của lõi cứng là độ cứng không gian lớn và khả năng chống cháy cao.
Hình dạng, số lượng và cách bố trí các lõi cứng chịu lực trong mặt bằng nhà rất đa dạng. Các lõi
cứng nên được bố trí trên mặt bằng ngôi nhà sao cho tâm độ cứng của chúng trùng với trọng tâm
của ngôi nhà nhằm tránh hiện tượng công trình bị xoắn khi dao động (Hình 6.20)

Hình 6.20. Các dạng mặt bằng hệ lõi chịu lực


Hệ lõi có thể thi công trước bằng cốp pha trượt, các kết cấu lắp ghép lắp dựng sau (Hình 6.21) hoặc
lõi và sàn ứng lực trước (Hình 6.22).

Hình 6.21. Hệ lõi có sàn lắp ghép

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 75


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 6.22. Hệ lõi và sàn ứng lực trước


6.5.2 Hệ hộp chịu lực
Trong hệ hộp chịu lực, các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường
ngoài mà không cần các gối trung gian khác bên trong. Hộp trong nhà cũng giống như lõi, được
hợp thành từ các tường đặc hoặc có lỗ cửa. Hộp ngoài biên có diện tích mặt phẳng lớn, được tạo
thành từ các cột có khoảng cách nhỏ liên kết với nhau bởi các thanh ngang hoặc thanh chéo có
chiều cao lớn theo phương ngang hoặc chéo tạo nên những mặt nhà dạng khung - lưới, có hình
dạng phù hợp với giải pháp kiến trúc.
Khi chịu tải trọng ngang những kết cấu bên ngoài được xem như một thanh côngxon kín hoàn
chỉnh có mặt cắt hình hộp. Phần hộp ngoài chịu toàn bộ hay phần lớn tải trọng gió tác động vào
công trình.
Hệ hộp chịu lực được chia ra làm 4 loại theo cấu tạo các tường ngoài của hộp (HÌnh 6.23):

Hình 6.23. Các dạng tường ngoài hệ hộp


(1) Hộp có dạng lưới không gian không thanh chéo:
Hệ được phát triển từ hệ kết cấu cổ điển khung cứng. Hộp phía ngoài được tạo ra bởi hệ thống
lưới cột và dầm rất dày. Sơ đồ này nâng cao được độ cứng theo phương ngang và độ cứng khi chịu
xoắn cũng như hạn chế được độ võng theo mặt bằng phía trong nhà. Sơ đồ kết cấu loại này chỉ phù
hợp với những ngôi nhà cao đến 60 tầng (đối với khung BTCT)
(2) Hộp có dạng mạng lưới không gian có thanh chéo:
Hệ này khắc phục được nhược điểm của hệ hộp thứ nhất là độ mềm của dầm đỡ. Khi có thanh
chéo thì độ cứng được nâng cao qua đó giảm được biến dạng trượt. Công trình làm việc như một
công xon chịu uốn
(3) Hệ có mạng lưới bằng cột và thanh chéo:

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 76


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Hệ này có các thanh chéo ở trong lưới chữ nhật của dầm và cột. Cùng với các dầm đỡ, thanh chéo
đảm bảo độ cứng khi chịu tải trọng ngang. Hệ này có khả năng phân bố tải trọng cho toàn bộ công
trình và rất phù hợp với công trình đến 100 tầng
(4) Hệ mạng lưới bằng các cấu kiện đặt theo các đường chéo:
Trong hệ kết cấu này các thanh chéo được đặt sát nhau, không hề có cấu kiện thẳng đứng. Như vậy
các thanh chéo đóng vai trò chịu toàn bộ tải trọng thẳng đứng giống như các cột nghiêng. Nó làm
tăng độ cứng khi công trình chịu tải trọng ngang. Hệ kết cấu này có đặc điểm truyền tải xuống
móng không được tốt và hiệu quả như cột thẳng đứng, và gây khó khăn cho việc tạo ô cửa sổ.
Các công trình quy mô lớn có thể dùng kết cấu hộp dưới dạng “bó ống” (Hình 6.24 và 6.25) hoặc
“ống lồng ống” (Hình 6.26)

Hình 6.24. Bó ống với các giằng chéo Hình 6.25. Bó ống ở Sears Tower (Chicago)

Hình 6.25. Kết cấu ống lồng ống

6.6 Những yêu cầu, chỉ dẫn và khái niệm cơ bản (Basic requirements and guidelines)
Trong nội dung công tác thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, song song với việc tính toán tải trọng,
nội lực, cường độ và điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu, cần thực hiện những quy định

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 77


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
nhằm đảm bảo cho kết cấu làm việc bình thường dưới các tải trọng, tác động khó kiểm soát, khó
tính toán được tường minh, làm cho công tác thi công thuận lợi, chất lượng thi công đảm bảo.
Những quy định chung như vậy được đưa ra từ kết quả thí nghiệm, từ phân tích mô hình, từ kinh
nghiệm của người thiết kế… còn được gọi là nguyên tắc cấu tạo.
a. Lựa chọn vật liệu
- Bê tông: tiêu chuẩn thiết kế không cho phép sử dụng bê tông có cấp độ bền nhỏ hơn B7,5; với
cấu kiện chịu nén dạng thanh không nên sử dụng bê tông có cấp độ bền nhỏ hơn B15; với các cấu
kiện chịu nén dạng thanh chịu tải trọng lớn (như cột tầng dưới nhà nhiều tầng) không nên sử dụng
bê tông có cấp độ bền dưới B25; bê tông trong kết cấu ứng lực trước nên sử dụng tối thiểu B20,
ưu tiên loại có cấp độ bền chịu nén từ B30 trở lên...
- Cốt thép: trong kết cấu BTCT thường, thép thanh mác CB240T thường dùng làm cốt thép ngang,
cũng có thể dùng cốt thép ngang mác CB300V; thép thanh mác CB300V, CB400V dùng làm cốt dọc
trong khung thép buộc; cốt thép căng trong kết cấu BTCT ứng lực trước dùng các thép thanh mác
CB500V và cáp ứng lực trước loại T13, T15.
b. Hình dáng và kích thước tiết diện
Về cơ bản, các cấu kiện của kết cấu khi lựa chọn hình dáng và kích thước tiết diện cần thỏa mãn 4
yếu tố về cường độ, ổn định, thẩm mỹ và thi công.
- Điều kiện cường độ: có thể đảm bảo khi chọn tiết diện dầm dựa trên mô men tính toán sơ bộ,
tiết diện cột dựa trên lực dọc tính toán sơ bộ.
- Điều kiện ổn định: với dầm, tỷ lệ nhịp và bề rộng tiết diện không nên vượt quá 50; với cột cần
đảm bảo độ mảnh không quá độ mảnh giới hạn.
- Về tính thẩm mỹ và công năng sử dụng: đôi khi tiết diện các cấu kiện được lựa chọn không hoàn
toàn có lợi về mặt chịu lực và kinh tế nhưng phù hợp về thẩm mỹ và công năng.
- Điều kiện thi công: để thi công thuận lợi và chất lượng thi tốt, tiết diện cấu kiện phải đủ lớn (nếu
không bị khống chế bởi lý do kiến trúc thì không nên chọn các cạnh tiết diện dưới 20 cm), phù hợp
với các tấm cốp-pha định hình hóa (thông thường là bội số của 5 cm). Ngoài ra, để nâng cao khả
năng chống thấm và chống ăn mòn, các tiết diện cần lựa chọn đơn giản, không có nhiều góc cạnh,
thay đổi hình dáng đột ngột.
c. Chọn và bố trí cốt thép
Cốt thép được chọn phải đảm bảo diện tích theo tính toán, thuận lợi thi công, đảm bảo các quy
định, yêu cầu cấu tạo.
- Cốt thép dọc trong tiết diện phải được bố trí theo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu và tối đa
đối với từng loại cấu kiện và cách đổ bê tông (toàn khối hay lắp ghép, đổ bê tông khi cấu kiện dựng
đứng hay nằm ngang v.v...).
- Khi kéo dài cốt thép từ tiết diện này đến tiết diện khác phải chú ý đến điểm dừng thi công, vừa
phải đảm bảo điều kiện chịu lực (nên nối tại tiết diện có nội lực nhỏ), vừa phải đảm bảo dễ thi
công. Phải đảm bảo các quy định về neo, uốn, nối cốt thép, khoảng cách cốt đai ở khu vực mối nối.
- Cốt thép cấu tạo: dùng để chịu những nội lực xuất hiện do sự không phù hợp giữa sơ đồ tính toán
và kết cấu thật; để chịu những tác động bất thường và những sai lệch giữa dạng tải trọng đưa vào
trong tính toán và dạng tải trọng thật; để chịu các ứng suất phức tạp (khó nắm bắt được một cách
chắc chắn, chỉ có thể được xử lý bằng kinh nghiệm hay thí nghiệm); hoặc để chịu những ứng suất
do co ngót, thay đổi nhiệt độ hoặc đề phòng lún lệch giữa các móng.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 78


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
6.6.1 Khe biến dạng
a. Khe nhiệt độ
Chiều dài kết cấu và sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì nội lực phát sinh càng lớn, có thể gây nên
vết nứt làm hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ kết cấu. Do đó, cấu tạo khe nhiệt độ để chia kết cấu thành
từng phân đoạn tách rời nhau từ mái cho đến mặt móng (phần móng chôn dưới mặt đất ít thay
đổi nhiệt độ, có thể bỏ qua sự chênh nhiệt độ). Bề rộng khe nhiệt độ thông thường từ 2 đến 3cm.
Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần xác định bằng tính toán. Theo Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-
2012, đối với kết cấu BTCT có yêu cầu chống nứt cấp 3 cho phép không cần tính toán khoảng cách
nói trên nếu chúng không vượt quá các trị số quy định trong Bảng 6.1.
Bảng 6.1. Khoảng cách lớn nhất giữa các khe nhiệt độ cho phép không cần tính toán (đơn vị: m)
Điều kiện làm việc của kết cấu
Kết cấu
Trong đất Trong nhà Ngoài trời
Khung lắp ghép 40 35 30
có bố trí thép cấu
30 25 20
Bê tông tạo
Toàn khối
không bố trí thép
20 15 10
cấu tạo
Khung nhà một tầng 72 60 48
lắp ghép nhà nhiều tầng 60 50 40
Bê tông Khung bán lắp ghép
50 40 30
cốt thép hoặc toàn khối
Kết cấu bản đặc toàn khối
40 30 25
hoặc bán lắp ghép
CHÚ THÍCH 1: Trị số trong bảng này không áp dụng cho các kết cấu chịu nhiệt độ dưới âm 40 0C.
CHÚ THÍCH 2: Đối với kết cấu nhà một tầng, được phép tăng trị số cho trong bảng lên 20 %.
CHÚ THÍCH 3: Trị số cho trong bảng này đối với nhà khung là ứng với trường hợp khung không có
hệ giằng cột hoặc khi hệ giằng đặt ở giữa khối nhiệt độ.

b. Khe lún
Công trình có thể bị lún không đều do nền đất không đồng nhất trong phạm vi móng của nó, hoặc
do tải trọng phân bố không đều trên mặt bằng. Triệt tiêu hoàn toàn các độ lún chênh lệch là rất khó
bởi các tính toán đều dựa trên những giả thiết gần đúng và những kết quả thí nghiệm đất đều gặp
những sai lệch so với thực tế. Để tránh nứt, phá hoại cục bộ, cần phải cắt công trình thành từng khối
riêng biệt từ móng cho đến mái, tức là tạo ra những khe lún để cho các khối công trình có thể lún
lệch nhỏ mà không gây ra nứt cục bộ.
Bề rộng khe lún bằng từ 2 đến 3 cm. Khe lún thường nằm ở chổ tiếp giáp giữa hai khối công trình
có chiều cao (số tầng) chênh lệch nhau, ở xung quanh khu vực chịu hoạt tải lớn so với khu vực lân
cận, ở những vị trí có sự thay đổi rõ rệt về địa tầng.
Hình 6.26a, b thể hiện khe nhiệt độ; khe lún có thể dùng phương án cột đôi có dầm consol (Hình
6.26c) hay dầm gánh (Hình 6.26d). Có thể kết hợp khe lún và khe nhiệt độ với nhau, tức là khe lún
có thể làm cả nhiệm vụ của khe co giãn (của bê tông). Nếu kết hợp khe nhiệt độ và khe lún thì có

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 79


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
thể sử dụng phương án cột đôi và dầm consol. Nếu dùng phương án dầm gánh thì một đầu của
dầm gánh phải dùng khớp trượt.
a) b) c) d)

1 1 3 4

L/5 3L/5 L/5


L
2

1 - Khe nhiệt độ; 2 - Cột đôi; 3 - Khe lún; 4 - Dầm gánh


Hình 6.26. Khe lún và khe nhiệt độ: a,b: Khe nhiệt độ; c,d: Khe lún
6.6.2 Khe kháng chấn
Phải đặt theo suốt chiều cao công trình và có thể không xuyên qua móng, trừ trường hợp kểt hợp
với khe lún. Khi mặt bằng nhà phức tạp dạng hình chữ L, T, U, H, Y... thường hay bị hư hỏng hoặc
sụp đổ khi gặp động đất mạnh, khi đó phải bố trí khe kháng chấn, để chia mặt bằng nhà thành các
khối nhà có mặt bằng đơn giản.
Bề rộng khe kháng chấn cần phải có bề rộng đủ lớn để khi dao động các phần của công trình đã
được tách ra, sao cho các phần nhà nằm cạnh nhau không va đập vào nhau khi động đất xảy ra.

Hình 6.27. Khe kháng chấn


Khi thiết kế khe kháng chấn cần xác định chuyển vị ngang lớn nhất có thể xảy ra ở hai phần nhà kế
cận nhau, xét trường hợp bất lợi nhất khi cả hai khối nhà cùng nghiêng đồng thời vào nhau, bề
rộng khe kháng chấn được xác định theo công thức: Dmin = U1 + U2 + 20 mm
với U1 và U2 là chuyển vị lớn nhất theo phương ngang của hai khối kề nhau.
Bảng 6.2. Bề rộng tối thiểu của khe kháng chấn (mm)
Cấp kháng chấn
Loại kết cấu Không kháng chấn
Kháng chấn cấp ≤7 Kháng chấn cấp 8 Kháng chấn cấp 9
(Kháng chấn cấp 6)
Khung 4H + 10 5H - 5 7H - 35 10H - 80
Khung-Vách 3,5H + 9 4,2H - 4 6H - 30 8,5H - 68
Vách 2,8H + 7 3,5H - 3 5H - 25 7H - 55

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 80


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
H (m) là độ cao của mái của đơn nguyên thấp hơn trong các đơn nguyên kề nhau.
6.6.3 Bố trí kết cấu chịu lực trên mặt bằng
a. Khái niệm
Các bản vẽ thể hiện kết cấu được phân chia thành 2 loại: các bản vẽ tổng thể và các bản vẽ chi tiết.
Mặt bằng kết cấu là loại bản vẽ tổng thể, thể hiện việc bố trí các kết cấu trên mặt bằng. Công trình
dạng nhà bê tông cốt thép có các mặt bằng kết cấu các sàn và mặt bằng kết cấu mái.
Trên mặt bằng kết cấu thể hiện rõ hệ kết cấu chịu lực chính của công trình (như hệ khung, hệ vách,
hệ lõi, dầm, sàn...), vị trí và ký hiệu các cấu kiện, thể hiện quan niệm về sự làm việc của hệ kết cấu.
b. Vai trò của mặt bằng kết cấu
- Thể hiện hệ kết cấu chịu lực đã được bố trí hợp lý, đúng nguyên lý thiết kế hay chưa.
- Lựa chọn quan niệm tính toán, xây dựng sơ đồ tính toán hệ kết cấu công trình.
- Tính toán được tải trọng công trình truyền lên các kết cấu chịu lực.
- Dùng để thống kê chủng loại, số lượng các cấu kiện, thống kê bê tông, cốt thép các cấu kiện, lập
dự toán.
- Trong giai đoạn thi công giúp xác định khối lượng thi công, phân đoạn thi công, xác định vị trí các
kết cấu để thi công.
- Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định, thử tải, quản lý chất lượng công trình.
c. Cách lập mặt bằng kết cấu
- Dựa trên mặt bằng kiến trúc và sự phân tích lựa chọn phương án kết cấu, thể hiện trên mặt bằng
công trình hệ kết cấu chịu lực. Bằng việc thể hiện đường, nét, chi tiết tô trên các kết cấu theo quy
định của vẽ kỹ thuật sẽ giúp các bên liên quan đến công việc xây dựng công trình hiểu và thực hiện
được ý đồ kết cấu.
- Đánh tên các kết cấu trên MBKC: Các kết cấu có cùng hình dáng kích thước, sơ đồ tính, tải trọng
tác dụng sẽ được đặt cùng tên. Các ký hiệu cần dễ hiểu (ví dụ: cột có thể ký hiệu C, dầm là D hoặc
B, khung là K...), số thứ tự nên đặt khoa học, dễ theo dõi (ví dụ các dầm có thể có 2 chữ số, chữ số
thứ nhất gắn với số tầng, chữ số thứ 2 phân biệt các dầm theo quy luật vị trí).
- Thể hiện các kích thước tiết diện, cao độ mặt bằng.
- Ghi chú nếu các chi tiết thể hiện chưa đủ thông tin.
Thông thường nên xuất phát từ bản vẽ mặt bằng kiến trúc, lược bỏ các chi tiết kiến trúc, các bộ
phận phi kết cấu, tường ngăn bao che, trang trí... sau đó thể hiện các bộ phận kết cấu theo phương
đứng, tô nét cắt, nét thấy cho phù hợp rồi thể hiện mạng dầm sàn phù hợp với không gian kiến
trúc và tính chất chịu lực của kết cấu.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 81


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

t ñ q u Çn ¸ o
b µn t h ê
p h ß n g THê

ph ß n g n g ñ 1

®3 ®3
t ñ q u Çn ¸ o

®3

®6 ®6
ph ß n g n g ñ 2
s2 s2

s3
wc 2 wc 3
t h « n g t Çn g

C-1 C-2 C-2 C-1

d -3

CT-1

C-3 d -4 C-4 C-4 C-3


d -2

d -2

d -1

d -5
d -2

d -1

d -7
d -6

d -4

C-3 C-4 C-4 C-3

Hình 6.28. Ví dụ về Mặt bằng kiến trúc và Mặt bằng kết cấu
6.6.4 Bố trí kết cấu chịu lực theo phương đứng
Cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà gồm có các cấu kiện dạng thanh (như: cột, dầm), các cấu kiện
dạng phẳng (như: tấm sàn, tường). Các cấu kiện này liên kết với nhau theo nhiều cách tạo nên các
hệ kết cấu trong nhà và các công trình khác. Trách nhiệm quan trọng của người thiết kế kết cấu là
lựa chọn từ nhiều phương án ra hệ kết cấu tốt nhất phù hợp với điều kiện cụ thể.
a. Nhà khung
Các cấu kiện dạng thanh (như dầm, cột liên kết với nhau) và các sàn nằm ngang tạo thành hệ kết
cấu chịu lực chính của nhà. Mặt bằng nhà bố trí lưới cột phải phù hợp với không gian kiến trúc,
công năng và thẩm mỹ của công trình. Các cột dầm về bản chất tạo thành hệ khung không gian.
Các tấm sàn liên kết với các dầm của hệ khung, cũng có thể sử dụng thêm các dầm chia nhỏ các
tấm sàn để tăng độ cứng và khả năng chịu lực.
Trường hợp đặc biệt của hệ kết cấu này là không có dầm, cột liên kết trực tiếp với các bản sàn
phẳng. Các dải bản khi này đóng vai trò như các xà ngang tương đương của hệ khung.
b. Nhà tường chống cắt (vách cứng)

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 82


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Các tường chịu lực đứng và ngang (vách cứng) và các sàn nằm ngang tạo thành hệ kết cấu chịu lực
chính của nhà. Phương và hình dạng của các vách cứng có thể đa dạng để vừa đáp ứng yêu cầu
không gian kiến trúc vừa đảm bảo khả năng chịu lực của cả hệ kết cấu nhà.
c. Nhà lõi chịu lực
Đây là một dạng đặc biệt của nhà vách cứng khi các vách cứng tạo thành lõi dạng tiết diện kín hoặc
hở. Các lõi trong nhà thường được bố trí không gian bên trong là các ống kỹ thuật, các thang máy
và thang bộ. Các lõi có thể bố trí trong hoặc ngoài trên mặt bằng. Hệ sàn phẳng liên kết các lõi với
nhau.
c. Nhà ống
Các cột thẳng với khoảng cách nhỏ cùng các dầm theo chu vi hoặc thanh xiên xung quanh nhà tạo
thành ống ngoài liên kết các sàn nằm ngang làm nên hệ kết cấu nhà. Cũng có thể kết hợp các ống
trong tạo thành hệ ống lồng trong ống.
d. Nhà sử dụng hệ kết cấu hỗn hợp
Tùy thuộc không gian kiến trúc và quy mô chiều cao nhà, các hệ kết cấu cơ bản có thể kết hợp với
nhau tạo thành hệ kết cấu hỗn hợp vừa đảm bảo công năng, vừa đáp ứng khả năng chịu các tải
trọng và tác động lên nhà:
- Hệ khung - vách.
- Hệ khung - lõi.
- Hệ khung - vách - lõi
- Hệ vách - lõi…
6.6.5 Chuyển vị ngang và độ trôi tầng
Các giá trị chuyển vị ngang đỉnh kết cấu (độ võng đỉnh nhà) cần được hạn chế bởi tỷ lệ giữa chuyển
vị ngang đỉnh kết cấu (f) và chiều cao tính toán của ngôi nhà (H).
Tiêu chuẩn TCVN 198:1997 Nhà cao tầng – Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối quy định:
- Kết cấu khung BTCT: f/H ≤ 1/500
- Kết cấu khung - vách: f/H ≤ 1/750
- Kết cấu tường BTCT: f/H ≤ 1/1000
Chuyển vị ngang giới hạn của nhà theo yêu cầu cấu tạo (đảm bảo sự nguyên vẹn của lớp chèn
khung như tường, tường ngăn, các bộ phận của cửa đi và cửa sổ) được nêu trong Bảng 6.3.
Chuyển vị ngang của nhà cần được xác định có kể đến độ nghiêng (lún không đều) của móng. Đối
với nhà cao dưới 40 m nằm trong vùng gió I đến IV thì cho phép không cần kể đến độ nghiêng của
móng do gió gây ra.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 83


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
Bảng 6.3. Chuyển vị giới hạn theo phương ngang fu theo yêu cầu cấu tạo

6.6.6 Tầng cứng và tầng mềm


a. Theo phương thẳng đứng
Tầng cứng trong nhà cao tầng thông thường được thiết kế như một hệ dầm ngang, rất cứng
(thường gọi là dầm cứng) hay tầng cứng kết nối lõi với các tường và cột ở phía ngoài (hình 6.29).
Theo đó, lõi thường được bố trí ở giữa các cột và dầm cứng phát triển ra các hướng để liên kết lõi
và cột.
Khi có tải trọng ngang tác dụng vào công trình, các cột được liên kết với tầng cứng có thể ngăn cản
góc xoay của lõi, làm giảm đáng kể chuyển vị ngang trên đỉnh của lõi so với trường hợp lõi đứng tự
do. Hệ tầng cứng trong nhà cao tầng làm tăng độ cứng của công trình so với hệ kết cấu không dùng
tầng cứng. Hệ thống này còn có tác dụng hạn chế sự khác nhau về việc co ngắn lại giữa cột ngoài
và lõi do tác động môi trường và lực dọc gây ra.
Vị trí của tầng cứng bố trí trong nhà cao tầng ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc tổng thể của tòa
nhà. Tầng cứng có thể ở giữa, trên đỉnh hoặc cả giữa và trên đỉnh. Nhà có thể có 1 tầng cứng hoặc
có nhiều tầng cứng.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 84


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 6.29. (a) Tầng cứng trong nhà cao tầng, (b) Phản ứng của công trình,
(c) Mô men trong lõi (Smith và Salim)
Nên tránh sự thay đổi đột ngột của sự phân bố độ cứng và cường độ trên chiều cao nhà. Nếu công
trình có một tầng mềm các biến dạng sẽ có khuynh hướng tập trung ở tầng đó và dễ gây ra sự sụp
đổ toàn bộ công trình. Trường hợp này thường gặp ở các nhà được thiết kế với hai chức năng: tầng
1 - hệ khung (ví dụ như các gian bán hàng hóa, siêu thị,… cần không gian rộng) còn các tầng trên –
hệ vách cứng (nhà ở, phòng làm việc…). Để tăng cường độ và độ cứng các tầng mềm, có thể tăng
kích thước các cột hoặc bố trí các vách cứng có lỗ cửa.
b. Theo phương ngang
Nếu trong cùng một tầng vừa có các cột dài lẫn cột ngắn thì lực cắt sẽ tập trung ở các cột ngắn (có
độ cứng tương đối lớn hơn). Do đó các cột ngắn sẽ bị phá hoại trước các cột dài. Điều này cũng xảy
ra tương tự ở các dầm ngắn. Trong những trường hợp này nên tách các bộ phận tự mang (ví dụ các
vách ngăn) ra khỏi kết cấu chịu lực, cũng như giảm bớt chiều cao tiết diện các cấu kiện ngắn. Đối
với các cấu kiện BTCT nếu xét thấy có khả năng bị phá hoại do ứng suất tập trung nên thiết kế với
độ dẻo lớn hơn bằng cách bố trí thêm cốt thép chéo.
6.6.7 Giảm chấn và cách chấn
- Theo mục 4.4.2.7 trong TCVN 9386-2012, khe kháng chấn được bố trí tại các công trình được
thiết kế chống động đất trong các trường hợp sau:
+ Kích thước mặt bằng vựợt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn.
+ Nhà có tầng lệch tương đối lớn.
+ Độ cứng và tải trọng của các bộ phận nhà chênh lệch nhau.
- Việc tạo khe co giãn, khe kháng chấn và khe lún cần tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các khe co giãn, khe kháng chấn và khe lún nên bố trí trùng nhau.
+ Khe phòng chống động đất nên được bố trí suốt chiều cao của nhà, nếu trong trường hợp
không cần có khe lún thì không nên cắt qua móng mà nên dùng giải pháp gia cố thêm móng tại vị
trí khe kháng chấn.
+ Khi công trình được thiết kế chống động đất thì các khe co giãn và khe lún phải tuân theo yêu
cầu của khe kháng chấn.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 85


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Chiều rộng của khe lún và khe kháng chấn cần được xem xét căn cứ vào chuyển vị của đỉnh công
trình do chuyển dịch móng sinh ra. Chiều rộng tối thiểu của khe lún và khe phòng chống động đất
được tính theo công thức: dmin= V1 + V2 + 20 (mm)
Trong đó: V1 và V2 là chuyển dịch ngang cực đại theo phương vuông góc với khe của hai bộ phận
công trình hai bên khe, và tại đỉnh của khối kề khe có chiều cao nhỏ hơn trong hai khối.
Cũng có thể tham khảo thêm công thức: dmin = 70 + 30.(H-15)/4 (mm) với H là chiều cao nhà tính
theo m.

Câu hỏi ôn tập


- Khái niệm và tác dụng của mặt bằng kết cấu? Để lập mặt bằng kết cấu cần dựa vào những
thông tin gì?
- Trình bày về các loại kết cấu chịu lực của nhà cao tầng. Hãy chọn loại kết cấu chịu lực
tương ứng cho nhà 5 tầng (cao 15m) và nhà 30 tầng (cao 100m), giải thích?
- Trình bày về khe nhiệt độ và khe lún: khái niệm, yêu cầu
- Lập mặt bằng kết cấu và chọn sơ bộ kích thước tiết diện các cấu kiện (cột, dầm, sàn) cho
mặt bằng kiến trúc sau

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 86


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
CHƯƠNG 7. MỘT SỐ HẠNG MỤC KẾT CẤU KHÁC (OTHER STRUCTURES)
7.1 Cầu thang bộ (Staircase)
7.1.1 Giới thiệu (Introduction)
a. Khái niệm chung
Cầu thang là một bộ phận kết cấu của công trình đảm bảo giao thông giữa các tầng trong điều kiện
thông thường cũng như khi có sự cố cháy nổ, hoặc báo động.
Cầu thang có kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép được sử dụng rất phổ biến trong công trình
dạng nhà so với cầu thang làm từ vật liệu gỗ, thép.
b. Các yêu cầu chung
- Vị trí cầu thang thuận lợi và đủ số lượng theo tiêu chuẩn thiết kế. Trong các nhà cao tầng, cầu
thang thường được bố trí gần khu vực thang máy.
- Bề rộng phải đảm bảo yêu cầu đi lạị và thoát hiểm. Độ dốc theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Kết cấu phải đủ khả năng chịu lực, có độ bền vững, ổn định và độ rung động cho phép.
- Có khả năng chống cháy.
- Nhiều khi cầu thang còn là một bộ phận kiến trúc làm hài hòa nội thất công trình vì vậy cầu thang
phải đảm bảo thẩm mỹ.
c. Phân loại cầu thang
Phân loại Các loại cầu thang
Theo mặt bằng - Cầu thang dốc 1 đợt, hai đợt, ba đợt
- Cầu thang xoắn ốc
Theo sơ đồ kết cấu - Cầu thang có cốn
- Cầu thang không cốn (bản chịu lực)
- Cầu thang có dầm xương cá
- Cầu thang có bậc công xon
Người thiết kế căn cứ yêu cầu của công trình và vị trí đặt cầu thang, tùy đặc điểm chịu lực và điều
kiện sử dụng, cần lựa chọn loại thích hợp và hệ kết cấu tương ứng.

Hình 7.1 Cầu thang bản dầm dốc 2 đợt và 3 đợt

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 87


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2

Hình 7.2 Cầu thang có dầm xương cá Hình 7.3 Cầu thang xoắn

7.1.2 Các bộ phận chịu lực (Structural components)


Các bộ phận chịu lực chính của cầu thang có cốn và không cốn được thể hiện trong Hình 7.4 và
Hình 7.5.

Hình 7.4. Mặt bằng cầu thang dốc 2 đợt có cốn

Hình 7.5. Mặt bằng cầu thang dốc 2 đợt không cốn
- Bề rộng vế thang nên đảm bảo tối thiểu là 800mm với công trình nhà ở gia đình, tối thiểu
1200mm với các công trình công cộng.
- Độ dốc bản thang đảm bảo yêu cầu đi lại với góc nghiêng  = 30 - 350.
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 88
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Bề rộng chiếu nghỉ  bề rộng 1 vế thang.
- Chiều cao bậc thang từ 150mm đến 200mm; chiều rộng bậc thang từ 250mm đến 300mm.
- Chiều dày bản thang hb ≥ 80mm. Bản thang kê lên tường chiều sâu tối thiểu 110mm.
- Cốn thang thường có bề rộng tiết diện 70mm đến 150mm.

Hình 7.6. Mặt cắt cấu tạo cầu thang

7.2 Bể chứa (Tank)


7.2.1 Giới thiệu (Introduction)
a. Khái niệm chung
Bể chứa bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi, không chỉ để chứa nước sinh hoạt, nước sản xuất,
nước thải mà còn chứa các nguyên liệu khác như xăng, dầu và các loại chất lỏng khác.

Hình 7.7. Bể chứa nước nửa nổi có đáy hình tròn

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 89


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
b. Phân loại
Phân loại Các loại bể chứa
Theo chức năng sử dụng + bể chứa nước sạch
+ bế chứa hóa chất
+ bể chứa dầu thô…
Theo hình dáng trên bề mặt + bể chứa chữ nhật
+ bể chứa hình tròn
Theo phương pháp thi công + bể chứa toàn khối
+ bể chứa lắp ghép
+ bể chứa bán lắp ghép
c. Vật liệu
Thân và đáy bể thường sử dụng bê tông có cấp độ bền B15 - B20, cốt thép A-III và BpI; đối với thân
của bể tròn dùng cốt thép A-IV, A-V, A-VI và Bp-II.
Dùng BTCT thường khi thể tích bể V  500m3; dùng BTCT ứng lực trước khi V > 500m3.
7.2.2 Các bộ phận chịu lực (Structural components)
Dầm mái
Nắp bể
Cột đỡ nắp bể
(mái)

Thành bể

Đáy bể

Hình 7.8. Các bộ phận chịu lực của bể chứa nước hình trụ
Tính toán bể chứa nửa nổi phải được tiến hành với các trường hợp chất tải sau:
- Bể chứa đầy chất lỏng nhưng không lấp đất;
- Bể chứa rỗng nhưng đã lấp đất xung quanh;
- Bể chứa có một phần hoặc đầy chất lỏng, được lấp đất và bị đốt nóng hoặc làm lạnh bên trong;
- Hoạt tải gió
- Tính toán đẩy nổi của bể.
Bể chứa dạng hình chữ nhật thường được sử dụng với dung tích V = 6 - 20000 m3 hoặc lớn hơn.
Các kích thước cơ bản của bể chứa chữ nhật thường gặp như trong bảng sau:
Thể tích, m3 100 250 500 1000 2000 3000 6000 10000 20000
Kích thước 6x6 6x12 12x12 12x18 18x24 24x30 36x36 48x48 66x66
mặt bằng, m
Chiều cao, m 3,6 3,6 3,6 4,8 4,8 4,8 4,8 4,8 4,8

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 90


4
6

4
6

4
6 6

2 4
6
36
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu
c) Xây dựng 2

Bản mái của bể chứa thường phẳng và tựa lên thành bể và các hang cột bên trong. Kết cấu bản mái
của bể toàn khối có các phương án: bản sàn có sườn với lưới cột 6x6m (Hình 7.9b), sàn không dầm 6 6 6 2 4 4 4 4
4 4

với lưới cột 4x4m (Hình 7.9c).


7 8

a) b)

4
6

4
6
1
6

4
4

6 6 3

2 4
6

6000 6000
2
36

d)
c)

6 6 6 2 4 4 4 4
1 5
4 4

7 8
4000 4000 4000

Hình 7.9. Bể chứa dạng chữ nhật


(a) mặt bằng bể; (b) mặt cắt với phương án mái bể có mái sườn; (c) mặt cắt với phương án mái bể
không dầm; (d) mặt cắt với phương án lắp ghép.
- Thành bể có chiều cao 4m thì chiều5dày không đổi, còn khi h > 4m thì thành bể cấu tạo có sườn.
6
- Đáy bể 1thường
4
phẳng và được thi công bằng phương pháp đổ tại chỗ.
- Nếu chiều dài
3 bể lớn thì phải cấu tạo khe biến dạng: 40-45m một khe cho thành cũng như đáy bể.
6000 6000
2

d)

1 5

4000 4000
Hình 7.10. Bố trí 4000
cốt thép đáy bể tại Bệnh viện 108

7.3 Tường chắn đất (Retaining wall)


7.3.1 Giới thiệu (Introduction)
- Tường chắn đất là tường nhằm giữ cho khu vực đất đắp hoặc đất tự nhiên ổn định theo
phương thẳng đứng (trong trường hợp không có điều kiện làm các mái dốc tự nhiên cho
các tầng đất lắp hay các lớp đất tự nhiên).
- Bê tông cốt thép là một trong những vật liệu thoả mãn tốt những yêu cầu đề ra đối với
tường chắn đất cần độ an toàn, bền vững, tính chống thấm và niên hạn sử dụng cao.
- Tường chắn BTCT được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi.

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 91


Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
- Trong một số trường hợp, còn sử dụng tường chắn bằng bê tông, bê tông đá hộc, nhưng
so với tường BTCT thì tường có chiều dày lớn, chi phí vật liệu cao, nhất là khi chiều cao
tường lớn nên thường không mang lại hiệu quả.
7.3.2 Chỉ dẫn cấu tạo (Detailing guideline)
a. Hình dáng và kích thước
Tường chắn toàn khối dạng bản: Có chiều cao H ≤ 6 m, chiều dày t ≥ 100 (Hình 7.11a)
Tường chắn toàn khối có sườn: Khoảng cách các sườn thông thường từ 2  3m. Sườn dạng bản
hoặc khung (Hình 7.11b)
Tường neo (Hình 7.11c)

Hình 7.11. Các dạng tường chắn đất


Tường chắn góc thường chỉ hợp lý với chiều cao H ≤ 4,5m, tuy loại này xây lắp đơn giản, dễ dàng.
Với loại này, bản tường và bản móng làm việc như bản cong-xon có cùng một đầu ngàm tại góc.
Phía trong bản tường và phía trên bản móng đều chịu kéo.
Tường phản áp và tường neo dùng cho chiều cao H > 4,5m. Tường phản áp dùng sườn móng để
chống lật còn tường neo dùng hệ dây căng hoặc thanh chống để chống lật. Neo có thể là BTCT
hoặc thép. Trong các tường phản áp, bản tường liên kết ngàm với bản phản áp và làm việc như
một bản dầm. Còn bản phản áp làm việc gần như bản cong-xon tiết diện thay đổi.
Các bản phản áp thường đặt cạnh nhau từ 2 đến 3m. Chiều rộng bản móng trong tường góc và
tường phản áp xác định theo tính toán nhưng không được nhỏ hơn 1/2 chiều cao bản tường.
b. Bố trí cốt thép
Đối với các loại tường chữ L, thép chịu lực
trong tường được bố trí ở phía trong như một
bản congxon, đường kính thép không nhỏ hơn
12mm.
Các thép phân bố nằm ngang đặt theo yêu cầu
cấu tạo với khoảng cách không lớn hơn
300mm và đường kính không nhỏ hơn 8mm.
Chiều dày lớp bêtông bảo vệ không nhỏ hơn
30mm.
Hình 7.12. Bố trí cốt thép trong tường chắn đất

Câu hỏi ôn tập


- Khái niệm và phân loại cầu thang. Các bộ phận chính của cầu thang
- Khái niệm và phân loại bể chứa. Các yêu cầu đối với bể chứa chất lỏng
- Khái niệm và phân loại tường chắn đất. Phạm vi áp dụng của tường chắn đất
Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 92
Trường ĐH Kiến trúc HN Môn Kết cấu Xây dựng 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TCVN 5574:2018. Thiết kế kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn quốc gia, 2018
TCVN 2737:2020. Tải trọng và Tác động - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quốc gia, 2020
Nilson, A., Darwin, D., Dolan, C. Design of Concrete Structures (14th edition). McGraw-Hill
Higher Education, 2010
Bộ môn Kết cấu Bê tông cốt thép - Gạch đá. Giáo trình môn Kết cấu Bê tông cốt thép - Gạch
đá. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Bộ môn Sức bền - Cơ kết cấu. Giáo trình môn Cơ học Kết cấu. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Bộ môn Địa kỹ thuật và Công trình ngầm. Giáo trình môn Nền móng. Trường ĐH Kiến trúc
Hà Nội

Bộ môn Kết cấu BTCT-GĐ 93

You might also like