You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm chính trị, các quan điểm khác về chính trị
 Khái niệm

Chính trị: +là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các
dân tộc và các quốc gia với vấn đề, giành, giữ, tổ chức và sử dụng
quyền lực nhà nước
+là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã
hội.
+là hoạt động thực tiễn của các giai cấp,đang phái,nhà nước
nhằm tìm kiếm khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề
ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
 Các quan điểm khác về chính trị
-Ở Hy Lạp cổ đại, người ta hiểu chính trị là công việc nhà nước,
công việc của xh
-Theo Platon: chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, là nghệ thuật
cai trị
-Theo Aristotle: chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học
kiến trúc xh
-Ở TQ cổ đại, người ta hiểu chính trị là sắp đặt, lo liệu, quản lý, xh có
kỷ cương, nề nếp
-Theo Khổng Tử: chính trị là chính đạo, chính danh
Bắt đầu từ thời kỳ cận đại, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản, chính trị đã bắt đầu gắn liền với quyền lực – quyền lực chính trị -
lợi ích
-Max Weber – nhà xh học người Đức: chính trị là khát vọng tham gia
vào quyền lực
-Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, chính trị là tìm kiếm giải pháp để
thực hiện phản đối các lợi ích
-Tôn Trung Sơn: chính trị là quản lý việc của dân chúng

2. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của chính trị HỌC


Khái niệm: + chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị
như 1 chính thể, lấy quyền lực chính trị làm phạm trù trung tâm nhằm
nhận thức và vận dụng những quy luật và tính quy luật chung nhất chi
phối sự vận động và biến đối của lĩnh vực chính trị
+ là khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị, những quy
luật chính trị của đời sống xh của con người mà trực tiếp là những quy
luật, tính quy luật hình thành, ptrien của chính trị, quyền lực chính trị
và cơ chế, phương thức sử dụng quyền lực chính trị cũng như những
hình thức tổ chức thể chế chính trị
KHÁI NIỆM MẠNG: Chính trị học là khoa học nghiên cứu lĩnh vực
chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật của đời sống chính trị- xh
cùng những thủ thuật chính trị để hiện thực hóa , những quy luật, tính
quy luật trong xh có giai cấp và đc tổ chức thành nhà nước.
Chức năng: + chức năng tổng quát
+ chức năng, nhiệm vụ cụ thể
+ chính trị học
NÀY MẠNG

Nhiệm vụ: chính trị học VN có nhiệm vụ:


+ nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
+ nghiên cứu góp phần ptrien lý luận, tổng kết thực tiễn
NÀY MẠNG
3. Trình bày tư tưởng chính trị TQ thời cổ đại
 Điều kiện kinh tế - XH
- Thời kỳ Xuân thu – Chiến Quốc, TQ chuyển sang chế độ phong kiến
– mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp (Tê, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy
và Tần)
- Chiến tranh diễn ra liên miên để tranh giành lãnh thổ. Đạo đức, trật
tự XH bị suy thoái, đảo lộn.
- Nhu cầu tìm kiếm giải pháp để lập lại trật tự - Hàng trăm học thuyết,
tư tưởng ra đời – Nho gia, Mặc gia, Pháp gia.
 Nội dung cơ bản
- Quan niệm về chính trị: Chính trị là chính đạo, là ngay thằng, làm
chính trị để dẫn dắt dân, lo cho XH thái bình, thịnh trị.
- Quyền lực nhà nước: Các trường phái đều thống nhất ở tư tưởng
thiết lập chế độ quân chủ trung ương tập quyền, toàn bộ quyền lực
thuộc về nhà Vua. Nhân dân là bề tôi, là đối tượng bị bốc lột, họ có
nghĩa vụ trung thành, phục vụ nhà vua.
- Về phương pháp cai trị: Họ đều tìm biện pháp, cách thức cai trị
sao cho có hiệu quả, đất nước cường thịnh. Theo chủ nghĩa “tôn
quân”, “trung quân ái quốc” nhấn mạnh vai trò nhà vua, đề cao thủ
thuật, mưu kế trị nước.
 Một số trường phái tiêu biểu
Nho gia: Đại diện tiêu biểu
+ Khổng Tử (551-478 TCN) người nước Lỗ - Học thuyết Nhân
(thương người) – Lễ (ứng xử) – Chính danh (danh phận – vị trí XH).
+ Mạnh Tử (372-289 TCN) người nước Lỗ - chủ trương “Đức
trị”
+ Tuân tử (315 – 230 TCN) người nước Triệu – xu hướng đề
cao pháp luật (pháp trị)
*Nhìn chung trường phái Nho gia đại diện cho tầng lớp quy tộc sa sút,
mất dần địa vị, chủ trương đức trị - nhà vua trước hết phải là tấm
gương về đạo đức, phải chăm sóc dân – “dưỡng dân, giáo hóa dân,
an dân”
*Có ảnh hưởng rất lớn đến VN

Pháp gia: đại diện tiêu biểu


+Quản Trọng (TK VI TCN) – nước Tề - chủ trương dùng pháp
luật trị nước
+Thận Đáo (370 – 290 TCN) – nước Triệu – đả kích nhân trị,
ủng hộ pháp trị
+Thân Bất Hại (410 – 337 TCN) – nước Hàn – dùng thuật trị
nước
+Thương Ưởng (TK III TCN) – nước Vệ - pháp trị - quân chủ
_ Trường phái Pháp gia đại diện cho tầng lớp thương nhân, địa chủ
đang lên, chủ trương dùng hình phạt, pháp luật để cai trị, thông qua
pháp (luật do vua ban ra) – thuật (nghệ thuật, thủ thuật cai trị) – thế
(uy thế, quyền lực của đấng quân vương)
Ảnh hưởng khá rõ rệt ở VN từ thời Lý, Trần, Lê với các bộ luật ra
đời, tuy nhiên do ảnh hưởng của Nho giáo nên ko thể tuyệt đối pháp
trị.

Mặc gia: Đại diện tiêu biểu


+ Mặc Tử (478-392 TCN) – nước Lỗ. Đại diện cho giới bình
dân, chủ trương mọi người phải yêu thương nhau, và làm lợi cho
nhau, kêu gọi bình đẳng, tất cả mọi người đều phải lao động, thực
hành tiết kiệm, chống hình thức lãng phí.
Về Xh lý tưởng: Theo tôn ti trật tự từ vua cho đến thần dân, ai ở
yên phận náy, theo khuôn phép có sẵn, ko đấu tranh, ko cải biến XH.

Đạo gia – Đại diện tiêu biểu :


+ Lão Tử (580 – 500 TCN) -nước Sở. Tư tưởng chính trị bao
trùm là : “vô vi nhi trị” – cho XH tự nhiên như vốn có, ko cần can
thiệp, ko cần dùng trí tuệ để cai trị. Trị nước phải mềm dẻo, linh hoạt,
ứng xử phù hợp với tự nhiên
-Chống giai cấp thống trị, đòi bình đẳng, khuyên con người bằng lòng
với sự nghèo khổ, ngu dốt để sống thanh thản.
-Về nhà nước lý tưởng: Nước nhỏ, ít dân, ko quan hệ với nước khác,
chống chiến tranh. Mọi người giữ bản chất tự nhiên

4. Tư tưởng chính trị Ấn Độ thời cổ đại

1.Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Thời kỳ cổ đại kéo dài từ giữa III TCN đến đầu Công nguyên.

- Sự phức tạp về dân cư (Arya từ phía bắc) - người Dravida –


bản địa. Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc

-Quốc hữu hóa ruộng đất ra đời sớm và kéo dài

-Xã hội nặng tính gia trưởng ở chế độ đẳng cấp (Brahman,
Kshastriya, Vaisya, Soudra, Pariah)

2.Nét đặc thù của tư tưởng chính trị

-Tư tưởng chính trị đi vào lý giải và thực hành những vấn đề
nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo; thừa nhận và
khẳng định hệ thống phân chia đăng cấp, bảo vệ chế độ chiếm
hữu nô lệ.

3. Các trào lưu tư tưởng chính trị:

*Đạo Bàlamon:

-Ra đời nửa đầu thiên niên kỷ I TCN.

-Hình thành tư tưởng phân chia đẳng cấp, kỳ thị dân tộc (bản địa).
Khuyên con người bằng lòng với vị trí của mình

-Ra đời trên cơ sở kinh Upanishads, quan niệm kiếp luân hồi,
theo Bàlamôn.

-Bộ luật Manu quy định rõ chế độ đẳng cấp


* Đạo Bàlamôn chi phối xã hội, bảo vệ giai cấp thống trị, thủ
tiêu đấu tranh giai cấp.

*Luận thuyết chính trị Arthasaxtra:

- Đây là cuốn sách sưu tầm những lời khuyên dành cho vua về
quản lý nhà nước (TK IV TCN).

-Khẳng định chế độ nô lệ, sự cần thiết của tôn giáo và sự phân
chia dẳng cấp. Nhấn mạnh vai trò của nhà nước và nhà vua.

-Khuyên vua có chính sách đối nội duy trì trật tự xã hội, chính
sách đối ngoại là chiến tranh chiếm đất của nước khác nhằm bảo
vệ lợi ích giai cấp thống trị.

*Phật giáo:

Ra đời TK VI TCN do hoàng tử Thích Ca Mâu Ni sáng lập.

- Chống lại giáo lý Bàlamôn, bảo vệ người nghèo. Không thừa


nhận nguồn gốc thánh

thần của đẳng cấp, đòi tự do, bình đẳng XH.

- Khuyên con người sống từ bi, hỉ sả, bác ái...

Mọi người đều được cứu vớt

- Cho rằng đời là bể khổ, kiếp luân hồi và luật nhân quả, tu hành
để giải thoát. Là giáo lý thoát ly thực tế cuộc sống, phủ định đấu
tranh giai cấp.

5. Khái niệm và phân loại quyền lực chính trị


XH nguyên thủy ko có giai cấp, ko có quyền lực chính trị
XH chiếm hữu nô lệ: tư hữu thay công hữu – giai cấp – đấu tranh giai
cấp – nhà nước xuất hiện
Giai cấp thống trị đạt được quyền lực nhà nước, đạt quyền lực trên tất
cả các mặt, bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị - Quyền lực chính
trị xuất hiện.
 Khái niệm
Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp, hay liên minh
giai cấp để thực hiện sự thống trị nên cơ sở thực hiện chức năng công
quyền, cơ bản bằng quyền lực nhà nước, là năng lực áp đặt và thực thi
các giải pháp phân bổ giá trị XH có lợi cho giai cấp mình và đảm bảo
mức độ nhất định cho sự công bằng XH.
Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ giữa các giai cấp
trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, giữa các lực
lượng XH, dân tộc, quốc gia trên trường quốc tế, tôn giáo, nội bộ giai
cấp cầm quyền.
 Phân loại:
Theo sự thay đổi trong tiến trình lịch sử xh:
+quyền lực công xã nguyên thủy
+quyền lực thần quyền
+quyền lực vương quyền
+quyền lực pháp quyền
Theo phương thức thực hiện:
+quyền lực bạo lực
+quyền lực đồng tiền
+quyền lực trí tuệ
+quyền lực quân sự
Theo các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội:
+quyền lực chính trị
+quyền lực công
+quyền lực đạo đức

6. Định nghĩa và cấu trúc hệ thống chính trị


 Định nghĩa:
-Hệ thống chính trị là 1 phạm trù quan trọng của khoa học chính trị,
bởi nó là tổng hợp những vấn đề của thực tiễn chính trị, của đời sống
chính trị
-Hệ thống chính trị tác động như 1 chỉnh thể trong việc tổ chức mối
quan hệ qua lại với những hệ thống khác: kinh tế, văn hóa, sắc tộc,
tôn giáo
-Ranh giới của hệ thống chính trị rất rộng và “động”, thay đổi qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau
“Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị
(các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và
các phong trào xh…), được xây dựng trên các quyền và các chuẩn
mực xh, phân bố theo 1 kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo
những nguyên tắc, cơ chế và quyền cụ thể, nhằm thực thi quyền lực
chính trị”

 Cấu trúc:
-hệ thống chính trị là 1 chính thể (hệ thống) gồm các thiết chế mang
tính:
+Hiến định (Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị -
xh, nhóm lợi ích, sắc tộc,…)
+Ko hiến định (phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ bầu
cử, thể chế tôn giáo…)

You might also like