You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA TÀI CHÍNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mã môn học: BAF307

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2018

BẢN MÔ TẢ MÔN HỌC


MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Dành cho Chuyên ngành Tài chính

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Môn học: Thanh toán quốc tế
2. Đối tượng: Sinh viên đại học chính quy năm 3 hoặc năm 4
3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (45 tiết), trong đó
- Lý thuyết : 2 tín chỉ
- Thảo luận và bài tập tại lớp : 1 tín chỉ
- Khác (cụ thể là) : Tự học, đọc tài liệu, bài tập cá nhân ở nhà.
4. Phân bổ thời gian:
- Trên lớp: 45 tiết
- Khác: Tự học, đọc tài liệu, làm bài tập cá nhân ở nhà chiếm tối thiểu 2 lần so với thời gian học tập
trên lớp.
5. Môn học trước:
6. Mô tả môn học:
Thanh toán quốc tế là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Tài
chính ngân hàng, chuyên ngành Tài chính. Môn học đi sâu vào những nội dung : tổng quan về hoạt động
thanh toán quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng đại lý; kiến thức thương mại quốc tế liên quan phục vụ cho hoạt
động thanh toán quốc tế như Incoterms, hợp đồng ngoại thương, chứng từ tài chính và chứng từ thương
mại; các kiến thức chuyên sâu, thực hành nghiệp vụ, nhận diện rủi ro và cách thức phòng ngừa đối với các
phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ và các phương thức thanh toán
quốc tế khác.
7. Mục tiêu và chuẩn đầu ra
7.1. Mục tiêu:
Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của chương trình được trình bày bên dưới:

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BỔ CHO MÔN HỌC 1

1
Các đề mục được sử dụng trong ngoặc vuông […] sử dụng theo đề mục của Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo 2018 đã mã
hóa
1
Mức độ theo
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3
Thang đo
[1.3]. Tài chính - [1.3.2]. Hiểu biết kiến thức chuyên
[1]. Kiến thức 2 4
ngân hàng sâu về ngân hàng và bảo hiểm.
[2]. Kỹ năng 3
[2.2]. Kỹ năng [2.2.2]. Kỹ năng giải quyết vấn đề
4
nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính

[3]. Thái độ và [3.1]. Thái độ và


[3.1.3]. Kiên trì, nghiêm túc và có
phẩm chất nghề phẩm chất nghề 3
tinh thần hợp tác trong công việc
nghiệp 4 nghiệp

Sự phù hợp của mục tiêu môn học với chuẩn đầu ra của chương trình:

Mục Mức độ theo CĐR của


Mô tả
tiêu thang đo chương trình
Diễn giải, phân tích và thực hành các kiến thức
thanh toán quốc tế chuyên sâu trong hoạt động ngân
hàng.
G1 4 [1.3.2]
Phân tích, nhận dạng và kiểm soát rủi ro trong hoạt
động thanh toán quốc tế và rủi ro của các bên tham
gia vào các phương thức thanh toán quốc tế.
Giải quyết thuần thục các kỹ năng chuyên môn
G2 4 [2.2.2]
thuộc lĩnh vực thanh toán quốc tế
Chứng minh tính kiên trì, nghiêm túc và có tinh
G3 thần hợp tác trong công việc. 3 [3.1.3]

7.2. Chuẩn đầu ra của môn học

Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra


Miêu tả
của môn học của chương trình
Phân tích rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
G1.1 [1.3.2]
Diễn giải về nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Diễn giải về Incoterms và hợp đồng ngoại thương
G1.2; G2

2
Theo thang đo Bloom (2001)
3
Thang đo Dave (1975)
4
Thang đo Krathwohl (1973)
2
Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về Incoterms [1.3.2];
và hợp đồng ngoại thương vào các tình huống cụ thể. [2.2.2]
Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và soan thảo hợp
đồng ngoại thương
Diễn giải về các loại chứng từ tài chính.
Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về chứng từ tài
[1.3.2];
G1.3; G2 chính vào các tình huống cụ thể.
[2.2.2]
- Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và lập các chứng từ tài
chính, đặc biệt là hối phiếu.
- Diễn giải về chứng từ thương mại.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về chứng từ
thương mại vào các tình huống cụ thể. [1.3.2];
G1.4; G2
- Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và lập các chứng từ thương [2.2.2]
mại quan trọng như chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hóa
đơn thương mại.
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào các phương thức
thanh toán quốc tế chuyển tiền, CAD.
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro
phù hợp cho tình huống thanh toán quốc tế chuyển tiền, CAD
cụ thể.
[1.3.2];
G1.5; G2 - Diễn giải toàn bộ quy trình của các phương thức thanh toán
[2.2.2]
quốc tế chuyển tiền trả trước, trả sau và CAD.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về thanh toán
chuyển tiền, CAD vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của điện chuyển tiền
trong phương thức thanh toán chuyển tiền.
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào phương thức thanh
toán quốc tế nhờ thu.
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro
phù hợp cho tình huống thanh toán nhờ thu cụ thể.
- Diễn giải toàn bộ quy trình của phương thức thanh toán quốc [1.3.2];
G1.6; G2
tế nhờ thu. [2.2.2]
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về thanh toán
nhờ thu vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của chỉ thị nhờ thu trong
phương thức thanh toán nhờ thu.
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào phương thức thanh
G1.7; G2
toán tín dụng chứng từ.

3
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro
phù hợp cho tình huống thanh toán tín dụng chứng từ cụ thể.
- Diễn giải toàn bộ quy trình của phương thức tín dụng chứng [1.3.2];
từ. [2.2.2]
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về phương
thức tín dụng chứng từ vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của L/C trong phương
thức tín dụng chứng từ.

8. Đánh giá môn học:


8.1. Kiểm tra và đánh giá trình độ
Chuẩn đầu ra Mức độ thành thạo được đánh giá bởi
[1.3.2]. Hiểu biết kiến thức chuyên sâu về ngân Bài tập cá nhân tại lớp, kiểm tra giữa kỳ và
hàng và bảo hiểm. kiểm tra cuối kỳ.
[2.2.2]. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh Bài tập cá nhân tại lớp, kiểm tra giữa kỳ và
vực tài chính kiểm tra cuối kỳ.
[3.1.3]. Kiên trì, nghiêm túc và có tinh thần hợp Ghi nhận thái độ thông qua bài tập cá nhân tại
tác trong quá trình tham gia học phần lớp, thảo luận cá nhân tại lớp.

8.2. Cách tính điểm môn học: Trên thang điểm từ 1-10
Nội dung tính điểm Trọng số
Bài tập cá nhân tại lớp 10%
Ghi nhận thái độ qua bài tập cá nhân,
10%
thảo luận cá nhân tại lớp
Kiểm tra giữa kỳ 20%
Kiểm tra cuối kỳ 60%
Tổng cộng 100%

Phương pháp đánh giá:


 Bài tập cá nhân
- Tổ chức: Làm bài tập cá nhân tại lớp trong mỗi buổi học, bao gồm 7 bài tập cá nhân do có 9 buổi
học nhưng trừ hai buổi là buổi kiểm tra giữa kỳ và buổi cuối cùng công bố điểm giữa kỳ.
- Nội dung: Bài tập cá nhân dùng để đánh giá sự thành thạo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn
thanh toán quốc tế, bao gồm các chuẩn đầu ra G1 (từ G1.1 đến G1.7) và G2. Bài tập cá nhân tại lớp được
thực hiện trong mỗi buổi học và theo nội dung mỗi buổi học.
- Hướng dẫn đánh giá: mỗi bài tập cá nhân theo thang điểm 10 và có mức điểm rõ ràng cho từng câu
hỏi của bài tập. Điểm của bài tập cá nhân chính là điểm trung bình của tổng điểm 7 bài tập cá nhân chia
cho 7.
4
 Ghi nhận thái độ
- Tổ chức: Giảng viên lập danh sách sinh viên nhằm theo dõi và chứng minh thái độ kiên trì, nghiêm
túc và tinh thần hợp tác của sinh viên trong quá trình học tập học phần Thanh toán quốc tế.
- Nội dung: đánh giá thái độ kiên trì, nghiêm túc của sinh viên thông qua bài tập cá nhân tại lớp và
tinh thần hợp tác trong quá trình học của sinh viên thông qua sự tham gia thảo luận cá nhân trong giờ học
lý thuyết và sửa bài tập.
- Hướng dẫn đánh giá
Điểm
Tiêu chí Trọng số
0-4 5-6 7-8 9 - 10
Tính kiên trì 25% Không hoặc rất ít Tham gia ở mức Tham gia tương Tham gia đầy đủ
tham gia các bài trung bình các bài đối đầy đủ các các bài tập cá
tập cá nhân tại tập cá nhân tại bài tập cá nhân nhân tại lớp
lớp lớp tại lớp
Tính nghiêm 25% Không hoặc rất ít Làm đúng ở mức Làm đúng tương Làm đúng tất cả
túc lần làm đúng các trung bình các bài đối đầy đủ các các bài tập cá
bài tập cá nhân tập cá nhân tại bài tập cá nhân nhân tại lớp
tại lớp lớp tại lớp
Tinh thần 50% Không phát biểu Phát biểu ý kiến 1 Phát biểu ý kiến 2 Phát biểu ý kiến
hợp tác trong ý kiến lần lần từ 3 lần
quá trình Không sẵn sàng Chưa thực sự sẵn Trả lời tương đối Trả lời đầy đủ
tham gia học trả lời các câu sàng trả lời câu đầy đủ câu câu hỏi/bài tập
phần hỏi/bài tập khi hỏi/bài tập khi hỏi/bài tập khi khi được yêu cầu
được yêu cầu được yêu cầu được yêu cầu
(Chú thích: Bảng này dùng để đánh giá riêng cho mỗi cá nhân)
 Kiểm tra giữa kỳ
- Tổ chức: thực hiện vào buổi học thứ 6 sau khi học xong 5 chương đầu tiên của môn học.
- Hình thức: làm bài kiểm tra cá nhân, có hai đề thi, mỗi đề thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, 2 câu
hỏi tự luận và 1 bài tập xử lý tình huống. Các câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án lựa chọn và chỉ có một
phương án đúng. Thời gian kiểm tra là 45 phút.
- Nội dung kiểm tra: Bài kiểm tra giữa kỳ dùng để đánh giá sự thành thạo về kiến thức và kỹ năng
chuyên môn thanh toán quốc tế, bao gồm các chuẩn đầu ra G1 (từ G1.1 đến G1.5) và G2. Nội dung kiểm
tra bao quát các chương tổng quan về thanh toán quốc tế, Incoterms và hợp đồng ngoại thương, chứng từ
tài chính, chứng từ thương mại, phương thức thanh toán chuyển tiền và CAD.
- Tổ chức đánh giá: Giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm chấm bài kiểm tra. Điểm kiểm tra bao
gồm: (i) Phần trắc nghiệm: 2,5/10 điểm (mỗi câu trắc nghiệm là 0.25 điểm), (ii) Phần câu hỏi tự luận:
2,5/10 điểm, (iii) Phần bài tập xử lý tình huống: 5/10 điểm. Tổng cộng 10 điểm.
 Kiểm tra cuối kỳ
- Tổ chức: theo lịch thi do Phòng Đào tạo công bố vào đầu học kỳ.

5
- Hình thức: Đề thi được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi thi, mỗi ca có 2 đề. Mỗi đề thi gồm
24 câu hỏi trắc nghiệm và 1 bài tập xử lý tình huống. Các câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án lựa chọn và
chỉ có một phương án đúng. Thời gian thi là 75 phút.
- Nội dung: Bài kiểm tra cuối kỳ dùng để đánh giá sự thành thạo về kiến thức và kỹ năng chuyên
môn thanh toán quốc tế, bao gồm các chuẩn đầu ra G1 (từ G1.1 đến G1.7) và G2. Nội dung kiểm tra bao
quát toàn bộ chương trình môn học gồm các chương tổng quan về thanh toán quốc tế, Incoterms và hợp
đồng ngoại thương, chứng từ tài chính, chứng từ thương mại, phương thức thanh toán chuyển tiền và CAD,
phương thức thanh toán nhờ thu và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Tổ chức đánh giá: Được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên có tham gia giảng dạy môn Thanh
toán quốc tế. Điểm bài thi được chấm theo đáp án Ngân hàng câu hỏi thi, theo đó: (i) phần trắc nghiệm:
6/10 điểm (mỗi câu trắc nghiệm là 0.25 điểm (ii) phần bài tập xử lý tình huống: 4/10 điểm. Tổng cộng 10
điểm. Parem điểm thành phần quy định chi tiết điểm cho từng ý mỗi câu trong đáp án.
9. Phương pháp dạy và học:
- Phương pháp “Người học là trung tâm” sẽ được sử dụng trong môn học để giúp sinh viên tham gia
tích cực. Theo đó, kết quả học tập mong đợi dự kiến đạt được thông qua các phương pháp dạy và học: 70%
giảng dạy về lý thuyết, 10% thảo luận cá nhân các nội dung học, 20% làm bài tập cá nhân.
- Đối với giảng dạy lý thuyết: giảng viên giải thích các khái niệm, đặc điểm, tính chất, quy trình,
đồng thời giảng viên nêu các vấn đề quan trọng, trả lời các câu hỏi của sinh viên và tóm tắt bài học.
- Đối với thảo luận cá nhân: Sinh viên cần lắng nghe và ghi chép đồng thời được khuyến khích nêu
lên các câu hỏi, giải quyết các vấn đề và thảo luận cá nhân để hiểu các chủ đề được đề cập.
- Đối với bài tập cá nhân: giảng viên giao các bài tập cá nhân cho sinh viên thực hiện tại lớp nhằm
đánh giá kiến thức và khả năng chuyên môn thanh toán quốc tế. Ngay sau khi sinh viên làm bài xong và
nộp bài, giảng viên sẽ giải đáp các thắc mắc của sinh viên về bài tập đã cho.
10. Yêu cầu môn học:
- Quy định về giờ giấc, chuyên cần, kỷ luật: tham gia đầy đủ các buổi học, đến lớp đúng giờ, có ý
thức và thái độ nghiêm túc trong học tập. Người học phải đọc trước các phần lý thuyết trong giáo trình và
đọc thêm những nội dung theo yêu cầu của giảng viên.
- Quy định liên quan đến các sự cố trong bài thi, bài tập: Theo quy định của Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM.
- Quy định sử dụng phương tiện học tập: máy tính cá nhân, giáo trình và các tài liệu tham khảo phục
vụ quá trình học tập.
11. Tài liệu môn học:
- Tài liệu chính:
Lê Phan Thị Diệu Thảo (chủ biên), Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Phước Kinh Kha và Vũ Thị Hải Minh
(2013), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Phương Đông (Người học có thể mua tại Thư viện Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM).
- Tài liệu tham khảo

6
Lê Phan Thị Diệu Thảo (chủ biên), Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Phước Kinh Kha, Vũ Thị Hải Minh,
Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thiên Kim và Nguyễn Thị Huyền Trang (2010), Thực hành nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, NXB Phương Đông (Người học có thể tham khảo tại Thư viện Trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM).
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống Kê (Người
học có thể tham khảo tại Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM).
Các văn bản luật cần tham khảo:
- Luật hối phiếu và lệnh phiếu thống nhất – ULB 1930 và Luật séc thống nhất – ULC 1931
- Công Ước Viên 1980
- Incoterms 2010 (The International Commercial Terms), URC522, UCP600, ISBP745, URR725 do
ICC phát hành.
- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam (2005) và phần sửa đổi bổ sung (2013)
- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (2005)
(Người học có thể tham khảo tại Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tra cứu trên mạng
hoặc giảng viên cung cấp).

B. NỘI DUNG MÔN HỌC


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Phân tích rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
- Diễn giải về nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Nội dung chi tiết:
1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vai trò
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1 Cơ sở pháp lý quốc tế
1.2.2 Cơ sở pháp lý quốc gia
1.3. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
1.3.1 Khái niệm và vai trò
1.3.2 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
1.4. Rủi ro trong thanh toán quốc tế
1.4.1 Rủi ro quốc gia
1.4.2 Rủi ro ngoại hối
1.4.3 Rủi ro khác
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Kết quả học tập mong đợi:

7
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Diễn giải về Incoterms và hợp đồng ngoại thương
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về Incoterms và hợp đồng ngoại thương vào các
tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và soan thảo hợp đồng ngoại thương
Nội dung chi tiết:
2.1. Điều kiện thương mại quốc tế
2.1.1. Giới thiệu về Incoterms
2.1.2. Nội dung Incoterms 2010
2.1.3. Những vấn đề cần lưu ý
2.2. Hợp đồng ngoại thương
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức
2.2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.3. Nội dung hợp đồng ngoại thương
CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Diễn giải về các loại chứng từ tài chính.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về chứng từ tài chính vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và lập các chứng từ tài chính, đặc biệt là hối phiếu.
Nội dung chi tiết:
3.1. Hối phiếu.
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Tính chất của hối phiếu
3.1.3. Chức năng của hối phiếu
3.1.4. Nội dung của hối phiếu
3.1.5. Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu.
3.1.6. Phân loại hối phiếu
3.2. Lệnh phiếu
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Nội dung của lệnh phiếu
3.3. Séc
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. Nội dung của séc
CHƯƠNG 4: CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Diễn giải về chứng từ thương mại.

8
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về chứng từ thương mại vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu, kiểm tra tính chính xác và lập các chứng từ thương mại quan trọng như chứng từ vận tải,
chứng từ bảo hiểm, hóa đơn thương mại.
Nội dung chi tiết:
4.1. Chứng từ vận tải
4.1.1. Chứng từ vận tải đường biển
4.1.2. Chứng từ vận tải đường hàng không
4.1.3. Chứng từ vận tải đa phương thức
4.1.4. Chứng từ vận tải khác
4.2. Chứng từ bảo hiểm
4.2.1. Khái niệm, chức năng, phân loại
4.2.2. Nội dung
4.2.3. Những vấn đề cần lưu ý
4.3. Chứng từ hàng hóa
4.3.1. Hóa đơn thương mại
4.3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ
4.3.3. Phiếu đóng gói hàng hóa
4.3.4. Các chứng từ khác
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào các phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, CAD.
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro phù hợp cho tình huống thanh toán quốc
tế chuyển tiền, CAD cụ thể.
- Diễn giải toàn bộ quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền trả trước, trả sau
và CAD.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về thanh toán chuyển tiền, CAD vào các tình huống
cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của điện chuyển tiền trong phương thức thanh toán chuyển
tiền.
Nội dung chi tiết:
5.1. Khái niệm, các bên tham gia
5.2. Quy trình nghiệp vụ
5.3. Các hình thức chuyển tiền
5.4. Nghiệp vụ chuyển tiền
5.4.1 Nghiệp vụ chuyển tiền đi
5.4.2 Nghiệp vụ chuyển tiền đến
5.5. Vận dụng nghiệp vụ chuyển tiền vào các phương thức thanh toán

9
5.5.1. Phương thức thanh toán ứng trước
5.5.2. Phương thức thanh toán ghi sổ
5.5.3. Phương thức thanh toán CAD
5.6. Những vấn đề cần lưu ý
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu.
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro phù hợp cho tình huống thanh toán nhờ
thu cụ thể.
- Diễn giải toàn bộ quy trình của phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về thanh toán nhờ thu vào các tình huống cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của chỉ thị nhờ thu trong phương thức thanh toán nhờ thu.
Nội dung chi tiết:
6.1. Khái niệm
6.1.1 Khái niệm
6.1.2. Các bên tham gia
6.1.3. Cơ sở pháp lý
6.2. Phân loại và quy trình nhờ thu
6.2.1. Nhờ thu trơn
6.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ
6.3. Chỉ thi nhờ thu
6.4. Nghiệp vụ nhờ thu
6.4.1. Nghiệp vụ nhờ thu đi
6.4.2. Nghiệp vụ nhờ thu đến
6.5. Những vấn đề cần lưu ý
CHƯƠNG 7: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Kết quả học tập mong đợi:
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Phân tích rủi ro của các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Nhận diện rủi ro và lựa chọn cách thức phòng ngừa rủi ro phù hợp cho tình huống thanh toán tín
dụng chứng từ cụ thể.
- Diễn giải toàn bộ quy trình của phương thức tín dụng chứng từ.
- Liên hệ và thực hành các kiến thức chuyên sâu về phương thức tín dụng chứng từ vào các tình
huống cụ thể.
- Đọc hiểu và kiểm tra tính chính xác của L/C trong phương thức tín dụng chứng từ.
Nội dung chi tiết:
7.1. Khái niệm

10
7.1.1 Khái niệm
7.1.2.Các bên tham gia
7.1.3.Cơ sở pháp lý
7.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
7.3. Thư tín dụng
7.3.1. Khái niệm
7.3.2. Tính chất thư tín dụng
7.3.3. Nội dung thư tín dụng
7.3.4. Phân loại thư tín dụng
7.4. Nghiệp vụ tín dụng chứng từ
7.4.1. Nghiệp vụ tín dụng chứng từ hàng nhập
7.4.2. Nghiệp vụ tín dụng chứng từ hàng xuất
7.5. Các loại thư tín dụng đặc biệt
7.5.1 Thư tín dụng chuyển nhượng
7.5.2 Thư tín dụng giáp lưng
7.5.3 Thư tín dụng tuần hoàn
7.5.4 Thư tín dụng dự phòng
7.5.5 Thư tín dụng điều khoản đỏ
7.5.6 Thư tín dụng đối ứng
7.6. Những vấn đề cần lưu ý

TRƯỞNG BỘ MÔN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NGƯỜI BIÊN SOẠN

(Đã ký) (Đã ký)

TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC THS. TRẦN VƯƠNG THỊNH

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG KHOA


(Quản lý môn học) (Quản lý chuyên ngành)

(Đã ký) (Đã ký)

TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC TS. LÊ THẨM DƯƠNG

11

You might also like