You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA DU LỊCH HỌC
----------

HỌC PHẦN: ĐỊA LÝ DU LỊCH

Đề tài: Tìm hiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Long

Mã học phần: TOU2002

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG................................................................................................................... 4
I. Khái quát chung về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...................................................4
II. Tài nguyên tự nhiên....................................................................................................4
1. Địa hình...................................................................................................................4
1.2. Địa hình biển và đảo.............................................................................................5
1.3. Các loại địa hình khác..........................................................................................5
2. Khí hậu.................................................................................................................... 6
3. Nguồn nước, bùn khoáng........................................................................................6
4. Sinh vật.................................................................................................................... 7
4.1. Hệ động, thực vật.................................................................................................7
4.2. Hệ sinh thái rừng..................................................................................................7
5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên................................................................................7
6. Nhận xét..................................................................................................................8
III. Tài nguyên văn hóa...................................................................................................8
1. Các di tích văn hóa- lịch sử.....................................................................................8
2. Lễ hội......................................................................................................................9
3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học............................................................10
4. Làng nghề thủ công truyền thống và ẩm thực........................................................10
4.1. Làng nghề thủ công............................................................................................10
4.2. Ẩm thực..............................................................................................................11
5. Các tài nguyên nhân văn khác...............................................................................12
6. Đánh giá................................................................................................................12
IV. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................................12
1. Đường bộ...............................................................................................................13
2. Đường hàng không................................................................................................13
3. Giao thông vận tải biển, sông nước.......................................................................14
4. Đường sắt..............................................................................................................14

2
5. Khả năng tiếp cận..................................................................................................14
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.................................................................................15
1. Cơ sở lưu trú..........................................................................................................15
2. Cơ sở ăn uống:.......................................................................................................15
3. Dịch vụ biển, vui chơi giải trí:...............................................................................16
VI, Các điểm/ khu du lịch.............................................................................................17
1. Thành phố Nha Trang............................................................................................17
2. Vân Phong- Đại Lãnh............................................................................................19
3. Cam Ranh..............................................................................................................20
4. Mũi Né..................................................................................................................21
5. Bảo tàng Quang Trung..........................................................................................23
6. Đà Nẵng.................................................................................................................24
VII, Các sản phẩm du lịch chủ yếu...............................................................................26
1. Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo................................................................................26
2. Du lịch thể thao biển, đảo......................................................................................27
3. Du lịch di sản và đặc trưng văn hóa khu vực.........................................................27
4. Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe........................................27
5. Du lịch đô thị, du lịch MICE.................................................................................28
C. KẾT LUẬN................................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................30

3
A. MỞ ĐẦU
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở
thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.
Du lịch được coi như một ngành công nghiệp - công nghiệp du lịch. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của
quốc gia. Ngành du lịch Việt Nam vẫn nổi tiếng với các vùng du lịch, mỗi vùng lại có
những nét hấp dẫn, thu hút rất riêng, rất độc đáo. Là một trong bảy vùng du lịch, Duyên
hải Nam Trung Bộ cũng mang trong mình những tiềm năng du lịch hết sức to lớn, với
trọng tâm là du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển - đảo gắn với những nét văn hóa độc đáo
của các cộng đồng dân cư, những di tích lịch sử xuyên suốt quá trình mở nước và dựng
nước.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở phía Nam và tiếp giáp Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Đây chính là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan. Đặc biệt,
Duyên hải Nam Trung Bộ còn nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam
Bộ, cửa đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.
Duyên hải Nam Trung Bộ chia làm 8 tỉnh thành, trong đó có 7 tỉnh và 1 thành phố:
Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận
và Bình Thuận. Tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh Nam Trung Bộ hơn 45.000 km²
(tỷ lệ 13,6% so với tổng diện tích cả nước), dân số trên 10 triệu dân (tỷ lệ 10,7% so với
tổng dân số cả nước), mật độ dân số bình quân chiếm 230 người/km².
II. Tài nguyên tự nhiên
1. Địa hình
Duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình rất đa dạng với đủ loại địa hình như núi cao,
đồi, đồng bằng và dải cồn cát ven biển, các bãi biển. Sự phong phú của các dạng địa hình
đã tăng thêm giá trị thẩm mỹ của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Đây là điều kiện hết sức
thuận lợi để ngành du lịch các tỉnh trong khu vực phát triển.
1.1. Địa hình miền núi

4
Địa hình miền núi của Trường Sơn Nam thuộc khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam –
Quảng Ngãi, miền núi Trường Sơn Bắc thuộc Thừa Thiên – Huế cheo leo, hiểm trở và bị
chia cắt mạnh nhưng có ý nghĩa lớn với hoạt động du lịch, đặc biệt là các loại hình du
lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Miền núi thuộc khu vực này
được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo, chạy theo hướng Tây - Đông với các
ngọn núi tiêu biểu như A Tuất (2.500m), núi Mọng (1.707m), Bà Nà (1.468m). Phía nam
của những ngọn núi, địa hình lại hạ thấp dần về phía thung lũng sông Thu Bồn, sông
Bung, độ cao trung bình chỉ còn 800m, tạo điều kiện thông thương với các cao nguyên
bên Lào. Ngoài ra, địa hình núi sót Ngũ Hành Sơn nằm ngay trong đồng bằng Đà Nẵng –
Quảng Nam với những ngọn núi cấu tạo bằng đá hoa cương đã trở thành một trong những
thắng cảnh đẹp nhất vùng. Có đầy đủ núi, dổi, cao nguyên, đồng bằng và ven biển, là thể
mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau,
1.2. Địa hình biển và đảo.
Các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển, có nhiều đầm phá, tập trung
nhiều ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái,
nghỉ mát, tham quan. Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, lại có nhiều bãi cát mịn, nhiều
nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên những vũng vịnh kín gió, thuận lợi cho việc hình
thành các bãi biển đẹp. Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, gần các độ thị,
điểm dân cư, nhiều danh thẳng, công trình văn hóa nổi tiếng thuận lợi cho việc khai thác
phục vụ du lịch, có nhiều bãi tắm vào loại đẹp nhất nước ta như Non Nước (Đà Nẵng), Sa
Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Binh Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Đại Lãnh, Vân
Phong, Nha Trang, Dốc Lết, Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận),
Mũi Né (Bình Thuận).
Ở ven biển có nhiều đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như Cù Lao Chàm (Quảng
Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)... Ngoài ra còn có hàng loạt đảo xa bờ với ý nghĩa kinh tế,
quốc phòng và cả du lịch trong tương lai như quần đảo Hoàng Sa
1.3. Các loại địa hình khác.
Các đụn cát ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng là một tài nguyên du lịch biển hấp dẫn,
các đồi cát nhiều màu sắc và bề mặt “cao nguyên cát đỡ" là điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch thể thao (đua xe, bỏng đá, bóng chuyền,... ) trên các đụn, cồn cát cố định. 
Ghểnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên. Khu
ghềnh sở hữu loại địa hình cực kì độc đáo, trên thế giới hiện nay, Scotland là nơi thứ hai
có một địa điểm giống như ghềnh Đá Đĩa của Việt Nam, có tên gọi là Giant’s Causeway
(Con Đường của những người khổng lồ), đã được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới vào năm 1986. Khu ghềnh lấn biển với những khối đã mặt hình lục giác,

5
gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lỗ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc
với màu đen bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung
nham xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, thể vững chắc với
màu đen bóng. Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham
xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di
ứng lực nên toàn bộ khỏi nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm
nay.
2. Khí hậu
Nằm ở phía Đông Trường Sơn và cao nguyên Tây Nguyên, khí hậu Duyên hải Nam
Trung Bộ mang sắc thái xích đạo. Tổng lượng nhiệt trong năm lớn, từ 2500 đến 3000 giờ
nắng/năm, theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, năm 2014, Ninh
Thuận là địa phương tổng số giờ nắng lớn nhất cả nước với giá trị là 2.965 giờ. Nhiệt độ
trung bình năm toàn vùng là 27 độ, biên độ nhiệt thấp. Lượng mưa tương đối thấp, trung
bình khoảng 1200 mm, giảm dần từ tây sang đông, từ bắc vào nam. Ninh Thuận là tỉnh có
lượng mưa thấp nhất, tổng lượng mưa cả năm 2014 thấp nhất cả nước với giá trị là 509
mm. Mùa mưa đến chậm, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung vào tháng 9 đến
tháng 11. Vào thời gian này, thời tiết ở tiểu vùng chịu ảnh hưởng nhiều của gió phơn Tây
Nam và các trận bão lớn. Nhìn chung, số giờ nắng cao, nhiệt độ trung bình cao, không có
thời tiết lạnh, mưa đến muộn hơn, không rơi vào “mùa hè” của các tỉnh phía Bắc nên khí
hậu ở đây có thể được coi là tài nguyên du lịch phù hợp với các hoạt động du lịch biển
như tắm biển, khám phá biển đảo...
3. Nguồn nước, bùn khoáng
Một trong những loại tài nguyên du lịch tự nhiên cũng được ngành du lịch tiểu vùng
khai thác khá hiệu quả là tài nguyên nước và bùn khoáng. Trong tương lai, các điểm nước
khoáng, bùn khoáng này sẽ cung cấp những sản phẩm du lịch có giá trị không nhỏ vào
thu nhập du lịch tiểu vùng.
Hệ thống sông hồ làm phong phú thêm tài nguyên du lịch trong vùng, đặc biệt là
sông Thu Bổn (Quảng Nam), sông Hàn (Đà Nẵng), hồ Phú Ninh (Quảng Nam); cùng với
cảnh đẹp hai bên bờ, dòng nước trong xanh hiền hòa tạo điều kiện hình thành tuyến du
lịch trên sông nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn,...
Các tỉnh có tiềm năng nước khoáng, nước nóng đa dạng và phong phú, có ý nghĩa đối
với du lịch để phát triển hoạt động nghĩ dưỡng và chữa bệnh. Tiêu biểu là các điểm
khoáng Tháp Bà, khu du lịch Trăm Trứng (Khánh Hòa), Phước Nhơn (Đà Nẵng), Tây
Viên (Quảng Nam), Thạch Bích, Thạch Trụ, Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi), Hội Vân (Bình

6
Định); Phú Sen, Trà ô , Lạc Sanh (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh, Đảnh Thạnh (Khánh
Hòa); Tân Mỹ Á (Ninh Thuận);Vĩnh Hảo, DaKai (Bình Thuận)...
4. Sinh vật

4.1. Hệ động, thực vật

Hệ sinh thái với những loài động thực vật đa dạng cũng tạo nên sức hút cho vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ. Trước tiên phải kể đến là nguồn hải sản phong phú, vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt thủy sản của cả nước với
các ngư trường lớn Ninh Thuận, Bình Thuận, có những loài hải sản như tôm, tôm hùm,
cả mủ, ngọc trai...
Bên cạnh đó, còn nhiều loài động vật lớn với chủng loại đa dạng, thủ với nhiều loài
như: hổ, báo, gấu, bỏ rừng, sơn dương, sóc chân văn ngũ sắc, khi đuôi dài, trăn gấm...,
chim có các loài đại diện như: công, đại bằng đất, gà lõi, bìm bịp, đặc biệt chim yến cho
sản phẩm có giá trị cao, nổi tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài
đặc hữu quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam như: chà và chân đen, gà tiền mặt đỏ,
ếch cây trung bố (Vườn quốc gia Núi Chúa), bò tót, ba ba gai (Vườn quốc gia Phước
Binh). Đồng thời, rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun có tầm quan trọng mang tính
quốc tế và đa dạng sinh học thuộc loài cao nhất ở Việt Nam.
Trong tiểu vùng này có 2 Vườn quốc gia có những giá trị sinh học khá đặc thù, rất
hấp dẫn khách du lịch là Vườn Quốc gia Phước Bình và Vườn Quốc gia Núi Chúa. Trong
đó, riêng Vườn Quốc gia phước bình có tới 1225 loài động vật và 327 loài thực vật quý
hiếm.
4.2. Hệ sinh thái rừng.
Các hệ sinh thái điển hình ở vùng này là rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt
đới, rừng thưa cây họ dầu, rừng lá kim, rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt
đới,...
5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên
Vùng duyên hải Nam Trung bộ  với chiều dài bờ biển kéo dài được thiên nhiên ưu ái
ban tặng nhiều bờ biển, hòn đảo đẹp nổi tiếng trong nước và quốc tế cùng với những giá
trị đa dạng, đặc sắc về cảnh quan với bãi tắm đẹp, khung cảnh hấp dẫn, nên thơ thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước như: Xuân Thiều, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Cửa
Đại, Tam Thanh (Quảng Nam); Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi); Quy Nhơn, Hoàng
Hậu (Bình Định); Tuy Hòa, Bãi Môn – Mũi Điện (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh
(Khánh Hòa)…. 

7
Bên cạnh đó, nhiều cảnh sắc thiên nhiên, những thắng tích do thiên tạo nổi tiếng như:
Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng); Cù Lao Chàm, Hồ Phú Ninh, Suối
Tiên, mõm Bàn Than (Quảng Nam); Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn, Lý Sơn (Quảng
Ngãi); Bán đảo Phương Mai, Bãi tắm Hoàng Hậu, Suối Tiên, Hầm Hô thắng cảnh, Hồ
Núi Một, Động Cườm (Bình Định); Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài,   Gành Đá Đĩa, Bãi
Bàng, Bãi Gốc, Bãi Môn – Mũi Điện và Vũng Rô (Phú Yên); Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Đại
Lãnh (Khánh Hòa)…kết hợp với các yếu tố đặc trưng  của  hệ sinh thái biển và đảo ven
bờ để phát triển các hoạt động du lịch đa dạng và độc đáo cũng là một trong những thế
mạnh riêng có của Vùng
6. Nhận xét.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ với những tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong
phú, đa dạng đã hình thành các cảnh quan đẹp, các danh thắng du lịch nổi tiếng không chỉ
ở trong nước mà ở cả bình diện quốc tế. Có thể nói tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở
tạo phong cảnh đẹp cũng như các nguồn lực hấp dẫn khách du lịch. Điều này tạo điều
kiện cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như
du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng,...và du lịch MICE cũng như góp
phần xây dựng nên những sản phẩm du lịch độc đáo mà chỉ vùng duyên hải Nam Trung
Bộ mới có. Tuy nhiên việc tổ chức quản lí, sử dụng, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên ở
tiểu vùng du lịch này còn hạn chế, thiếu sự phối hợp đồng bộ, khoa học, chặt chẽ giữa các
cơ quan, ban, ngành và cộng đồng địa phương. Các phương án, chiến lược sử dụng, bảo
vệ tài nguyên chưa thực sự có hiệu quả. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở đây đang ngày
càng bị suy giảm, cạn kiệt. Do đó cần phải sử dụng, khai thác và tôn tạo tài nguyên du
lịch tự nhiên một cách tiết kiệm, bền vững để đáp ứng được nhu cầu du lịch cho cả thế hệ
hiện tại và thế hệ tương lai.
III. Tài nguyên văn hóa
1. Các di tích văn hóa- lịch sử

Vùng văn hóa Duyên hải Nam Trung Bộ đặc trưng bởi sự đậm đặc các di tích văn
hóa Chăm. Đây là khu trung tâm cổ của nền văn hóa Chăm Pa trong suốt một thời gian
hơn 10 thế kỷ đã để lại một số lượng di tích khổng lồ rải rác các tỉnh duyên hải. Trong đó
đặc biệt hơn cả là hệ thống tháp Chăm. Có thể nói, tháp Chăm là đặc trưng nổi bật nhất
của Duyên hải Nam Trung Bộ. Nhiều khu tháp nổi tiếng như Dương Long, Cánh Tiên,
Bánh Ít (Bình Định), Porganar (Nha Trang), Pôrômê (Ninh Thuận) là những điểm rất hấp
dẫn du khách do nét độc đáo và đặc sắc của kiến trúc Chăm.

8
Nhóm đền tháp Chăm Poshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía
Đông Bắc cách thành phố Phan Thiết chừng 7km được người Chăm xây dựng từ những
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai - một
trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa. Nội dung của việc xây
dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần
Ấn Độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga Yoni bằng
đá hiện còn lưu giữ tại tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số
đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua
ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm
đương thời. Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong số các di tích
kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí
nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến
đỉnh tháp. So với những tháp Chăm khác, đến nay di tích này hàng năm vẫn có đông đảo
người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến
phong tục tập quán của họ. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ
thuật quốc gia năm 1991.

Ngoài ra, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ trong văn hóa Chăm Pa vẫn còn được lưu
giữ gần như nguyên vẹn tại các bảo tàng trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Bất kỳ
ai cũng dễ dàng chiêm ngưỡng hàng ngàn hiện vật điêu khắc mỹ thuật, hiện vật điêu khắc
đá, gốm Chăm Pa cổ độc đáo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII tại các bảo tàng Nghệ thuật
điêu khắc Chăm Đà Nẵng; Bảo tàng Bình Định, Bảo tàng Phú Yên…

2. Lễ hội

Lễ hội là hoạt động văn hóa phong phú trên đất nước ta. Ngoài các lễ hội mang tính
chất cộng đồng, đặc trưng cho cả dân tộc Việt Nam, ở mỗi vùng lại có những lễ hội
truyền thống mang nét đặc thù riêng. Đối với dân tộc Chăm ở vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ có hai lễ hội quan trọng nhất trong năm là lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình
Thuận) và lễ hội Ponagar (Khánh Hòa). Các lễ hội này mang tính chất tôn giáo, tín
ngưỡng và kèm theo vẫn là các trò chơi, ngâm thơ, ca nhạc hoặc trình diễn các nghề khéo
tay.

Lễ hội Katê: Còn được gọi là Lễ Hội Mbăng Katê, là một lễ hội của đồng bào dân
tộc Chăm. Đây là một lễ hội dân gian linh thiêng đặc sắc và quan trọng của người Chăm.
Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, những vị anh hùng của
dân tộc, những vị anh hùng này được người Chăm tôn vinh như những vị thần. Thường
được tổ chức vào ngày 25 tháng 7 theo lịch của dân tộc Chăm (tức là khoảng 25/9 –
25/10 dương lịch).
9
Lễ hội Tháp Bà Ponagar: Được tổ chức với quy mô lớn từ ngày 20 – 23 tháng 3 Âm
lịch hàng năm, gắn liền với tục thờ Mẫu có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là lễ hội
truyền thống nhằm tôn vinh, tưởng niệm mẹ Ponagar - người đã có công dạy người dân
cách trồng lúa, chăn nuôi, dệt vải và đưa người Chăm đến cuộc sống ấm no.

3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều danh nhân nổi tiếng có công với đất
nước: Thái sư Trần Thủ Độ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú, tiến sĩ đầu tiên và duy nhất
của huyện Hòa Vang thời quân chủ - Đỗ Thúc Tịnh, nhà yêu nước Trần Cao Vân, … 
Như các vùng khác, dân tộc chiếm đa số của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là dân
tộc Kinh. Có một vài dân tộc thiểu số, trong đó đáng chú ý là dân tộc Chăm. Họ sống chủ
yếu ở xung quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh lị Ninh Thuận) và phía bắc
tỉnh Bình Thuận. Họ cũng sống rải rác ở một số nơi khác, như phía nam tỉnh Bình Định.
Những dân tộc thiểu số khác sống ở phần đồi núi phía tây của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ. Vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa diện tích
của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mặc dù các tộc người này chiếm tỉ trọng nhỏ trong
dân số, nhưng sự đa dạng về thành phần dân tộc đã đem lại sự đa dạng trong truyền thống
văn hóa.

Sự hội nhập của tất cả các tộc người tạo thành cộng đồng thống nhất đã hình thành
một vùng văn hóa đa màu sắc thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng, kiến trúc nghệ thuật và
kho tàng văn hóa dân gian, nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất. Điển hình là tộc
người Chăm thu hút hấp dẫn khách du lịch bằng lịch sử huyền thoại và những tháp Chăm
kỳ vĩ. Ở vùng du lịch này còn có sự góp mặt của một số đồng bào dân tộc phía bắc như
người Mường, người Thái. Họ định cư muộn trong lịch sử, nhưng cũng góp phần vào
việc làm đa dạng thêm nét văn hóa đặc sắc của vùng. Có thể nói văn hóa dân tộc của
vùng Nam Trung Bộ là một tài sản quý giá, một tài nguyên du lịch quan trọng và là tiền
đề để phát triển du lịch.

4. Làng nghề thủ công truyền thống và ẩm thực

4.1. Làng nghề thủ công

Nghề thủ công truyền thống ở Duyên hải Nam Trung Bộ có lịch sử phát triển từ lâu
đời trên hầu hết các địa phương. Những sản phẩm ở đây không chỉ nổi danh trong nước
mà còn nổi tiếng ra cả nước ngoài. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có nhiều tiềm năng
phát triển làng nghề. Với hàng chục làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời với những
sản phẩm mang đậm nét văn hóa cổ truyền và bản sắc văn hóa riêng của từng địa phương
10
như làng gốm Thanh Hà, lụa Mã Châu (Quảng Nam); rượu Bàu Đá (Bình Định), làng
mộc Kim Bổng, làng rau Trà Quế, đèn lồng Hội An, đá mỹ nghệ Non Nước…

Ở thành phố Đà Nẵng, theo báo cáo của Sở Công Thương thì trong số 7 làng nghề có
mặt tại thành phố thì có 2 làng nghề có sản phẩm xuất khẩu. Đá mỹ nghệ Non Nước có tỷ
trọng xuất khẩu là 40% và thị trường xuất khẩu là các nước lớn như Mỹ, Úc, Pháp, Đài
Loan, Hồng Kông,… Mây tre có tỷ trọng xuất khẩu là 10%. Ngoài ra, du lịch mùa hè tại
làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước sẽ đưa du khách vào một không gian hữu tình, thơ
mộng dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, mang lại một cảm giác thanh bình, yên ả. 
Hay như là gốm Bầu Trúc - một vẻ đẹp của nền văn hóa Chăm được nghệ nhân ở
Bầu Trúc sử dụng đôi bàn tay kéo léo của mình, dùng những vòng tre và vỏ sò tạo ra
những sản phẩm vô giá. Vật liệu để tạo ra gốm Bình Thuận là một loại đất sét đặc biệt lấy
từ bờ sông Quao. Sản phẩm sau khi hình thành được nung ở độ cao 500 - 600 độ C trong
vòng 6 giờ. Nếu du khách muốn tự tay làm ra sản phẩm, người dân nơi đây cũng rất sẵn
lòng hướng dẫn tường tận.
4.2. Ẩm thực
Ẩm thực ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất phong phú về hương vị và mang đậm đặc
trưng của vùng văn hóa biển. Những món ăn mà du khách muốn thưởng thức khi đến đây
là bánh tráng thịt heo Đà Nẵng, bún chả cá Bình Định, sò huyết Ô Loan (Tuy Hòa), cháo
cá Nức (Ninh Thuận),… Nguồn thực phẩm mà chủ yếu của cư dân nơi đây là các loại cá
và thủy hải sản như nghêu, ốc, sò,… 
Quan niệm về ẩm thực của người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh
hưởng bởi quan niệm đông y, đó là thiên tính hàn, do vậy mà những món ăn ở đây chủ
yếu thường có màu đỏ và màu nâu sậm. So với những món ăn ở miền Bắc thì những món
ăn ở Duyên hải Nam Trung Bộ có vị đậm hơn, nổi hơn về vị cay. Người dân ở đây sử
dụng những gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, sả,… còn có tác dụng là khử vị tanh của những
thủy hải sản, của cá. 
Dọc theo bờ biển Duyên hải Nam Trung Bộ hầu như tỉnh nào cũng sản xuất nước
mắm ngon, ví dụ như nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), nước mắm Nha Trang (Khánh Hòa),
… Tỏi, nho, táo, quế, thanh long,… cũng là một trong những loại ẩm thực được du khách
tìm mua nhiều khi đến du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Người dân nơi đây
chuộng các món ăn bình dân và không cầu kỳ. 
Ví dụ như: Đặc sản cá bống sông Trà là một trong những món đặc sản nổi tiếng tại
tỉnh Quảng Ngãi. Cá bống con nhỏ được làm sạch, rim cùng với mắm và đường, ớt, tiêu,
mang hương vị riêng, gây ấn tượng mạnh với rất nhiều thực khách ghé thăm.

11
5. Các tài nguyên nhân văn khác

Ngoài những tài nguyên du lịch nhân văn nói trên thì duyên hải Nam Trung Bộ còn
có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo khác, một trong số đó phải kể đến chính là các sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, các sự kiện thể thao,… ví dụ như những bài chòi, bài
hát bội, hát tuồng
Những bảo tàng tại duyên hải Nam Trung Bộ cũng là một trong số những tài nguyên
du lịch nhân văn độc đáo, có thể khai thác để phục vụ hoạt động du lịch. Một trong số
những bảo tàng nổi tiếng phải kể đến là bảo tàng Quang Trung (Bình Định), bảo tàng Hải
dương học (Nha Trang) - là một bảo tàng có giá trị cao và khả năng khai thác rất thuận
lợi, hay các bảo tàng lịch sử, bảo tàng quân đội,…
6. Đánh giá

Với sự đa dạng của tài nguyên du lịch văn hóa vốn có của vùng (từ sự đa dạng của
các lễ hội, các khu di tích văn hóa – lịch sử, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm
thực, tôn giáo tín ngưỡng, các danh nhân/địa danh hay các viện bảo tàng, vườn quốc gia,
…) duyên hải Nam Trung bộ hiện nay vẫn đóng góp công sức không nhỏ vào việc phát
triển ngành du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.
Tuy nhiên sự đa dạng và đặc sắc của tài nguyên để phát triển du lịch của vùng duyên
hải Nam Trung Bộ lại không đồng đều. Hầu như những tài nguyên du lịch chỉ được khai
thác tập trung ở một số tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam,… còn những tỉnh như Phú Yên
hay Quảng Ngãi lại không mấy được chú trọng để khai thác. Giải pháp đặt ra ở đây là cần
có định hướng khai thác đồng đều tài nguyên du lịch của vùng, phát triển du lịch bền
vững ở từng địa phương. 

IV. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông ở đây khá phát triển, khách du lịch có thể đến bằng tàu hỏa, ô tô,
xe máy, hay máy bay … 

12
Hình 1: Bản đồ hệ thống giao thông vùng duyên hải Nam Trung Bộ
(Nguồn: Internet)
1. Đường bộ
Đường xá có rất nhiều tuyến chạy qua đây, nối vào Quốc lộ 1 về hai phía như
QL14B, QL14E, QL24,… chủ yếu đưa khách khám phá các địa bàn miền núi và Tây
Nguyên. Vì nằm dọc theo tuyến đường sắt Bắc - Nam, gần các điểm du lịch lớn trong tiểu
vùng đều có những ga chính. Tần suất lịch chạy tàu có khả năng đáp ứng công việc vận
chuyển khách du lịch trong vùng và từ các điểm gửi khách lớn từ hai đầu đất nước. 
Ví dụ: Với hệ thống quốc lộ 1A, 28, 25 thì Bình Thuận trở thành giao điểm nối liền
các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Đà Lạt, thanh phố Hồ Chí Minh,… 
2. Đường hàng không

Ngành hàng không, duyên hải Nam Trung Bộ sở hữu 5 sân bay là Đà Nẵng, Chu Lai,
Tuy Hòa, Cam Ranh, Phù Cát, trong đó sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay lớn nhất
miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ 3 tại Việt Nam. Bình quân 1 ngày có khoảng 150
lần chuyến bay hạ cánh và cất cánh và khoảng 15.000 hành khách thông qua nhà ga. 
3. Giao thông vận tải biển, sông nước

13
Với chiều dài khoảng 800km và có nhiều vịnh biển nước sâu, kín gió, rất thuận lợi
cho việc xây dựng các cảng biển: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn
Hội (Bình Đinhh), Vân Phong (Khánh Hòa), …). Cảng Đà Nẵng và cảng Nha Trang hiện
nay đang được tăng cường cải tạo và hiện đại hóa, là hai trong số những cảng trung
chuyển lớn nhất cả nước. 
Vì sông ngòi ở đây khá dày đặc, tuy nhiên lại do ảnh hưởng của địa hình (trải dài và
nhỏ hẹp), nên sông ở đây tường bị cắt xẻ và ngắn. Khi có lũ thì nước sông dâng lên rất
nhanh. Ngược lại thì lại cạn vào mùa khô. Vì vậy về thủy lợi thì họ thường xây dựng các
hồ chứa nước. Đây là một biện pháp rất quan trọng và luôn được người dân chú trọng. 
4. Đường sắt
Theo như bản đồ thì ta có thể thấy,
vùng DHNTB có tuyến đường sắt Bắc -
Nam chạy qua, không chỉ thuận tiện
trong việc vận chuyển hàng hóa mà còn
đáp ứng nhu cầu di chuyển cao của hành
khách, đặc biệt là khách du lịch.
Tuy nhiên thì hệ thống giao thông
đường sắt còn khá kém, giá lại cao nên
khó mà cạnh tranh được với những
phương tiện vận chuyển khác như ô tô,
hàng không,… 

Hình 2: Sơ đồ đường sắt Bắc-Nam


(nguồn :Internet)
5. Khả năng tiếp cận  
Với sự đa dạng của các loại hình giao thông vận tải, từ đường bộ, đường sắt, đường
hàng không đến đường biển, sẽ khá dễ dàng để du khách có thể di chuyển đến duyên hải
Nam Trung Bộ. 
Tuy mạng lưới giao thông phát triển với nhiều loại hình như vậy, nhưng việc để du
khách có thể tiếp cận với các tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên vẫn còn hạn chế vì có nhiều
con đường còn chưa được cải tạo hay xuống cấp. 

14
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
1. Cơ sở lưu trú 

Theo thống kê năm 2000, toàn vùng có 452 cơ sở lưu trú với 9.052 buồng, đến năm
2010 tăng lên 1 240 cơ sở với hơn 36.000 buồng, chiếm 10% số cơ sở và 13,3 % số
buồng của cả nước. Tính đến năm 2013, toàn vùng có 1650 cơ sở với 57.229 buồng
khách sạn, trong đó có 658 cơ sở được xếp hạng chiếm 40% tổng số cơ sở lưu trú trong
vùng trong tổng số cơ sở được xếp hạng có 20 khách sạn 5 sao (1,2 %), 44 khách sạn 4
sao (2,7%), 94 khách sạn 3 sao (5,7%), hơn 500 cơ sở 1 sao đến 3 sao(30%). Các cơ sở
lưu trú chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như ở Đà Nẵng (hơn 13 nghìn buồng),
Khánh Hòa (gần 15 nghìn buồng), Bình Thuận (hơn 9 nghìn buồng).
 Theo số liệu do Vụ Khách sạn Tổng cục Du lịch cung cấp, đến cuối năm 2015 tiểu
vùng có 1009 cơ ở lưu trú được xếp hạng với 47.023 buồng. Nếu tính cả các cơ sở đạt
chuẩn, con số này là 1.339 và 50.367 chiếm 57.77% số cơ sở lưu trú và 73.32% số buồng
toàn khu vực. Riêng số lượng khách sạn cao cấp đã tăng lên đáng kế, hiện nay ở đây ở
đây đã có 35 khách sạn, resort 5 sao, 81 khách sạn 4 sao. Các khách sạn tập trung chủ yếu
ở các thành phố lớn như: Huế, Nha Trang, Đà Nẵng; nhiều khu nghỉ dưỡng, resort đẳng
cấp, biệt thự du lịch, nhà nghỉ được xây dựng. Tại Ninh Thuận, khu nghỉ dưỡng 6 sao
Amanoi Resort được xếp là một trong 33 khách sạn mới tốt nhất trên thế giới năm 2014,
tỉnh Phú Yên nổi tiếng với khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao- Apec Mandala Wyndham
thuộc chủ đầu tư Apec Group,…

2. Cơ sở ăn uống:

Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống
các cơ sở ăn uống ở các tỉnh trong vùng cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn,
nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống bên ngoài cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh
tế đều tham gia vào dịch vụ này. Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng tương đối
phong phú, đa dạng phục vụ các món ăn truyền thống, các loại hải sản tươi, đáp ứng được
nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau. Ẩm thực của vùng duyên hải Nam
Trung Bộ vừa mang tính chất đặc sắc của ẩm thực miền Trung vừa có hương vị riêng
biệt, tạo được dấu ấn riêng cho du khách. Những đặc sản biển đảo nổi tiếng của vùng có
thể kể đến như: cơm gà Tam Kỳ, Mì Quảng, sò huyết Ô Loan ( Tuy Hòa), cháo tôm hùm
Bình Ba, yến sào Hòn Nội (Khánh Hòa), Mực một nắng (Bình Thuận),… Ngoài ra, ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng về một số đặc sản như: tỏi Lý Sơn, quế Trà
Bồng (Quảng Ngãi), nho, táo, mận (Ninh Thuận), Thanh Long (Bình Thuận),...

3. Dịch vụ biển, vui chơi giải trí:


15
Nói đến du lịch biển đảo không thể không nhắc đến Cù lao Chàm (Quảng Nam), Sa
Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang(Khánh Hòa), Ninh Chữ- Cà Ná
(Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),… Đây là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ
dưỡng thể thao trên biển và trên cát và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển
loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển trong tương lai. Các loại hình nổi bật có thể kể
đến như: Thuê mô tô nước, ca nô, lướt ván, kéo dù, lặn biển: Khu du lịch biển Đông, khu
du lịch Xuân Thiều- Đà Nẵng,..; Tắm bùn, câu cá, câu mực đêm, lặn ngắm san hô, tham
quan đảo: Hòn Mun- Nha Trang; Nhà hát, rạp chiếu phim, siêu thị, công viên: Nhà hát
Trưng Vương (Đà Nẵng), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế,..

Dịch vụ y tế sức khỏe: Tắm suối nước nóng trị liệu: Suối nước nóng Hội Vân ( Bình
Định), Tây Viên ( Quảng Nam),..; Tắm bùn, tắm khoáng nóng ở Nha Trang: Khu du lịch
Trăm Trứng,… Massage trị liệu, massage thư giãn.

Dịch vụ mua sắm: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ cho việc mua sắm của du khách cũng đa dạng, phong phú. Trước hết vẫn là
mạng lưới chợ: Chợ Cồn, Chợ Hàn là hai chợ ở với quy mô ở Đà Nẵng, chợ Đầm- Nha
Trang,… Tại đây, khách có thể tìm thấy bất cứ mặt hàng nào, từ đặc sản địa phương cho
đến hàng hóa nhập khẩu. Các siêu thị lớn như Big C, Lotte Mart hay Coop- Mart là điểm
mua sắm mới của thành phố với nhiều chủng loại hàng hóa, vị trí thuận tiện và hiện đại
đã thu hút lượng lớn du khách đến đây mua sắm và tham quan. Tại khu trung tâm du lịch
phát triển mạnh với các cửa hàng bán quà lưu niệm, thủ công mỹ nghệ với những sản
phẩm độc đáo như thuyền buồm, xe kéo, lẵng hoa, chuông gió, hình các con vật bằng vỏ
ốc, những chiếc lọ, bình cắm hoa, giỏ được đan bằng mây, tre, các loại đèn trang trí bằng
gỗ, sành, các loại mặt nạ người, mô hình nghệ thuật được làm bằng nhiều chất liệu khác
nhau

Du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung bộ đã phát triển khá nhanh và khẳng định vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở trong vùng; cơ sở

16
vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm, đầu tư, xây dựng và phát triển cả về số lượng lẫn
chất lượng. Với việc đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
đã khẳng định được sự định hướng đúng đắn, sự quan tâm kịp thời của Nhà nước và
chính quyền địa phương. Tuy nhiên cũng có những sự chênh lệch trong nội bộ vùng như
trong khi Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận có ưu thế lớn hơn trong phát
triển du lịch về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Còn các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Ninh Thuận được đánh giá khá thấp, chứng tỏ việc đầu tư cho các điều
kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vẫn chưa hiệu quả và cần có những định hướng
phù hợp để phát triển du lịch; đồng thời cần tăng cường liên kết, hợp tác với các địa
phương để tạo nên một hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực, quy
hoạch du lịch đồng bộ xuyên suốt cả vùng nhằm tạo nên sức hấp dẫn đồng đều giữa các
địa phương trong vùng. Sự năng động tích cực của các tỉnh, sự chủ động của khu vực tư
nhân sẽ nhanh chóng huy động nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào khai thác thế
mạnh của du lịch biển. Chất lượng du lịch cũng từ đó mà được nâng cao và từng bước
góp phần cải thiện diện mạo và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và
trên quốc tế.

VI, Các điểm/ khu du lịch


1. Thành phố Nha Trang

Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km2, phía Bắc giáp Ninh Hòa,
phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp biển
Đông. Vị trí trung tâm, thuận lợi về nhiều mặt.
Thành phố Nha Trang nằm ngay trung tâm của tỉnh Khánh Hòa với nổi bật là bãi biển
Nha Trang - một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam. Với chiều dài hơn 10km,
biển Nha Trang được ví như một vầng trăng khuyết, cong cong ôm lấy vịnh Nha Trang
xanh như ngọc.
Nha Trang nằm gọn trong lòng 1 thung lũng, được bao bọc núi và biển. Vì vậy, mà
tạo nên một phong cảnh hữu tình. Trước mặt thành phố là biển Đông mênh mông với 19
hòn đảo nằm rải rác. Trong đó có hòn đảo Hòn Tre có diện tích lớn nhất, khoảng 36km2.
Ngoài ra, sinh vật biển của Nha Trang cũng rất đa dạng với 350 loài san hô, 190 loài
cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, cò biển,... Nha Trang còn được biết đến là nơi trú ngụ
của loài chim yến. Chẳng vậy mà Nha Trang được mệnh danh là xứ Trầm Biển Yến.
Hàng vạn Chim Yến biển thuộc nhóm Salagane đã lựa chọn các vách đá cheo leo trên các
hòn đảo làm nơi sinh sống. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt bảo tồn loài chim
này. Đồng thời cũng mang đến giá trị về du lịch và kinh tế vô cùng cao.

17
So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu
thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Khí hậu nơi đây tương đối
ôn hòa, có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài, ít bị ảnh hưởng của bão.
Có nhiều di tích cấp Quốc gia như: Tháp Bà Ponagar, Di tích lưu niệm nhà bác học
A.Yersin, vịnh Nha Trang, Hòn Chồng… Nơi đây cũng có nhiều điểm tham quan nổi
tiếng như Viện Hải dương học, chùa Long Sơn, Bảo tàng A.Yersin…. Đặc biệt tiềm năng
du lịch Nha Trang còn được thể hiện qua các lễ hội đặc sắc: lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ
hội cầu ngư, lễ hội yến sào, Festival biển…
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật và du
lịch của tỉnh Khánh Hòa; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường biển trong nước và quốc tế.
Nha Trang là nơi hội tụ của nhiều khu resort, khách sạn nghỉ dưỡng, tổ hợp vui chơi
giải trí. Theo thống kê của Sở Du lịch, đến thời điểm này, Nha Trang có gần 800 cơ sở
lưu trú với hơn 36.000 phòng, trong đó có hơn 100 cơ sở lưu trú chất lượng 3 - 5 sao, đáp
ứng nhu cầu lưu trú của du khách kể cả mùa cao điểm. Đã có rất nhiều Chủ đầu tư tên
tuổi lớn trong nước và quốc tế đầu tư ở đây. Để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phục vụ
nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng – vui chơi- giải trí cho du khách bốn phương. Những khách
sạn cao cấp  lớn phải kể đến như Eastin Grand Hotel Nha Trang (tòa tháp Panorama Nha
Trang), Sheraton Nha Trang, Horizon Nha Trang, Sunrise, Ana Mandara, Yasaka Sài
Gòn Nha Trang, Nha Trang Lodge… Trong vịnh Nha Trang cũng đã hình thành rất nhiều
khu nghỉ dưỡng cao cấp như Hòn Ngọc Việt (VinPearl Land) trên đảo Hòn Tre, khu nghỉ
dưỡng Evason Hideaway at Ana Mandara ở Ninh Vân. 
Với những thuận lợi, ưu đãi về vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên cũng như
bề dày lịch sử của các giá trị văn hóa cùng những phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật đã thúc đẩy du lịch thành phố Nha Trang phát triển mạnh mẽ trong những
năm vừa qua.
      Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ, du lịch Nha Trang đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Nếu như năm
2016, Nha Trang chỉ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch thì đến cuối năm 2019 đã đón 6,5
lượt khách (tăng 55%), trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 181,9% so
với năm 2016 (hơn 1 triệu lượt khách). Năm 2019, doanh thu du lịch trên địa bàn Nha
Trang được 24.258,7 tỷ đồng, tăng 211,2% so với năm 2016 (7.794 tỷ đồng).
Bên cạnh lợi thế về “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” để làm du lịch, cộng đồng làm
du lịch của thành phố còn biết tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Tắm bùn, lặn
biển, các môn thể thao nước, hệ thống cung ứng du lịch được đầu tư phát triển. Hiện nay,

18
Nha Trang là địa phương nổi tiếng nhất trong cả nước về lặn biển và tắm bùn. Lặn biển ở
Hòn Mun (vịnh Nha Trang), tắm bùn ở I-resort, Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà,
thưởng thức Ducashow,… là những trải nghiệm mà khách du lịch khó có thể bỏ qua khi
đến Nha Trang. Đặc biệt, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã trở thành điểm “check
in” nổi tiếng nhất của thành phố biển. Các nhà đầu tư đã xây dựng các trung tâm mua
sắm hiện đại như: Nha Trang Center, Vincom Plaza; xây dựng các sân golf đẳng cấp…
để phục vụ du khách. Sự xuất hiện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới
như: Marriott,  InterContinental, Best Western, Accor, Wyndham, Park Hyatt… trong vai
trò quản lý, điều hành đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Nha Trang.
     Dẫu trong vài năm trở lại đây, du lịch nói chung cũng như du lịch Nha Trang nói riêng
bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid 19, song thành phố Nha Trang cũng như
toàn tỉnh  đang bước vào giai đoạn phục hồi du lịch để phát triển kinh tế.
2. Vân Phong- Đại Lãnh

Vân Phong - Đại Lãnh được người Pháp gọi là Port Dayort (tức Bến Gối), thuộc địa
phận 2 huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha Trang 50km. Vân
Phong - Đại Lãnh là một trong những khu du lịch sinh thái biển đẹp nhất nước ta với hệ
sinh thái tự nhiên hoang dã thuộc vào loại hiếm có ở khu vực Đông Nam Á.
Vân Phong có địa hình rất phong phú với hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, bờ
và bãi biển, cồn cát đẹp, hấp dẫn. Đây cũng là nơi có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ ấm áp
quanh năm, cảnh quan đặc sắc và môi trường tự nhiên hầu như còn giữ được nhiều vẻ
nguyên vẹn thực sự. Sở hữu nhiều lợi thế độc đáo về cả cảnh quan, môi trường, khí hậu,
chưa kể đến là lợi thế về giao thông - là cầu nối giao thông với khu vực và quốc tế cả về
đường bộ, đường biển, đường không…, chính vì vậy mà khu vực vịnh Vân Phong được
nhiều chuyên gia đánh giá là một vị trí lí tưởng về du lịch mà ít nơi nào ở Việt Nam có
được, và được Hiệp hội biển Thế giới xếp vào danh sách 4 điểm du lịch biển lý tưởng
nhất. Ngoài ra, Vân Phong cũng nổi tiếng với những địa điểm đẹp, hấp dẫn du khách đến
tham quan, trải nghiệm như: đảo Điệp Sơn, bãi Sơn Đừng, bãi Tây, bãi Búa, Mũi Đôi,
Hòn Ông, làng chài Đầm Môn, Ninh Đảo, Vĩnh Yên, biển Đại Lãnh,... Đặc biệt là Đại
Lãnh với bãi biển rộng, đẹp, cát trắng mịn, nước biển xanh trong, ven bờ là rừng dương
xanh, từ xưa đã được liệt vào danh thắng nổi tiếng của Việt Nam.
Được ưu ái về thiên nhiên, vì vậy du lịch Vân Phong - Đại Lãnh cũng rất biết tận
dụng nguồn tài nguyên sẵn có để hình thành các hoạt động du lịch sáng tạo, đa dạng và
đặc sắc thu hút du khách. Có thể kể đến như lặn ngắm san hô tại vịnh Vân Phong, chèo
thuyền kayak, cắm trại trên biển, trải nghiệm câu cá cùng ngư dân, tắm biển hay những
trò chơi trên biển khác,...

19
3. Cam Ranh

Thành phố Cam Ranh là một khu vực hành chính thuộc Việt Nam. Cam Ranh có diện
tích hơn 32.500ha và được giới hạn địa giới bởi các: huyện Cam Lâm, Thuận Bắc, Bắc
Ái (Ninh Thuận) và biển Đông. Vịnh Cam Ranh có diện tích gần 200km2, được đánh giá
là vịnh có 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất trên thế giới ( sau San Francisco của Mỹ
và Rio de Janeiro của Brazil).
Cam Ranh có những điều kiện tự nhiên nổi bật như bãi biển đẹp, hoang sơ, kín gió và
tương đối êm ả, có trữ lượng nước ngọt lớn. Bên cạnh đó, Cam Ranh còn được thiên
nhiên ưu ái với nhiều cảnh quan đẹp có giá trị du lịch quan trọng như: Hòn bà, Hòn
Rồng, Hòn Quy, hồ Cam Ranh, núi Cam Linh và Bãi Dài, Vịnh Cam Ranh, Đảo Bình
lập, Đảo Bình Ba,chùa ốc, Bãi nhà cũ, Bãi dốc lếch,… Không những vậy, Cam Ranh còn
được xem là một trong những quân cảng tốt nhất ở nước ta. Bức thành cát Thủy Triều là
nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất khô cằn Cam Ranh. Bên
trong bức thành cát Thủy Triều là đầm nước nông có chiều sâu trung bình từ 1 - 2m, rộng
từ 500 - 300m và dài đến 15km. Đầm Thủy Triều thông với vịnh Cam Ranh ở phía Nam,
có chiều sâu từ 10 - 15m, rộng từ 7 - 10km và dài đến 13km. Từ năm 2004, một phần của
sân bay Cam Ranh trở thành sân bay dân dụng thì con đường đến với Cam Ranh - Khánh
Hoà càng gần hơn với du khách.
Vùng đất này cũng đã được đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển khá hoàn chỉnh. Hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không đều được chú trọng đầu tư phát
triển thuận lợi phục vụ cho nhu cầu của du khách. Hệ thống đường bộ tại Cam Ranh
thuận lợi kết nối với khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt, nơi đây sở hữu
sân bay quốc tế duy nhất khu vực này, có đường bay trực tiếp đến Châu Âu, Nhật, Nga,
Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc). Các chuyến bay nội địa Cam Ranh cách Thành
phố Hồ Chí Minh 45 phút, Hà Nội 90 phút và Đà Nẵng là 40 phút. Nhà ga T2 tại Cảng
hàng không Quốc tế Cam Ranh vừa mới khánh thành với tổng diện tích hơn 50.000 m2
sẽ đón tiếp 4,8 triệu lượt hành khách quốc tế/năm. Bởi những tiềm năng sáng giá cho phát
triển du lịch mà cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đang ngày càng được nâng cấp, mở rộng,
thu hút được vốn đầu tư khủng lồ từ các tập đoàn lớn. Hàng loạt những khách sạn, khu
nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí,... được hình thành thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch.
Chính bởi những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên cũng như
những phát triển về cơ sở hạ tầng đã đưa du lịch Cam Ranh phát triển vượt bậc.  Cam
Ranh là điểm du lịch đón lượng khách lớn mỗi năm. Trong đó, đa phần là du khách quốc
tế. Những du khách tới Cam Ranh có thể kể đến như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc,

20
Úc,...Mỗi năm, du khách sẽ tới Cam Ranh vào thời điểm nghỉ lễ âm lịch, năm mới,
khoảng từ tháng 12 đến tháng 4. Những vị khách đến Cam Ranh từ các quốc gia cả Châu
Âu lẫn Châu Á nên mang theo đặc điểm về văn hóa, phong cách chi tiêu cho du lịch rất
khác nhau.
4. Mũi Né 

Mũi Né cách trung tâm thành phố 22km về hướng đông bắc, cách TP.HCM 200km.
Mũi Né được coi như nàng công chúa ngủ trong rừng đã bừng tỉnh dậy. Địa danh Mũi Né
đồng nghĩa với hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.
Mũi Né là điểm du lịch thuộc tỉnh Bình Thuận năm ngay giáp biển Đông nên rất
thuận lợi phát triển du lịch. Thêm vào đó, do thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo với đặc điểm nhiều nắng gió và hầu như không có mùa đông nên Mũi Né là nơi
nghỉ dưỡng lí tưởng cho du khách tới đây.

Đã từ lâu, Mũi Né đã trở thành điểm du lịch thu hút khách du lịch bởi tài nguyên du
lịch nổi bật, cơ sở vật chất kĩ thuật cùng các dịch vụ phục vụ hấp dẫn. Trước hết khi nói
đến tài nguyên du lịch tự nhiên, ta thấy Mũi Né dọc theo quốc lộ 706, từ trung tâm TP.
Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải về bãi cát ven biển rộng, thoáng
mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm
quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lí tưởng dành cho du khách. Mũi Né
có nhiều bãi biển hoang sơ, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi
Ông Địa, bãi Trước và bãi Sau, Chính vì thế, trong những năm qua, nơi đây đã thu hút
được những dự án trong và ngoài nước, đặc biệt ở đây đã được đầu tư xây dựng hàng
trăm những khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển – resort:  4 Oceans Resor Mũi Né, Mũi Né
Bay Resort, Anatara Mũi Né Resort,... Chính vì thế, Mũi Né được gọi là thiên đường
resort ở Việt Nam. Đến với Mũi Né, chúng ta không thể bỏ qua những địa điểm du lịch
hấp dẫn như: đồi cát Mũi Né, hòn Rơm, suối Tiên, hòn Ghềnh,…

Mũi Né là một địa điểm du lịch lí tưởng cho du khách trong mọi mùa. Bởi ở nơi đây
bầu trời gần như nắng quanh năm, cái nắng tươi rói dường như là khắc nghiệt đối với
cuộc sống bình thường nhưng lại là món quá vô giá đối với những chuyến du lịch. Khi tới
đây, bạn sẽ được nghỉ dưỡng trong những bungalow xinh xắn hoặc những gian village
sang trọng, tiện nghi để tận hưởng những không gián tuyệt đẹp cùng sự phục vụ rất nhiệt
tình và chu đáo.

Bên cạnh việc đưa thêm nhiều món ăn đặc sản biển (và các món dân gian như bánh
quai vạc, bánh rế, cốm, bánh căn, bánh xèo...) vào thực đơn tour du lịch để giới thiệu đến
du khách, Đồng thời, kết nối các lễ hội truyền thống địa phương vào tuyến tham quan,
21
nhất là những lễ hội mang màu sắc văn hóa biển như lễ hội Cầu Ngư, đua thuyền trên
sông Cà Ty, dinh Thầy Thím, Nghinh Ông, Trung Thu, Katê. Khách không chỉ trải
nghiệm những nét độc đáo của lễ hội mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật
gắn với các lễ hội như hò bả trạo, múa dân gian Chăm.

Mũi Né còn thu hút khách du lịch bởi chất lượng dịch vụ cùng giá cả vô cùng hợp lí.
So với các điểm đến du lịch khác, khách sạn Mũi Né có mức giá tương đối mềm nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng và sự đa dạng về loại hình. Đáp ứng nhu cầu của các thượng đế,
nhóm khách sạn tầm trung ghi điểm với mức giá vừa túi tiền, điều kiện phòng đạt chuẩn
với wifi, máy lạnh, máy nóng lạnh… đầy đủ, an toàn và đội ngũ nhân viên thân thiện,
chuyên nghiệp. Có thể tham khảo một số khách sạn nhận được nhiều review tích cực đó
là Mui Ne Hills Bliss Hotel, Mui Ne Beach Hotel,,... Nếu như bạn đang tìm các nơi ở với
phong cách bài trí đặc biệt, những phòng nghỉ dành cho đối tượng học sinh - sinh viên;
bạn có thể tham khảo loại hình homestay hay nhà nghỉ với giá “hạt dẻ” nhưng chất lượng
phòng không hề kém cạnh đâu nhé. Các cái tên quen thuộc có thể nhắc đến là Hoang Nga
Guest House, EVA HUT Mui Ne Beach Hostel,...
Tuy là một điểm du lịch tiềm năng của đất nước nhưng xét trên phương diện toàn
diện thì đâu đó ở Mũi Né vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu
du lịch của du khách. Trước tiên đó là hiện tượng cháy phòng và giá vé bị gia tăng một
cách chóng mặt trong mùa cao điểm du lịch, đây cũng chính là đặc điểm chung vào mùa
du lịch trên cả nước ta. Một trong những rào cản đối với phát triển du lịch ở Mũi Né
chính là hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Trong
khi các tuyến giao thông nội tỉnh được tỉnh Bình Thuận đầu tư mở rộng, tuyến kết nối
đường bộ và đường hàng không giữa thành phố Phan Thiết với những trung tâm du lịch
trong nước và quốc tế lại bị hạn chế. Tỉnh Bình Thuận hiện chưa có sân bay, khách quốc
tế muốn đến tỉnh này phải hạ cánh xuống sân bay thành phố Hồ Chí Minh, sau đó di
chuyển bằng ô tô mất thêm rất nhiều thời gian. Trên thực tế, có rất nhiều dự án du lịch tại
tỉnh Bình Thuận bị trộn lẫn với các dự án khai thác khoáng sản titan. Điều này đã ảnh
hưởng đến việc đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp để đáp ứng nhu cầu của dòng
khách khó tính nhưng có mức chi tiêu cao đến từ các khu vực như: châu Âu, châu Mỹ,
Australia,…
Ngoài ra trong hơn 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tình hình
phát triển du lịch ở Mũi Né bị ảnh hưởng rất nặng nề, không thể hoạt động được hoặc
hoạt động nhưng không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2022, khi tình hình dịch
bệnh đã có những bước tiến mới, du lịch tại Mũi Né lại đang trên đường hồi phục và phát
triển một cách mạnh mẽ bởi các chính sách kích cầu du lịch của Nhà nước và địa phương:
mở cửa đón du khách trong nước và quốc tế đã tiêm đủ vaccine, xúc tiến quảng bá du

22
lịch, phối hợp xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông với Báo Bình Thuận, Tạp
chí Du lịch…

5. Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung là một điểm tham quan du lịch cũng rất lý thú cho khách du
lịch ghé thăm. Bảo tàng là nơi lưu giữ những chiến công hiển hách của ông cha ta trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà tiêu biểu là vua Quang Trung. Bảo tàng
Quang Trung thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyền Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là nơi
lưu giữ các hiện vật về những chiến tích lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ và
trình diễn nhạc võ Tây Sơn – một môn võ truyền thống của Bình Định.

Bảo tàng được xây dựng năm 1978. Đây là điểm được khách trong nước và quốc tế
quan tâm với 9 phòng trưng bày các di chỉ, hiện vật của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây
Bình (1771-1789). Đến với bảo tàng Quang Trung, ngoài tìm hiểu về giá trị văn hóa lịch
sử dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn hào hùng, nghe thuyết minh viên tại bảo tàng kể về
nguồn gốc và ý nghĩa của các hiện vật, bảo tàng Quang Trung còn có chương trình trình
diễn nhạc võ Tây Sơn cho du khách thưởng thức với những thế võ nổi tiếng một thời,
những thế võ đã đi vào ca dao tục ngữ (Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định đánh
roi đi quyền) và được dân gian lưu truyền cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, khi ghé thăm
nơi đây chúng ta còn có thể xem bộ phim về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn – người anh hùng
áo vải cờ đào, một bộ phim ngắn được dàn dựng công phu về vẻ đẹp lịch sử của người
anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân
tộc kiệt xuất, bách chiến, bách thắng. Một trong những chiến công vang dội là vào năm
1788, ông thống lĩnh đội quân từ Phú Xuân hành quân thần tốc ngày đêm ra Bắc đánh tan
29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Sau đó ông lên ngôi hoàng đế, hiệu là
Quang Trung. Trong khuôn viên rộng 9 ha của bảo tàng còn có tượng đài, cầu cảnh, nhà
khách,… Đặc biệt, bên phải nhà bảo tàng có điện thờ 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
và Nguyễn Nhạc và cây me, giếng nước – những dấu tích còn in đậm kỷ niệm gia đình
người anh hùng dân tộc.

Khi đến du lịch tại Quy Nhơn, du khách nên một lần ghé thăm bảo tàng Quang Trung
để có thể thưởng thức được vẻ đẹp xưa cổ, nghe kể về truyền thống hào hùng của dân tộc
ta để thêm yêu quê hương đất nước.

 6. Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố nổi tiếng xinh đẹp và đáng sống ở Việt Nam. Nơi đây hội
tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Đà Nẵng là

23
một thành phố thuộc miền Trung nước ta, cách thủ đô Hà Nội 776 km về hướng Bắc và
cách thành phố Hồ Chí minh 961 km về phía Nam. Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan
trọng với trục đường Bắc – Nam bao gồm đường bộ, đường sắt và đường biển. Chính vì
vậy, Đà Nẵng đã trở thành cửa ngõ giao lưu, trao đổi văn hóa, kinh tế và quân sự quốc
phòng.

Đà Nẵng là sự giao thoa giữa khí hậu 2 miền một cách khéo léo mang tới kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt chung khá mát mẻ và ít có sự biến động. Nơi đây
được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên dù là mùa nào thì cũng
rất phù hợp với những chuyến du lịch. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà
Nẵng được ban tặng tổ hợp những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử
hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh quan, di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống,
lễ hội… Một trong lợi thế lớn của Đà Nẵng chính là bờ biển dài 90km với nhiều bãi biển
cát trắng mịn, sóng nước ôn hòa, nước ấm quanh năm, không sâu và có độ an toàn cao
như: bãi biển Mỹ Khê (Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh do Tạp chí Forbes
bình chọn), bãi biển Phạm Văn Đồng, bãi tắm Non Nước,…kết hợp với những loại hình
du lịch thể thao biển, tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ, các khu
nghỉ dưỡng sang trọng… Ngoài ra thành phố còn có những điểm đến rất độc đáo, lý thú
cho du khách khi tới thăm nơi đây như: cầu sông Hàn, chợ sông Hàn, cầu Rồng, Bà Nà
Hills, phố cổ Hội An,… Đây đều là những điểm đến rất đặc biệt mà không một nơi nào ở
Việt Nam sở hữu được.

Một trong những tiềm năng lớn của Đà Nẵng chính là du lịch sinh thái với cảnh quan
thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và được đầu tư bài bản như Khu du lịch Suối Lương, Khu
du lịch Suối Hoa, Ngầm Đôi, Suối Khoáng nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Suối khoáng
nóng Núi Thần Tài… Với vị thế kết hợp với tầm nhìn chiếc lược, thành phố Đà Nẵng đã
và đang triển khi hiệu quả các sản phẩm du lịch đường thủy nội địa dựa trên hệ thống
dòng chảy của sông Hàn, sông Cu Đê, sông Cổ Cò…

Điều làm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn hiện nay chính là nơi tập trung nhiều
lễ hội truyền thống và hiện đại được tổ chức thường niên với loại hình đa dạng thể hiện
được nét đẹp văn hóa của người Đà Nẵng, thu hút đông du khách thập phương đến tham
gia và thưởng ngoạn như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội Quán Thế Âm, các lễ hội đình
làng… Các làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non nước làng nghề nước mắm
Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê, …
mặc dù có quy mô nhỏ nhưng vẫn được duy trì nhằm bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử và
tạo sự đa dạng đối với các sản phẩm du lịch của thành phố.

24
Sự ảnh hưởng văn hóa của các vùng miền đã tạo cho Đà Nẵng một nền ẩm thực
phong phú với nhiều món ăn dân dã, truyền thống, tươi ngon và giá cả phải chăng như:
mỳ Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh bèo, gỏi cá Nam Ô,…Những tiềm năng vốn có
này đã và đang hòa quyện với hình ảnh thành phố trẻ trung, năng động tạo nên một Đà
Nẵng hấp dẫn và thu hút đối du khách trong nước cũng như quốc tế. Để đạt được những
giải thưởng và danh hiệu danh giá trong khu vực và thế giới trong thời gian, du lịch Đà
Nẵng không chỉ dựa trên tiềm năng hiện có mà còn dựa trên sự quyết tâm của thành phố,
sự thân thiện, mến khách của người dân địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp; và
quan trọng hơn, đối với du khách, Đà Nẵng vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn và an toàn hàng
đầu hiện nay. Đến với Đà Nẵng, chúng ta sẽ không chỉ bị choáng ngợp bởi sự xinh đẹp và
những món ăn ngon mà còn bị choáng ngợp bởi sự thân thiện, hiếu khách của người dân
nơi đây, người Đà Nẵng nổi tiếng là phóng khoáng, hòa đồng và sống hết mình.

Trong quá trình đưa Đà Nẵng trở thành điểm du lịch đứng đầu cả nước cũng còn
những hạn chế trong việc phát triển du lịch thành phố: cũng như bao điểm du lịch khác
trên nước ta, Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng của tính vụ mùa trong du lịch khi đến khoảng
tháng 9 đến tháng 12 nơi đây rất vắng khách trong khi đây là thời điểm khách du lịch
quốc tế tới nước ta du lịch rất nhiều; hệ thống các khách sạn, villa phát triển rất mạnh
trong khi lữ hành thì lại phát triển chưa tương xứng; nguồn nhân lực có trình độ còn hạn
chế về cả số lượng và chất lượng dẫn đến kìm hãm sự phát triển du lịch của thành phố;
việc quảng bá hình ảnh của thành phố cũng chưa được chú trọng nên việc chinh phục
được các thị trường du lịch khó tính như Nhật Bản, châu Âu vẫn còn là một vấn đề khó
khăn,…

Với tất cả những điều kiện thuận lợi sẵn có cùng việc củng cố cơ sở vật chất hạ tầng,
chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày càng được nâng cao đã giúp cho Đà Nẵng từ lâu đã
trở thành một điểm du lịch thu hút lượng khách lớn từ trong và ngoài nước. Vào năm
2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đạt 8,6 triệu lượt, trong đó,
khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tính
đến năm 2021 lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 1,17 triệu lượt khách. Dịch
bệnh đã làm đóng bắng sự phát triển của du lịch tại Đà Nẵng và gây ra thiệt hại nặng nề
về kinh tế khi làm mất đi một nguồn thu khổng lồ từ du lịch. Trong tình hình hiện nay,
khi dịch bệnh đã phần nào được hạn chế bởi việc bao phủ “hộ chiếu vaccine” thì Đà
Nẵng đã và đang trên trên con đường phục hồi và phát triển du lịch nhờ những chính sách
ủng hộ, kích cầu du lịch của chính quyền địa phương và Nhà nước. Theo Bà Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2022, ngành du lịch Đà Nẵng tiếp tục
đẩy mạnh cơ cấu; rà soát, triển khai có hiệu quả các kế hoạch, đề án trọng tâm thúc đẩy
phát triển du lịch phù hợp với các điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố. Đồng thời,

25
tập trung khôi phục hoạt động du lịch theo phương châm "chủ động - thích ứng - linh
hoạt" và hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động du lịch; thực hiện một số nội dung thí điểm
và chuẩn bị sản phẩm du lịch mới để thu hút khách như, các sản phẩm du lịch đô thị gắn
với kinh tế đêm; sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; sản phẩm du lịch đường
thủy; sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, MICE… Ngoài ra, phát triển du lịch còn cần sự
chung tay của những ngành khác nên việc tập trung nguồn vốn nguồn nhân lực và sự
chung tay là vô cùng cần thiết,… Thế nhưng với những lợi thế sẵn có và lòng hiếu khách
của người dân Việt Nam, trong những năm tới đây khi dịch bệnh qua đi thì ngành du lịch
sẽ lại vươn lên phát triển một cách rất mạnh mẽ, Đà Nẵng hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn lên
trở thành điểm du lịch hàng đầu cả nước.
VII, Các sản phẩm du lịch chủ yếu.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng
biển,đảo. Các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
1. Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo

Vùng duyên hải Nam Trung bộ với chiều dài bờ biển khoảng 1.161 km với nhiều bờ
biển, hòn đảo đẹp cùng với những giá trị đa dạng, đặc sắc về cảnh quan với bãi tắm đẹp,
khung cảnh hấp dẫn, nên thơ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Sự kết hợp hài
hòa giữa biển và núi đã tạo cho vùng nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ, những bờ biển
đẹp như Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và
nhiều suối nước nóng, suối bùn khoáng. Ngoài ra, vùng còn có nhiều đảo đá lớn, nhỏ như
bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) được xếp vào danh sách rừng cấm với cảnh đẹp và thảm
động thực vật phong phú, cù lao Chàm (Quảng Nam) khu vực dự trữ tự nhiên có diện tích
1.535ha và nhiều danh thắng khác như Hòn Ông Căn (Bình Định), Hòn Nội (Khánh
Hòa), Phú Quý (Bình Thuận)... Ngoài ra, có hai quần đảo khá nổi tiếng là quần đảo
Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa (Đà Nẵng). Những vịnh đẹp của vùng là Dung
Quất (Quảng Ngãi), Đại Lãnh Vân Phong (Khánh Hòa).
Có thể nói rằng, du lịch biển đảo chính là thế mạnh của vùng duyên hải Nam Trung
bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. 
2. Du lịch thể thao biển, đảo

Được thiên nhiên ban tặng cho một hệ thống bãi biển đẹp với kiều kiện khí hậu khá
lý tưởng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có cơ sở để phát triển các trung tâm thể thao,
giải trí biển theo đặc trưng riêng của từng địa phương. Với lợi thế của mình, các hoạt
động thể thao trên bãi biển có thể được tổ chức như bóng chuyền bãi biển, bóng đá, bóng
ném bãi biển (KDL Phan Thiết, Mũi Né), hay Du lịch thể thao mạo hiểm: lặn biển với

26
ống thở, lướt ván, mô tô nước, đua thuyền buồm, lướt ván buồm, lướt ván diều, dù kéo,
khinh khí cầu và các hoạt động teambuilding (KDL PHương Mai, Bình Định). Mặt khác,
quy hoạch phát triển một cách hợp lý, các bãi cát và cồn cát ven biển trong vùng gắn với
các hình thái địa hình đặc trưng khác tại vùng bờ biển sẽ là những cảnh quan thiên nhiên
thú vị, có sức hấp dẫn mạnh để phát triển thành các khu du lịch và khu vui chơi giải trí
không chỉ đối với thị trường trong nước mà đặc biệt đối với thị trường nước ngoài.. Kết
hợp với rất nhiều các cuộc thi thể thao quốc tế và trong khu vực, điều này rất thu hút du
khách quốc tế.
3. Du lịch di sản và đặc trưng văn hóa khu vực

Đến với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ  do đặc điểm cấu tạo khá phức tạp giữa miền
núi, đồng bằng và miền biển, sự kết hợp tạo ra những không gian văn hóa đặc trưng của
biển đảo, văn hóa duyên hải, đồng bằng và miền núi trung du. Nét văn hóa đặc trưng của
người dân bản địa (Katu, Raglai, Xêđăng, Giẻ – Triêng, Hrê, Bana, Chăm,…) bên cạnh
những đô thị sầm uất với sự giao lưu văn hóa đa dạng cũng thu hút khách du lịch trong
các sản phẩm tìm hiểu về cộng đồng. Di tích lịch sử văn hóa đa dạng, phân bố ở hầu hết
các tỉnh trong vùng. Điển hình, 2 quần thể di tích đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới đó là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được coi là
điểm trọng tâm phát triển du lịch văn hóa của Vùng. Các hệ thống bảo tàng, các festival,
các hệ thống lễ hội du lịch truyền thống và hiện đại được thường xuyên tổ chức ở nhiều
địa phương trong vùng tất cả đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa riêng có của
mỗi địa phương và nét đặc thù cho du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe

Những năm gần đây, khách du lịch không chỉ đi du lịch với mục đích thưởng thức,
tham quan cảnh đẹp, một nhu cầu tiềm ẩn và đang được rất nhiều người quan tâm đó là
chăm sóc sức khỏe. Các sản phẩm nghỉ dưỡng suối khoáng và chăm sóc sức khỏe ngoài
việc tổ chức các hoạt động động ngâm, tắm trong khu vực tại các nguồn nước khoáng có
chứa nhiều nguyên tố khoáng chất có ích, có tác dụng chữa bệnh và phục hồi cơ thể được
phát triển tại các khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng ( Khu sinh thái Phú Ninh, khu nghỉ
dưỡng suối khoáng nóng I- resort, Tháp Bà Trăm Trứng). Bên cạnh đó, một sản phẩm rất
được khách du lịch ưa thích đó là các dạng bùn khoáng được sử dụng trong các liệu pháp
chườm đắp, ngâm, vùi cũng rất có tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. 
5. Du lịch đô thị, du lịch MICE

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ với chuỗi đô thị: Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang… Phần lớn các đô thị đều có lịch sử hình thành và

27
phát triển với lối sống văn hóa đô thị lâu đời. Văn hóa đô thị ở trong vùng duyên hải miền
Trung có tính chất đặc thù, khác với văn hóa đô thị ở các đô thị lớn và có mối quan hệ
chặt chẽ với những tầng văn hóa khác ở trong vùng. Với lợi thế của một trung tâm nghỉ
dưỡng mang tầm cỡ quốc tế của cả nước, khu vực này cũng có những lợi thế trong các
hoạt động du lịch sự kiện, du lịch MICE.
Ngoài những loại hình du lịch đã khẳng định được vị trí, hiện nay với những nhu cầu
mới xuất hiện trong tiêu dùng du lịch, những hình thức du lịch sáng tạo như làng bích họa
Ghềnh Yến (Bình Sơn, Quảng Ngãi), Làng Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam)…, các
phòng tranh 3Đ, triển lãm nghệ thuật, trải nghiệm cùng các thiết bị công nghệ đặc trưng
( Đà Nẵng, Nha Trang…); trải nghiệm thành phố với các phương tiện mới (xem bus hai
tầng, xe thô sơ…) hay Du lịch gắn với phim trường, điện ảnh (Phú Yên, Bình Thuận…)
gắn liền với những trải nghiệm thực tế tại địa địa phương cũng đang gia tăng mạnh đặc
biệt đối với thị trường khách trẻ tuổi. Những hình thức du lịch mới này đòi hỏi có sự đổi
mới trong hình thức thể hiện, gắn kết với sự phát triển của công nghệ.
Với nhiều bờ biển, kỳ quan thắng cảnh hùng vĩ, các di tích lịch sử, các khu sinh thái,
khu nghỉ dưỡng, cùng với các nền văn hóa, Duyên hải Nam Trung Bộ đã tập trung phát
triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch di sản và đặc trưng văn hóa khu vực (Phố cổ
Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn), du lịch sinh thái (Quảng Nam, Nha Trang, Ninh Thuận),
vui chơi giải trí, thể thao (Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa,...), lễ hội (Khánh Hòa, Bình
Đinh,..), tâm linh (Quảng Nam, Đà Nẵng,...) , chữa bệnh (Quảng Nam, Nha Trang,..), du
lịch đô thị và du lịch MICE (Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy
Hòa, Nha Trang…).

C. KẾT LUẬN
Ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng
được cải thiện kéo theo những nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống thì ngành du lịch
được coi là một ngành mũi nhọn, chiếm một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh
tế đất nước trong tương lai gần. Tận dụng tối đa những điểm mạnh như: nhiều danh lam
thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, nét văn hóa truyền thống đặc sắc,
mức chi phí du lịch tương đối hợp lý...  duyên hải Nam Trung Bộ đang ngày một đẩy
mạnh các hoạt động về du lịch, góp phần xây dựng cho nền du lịch và cả nền kinh tế của
Việt Nam ngày càng phát triển và hùng mạnh hơn. Tuy rằng những năm gần đây, du lịch
của nước ta nói chung và duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng
nề từ dịch bệnh covid19, khiến chất lượng du lịch và số lượng du khách đến tham quan
sụt giảm nghiêm trọng, thế nhưng, với những chỉ đạo đúng đắn của nhà nước cũng như

28
sự chung tay đẩy lùi dịch bệnh của toàn dân thì trong tương lai không xa, nền du lịch nơi
đây  sẽ được mở cửa trở lại và sẽ phát triển hơn bao giờ hết. 

-HẾT-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, năm 2007, Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản giáo
dục 

2. Nguyễn Minh Tuệ ( chủ biên), năm 2010 “Địa lý du lịch Việt Nam”, , Nxb giáo dục
Việt Nam

3. Trần Đức Thanh (chủ biên), năm 2017, Giáo trình Địa lí du lịch, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội

4. “ Bản đồ các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2022”,


https://bandovietnam.com.vn/ban-do-nam-trung-bo (1/3/2022)

5.“Bình Thuận – điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam”


http://dulichvietnam.org.vn/d1337/binh-thuan--diem-sang-tren-ban-do-du-lich-viet-
nam.html (15/3/2022)

6. “ Bình Thuận: Doanh thu du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”
https://vtv.vn/vtv9/binh-thuan-doanh-thu-du-lich-van-chua-tuong-xung-voi-tiem-nang-
20190719091212968.htm (15/3/2022)

7. Diệu Anh, “Phát huy di sản văn hóa Duyên hải Nam Trung Bộ”,
https://baophuyen.vn/93/125097/phat-huy-di-san-van-hoa-duyen-hai-nam-trung-bo.html
(15/3/2022)

29
8. “Đà Nẵng – nơi hội tụ của tiềm năng du lịch” https://danangfantasticity.com/amp/tin-
tuc/da-nang-noi-hoi-tu-cua-tiem-nang-du-lich.html (15/3/2022)

9. Hà Thái, “Một số đề xuất phát triển sản phẩm đặc thù vung Duyên hải Nam Trung Bộ”
http://itdr.org.vn/san-pham-du-lich-dac-thu-vung-duyen-hai-nam-trung-bo (15/3/2022)

10. “Kinh ngiệm du lịch Mũi Né tự túc, thẳng tiến biển xanh đầy nắng gió”
https://momo.vn/blog/kinh-nghiem-du-lich-mui-ne-c101dt240 (15/3/2022)

11. Lưu Hương, “Đà Nẵng: Khẩn trương phục hồi du lịch” https://baochinhphu.vn/da-
nang-khan-truong-phuc-hoi-du-lich-102220216185304029.htm (15/3/2022)

12. Nguyễn Thị Huyền, “Điều kiện tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”
https://luathoangphi.vn/dieu-kien-tu-nhien-vung-duyen-hai-nam-trung-bo/ (15/3/2022)

13. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trương Thị Lan Hương, Tạp chí du lịch tháng 6/ 2016,
“Đánh giá tiềm năng du lịch Nam Trung Bộ”,  http://vtr.org.vn/tapchidulichnetvn/tiem-
nang-du-lich-nam-trung-bo (8/3/2022)

14. Ngô Thị Thu Hương, “Văn hóa biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”,
http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576365417f8b9a1ec78b4573.pdf (15/3/2022)

15. Thành Nguyễn, “Phát triển du lịch bền vững”


https://baokhanhhoa.vn/du-lich/202007/chao-mung-dai-hoi-dang-bo-thanh-pho-nha-
trang-lan-thu-xvii-nhiem-ky-2020-2025-phat-trien-du-lich-ben-vung-8172533/
(15/3/2022)

16. “Tổng quan vung du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ”,
https://123docz.net//document/4398313-tong-quan-vung-du-lich-duyen-hai-nam-trung-
bo-mon-dia-ly-va-tai-nguyen-du-lich-viet-nam.htm (1/3/2022)

30

You might also like