You are on page 1of 50

CÁC CƠ QUAN, TẾ BÀO

THAM GIA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH


1. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG MD
• Kết quả của sự hoạt động và hợp tác của nhiều cơ quan,
tổ chức và tế bào khác nhau trong cơ thể, chúng tạo
nên một hệ thống miễn dịch
Cơ quan lympho
trung ương

Cơ quan lympho
ngoại vi
1.1. Cơ quan lympho trung ương

• Nơi sinh ra các tế bào gốc miễn dịch


• Nơi tăng trưởng, biệt hóa chúng
• Huấn luyện khả năng nhận biết
• Không cần sự có mặt của kháng nguyên lạ
Cấu tạo tuyến ức (Thymus)
- Vị trí: Tuyến ức nằm
sau xương ức, ở phía
trên và trước trung thất.
- Đại thể: gồm 2 thùy
lớn, nối nhau bởi 1 eo ở
giữa, thùy chia làm
nhiều tiểu thùy (đơn vị
cấu trúc tuyến ức).
Cấu tạo tuyến ức
- Mỗi tiểu thùy có vùng vỏ phía ngoài, vùng tủy bên trong.
- Vi thể:
 Vùng vỏ: tiền thân tế bào T (Thymo bào), nơi lympho T
phải biểu lộ được TCR (T Cell Receptor). Đại thực bào,
dendritic cell (tế bào hình sao).
 Vùng tủy: Cấu trúc Hasal, nơi biệt hóa lympho T
Chức năng tuyến ức
- Giúp cho sự tăng trưởng, biệt hóa và trưởng thành của
các tế bào lympho T.
- 90-95% lympho T chưa trưởng thành bị loại bỏ ở tuyến
ức.
- Lympho T đáp ứng chọn lọc sẽ đến khu trú tại các cơ
quan lympho ngoại vi
Tủy xương (bone marrow)
- Thời kỳ phôi thai, tiền thân lympho bào B (Bursa) xuất
hiện đầu tiên là ở gan, kế đó là tủy xương.
- Biệt hóa thành các tế bào chín với sự xuất hiện của một
số dấu ấn bề mặt như Ig, thụ thể Fc… rồi đi vào máu,
đến các cơ quan lympho ngoại vi
1.2. Cơ quan lympho ngoại vi
- Cấu trúc rõ rệt như lách, hạch bạch huyết
- Là những đám lympho bào nằm xen kẽ trong các tổ
chức như mảng payer ở ruột thừa.
- Tổ chức lympho nằm dưới niêm mạc đường tiêu hóa,
đường hô hấp, đường niệu sinh dục…
1.2. Cơ quan lympho ngoại vi
 Bắt giữ các kháng nguyên lạ.
 Nơi sản xuất ra các kháng thể và các tế bào lympho T
hiệu ứng đặc hiệu kháng nguyên.
LÁCH (spleen)
- Là cơ quan lympho ngoại vi lớn nhất.
- Nhu mô chia làm 2 vùng:
 Tủy đỏ: chiếm 4/5 khối lượng lách, chứa Hồng cầu.
 Tủy trắng: Vùng nang chứa lympho B, vùng quanh các
tiểu động mạch chưa lympho T.
- lympho B chiếm 50% và lympho T chiếm 30 – 40% các tế
bào lympho.
Chức năng miễn dịch
- Nơi tập trung KN, đặc biệt là KN xâm nhập đường máu.

Giữ lại các Đưa vào tủy


Bắt KN
xoang tủy đỏ trắng
HẠCH BẠCH HUYẾT
(lymph nodes)
- Kích thước 10 x 6 x 3 mm.
- Tạo thành chùm hạch nằm rải rác khắp cơ thể, dọc
đường đi của mạch bạch huyết.
- Lympho bào được đưa vào tuần hoàn chung từ bạch
mạch lớn tới ống ngực và vào tĩnh mạch dưới đòn.
 Vùng vỏ nông: chưa lympho B, tập trung thành nang,
nang thành trung tâm mầm khi có KN kích thích.
 Vùng vỏ sâu (cận vỏ): Lympho T và các Đại thực bào.
 Vùng tủy có lympho T và tương bào.
Mô lympho không có vỏ bọc
Là các tổ chức lympho không có vỏ liên kết bao bọc, nằm
dưới niêm mạc của đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường
tiết niệu sinh dục và tuyến hạnh nhân quanh vùng họng
miệng.
SỰ TUẦN HOÀN CÁC LYMPHO BÀO
- Tác nhân xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường.
- 1% lympho tuần hoàn trong máu.
- Không có tác nhân: chết sau 2-3 ngày.
- Có tác nhân: 120-140 ngày.
- Chu kỳ tuần hoàn 1-2 ngày.
2. Nguồn gốc các tế bào tham gia
miễn dịch
- Từ tế bào gốc vạn năng hình thành 2 dòng tế bào:
 Tiền thân dòng lympho
 Tiền thân dòng tủy
CÁC TẾ BÀO MD DÒNG LYMPHO
 Tế bào NK (Natura killer): tế bào diệt tự nhiên.
 Tế bào lympho T.
 Tế bào lympho B.
TẾ BÀO NK
• Về hình thái
 Tế bào đơn nhân, to, có hạt.
 Không có dấu ấn đặc thù của tế bào B, hoặc tế bào T.
• Về chức năng:
 Nhận diện và tiêu hủy một số tế bào nhiễm siêu vi, tế
bào ung thư.
 Tiêu diệt tế bào đích theo cơ chế gây độc, phụ thuộc vào
kháng thể
CÁC TẾ BÀO LYMPHO T
Nguồn gốc: từ tủy xương
Sự tăng trưởng ở tuyến ức:
1. (Thymo bào) đến vùng vỏ của tuyến ức.
2. Nguyên lympho bào và di chuyển vào vùng vỏ sâu.
3. Lympho bào chưa trưởng thành và đi vào vùng tủy.
4. Biệt hóa để trở thành những tế bào lympho T trưởng
thành đi vào tuần hoàn.
Các thành phần hỗ trợ lympho T trưởng thành:
 Tế bào nurse (Nurse cell): Vùng vỏ, giúp thymo bào
tăng sinh và biến đổi thành các nguyên lympho bào.
 Tế bào biểu mô bạch tuộc (Dendritic epithelial cells):
Vùng vỏ sâu, giúp nguyên lympho bào thành lympho
chưa trưởng thành.
 Mạng liên bào: Vùng tủy, giúp lympho chưa trưởng
thành biệt hóa để trở thành những tế bào lympho T
trưởng thành
Vai trò của các TCR:
 Nhận biết các giai đoạn biệt hóa này dựa vào các dấu ấn
TCR (T Cell Receptor), là dấu ấn quan trọng của tế bào T.
 T CD4+ chỉ nhận trình diện KN do HLA lớp II trình diện.
 T CD8+ chỉ nhận diện KN trình diện do HLA lớp I.
Sự giáo dục, chọn lọc tế bào lympho T tại tuyến ức
Mục đích:
 Khả năng nhận diện và phản ứng đối với các KN lạ.
 Không được phản ứng với các KN của bản thân.
Bước 1: Chọn lọc dương tính
(positive selection)
- Nơi diễn ra: Vùng vỏ tuyến ức.
- Mục tiêu: tế bào T phải nhận diện được kháng nguyên
hòa hợp mô của bản thân mới được tăng sinh.
- Nếu không đạt mục tiêu: chết theo chương trình.
- Kết quả: Giúp lympho T nhận diện được các KN hòa
hợp mô của bản thân.
Bước 2: chọn lọc âm tính
(negative selection)
- Nơi diễn ra: Vùng tủy tuyến ức.
- Mục tiêu: loại bỏ tế bào T nhận diện được kháng
nguyên của bản thân trình diện trên KN hòa hợp mô
cũng của bản thân.
- Nếu không đạt mục tiêu: chết hoặc bất hoạt
- Kết quả: Giúp lympho T nhận diện được các KN của
bản thân.
TẾ BÀO LYMPHO B
Nguồn gốc: Từ tủy xương.
Sự tăng trưởng, biệt hóa:
 Giai đoạn biệt hóa không phụ thuộc kháng nguyên xảy
ra trong tủy xương.
 Giai đoạn biệt hóa phụ thuộc kháng nguyên xãy ra tại cơ
quan lympho ngoại vi.
Biệt hóa không phụ thuộc KN
• Xảy ra tại tủy xương.
• Không cần tiếp xúc với KN lạ.
• Lympho B chưa trưởng thành: Chỉ mới hình thành sIgM,
có thể bị bất hoạt khi tiếp xúc với KN.
• Lympho B trưởng thành: Xuất hiện thêm sIgD.
• Igαß: truyền tín hiệu từ sIg được kích thích bởi kháng
nguyên vào tế bào.
• Cụm sIg-Igαß được gọi là B receptor.
Biệt hóa phụ thuộc KN
• Xảy ra tại cơ quan lympho ngoại vi.
• Gặp KN tương ứng.
• Nhận tính hiệu giúp đỡ từ tế bào Th.
• Kết quả: Hình thành tương bào sx KT và tế bào B nhớ.
Một số dấu ấn của tế bào B
 sIg: surface immoglobulin.
 FcR: phân tử CD16, là thụ thể của phần Fc của IgG.
 Thụ thể với Epstein Barr Virus hay phân tử CD21: EBV có
thể gắn và làm cho tế bào B trở thành bất tử.
 Phân tử hòa hợp mô lớp II (MHC lớp II): phân tử này
thường trực trên tế bào B.
Câu hỏi 1: Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
là?
a. Tế bào mầm ở tủy xương
b. Các đơn nhân thực bào
c. Các lympho bào
d. Tế bào mast
e. Tế bào NK
Câu 2: Tế bào tham gia đáp ứng MD không đặc hiệu là?
a. Tế bào mast
b. Bạch cầu ái kiềm
c. Tương bào
d. Bạch cầu Neutrophil
Câu 3: Tế bào lympho T có đặc điểm sau?
a. Được biệt hóa ở tuyến ức.
b. Có Ig bề mặt.
c. Có TCR
d. Có dấu ấn CD4 hoặc CD8
Câu 4: Tế bào lympho B có đặc điểm sau?
a. Có phân tử MHC lớp II trên bề mặt
b. Có nhiều ở lớp vỏ nông của hạch bạch huyết
c. Có nhiều ở lớp vỏ sâu của hạch bạch huyết
d. Có thụ thể với Fc ở bề mặt
Câu 5: Đặc điểm của tương bào là?
a. Tế bào trực tiếp sản xuất kháng thể
b. Có sIg bề mặt
c. Được biệt hóa từ lympho B.
d. Được biệt hóa từ lympho T.
e. Có trí nhớ miễn dịch.

You might also like