You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2022 – 2023

MÔN SINH HỌC 9


A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con, cháu được
gọi là:
A. di truyền. B. biến dị.
C. đột biến. D. thường biến.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Men đen là:
A. Đậu tương. B. Ruồi giấm.
C. Lúa. D. Đậu Hà Lan.
Câu 3.Thế hệ F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen có đặc trưng là:
A. Thuần chủng. C. Đồng tính về tính trạng trội.
B. Phân tính D. Đồng tính về tính trạng lặn
Câu 4.Thế hệ F2 trong lai một cặp tính trạng của Men Đen có đặc trưng là gì:
A. Đều đồng tính. B. Phân tính kiểu hình 1: 1
C. Phân tính kiểu hình 3: 1 D. Tỉ lệ kiểu gen là: 1Aa: 1aa
Câu 5: Trong thí nghiệm lai phân tích 1 cặp tính trạng của Menđen,nếu kết quả của phép lai
đồng tính thì:
A. cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử.
B. cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử.
C. cá thể mang tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử.
D. cá thể mang tính trạng lặn có kiểu gen đồng dị tử
Câu 6: Theo quy luật phân li, khi lai một cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng
thì F1 sẽ đồng tính và F2 phân tính theo tỉ lệ:
A. 1 trội : 1 lặn. B. 2 trội : 1 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn.. D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 7: Theo quy luật phân li của Menđen, cá thể có kiểu gen Aa khi giảm phân sẽ tạo ra:
A. 1 loại giao tử mang alen A       
B. 1 loại giao tử mang alen a       
C. 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1A : 1a.       
D. 2 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau 2A : 1a.       
Câu 8. Tính trạng được biểu hiện ở F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen gọi
là:
A. Tính trạng trội. B. Tính trạng trung gian.
C. Tính trạng lặn. D. Tính trạng tương ứng.
Câu 9. Tính trạng đến F2 mới biểu hiện trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen gọi
là:
A. Tính trạng trội. B. Tính trạng lặn.
C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng tương ứng
Câu 10: Khi lai phân tích 1 cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp, di truyền độc lập thì kết quả đời con
thu được sẽ như thế nào? 
A. 3:1:3:1. B. 1:2:1:2.
C. 9:3:3:1. D. 1:1:1:1.
Câu 11: Số lượng NST, trong bộ NST lưỡng bội của người là:
A. 2n = 40.       B. 2n = 48. C. 2n = 46.       D. 2n = 23.
Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ ….: “Mỗi cặp NST tương đồng gồm có …… giống nhau về
hình dạng, kích thước, trình tự phân bố của các gen trên NST, trong đó 1 NST có nguồn gốc từ
bố và 1 NST có nguồn gốc từ mẹ”.
A. 1 NST độc lập. B. 2 NST độc lập.
C. 1 cromatit. D. 2 cromatiit.
Câu 13: Trong quá trình nguyên phân, các NST kép có xoắn cực đại và sắp xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tại kì nào?
A. Kì đầu       B. Kì giữa
C. Kì sau       D. Kì cuối
Câu 14: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì cuối I. Tế bào đó có bao
nhiêu NST trong tế bào?
A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép.
C. 4 NST đơn. D. 4 NST kép.
Câu 15. Cho cà chua thân cao ( DD) là trội lai với cà chua thân lùn (dd) là lặn. Tỉ lệ kiểu gen ở
F2 là bao nhiêu?
A. 1DD: 1dd B. 1DD: 2Dd: 1dd
C. 1Dd: 2Dd: 1dd D. 1Dd : 1dd
Câu 16. Trong quá trình nguyên phân, các NST kép có xoắn cực đại và sắp xếp thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tại kì nào?
A. Kì đầu       B. Kì giữa
C. Kì sau       D. Kì cuối
Câu 17. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau I. Tế bào đó có bao nhiêu
NST trong tế bào?
A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép.
C. 16 NST đơn. D. 16 NST kép.
Câu 18: Trong quá trình phát sinh giao tử đực, 1 tinh bào bậc 1 có thể tạo ra bao nhiêu tinh
trùng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Cặp NST giới tính ở loài mèo là:
A. Con cái là XX; con đực là Y B. Con cái là X; con đực là XY
C. Con cái là XX; con đực là XY D. Con cái là X; con đực là Y.
Câu 20: Phân tử ADN được cấu tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào?
A. C, H, O, N, P B. Ca, H, O, N, P
C. C, H, O, N, S D. C, H, O, Na, P
Câu 21. Trong thí nghiệm của Moocgan, kết quả của phép lai phân tích ruồi giấm thân
xám,cánh dài của F1 như thế nào?
A. 100% thâm xám, cánh dài.
B. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt.
C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt
D. 100% thâm đen, cánh cụt.
Câu 22. Loại nucleotit nào sau đây không có trong cấu trúc của phân tử ADN?
A. G B. T C. U D. X
Câu 23: Trong cấu trúc của phân tử ADN, nucleotit loại A luôn liên kết với nucleotit loại T bằng
2 liên kết hidro; nucleotit loại G luôn liên kết với nucleotit loại X bằng 3 liên kết hidro và ngược
lại, nguyên tắc đó
A. Nguyên tắc cặp đôi B. Nguyên tắc bán bảo toàn
C. Nguyên tắc bổ sung D. Nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 24: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là:
A. di truyền. B. biến dị.
C. đột biến. D. thường biến.
Câu 25: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Moocgan là gì?
A. Cây đậu Hà Lan. B. Con ruồi giấm.
C. Cây lúa. D. Con tằm.
Câu 26. Trong quá trình nguyên phân, các NST kép chẻ dọc tại tâm động,phân li về 2 cực của tê
bào tại kì nào?
A. Kì đầu       B. Kì giữa
C. Kì sau       D. Kì cuối
Câu 27. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa II. Tế bào đó có bao
nhiêu NST trong tế bào?
A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép.
C. 4 NST đơn. D. 4 NST kép.
Câu 28. Dòng thuần là gì ?
A. Là dòng có kiểu hình đồng nhất.
B. Là dòng có kiểu hình lặn đồng nhất.
C. Là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau sinh ra giống hệ trước.
D. Là dòng có kiểu hình trội đồng nhất.
Câu 29: Bản chất của quy luật phân li của Menđen là:
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
B. nếu P thuần chủng thì F1 đồng tính; còn F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. sự phân đồng đều của các tính trạng trội trong các phép lai .
D. sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 30: Một cơ thể có kiểu gen AABbccDdEe khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao
tử khác nhau?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 31: Các kiểu gen nào sau đây là thể dị hợp?
A. AA và Aa .        B. Aa và aa.
C. Aa và Bb.        D. AA và aa.
Câu 32:Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho các cơ thể lai F 1 tự thụ
phấn thì kết quả lai ở thế hệ F2 thu được như thế nào? 
A. 1:1:1:1. B. 1:2:1:2.
C. 9:3:3:1. D. 3:3:1:1.
Câu 33. Khái niệm nào sau đây là biến dị tổ hợp :
A. Do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P xuất
hiện các biến dị tổ hợp.
B. Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P
làm xuất hiện kiểu hình khác P. Kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.
C. Kiểu hình vàng, nhăn, xanh trơn những kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
D. Bên cạnh kiểu hình giống P. Còn kiểu hình khác P gọi là biến dị tổ hợp
Câu 34: Ở người, có bộ NST lưỡng bội 2n = 46, số lượng NST trong mỗi tế bào của cơ thể tại kì
sau của nguyên phân là:
A. 2n = 46.       B. 4n = 96. C. n = 23.       D. 4n = 92.
Câu 35: Ở những loài nào sau đây, con cái mang cặp NST giới XY và con đực mang cặp NST
giới tính là XX?
A. Người, ruồi giấm, gà. B. Người, ruồi giấm, thỏ.
C. Con cóc, con tằm, gà D. Người, chim sẻ, gà.
Câu 36: Trong quá trình nguyên phân, các NST kép bắt đầu co xoắn tại kì nào?
A. Kì đầu       B. Kì giữa
C. Kì sau       D. Kì cuối
Câu 37: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa II. Tế bào đó có bao
nhiêu NST trong tế bào?
A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép.
C. 4 NST đơn. D. 4 NST kép.
Câu 38: Trong quá trình phát sinh giao tử cái, 1 noãn bào bậc 1 có thể tạo ra bao nhiêu tế bào
trứng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Ở lúa, có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, số nhóm gen liên kết ở lúa là bao nhiêu?
A. 48. B. 24. C. 12. D. 6.
Câu 40: ADN là 1 đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với mỗi đơn phân
là 1 nucleotit và có 4 loại nucleotit là:
A. A,B,T,G B. A,T,G,X C. A,U,G,X D. A,C,T,X
Câu 41: Liên kết của các nucleotit giữa 2 mạch đơn trong phân tử ADN là:
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết hidrô
C. liên kết ion D. liên kết van-đec-van
Câu 42. Cặp tính trạng tương phản là gì ?
A. Là hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng.
B. Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
C. Là hai tính trạng khác nhau.
D. Là hai tính trạng khác loại.

B.TỰ LUẬN
Câu 1.
a. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau:
3’- T – A– G – X – X – A – T – A – X- 5’
Viết trình tự nucleotit trên mạch còn lại của phân tử ADN.
b. Một phân tử ADN có tổng số là 2000 nucleotit, trong đó có 600 nucleotit loại A. Tính số
nucleotit mỗi loại của phân tử ADN trên.
Câu 2.
a. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau:
5’- G – A– T – X – T – G – T – A – G- 3’
Viết trình tự nucleotit trên mạch còn lại của phân tử ADN.
b. Một phân tử ADN có tổng số là 3600 nucleotit, trong đó có 800 nucleotit loại A. Tính số
nucleotit mỗi loại của phân tử ADN trên.
Câu 3:
a. Hãy giải thích cơ chế sinh con trai,con gái ở người bằng cơ chế nhiễm sắc thể xác định
giới tính? Người mẹ quyết định việc sinh con trai,con gái là đúng hay sai?
b. Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ giới tính của vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa như
thế nào trong thực tiễn.
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a).
a) Cho cây đậu thân cao lai với cây thân thấp thu được kết quả như thế nào?
b) Khi cho 3 cây đậu thân cao tự thụ phấn thu được tỉ lệ kiểu hình chung ở đời con là 5
thân cao: 1 thân thấp. Xác định kiểu gen và số lượng tương ứng với từng kiểu gen của 3 cây thân
cao đem tự thụ phấn nói trên. Viết sơ đồ lai chứng minh.
Câu 5. Ở chuột, lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen. Cho giao phối chuột đực lông xám
với chuột cái lông đen sinh ra chuột con lông đen.
a) Xác định kiểu gen của chuột đực và cái đem lai ?
b) Giả sử cho tất cả chuột con sinh ra từ phép lai trên tạp giao với nhau và số chuột con
sinh ra ở mỗi cặp lai đều như nhau thì tỷ lệ kiểu hình ở F2 của tất cả chuột con là bao nhiêu ?
Câu 6. Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

You might also like