You are on page 1of 7

Bài giới thiệu

BÈO
TẤM

JANUARY 5

Authored by: BLUEBIO

1
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Tên nhóm: BLUEBIO
Thành viên nhóm: MSSV:
-Hà Cẩm Thùy 22180197
-Lê Nguyễn Ái Vy 22180233
-Huỳnh Mai Phương 22180157
-Ngô Thảo Uyên 22180222
-Trương Ngọc Quý 22180165
-Phan Ngọc Trúc Quân 22180162

 VẤN ĐỀ ĐẶT RA: Hiện nay, dân số thế giới đang tăng nhanh và dự kiến sẽ
đạt 9 tỷ người vào năm 2050. Nhu cầu thịt động vật càng lớn thì ngành
chăn nuôi phải càng tăng gia sản xuất để tăng sản lượng thịt đáp ứng nhu
cầu ấy. Nhưng tác động của việc chăn nuôi lên môi trường sẽ để lại hậu
quả nghiêm trọng. Vì vậy thịt được chiết suất từ protein thực vật đang tạo
nên cơn sốt để giải quyết bài toán thiếu hụt protein và ô nhiễm môi trường
do dân số và chăn nuôi.
 Ý TƯỞNG ĐỀ XUẤT: Chiết xuất protein từ bèo tấm tạo nên thịt thực vật.
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
-Phương pháp phân tích hàm lượng protein trong bèo tấm? Độ tinh sạch
của protein?
-Các thông số của bèo tấm ảnh hưởng đến quá trình trích ly protein.

 Phương pháp phân tích hàm lượng protein trong bèo tấm:
Hàm lượng Protein được xác định thông qua hàm lượng Nitơ có trong mẫu
Bèo tấm. Hàm lượng được xác định thông qua các công thức sau:

2
 Độ tinh sạch của protein:
Là phần trăm giữa hàm lượng protein so với hàm lượng chất khô có trong
dịch trích. Trong đó, hàm lượng chất khô được xác định theo phương pháp
sấy đến khối lượng không đổi ở 105 độ C theo TCVN 1861:2001. Từ nồng
độ protein có trong dịch trích (mg/mL) và nồng độ chất khô của dịch trích
(%) khi xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.

 Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình trích ly protein
từ bèo tấm:

 Khảo sát ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu:

3
Kết quả thí nghiệm đúng theo nguyên tắc, kích thước nguyên liệu càng nhỏ
thì hiệu suất trích ly càng cao và ngược lại. Nguyên liệu càng được xay nhỏ,
càng làm tăng bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu, từ đó dung môi dễ dàng tấn
công thành tế bào, hòa tan và giải phóng các thành phần protein vào dung
môi trích ly.

 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi:

Theo nguyên tắc, khi tăng nồng độ dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly
tăng do sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần trích ly giữa nguyên
liệu và dung môi càng lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nồng độ NaOH quá cao,
dung môi có tính kiềm, sẽ làm tăng độ nhớt của dịch, do đó làm giảm quá
trình truyền khối.
 Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi:

4
Với cùng một khối lượng nguyên liệu, nếu tăng tỉ lệ dung môi sử dụng thì
hiệu suất trích ly tăng do tăng sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần
trích ly giữa nguyên liệu và nồng độ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng dung môi
quá lớn sẽ làm loãng dịch trích. Khi đó muốn thu nhận sản phẩm trích ly ta
phải thực hiện quá trình cô đặc hay sử dụng các phương pháp khác để tách
bớt dung môi.

 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly:

Đối với quá trình trích ly, nhiệt độ tăng làm các cấu tử chuyển động nhanh
hơn, do đó sự hòa tan và khả năng khuếch tán của các cấu tử từ nguyên liệu
5
vào trong dung môi sẽ tăng. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dung
môi sẽ giảm, dung môi sẽ dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu, làm cho diện
tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi càng lớn và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình trích ly. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trong quá
trình trích ly có thể làm cho protein bắt đầu biến tính, làm giảm hàm lượng
protein tan trong dung môi.

 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly:

Khi trích ly protein bèo tấm ở 55oC trong 15 phút, hiệu suất trích ly có xu
hướng tăng 1,22 lần ở thời gian 45 phút. Độ tinh sạch từ 15 đến 75 phút có xu
hướng tăng và đạt cực đại ở thời gian 75 phút (25,37%). Từ 75 phút, càng
tăng thời gian trích ly, độ tinh sạch càng có xu hướng giảm, nhưng hiệu suất
lại tăng. Hiệu suất trích ly tăng cao nhất trong khoảng 75-105 phút, nhưng ở
ba khoảng thời gian này không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê, tương
ứng với 41,18%, 41,61%, 41,54%.

6
 Tổng thể:

Qua các khảo sát điều kiện đã tìm ra giá trị phù hợp cho quá trình trích ly
protein đạt hiệu suất trích ly và độ tinh sạch protein đạt cực đại là kích
thước nguyên liệu 0,3mm, nồng độ NaOH 1%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi là 1/20, trích ly ở nhiệt độ 55oC trong thời gian cố định 75 phút.

You might also like