You are on page 1of 6

[Document title]

Chuyên đề:
TỨC
A. KHÁI QUÁT
NƯỚC Ngô Tất Tố

1. Tác giả (1893- 1954)


- Vị trí: là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945
- Con người: am hiểu văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, là học giả thông tuệ
về văn chương, học thuật và sáng tác.
- Tác phẩm: Tắt đèn, Lều chõng
2. Tác phẩm “Tắt đèn”
- Thể loại: tiểu thuyết
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Lần đầu đăng báo vào 1937, in thành sách năm 1939.
+ Bối cảnh: xã hội thực dân nửa phong kiến
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Cấu trúc: gồm có XXVII chương
- Giá trị:
 Hiện thực: phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp nông dân với địa chủ và
phong kiến tay sai cũng như bè lũ thực dân; phản ánh tội ác dã man của bọn thực
dân và phong kiến; tình cảnh bi kịch khốn khổ đến đường cùng của người nông
dân (tình cảnh khốn cùng trong mùa sưu thuế).
 Nhân đạo:
+ Xót xa, thương cảm cho số phận của người nông dân nghèo trong nạn sưu thuế bất công
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân đế quốc và phong kiến tay sai.
+ Khẳng định những phẩm chất (vẻ đẹp) của người nông dân
+ Khát vọng muốn đấu tranh để chống lại áp bức bất công
3. Đoạn trích
Vị trí: đoạn trích thuộc chương 18 trong tiểu thuyết “Tắt đèn” (gồm 27 chương)
Nhan đề đoạn trích: Tức nước vỡ bờ
- “Tức nước vỡ bờ” là thành ngữ dân gian giống như ý nghĩa của các câu: con giun xéo lắm cũng
quằn, già néo thì đứt dây phản ánh một qui luật của tự nhiên nhưng có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc.
+ “Tức”: trạng thái bên trong bị dồn nén đến mức muốn vỡ ra, bung ra
+ Qui luật xã hội: khi bị chèn ép quá, bị đẩy đến đường cùng ắt sẽ phản kháng lại
- Ngô Tất Tố đã mượn qui luận trong tự nhiên để phản ánh qui luật trong xã hội cũng như tác
phẩm của mình. Sự áp bức dã man, trắng trợn của bè lũ tay sai buộc người nông dân phải đứng
dậy để đấu tranh.
[Document title]

- Nhan đề vừa phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong xã hội đồng thời nhà văn như khẳng định: có áp
bức thì có đấu tranh và con đường đấu tranh là con đường duy nhất để tự giải phóng.
- Tóm tắt: Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa
đủ tiền nạp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà lão
hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và
người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu.
Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. Nhưng
chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin
tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng
cự lại. Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. Hắn vẫn
nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai
lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng
tiềm tàng. Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất
khuất.
Nghệ thuật
- Ngòi bút hiện thực, sử dụng chất liệu văn học giàu tính hiện thực sâu sắc.
- Tạo ra tình huống truyện kịch tính tức nước thì ắt vỡ bờ.
- Miêu tả nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, có diễn biến tâm lí, hành động,
ngôn ngữ sống động.
Nội dung
- Bộ mặt tàn bạo của bè lũ phong kiến tay sai
- Tình cảnh khốn khổ của người nông dân
- Vẻ đẹp tính cánh và tâm hồn của người lao động, tinh thần đấu tranh và phản kháng
mạnh mẽ của họ
Đề tài: người nông dân
Chủ đề: tình cảnh khốn khổ của người nông dân trong nạn sưu thuế
B. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
1. Hình tượng nhân vật chị Dậu
- Người nông dân là hình tượng tiêu biểu trong văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng.
Cùng viết về người nông dân nhưng Nam Cao viết về người nông dân bị tha hóa, bị lưu manh hóa phải
chết để bảo vệ nhân tính, Nguyễn Công Hoan viết về người nông dân bị cướp ruộng đất, Ngô Tất Tố lại
lựa chọn đề tài sưu thuế. Nhân vật chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho số phận của người nông dân bị
đẩy đến đường cùng trong mùa sưu thuế. Nhưng ngay trong tăm tối, chị Dậu vẫn ngời sáng những
phẩm chất đáng quý.
a. Chị Dậu điển hình cho số phận khốn khổ của người nông dân trước CMT8
- Hoàn cảnh đáng thương: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”
- Bối cảnh xuất hiện: giữa vụ sưu thuế căng thẳng, gia đình chị bị dồn đến bức đường cùng
điêu linh khốn khổ, tình thế thảm thương nguy cấp:
+ Món nợ sưu thuế chưa trả được, không có cách gì xoay sở thêm.
[Document title]

+ Anh Dậu ốm thập tử nhất sinh


+ Mấy mẹ con nheo nhóc, chưa biết làm gì để thoát khỏi cái đói
+ Quyết định bán chó, bán con mới đủ suất tiền sưu nộp cho anh Dậu để cứu chồng khi bị
đánh đạp ở ngoài đình nhưng nguy cơ anh bị bắt lại và tra tấn vì thiếu tiền nộp thuế thân cho
người em ruột đã chết từ năm ngoái.
 Đặt chị Dậu vào hoàn cảnh đường cùng, bị bóc lột, hành hạ đến tận xương tủy. Tất cả
mọi việc trong nhà một mình chị xoay sở, gánh vác. Nhà văn đã thể hiện thái độ thương
cảm, xót xa cho người phụ nữ nông dân bị đẩy đến đường cùng.
- Trong hoàn cảnh đó, gia đình chị Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng hành hạ dã man:
+ Với ngòi bút hiện thực, bè lũ tay sai hiện ra như một lũ quỷ khát máu, chúng “tay lăm lăm cầm
roi, mắt trợn ngược” quát tháo “Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua”, dọa dỡ nhà, trói cổ anh
Dậu lôi ra đình. Chúng còn “giật phắt cái thừng trong tay người nhà Lí trường, sầm sập đến chỗ
anh Dậu”.
+ Chúng còn đánh chị Dậu: chúng bịch mấy bịch vào ngực chị, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”
 Gia cảnh của chị khốn khổ đến đường cùng, cảnh tượng nhà chị như đang chịu 1 sự tra tấn
dã man từ thời trung cổ. Chúng hiện thân cho những con quỉ dữ khát máu, hành hạ, đánh đập
không nương tay. Đó là hành động của những tên ác thú, những kẻ máu lạnh không còn tình
người và tính người.
 Những câu văn giàu chất hiện thực, tái hiện lại chân thực, đau xót tình cảnh người nông dân
bị đẩy đến đường cùng. Qua đó một mặt ta thấy bản chất của bọn cướp nước và lũ bán nước: đó là
sự độc ác, táng tận lương tâm, mất hết nhân tính. Bởi lẽ, chúng đã chà đạp lên tất cả để bóc lột.
Mỗi lời nói, hành động, việc làm, cử chỉ của chúng đều được nhà văn diễn tả rất đỗi chân thực qua
đó thể hiện sự căm phẫn tột độ với những tên ác thú của tác giả.
Tiểu kết: Qua những trang văn chân thực nhưng tinh tế, sắc sảo của một ngòi bút hiện
thực bậc thầy, Ngô Tất Tố đã vẽ lên chân dung điển hình về số phận khốn khổ của người
nông dân. Hình tượng chị Dậu vì thế vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang tinh thần nhân
đạo sâu sắc.

Nghèo

Nheo
nhóc, bán Chồng
chó, bán đau ốm
con Chị
Dậu

Bị hành
Chịu thuế
hạ, đánh
thân vô lí
đập
[Document title]

b. Chị Dậu – nhân vật điển hình cho phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của người phụ nữ nông dân
Việt Nam
 Trước hết, chị Dậu là người vợ rất mực hiền thảo, một người mẹ giàu tình thương con tha
thiết
- Hành động: Trong lúc anh Dậu nguy kịch, chị đã chăm sóc chu đáo hết lòng, tìm mọi cách để
cứu chồng:
+ Nhờ hàng xóm cho vay gạo về nấu cháo
+ Cháo chín, chị Dậu mang tra giữa nhà, ngả mâm bát múc la liệt. Rồi chị quạt cho chóng
nguội
+ Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm
 Những hành động vừa hoảng hốt lo lắng vừa ân cần, tận tụy chu đáo hết mình vì chồng trong cơn
nguy khốn. Nếu không thương lo, không xót xa, trong hoàn cảnh ấy chị khó có thể chăm sóc chu
đáo đến thế.
- Lời nói: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” rồi cùng cái Tỉu ngồi nhìn
chồng ăn xem có ngon miệng không. Từ hành động đến lời nói đều hết sức dịu dàng, chu đáo
và yêu thương. Lời nói của chị đặt trong hoàn cảnh đối lập với “tiếng trống, tiếng tù và nổi lên”
thúc giục. Đó là những cử chỉ ân ân để an ủi, vỗ về động viên chồng
- Nhẫn nhịn van xin bọn cai lệ vì chồng:
+ Ban đầu là van xin tha thiết, chấp nhận nhún mình chịu đựng, gọi “ông” xưng “cháu”. Đây là
sự nhún mình, nhịn nhục để mong chồng được bình yên.
+ Sau đó cứng cỏi kiên quyết bảo vệ chồng.....

BÀI TẬP

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
[Document title]

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt và nội
dung chính của đoạn trích? (2.0 điểm)

Câu 2. Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò
gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá? (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn
trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do (1.5 điểm)

Câu 4. Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản? Đặt tên nhan đề như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Tìm một số thành ngữ có ý nghĩa tương tự (2.0 điểm)

Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên
tay sai, trong “Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô
gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao. Em có đồng ý với ý kiến ấy không?
Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em. (3.0 điểm)

ĐỀ 2

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lười câu hỏi:


“Khi rón rén bưng bát cháo cho chồng và theo dõi xem chồng có ăn ngon miệng không, khi
hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, nỗi sợ hiện hữu của kẻ bị áp bức phút
chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối
bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ
dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn hay hi sinh.”
Câu 1. Cho biết đoạn trích trên viết về nhân vật nào? Trong văn bản nào và của tác giả nào?
Câu 2. Đặt câu với thán từ bộc lộ cảm xúc của em về nhân vật trên trong đoạn trích, gạch chân
dưới thán từ ấy?
Câu 3. Theo em, sức mạnh nào đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã tên tay sai?
Câu 4. Em hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của nhân vật trên?
Câu 5. Hãy nêu giá trị nhân đạo của đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
[Document title]

Câu 6. Viết đoạn tổng – phân – hợp 12 câu làm rõ nhận định: Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp
của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức phản kháng tiềm tàng,
mạnh mẽ. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với
sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm
thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”
Câu 1. Tìm trường từ vựng chỉ “ bộ phận của con người” và “hoạt động của con người”?
Câu 2. Tìm từ từ tượng thanh, tượng hình và nêu tác dụng?
Câu 3. Cho câu chủ đề: "Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con". Hãy viết thành
đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
Câu 4. Viết bài ngắn khoảng 8 - 10 câu theo cách Diễn dich hoặc Quy nạp nêu cảm nghĩ của
em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

You might also like