You are on page 1of 36

Giảng viên: ThS BS Võ Doãn Tuấn

 1. Nêu ra được các thông tin cơ bản về bệnh


LTQĐTD.
 2. Thực hành tuyên truyền kiến thức bệnh LTQĐTD.
 BỆNH HOA LIỄU (VENEREAL DISEASE: VD)
 BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
(SEXUALLY TRANSMITTED DISEASES: STD)
 NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG
TÌNH DỤC (SEXUALLY TRANSMITTED
INFECTION: STI)
 Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là các
bệnh nhiễm trùng do vi trùng, virus, ký sinh trùng gây
nên, lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ,
qua đường máu và lây từ mẹ sang con.
 Bất kỳ ai đều có thể mắc bệnh LTQĐTD, nếu quan hệ
tình dục không an toàn.
 Theo thống kê, số trường hợp mắc mới các bệnh
LTQĐTD đang gia tăng tại nhiều nơi, đặc biệt là
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
 Trên thế giới ước tính hàng năm có khoảng hơn
300 triệu trường hợp mắc mới bệnh LTQĐTD,
trong đó số trường hợp mắc mới HIV là khoảng 1
triệu người.
 Ở Việt Nam, mỗi năm số trường hợp mắc mới
bệnh LTQĐTD khoảng 100.000-200.000
Không hiểu biết bệnh
Sợ người thân biết

Mắc bệnh LTQĐTD Tự điều trị

Quan hệ tình dục Không khỏi


không an toàn người mang mầm bệnh
 Theo một số báo cáo, trên thế giới bệnh LTQĐTD
có tỷ lệ tăng cao trong nhóm người có hoàn cảnh
đặc biệt như gái mại dâm, người vô gia cư, tù nhân
và công nhân di trú.
 Ở nhóm này, những cản trở về ngôn ngữ, văn hóa,
điều kiện chăm sóc sức khỏe, hạn chế về nguồn tài
chính kết hợp hành vi tình dục không an toàn với
bạn tình nguy cơ cao tạo nên vòng xoắn lây lan
bệnh ở mức đáng kể.
 Người ta ghi nhận rằng các nhóm người dễ mắc
bệnh như là Gái mại dâm, khách làng chơi có
nhiều bạn tình, người phải đi công tác xa vợ hoặc
chồng trong thời gian dài, trẻ gái vị thành niên...
 Những người có hành vi thường xuyên thay đổi
bạn tình, người dùng dụng cụ bi, nhẫn xâu vào bộ
phận sinh dục, người uống rượu hoặc dùng ma túy
trước hoặc trong khi quan hệ tình dục… thường rất
dễ mắc bệnh.
 Lây lan bệnh giữa những người bị bệnh và người
lành  lây sang vợ(chồng),cộng đồng.
 Con đường lây truyền chủ yếu là sự tiếp xúc trực
tiếp giữa bộ phận sinh dục với bộ phận sinh dục,
tuy nhiên sự lây lan từ việc quan hệ ngoài bộ phận
sinh dục cũng cực kỳ nguy hiểm.
 BTLTQĐTD lây truyền qua đường truyền máu, từ
mẹ sang con.
 Việc lây lan bệnh LTQĐTD còn phụ thuộc vào
hành vi của con người khi quan hệ tình dục, người
có nhiều bạn tình dễ bị mắc bệnh LTQĐTD hơn
người có ít bạn tình hoặc chỉ có một bạn tình.
 Mặt khác, khi một người có nhiều bạn tình thì cơ
hội lây truyền cho người khác hơn cũng cao hơn.
Vi trùng Siêu vi trùng (virus) Ký sinh trùng
Xoắn khuẩn giang mai Vi-rút herpes simplex Nấm men Candida
Lậu cầu Vi-rút u mềm lây Trùng roi âm đạo
Chlamydia trachomatis HIV Cái ghẻ
Trực khuẩn hạ cam Vi-rút viêm gan B Rận mu
Ureaplasma urealyticum Vi-rút sùi mào gà

Klebsiella granulomatis

Gardnerella vaginalis

Liên cầu nhóm B

Vi khuẩn kỵ khí âm đạo


Một số Bệnh LTQĐTD thường gặp?
 Lậu
 Giang mai (loét sinh dục và biểu hiện toàn thân)
 Chlamydia trachomatis
 Hạ cam (loét sinh dục)
 Sùi mào gà sinh dục
 Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục)
 HIV
 Nấm Candida albicans
 Trùng roi
 Ngoài lây truyền các đường giữa bộ phận sinh
dục với bộ phận sinh dục, giữa bộ phận sinh dục
và hậu môn hay miệng.
 NTLTQĐTD còn có thể lây truyền qua đường
truyền máu, lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong
lúc mang thai, ở trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ hoặc
lúc cho con bú.
 Việc lây lan NTLTQĐTD phụ thuộc vào hành vi của
con người khi quan hệ tình dục, người có nhiều bạn
tình dễ bị mắc NTLTQĐTD hơn người có ít bạn tình
hoặc chỉ có một bạn tình.
 NTLTQĐTD không chỉ lây lan chủ yếu trong nhóm
người có nhiều bạn tình mà còn lây truyền cho
những người có quan hệ với một bạn tình, mà bạn
tình đã mắc NTLTQĐTD trước đó không được điều
trị.
BLTQĐTD không lây truyền qua việc
 Sử dụng chung phòng vệ sinh.
 Ăn uống chung hoặc ngồi cùng với người
mắc nhiễm trùng.
 Muỗi đốt.
 Đối với nam giới:
 Có giọt mủ ở đầu dương vật.
 Đối với nữ giới:
 Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi.
 Đau bụng dưới.
 Đau khi giao hợp.
 Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
 Đối với cả nam và nữ:
 Bỏng rát và đau khi đi giải.
 Vết loét, mụn nước gần bộ phận sinh dục.
 Sẩn sùi tại bộ phận sinh dục
 Sưng hạch bẹn.
 Ngứa vùng sinh dục.
 Đối với trẻ sơ sinh:
 Dịch mủ rỉ ra ở mắt.
 Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của nhiễm HIV
giống như cảm cúm thông thường nên làm
bệnh nhân không để ý.
 Sau đó người bệnh trải qua một thời gian dài
không có triệu chứng, nhưng nguy cơ lây
nhiễm HIV cho người khác là rất cao.
 Ba tháng sau nhiễm HIV, người bệnh xét
nghiệm máu cho kết quả dương tính.
 Trong giai đoạn này sức chống đỡ của cơ thể
còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn
thấp, người mang HIV hầu như không có triệu
chứng gì biểu hiện ra bên ngoài. Dần xuất hiện
các hạch ngoại biên, sức khỏe giảm sút và dễ
mắc các nhiễm trùng.
 Trảiqua các giai đoạn nhiễm trùng cơ
hội, sức khỏe dần yếu, bệnh chuyển sang
giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV là
AIDS, lúc này hệ thống miễn dịch bị phá
hủy trầm trọng, người bệnh sẽ chết do cơ
thể suy kiệt và do nhiễm trùng cơ hội.
 Chẩn đoán Lâm sàng

 Chẩn đoán Căn nguyên

 Tiếp cận theo Hội chứng (Chẩn đoán theo Hội chứng)
Các triệu chứng Các dấu hiệu Các tác nhân
Hội chứng
do bệnh nhân mô tả thầy thuốc khám thường gặp
Viêm âm đạo do:
- Ra khí hư
- Trùng roi
- Ngứa âm đạo
- Nấm men
Tiết dịch - Đi tiểu buốt
- Khí hư - Vi khuẩn
âm đạo - Đau nông (đau trong âm đạo)
Viêm CTC do:
khi giao hợp
- Lậu cầu
- Có mùi hôi
- C. trachomatis
- Tiết dịch niệu đạo - Tiết dịch niệu đạo (nếu cần,
Tiết dịch - Lậu cầu
- Đi tiểu buốt bảo bệnh nhân vuốt dọc
niệu đạo - C. trachomatis
- Đi tiểu nhiều lần niệu đạo)
- Herpes sinh dục
- Xoắn khuẩn giang mai
- Loét sinh dục
Loét sinh dục - Loét ở sinh dục - Hạ cam (hiếm)
- Hạch bẹn to +/-
- C. trachomatis gây bệnh hột xoài
(týp L1, L2, L3):
- Đau sâu khi giao hợp
- Ra khí hư - Lậu cầu
- Đau bụng dưới
Đau bụng dưới - Nhạy cảm đau khi sờ nắn - C. trachomatis
- Tiết dịch âm đạo
- Sốt trên 380C - Các vi khuẩn yếm khí
- Chảy máu giữa các kỳ kinh
Đặc trưng:
 Xếp các STI có cùng triệu chứng LS vào một hội chứng
 Điều trị tất cả các nguyên nhân quan trọng của một hội
chứng cho BN
 Áp dụng các sơ đồ
 Quản lý STI một cách toàn diện
 Giáo dục bệnh nhân, khuyến khích sử dụng BCS, quản lý
bạn tình
- Cho phép chẩn đoán và điều trị ngay lần khám đầu tiên,
khi điều trị hiệu quả sẽ cắt đứt nguồn lây nhanh chóng.
 Không cần các XN đặc hiệu.
 Chẩn đoán có thể thực hiện ở mọi tuyến và các nhân
viên y tế ở mọi trình độ có thể sử dụng phương pháp
này.
 Tránh chuyển viện khi không cần thiết.
 Là biện pháp kinh tế nhất khi không thể tiếp cận được
các phương tiện chẩn đoán hiện đại
 Bệnh hạ cam là một bệnh lây truyền qua đường tình
dục do vi khuẩn hạ cam gây nên (Haemophilus
ducreyi).
 Bệnh hay gặp ở các thành phố lớn và hải cảng, nơi
có giao lưu đông đúc.
 Bệnh hạ cam có đồng yếu tố dịch tễ học trong lây
truyền HIV. Một số bệnh nhân bị nhiễm đồng thời
vừa hạ cam, giang mai và herpes sinh dục.
 Biểu hiện lâm sàng là loét mềm ở bộ phận sinh dục,
xuất hiện 3-5 ngày sau khi lây bệnh. Loét thường
mềm có bờ nham nhở, đáy bẩn dễ chảy máu và đau.
Xung quanh loét có quầng đỏ, số lượng loét thường
nhiều, đôi khi liên kết thành vết lớn hơn. Vị trí ở
môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình âm đạo. Hạch
bẹn sưng to và đau, thường ở một bên, hạch có thể
vỡ tự nhiên để lại loét lâu lành.
 Xét nghiện bằng nhuộm gram, trực khuẩn bắt màu
gram (-) xếp thành chuỗi song song như đàn cá bơi
 Tổn thương là các vết loét, mềm, số lượng một
hoặc nhiều thương tổn, ở sinh dục ngoài.
 Cơ năng đau tại thương tổn. Hạch bẹn sưng to, nếu
vỡ mủ là triệu chứng đặc hiệu của hạ cam.
 Xét nghiệm bệnh phẩm tại loét và mủ hạch có trực
khuẩn dạ cam bắt màu gram (-) xếp thành chuỗi
song song
 Bệnh Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường
tình dục do virus Herpes tuýp 1 và tuýp 2 gây nên
(Herpes Simplex Virus-HSV).
 Herpes Simplex Virus tuýp 1 thường gây thương tổn ở
niêm mạc phần trên cơ thể, còn tuýp 2 gây thương tổn ở
phần dưới cơ thể, chủ yếu là bộ phận sinh dục (90% các
trường hợp).
 Biểu hiện lâm sàng các mụn nước nhỏ gây đau rát và
ngứa xuất hiện 3-5 ngày sau khi lây bệnh.
 Toàn trạng có thể sốt, đau đầu và mệt mỏi.
 Các mụn nước có thể đơn độc hoặc tập trung thành
chùm ở sinh dục ngoài.
 Mụn nước vỡ rất nhanh để lại các vết loét nông, đau,
thường bệnh nhân hay đến khám vào giai đoạn này.
 Các vết loét khỏi tự nhiên không để lại sẹo khoảng hai
tuần sau đó.
 Bệnh Herpes sinh dục thường dai dẳng, mặc dù
không có dấu hiệu lâm sàng nhưng virus vẫn bài
xuất ra ngoài và có thể lây truyền cho bạn tình.
Herpes sinh dục với đặc tính là một bệnh tái phát,
hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh,
nhưng phát hiện và điều trị sớm càng tốt
 Tổn thương là các mụn nước nhỏ đau rát và ngứa
xuất hiện 3-5 ngày sau khi lây bệnh.
 Mụn nước tập trung thành chùm ở môi bé hoặc
môi lớn, vỡ rất nhanh để lại các vết loét nông, đau.
 Có tiền sử bệnh lý trước đây giống hiện tại và có
tiền sử quan hệ với người bị bệnh Herpes sinh dục
 PCR-HSV
a) Nguyên tắc chung
 - Bệnh thường tự khỏi sau 2-3 tuần.
 - Điều trị tại chỗ chống bội nhiễm và dùng thuốc kháng
virút đường uống làm giảm triệu chứng bệnh và hạn chế bài
xuất HSV.
b) Điều trị cụ thể - Tại chỗ
 Dùng các dung dịch sát khuẩn như milian, betadin và có thể
bôi kem acyclovir khi mới xuất hiện mụn nước. Acyclovir
bôi cứ 3 giờ/1 lần, ngày bôi 6 lần trong 7 ngày.
 Thuốc bôi càng sớm càng tốt, có hiệu quả với các thương
tổn nhẹ và vừa trên người bệnh bình thường.
 - Toàn thân: các thuốc kháng virút như acyclovir, valaciclovir, famciclovir.
 Thuốc có hiệu quả điều trị nhiễm HSV tiên phát hơn là tái phát.
 Acyclovir 400mg, uống ngày 3 viên, chia đều 3 lần trong ngày hoặc
acyclovir 200mg, uống ngày 5 viên chia đều 5 lần trong ngày, điều trị 7-10
ngày, hoặc:
 Valacyclovir 1g uống 2 lần/ ngày trong 7-10 ngày, hoặc
 Famciclovir 250mg, uống ngày 3 lần trong 5-10 ngày.
 Điều trị nhiễm HSV tái phát: cần điều trị khi có triệu chứng hoặc trong 2
ngày khi triệu chứng xuất hiện. Hiệu quả làm bệnh diễn biến ngắn hơn,
giảm triệu chứng nhưng không ngăn ngừa được tái phát. Liều dùng như
trong điều trị bệnh tiên phát.
 Điều trị liều duy trì tránh tái phát và hạn chế bài xuất HSV: acyclovir
400mg, uống ngày 2 viên, dùng liên tục trong 1 năm.
 Điều trị cho người bệnh suy giảm miễn dịch và HSV kháng lại acyclovir
theo phác đồ riêng.
 Đối với nhiễm HSV sinh dục là một bệnh lây truyền
qua đường tình dục, phải thực hiện các biện pháp
phòng tránh nhƣ với các bệnh lây truyền qua đường
tình dục khác. Bao cao su có hiệu quả phòng tránh lây
truyền bệnh nhưng không đạt được hiệu quả 100%.
Hơn nữa, do nhiễm HSV có nguy cơ rất cao lây truyền
HIV nên đặc biệt quan tâm đến bệnh này trong chương
trình phòng chống bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục
và cả HIV/AIDS.

You might also like