You are on page 1of 7

Công trình nghiên cứu thế giới

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là virus đường hô hấp mới gây bệnh ở người và
có thể lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc
điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ
Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác
định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có nhiều chủng
coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người với
nhiều biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và kháng vaccine cao hơn.
Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-
nCoV là một beta coronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn
gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều
loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền
của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một
loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy
hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt
nguồn từ lạc đà.
Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ
người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người
có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua
tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của
chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi
nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người
bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc
bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người
bệnh.
Chu kỳ sao chép và phản ứng viêm của SARS-CoV-2 trong tế bào chủ của con
người. Sự xâm nhập của virus xảy ra thông qua sự tương tác giữa các gai
glycoprotein với ACE2 trên tế bào chủ. Sau khi virus xâm nhập bằng cách hợp
nhất với màng tế bào chủ, nó bắt đầu tổng hợp các protein phi cấu trúc. Những
protein này tiếp tục gây ra sao chép và phiên mã không liên tục của các gen cấu
trúc tạo ra các đoạn mARN. Bản dịch của những đoạn này dẫn đến việc sản xuất
bốn protein cấu trúc mà sau đó được lắp ráp để tạo thành các hạt virus trưởng
thành. Exocytosis được hiển thị bởi virus để thoát khỏi vật chủ bị nhiễm bệnh
thông qua nội màng hệ thống. Chu kỳ lặp lại khi vi-rút tiếp cận vật chủ mới để
nhân lên (Brian và Baric, 2005; Shereen và cộng sự, 2020). Phần thứ hai cho
thấy cơ chế bệnh sinh của virus qua trung gian do sản xuất một cơn bão
cytokine. Sự nhân lên sớm của virus gây ra quá trình chết theo chương trình của
đại thực bào dẫn đến giải phóng các cytokine tiền viêm. Điều này gây ra việc
kích hoạt thêm các tế bào TH17 và giảm sự điều hòa của các thụ thể ACE2 dẫn
đến việc sản xuất nhiều hơn các cytokine gây viêm và tổn thương phổi cấp tính.
Chữ viết tắt: ORF- Open Reading Frame, Interleukin 1β (IL-1 β), Yếu tố hoại tử
khối u (TNF-α), Interleukin 17 (IL-17), Interleukin 21 (IL-21), Interleukin 22
(IL-22), Yếu tố kích thích quần thể đại thực bào hạt (GM-CSF), tế bào hỗ trợ T
(TH 17), men chuyển angiotensin-2 (ACE2).
Các kháng thể IgM đặc hiệu với SARS đã biến mất vào cuối tuần 12 (Li et al.,
2003). Ở những bệnh nhân bị nhiễm MERS, nó được đề xuất việc triệt tiêu chức
năng của tế bào T dẫn đến việc sản xuất nhiều hơn các cytokine tiền viêm, các
gốc tự do và chemokine ở bệnh nhân. Do đó, SARS-CoV-2 có khả năng theo
mô hình phá hoại tương tự ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác (Niu et al.,
2018). Vì vậy, sau này các giai đoạn lây nhiễm, SARS-CoV-2 tác động đến khả
năng miễn dịch thích ứng bằng cách ức chế các chức năng của tế bào T và gây
giảm bạch cầu lympho. Cơ chế chính xác đằng sau việc giảm tế bào lympho vẫn
chưa rõ ràng nhưng có một vài giả thuyết đã được bố trí theo hướng này. Một số
nghiên cứu ủng hộ quá trình tự hủy của tế bào lympho xảy ra ở bệnh nhân
nhiễm SARS-CoV-2 nặng (Quet al., 2020) càng sớm trong trường hợp nhiễm
cấp tính SARS-CoV-1, càng cao mức độ Fas-ligand trong huyết tương và
caspase-3 dương tính với CD4 và CD8 tế bào lympho đã được tìm thấy ở bệnh
nhân (Chen et al., 2006). Môn học khác suy đoán bệnh pyroptosis do IL-β gây
ra là nguyên nhân chính gây giảm bạch cầu (Tay và cộng sự, 2020). Ngoài ra,
ức chế tủy xương trong quá trình cơn bão cytokine, lây nhiễm trực tiếp tế bào T
với SARS-CoV-2 (Wang và cộng sự, 2020) hoặc trong quá trình viêm phổi, sự
cô lập các tế bào miễn dịch trong đường thở phổi bị nhiễm trùng cũng có thể là
nguyên nhân có thể xảy ra làm giảm số lượng tế bào lympho (Azkur et al.,
2020). Sau cuộc xâm lược của SARS-CoV-2, quá trình điều hòa giảm và loại bỏ
ACE2 các thụ thể dẫn đến mất chức năng hệ thống renin-angiotensin (RAS)
cũng đã được quan sát. Sau khi hồi phục, COVID-19 xảy ra với các triệu chứng
khó thở và thờ ơ kéo dài có thể liên quan đến tái tạo mô và xơ hóa mặc dù điều
này vẫn chưa được xác nhận. Một số các nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rằng
SARS-CoV-2 thúc đẩy quá trình xơ hóa phổi bằng cách tạo ra các dấu hiệu
phiên mã trong các tế bào biểu mô của con người (Xu et al.,2020).Bất chấp
những nỗ lực to lớn của các nhà nghiên cứu để sản xuất thuốc chống vi-rút
thuốc chống lại COVID-19, việc tìm kiếm một phương pháp điều trị hiệu quả đã
đã khó nắm bắt. Remdesivir dù hiệu quả không cao nhưng vẫn được sử dụng
được phê duyệt là thuốc khẩn cấp đầu tiên để điều trị COVID-19 ở một số quốc
gia và sự thiếu hụt nghiêm trọng của nó đòi hỏi phải xác định các lựa chọn điều
trị tiếp theo. Ở đây, chúng tôi mô tả chi tiết các các loại thuốc khác nhau hiện
đang được thử nghiệm lâm sàng hoặc có tiềm năng để nhắm mục tiêu lây nhiễm
SARS-CoV-2. Chúng được phân loại dựa trên về phương thức hoạt động và cơ
chế của chúng.
Công trình nghiên cứu việt nam

Trong thời kì diễn ra dịch bệnh ở Việt Nam, cái tên Viện Pasteur TP.HCM ít
được nhắc đến mà công chúng nghe đến cái tên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương (NIHE) là chủ yếu. Đúng, NIHE là một trong những cơ sở đầu tiên trên
thế giới nuôi cấy được Sars-CoV-2 vào đầu tháng 2/2020 và cũng là nơi, theo
đánh giá của World Bank, có năng lực xét nghiệm lớn nhất Việt Nam. World
Bank cũng tài trợ cho NIHE cùng với POLYVAC 6.2 triệu USD để nâng cao
năng lực xét nghiệm và tầm soát COVID-19 trên cả nước. Trong cuộc chiến
phòng chống COVID-19, đây là một trong những cơ quan nằm ở “tuyến đầu”
với vai trò đánh giá, hỗ trợ về kĩ thuật, đào tạo nâng cao năng lực và kiểm định
chất lượng cho 200 phòng lab cùng hơn 600 nhà nghiên cứu và kĩ thuật viên
trên khắp các tỉnh thành trong việc xét nghiệm và tầm soát COVID-19. Nói
cách khác, nếu không có NIHE, các trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC)
trên cả nước không thể chủ động lấy mẫu, gửi mẫu hoặc tự triển khai xét
nghiệm (chỉ có khoảng 20 CDC đủ điều điện) trên diện rộng khi có dịch bùng
phát.

Có nguồn lực khiêm tốn hơn NIHE, Viện Pasteur TP. HCM đóng góp vào việc
phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam theo một cách khác. Nếu như NIHE
nuôi cấy được Sars-CoV-2, bước đầu tiên để nắm được cấu trúc sinh học của
virus, thì Viện Pasteur là nơi triển khai bước quan trọng tiếp theo: hiểu rõ hơn
về đặc tính sinh học và đặc điểm dịch tễ học của virus này. Viện Pasteur
TP.HCM cũng nuôi cấy, phân lập và giải trình tự toàn gene nhưng đồng thời họ
cũng điều tra đặc điểm dịch tễ học ca bệnh và sự lây truyền qua người tiếp xúc
gần, khả năng đáp ứng miễn dịch của người nhiễm và sự lưu hành của virus
trong cộng đồng.

Sau công bố trên NEJM, đầu tháng 2/2020, Viện Pasteur TP. HCM nhận được
tài trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ cho đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc
điểm dịch tễ học và virus học bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus
corona mới 2019 tại Việt Nam.” Nhờ đó, mà Viện có thể thực hiện các nghiên
cứu chuyên sâu và toàn diện hơn về Sars-CoV-2, cụ thể là họ đã phát hiện và
theo dõi được sự xâm nhập của các biến thể Nam Phi và biến thể Anh vào Việt
Nam ngay từ cuối năm 2020/đầu năm 2021 và xác định các chuỗi lây truyền
trong các vụ dịch.

Viện Pasteur đã có công bố trên tạp chí Journal of Medical Virology về biến thể
Anh, trong đó kết quả giải trình tự gene của virus cho thấy biến chủng này có 10
đột biến ở khu vực protein gai. Bệnh nhân được mô tả trong bài báo không tiếp
xúc với trường hợp nào mắc Sars-CoV-2 trước đó và mặc đồ bảo hộ khi lên
máy bay, cho thấy chủng này có thể rất dễ lây lan. Hơn nữa, bệnh nhân này
cũng bị tổn thương ở gan, khả năng cao là do chủng này gây ra. Viện Pasteur
TP.HCM cũng đang nộp một công bố khác trên cùng tạp chí về biến chủng
D614G – đoạn protein gai chung có mặt ở tất cả các chủng virus mới xuất hiện
ở Ấn Độ và Nam Phi, có khả năng làm giảm hiệu lực của vaccine và các biện
pháp điều trị hiện thời.

Mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được đưa vào máy Real-time PCR hoặc PCR. Máy sẽ
trải qua nhiều chu kì làm nóng - nguội mẫu bệnh phẩm và mỗi chu kì khiến số
lượng DNA của virus được nhân lên gấp đôi. Và máy tính sẽ đếm tổng số DNA
của virus (nhờ vào việc nó phát sáng) sau khi kết thúc mỗi chu kì. Nếu số DNA
vượt quá một mức nhất định thì tức là mẫu đó có virus.
Trong khi Real time PCR hiển thị kết quả theo thời gian thực thì máy PCR
truyền thống sẽ chỉ biết được kết quả cuối cùng sau khi đã hoàn thành hơn 30
chu kì. Hơn nữa, để đọc kết quả của máy PCR, người làm xét nghiệp phải thực
hiện thêm bước điện di (một kĩ thuật dùng điện trường để phân tích AND) và
cần mở nắp ống chứa mẫu vật. Bước này tương đối phức tạp vì vừa mất thời
gian (hơn 1-2 tiếng so với phương pháp real time) mà lại còn có khả năng phát
tán vật liệu di truyền của virus ra ngoài không khí, gây ra hiện tượng dương tính
giả cho những lô xét nghiệm sau. Chính vì lí do này mà phương pháp PCR
thường chỉ dùng trong phòng thí nghiệm, phục vụ nghiên cứu một số lượng mẫu
nhỏ còn rất khó để xét nghiệm trên diện rộng. Còn hiện nay, tất cả các phòng thí
nghiệm xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam đều sử dụng máy Real time PCR và
các bộ kit chính là bộ sinh phẩm để chạy trên máy này.

Tuy nhiên, Real time RT-PCR rất đắt đỏ (mỗi máy có giá trị lớn hơn một tỉ
đồng) và đòi hỏi quy trình kĩ thuật thực hiện rất khắt khe, chỉ có một số ít phòng
thí nghiệm ở Việt Nam mới có thể đáp ứng, trong khi máy PCR, nhưng giá lại
rẻ hơn hàng trăm lần (chưa đầy 50 triệu/máy) và phần lớn các trung tâm y tế dự
phòng ở Việt Nam đều có hoặc có thể tự trang trải được, có thể nâng cao năng
lực xét nghiệm lên gấp nhiều lần.

Vấn đề là làm sao để “nâng cấp” được máy PCR ngang bằng về độ chính xác và
độ tiện lợi so với máy Real time PCR. Và PhuSa BioChem làm được điều đó
bằng việc tạo ra một thiết bị đi kèm gọi là SPOT CHECK. Mẫu ra khi đưa ra
khỏi máy PCR sẽ đặt vào máy SPOT CHECK để đọc kết quả. Thiết bị này cho
phép bỏ qua bước điện di, không đòi hỏi phải mở nắp ống đựng mẫu và giảm
thời gian phân tích. Hơn nữa, PhuSa BioChem chủ động cả một hệ thống: từ
máy PCR cho đến thiết bị SPOT CHECK và các sinh phẩm, PhuSa BioChem tự
chủ sản xuất trong nước đến hơn 80% (và đang tiến đến 95%). Hệ thống này
còn được thiết kế để phù hợp với điều kiện “dã chiến” của Việt Nam, không cần
bảo quản lạnh, không cần tiêu tốn nhiều năng lượng, không cần đòi hỏi các
phòng thí nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp cao.

Tiểu kết chương 1


Qua đó có thể thấy được muôn vàng khó khăn đã ảnh hưởng đến sinh viên
Về học tập, chất lượng dạy học trực tuyến là một trong những điều sinh viên
quan tâm nhất. Một số khó khăn khi tham gia lớp học trực tuyến là chất lượng
đường truyền không ổn định, trục trặc thiết bị nghe nhìn trên máy tính; vấn đề
tương tác với giảng viên và thành viên trong lớp; và tâm lý mệt mỏi, “bão hòa”
khi học tập trước màn hình thiết bị điện tử quá lâu trong nhiều ngày. Việc này
vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên, vừa
tác động đến sức khỏe tinh thần khi không thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè
như khi học tại lớp.
Trước tình hình phức tạp và căng thẳng của dịch bệnh, nhiều trường đại học,
cao đẳng cũng như các trung tâm nghiên cứu đã tạm ngừng việc cho sinh viên
đến trường và tham gia thực hiện đề tài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cơ
hội thực hành và giao tiếp trực tiếp của sinh viên. Bởi lẽ, đối với một số ngành
và định hướng nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực khoa học tự nhiên, yêu cầu thực
hành và thu thập số liệu tại phòng thí nghiệm để nâng cao năng lực thực tiễn của
người học là nhu cầu chính đáng. Sinh viên không chỉ gặp khó khăn khi tạm
ngừng lớp học thực hành, mà một số trường hợp đang thực tập, làm luận văn tốt
nghiệp hoặc tham gia đề tài cũng không thể tiếp tục triển khai đến khi tình hình
dịch bệnh ổn định, điều này làm thay đổi kế hoạch học tập và định hướng tương
lai.

COVID-19 còn tác động đến cơ hội nghề nghiệp của mỗi sinh viên, đặc biệt là
sinh viên sắp tốt nghiệp. Dịch bệnh làm nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng cửa
ngừng hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự, nên nhu cầu tuyển dụng không còn
nhiều và đa dạng như trước, dẫn đến nỗi lo không có cơ hội việc làm và thất
nghiệp. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc làm thêm của một số sinh
viên, nhất là là các sinh viên xa nhà, dẫn đến những mối lo trong sinh hoạt và
chi tiêu hằng ngày. Hơn thế nữa, vì nhu cầu việc làm để trang trải cuộc sống mà
có sinh viên đã trở thành nạn nhân của lừa đảo tiền và sức lao động.

Về đời sống, sinh viên đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng giãn cách
buộc sinh viên phải ở tại nhà, hạn chế đi lại và tuân thủ các quy tắc phòng,
chống dịch. Các bạn không có cơ hội gặp gỡ thầy cô, anh chị và bạn bè như
khoảng thời gian học tại trường trước đó. Hoạt động của các câu lạc
bộ/đội/nhóm hoặc các buổi giao lưu sinh viên trong và ngoài trường, vốn dĩ rất
sôi nổi hằng năm, hầu như tất cả đành phải tạm gác lại. Đây là một thiệt thòi lớn
của sinh viên, khi những trải nghiệm học tập bị hạn chế bởi hình thức online,
những hoạt động ngoại khóa càng bị giới hạn hơn, không thể đáp ứng nhu cầu
giao lưu, học hỏi và rèn luyện các kỹ năng xã hội.

Một mối lo khác đối với sinh viên xa nhà chính là quyết định ở lại hay về quê
trong mùa dịch. Một số bạn sinh viên xa quê có cơ hội về quê ngay khi các
trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, một bộ phận
sinh viên xa quê khác không được may mắn như vậy. Có bạn chưa thể trở về vì
khu vực sinh sống bị phong tỏa dẫn đến những khó khăn khi mua nhu yếu phẩm
và nguy cơ nhiễm bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và tâm lý. Có
bạn phải suy xét nhiều yếu tố, bao gồm chi phí di chuyển, thời gian quay trở lại
trường, việc học các môn thực hành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Dù rất
nhớ nhà nhưng các bạn đã quyết định ở lại vì điều kiện đi lại khó khăn cùng với
nỗi lo làm lây lan dịch bệnh cho người thân và cộng đồng. Điều này cũng khiến
không ít bạn sinh viên cảm thấy buồn và tủi thân.
Như vậy, dù dịch bệnh đã gây ra những khó khăn cho sinh viên, nhưng điều
quan trọng là sinh viên phải luôn bình tĩnh, vững tin và từng bước tìm hướng
giải quyết. Dịch bệnh cũng chính là cơ hội để sinh viên phát triển bản thân,
cống hiến cho cộng đồng và nâng cao sự linh hoạt, thích nghi với điều kiện thực
tế.

You might also like