You are on page 1of 13

CHƯƠNG 6

THÔNG TIN THÍCH HỢP


CHO CÁC QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN

1
QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN

• Khái niệm:
- Xét về mặt thời gian: Chỉ liên quan đến một kỳ (kỳ
kế toán, thường là một năm) hoặc ngắn hơn.
- Xét về vốn đầu tư: Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
▪ Đặc điểm:
- Ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập trong ngắn hạn
nên tiêu chuẩn để lựa chọn phương án là lợi nhuận
(Chọn phương án có lợi nhuận cao hơn).
- Thường gắn với việc sử dụng và tận dụng năng lực
hiện có của DN sao cho có hiệu quả nhất.

2
THÔNG TIN THÍCH HỢP CHO ViỆC RA QĐ

- Để ra quyết định, nhà quản trị phải thu


thập thông tin liên quan đến các phương
án xem xét.
- Không phải tất cả các thông tin đều có
ích đối với nhà quản trị trong việc ra
quyết định.
- Những thông tin có ích được gọi là
những thông tin thích hợp cho việc ra
quyết định
3
NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ
THÔNG TIN THÍCH HỢP?

• Thông tin có liên quan đến tương lai


---> thông tin quá khứ ít thích hợp cho việc ra quyết định

• Thông tin phải có sự khác biệt giữa các phương


án so sánh.
---> thông tin giống nhau giữa các phương án so sánh thì thông
thích hợp cho việc ra quyết định.

4
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH THÔNG TIN THÍCH
HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH

• Bước 1: Thu thập thông tin về chi phí và thu nhập gắn
liền với từng phương án.
• Bước 2: Loại bỏ những thông tin không thích hợp,
gồm: Các chi phí chìm, các khoản thu nhập và chi phí
không chênh lệch.
• Bước 3: Còn lại là những thông tin thích hợp (thực
chất là những khoản thu nhập và chi phí chênh lệch),
ra quyết định dựa trên các thông tin thích hợp này.

5
Ví dụ: Phân tích thông tin thích hợp
• DN X đang xem xét có nên mua một thiết bị mới thay thế
cho thiết bị cũ đang sử dụng hay không, thông tin liên
quan như sau:
- Thiết bị cũ đang sử dụng:
+ Nguyên giá: 120tr, thời gian hữu dụng 3 năm, DN
đã dùng được 2 năm.
+ Giá bán hiện tại: 45 tr
+ Chi phí hoạt động hàng năm: 80tr
+ Doanh thu tạo ra hàng năm: 150tr
- Thiết bị mới:
+ Giá mua: 50tr, thời gian sd: 1 năm
+ Chi phí hoạt động (dự kiến): 60tr
+ Doanh thu tạo ra (dự kiến): 160tr 6
Ví dụ: Phân tích thông tin thích hợp
- Bước 1: Thu thập thông tin về 2 phương
án:
Chỉ tiêu Thiết bị cũ Thiết bị mới

1. Doanh thu 150 160


2. Giá mua thiết bị 50
3. Thời gian sử dụng còn lại 1 1

4. Chi phí hoạt động 80 60


5. Giá trị còn lại 40
6. Giá bán thiết bị cũ 45

7
Ví dụ: Phân tích thông tin thích hợp
- Bước 2: Loại bỏ các thông tin không thích
hợp bao gồm:
+ Chi phí chìm: Giá trị của thiết bị cũ 40tr
+ Các khoản thu nhập và chi phí không chênh
lệch (các khoản thu nhập và chi phí như
nhau):
(1) Phần doanh thu như nhau 150tr
(2) Phần chi phí hoạt động như nhau 60tr
- Bước 3: Các khoản doanh thu và chi phí
chênh lệch là những thông tin thích hợp để ra
quyết định. Gồm: 8
Ví dụ: Phân tích thông tin thích hợp

+ Doanh thu tăng do sử dụng thiết bị mới 10tr


+ Chi phí hoạt động giảm do sử dụng thiết bị
mới: 20tr
+ Thu do bán thiết bị cũ: 45tr
+ Chi mua thiết bị mới: 50tr
Lợi nhuận tăng do sử dụng thiết bị mới: 25tr
* Kết luận: Nên lựa chọn phương án mua
thiết bị mới
SỰ CẦN THIẾT NHẬN DIỆN THÔNG TIN
THÍCH HỢP
• Phương pháp khác: Sử dụng phương pháp phân tích
báo cáo thu nhập để ra quyết định trong ví dụ trên:
Dùng máy Mua máy
Chỉ tiêu Chênh lệch
cũ mới
Doanh thu 150 160 10
Chi phí hoạt động (80) (60) 20

Khấu hao/Giá trị (40) (40) 0


còn lại máy cũ
Giá mua/Khấu hao - (50) (50)
máy mới
Giá bán máy cũ - 45 45
Lãi thuần 30 55 25
SỰ CẦN THIẾT NHẬN DIỆN THÔNG TIN
THÍCH HỢP
=> Áp dụng 2 phương pháp đều ra kết quả
như nhau, tuy nhiên ứng dụng PP phân
tích thông tin thích hợp đi đến quyết định
nhanh hơn vì quá trình tính toán ít khoản
mục hơn do đã loại bỏ được thông tin
không thích hợp.
SỰ CẦN THIẾT NHẬN DIỆN THÔNG TIN
THÍCH HỢP
• PP phân tích thông tin thích hợp rất cần
thiết vì:
(1) Thông tin sẵn có thường rất hạn chế,
do đó rất khó để có thể lập được báo cáo
thu nhập như ví dụ trên.
(2) Việc sử dụng lẫn lộn các thông tin
thích hợp và không thích hợp sẽ làm phức
tạp thêm vấn đề và làm giảm sự chú ý của
nhà quản trị vào các thông tin thích hợp
cho việc ra quyết định.
PHÂN TÍCH THÔNG TIN
CHO MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẶC BIỆT

1. Quyết định tiếp tục hoặc ngưng kinh doanh một


sản phẩm/bộ phận kinh doanh
2. Quyết định nên làm hay mua sản phẩm/linh kiện
3. Quyết định nên bán hoặc tiếp tục sản xuất
4. Ra quyết định trong điều kiện ràng buộc về nguồn
lực
5. Định giá bán đối với đơn hàng đặc biệt.
(Sinh viên tự nghiên cứu)

13

You might also like