You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN


Môn: LUẬT DÂN SỰ 1
Giảng viên: Đỗ Thị Hoa

Nhóm thực hiện: Nhóm 5


Lớp học phần: 2226BLAW2111
ĐÈ TÀI THẢO LUẬN :
1.Tình huống:
Anh Hậu và chị Minh kết hôn năm 1992, có 2 con gái là Xuân sinh năm 1993 và
Yến sinh năm 2002. Năm 2009 – Hậu đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc và
chung sống như vợ chồng với Thủy, hai người đã có một con chung là Sơn sinh
năm 2012. Tháng 11/2016 – Hậu về nước và yêu cầu Minh ly hôn, chị Minh
đồng ý và Tòa án cũng đã thụ lý đơn.
Ngày 08/1/2017, Hậu chết đột ngột do nhồi máu cơ tim và không để lại di chúc.
Thủy đến đòi chia di sản thừa kế của anh Hậu nhưng gia đình anh Hậu không
đồng ý. Vì vậy, Thủy đã làm đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Biết rằng:
+ Hậu và Thủy cùng kinh doanh và có khối tài sản chung là 3 tỷ đồng.
+ Tài sản chung của Hậu và Minh là 980 triệu đồng và trong suốt thời
gian Hậu đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc không gửi tài sản nào về cho
Minh.
+ Mai táng Hậu hết 20 triệu đồng.
YÊU CẦU:
a. Hãy chia tài sản trong trường hợp trên
b. Giả sử trước khi chết anh Hậu đã di chúc miệng (trước nhiều người làm
chứng) là để lại tài sản của mình cho Thủy, Xuân, Sơn (mỗi người một
phần đều nhau). Chia thừa kế trong trường hợp này.
2/Câu hỏi trắc nghiệm, giải thích đúng hoặc sai?
a. Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại
bệnh viện đó
b. Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện
c. Đại diện của pháp nhân phải cá nhân
d. Pháp luật Việt Nam không hạn chế về số lượng, giá trị đối với tài sản
thuộc hình thức sở hữu riêng
LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ thừa kế xuất hiện từ rất sớm, song song với quan hệ sở hữu trong đời
sống xã hội; cùng với sự phát triển của xã hội những vấn đề về pháp luật thừa
kế, tranh chấp thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế luôn tồn tại, thay đổi phù
hợp từng hình thái xã hội tương ứng, truyền thống, văn hoá ở mỗi quốc gia đặc
biệt là ở Việt Nam. Con người là một thực thể sinh học và đồng thời sự sống
chết của con người cũng chịu tác động bởi quy luật sinh học. Cái chết của một
con người làm chấm dứt sự tồn tại con người sinh học đồng thời làm chấm dứt
năng lực chủ thể (đời sống pháp lý) của con người trong xã hội. Tuy nhiên, cái
chết của con người không làm chấm dứt tất cả các quan hệ xã hội mà họ tham
gia, đặc biệt là các quan hệ về tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của
họ, bởi sự tồn tại của các quan hệ này phụ thuộc vào sự vận động các quy luật
kinh tế trong xã hội. Khác với các quan hệ dân sự khác, quan hệ thừa kế chỉ phát
sinh khi có cá nhân chết đi nên pháp luật quy định rõ, thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết đồng thời kể từ thời điểm mở thừa kế, những
người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tranh chấp
thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ
án tranh chấp thừa kế kéo dài hàng chục năm. Một nguyên nhân quan trọng
làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp là tranh chấp giữa những người thân thích
có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Trong suốt quá trình nghiên cứu
và tìm hiểu bộ môn Luật Dân sự 1 cùng với sự hướng dẫn của cô Đỗ Thị Hoa,
chúng em học thêm được nhiều tri thức, đặc biệt là các quy định về “Phân chia
di sản thừa kế”, “Quyền sở hữu”, “Đại diện” mà chúng em sẽ trình bày thông
qua một số bài tập dưới đây, xin mời cô và các bạn hãy cùng nhóm 5 chúng em
tìm hiểu.
I. TÌNH HUỐNG

1. Cơ sở pháp lý:

 Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015:


Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại,
cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc
cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người
làm chứng.
 Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng
di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015. Người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
 Khoản 2 điều 655 Bộ Luật dân sự 2015:
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly
hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người
chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
 Khoản 1 điều 658 Bộ Luật dân sự 2015:
Chi phí hợp lí theo tập quán cho việc mai táng.
2. Phân chia thừa kế:
a. Trong trường hợp anh Hậu không để lại di chúc:
Sơ đồ phả hệ:
Hậu(chồng) – Minh(vợ)

Xuân (24 tuổi) Yến (15 tuổi)


Hậu – Thủy (chung sống như vợ chồng 7 năm)

Sơn (5 tuổi)
- Tháng 11/2016, anh Hậu yêu cầu ly hôn, chị Minh đã đồng ý và Tòa án đã thụ lý
đơn. Ngày 08/01/2017 anh Hậu chết đột ngột do nhồi máu cơ tim. Từ đây ta có
thể thấy tại thời điểm anh Hậu chết Tòa án chưa giải quyết và đưa ra quyết định
chấm dứt quan hệ hôn nhân vì vậy trên phương diện pháp luật anh Hậu và chị
Minh vẫn là vợ chồng tính đến thời điểm anh Hậu chết.
Tài sản chung của Hậu và Minh là 980 triệu đồng.
Mai táng Hậu hết 20 triệu đồng, số tiền này sẽ tính vào di sản của Hậu.
- Anh Hậu và chị Thủy chung sống với nhau như vợ chồng nhưng trên phương
diện pháp lý thì Hậu và Thủy không có quan hệ hôn nhân nên Thủy sẽ không
thuộc hàng thừa kế thứ nhất, Thủy sẽ chỉ nhận được một nửa tài sản Hậu và
Thủy cùng tạo ra trong thời gian chung sống.
Tài sản chung của Hậu và Thủy là 3 tỷ đồng
 Hậu = Thủy = 3000/ 2 = 1500 triệu đồng
- 1500 triệu đồng của Hậu làm ra trong thời gian vẫn là vợ chồng với Minh nên
1500 triệu đồng sẽ được tính là tài sản chung của Hậu và Minh
 Tài sản chung của Hậu và Minh là: 980+1500= 2480 triệu đồng
- Di sản của Hậu là: 2480/ 2 – 20 = 1220 (triệu đồng)
- Do Hậu chết đột ngột không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp
luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Minh, Xuân, Yến, Sơn.
Số tiền mỗi người được hưởng: 1220: 4= 305 (triệu đồng)
- Phần thừa kế bắt buộc trong trường hợp này là:
2/3 x 1220/4 = 203,3 (triệu đồng)
Những người hưởng phần thừa kế bắt buộc gồm có: Minh, Sơn, Yến
- Trong trường hợp này ta không chia theo phần thừa kế bắt buộc bởi số tiền họ
nhận được ít hơn khi chia di sản.
- Kết luận:
+ Thủy = 1 tỷ 500 triệu đồng
+ Minh = 2480 / 2 + 305 = 1545 triệu đồng
+ Xuân=Yến=Sơn= 305 triệu đồng
b. Trong trường hợp anh Hậu để lại di chúc miệng (trước nhiều người
làm chứng) là để lại tài sản của mình cho Thủy, Xuân, Sơn (mỗi người một
phần đều nhau):
- Tổng di sản hiện còn của Hậu là: (1500 + 980) /2 – 20 = 1220 triệu đồng
 Chia theo di chúc :
Trong di chúc miệng của Hậu đã nói Thủy, Xuân, Sơn được chia đều nhau. Do
vậy, tài sản của Thủy=Sơn=Xuân= 1 tỷ 220 : 3= 406,66 triệu đồng
Chia theo pháp luật:

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 thì Minh và Yến phải
được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật:
Một suất thừa kế theo pháp luật là : 1 tỷ 220 : 4 = 305 triệu đồng
2/3 một suất là: 2/3 x 305 = 203.33 triệu đồng
Vậy Minh và Yến mỗi người được hưởng 203.333.333 triệu (2 người là 406.66
triệu), số tiền này được trích từ di sản của Thủy, Xuân, Sơn:
406.66 : 3 = 135.55 triệu đồng
Kết luận:
Thủy = 1 tỷ 5 + 406.66 – 135.55 = 1 tỷ 771.11 triệu đồng
Xuân = Sơn = 406.66 – 135.55 = 271.11 triệu đồng
Minh = 1 tỷ 240 + 203.33 = 1 tỷ 433.33 triệu đồng
Yến = 203.33 triệu đồng
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
tại bệnh viện đó
 Sai.
Vì theo Điều 136 bộ Luật dân sự 2015, Quy định về đại diện theo pháp luật của
cá nhân như sau:
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp
luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người
đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Bên cạnh đó, Điều 52 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định về người giám hộ
đương nhiên của người chưa thành niên:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả
hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc
chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh
ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người
này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người
giám hộ.
Như vậy đại diện pháp luật sẽ bao gồm cha mẹ - anh chị ruột – ông bà nội/ ngoại
– bác, cô chú ruột. Và cuối cùng khi không xác định được nhân thân sẽ do Toà
án chỉ định. 
Và trong trường hợp không xác định được thì như Khoản 4 Điều 64 Luật khám
chữa bệnh năm 2009:
“Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn chưa
có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho cơ sở bảo trợ xã hội
để tiếp nhận đối tượng này.” 
 Như vậy bệnh viện không là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh
bị bỏ rơi tại bệnh viện
2. Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện
 Sai
Vì điều 193 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về điều kiện thực hiện quyền định
đoạt như sau:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải
tuân theo trình tự, thủ tục đó.
 Như vậy điều kiện để có thể thực hiện quyền định đoạt là:
- Phải là người có năng lực hành vi dân sự
- Không trái quy định của pháp luật
- Có quy định trình tự, thủ tục (nếu có quy định)
3. Đại diện pháp nhân phải là cá nhân.
 Sai

Vì theo Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như
sau:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại
diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do
người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
 Vậy đại diện ủy quyền của pháp nhân cũng có thể là pháp nhân khác.
4. Pháp luật Việt Nam không hạn chế về số lượng, giá trị đối với tài
sản thuộc hình thức sở hữu riêng.
 Đúng
Vì theo Điều 205 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu riêng và tài sản thuộc
sở hữu riêng như sau:
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
III. BIÊN BẢN HỌP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BBH số: 01 – nhóm 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn: Luật Dân sự 1 Hà nội, ngày 21 tháng 3 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP


Về việc phân chia công việc

Hôm nay, vào lúc 16 giờ ngày 21 tháng 03 năm 2022


Địa điểm họp: Online qua nền tảng Google Meet
I. Thành phần tham dự
1. Chủ toạ: Vũ Thị Thu Hương Chức vụ: Nhóm trưởng
2. Thư ký: Lê Thị Hương Chức vụ: Thư ký
3. Thành phần khác:
- Bùi Ngọc Hiệp - Đặng Thị Khánh Huyền
- Chu Quang Hiệp - Dương Thu Huyền
- Nguyễn Huy Hoàng - Phạm Thi Ngọc Huyền
- Bùi Quang Hưng - Phạm Thị Thu Huyền
4. Thành phần vắng mặt: không
II. Nội dung cuộc họp
1. Nội dung công việc
Cả nhóm cùng trao đổi ý kiến, xây dựng dàn bài thảo luận gồm 2 phần:
 Phần 1: Giải quyết tình huống chính
 Phần 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
2. Phân chia công việc
STT Họ và tên Nhiệm vụ
41 Bùi Ngọc Hiệp - Làm trắc nghiệm phần C, D
42 Chu Quang Hiệp - Làm trắc nghiệm phần A, B
43 Nguyễn Huy Hoàng - Giải quyết tình huống A
44 Bùi Quang Hưng - Diễn clip và chỉnh sửa clip
45 Lê Thị Hương (TK) - Thuyết trình và làm biên bản họp
46 Vũ Thị Thu Hương (NT) - Diễn clip, tổng hợp và chỉnh sửa word
47 Đặng Thị Khánh Huyền - Diễn clip và giải quyết tình huống B
48 Dương Thu Huyền - Viết kịch bản và diễn clip
49 Phạm Thị Ngọc Huyền - Viết kịch bản và diễn clip
50 Phạm Thị Thu Huyền - Powerpoint và diễn clip

III. Kết luận cuộc họp


- Deadline viết kịch bản: trước 21 giờ ngày 30/3/2022
- Deadline giải quyết tình huống và trắc nghiệm: trước 21 giờ ngày 27/3/2022
- Các deadline khác???
- Phần phản biện trong buổi thảo luận sẽ có sự tham gia của cả nhóm
IV. Thời gian kết thúc
Buổi họp kết thúc vào hồi: 17h giờ ngày 21 tháng 3 năm 2022.
Nội dung và biên bản cuộc họp đã được các thành viên nhất trí thông qua và có
hiệu lực kể từ ngày ký./.

THƯ KÝ CHỦ TOẠ


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Hương Hương
Lê Thị Hương Vũ Thị Thu Hương
MỤC LỤC

You might also like