You are on page 1of 30

Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU POLYME

TỔNG QUAN VỀ

VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ

NHỰA POLYPROPYLEN GIA CƯỜNG BẰNG SỢI TRE

Sinh viên thực hiện : Trần Viết Tiệp

GVHD : Th.s. Trần Trung Lê

Hà Nội – 2014

1
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các thầy cô trong Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme – Trường Đại Học Bách Khoa
Hà Nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s. Trần Trung Lê vì sự hướng dẫn
nhiệt tình, tận tâm chu đáo của thầy, em xin chân thành cảm ơn GS. TSKH. Trần Vĩnh
Diệu vì sự giúp đỡ quý báu của thầy để em có thể hoàn thành đồ án này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh chị khóa trên, các anh chị trong
Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme, cùng toàn thể các bạn trong lớp polyme – k55
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm đồ án
này. Trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng
góp quý báu của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Trần Viết Tiệp

2
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5

1. GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................... 7

1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 7

1.2. Vật liệu compozit........................................................................................... 7

1.2.1. Định nghĩa. .......................................................................................... 7


1.2.2. Phân loại .............................................................................................. 8

1.3. Sợi thực vật .................................................................................................... 9

1.3.1. Phân loại sợi thực vật .......................................................................... 9

1.3.2. Cấu trúc vi mô của sợi thực vật ........................................................... 10

1.3.3. Thành phần hóa học của sợi thực vật .................................................. 10

1.3.3.1. Xenlulo ................................................................................... 11

1.3.3.2. Hemixenlulo ........................................................................... 11

1.3.3.3. Lignin ..................................................................................... 12

1.3.3.4. Pectin ...................................................................................... 13

1.3.3.5. Sáp .......................................................................................... 13

1.3.4. Đặc điểm của sợi tự nhiên ................................................................... 13

2. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ NHỰA


POLYPROPYLEN GIA CƯỜNG BẰNG SỢI TRE ................................................. 14

2.1. Tài nguyên tre của Việt Nam........................................................................ 14

2.1.1. Vai trò của tre trong đời sống ............................................................ 14

2.1.2. Trữ lượng và phân bố ........................................................................ 15

3
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

2.1.3. Thành phần hóa học của sợi tre ......................................................... 16

2.2. Phương pháp chế tạo mat tre ........................................................................ 17

2.3. Nhựa polypropylene (PP) ............................................................................. 18

2.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 18

2.3.2. Tính chất chung nhựa polypropylen ................................................... 20

2.3.3. Tổng hợp nhựa PP .............................................................................. 21

2.3.4. Ưu nhược điểm nhựa PP..................................................................... 22

2.3.5. Sử dụng nhựa PP cho vật liệu compozit ............................................. 23

2.3.5.1. Vai trò của chất trợ tương hơp MA ....................................... 23

2.3.5.2. Ép nóng màng PP đã có chất trợ tương hợp với mat tre ....... 25

2.3.5.3. Tạo hạt nhựa PP đã có chất trợ tương hợp với sợi tre ngắn .. 26

2.3.5.4. Ép đùn hạt PP – sợi tre ngắn ................................................. 27

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 30

4
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều những ứng
dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như trong công nghiệp, giao thông vận tải, hàng
không vũ trụ, vv.. Một trong những thành tựu đó là sự ra đời và phát triển của vật liệu
polyme compozit. Vật liệu polyme compozit có tính chất ưu việt là nhẹ, bền, dễ gia công,
có nhiều tính chất cơ lý,hóa học nổi trội mà các vật liệu riêng rẽ không có được, đặc biệt
là giá cả chấp nhận được nên đang dần thay thế cho các vật liệu truyền thống như sắt,
thép, gỗ …

Vật liệu polyme compozit được sử dụng để chế tạo nhiều sản phẩm từ đơn giản
như bồn chứa nước, tấm lợp, ca nô … đến những sản phẩm có kết cấu phức tạp, chịu tải
trọng lớn và đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt như các chi tiết trong máy bay, tàu vũ trụ…

Sự phát triển của vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi
hóa học đặt ra một vấn đề vô cùng to lớn và nan giải đó là môi trường. Do sự gia tăng
chất thải khó phân hủy vào môi trường. Và bản thân nhựa nhiệt rắn không thể tái sinh sau
khi đóng rắn. Chính vì vậy các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã quan tâm,
nghiên cứu và tạo ra một hướng phát triển mới là vật liệu polyme compozit trên cơ sở
nhựa nhiệt dẻo gia cường bằng sợi thực vật. Sợi thực vật có ưu điểm là giá thành hạ, có
khả năng tái tạo và phân hủy trong môi trường, nhẹ, dễ gia công, …

Mội số xu hướng giúp chúng ta nhìn về tương lai của compozit sợi thực vật [1]

1. Cạnh tranh của các nguồn nguyên liệu,


2. Vấn đề lựa chọn nguồn nguyên liệu,
3. Khả năng tái sinh và các vấn đề về môi trường,
4. Độ bền và tính năng,
5. Đánh giá chu trình sống,
6. Các sản phẩm và sản xuất,
7. Bảo hiểm chất lượng.

5
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Tre là loại cây đa dụng rất thân thuộc với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa đến nay luôn gắn liền với lũy tre dày chắn gió bão và
bảo vệ tổ quốc. Tre ở Việt Nam rất dễ kiếm và có giá thành hợp lý một nguồn nguyên
liệu tự nhiên tái tạo và phân hủy sinh học được. Việc mở rộng nghiên cứu ứng dụng loại
sợi tự nhiên này vào lĩnh vực vật liệu polyme compozit với các loại nhựa nền khác nhau
không những đem hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường .
Trên cơ sở đó đã hình thành đồ án :

“ Tổng quan về vật liệu polyme pompozit trên cơ sở nhựa propylene gia cường bằng
sợi tre”.

Nhiệm vụ chủ yếu của đồ án là:


- Tìm hiểu về sợi tre
- Tìm hiểu về nhựa nền PP: nguyên liệu đầu, các phương pháp trung hợp, tính chất,
ứng dụng…
- Phương pháp chế tạo vật liệu polymer compozit trên cơ sở nhựa PP gia cường
bằng sợi tre.

6
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Đặt vấn đề

Vật liệu polyme compozit đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm và được con
người sử dụng rất hiệu quả trong cuộc sống. 5000 năm trước Công Nguyên người cổ đại
đã thêm đá nghiền nhỏ hoặc các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ vào đất sét để giảm độ co,
nứt khi nung gạch hoặc đồ gốm. Sợi tự nhiên đã được dung làm compozit cách đây 3000
năm ở Ai Cập cổ đại. Vật liệu compozit nhân tạo tự nhiên này được làm bằng cách sử
dụng lau, sậy tẩm bitum để chế tạo thuyền đi lại trên sông. Tuy nhiên sự quan tâm nghiên
cứu và sử dụng sợi tự nhiên gia cường cho vật liệu compozit chỉ mới vài thập kỷ qua. Các
chất độn và các phụ gia khác được sử dụng cùng với nhựa nền để tăng tính chất và giảm
giá thành sản phẩm. Trong sự phát triển của ngành vật liệu compozit, compozit sợi tự
nhiên được nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, phát triển không ngừng và đạt nhiều thành
tựu khả quan. Những năm gần đây sợi tự nhiên đã thu hút được sự chú ý rất nhiều các
nhà khoa học trên thế giới, và sự phát triển của vật liệu polyme compozit trên cơ sở sợi tự
nhiên đã trở thành đề tài rất được quan tâm.

1.2. Vật liệu compozit

1.2.1. Định nghĩa

Vật liệu compozit là vật liệu tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu có bản chất khác
nhau, nhằm tạo ra loại vật liệu mới có đặc tính cơ, lý, hóa nổi trội hơn từng vật liệu thành
phần. Một cách tổng quát vật liệu compozit gồm một hoặc nhiều pha gián đoạn (vật liệu
cốt hay vật liệu gia cường) phân bố trong pha liên tục (vật liệu nền hay vật liệu kết dính).

Vật liệu nền đảm bảo cho việc liên kết các vật liệu cốt lại với nhau tạo cho vật liệu gồm
nhiều thành phần có tính nguyên khối. Đồng thời vật liệu nền còn là môi trường truyển
lực cơ học vào vật liệu cốt và đảm bảo cho vật liệu cốt tránh hư hỏng (do tác động cơ
học, hóa học…). Vật liệu nền của compozit có thể là polyme (nhiệt rắn, nhiệt dẻo), các
các kim loại và hợp kim, gốm hoặc cacbon. Ngoài ra còn một số phụ gia khác như chất
tạo màu,…

7
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Việc đưa các chất gia cường vào nền polyme làm cho vật liệu polyme compozit
có nhiều ưu điểm so với vật liệu truyền thống như: độ bền riêng cao, modun đàn hồi riêng
cao, tỷ trọng thấp, tính ổn định trong nhiều môi trường hóa chất, chịu mài mòn tốt, …
Một vai trò khác không kém phần quan trọng là vật liệu cốt đưa vào có thể giúp giảm giá
thành cho sản phẩm. Vật liệu cốt của compozit có thể là hạt, bột hoặc sợi (ngắn hoặc dài )
làm bằng thủy tinh, polyme, gốm, kim loại, cacbon và sợi tự nhiên.

Vật liệu polyme compozit có những đặc điểm chính sau:

 Là vật liệu nhiều pha nhưng trong thực tế phổ biến nhất là vật liệu hai pha. Pha
gián đoạn là cốt được bao bọc bởi pha liên tực là nền polyme. Các pha tương tác
nhau qua bề mặt phân chia pha.
 Đối với vật liệu polyme compozit cốt sợi, vật liệu có tính dị hướng. đây là đặc
điểm nổi bật nhất của vật liệu polyme compozit. Vì vậy với những phương pháp
chế tạo khác nhau có thể nhận được những vật liệu có tính chất cơ lý khác nhau.
 Trong vật liệu polyme compozit thì tỷ lệ, hình dáng, kích thước cũng như sự phân
bố của nền và cốt tuân theo những quy định thiết kế trước. Nói cách khác, với sự
lựa chọn thích hợp chất tăng cường và nhựa nền, tính chất của của vật liệu polyme
compozit có thể tính dự kiến trước.
 Tính chất của vật liệu polyme compozit là sự kết hợp các tính chất của các pha
thành phần. Tuy vậy, tính chất của nó không phải chỉ là đơn thuần là các tính chất
của các pha thành phần, mà nó chỉ lựa chọn và phát huy những tính chất tốt tạo ra
các tính chất đặc trưng mà các pha thành phần không có được.
 Vật liệu polyme compozit cho phép chế tạo các kết cấu, sản phẩm theo những yêu
cầu kỹ thuật mong muốn. Tùy theo những đòi hỏi về độ bền, độ cứng, nhiệt độ
làm việc, điều kiện khai thác sử dụng, mà chúng ta lựa chọn những vật liệu thành
phần, kết cấu, tỷ lê, và công nghệ sản xuất phù hợp.

1.2.2. Phân loại [2]

Có 2 cách phân loại vật liệu compozit : theo hình dạng của vật liệu cốt và theo bản chất
của các vật liệu thành phần.

 Phân loại theo hình dạng của vật liệu cốt:


 Vật liệu compozit cốt sợi: gồm có sợi liên tục và sợi gián đoạn.

8
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

 Vật liệu compozit cốt hạt.


 Phân loại theo bản chất của vật liệu thành phần:
 compozit nền polyme
 compozit nền kim loại
 compozit nền gốm và thủy tinh
 compozit nền cacbon/graphit

1.3. Sợi thực vật

1.3.1. Phân loại sợi thực vật [1]

Sợi thực vật được chia làm 3 loại chính là :

 Sợi vỏ lấy từ thân cây,


 Sợi lá lấy từ thân cây,
 Sợi dính vào hạt,

Danh sách một số loại thực vật, nguồn gốc, sản lượng hàng năm

Bảng 1.1. Các loại sợi thực vật, tên nguồn gốc và sản lượng hàng năm [1]

N Loại sợi Tên thực vật học Nguồn gốc Sản lượng hàng
năm, 103 tấn
1 Bã mía (bagasse) Saccharum officinarum Thân 102.000
L.
2 Chuối (Banana) Musa ulugurensis Narb Lá 200
3 Tre (Bamboo) Gigantochloa Thân 10.000
Scortechinii
Dendrocalamus apus
4 Dừa (Coir) Cocos nucifera L. Quả 650
5 Bông (Cotton) Gossypium spp. Hạt 19.010
6 Lanh (Flax) Linum usitatissimum Thân 830
7 Gai dầu (Hemp) Cannabis sativa L. Thân 214
8 Đay (Jute) Cochorus capsularis Thân 2.850
Cochorus olitorius

9
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

9 Bông gòn (Kapok) Ceiba pentandra Hạt 123


10 Kenaf Hibiscus canabinus Thân 970
11 Gai (Ramie) Bochmeria nivea Gaud Thân 100
12 Dứa dại (sisal) Agave sililana Lá 319

1.3.2. Cấu trúc vi mô của sợi thực vật [1]

Sợi tự nhiên có thể được xem như compozit của vi sợi xenlulozo được gắn kết
với nhau bởi nền lignin và hemi xenlulozo. Thành tế bào của sợi là lớp màng không đồng
nhất. Mỗi sợi có cấu trúc lớp phức tạp gồm 1 lớp sơ cấp mỏng ( là lớp đầu tiên hình thành
trong suốt quá trình phát triển tế bào) bao quang lớp thứ cấp. Lớp thứ cấp được tạo thành
bởi 3 lớp và lớp trung gian dày xác định tinhs tính chất cơ học của sợi. Lớp trung gian
gồm một 1 chuỗi những vi sợi được gọi là góc vi sợi. Giá trị của góc vi sợi thay đổi theo
các sợi khác nhau.

Hình 1. Cấu trúc sợi tự nhiên

1.3.3. Thành phần hóa học của sợi thực vật [1], [5]

Thành phần hóa học của sợi thực vật gồm xenlulo (thành phần chính),
hemixenlulo, lignin, pectin và sáp, ngoài ra còn có một lượng nhỏ tro và khoáng chất.

10
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Xenlulo là chất gia cường cho lignin, hemixenlulo và pectin. Như vật bản thân sợi thực
vật cũng là một vật liệu compozit. Thành phần hóa học của sợi thực vật thay đổi phụ
thuộc vào loại sợi. Tính chất của mỗi loại sợi góp phần tạo nên tính chất chung của sợi

1.3.3.1. Xenlulo [1], [5]

Xenlulo là một polyme tự nhiên cấu tạo từ nhiều mắt xích cơ sở D-anhydro
glucozo được kết hợp với nhau bằng các liên kết β-glucopyrano 1-4 tại vị trí C1 và C4.
Mỗi mắt xích cơ sở của của xenlulozo chứa 3 nhóm hydroxyl. Những nhóm hydroxyl này
có khả năng hình thành liên kết hydro của chúng giữ vai trò chủ yếu trong việc hình
thành tinh thể và chi phối đến tính chất vật lý của xenlulo. Xenlulo là polyme tương đối
cứng, các đại phân tử có độ bất đối xứng cao do cấu trúc mạch vòng của mắt xích, do
nhóm –OH có cực cao và liên kết mạnh giữa các phân tử của chúng, cho nên xenlulozo
hút ẩm và sợi bị phân cực. Xenlulo bền với kiềm mạnh (17,5% khối lượng) nhưng dễ
dàng bị thủy phân bởi axit tạo thành đường tan trong nước. Xenlulo tương đối bền với
các tác nhân oxi hóa.

Hình 2. Cấu trúc hóa học của xenlulo

1.3.3.2. Hemixenlulo [1], [5]

Hemixenlulo không phải một dạng xenlulo. Chúng bao gồm một nhóm các
polysacarit (không kể pectin) ở lại liên kết với xenlulo sau khi lignin đã được loại bỏ.
hemixenlulo khác xenlulo ở 3 điểm. Thứ nhất chúng chứa một vài đơn vị đường ( sugar),
trong lúc đó xenlulo chỉ chứa các đơn vị 1,4-β-D-glucopyrano. Thứ hai chúng thể hiện độ
phân nhánh cao của mạch phân tử, trong lúc đo xenlulo là polyme mạch thẳng thuần túy.
Thứ ba, độ trùng hợp của xenlulo từ mười đến 100 lần cao hơn so với hemixenlulo. Khác
với xenlulo thành phần của hemixenlulo không đồng nhất giữa các loại cây cho sợi. Công
thức hóa học hemixenlulo trình bày ở dưới.

11
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Hình 3. Công thức hóa học của hemixenlulo

1.3.3.3. Lignin [1], [5]

Lignin là hợp chất cao phân tử có đặc tính thơm. Lignin được tạo thành từ các
đơn vị mắt xích phenylpropan, các đơn vị mắt xích này liên kết bằng liên kết ete ( C-C ).
Cấu trúc lignin còn có các nhóm chức khác như CO, CH2OH, OCH3, OH. Lignin là
thành phần vô định hình trong sợi, sự có mặt của nó làm cho tính chất cơ lý của sợi
không cao. Lignin có cấu trúc hóa học là :

12
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Hình 4. Cấu trúc hóa học lignin

1.3.3.4. Pectin [1], [5]

Pectin là tên chủng cho các heteropolysacarit có thành phâng chủ yếu là axit
polygalaturon. Pectin hòa tan trong nước chỉ sau khi trung hòa một phần bằng kiềm hay
hydroxyt amoni.

1.3.3.5. Sáp [1], [5]

Sáp có thể trích ly bằng các dung môi hữu cơ. Những vật liệu sáp này chứa các
rượu khác nhau không hòa tan trong nước cũng như một số axit (palmitic, oleic, stearic).

1.3.4. Đặc điểm của sợi tự nhiên [1]

Khi nghiên cứu và sử dụng sợi tự nhiên cần lưu ý một số điểm quan trọng của sợi
là: độ bền nhiệt, hàm ẩm, phân hủy sinh học và độ phân tán của sợi vào chất nền.

- Độ bền nhiệt của sợi tự nhiên: Sợi tự nhiên là một phần của hỗn hợp phức tạp của
các hợp chất hữu cơ. Quá trình xử lý nhiệt dẫn đến sự thay đổi đa dạng các tính
chất vật lý và hóa học. Độ bền nhiệt của sợi tự nhiên có thể được nghiên cứu bằng
phương phân tích nhiệt.
- Sự phân hủy nhiệt của sợi tự nhiên là một quá trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn
một có nhiệt độ từ 220-280 oC. Giai đoạn hai có nhiệt độ từ 280-300 oC. Quá trình
phân hủy nhiệt ở nhiệt độ thấp là quá trình kết hợp với phân hủy của hemixenlulo,
còn quá trình phân hủy nhiệt độ cao là của lignin. Để tăng độ bền nhiệt của sợi
người ta có thể tạo ra một lớp vỏ bảo vệ sợi hoặc có thể ghép sợi với cac
monomer.
- Hàm ẩm của sợi: Sợi tự nhiên dễ hút nước do đó có chứa ẩm. Hàm ẩm của sợi có
thể thay đổi từ 5-10% . Điều này dẫn đến sự thay đổi kích thước của compozit và
cũng ảnh hưởng đến tính chất cơ học của compozit. Đối với quá trình gia công
compozit trên cơ sở nhựa nhiệt dẻo thì hàm ẩm làm giảm khả năng gia công và
làm cho sản phẩm bị xốp. Xử lý sợi tự nhiên được xử lývới hóa chất hoặc ghép
monome có thể làm giảm hàm ẩm của sợi.
- Phân hủy sinh học và phân hủy quang của sợi tự nhiên: Sợi tự nhiên bị phân hủy
bởi sinh vật, điều này được nhận biết nhờ các polyme hydratcacbon ở trên thành

13
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

của tế bào. Lignozenlulo khi ở ngoài trời sẽ bị phân hủy quang hóa bởi ánh sang tử
ngoại.
- Độ phân tán của sợi vào chất nền: Khi sợi thực vật phân tán vào nền thì do trong
sợi có liên kết hydro nên độ phân tán của sợi vào nền giảm. Bằng phương pháp xử
lý sợi hoặc nhờ những tác động của quá trình gia công có thể giảm bốt khả năng
liên kết giữa các sợi nghĩa là tăng độ phân tán của sợi vào nền.

Bảng 1.2. Thành phần hóa học của một số loại sợi thực vật [1]

N Loại sợi Xenlulo Hemixenlulo Lignin Pectin


1 Abaca 61-64 21 12 0.8
2 Bã mía 32-48 21 19.9-24 10
3 Chuối 60-65 6-19 5-10 3.5
4 Tre 26-43 15-26 21-31 -
5 Dừa 46 0.3 45 4
6 Bông 82-96 2-6 0.5-1 5-7
7 Lanh 60-81 14-19 2-3 0.9
8 Gai dầu 70-92 18-22 3-5 0.9
9 Đay 51-84 12-20 5-13 0.2
10 Kenaf 44-57 21 15-19 2
11 Dứa 80-81 16-19 4.6-12 2-3
12 Dứa dại 43-78 10-13 4-12 0.8-2
13 Gai 68-76 13-15 0.6-1 1.9-2
14 Gỗ 45-50 23-30 27 2-2.5

2. Tổng quan về vật liệu polymer compozit trên cơ sở nhựa


polypropylen gia cường bằng sợi tre
2.1. Tài nguyên tre ở việt nam [1]

2.1.1. Vai trò của tre trong đời sống

14
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Tre là loại cây gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Công dụng của tre rất phong phú, khó có thể liệt kê hết song có thể tóm tắt các nhóm
điển hình sau đây [1]:

1. Đồ gia dụng: bàn, ghế, giường, chõng, tủ, đòn gánh, chiếu nằm,rổ rá,dần sàng,
điếu cày,….
2. Xây dựng: nhà, cửa, cầu ao, “cầu khỉ”, cọc đóng gia cố móng, dàn giáo,,…
3. Dụng cụ nông nghiệp: cán cào, cuốc xẻng,….
4. Đánh bắt cá: cần câu, nơm, hom, giỏ, cây cà kheo của ngư dân,…
5. Thực phẩm: măng tươi, măng chua các loại,…
6. Vũ khí: cung tên, chông,…
7. Đồ mỹ nghệ: các sản phẩm sơn mài cốt nan tre, mành mành,…
8. Dụng cụ âm nhạc sáo trúc, đàn Tơ rưng,…

2.1.2. Trữ lượng và phân bố [1]

Ở Việt nam đã thống kê được 102 loài tre với 19 họ. Có thể tìm thấy các loài
tre khác nhau ở khắp mọi nơi từ miền biển cho đến vùng núi cao 2000 m so với mực
nước biển.

Bên cạnh rừng tre tự nhiên, hàng triệu cây tre do người dân trồng rải rác trong làng
quê cũng là nguồn đóng góp đáng kể.

Theo số liệu công bó vào năm 2000 của Viện điều tra quy hoạch Rừng của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông thôn,diện tích rừng tre nứa được trình bày ở bảng …..

Bảng 2.1. Diện tích rừng và mật độ cây ở các vùng điển hình

Diện tích Mật độ Diện Mật độ


0 0
N Vùng tre nứa triệu cây N Vùng tích tre triệu cây
(1000 ha) /1000ha nứa /1000 ha
(1000
ha)
1 Tây Bắc 45.3 4.24 10 Lào Cai 31.3 3.00
2 Đông Bắc 11 Tuyên Quang
152.1 4.30 33.1 7.90

15
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

3 Bắc Trung 12 Yên Bái


Bộ 199.5 7.41 16.1 3.00
4 Duyên Hải 13 Phú Thọ
Trung Bộ 26.9 2.92 8.8 4.82
5 Tây 14 Quảng Ninh
Nguyên 321.2 4.08 14.4 0.56
6 Lai Châu 9.9 3.00 15 Lạng Sơn 7.9 2.20
7 Sơn La 16 Bắc Kạn-
28.2 3.39 Thái Nguyên 14.9 3.75
8 Hòa Bình 7.2 9.33 17 Thanh Hóa 85.6 1.66
9 Hà Giang 24.8 5.00 18 Nghệ An 104.7 31.4

Bảng 2.2. Diện tích rừng tre của các vùng (ha)

Diện tích rừng Diện tích rừng


Vùng Tổng diện tích Diện tích rừng thuần tre hỗn tre-gỗ
Toàn quốc 32,894,398 10,915,594 789,221 702,871
Đông Bắc 6,746,293 2,368,982 176,449 132,445
Tây Bắc 3,572,365 963,441 57,218 49,989
Châu thổ sông
Hồng 1,266,254 83,638 80 0
Bắc Trung Bộ 5,130,454 2,135,649 172,999 99,110
Bờ biển miền
Trung 3,301,624 1,139,291 27,519 2,517
Cao nguyên
miền Trung 4,464,472 2,373,116 210,343 138,633
Đông Nam Bộ 4,447,622 1,581,000 144,613 279,877
Châu thổ sông
Mêkông 3,965,314 270,477 0 0

2.1.3. Thành phần hóa học của sợi tre [1]

16
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Tre có thành phần hóa học giống như các loài gỗ khác và cũng có đặc điểm
riêng của loài tre. Thành phần hóa học phụ thuộc vào điều kiện sinh, hóa, thổ nhưỡng.
Dưới đây là bảng thành phần và hàm lượng trong sợi tre. Bảng 2.3. Thành phần hóa
học của sợi tre.

Bảng 2.3. Thành phần hóa học sợi tre

N0 Thành phần Hàm lượng (%)


1 Xenlulo 46-48
2 Ligin 20-22
3 Pentozan 16-17
4 Phần tan trong nước nóng 8-10
5 Phần tan trong nước lạnh 6-8
6 Độ tro 2-3

2.2. Phương pháp chế tạo mẫu

2.2.1. phương pháp chế tạo mat tre [1] [3]

Cây tre được cưa thành từng đoạn 25-30 cm, sau đó chẻ thành các thanh tre rồi
được cán dập rồi đem đi xử lý bằng dung dịch kiềm (1,5 N) ở 70 oC trong vòng 10h.
Các sợi tre được tách ra bằng cào thép có đường kính trung bình khoảng 200 µm. Các
tấm mat có khối lượng riêng 220-250 g/m2 được tạo thành bằng cách để lắng sợi tre
ngẫu nhiên trong nước.

2.2.2. Xử lý mat tre

Mat tre có độ tương hợp rất kém với chất nền trong thành phần của sợi chiếm
rất nhiều nhóm OH do đó khả năng hút ẩm của sợi rất cao. Vì vậy trước khi sử dụng
phải xử lý sợi. Xử lý mat tre bằng các phương pháp sau.

1. Xử lý bằng kiềm rồi ép hay cán [1] [3]: Các mat tre được ngâm trong dung
dịch NaOH 0.1 N ở nhiệt độ thường với thời gian xử lý khác nhau. Thông
thường người ta tiến hành trong 72 giờ và ở 35 0C. Sau khi xử lý tách bớt
lignin, loại bỏ các thành phần sáp, axit béo có trong sợi. Khi đó xuất hiện các
rãnh làm cho sợi sần sùi hơn tăng khả năng tương hợp.

17
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

2. Cán dập và cắt nhỏ [1]: Sợi tre ngắn (mat tre) được nhận bằng cách cán dập
các thanh tre trên máy cán hai trục rồi cắt nhỏ bằng máy cắt chuyên dụng (thí
dụ: máy Retsch, Đức). Sau đó xử lý sợi tre ngắn bằng dung dịch NaOH 0.1N
trong 72 giờ. Rửa bằng nước trung tính rồi sấy khô đến độ ẩm quy định.
3. Đung nóng trong dung dịch kiềm và cào tách [1]: đầu tiên cho các thanh tre
vào thiết bị chứa dung dịch NaOH 1N và đun nóng ở 70 oC trong 10 giờ. Rửa
các thanh tre bằng nước đến trung tính rồi cào tách bằng dụng cụ cầm tay (bàn
chải cắm đinh nhọn) hay bằng máy công nghiệp. Đường kính trung bình của
sợi tre nhận được vào khoảng 150 µm.
4. Xử lý với các hợp chất silan [1]: ngâm trong dung dịch silan 1% cùng với
chất xúc tác peroxitdicumin sau đó được sấy khô ở 60 đến 80 oC trong 24

(a) (b)

Hình 5. Ảnh SEM của bề mặt sợi tre nguyên sinh (a) và bề mặt sợi tre sau khi xử lý
kiềm và axetyl hóa (b)

2.3. Tổng quan về nhựa polypropylen (PP)

2.3.1. Giới thiệu chung

Polypropylen (PP) là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo ra bằng cách trùng hợp
các phân tử propylene ( các đơn vị monome) thành mạch polyme dài. Polypropylen
được sản xuất bằng phương pháp hóa học được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các

18
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

ngành. Vào đầu thế kỷ 21, Polypropylen là loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng được sản
xuất hàng chục triệu tấn/năm trên thế giới không thua kém gì PVC. Polypropylen có
những tính chất nhiệt, cơ, lý tuyệt vời khi sử dụng ở nhiệt độ phòng. Nó tương đối
cứng có điểm nóng chảy cao, khối lượng riêng thấp và khả năng chống va đập tương
đối tốt.

Polypropylen được trùng hợp lần đầu tiên vào 11/3/1954 bởi Giulio Natta, công thức
phân tử là: (C3H6)n

PP có cấu trúc tương tự như polyethylene. Có rất nhiều điểm giống nhau giữa sản xuất
PP và PE (polyetylen) khi sử dụng xúc tác Ziegler. Trong cả hai trường hợp các
monomer được sản xuất bằng cách cracking các sản phẩm dầu mỏ như khí tự nhiên và
dầu nhẹ. Khi kết thúc quá trình trùng hợp thu được các sản phẩm Polyme isotactic,
Polyme atactic, Polyme syndiotactic.

Izotactic

Izotactic polypropylene có các nhóm - CH3 cùng nằm về một phía mặt phẳng trong
cấu hình đồng phân quang học, dạng tinh thể. Có tính chất là không tan được trong
heptan sôi và có nhiệt độ điểm chảy khoảng 165oC.

19
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Syndiotactic

Syndiotactic polypropylene có các nhóm – CH3 sắp xếp luân phiên trật tự cả hai nữa
mặt phẳng.

Atactic

Atactic polypropylen có các nhóm - CH3 sắp xếp ngẫu nhiên không theo một quy luật
nào, vô định hình và kết dính tốt.

2.3.2. Tính chất nhựa polypropylen

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về tính chất với PE, song sự có mặt của
nhóm metyl luân phiên ở cacbon mạch chính của PP cũng làm thay đổi một số tính
chất của polyme. Thí dụ nhóm metyl tham gia vào đối xứng phân tử nên làm tăng
nhiệt độ nóng chảy. Trong trường hợp của PP isotactic có cấu trúc điều hòa, nhiệt độ
nóng chảy cao hơn 50 oC so với PE. Nhóm metyl bên cạnh cũng ảnh hưởng đến bản
chất hóa học của PP. Cacbon bậc ba là vị trí dễ bị oxi hóa nên PP ít bền oxi hóa hơn
so với PE. Xử lý nhiệt hay xử lý năng lượng cao làm cắt mạch PP nhiều hơn là khâu
mạch.

PP thương mại thường chứa khoảng 90 – 95% isotactic, còn lại là syndiotactic và
atactic.

Sự khác nhau giữa tính chất giữa đồng phân lập thể của PP là rất rõ rệt do độ kết
bó phân tử gây nên. Chỉ có sắp xếp isotactic cho phép các phân tử kết bó chặt chẽ
trong cấu trúc tinh thể. Trong sắp xếp syndiotactic và atactic, nhóm metyl bên cạnh là
khá lớn nên không cho phép các phân tử kết bó chặt chẽ trong vùng tinh thể. Trong
sắp xếp syndiotactic và atactic, nhóm metyl bên cạnh là khá lớn nên không cho phép

20
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

các phân tử kết bó chặt chẽ trong vùng tinh thể. Do vậy, PP isotactic cứng và chắc
hơn so với PP syndiotactic và PP atactic có bản chất tựa cao su. Chỉ có PP isotactic có
độ kết tinh cao mới có giá trị thương mại quan trọng.

Tính chất vật lý của PP, ở dạng vô định hình PP có khối lượng riêng khoảng 0.855
g/cm3, còn ở dạng tinh thể là 0.946 g/cm3. Nó có nhiệt độ nóng chảy khoảng 165 oC,
nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg) khoảng -15 oC được xác định bằng DSC ( Differential
Scanning Calorimetry).

Polypropylen có cấu trúc không gian đều đặn, là sản phẩm cứng, không độc, không
mùi, đặc biệt là trong suốt và bóng.

Ở 155 oC, polypropylen còn ở thể rắn, nhưng gần đến nhiệt độ nóng chảy nó chuyển
sang trạng thái mềm cao như cao su.

Tính chất hóa học của PP, PP không bị nứt gẫy do tác động của môi trường,bền
trong môi trường axit và bazo, ngoại trừ axit sunfuric và cromic đậm đặc. Ở nhiệt độ
thường, polypropylen không tan trong các dung môi hữu cơ. Ngay cả khi tiếp xúc lâu,
mà chỉ trươnng ở trong các hydrocacbon thơm và clo hóa. Nhưng ở nhiệt độ lớn hơn
80 oC thì PP bắt đầu tan trong hai loại hóa chất trên. Độ bền với dung môi tăng theo
độ kết tinh của polyme. Khi tiếp xúc với dung môi có cực, polypropylen không bị
thay đổi và không giòn. Tất cả các dạng polypropylen đều không hút nước.

Các polyme kể cả PP có thể bị lão hóa dưới bức xạ tia UV khi tiếp xúc với ánh
sáng mặt trời. Đối với vật dụng dùng bên ngoài có tiếp xúc với ánh sang mặt trời cần
sử dụng thêm các chất hấp thụ tia UV. Muội than thường được them vào để bảo vệ
khỏi tác động của tia UV. PP có thể bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, đây là vấn đề gặp phải
trong suốt quá trình gia công polyme. Các chất chống oxy hóa thường được thêm vào
nhựa để chống hiện tượng thoái hóa.

2.3.3. Tổng hợp nhựa polypropylen

Nguyên liệu để sản xuất polypropylen (PP) là propylen. Propylen là chất khí
ngưng tụ thành lỏng ở -47.7 oC và lạnh đông ở -185.5 oC. Ở nhiệt độ sôi, tỷ trọng của
nó là 0.610 g/m3.

21
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Polypropylen được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp xúc tác Ziegler- Natta.
Nguyên liệu dùng để trùng hợp là hỗn hợp propan-propylene, hệ xúc tác Chlorus Tian
và Triethyl Nhôm. Phương pháp này rất kinh tế ở chỗ không cần phải tách propan ra
khỏi propylene vì đó là quá trình rất phức tạp.

Các thông số kỹ thuật của polypropylene được tóm tắt bảng sau []

Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật của polypropylene

Các đặc tính Giá trị


Khối lượng riêng 900 kg/m3
Mô đun đàn hồi kéo 1.1-1.4 GPa
Ứng suất phá hủy kéo (độ bền kéo) 20-30 MPa
Biến dạng phá hủy kéo 300 %
Độ bền nén 40-55 MPa
Độ bền va đập (Izod) 0.0025-0.1 J/mm
Nhiệt độ uốn dưới tải trọng (HDT) (1.8 MPA) 50-60 0C
Hệ số giãn nở nhiệt 110 x 10-6 0C
Độ dẫn nhiệt 0.2 W/m/0C
Khả năng hút nước (24 giờ, 200C) 0.03 %
Chất lượng đúc Tốt
Khả năng gia công cơ khí Tốt
Tính quang học Trong suốt đến mờ đục
Tốc độ cháy Chậm
Khả năng chống lại chất hóa học Tốt

2.3.4. Ưu nhược điểm của nhựa PP

22
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

 Ưu điểm
- Khả năng gia công tốt
- Có thể tiếp xúc với thực phẩm
- Độ cứng cao
- Độ bền va đập tốt
- Có thể sử dụng tất cả các kỹ thuật gia công nhựa nhiệt dẻo
- Hệ số ma sát thấp
- Cách điện tốt
- Khả năng chịu mài mòn cao
- Làm việc tốt đến nhiệt độ 125 oC
- Chống lại tác dụng chất hóa học
 Nhược điểm
- Bị lão hóa bởi tia cực tím (UV)
- Bị tác động bởi dung môi chứa cholor và các hợp chất thơm
- Khả năng kết dính không cao
- Ở nhiệt độ thấp độ bền va đập của PP là khá thấp

2.3.5. Sử dụng PP cho vật liệu compozit

2.3.5.1. Vai trò của chất trợ tương hợp MA [1]

Độ bám dính giữa nền chất dẻo và sợi tự nhiên có cực có tác dụng quyết định
đến tính chất của compozit. Một số loại chất trợ tương hợp có nhóm chức đã được sử
dụng để cải thiện sự phân bố và liên kết giữa sợi thực vật và các polyolefin.

Cho đến nay chất trợ tương hợp được sử dụng nhiều nhất là MAPP (polypropylene ghép
anhydrite maleic) được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất và đã được ứng dụng trong công
nghiệp.

Maleic anhydrite (MA) có dạng tinh thể không màu hay màu trắng tan trong nước, rượu
và một số dung môi hữu cơ.

23
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Cấu trúc hóa học MA

- Phân tử lượng: 98.06 (g/mol)


- Nhiệt độ sôi: 202 oC
- Nhiệt độ nóng chảy: 60 oC
- Tỷ trọng: 1.314 (g/cm3)

Maleic anhydrite (MA) có mặt trong MAPP không những cung cấp những tương tác có
cực mà còn tạo liên kết đồng hóa trị với nhóm –OH có trong sợi thực vật.

Những tương tác giữa nhựa nhiệt dẻo không cực như PP và chất trợ tương hợp như
MAPP là chiếm ưu thế trong mạng phân tử. Ứng suất tác dụng lên một mạch phân tử cần
phải được chuyển đến các mạch khác trong mạng và do đó ứng suất được phân bố trên
nhiều mạch phân tử. Vai trò của mạng phân tử cũng có thể được xem như khâu mạch vật
lý làm cải thiện một số tính chất cơ học ở dưới và trên nhiệt độ hóa thủy tinh, nhưng lại
không có hiệu quả ở khoảng cao hơn.

Hình 6. Sơ đồ phản ứng của MAPP với bề mặt sợi thực vật tạo thành liên kết đồng hóa
trị và liên kết hydro

Hai yếu tố chính cần thiết phải xem khi lựa chọn chất trợ tương hợp. Đầu tiên, chất trợ
tương hợp có nhóm chức phải hiện diện gần bề mặt sợi và tương tác mạnh với bề mặt sợi
thông qua liên kết hóa trị hay liên kết hydro. Điều đó có nghĩa là các nhóm chức cần phải

24
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

có mặt trong chất trợ tương hợp làm sao để các tương tác có thể xảy ra với nhóm –OH
trên bề mặt sợi. Thứ hai, các mạch polymer và chất trợ tương hợp phải đủ dài để cuộn với
nhau trên bề mặt phân chia pha.

2.3.5.2. Ép nóng màng PP đã có chất trợ tương hợp với mat tre [6]

Trước khi sử dụng để tạo compozit, sợi tre được sấy ở 800C trong 72 giờ đến khi
khối lượng không đổi để loại bỏ nước trong sợi. Tương tự, nhựa PP và MA được sấy
800C trong vòng 8 – 10 giờ để loại bỏ nước.

Tương ứng với mỗi mấu compozit, từng thành phần được cân riêng với khối lượng tính
toàn từ tỉ lệ phối trộn. Sau đó hỗn hợp được trộn sơ bộ bằng tay trước khi đưa vào máy
trộn. Cần phải chú ý tránh hiện tượng sợi tập trung lại tạo thành búi sợi trong sản phẩm.

Hộn hợp sợi tre, nhựa PP và MA sau khi trộn sơ bộ được cho vào buồng của máy trộn kín
2 trục vít để tiến hành trộn nóng chảy. Các thông số thiết lập cho máy trộn là:
-
Nhiệt độ buồng trộn: 165 0C
-
Tốc độ trục: 60 vòng/phút
-
Thời gian trộn: 10 phút

Sản phẩm cuối của quá trình trộ nlà hỗn hợp nóng chả gồm PP, sợi tre và MA được ép
nóng trong khuôn để tạo tấm compozit dạng phẳng. Hỗn hợp sau khi lấy ra khỏi buồng
trộn được đặt vào khuôn thép kẹp bởi 2 tấm nhựa PET và 2 tấm kim loại mỏng trước khi
đưa vào ép nóng.

25
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Hình 7. Cách đặt mẫu vào khuôn ép

Hỗn hợp được ép nóng trong máy ép ở nhiệt độ 1900C, áp lực 1000 psi trong 5
phút. Sau đó tiếp tục duy trì lực ép và giải nhiệt 7 phút bằng nước nóng trong hệ thống
làm nguội của máy ép. Sau khi giải nhiệt trên máy ép, lấy mẫu ra và đặt vào 2 tấm gạch
men phẳng có tải nặng đặt bên trên để tiếp tục làm nguội bằng không khí trong khoảng 5
phút rồi lấy mẫu ra. Tháo bỏ tấm PET phủ trên bề mặt mẫu, lấy mẫu ra khỏi khuôn. Nhiệt
độ của mẫu sau khi làm nguội phải dưới 700C để tránh hiện tượng sản phẩm bị cong
vênh. Vệ sinh khuôn, ép mẫu tiếp theo.

Nếu ta tiến hành thử cơ tính của mẫu sau khi ép không nên cắt mẫu ngay sau khi ép mà
phải giữ nhiệt độ phòng trong ít nhất 24 giờ để sản phảm được ổn định.

2.3.5.3. Tạo hạt nhựa PP đã có chất trợ tương hợp với sợi tre ngắn

Trước khi cho hỗn hợp gồm PP, sợi tre và MA vào trong máy đùn trục vít để tạo
hạt, ta phải trộn sơ bộ bằng tay trước khi cho vào phễu, để phối trộn đều các thành phần.

 Nguyên tắc vận hành


- Khởi động máy:
+ Bật công tắc của hệ thống điểu chỉnh nhiệt độ thanh điện trở trên trục vít.
+ Mở van của ống nước vào ra máng giải nhiệt.
+ Khởi động mô tơ của hệ thống dao cắt
+ Khởi động động cơ quay trục vít
- Hỗn hợp sau khi trộn sơ bộ bằng tay được cho vào phễu nhập liệu, nhựa được sấy
bằng hệ thống sấy: gồm cóquạt hút không khí từ bên ngoài vào qua thanh điện trở
tạo ra dòng khí nóng di chuyển ngược chiều với dòng nhựa. Động cơ điện hoạt
động làm quay trục vít của máy tạo hạt thông qua vành đai và bộ hộp số. Trục vít
quay liên tục xung quanh trục của nó kéo hỗn hợp hạt nhựa từ trên xuống, bên
ngoài trục vít có gắn các vành đai điện trở để cấp nhiệt nung chảy nhựa tại đây có
sự hòa trộn các thành phần nhựa PP, sợi tre và MA với nhau,tạo ra thành phần
đồng nhất tại mọi vị trí. Sự quay quanh trục của trục vít đồng thời có tác dụng đẩy
dòng nhựa đã được nung nóng chảy ra ngoài. Phía đầu của trục vít có gắn tấm kim
loại đục lỗ đường kính khoảng 3 mm, dòng nhựa chảy qua tấm kim loại đục lỗ
được làm mát bằng không khí rồi cho qua máng tưới giải nhiệt sau đó đưa tới hệ

26
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

thống dao cắt để tạo ra hạt có kích thước mong muốn. Hạt nhưa sau khi tạo thành
với kích thước mong muốn đem đi sấy khô, bảo quản.

2.3.5.4. Ép đùn hạt PP – sợi tre ngắn

Trong phương pháp này nhựa polyme dưới dạng bột hoặc hỗn hợp nhựa polyme
và vật liệu gia cường có chiều dài ngắn được cấp vào khoảng trống chứa hỗn hợp vật liệu
của máy đùn ép. Trục vít được sử dụng để đẩy hỗn hợp vật liệu về phía trước của trống,
nén hỗn hợp vật liệu đồng thời đẩy không khí chứa trong vật liệu ra ngoài. Trong quá
trình hòa trộn ma sát làm tăng nhiệt độ của hỗn hợp, năng lượng này làm vật liệu chuyển
sang trạng thái lỏng trước khi chuyển tới buồng phun ép. Do quá trình nén cắt trong trục
vít, chiều dài của sợi gia cường giảm. Dưới lực ép trục vít vật liệu được đùn ép vào
khuôn, hệ thống van một chiều được dùng để ngăn vật liệu bị nén ngược trở lại trống
chứa. Khi vật liệu đã được nén vào trong khuôn, trục vít giữ nguyên vị trí để duy trì áp
suất trong khuôn. Khi vật liệu đã đông kết trong khuôn, trục vít di chuyển theo chiều
ngược lại để chuẩn bị cho chu trình ép đùn sản phẩm tiếp theo.

2.3.5.5. Ép phun hạt PP – sợi tre ngắn [4]

Để chế tạo vật liệu compozit PP-sợi luồng dùng cho công nghệ ép phun đã sử
dụng sợi ngắn dạng cotton thu được theo quy trình tách cơ học do Trung tâm NCVL
Polyme,Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển. Sợi ngắn có đường kính trung bình
17-20 µm, độ dài trung bình 166 µm, được xử lý bằng dung dịch kiềm (NaOH) 0,1N
trong 72 giờ ở nhiệt độ phòng rồi rửa sạch và sấy khô. Sợi được trộn với nhựa PPMA với
các tỷ lệ khác nhau rồi tạo hạt, sau đó ép phun để tạo mẫu thử nghiệm. Kết quả khảo sát
tính chất cơ học của vật liệu được trình bày trong các bảng sau.

Bảng 2.5. Độ bền kéo của compozit sợi tre ngắn – PPMMA
Hàm lượng sợi 0 20 25 30 35 40 45 50 55
(% trọng
lượng)
Độ bền kéo 35 35.4 34.8 34.8 38.3 34.3 36.1 39.5 33.2
(MPa)
Môđun kéo 0.7 1.28 1.61 1.28 2.05 2.27 0.73 0.82 1
(GPA)

27
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

Bảng 2.6. Độ bền uốn compozit sợi tre ngắn – PPMMA


Hàm lượng sợi 0 20 25 30 35 40 45 50 55
%
Độ bền uốn, 44 56.6 58.6 60.5 66.9 63.9 57 67 59.9
MPA
Môđun uốn, 1.8 3.15 3.67 4.11 5.87 5.38 5.53 6.4 5.47
MPA

Bảng 2.7. Độ bền va đập IZOD của compozit sợi tre ngắn – PPMMA

Hàm lượng 0 20 25 30 35 40 45 50 55
sợi,%
Độ bền va 3.7 8.2 7.2 6.1 6.5 6.8 5.3 5.2 3.6
đập,KJ/m2

Có thể thấy từ số liệu các bảng trên là ảnh hưởng của hàm lượng sợi đến các tính chất
được khảo sát rất khác nhau. Độ bền uốn tăng dần khi hàm lượng sợi tăng và đạt giá trị
cao nhất (67 MPa) ở hàm lượng sợi 50%. Trái lại, độ bền va đập đạt giá trị cao nhất ở
hàm lượng sợi 20% (tăng 2,2, lần so với nhựa ban đầu) sau đó giảm dần. Ở hàm lượng
sợi 55% độ bền va đập của mẫu có độn và không độn là tương đương nhau. Đối với độ
bền kéo, tác động gia cường không rõ rệt lắm, và tại hàm lượng sợi 50% (độ bền kéo đạt
giá trị cao nhất) cũng chỉ tăng khoảng 10%. Tổng hợp các số liệu trên, có thể nhận xét
rằng đối với compozit PPMA-sợi luồng ngắn, hàm lượng sợi trong khoảng 45-50% sẽ
cho vật liệu các tính chất cơ học tối ưu.

28
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đồ án chuyên ngành về “ tổng quan về vật liệu polyme
compozit trên cơ sở nhựa propylene gia cường bằng sợi tre” đã giúp em hiểu biết nhiều
hơn về compozit, nhất là compozit phân hủy sinh học có vai trò vô cùng lớn trong tương
lai với sự thách thức là ô nhiễm môi trường. Đồ án này giúp em tìm hiểu về các nguyên
liệu đầu, phương pháp tổng hợp, cách xử lý sợi tự nhiên, hiểu biết về chất trợ tương hợp.
Đặc biệt là các phương pháp gia công chế tạo compozit nhựa nhiệt dẻo này.

29
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55
Tổng quan về vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa polypropylene gia cương bằng sợi tre

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Vĩnh Diệu, Bùi Chương. Nghiên cứu và ứng dụng sợi thực vật – nguồn nguyên
liệu có khả năng tái tạo để bảo vệ môi trường.

[2] Hoàng Thị Phương. Đồ án nghiên cứu vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa
epoxy gia cường bằng sợi sisal.

[3] Phan Thị Minh Ngọc, Trần Vĩnh Diệu, Nguyễn Thúy Hằng. Nghiên cứu chế tạo vật
liệu polypropylene compozit lai tạo mat tre với mat thủy tinh. Tạp chí Hóa học, T.45,
Tr.85 – 91, 2007.

[4] Bùi Chương. Nghiên cứu và phát triển vật liệu compozit từ sợi tự nhiên.

[5] Hồ Sĩ Tráng. Cơ sở hóa học gỗ và xenlulô tập 1 và 2. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, 2004.

[6] Nguyễn Hữu Tân. Composite nhựa nền polypropylen gia cường bằng sợi xơ dừa.
Trường đại học Cần Thơ.

30
Trần Viết Tiệp – lớp polyme – K55

You might also like